Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2020

- Giải pháp nhân lực, kỹ thuật. Trước mắt Hội Nhà báo Thanh Hóa sẽ kiện toàn lại đội ngũ cán bộ chuyên trách tại Văn phòng Hội, triển khai chủ trương, phân công trách nhiệm kiêm nhiệm cụ thể cho ủy viên Ban Chấp hành để vận hành công việc đảm bảo thông suốt. Hội Nhà báo đề nghị trước mắt được hợp đồng thêm 3 lao động phục vụ công tác phóng viên, vận động tài trợ, chế bản tạp chí và vận hành trang thông tin điện tử. Cấp kinh phí để bổ sung 1 máy tính cấu hình cao phục vụ chế bản tạp chí, 1 máy tính phục vụ quản trị Trang thông tin điện tử. - Đối với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tăng cường định hướng về tư tưởng, nhiệm vụ, công tác tuyên truyền đối với Hội Nhà báo Thanh Hóa; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi đề Hội Nhà báo Thanh Hóa thực hiện đề án hiệu quả, nhằm tạo sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay. - Đối với Sở Thông tin và Truyền thông Thực hiện quản lý Nhà nước, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa theo quy định của pháp luật và của tỉnh. Thường xuyên phối hợp tạo điều kiện để Hội Nhà baó Thanh Hóa triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Đối với Sở Tài chính Hằng năm thẩm định kinh phí do Hội Nhà báo Thanh Hóa lập và đề nghị có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tại Đề án đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra; hướng dẫn kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Với những kết quả nghiên cứu của đề án, Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa nói riêng và của báo chí cả nước nói chung còn nhiều vấn đề mới cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, các Cô để em được bổ sung đầy đủ kiến thức cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn./.

doc45 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam phối hợp tổ chức, các cuộc thi có tính giáo dục chính trị - tư tưởng, đại đoàn kết toàn dân và những cuộc thi chuyên đề do các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và trong tỉnh phát động; tham gia cùng các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí tuyển chọn các tác phẩm báo chí có chất lượng cao để tôn vinh, khen thưởng theo chủ đề và những yêu cầu có tính thời sự ở từng thời điểm; tổ chức Hội báo xuân, gặp mặt, giao lưu người làm báo trên địa bàn; đăng cai tổ chức Hội thảo cũng như tham gia các hội thảo báo chí chuyên đề quốc gia và hội thảo do Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh khu vực Bắc Miền Trung tổ chức; tham gia hoạt động phản biện xã hội; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao trong hội viên, giữa hội viên với cán bộ của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; tổ chức hoạt động cho Câu lạc bộ Nhà báo nữ; xuất bản ấn phẩm “Người làm báo” phục vụ công tác lý luận và thực tiễn báo chí, góp phần cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức, tạo diễn đàn trao đổi nghiệp vụ cho người làm báo và những người quan tâm đến nghề báo... 2.2.3.2 Về bồi dưỡng tư tưởng - chính trị, tập huấn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên, người làm báo; tổ chức và tham gia các hội thảo Do chỉ được cấp 50.000.000 đồng/năm nên mỗi năm Hội Nhà báo Thanh Hóa mới mở được 1 lớp nâng cao nghiệp vụ báo chí với những chủ đề chưa rõ nét và từ 1 đến 2 lần lồng ghép triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, hội viên với số lượng học viên tham gia chưa nhiều. Hội Nhà báo Thanh Hóa cũng chưa hỗ trợ được kinh phí cho hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Về việc tổ chức hội thảo, trong 5 năm gần đây Hội Nhà báo Thanh Hóa mới chỉ đăng cai tổ chức được ba hội thảo khu vực Bắc Trung Bộ với chủ đề: “Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo”; phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hội nhà báo địa phương”, yếu tố thành công trong công tác hội”, “Giải pháp đưa luật báo chí vào cuộc sống.” Hàng năm cử cán hộ, hội viên tham gia các hội thảo về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp và các hội thảo chuyên đề có tính thời sự như xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền về bầu cử, về đại hội Đảng, về biển, đảo... do Hội Nhà báo Việt Nam, Cụm thi đua Hội nhà báo khu vực Bắc Trung Bộ tổ chức. 2.2.3.3. Về xuất bản ấn phẩm "Người làm báo" Ấn phẩm "Người làm báo" tiền thân là "Diễn đàn Công luận" được Hội Nhà báo Thanh Hóa xuất bản không cố định từ năm 1996 tạo được sự chú ý và cộng tác của nhiều bạn đọc, sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp. Do mỗi năm chỉ được ngân sách cấp 90.000.000 đồng (gồm tiền in xấp xỉ 50.000.000 đồng, tiền nhuận bút, thù lao biên tập, cước phí bưu điện hơn 40.000.0000 đồng), nên chỉ xuất bản được 2 số, khổ 20,5 X 29,5cm, từ 48 đến 52 trang với số lượng từ 500 đến 1.000 cuốn theo giấy phép xuất bản nhất thời. Đối tượng phát hành mới chỉ dừng lại là lãnh đạo cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, hội viên và trao đổi với Hội nhà báo các tỉnh, thành phố trong nước. 2.2.3.4. Việc tổ chức Hội báo xuân hàng năm Theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, hàng năm Hội Nhà báo Thanh Hóa phối hợp tổ chức Hội báo xuân tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, và 5 năm một lần tham gia Hội báo xuân toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây Hội Nhà báo Thanh Hóa được cấp 150.000.000 đồng để tổ chức Hội báo xuân trong tỉnh và cấp thêm 100.000.000 đồng vào những năm tham gia Hội báo xuân toàn quốc. Hội báo xuân thường niên được tổ chức tại thành phố Thanh Hóa với sự tham gia của các cơ quan báo chí, xuất bản trong tỉnh, doanh nghiệp liên quan đến báo chí trên diện tích khoảng 1.000 m2 với việc in các bìa báo tiêu biểu, bìa báo đẹp tấm lớn; tổ chức các gian trưng bầy, triển lãm sách, báo; gian trưng bầy phụ trợ thể hiện kết quả của các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và đơn vị liên quan đến báo chí; khu vực giao lưu với bạn đọc; khu vực triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hội báo xuân không chỉ là nét đẹp văn hóa trong những ngày tết đến, xuân về với nhiều ấn phẩm báo chí đặc sắc, hoạt động văn hóa - văn nghệ sôi nổi, còn là ngày hội của báo giới trong tỉnh, điểm đến để đọc báo, thưởng lãm, giao lưu giữa bạn đọc và cơ quan báo chí, người làm báo. Hội báo xuân hàng năm đều nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến dự, phát biểu và cắt băng khai mạc hội báo xuân. Đến nay, Hội Nhà báo Thanh Hóa đã tổ chức thành công 21 Hội báo xuân trong tỉnh, 4 lần tham gia Hội báo xuân toàn quốc và giành giải cao. Tiêu biểu, Hội báo xuân toàn quốc năm Canh Dần 2010 và năm Ất Mùi 2015 gian trưng bày của Hội Nhà báo Thanh Hoá đã đoạt giải A. Sau khi kết thúc Hội báo xuân số ấn phẩm triển lãm đã được Hội Nhà báo Thanh Hóa trao tặng cho cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang. 2.2.3.5. Việc tổ chức chấm chọn, trao giải Báo chí Trần Mai Ninh Giải báo chí Trần Mai Ninh được Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 1996 theo Quyết định số 101/1996/QĐ- UBND ngày 12/3/1996 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2012, thực hiện Quyết định số 4225/2011/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định chế độ khen thưởng đối với tác giả, nhóm tác giả đoạt Giải báo chí Trần Mai Ninh và Giải văn học - nghệ thuật Lê Thánh Tông, giá trị giải thưởng đã được tăng bình quân gấp 2 lần với mức: Giải A thưởng 6 triệu đồng, giải B thưởng 4 triệu đồng, giải C thưởng 2 triệu đồng và giải khuyến khích 1 triệu đồng, trong đó các giải chính thức được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Đối tượng tham dự giải không chỉ bó hẹp trong số người làm báo ở các cơ quan báo chí trong tỉnh, mà còn mở rộng đến người làm báo ở các cơ quan báo chí Trung ương làm việc trên địa bàn Thanh Hóa, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh có tác phẩm tốt viết về quê hương Thanh Hóa. Chỉ trong 5 năm gần đây Hội Nhà báo Thanh Hóa đã tổ chức trao giải cho 155 tác phẩm. Nguồn kinh phí trao thưởng lấy từ Quỹ thi đua - khen thưởng của tỉnh, Hội Nhà báo Thanh Hóa chỉ được cấp 40.000.0000 đồng/năm từ ngân sách để chi trả thù lao cho ban giám khảo, hội đồng thẩm định, tổ chức lễ trao giải và giao lưu các thế hệ người làm báo trên địa bàn. Mức thù lao chấm, thẩm định tác phẩm báo chí Trần Mai Ninh đang áp dụng mức từ 1.000.000 đến 1.200.000 đồng/người/15 ngày làm việc, thấp hơn rất nhiều mức thù lao chấm giải ở các cuộc thi báo chí trong nước và các cuộc thi trí tuệ uy tín khác trong tỉnh. Ngoài ra, Hội Nhà báo Thanh Hóa cũng định hướng và kêu gọi người làm báo trên địa bàn tham gia các giải báo chí chuyên ngành ở Trung ương, và nhiều hội viên nhà báo đã đoạt các giải thưởng chuyên ngành như: Giải báo chí Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, Vì trẻ em, các cuộc thi ảnh khu vực. Hội Nhà báo Thanh Hóa cũng là thành viên của Ban tổ chức xét chọn các tác phẩm báo chí, văn học - nghệ thuật sáng tác và quảng bá về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hàng năm. 2.2.3.6. Về hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao Từ năm 2010 đến nay Hội Nhà báo Thanh Hóa được Hội Nhà báo Việt Nam cấp 605 triệu đồng, đã triển khai đề tài, ký hợp đồng thực hiện tác phẩm báo chí chất lượng cao với hội viên và nghiệm thu được 214 tác phẩm tạo cơ hội để nhiều đề tài hay được phát hiện và đến với công chúng báo chí. - Hội Nhà báo Thanh Hóa cũng đã phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí, các cơ quan bảo vệ pháp luật, cấp ủy, chính quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Hội cũng lên tiếng đấu tranh, đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam và cơ quan chức năng xem xét tư cách của những hội viên, nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Tổ chức một số giải văn nghệ - thể thao cho hội viên các chi hội tham gia; ký kết quy chế phối hợp với một số đơn vị trong tỉnh để tạo thêm sân chơi cho hội viên. Hội cũng tổ chức một số cuộc giao lưu với các ngành, địa phương, doanh nghiệp để hội viên có thêm cơ hội thực tế tập thể phục vụ cho sáng tạo tác phẩm báo chí. 2.2.3.7. Giải pháp về nâng cao chất lượng lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà Báo Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020” - Do việc mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật cho hội viên chưa nhiều, chưa thường xuyên, chưa có chiều sâu, chưa thật sự bám sát yêu cầu cuộc sống nên chưa góp phần nhiều vào việc nâng cao kỹ năng tác nghiệp, kỷ luật phát ngôn của người làm báo, dẫn đến một số người làm báo chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đề liên quan đến báo chí. Một số nhà báo còn tùy tiện ứng xử chưa đúng với cơ sở, với bạn đọc. Nhiều tác phẩm báo chí chưa có chiều sâu, không đúng thể loại ảnh hưởng ít nhiều đến tôn chỉ, mục đích, chất lượng tuyên truyền của cơ quan báo chí. - Việc xuất bản ấn phẩm "Người làm báo" chưa có tính định kỳ, số lượng ít, đã tạo ra sự thiếu cạnh tranh thông tin, hạn chế trong việc định hướng tư tưởng, chưa tạo ra diễn đàn trao đổi nghiệp vụ sôi nổi cho người làm báo cũng như chưa phản ánh kịp thời kiến nghị từ cơ sở và công chúng báo chí. Bên cạnh đó, việc chưa có trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa như các hội nhà báo các tỉnh, thành trong nước dẫn đến việc báo giới Thanh Hóa chưa kết nối kịp thời được với báo giới cả nước, những cơ quan quản lý báo chí và tương tác với bạn đọc... - Hạn chế về quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức Hội báo xuân so với nhiều tỉnh, thành cho thấy sự thiếu tương xứng với vị trí, tầm vóc của một tỉnh lớn, có nhiều cơ quan báo chí, người làm báo và đông đảo công chúng báo chí cũng như yêu cầu của việc xây dựng đời sống văn hóa ở Thanh Hóa hiện nay. - Trong việc chấm chọn Giải báo chí Trần Mai Ninh do mức kinh phí không đủ chi phí dẫn đến chưa khuyến khích, thu hút từ cơ sở được tất cả những tác phẩm có chất lượng tốt tham gia; chưa chọn ra được những tác phẩm xứng đáng, phù hợp nhất để trao giải ở các thể loại báo chí. Việc chọn tác phẩm tham dự Giải báo chí quốc gia mới chỉ dứng lại ở việc chọn những tác phẩm có giải cao ở địa phương gửi tham dự mà chưa có sự hướng dẫn, đầu tư cho tác phẩm để mang tầm quốc gia trước khi dự giải nên thành tích chưa cao. Đến nay Thanh Hóa mới chỉ có 2 giải C, 1 giải khuyến khích Giải báo chí quốc gia là kết quả không tương xứng với một tỉnh có đội ngũ người làm báo đông đảo, có nhiều đề tài hay để nhà báo khai thác. 2.2.3.8. Tham khảo hoạt động của Hội Nhà báo một số tỉnh, thành trong cả nước. Tại Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo báo cáo của Ban Công tác hội Hội Nhà báo Việt Nam và tham luận của nhiều hội nhà báo tỉnh, thành phố đã nêu lên những cách làm hay như: Hội Nhà báo Tiền Giang đã cùng ban thư ký các chi hội, lãnh đạo các cơ quan báo chí tổ chức thông tin thời sự định kỳ, tọa đàm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, về hoạt động báo chí cho nhà báo và hội viên. Các chi hội cũng tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho phóng viên, hội viên, trong đó có các lớp nâng cao chất lượng ảnh thời sự báo chí, nâng cao chất lượng các thể tài báo chí. Hội Nhà báo Tiền Giang còn phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như: “Nâng cao chất lượng thể tài phóng sự và bình luận”; “Nâng cao chất lượng tác phẩm viết về xây dựng Đảng”; “Thiết kế và trình bày báo”; “Kỹ năng làm báo điện tử”; “Ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình” Hội cũng hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo từng chi hội phối hợp với lãnh đạo chuyên môn tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày dành cho phóng viên, cộng tác viên ở đơn vị cơ sở. Ngoài việc tổ chức "Giải Báo chí Tiền Giang - Nguyễn Văn Nguyễn" thường niên Hội còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Giải "Bông lúa vàng" đến nay đã được 20 lần. Để đảm bảo các hoạt động trên Hội Nhà báo Tiền Giang đã được tỉnh cấp kinh phí từ ngân sách gần 2 tỷ đồng/năm. Hội Nhà báo Hưng Yên mỗi năm tổ chức 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tập trung vào những chuyên đề như: “Nâng cao chất lượng các chuyên mục trên báo in”, "Kỹ năng truyền hình trong thời đại công nghệ số", “Nghiệp vụ săn tin”, “Kỹ năng điều tra báo chí” Hàng năm còn tạo điều kiện cho hội viên đi trao đổi, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các tỉnh bạn từ 1 đến 2 lần; tổ chức đi thực tế tập thể đến những mô hình mới, mô hình tốt. Mặc dù chỉ có gần 200 hội viên nhưng Hội Nhà báo Hưng Yên được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên trên 2 tỷ đồng/năm. Hội Nhà báo Cà Mau mỗi năm mở khoảng 10 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên đề từ 3 đến 7 ngày với số kinh phí hơn 300.000.000 đồng. Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp cho cán bộ, hội viên với số lượng 4 lớp/năm. Ngoài ra còn phối hợp với các cơ quan báo chí mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu. Trong 5 năm qua Hội Nhà báo Bắc Giang còn hỗ trợ kinh phí cho hơn 30 hội viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở các tỉnh, thành. Từ năm 2013 đến nay Hội Nhà báo Kon Tum đã tổ chức cho 4 đoàn cán bộ, hội viên đi thực tế tại các khu di tích lịch sử trong nước, từ đó góp phần vào việc giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế đối với hội viên. Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh thành lập tòa soạn Tạp chí “Nghề báo” có Tổng biên tập, tài khoản, con dấu riêng. Các hội nhà báo trong Cụm thi đua khu vực Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh xuất bản Tạp chí “Người làm báo” định kỳ 1 số/tháng với số lượng trên 2.000 cuốn/kỳ với việc giới thiệu, quảng bá nhiều đơn vị, doanh nghiệp, chủ trương, cách làm của các cấp ủy, chính quyền. Tạp chí "Người làm báo" của các hội nhà báo trong nước gần như đã có giấy phép xuất bản báo chí do Cục báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp. 2.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN - Hội Nhà báo Thanh Hóa chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan quản lý báo chí và đơn vị liên quan thực hiện đề án đảm bảo hiệu quả cao nhất. - Ban tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng về tư tưởng, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với Hội Nhà báo Thanh Hóa . - Sở Thông tin và truyền thông thực hiện quản lý nhà nước, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa theo quy định cảu pháp luật và của tỉnh. - Sở tài chính căn cứ nhiệm vụ cụ thể dự toán kinh phí hàng năm cấp cho các hoạt động đặc thù theo hướng đổi mới, nâng cáo chất lượn hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa đảm bảo sự hoạt động ổn định. Thời gian thực hiện đề án trong 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020. 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án. 2.3.1.1 Những thuận lợi. Hội Nhà báo Thanh Hóa nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh đó Hội Nhà báo còn nhận được sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện triển khai nhiệm vụ chuyên môn. Tập thể lãnh đạo từ Thường vụ, Ban chấp hành,Văn phòng hội đến Ban Thư ký các chi hội Nhà báo cơ sở có sự đồng thuận, thống nhất cao, tinh thần trách nhiệm và luôn đi đầu trong mọi hoạt động, tạo dựng được lòng tin và sự ủng hộ của tập thể cán bộ nhân viên văn phòng hội, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan báo chí và người làm báo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hội Nhà báo có trụ sở và các điều kiện làm việc, được cấp phương tiện và kinh phí hoạt động thường xuyên, từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu thông tin trong giai đoạn hiện nay. 2.3.1.2. Một số khó khăn; Đề án ''Đổi mới , nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2020'' có phạm vị rộng, số lượng hội viên, nhà báo đông, các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có gần 100 người. Nắm bắt diễn biến tư tưởng của hội viên, người làm báo trên địa bàn liên quan đến việc người làm báo gây khó khăn cho cơ sở và có những phát ngôn chưa đúng mực với Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Vấn đề kỷ luật phát ngôn trong tác nghiệp của một số hội viên, người làm báo thuộc các cơ quan báo chí Trung ương, bộ ngành, đoàn thể đứng chân trên địa bàn Thanh Hóa có lúc là vấn đề '' nóng'' tạo nên những bức xúc cho cơ sở. Do kinh phí khó khăn nên một số hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ chưa được đa dạng hóa. Việc tập hợp hội viên tham gia các phong trào của hội có lúc, có nơi còn hạn chế. Hoạt động vận động tài trợ đế nâng cao chất lượng công tác hội chưa nhiều. 2.3.2. Kinh phí thực hiện đề án Tổng kinh phí thực hiện đề án (2016-2020): 6.047.250.000 đ Bằng chữ: (Sáu tỷ không trăm bốn mươi bảy triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng chẵn) 2.3.2.1. Dự toán kinh phí thực hiện đề án năm 2016. I. Kinh phí dự án. Đơn vị tính: triệu đồng STT NỘI DUNG CƠ SỞ TÍNH THÀNH TIỀN GHI CHÚ I Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp 04 lớp 158.000 Chi tiết 01 lớp 39.500 1 In ấn tài liệu phục vụ cho học viên tham gia lớp học 1 lớp 3.000 2 Thuê hội trường tổ chức lớp học 5 ngày x 2.000.000 đ/ngày 10.000 3 Thù lao giảng viên giảng dạy tại lớp học 5 ngày x 500.000đ/ng x 2 gv 5.000 4 Tiền nước uống phục vụ học viên tham gia lớp học 50 hội viên x 30.000đ x 5 ngày 7.500 5 Tiền in giấy chứng nhận lớp học 2.500 6 Chi thuê phòng ngủ cho giảng viên 500.000đ x 2 phòng x 4 đêm 4.000 7 Chi thuê máy chiếu tăng âm, loa đài... 500.000đ x 5 ngày 2.500 8 Chi phí khác và nộp phí cho Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí Việt Nam 5.000 II Kinh phí in ấn tạp chí 210.000 1 In ấn, vận chuyển Tạp chí “Người làm báo” 1.000số x 35.000đ/số x 6 số/năm 210.000 III Kinh phí Hội báo xuân 275.000 1 Chi khoán thiết kế, thi công nội - ngoại thất trưng bầy Hội báo xuân Hàng năm đã thực hiện và được kiểm soát chi của KBNN, quyết tóan hàng năm của đơn vị 120.000 2 Mua báo, tạp chí, các ấn phẩm trên cả nước để trưng bày tại hội báo xuân hàng năm Trên 300 loại báo, tạp chí, ấn phẩm (số lượng mỗi loại 2tờ) 12.000 3 Chi họp liên ngành bàn kế hoạch hội báo xuân 30 người x 200.000đ/người 6.000 4 Chi họp BCH mở rộng phân công công việc 15 người x 200.000đ/người 3.000 5 Chi họp tổng duyệt hội báo xuân 15 người x 200.000đ/người 3.000 6 Chi tổng kết rút kinh nghiệm hội báo xuân hàng năm 30 người x 200.000đ/người 6.000 7 Chi thù lao, trách nhiệm trực hội báo xuân (15 ngày) Đã chi thực tế hàng năm 20.000 8 Kinh phí chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc Đã chi thực tế hàng năm 5.000 9 Mua ảnh (gồm cả khung ảnh) nghệ thuật, ảnh giới thiệu điểm đến, ảnh về sự đổi mới của tỉnh; mua sách, văn hóa phẩm tiêu biểu 15.000 10 Chi chế độ đại biểu tham gia khai mạc, bế mạc 100.000 người x 100.000đ/người x 2 đêm 20.000 11 Tổng kết, khen thưởng các đơn vị tham gia hội báo xuân In cờ lưu niệm, chi thưởng các đơn vị tham gia (10 đơn vị x 1.000.000đ/đơn vị) 10.000 12 Tổ chức hội báo xuân tại một cụm trung tâm văn hóa huyện Chi phí toàn bộ báo chí, ma két, vận chuyển và phối hợp với địa phương... 55.000 IV Kinh phí phục vụ chấm và trao Giải báo chí Trần Mai Ninh thường niên 167.500 1 Chi cho 6 chi hội nhà báo thực hiện hướng dẫn đề tài, đôn đốc thực hiện và sơ tuyển tác phẩm tham dự giải 6 chi hội x 10.000.000đ/chi hội 60.000 2 Chi Ban sơ khảo 15 người x 100.000 x 15 ngày 22.500 3 Chi Hội đồng thầm định 10 người x 100.000đ x 7 ngày 7.000 4 Chi mua khung, in chứng nhận trao giải 5.000 5 Đặt làm cúp pha lê trao giải Đã chi thực tế hàng năm 18.000 6 Mua hoa trao giải Đã chi thực tế hàng năm 5.000 7 Hội trường, ma két, trang trí, chương trình văn nghệ chào mừng phục vụ lễ trao giải và kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam Đã chi thực tế hàng năm 10.000 8 Chi đại biểu, hội viên dự lễ trao giải và kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 350 người x 100.000đ/người 35.000 9 Chi khác 5.000 V Kinh phí thiết lập, vận hành trang thông tin điện tử 220.000 1 Kinh phí thiết lập Kinh nghiệm nhiều đơn vị đã thực hiện 100.000 2 Kinh phí vận hành (Thuê máy chủ, đường truyền, quản trị) 10.000.000đ/tháng x 9 tháng 90.000 Tổng cộng 1.030.500 II. Kinh phí trang cấp thiết bị làm việc 1. Máy tính cấu hình cao phục vụ chế bản: 20.000.000 2. Kinh phí mua máy ảnh chuyên dụng: 30.000.000 Tổng cộng mục I + II = 1.080.500.000 đồng Tổng số tiền bằng chữ: (Một tỷ, không trăm tám mươi triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn) 2.3.2.2. Đề xuất quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 với chủ đề: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại". Đây là bước ngoặt mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh. Trong sự vận động đi lên đó, báo chí và cơ quan định hướng, tập hợp báo giới có vị trí, vai trò hết sức quan trọng với nhiệm vụ cổ vũ, tuyên truyền, vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng. Báo chí hơn lúc nào hết càng phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam và Đại hội lần thứ V Hội Nhà báo Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã xác định phải tiếp tục và không ngừng đổi mới công tác hội; hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp hội nhà báo, trong đó tập trung vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị, tác phong nghề nghiệp, đạo đức người làm báo cách mạng Việt Nam; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp của người làm báo để đối trọng lại xu hướng "lá cải hóa" báo chí, những vấn đề lệch lạc trong công tác tư tưởng cũng như đảm bảo khả năng "miễn dịch" trước sự xâm lấn của mạng xã hội và các loại hình giải trí không phù hợp với văn hóa Á Đông đang tác động đến thị hiếu người dân trong nước. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; yêu cầu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2015): "Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó vừa là niềm vinh dự lớn, vừa đặt ra những yêu cầu và trách nhiệm nặng nề đối với những người làm báo". Hay phát biểu của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu tại Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam: "Không vượt lên được những thách thức, không tiếp tục đổi mới và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu, lạc điệu không chỉ với báo chí khu vực và thế giới mà ngay với cuộc sống sôi động trong nước". Từ thực tiễn yêu cầu đó đòi hỏi các cấp hội nhà báo, cơ quan báo chí, trong đó có Hội Nhà báo Thanh Hóa - Hội nhà báo địa phương ở một tỉnh rộng, đông dân, có nhiều cơ quan báo chí và người làm báo phải không ngừng đổi mới, bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh, dư luận xã hội và yêu cầu của công chúng báo chí để phục vụ. Hội Nhà báo Thanh Hóa đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của mình và đề xuất phương án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội tập trung vào những nội dung sau: 2.3.2.3. Về bồi dưỡng tư tưởng - chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ luật phát ngôn cho người làm báo Việc giáo dục phổ biến pháp luật đã có nhiều dự án và cơ quan chuyên trách thực hiện, nhưng do yêu cầu đổi mới đất nước, đổi mới công tác báo chí trong tình hình mới, nhất là sau Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam, Đại hội lần thứ V Hội Nhà báo Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu của nhà báo cũng như những "lỗ hổng" về kiến thức pháp luật của nhiều người làm báo đang trở thành vấn đề nóng. Đây không chỉ là vấn đề khiến các cơ quan báo chí lo ngại, mà công chúng báo chí, nhiều cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp cũng hết sức quan tâm. Vấn đề bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sự hiểu biết pháp luật, nêu cao đạo đức người làm báo cho hội viên, nhà báo vì thế cần thiết hơn bất cứ lúc nào. Mặt khác, vấn đề kỷ luật phát ngôn trong tác nghiệp của một số hội viên, người làm báo thuộc các cơ quan báo chí trung ương, bộ, ngành, đoàn thể đứng chân trên địa bàn Thanh Hóa có lúc là vấn đề "nóng" tạo nên những bức xúc cho cơ sở. Vì vậy, với vai trò là cơ quan tập hợp, đoàn kết, định hướng báo giới trên địa bàn, Hội Nhà báo Thanh Hóa sẽ tăng cường đề xuất với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông để định hướng, giám sát việc phát ngôn. Muốn thế trước tiên cần nâng cao kỷ luật cho số hội viên, người làm báo thuộc đối tượng này thông qua việc bồi dưỡng về kỹ năng tác nghiệp, kỷ luật phát ngôn. Hội Nhà báo cũng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các ngành, huyện, thị xã, thành phố bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát ngôn báo chí cho những đối tượng được phân công làm nhiệm vụ phát ngôn để có những phát ngôn đúng luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng tốt nhất yêu càu của báo chí. Hội Nhà báo Thanh Hóa đề nghị từ năm 2016 mỗi năm Hội Nhà báo Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam), Trường Chính trị tỉnh tổ chức từ 2 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật; tập huấn kỹ năng tác nghiệp, kỷ luật phát ngôn trong tác nghiệp cho người làm báo liên quan đến các chuyên đề về báo in, báo hình, báo điện tử, kỹ năng trình bày báo, xử lý hình ảnh, ảnh báo chí. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức 1 lớp bồi dưỡng về kỹ năng phát ngôn báo chí cho người phát ngôn của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố. Căn cứ vào thực tế để mở lớp bồi dưỡng kiến thức liên quan đến những vấn đề có tính thời sự của tỉnh, của đất nước ở từng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao nhãn quan chính trị, kiến thức chuyên ngành cho người làm báo để hành nghề đúng định hướng, đúng tôn chỉ, mục đích, sáng tạo được những tác phẩm có giá trị tuyên truyền, cổ vũ cao. 2.3.2.4. Về xuất bản ấn phẩm “Người làm báo” - Về nhu cầu chính đáng của hội viên, người làm báo, các tổ chức, cá nhân quan tâm và liên quan đến báo chí. Hiện số lượng hội viên Hội Nhà báo Việt Nam sinh hoạt tại Hội Nhà báo Thanh Hóa có gần 300 người. Dự báo trong năm 2017 sẽ còn tăng thêm do nguyện vọng sinh hoạt hội của những phóng viên, nhà báo ở các cơ quan báo chí trong tỉnh rất lớn. Ngoài ra trên địa bàn Thanh Hóa còn có hơn 30 văn phòng đại diện, văn phòng thường trú, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí Trung ương, các bộ, ngành, hội, đoàn thể ở Trung ương đứng chân và hoạt động báo chí với số lượng lên tới gần 100 người. Nhiều sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, tổ chức chính trị - xã hội có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, chuyên mục phát thanh - truyền hình hoạt động dưới hình thức báo chí. Ngoài ra còn có 27 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, thị xã, thành phố, hơn 600 đài truyền thanh xã, phường, thị trấn. Đội ngũ làm công tác báo chí, tuyên truyền trong tỉnh đã và đang đóng góp vào việc đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH quê hương, đất nước. Tuy nhiên phần nhiều người làm báo và hoạt động công việc có tính báo chí vẫn làm việc theo kiến thức được đào tạo ban đầu, ít có sự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới thường xuyên để làm tốt hơn nhiệm vụ. Nhu cầu được bổ sung kiến thức, trao đổi nghiệp vụ của đối tượng này thông qua một tài liệu được cấp phát như ấn phẩm "Người làm báo" hiện rất lớn. Mặt khác, để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới, việc ấn phẩm “Người làm báo” mới xuất bản 2 số/năm chưa phản ánh kịp thời vấn đề thời sự báo chí trong nước, phong trào thi đua lao động, sản xuất trong tỉnh, cách làm của các cơ quan báo chí. Nhiều người làm báo và bạn đọc trên địa bàn từ lâu đã đề xuất mong muốn ấn phẩm "Người làm báo" tăng kỳ xuất bản, đổi mới hình thức, nội dung, cách tiếp cận bạn đọc để làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình. 2.3.2.5. Về định hướng đổi mới ấn phẩm. Tại Đại hội V Hội Nhà báo Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020 lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo, trong đó có nội dung phải đổi mới, nâng cao chất lượng, tăng kỳ phát hành, số lượng phát hành ấn phẩm "Người làm báo" để thực sự là diễn đàn - một tài liệu cho người làm báo phục vụ cho việc tác nghiệp, cũng là một kênh thông tin cho cấp ủy, chính quyền, các đơn vị trong tỉnh; hội nhà báo các tỉnh, thành phố hiểu hơn về báo giới Thanh Hóa, những kết quả trong việc đổi mới của tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là nội dung quan trọng được đề cập trong Nghị quyết đại hội. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi nghiệp vụ, đảm bảo tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của hội viên trên diễn đàn này, Thường trực - Thường vụ Hội Nhà báo Thanh Hóa thống nhất chủ trương xin xuất bản Tạp chí “Người làm báo” định kỳ 2 tháng/số (6 số/năm), tiến tới xuất bản định kỳ 1 số/tháng, 56 trang, kích thước 20,5 x 29.5 cm, bìa và các trang áp bìa in 4 màu, các trang ruột in 2 màu. Tạp chí có Giấy phép xuất bản báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, có Tổng biên tập tiến tới tự chủ dần về tài chính. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức trình bày, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, của tỉnh, đặc biệt là về công tác báo chí Các chuyên mục chính của Tạp chí gồm: - Vấn đề - Sự kiện Phản ánh các vấn dề thời sự - chính trị của đất nước, của tỉnh, của báo giới; những đóng góp, hưởng ứng của báo giới đối với các vấn đề - sự kiện này. - Báo chí đồng hành cùng sự phát triển Phản ánh sự đổi mới trong chủ trương, cách làm của các cấp ủy, chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp cũng như việc doanh nghiệp, đơn vị đồng hành cùng sự phát triển của báo chí. - Nhà báo với biển, đảo quê hương Phản ánh vấn đề kinh tế - xã hội, việc đảm bảo quốc phòng - an ninh trên biển, đảo; tiềm năng du lịch biển dưới góc nhìn của người làm báo. - Nhà báo đi và viết Giới thiệu các tác phẩm báo chí có chủ đề, nội dung, tư tưởng cách thể hiện tốt của các nhà báo đến bạn đọc, cũng là cách để trao đổi học tập kinh nghiệm cho những người làm báo. - Diễn đàn nghề báo Tạo ra một diễn đàn để các tác giả phổ biến, trao đổi về những vấn đề thời sự, những cách thức trong việc tác nghiệp hiệu quả - Trên những nẻo đường tác nghiệp Phản ánh những vui, buồn, điều lắng đọng lại, suy nghĩ của phóng viên trong quá trình tác nghiệp; những kỷ niệm sâu sắc hoặc những tác động lớn đến nghề nghiệp. - Chân dung nhà báo Giới thiệu những nhà báo lão thành, những nhà báo có nhiều đóng góp, những gương sáng, việc làm tốt của báo giới. - Văn hóa - Văn nghệ Gồm tản văn, thơ, thời sự văn nghệ nhằm làm mềm hóa ấn phẩm. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng nội dung, hình thức trình bày là việc tăng số lượng phát hành lên khoảng 1.000 cuốn/kỳ cấp phát cho hội viên, cán bộ trung tâm bồi dưỡng chính trị, đài truyền thanh - truyền hình, phòng văn hóa - thông tin và trung tâm văn hóa - thể thao các huyện, thị xã, thành phố; biếu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh; trao đổi với hội nhà báo các tỉnh, thành. Về nguồn nhân lực: Ban biên tập ấn phẩm “Người làm báo” hiện có 5 người, Chủ tịch Hội Nhà báo Thanh Hóa làm trưởng ban, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thanh Hóa làm Phó ban thường trực - chịu trách nhiệm xuất bản. Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Thanh Hóa - Trưởng phòng Thư ký tòa soạn Báo Thanh Hóa, Phó trưởng Ban Nghiệp vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Thanh Hóa là ủy viên. Trong trường hợp cần huy động nhân lực có thể điều động các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Thanh Hóa hiện đang đảm trách những chức danh chuyên môn ở các cơ quan báo chí trong tỉnh tham gia Ban biên tập. Lực lượng viết bài cho tạp chí ngoài số cán bộ, hội viên nhà báo còn có một lực lượng đông đảo người làm công tác báo cáo viên, cán bộ văn hóa - thông tin ở các huyện, thị xã, thành phố, một số ngành trong khối văn xã. Về cơ chế nội dung: Ban biên tập xây dựng đề cương căn cứ vào tính thời sự ở từng thời điểm. Thường trực Ban biên tập đặt bài các đồng chí lãnh đạo tỉnh, một số ngành, huyện, thị xã, thành phố liên quan, của những tác giả uy tín, những hội viên và người làm báo trong cả nước. Ban biên tập có thể chủ động sản xuất khoảng 50% lượng tin, bài cho ấn phẩm. Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tác nghiệp, trình bày ấn phẩm hiện có 1 máy ảnh, 1 máy ghi âm. Nếu tăng kỳ xuất bản cần có thêm 1 máy tính cấu hình cao, 1 kỹ thuật viên. Về cơ chế tài chính: Sau khi có giấy phép xuất bản báo chí, Tạp chí “Người làm báo” sẽ chủ động phát hành trên thị trường và huy động các nguồn thu hợp pháp, đề xuất tự chủ 30% kinh phí hoạt động chi cho nhuận bút, thù lao biên tập, chỉ đề nghị ngân sách tỉnh cấp khoảng 70% tiến tới từng bước tự chủ. 2.3.2.6. Về việc tổ chức Hội báo xuân thường niên và tham gia Hội báo xuân toàn quốc định kỳ 5 năm 1 lần Thanh Hóa là tỉnh lớn, trong đó có 11 huyện miền núi, 6 huyện duyên hải ven biển đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Thụ hưởng chính sách từ Nghị quyết 37 và 39 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và vùng duyên hải Trung Bộ đến năm 2020; thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 539/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo... khu vực miền núi và các xã bãi ngang ven biển ở Thanh Hóa đã và đang được đầu tư phát triển kinh tế, tăng cường mức hưởng thụ văn hóa. Tuy nhiên, do nhiều lý do nên nhu cầu đọc của đồng bào các huyện miền núi và khu vực bãi ngang ven biển ở Thanh Hóa mới được đáp ứng ở mức thấp. Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, hàng năm cứ mỗi dịp đón xuân mới nhiều huyện ở khu vực này vẫn tổ chức ngày hội văn hóa trong đó có việc chỉ đạo trung tâm văn hóa - thể thao huyện triển lãm sách, báo mùa xuân phục vụ nhu cầu đọc và giao lưu văn hóa của đồng bào. Nhưng do số lượng hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong việc trưng bầy, triển lãm tạo sự tiếp cận, thu hút nhân dân nên hoạt động này còn cho thấy sự manh mún, thiếu tính bền vững. Xác định hội báo xuân thường niên là nét đẹp văn hóa, một trong những hoạt động bổ ích góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh, góp phần cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, từ năm 2016 Hội Nhà báo Thanh Hóa đề nghị ngoài việc tổ chức Hội báo xuân tại thành phố Thanh Hóa, sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương để tổ chức hội báo xuân tại trung tâm văn hóa các huyện nhẳm mục đích đưa báo chí đến gần hơn với bạn đọc góp phần nâng cao hơn nữa văn hóa đọc, bổ sung kiến thức, cũng là tạo điều kiện để người dân ở nông thôn được giao lưu, tiếp cận với báo chí, người làm báo. Những ấn phẩm báo chí, sản phẩm văn hóa tham gia triển lãm tại hội báo xuân sau khi kết thúc dùng biếu tặng đồng bào tại khu vực triển lãm để có thể lưu trữ đọc lâu dài. Về địa điểm tổ chức: Đối với hội báo xuân toàn quốc tổ chức 5 năm 1 lần, Hội Nhà báo Thanh Hóa đồng thời vừa tham gia gian hàng báo xuân tại Hà Nội, vẫn duy trì hội báo xuân tại thành phố Thanh Hóa và 1 địa phương trong tỉnh. Tại thành phố Thanh Hóa tổ chức tại Thư viện tỉnh. Còn tại các huyện sẽ tổ chức theo hình thức luân phiên, năm trước tổ chức ở huyện khu vực miền núi thì năm sau tổ chức ở huyện khu vực ven biển. Về thời gian thực hiện: Đối với hội báo xuân tổ chức tại thành phố Thanh Hóa diễn ra trước tết Nguyên đán, còn tại các huyện sẽ tổ chức vào dịp Rằm tháng giêng kết hợp tổ chức ngày thơ Việt Nam, đón tết Nguyên tiêu. 2.3.2.7. Về việc tổ chức chấm và trao Giải báo chí Trần Mai Ninh Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và nguyện vọng của hội viên tại Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hội Nhà báo Thanh Hóa đề ra chủ trương tiếp tục nâng cao việc chấm chọn, tôn vinh tác phẩm tham dự giải báo chí Trần Mai Ninh và xét chọn tác phẩm tham dự giải báo chí quốc gia một cách xứng đáng. Tổ chức giải phải bắt đầu từ việc triển khai đề tài, sơ tuyển tác phẩm ở các chi hội nhà báo cơ sở, sau đó Hội Nhà báo Thanh Hóa thành lập ban sơ khảo, ban chung khảo và hội đồng thẩm định; in ấn tài liệu phục vụ, tổ chức khánh tiết trao giải xứng tầm, coi đó là một hoạt động văn hóa không chỉ của người làm báo mà còn của công chúng báo chí; sự dõi theo và quan tâm của những tập thể, cá nhân liên quan đến hoạt động báo chí Dự kiến giám khảo sẽ chia nhóm chấm theo thể loại tác phẩm báo chí, loại hình báo chí, có sự phân tích, đánh giá khách quan để chọn ra được những tác phẩm báo chí tốt nhất ở từng thể loại. Hội Nhà báo Thanh Hóa dự kiến mời các nhà báo lão thành có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao hoặc các nhà báo uy tín ở trung ương tham gia ban giám khảo để tạo nên sự khách quan, chính xác, cũng là nhằm nâng cao thêm uy tín, sự hấp dẫn của giải, tạo ra một môi trường lao động báo chí cống hiến, dám hy sinh vì nghề nghiệp của những người làm báo trên địa bàn. Để thực hiện việc chấm giải sát, đúng, chọn ra những tác phẩm tốt nhất cần có thời gian cho giám khảo nghiên cứu, thảo luận, nâng cao chất lượng đề tài, phóng sự và bình luận, nâng cao chất lượng tác phẩm viết về xây dựng Đảng; thiết kế và trình bày báo. “ kỹ năng làm báo điện tử. Việc chi trả thù lao chấm giải cần thực hiện theo quy định thù lao chấm giải báo chí chung trong toàn quốc và thông lệ của của các cuộc thi trí tuệ uy tín khác ở Thanh Hóa. Việc tổ chức lễ trao giải, giao lưu các thế hệ làm báo cần tổ chức trang trọng, làm bật được ý nghĩa, tác dụng của buổi lễ. Từ thực tế yêu cầu của việc đổi mới công tác xét chọn, chấm và trao giải Hội Nhà báo đề nghị tỉnh cấp mức kinh phí tăng hơn so với hiện tại, 2.3.3. Về việc thiết lập và hoạt động trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa 2.3.3.1. Sự cấp thiết. Hiện nay hầu hết hội nhà báo các tỉnh, thành phố trong nước đều đã có trang thông tin điện tử và hoạt động rất hiệu quả. Đây là kênh thông tin trực tuyến nhanh nhạy, kịp thời để các nhà báo kết nối với nhau; post các bài báo hay, bài báo có tính chính trị, sự định hướng rõ nét để các nhà báo học tập, trao đổi nghiệp vụ, cũng là phương tiện để cơ quan hội định hướng tư tưởng, tập hợp, gắn kết sức mạnh hội viên phục vụ cho nhiệm vụ tác nghiệp báo chí. Trang thông tin điện tử cũng là một phương tiện không chỉ giúp Hội Nhà báo Thanh Hoa kết nối với Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Diễn đàn Công luận, Tạp chí "Người Làm báo" trong hệ thống của Hội Nhà báo Việt Nam, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí trong tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, mà còn kết nối với các hội nhà báo trong nước, nhất là các hội nhà báo trong Cụm thi đua Hội Nhà báo khu vực Bắc Trung Bộ. Việc thiết kế, ra mắt và ổn định vận hành trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế thông tin hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ thông báo, định hướng nhanh đến hội viên, công chúng báo chí; tập hợp, đoàn kết sức mạnh báo giới, tham gia quản lý nhà nước về báo chí hiện nay. Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa cũng là một kênh thông tin chính thức để "phát ngôn" những vấn đề thời sự "nóng", những thông cáo báo chí, việc giải quyết các vấn đề báo nêu của các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp. Đây cũng là nơi để tuyên truyền, quảng bá những cách làm hay, kết quả nổi bật, tài nguyên, giá trị nhân văn, điểm đến hấp dẫn của Thanh Hóa. 2.3.3.2..Tiêu chí thiết lập và vận hành. Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa là hệ thống thông tin điện tử được tổ chức một cách khoa học, có hệ thống, vượt lên khỏi vai trò của một diễn đàn về nghề nghiệp là việc góp phần truyền tải thông tin chính thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sắc thái văn hóa và con người xứ Thanh nhằm thu hút đầu tư và quảng bá du lịch, thương mại... góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa sẽ cập nhật thông tin hàng ngày với các nguồn: Tin, bài, ảnh tự sản xuất; tin, bài, ảnh có chất lượng cao cũng như tin bài liên quan đến báo giới, đến Thanh Hóa chọn lọc từ các tờ báo điện tử trong và ngoài tỉnh. - Tôn chỉ mục đích: Là diễn đàn về báo chí, văn hóa và đời sống xã hội Thanh Hóa trên mạng Internet. - Cấu trúc trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa, gồm: +) Măng séc. +) Phần nội dung nổi bật (nằm ở đầu trang) +) Tin, bài tiêu điểm và tin, bài mới giúp bạn đọc dễ lựa chọn thông tin quan tâm. - Chuyên mục chính trên Trang thông tin điện tử Hội Nhà báo Thanh Hóa, gồm:  +) Theo dòng thời sự +) Thanh Hóa qua báo chí +) Công tác hội +) Nghiệp vụ +) Đào tạo +) Nghề báo +) Góc nhìn báo chí +) Góc văn chương của người làm báo +) Báo chí và doanh nhân +) Quảng bá, giới thiệu cơ hội đầu tư, điểm đến xứ Thanh - Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cung cấp và quản lý thông tin: Qua phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của từng giải pháp kỹ thuật như giải pháp hệ thống trang thông tin, hệ thống trực tuyến và hệ thống cổng giao dịch điện tử, cho thấy thấy giải pháp hệ thống trực tuyến là phù hợp đối với trang thông tin điên tử Hội Nhà báo Thanh Hóa trong điều kiện hiện nay. Bởi đây là giải pháp xây dựng một Website gắn với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, toàn bộ hệ thống được cài đặt trên một máy chủ (host) do nhà cung cấp dịch vụ host cấp phát. 2.3.3.3. Tính năng kỹ thuật Thích hợp với các trang Web Opening (trang mở) gắn với cơ sở dữ liệu lớn, vì vậy bao hàm các tính năng ưu việt như: - Khả năng lưu trữ lớn: Cho phép lưu trữ lượng thông tin lớn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, ảnh, âm thanh, video... - Tìm kiếm nhanh: Có thể tìm kiếm thông tin theo nhiều tiêu chí trên một lượng thông tin lưu trữ lớn, qua đó có thể kiểm soát được số lượng tin, bài, ảnh đã được đăng tải trong thời gian nhiều năm. - Cập nhật tự động: Cho phép cập nhật tự động thông tin lưu trữ từ các máy trạm sang máy chủ (khi có quyền admin). - Tính lượt truy cập chính xác: Có thể tính lượt truy cập chính xác theo từng khu vực, từng số máy hoặc theo từng khoảng thời gian bất kỳ nào đó. - Hiển thị tự động: Có thể soạn trước các tin, bài hoặc ảnh và đặt giờ hiển thị lên các trang nên không tốn nhiều công sức cập nhật, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra tính online về nội dung. - Quản trị hệ thống: Cho phép quản trị hệ thống từ xa và có khả năng thiết lập các thông số kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc quản trị nội dung trên trang Web. - Phân tích cơ sở dữ liệu: Dựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ, Hội Nhà báo Thanh Hóa có thể khai thác các thông tin dưới nhiều tiêu chuẩn khác nhau phục vụ cho công tác quản lý (ví dụ như thống kê tin, bài, ảnh theo tác giả, thể loại, chủ đề)... - Có chế độ bảo mật cao, có cơ chế dự phòng nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu. - Cơ quan cấp giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa là Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa. - Thời gian thiết kế trang thông tin điện tử Hội Nhà báo Thanh Hóa, chạy thử nghiệm và xin cấp phép hoạt động khoảng 2 - 3 tháng. 2.4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẦU RA 2.4.1. Sản phẩm đầu ra của đề án Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án. Trên cơ sở của đề án được phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án. Phấu đấu đến hết năm 2020, hệ thống Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa được kiện toàn, đội ngũ cán bộ văn phòng , hội viên, nhà báo tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao trong tác nghiệp. - Xây dựng đội ngũ phóng viên, nhà báo cơ sở đủ về số lượng, đúng về cơ cấu, có trình độ chuyên môn sâu, tinh thần thái độ phát ngôn để có những phát ngôn đúng luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của báo chí. - Thành lập một Ban biên tập có nhiều kinh nghiệm trực tiếp tham gia biên tập ấn phẩm người làm báo Thanh Hóa. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN: - Sau khi phương án được các cơ quan chức năng thẩm định, Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt, Hội Nhà báo Thanh Hóa sẽ báo cáo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố liên quan xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể đối với từng nhiệm vụ. - Về lộ trình thực hiện: Bắt đầu từ đầu Quý 1 năm 2016 sẽ thực hiện đối với nội dung bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; xuất bản ấn phẩm "Người làm báo"; tổ chức hội báo xuân theo phương án đổi mới. Trang thông tin điện tử Hội Nhà báo Thanh Hóa vận hành từ đầu Quý 2 năm 2016. Việc chấm, trao giải báo chí Trần Mai Ninh và xét chọn tham gia Giải báo chí Quốc gia bắt đầu thực hiện từ Quý 2 năm 2016, trao giải vào dịp kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/206). Từ năm 2017 xuất bản Tạp chí "Người làm báo" định kỳ 1 tháng 1 số, đến năm 2020 có thể tự chủ 1/2 kinh phí hoạt động, đến năm 2025 có thể tự chủ 70% kinh phí hoạt động. 3. 2. KIẾN NGHỊ - Giải pháp nhân lực, kỹ thuật. Trước mắt Hội Nhà báo Thanh Hóa sẽ kiện toàn lại đội ngũ cán bộ chuyên trách tại Văn phòng Hội, triển khai chủ trương, phân công trách nhiệm kiêm nhiệm cụ thể cho ủy viên Ban Chấp hành để vận hành công việc đảm bảo thông suốt. Hội Nhà báo đề nghị trước mắt được hợp đồng thêm 3 lao động phục vụ công tác phóng viên, vận động tài trợ, chế bản tạp chí và vận hành trang thông tin điện tử. Cấp kinh phí để bổ sung 1 máy tính cấu hình cao phục vụ chế bản tạp chí, 1 máy tính phục vụ quản trị Trang thông tin điện tử. - Đối với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tăng cường định hướng về tư tưởng, nhiệm vụ, công tác tuyên truyền đối với Hội Nhà báo Thanh Hóa; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi đề Hội Nhà báo Thanh Hóa thực hiện đề án hiệu quả, nhằm tạo sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay. - Đối với Sở Thông tin và Truyền thông Thực hiện quản lý Nhà nước, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa theo quy định của pháp luật và của tỉnh. Thường xuyên phối hợp tạo điều kiện để Hội Nhà baó Thanh Hóa triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Đối với Sở Tài chính Hằng năm thẩm định kinh phí do Hội Nhà báo Thanh Hóa lập và đề nghị có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tại Đề án đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra; hướng dẫn kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Với những kết quả nghiên cứu của đề án, Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa nói riêng và của báo chí cả nước nói chung còn nhiều vấn đề mới cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, các Cô để em được bổ sung đầy đủ kiến thức cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Luật Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2. Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; 3.Chỉ thị 37/CT - TW ngày 18/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”; 4. Quyết định số 155 - QĐ/TW ngày 23/4/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và văn bản cụ thể hóa việc phối hợp của các cơ quan trên địa bàn Thanh Hóa do Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành. 5.Chỉ thị 919/CT - TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam; 6. Quyết định số 1758 ngày 20/12/1993 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Hội Nhà báo Thanh Hóa; 7. Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 4/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa; 8. Quy hoạch số 20 ngày 9/4/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về Quy hoạch báo chí tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; 9. Quyết định số 1726/2014/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; 10. Thông báo số 128/TB-UBND ngày 29/10/2010 về việc thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Thanh Hóa ngày 13/10/2010; 11. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 - 2020; 12. Nghị quyết Đại hội lần thứ V Hội Nhà báo Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020; 13. Thông báo số 2469 - CV/VPTU ngày 28/8/2015 của Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đồng ý cho Hội Nhà báo Thanh Hóa xây dựng phương án “ Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020” 14. Tham khảo hoạt động của Hội Nhà báo một số tỉnh thành trong cả nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_an_doi_moi_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_chuyen_mon_nghie.doc
Luận văn liên quan