Kết quả cho thấy trường đạt được nhiều tiêu chuẩn do liên BộY tế -Giáo
dục Đào tạo ban hành từ địa điểm xây dựng, tổng diện tích trường, diện tích cây
xanh, xử lý rác, việc cung cấp nước sạch và nước uống cho học sinh đến diện
tích và thể tích phòng học, cũng như cách bố trí bàn ghế trong lớp. Tuy nhiên,
một số điểm cần lưu ý như số lượng hố xí(2/ 714HS, hốtiểu còn ít (4/ 714 HS),
một sốbảng còn bịbóng lóa, đặc biệt là bàn ghế cao so với tầm vóc của học
sinh, độ chiếu sáng không đồng đều (30-2350 Lux), chiếu sáng nhân tạo còn hạn
chế có thể ảnh hưởng đến thị lực của học sinh.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường trường học và một số bệnh liên quan đến học đường của học sinh trường tiểu học số 1 Thủy Biều, Thành Phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC
VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ
Phan Thị Bích Ngọc, Hồ Văn Hiệp
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh.
Vệ sinh trường học là cốt lõi của y tế học đường, là biện pháp chiến lược hàng
đầu của phòng bệnh ở trường học.
Vệ sinh trường học bao gồm vệ sinh trong xây dựng trường, các công
trình vệ sinh của trường, vệ sinh của lớp học và các phương tiện học tập.
Nghiên cứu vệ sinh trường học ở trường tiểu học số 1 Thủy Biều nhằm
tìm hiểu thực trạng vệ sinh của một trường ngoại ô thành phố Huế đồng thời phát
hiện một số bệnh học đường có thể có trong các em học sinh. Kết quả nghiên cứu
84
là một số liệu thực tế góp phần phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
của tỉnh nhà.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá vệ sinh trường học tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều
- Phát hiện một số bệnh liên quan với vệ sinh trường học.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: trường tiểu học số 1 Thủy Biều và toàn thể học sinh của
trường.
2. Phương pháp nghiên cứu: điều tra ngang được tiến hành tại trường tiểu
học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế vào khoảng từ 01/4/2000 đến
15/4/2000.
Đối với trường: quan sát và đo lường các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh
trường và lớp như diện tích trường, diện tích cây xanh, vấn đề phân, rác, hệ thống
nước sạch, nước thải diện tích, thể tích lớp học, chiều cao bàn ghế, độ chiếu sáng
trong lớp học. Đo tất cả 10 phòng học của trường.
- Độ chiếu sáng trong lớp học được đo bằng Luxmetre và đo ở nhiều vị trí
khác nhau. Từ 150 - 700 lux là độ sáng thích hợp cho việc học tập.
85
- Xét nghiệm trứng giun trong đất theo phương pháp phong phú Willis.
Toàn bộ khu đất trong sân trường được chia làm nhiều khu vực, mỗi khu vực lấy
5 mẫu đất theo cách lấy thẳng góc. Tổng cộng có 30 mẫu đất được xét nghiệm.
Đối với học sinh: chọn ngẫu nhiên 5 lớp trong số 20 lớp từ 5 khối học sinh
của trường, khám toàn bộ số học sinh của 5 lớp đó, tổng cộng có 199 học sinh
được khám trên tổng số 714 học sinh toàn trường.
Kiểm tra thị lực từng mắt bằng bảng thị lực vòng hở Landolt. Bảng được
treo cách xa 5m cao khoảng 1 - 1,2m ở nơi sáng không chói lóa. Nếu học sinh
đọc được dòng 10/10 thì xếp vào nhóm A (mắt tốt), nếu trả lời đúng từ dòng 6/10
đến 9/10 thì xếp vào nhóm B (mắt kém), nếu chỉ trả lời từ 5/10 trở xuống thì xếp
vào nhóm C (mắt quá kém).
Phát hiện cong vẹo cột sống: bằng cách cho học sinh cởi trần, đứng ngay
ngắn rồi quan sát cột sống. Trường hợp nghi ngờ, chúng tôi yêu cầu các em cúi
gập 900 , đầu gối thẳng, 2 chân cách nhau độ 20cm, bàn chân song song với nhau,
2 tay buông xuôi và song song với cẳng chân khi cúi, rồi quan sát 2 khối cơ lưng
ở 2 bên cột sống. Nếu bình thường thì hai khối cơ lưng bằng nhau. Nếu nhìn
không rõ thì khám bằng cách dùng ngón tay trỏ lần theo các gai cột sống xem nó
thẳng hay lệch bên nào. Được gọi là vẹo độ 1 khi đứng thẳng có xoáy vặn cột
sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường.
Nói chung chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vẹo độ 2 khi đứng thẳng nhìn
sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo của cột sống, thấy được u lồi
sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của cơ
thể. Vẹo độ 3 khi nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong và xoáy văn ảnh
hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu. Điều này có tác
86
hại lớn đối với học sinh nữ về sau này. Đây là trường hợp bệnh lý và bệnh nhân
cần được điều trị tại cơ sở chỉnh hình.
Đo chiều cao học sinh: chiều cao được đo ở tư thế thẳng đứng, chụm chân,
hai gót, mông, vai và chẩm ở trong mặt phẳng thẳng đứng, mắt nhìn thẳng ra phía
trước, hai tay duỗi thẳng, hướng lòng bàn tay vào trong đùi. Đo khoảng cách từ
đất tới đỉnh đầu bằng thước gỗ có kẻ sẵn từng centimét hoặc kẻ ngay lên tường.
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thông dụng.
87
III. KẾT QUẢ
1. Kết quả về môi trường trường học:
Bảng 1: Kích thước và các công trình vệ sinh của trường
Các số đo Trường Thủy Biều Tiêu chuẩn
Khoảng cách TB trường-
nhà HS
800-1000m 1000m
Diện tích trường/HS 8,4 m2 6 - 10m2
Diện tích sân chơi/HS 1,24 m2 ( 25%) 40 - 50%
Diện tích cây xanh > 30% 20 - 40%
Hố xí
2 hố xí/ 714 HS 1hố xí/ 100 -
200HS
Hố tiểu 4 hố tiểu/ 714 HS 1 hố tiểu/ 50 HS
Nước rửa 5 vòi/ 714HS 1vòi/ 200HS
88
Nước uống
0,3lít/HS mùa hè
0,1lít/HS mùa đông
0,3lít/HS mùa hè
0,1lít/HS mùa đông
Trứng giun trong đất trường 0 0
2. Kết quả về vệ sinh lớp học:
Bảng 2: Các số đo vệ sinh của lớp học và các phương tiện học tập
Các số đo Trường Thủy biều Tiêu chuẩn
Diện tích phòng học/ HS 1,30m2 0,20 1,10m2 - 1,25m2
Thể tích phòng học/ HS 4,50 m3 0,57 4 - 5m3
Độ chiếu sáng
Tối thiểu: 30lux
Tối đa: 2300lux
100 - 300 lux
Chiếu sáng nhân tạo (đèn néon) 3 bóng dài 1,2m 6 - 8 bóng dài 1,2m
Khoảng cách từ bàn đầu tới 3m 1,7m - 2,0 m
89
bảng
Khoảng cách từ bàn cuối tới
bảng
7,5m 8m
Chiều cao bàn 75cm 46 - 55cm
Chiều cao ghế 40cm 27 - 33cm
Hiệu số bàn - ghế 35cm 19 - 22cm
Kích thước bảng 3m x 1,2m (1,8-2m) x (1,2-1,5m)
Chiều cao chữ trên bảng 2,5cm 4cm
90
2. Kết quả về chiều cao học sinh và bệnh liên quan đến học đường:
Bảng 3: Kết quả về chiều cao học sinh và bệnh liên quan đến học đường theo
từng khối lớp
Thị lực HS Cột sống
Khối
lớp
Chiều cao HS
BT Kém BT Dáng nghiêng
I 104,79 2,54
33/35
(94,29%)
2/35
(5,71%)
35/35
(100%)
0/35
(0%)
II 110,00 2,61
33/35
(94,29%)
2/35
(5,71%)
34/35
(97,14%)
1/35
(2,86%)
III 115,88 1,87
38/42
(90,48%)
4/42
(9,52%)
40/42
(95,24%)
2/42
(4,76%)
91
IV 119,12 2,38
38/41
(92,68%)
3/41
(7,32%)
39/41
(95,12%)
2/41
(4,88%)
V 125,50 1,83
41/46
(89,13%)
5/46
(10,87%)
41/46
(89,13%)
5/46
(10,87%)
Chung
183/199
(91,96%)
16/199
(8,04%)
189/199
(94,97%)
10/199
(5,03%)
IV. BÀN LUẬN
Trường được xây dựng ở trung tâm của xã nên thuận lợi cho việc đi lại của
học sinh. Trường ở xa trục lộ giao thông chính, xa chợ, xa nhà máy nên không
gây tiếng ồn hoặc độc hại cho các em. Tuy nhiên, mặt bằng của trường thấp hơn
mặt đường nên thường bị ngập nước vào mùa mưa.
Diện tích trường rộng, đủ điều kiện cho việc xây dựng bãi tập và sân chơi
cho học sinh. Cây xanh chiếm trên 30% diện tích sân trường, gồm những cây
cao, cho bóng mát về mùa hè cũng như tạo vẽ mỹ quan cho nhà trường.
92
Hố xí (2 hố xí/714 HS), hố tiểu (4 hố tiểu/714HS) còn ít so với số lượng
học sinh, hơn nữa ý thức giữ gìn vệ sinh của học sinh chưa cao nên thường có
mùi hôi.
Mỗi phòng học đều có sọt rác, học sinh làm vệ sinh phòng học hàng ngày.
Rác được thu gom vào hố rác phía sau trường và có xe thu gom rác.
Trường không có hệ thống cống rãnh để thoát nước, hơn nữa trường lại
thấp hơn mặt đường nên thường bị ứ nước, nhất là mùa mưa, làm hạn chế sân
chơi cũng như sự đi lại của học sinh.
Trường đã trang bị 5 vòi nước máy, số lượng nước sạch đủ cung cấp cho
học sinh theo yêu cầu của vệ sinh trường học.
Việc cung cấp nước uống cho học sinh đạt yêu cầu cả về số lượng lẫn chất
lượng. Bằng hệ thống lọc nước máy liên tục, trường đã trang bị 2 phòng học 1
bình lọc dung tích 4 lít, 10 ca nhựa có giá đựng.
Các mẫu đất được lấy theo đúng nguyên tắc để dò tìm trứng giun nhưng
hầu hết các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đây là điều đáng mừng vì môi
trường đất xung quanh trường khá sạch sẽ, phụ huynh có thể yên tâm khi con
cháu họ chơi đùa chạy nhảy trong trường.
Diện tích phòng học và thể tích bình quân cho một học sinh của trường
Thủy Biều tương đối rộng, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế - Việt
Nam. Điều này giúp các em tránh mệt mỏi, chóng buồn ngủ, ngáp vặt, hạn chế
93
tiếp thu bài vở trong những tiết học cuối do lượng khí CO2 thải ra. Chúng ta biết
rằng với nhịp thở trung bình 16 lần/phút thì trong 1 giờ học sinh thở ra 20 lít CO2
. Để đảm bảo nồng độ CO2 không vượt quá 1/00 thì thể tích bình quân cho một
học sinh là 4,28- 5,0m3. (Thủy Biều: > 4,5m3 )
Độ rọi ánh sáng trong phòng học không đồng đều, có nơi do ánh nắng mặt
trời chiếu trực tiếp nên độ ánh sáng rất cao: 2350 Lux, ngược lại một số bàn ở
phía hành lang, vì bị che khuất bởi hệ thống cửa sổ hư hỏng nên độ rọi ánh sáng
quá thấp: 30 Lux. Các số đo này được thực hiện vào mùa hè do đó cần tăng
cường chiếu sáng nhân tạo cho những nơi có độ rọi ánh sáng thấp.
Theo quy định mỗi phòng học cần nên có 6 - 8 bóng đèn huỳnh quang 1,2m
ánh sáng trắng mỗi bóng 40W. Nhưng hiện tại phòng chỉ có 3 bóng đèn nên chưa
đạt yêu cầu.
Cách bố trí bàn ghế trong phòng học và kích cỡ bàn ghế: bàn ghế được xếp
đặt gọn gàng ngăn nắp, tiện lợi cho việc đi lại của học sinh. Khoảng cách từ bàn
đầu và bàn cuối đến bảng phù hợp với tiêu chuẩn qui định. Tuy nhiên, cỡ bàn ghế
chưa phù hợp với tầm vóc học sinh. Bàn thấp ghế cao ảnh hưởng gù, bàn cao ghế
thấp gây vẹo. Thực tế bàn ghế tại trường cấp 1 Thủy Biều đóng cùng một kích cỡ
cho 5 khối lớp học sinh và hiệu số bàn ghế là 35 quá cao so với tiêu chuẩn qui
định cho học sinh cấp I là 19 - 22. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cong vẹo
cột sống do ngồi học nhiều giờ tại chỗ.
Kích thước, độ bóng, vị trí của bảng đều ảnh hưởng đến sự nhìn rõ chữ của
học sinh. Nếu bảng nhỏ, bị bóng lóa hoặc treo quá cao so với tầm nhìn của học
sinh thì có thể làm cho các em mau mỏi mắt, có khi bị lác mắt. Qua khảo sát thực
94
tế trường có 4 bảng bằng carton đạt yêu cầu, còn 5 bảng làm bằng xi măng có độ
bóng lóa cao, mặt bảng không phẳng, nhiều chỗ tróc sơn nên hạn chế việc nhìn rõ
chữ của học sinh.
Thị lực của học sinh: Đa số học sinh có thị lực tốt 10/10 (91,96%). Có 16
em có thị lực 9/10 và 8/10. Cần cho các em này đến chuyên khoa mắt để kiểm tra
xem có bị cận thị thật hay không và để trang bị kính cho phù hợp. Thị lực kém có
thể do các em ngồi học ở chỗ thiếu ánh sáng, do cửa sổ nhỏ hoặc bị cây cối che
lấp, hệ thống ánh sáng nhân tạo không đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng. Ngoài ra,
có thể do bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, cũng có thể do giấy vở
không trắng, chữ viết quá nhỏ, hoặc do trẻ thiếu vitamin A. Điều này cần được
nghiên cứu sâu hơn.
Khám cột sống không phát hiện em nào bị cong vẹo cột sống bệnh lý, tuy
nhiên có 10/199 em có hiện tượng nghiêng người quan sát được lúc đi. Đây là
một thói quen xấu nên sửa chữa để tránh ảnh hưởng đến hình dạng của cột sống
sau này.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường học tập và sức khỏe học sinh
của trường cấp 1 Thủy Biều, chúng tôi có mấy nhận xét sau đây:
1. Về tình hình vệ sinh trường học: trường đạt được nhiều tiêu chuẩn do
liên Bộ Y tế - Giáo dục Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
95
Địa điểm xây dựng, tổng diện tích trường, diện tích cây xanh.
Việc thu gom và xử lý rác.
Việc cung cấp nước sạch và nước uống cho học sinh.
Diện tích, thể tích phòng học, màu của tường phòng học.
Cách bố trí bàn ghế trong lớp học.
Tuy nhiên một số điểm cần được bổ sung,
- Độ chiếu sáng trong phòng học không đồng đều, chiếu sáng nhân tạo còn
hạn chế
- Một số bảng bị bóng lóa, chiều cao của chữ bảng còn thấp
- Bàn hơi cao so với tầm vóc của học sinh kể cả học sinh khối năm.
- Số lượng hố xí và hố tiểu còn ít. Hệ thống cống chưa đủ.
2. Về các bệnh liên quan với vệ sinh trường học: không phát hiện trường
hợp bệnh lý liên quan đến trường học, cụ thể:
Tỷ lệ học sinh có thị lực tốt cao (91,96%)
96
Chưa phát hiện một trường hợp cong vẹo cột sống nào trên lâm sàng, chỉ
thấy tư thế nghiêng của học sinh (5,03%).
Đề nghị:
- Để phòng chống cận thị cần giải quyết chiếu sáng tốt ở trường học cũng
như ở gia đình.
- Chữ viết trên bảng nên lớn hơn
- Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh và quan trọng là giáo dục uốn
nắn tư thế ngồi học đúng cho học sinh.
- Khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 - 30cm.
- Tăng cường chất lượng giấy của sách vở.
- Chế độ học tập khoa học: cứ sau 1 giờ phải nghỉ giải lao 5 - 10 phút cho
đỡ mệt mỏi.
- Thực hiện dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục.
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Bộ Y tế. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành. Quy
định về vệ sinh trường học, số 1221/2000/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4
năm 2000.
3. Liên tịch Y tế - Giáo dục và Đào tạo. Thông tư liên tịch hướng dẫn
thực hiện công tác y tế trường học, số 03/2000/TTLT - BYT -
BGDĐT, ngày 01 tháng 3 năm 2000.
4. Nguyễn Kỳ Anh. Vệ sinh trường học. Tài liệu lưu hành nội bộ.
5. Vụ Y tế dự phòng. Bộ Y tế. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe học sinh.
Nhà xuất bản Y học Hà nội (1998) 55 - 63, 113 -130.
6. Sở Y tế Hà Nội. Sổ tay Y tế học đường. Nhà xuất bản Y học (1999) 42
- 53.
7. UNICEF. Vụ Giáo dục và rèn luyện thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục sức khỏe và thể chất trong trường học (1992).
8. Hoàng Tích Mịnh, Lê Vĩ Hùng, Đào Ngọc Phong. Vệ sinh xã hội. Nhà
xuất bản Y học Hà Nội (1978).
9. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ Đại học Y Hà Nội. Vệ sinh môi
trường dịch tễ, tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội (1997).
98
10. Tôn thất Kỳ. Nhận xét tình hình sức khỏe và bệnh tật các em học sinh
tỉnh Thừa Thiên - Huế (1992).
11. Y tế học đường. Tài liệu dành cho cán bộ y tế chuyên trách.
TÓM TẮT
Nghiên cứu ngang được tiến hành tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều,
thành phố Huế vào thời gian từ 1/4/2000 đến 15/4/2000 nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tình hình vệ sinh môi trường học tập của trường.
2. Phát hiện các bệnh liên quan đến vệ sinh học đường có thể xảy ra cho
các em học sinh của trường.
99
Kết quả cho thấy trường đạt được nhiều tiêu chuẩn do liên Bộ Y tế - Giáo
dục Đào tạo ban hành từ địa điểm xây dựng, tổng diện tích trường, diện tích cây
xanh, xử lý rác, việc cung cấp nước sạch và nước uống cho học sinh đến diện
tích và thể tích phòng học, cũng như cách bố trí bàn ghế trong lớp. Tuy nhiên,
một số điểm cần lưu ý như số lượng hố xí (2/ 714HS, hố tiểu còn ít (4/ 714 HS),
một số bảng còn bị bóng lóa, đặc biệt là bàn ghế cao so với tầm vóc của học
sinh, độ chiếu sáng không đồng đều (30-2350 Lux), chiếu sáng nhân tạo còn hạn
chế có thể ảnh hưởng đến thị lực của học sinh.
Tỷ lệ học sinh có thị lực kém khoảng 8,04 % nhưng chưa thể kết luận là cận
thị hay không. Cần thăm khám chuyên khoa mắt. Không phát hiện một học sinh
nào bị cong vẹo cột sống, có 10/199 em có dáng đi nghiêng.
A STUDY ON THE SCHOOL ENVIRONMENTAL HYGIENE AND ITS
RELATED DISEASES IN THE PUPILS OF THE PRIMARY SCHOOL
N01
IN THUY BIEU COMMUNE OF HUE CITY
Phan Thi Bich Ngoc, Ho Van Hiep
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
100
A cross - sectional study was carried out in Thuy Bieu Primary School N01
from the 1st- the 15th of April 2000 with the objective to evaluate the relation
between environmental hygiene and the disease it caused in the pupils. The
results obtained showed that the school did meet the requirements set by both the
Ministry of Health and Ministry of Education and Training concerning location,
total surface area, degree of greenness, garbage treatment, safe water supply,
size of classroom, as well classroom furniture arrangement. However the number
of toilets was still not as sufficient, the desk did not go along with the pupils’
height, the distribution of light was not good, and the artificial light provided not
sufficient, which caused impact upon the vision of the pupils.
The percentage of the pupils with poor vision was 8.04%, who couldn’t be
said to be shortsighted or not. No pupils were identified to have scoliosis.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_bai11_0129.pdf