MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
II.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
I.1.1. Tính kháng (resistance) 3
I.1.2. Tính kháng chéo (Cross Resistance) 3
I.1.3.Tính đa kháng (Multiple resistance) 3
I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG TTS Ở CÔN TRÙNG VÀ RUỒI ĐỤC LÁ. 4
I.2.1. Trên thế giới 4
I.2.2 Ở Việt Nam 6
I.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC TÍNH KHÁNG TTS Ở CÔN TRÙNG 7
1.3.1. Nghiên cứu di truyền tính kháng với nhóm TTS Bacillus thuringiens. 8
I.3.2. Nghiên cứu tính kháng với thuốc Phethoate và Fenvalare trên sâu tơ 9
I.3.3.Một số kết quả nghiên cứu khác. 11
I.4. Sù tiÕn ho¸ tÝnh kh¸ng TTS cña c«n trïng vµ s©u h¹i 11
I 5. C¸c c¬ chÕ cña tÝnh kh¸ng TTS ë c«n trïng 18
I.5.1. Cơ chế di truyền của tính kháng TTS 18
I.5.2 Cơ chế hóa sinh của tính kháng TTS 20
I.5.2.1- Giảm khả năng thấm 20
I.5.2.2.Giảm độ mẫn cảm đối với các vị trí tác động của TTS 21
I.5.2.3. Tăng khả năng giải độc TTS cho côn trùng 23
Chương II: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
II.1. Đối tượng nghiên cứu 30
II.1.1.Đặc điểm hình thái 30
II.1.2. Đặc điểm sinh thái 31
II.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32
II.2.1 Địa điểm 32
II.2.2.Thời gian nghiên cứu: 33
II.3. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm 33
II.3.1. Dụng cụ 33
II.3.2.Vật liệu 33
II.4. Phương pháp nghiên cứu 34
II.4.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu. 34
II.4.2. Nuôi ruồi và xác định độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá 35
II.4.2.1 Nuôi ruồi 35
II.4.2.2 Xác định độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở các quần thể tự nhiên. 36
II.4.2.3. Xử lí số liệu 37
I.I.4.3. Quá trình tạo dòng kháng. 37
Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
III.1. Mức độ mẫn cảm và khả năng kháng của ấu trùng ruồi đục lá L. satuvae Blanchard với 5 loại TTS ở các quần thể nghiên cứu 39
III.1.1- Đánh giá độ mẫn cảm và khả năng kháng với TTS của ấu trung ruồi đục lá ở ba quần thể tự nhiên. 39
III.1.1.1. Kết quả thí nghiệm với thuốc Sherpa 25EC 39
III.1.1.2. Kết quả thí nghiệm với thuốc Success 120SC 41
III.1.1.3. Kết quả thí nghiệm với thuốc Abamectin 1.8EC 43
III.1.1.4. Kết quả thí nghiệm với thuốc Forfox 400EC 45
III.1.1.5. Kết quả thí nghiệm với thuốc Trigard 75WP 46
III.1.2. Mức mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá dòng kháng với 5 loại TTS. 48
III.1.3. Tình hình sử dụng TTS của nông dân tại những địa điểm nghiên cứu. 51
III.1.4. Thảo luận 56
III.2.Tạo dòng kháng Cypermethrin 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người
Tuy nhiên, hiện nay rau xanh đang đứng trước tình trạng bị nhiều loài côn trùng phá hoại, gây khó khăn cho công tác phòng trừ dịch bệnh trong đó có loài ruồi đục lá Lyriomyza sativae Blanchard.
Hiện tượng côn trùng kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 (Dẫn theo Babos. Patts; 1951). Kể từ đó cho tới nay có nhiều loài kháng thuốc ngày càng tăng và việc phòng trừ chúng gặp rất nhiều hết sức khó khăn.
Về phương diện sinh học, tính kháng thuốc trừ sâu là một hiện tượng tiến hóa sinh học ở mức độ quần thể có liên quan mật thiết tới các gen trong cơ thể chống thuốc, khi sinh vật tiếp xúc liên tục và lâu dài với thuốc bảo vệ thực vật sẽ xảy ra quá trình chọn lọc. Các cá thể mang gen kháng thuốc sẽ được chọn lọc và dẫn đến sức đề kháng tăng qua các thế hệ dưới áp lực chọn lọc của thuốc trừ sâu. Trước khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu tần số alen kháng thuốc trong QT thường là thấp, sau nhiều thế hệ tiếp xúc với thuốc làm cho tần số alen kháng thuốc trong QT tăng lên. Tính kháng thuốc của dịch hại lúc đầu là tăng từ từ, sau đó nhanh dần lên và cuối cùng tạo quần thể kháng mạnh.
Sử dụng thuốc hóa học là phương pháp cơ bản và có hiệu lực cao trong việc phòng trừ sâu hại nói chung và ruồi đục lá Lyriomyza sativae Blanchard nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học như: sử dụng với cường độ và liều lượng quá cao, không đúng thời điểm, tần suất phun ., đã làm tăng tính kháng thuốc ở sâu hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, để lại lượng lớn dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây tâm lý bất an cho cộng đồng.
Để góp phần vào việc phòng trừ ruồi đục lá hại rau đậu có hiệu quả và làm cơ sở cho việc đề xuất một quy trình sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, ngăn chặn sự gia tăng khả năng kháng thuốc của sâu hại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu tính kháng thuốc của sâu hại và đưa ra được các phương pháp phòng trừ tối ưu có hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cho con người mà vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh thái ở mức cao nhất có thể.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên chúng tôi đã lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM VỚI MỘT SỐ TTS CỦA ẤU TRÙNG RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard Ở BA QUẦN THỂ: SONG PHƯƠNG - HÀ NỘI, AN BÌNH VÀ ĐÌNH TỔ - BẮC NINH”
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm đánh giá độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở 3 quần thể tự nhiên với 5 loại TTS, từ đó có cơ sở đưa ra những phương pháp sử dụng TTS hợp lí giúp người nông dân phòng trừ hiệu quả được các loại sâu hại.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
1- Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên rau, đậu của các hộ nông dân tại các địa điểm nghiên cứu.
2- Xác định độ mẫn cảm với 5 loại thuốc thuộc các nhóm khác nhau
của ấu trùng ruồi đục lá tuổi 1 tại 3 quần thể: Song Phương- Hà Nội, An Bình và Đình Tổ- Bắc Ninh.
Những đóng góp mới của luận văn này:
-Đánh giá độ mẫn cảm với một số loại TTS thông dụng của ấu trùng ruồi đục lá ở những quần thể tự nhiên tại những địa điểm nghiên cứu làm cơ sở cho biên pháp sử dụng TTS hợp lý
- Cung cấp thêm tư liệu về quá trình tạo dòng kháng, từ đó có thể giải thích được sự hình thành một số quần thể sâu hại kháng TTS trong tự nhiên.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tính mẫn cảm với một số thuốc trừ sâu của ấu trùng ruồi đục lá liriomyza sativae blanchard ở ba quần thể: Song Phương - Hà Nội, An Bình và Đình Tổ - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mô để lại hai lớp biểu bì, tạo thành các đường đục ngoằn nghèo. Giữa các đường đục có vệt phân do ấu trùng thải ra mầu xanh hoặc mầu nâu đen. Do đường đục lá bị khô héo làm cho diện tích lá bị thu hẹp dẫn đến làm giảm khả năng quang hợp và trao đổi chất của cây trồng hậu quả là cây còi cọc, phát triển chậm ảnh hưởng đến năng xuất.
II.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
II.2.1 Địa điểm
Chúng tôi tiến hành đề tài này tại:
+ Trong phòng thí nghiệm: Phòng khảo nghiệm thuốc trừ sâu - Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc-Cục bảo vệ thực vật.
+ Ngoài đồng ruộng: Chúng tôi thu thập mẫu và tiến hành các thí nghiêm ngoài đồng ruộng tại ba địa điểm có đặc điểm là vùng chuyên canh trồng các loại rau màu đó là:
- Song phương Hoài Đức Hà Nội: Đây là một địa điểm có diện tích trồng rau quanh năm với nhiều loại rau màu mà trong đó có nhiều loại cây là kí chủ của loài ruồi đục lá, trong đó có cây đậu trạch. Về mặt địa lý đây là một vùng chuyên canh nằm phía tây và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 12km.
- Đình Tổ -Thuận thành - Bắc Ninh: Đây là một xã có diện tích đất trồng mầu chủ yếu trong đó có nhiều loại cây chủ yếu là kí chủ của loại ruồi đục lá này như các họ bầu bí, họ đậu, dưa chuột.... Nằm cách Hà Nội khoảng 30km.
- An Bình Thuận thành - Bắc Ninh: Đây là một xã có diên tích đất chủ yếu trồng mầu cây trồng chủ yếu như dưa chuột, các cây bầu bí và đậu trạch. Nằm cách Hà Nội khoảng 50km.
Những địa điểm mà chúng tôi lựa chọn đều cách xa nhau nhằm hạn chế tối đa sự di nhập của các cá thể trưởng thành giữa các quần thể.
II.2.2.Thời gian nghiên cứu:
Chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009
II.3. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
II.3.1. Dụng cụ
Dụng cụ để phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài này gồm có: Nhà lưới, lồng lưới kích thước 120×60×60cm và lồng 60×60×60cm. Các thiết bị trong phòng thí nghiệm như bô can thủy tinh,đĩa petri,ống nghiệm, kính lúp, ống đong, dụng cụ đo nhiệt độ tủ lạnh...
II.3.2.Vật liệu
- Gồm 5 loại thuốc được dùng trong nghiên cứu là:
+ Sherpa 25EC: Thuộc nhóm Pyrethroid, chứa hoạt chất Cypermethrin với hàm lượng 25g hoạt chất/100ml. Nó tác động vào kênh Na+ trên sợi trục tế bào thần kinh làm cho các kênh này kéo dài thời gian mở dẫn đến hưng phấn kéo dài làm cho côn trùng chết. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc.
+ Trigard 75 WP: Thuộc nhóm thuốc ức chế điều hòa sinh trưởng côn trùng (IRG); chứa 75g hoạt chất Cycromazine/100g sản phẩm.Thuốc có tác dụng tiếp xúc,ngăn cản quá trình tổng hợp kitin, ngăn cản quá trình lột xác làm côn trùng chết.
+ Success 120SC: Nguồn gốc sinh học có chứa 120g hoạt chất Spinosad trong một lít thương phẩm, thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc, tác động vị độc cao hơn tiếp xúc khoảng 5 lần. Chúng ảnh hưởng đến sự hoạt hóa thụ quan Nicotinic acetylcholine (nAch) và chức năng của GABA.
+ Alfatin 1.8.EC: Có nguồn gốc sinh học chứa 1,8g hoạt chất Abamectin trong một lít thương phẩm, thuốc có tác dụng gây độc đường ruột và tiếp xúc, có khả năng thẩm thấu sâu, nhanh vào mô lá nên có tác dụng kéo dài đối với nhiều loại côn trùng trích hút và gây hại ở phần thịt lá. Abamectin gây rối loạn hoạt động sinh lý hệ thần kinh của côn trùng.Tác động chủ yếu là kích thích làm tăng quá trình tạo GAGB, ngăn chặn xung điện thần kinh trong hệ thần kinh vận động của côn trùng. Khi côn trùng tiếp xúc hoặc ăn phải chất độc sẽ bị tê liệt, ngừng ăn rồi chết.
+ Forfox 400EC: chứa 400g hoạt chất Chlopyrifos trong một lít thương phẩm
- Đây là những loại TTS thông dụng được các bà con trồng rau đã và đang dùng hiện nay.
- Ngoài ra cần có dung dịch mật ong để làm thức ăn bổ sung cho ruồi
II.4. Phương pháp nghiên cứu
II.4.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu.
Phương pháp tiến hành: Tại những địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sử dụng TTS của các hộ nông dân bằng cách phỏng vấn trực tiếp trên đồng ruộng, hay sử dụng phiếu điều tra có các hệ thống câu hỏi cụ thể và rõ ràng.
Nội dung của phiếu điều tra là:
+ Tình hình canh tác
+ Tình hình sử dụng TTS: như loại thuốc dùng, phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, số lần phun/vụ, khoảng cách giữa các lần phun/vụ....
Mỗi địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra khoảng từ 25 đến 30 hộ gia đình.
II.4.2. Nuôi ruồi và xác định độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá
II.4.2.1 Nuôi ruồi
Thu thập mẫu tại các địa điểm nghiên cứu:
+ Thu các lá cây có vết đục của ruồi (lưu ý là thu những lá ở cuối vết đục phải có mầu vàng ươm của nhộng, là những lá có chứa những ấu trùng còn sống) về phòng thí nghiệm.
+ Tại phòng thí nghiệm ủ lá cho tới khi ấu trùng hóa nhộng chui ra ngoài hoàn toàn rồi thu nhộng vào đĩa petri có bông tẩm ướt nhằm giữ độ ẩm thích hợp.
+ Sau khoảng thời gian từ 4-5 ngày chú ý quan sát mầu của nhộng từ màu vàng tươi chuyển sang màu vàng đen là nó chuẩn bị vũ hóa thì cho vào lồng có kích thước 120×60×60cm với số lượng khoảng từ 200 đến 300 cặp ruồi trưởng thành/lồng. Ruồi trưởng thành được nuôi trong lồng ở nhiệt độ khoảng từ 25 đến 30 C và cho ăn thêm thức ăn bổ sung là dung dịch mật ong 10% sau khi các cá thể trưởng thành bắt cặp với nhau thì cứ hằng ngày chúng ta đưa khoảng từ 30 đến 40 cây đậu trạch ở giai đoạn 1 -2 lá thật vào lồng trong khoảng thời gian là 6h đến 8h (khoảng 8h cho cây vào thì 14h đến 16h cho cây ra) để ruồi cái trưởng thành đẻ sau khi đã giao phối với con đực.
+ Các cây đậu sau khi lấy ra, được giữ cách ly hoàn toàn với ruồi trưởng thành và được chăm sóc cho tới khi trứng nở thành ấu trùng ở tuổi 1 (khoảng từ 3 đến 3,5 ngày) sử dụng ấu trùng này để thử với các loại TTS nghiên cứu nhằm xác định độ mẫn cảm của các QT ruồi đục lá tự nhiên.
II.4.2.2 Xác định độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở các quần thể tự nhiên.
Chúng tôi dùng phương pháp nhúng lá của Tabashnik và Cushing (1997) [32] để tiến hành xác định độ mẫn cảm với một số loại TTS của ấu trùng ruồi đục lá ở tuổi 1.
Cách tiến hành:.
+ Trước tiên phải làm thí nghiệm thăm dò để tìm ra thang nồng độ của mỗi loại TTS nghiên cứu gồm 5, 6 nồng độ sao cho nồng độ cao nhất gây chết khoảng 90 đến 95% nồng độ thấp nhất gây chết khoảng 5 đến 10% số cá thể ấu trùng thí nghiệm. Sau khi đã chọn được thang nồng độ thích hợp chúng tôi bắt đầu tiến hành thí nghiệm chính thức.
+ Quá trình tiến hành thí nghiệm:
Thang 5 hoặc 6 nồng độ của mỗi loại TTS thí nghiệm đã được chọn để làm thí nghiệm với ấu trùng tuổi 1, mỗi nồng độ nhắc lại ba lần, số ấu trùng sử dụng cho mỗi lần nhắc lại là từ 15 đến 30 cá thể.
Khi chọn cây làm thí nghiệm các cây phải có mật độ ấu trùng vừa phải không quá nhiều để tránh tình trạng có hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các ấu trùng trong quá trình thí nghiệm (mỗi lá cây đậu không quá 15 ấu trùng).Đếm và đánh dấu số ấu trùng trên mỗi lá đã được chọn làm thí nghiệm sau đó nhúng toàn bộ phần lá cây thí nghiệm vào dung dịch thuốc với nồng độ tương ứng trong khoảng 20 giây, Khi làm thí nghiệm xong chăm sóc cây bình thường khoảng từ 2-3 ngày quan sát ở lô đối chứng và các lô ở nồng độ khác nhau ấu trùng đã vào nhộng, cắt tất cả các lá đã thí nghiệm để vào đĩa petri tương ứng với từng nồng độ và mỗi lần nhắc lại (lưu ý để tránh cho lá thí nghiệm không bị khô cần dùng bông tẩm ướt quấn vào cuống lá hoặc cho vào đĩa petri bông ẩm). Khoảng 2-3 ngày sau khi ấu trùng đã hóa nhộng hoàn toàn chui ra khỏi mặt lá ta bắt đầu tiến hành xác định được số nhộng hình thành từ đó ta có thể xác định được số cá thể chết sau xử lý với thuốc.Cần ghi chép cụ thể cho từng lần nhắc lại, từng nồng độ thí nghiệm.
+ Cách pha nồng độ thuốc khác nhau cho mỗi loại thuốc:
Mỗi loại thuốc ta sử dụng 5 đến 6 nồng độ. Dung dịch thuốc có nồng độ cao nhất (làm cho số lượng ấu trùng chết nhiều nhất 90-95% ấu trùng chết) làm dung dịch mẹ (liều 1) muốn chuyển sang nồng độ thấp hơn (liều 2) sử dụng công thức C1V1=C2V2
trong đó C1,V1 là nồng độ thuốc và thể tích nước dùng để pha chế liều 1
C2,V2 là nồng độ thuốc và thể tích nước cần pha chế liều 2.
II.4.2.3. Xử lí số liệu
Các số liệu thu được chạy trên chương trình Ploplus trên máy tính để xác định được LC và LC
Tỉ lệ chết của ấu trùng ruồi đục lá thử nghiệm với TTS có tương quan dương với đường thẳng theo phương trình y. Các liều lượng của thuốc được tính theo Logarit và tỉ lệ chết tương ứng với từng liều thử được chuyển thành Ploplus, hay probit y=bx+ a; trong đó x là logarit cơ số e của nồng độ. Mức độ tin cạy của giá trị LCđược kiểm định bằng phương pháp
II.4.3. Quá trình tạo dòng kháng.
Để nghiên cứu tính di truyền của tính kháng thì quá trình tạo dòng kháng là một bước rất quan trọng. Chúng tôi tiến hành tạo dòng kháng theo phương pháp chọn lọc quần thể dưới áp lực chọn lọc của TTS Sherpar 25EC có hoạt chất Cypermethrin. Trước hết chúng tôi dựa vào ½ liều khuyến cáo để xác định liều nhằm loại bỏ cá thể mẫn. Những cá thể sống sót được giữ lại nuôi tạo thế hệ tiếp theo. Ở những thế hệ sau xử lý thuốc với liều lượng tăng dần nhằm loại bỏ hết những cá thể mẫn và nâng cao dần tính kháng thuốc của dòng chọn lọc. Với quỹ thời gian có hạn chúng tôi chỉ tạo được dòng kháng Cypermethrin qua 12 thế hệ. Quá trình tạo dòng kháng chúng tôi chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn trưởng thành với cả 12 thế hệ chúng tôi cho ăn dung dịch mật ong có pha trộn thuốc Sherpa 25EC có nồng độ 0.05ml thuốc/100ml nước.
Mỗi ngày, sau khi ruồi trưởng thành ăn dung dịch mật ong lẫn thuốc, số ruồi sống sót được chúng tôi cho cây vào khoảng 4h đến 6h (sáng khoảng 8h cho cây vào đến 14h chiều lấy cây ra). Số cá thể trưởng thành ở thế hệ sau chính là số ấu trùng sống sót qua mỗi lần thử ở thế hệ trước.
+ Giai đoạn ấu trùng: Khi ấu trùng ở tuổi 1 (lấy cây ra khoảng 3 ngày sau trên bề mặt lá có vết đục khoảng 1cm) thì chúng tôi tiến hành xử lí thuốc với những thang nồng độ thích hợp ở mỗi thế hệ
Bảng 2.1: Quá trình tạo dòng kháng ở giai đoạn ấu trùng
Thế hệ
Nồng độ xử lí % (tương đương số ml thuốc Sherpar 25EC/100ml)
F
0.05
F
0.10
F
0.20
F
0.30
F
1.00
F
2.00
F
3.00
F
4.00
F
5.00
F
6.00
F
7.00
F
8.00
Ở F. Một nửa số cá thể trưởng thành sống sót ở thế hệ Fdùng để tiến hành thí nghiệm với thang 6 nồng độ, nồng độ cao nhất là 8ml cypermethrin/100ml. Một nửa còn lại nuôi duy trì và cho thử với 4 loại thuốc còn lại mục đích là xác định xem có hiện tượng kháng chéo xảy ra đối với các thuốc đó ở dòng kháng thuốc Cypermethrin.
Chương III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
III.1. Mức độ mẫn cảm và khả năng kháng của ấu trùng ruồi đục lá L. satuvae Blanchard với 5 loại TTS ở các quần thể nghiên cứu
III.1.1- Đánh giá độ mẫn cảm và khả năng kháng với TTS của ấu trung ruồi đục lá ở ba quần thể tự nhiên.
Để đánh giá mức độ mẫn cảm của ruồi đục lá chúng tôi đã tiến hành chọn ấu trùng ruồi đục lá ở tuổi 1 ở ba quần thể nghiên cứu làm thí nghiệm theo phương pháp nhúng lá với 5 loại TTS. Kết quả được ghi lại sau 4 đến 5 ngày thí nghiệm. Giá trị LC và LC (nồng độ gây chết 50% và 95% số cá thể thí nghiệm) được tính toán từ tỉ lệ ấu trùng chết của các loại TTS thông qua chương trình Ploplus trên máy tính. Mức độ tin cậy được đánh giá ở mức 95%.
Các thí nghiệm ở các QT để đánh giá tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với 5 loại thuốc được tiến hành bắt đầu từ tháng 2 năm 2009.
Mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của giá trị LC và giá trị LC của các QT nghiên cứu với các loại TTS tương ứng. Số lượng cá thể nghiên cứu cho mỗi thí nghiệm là (n) trong mỗi loại thuốc cho mỗi QT nghiên cứu và giá trị χ để kiểm định sự phù hợp giữa giá trị thực thu được và giá trị mong đợi lý thuyết với mục đích đánh giá độ tin cậy của các số liệu thu được, cũng được chúng tôi trình bày.
III.1.1.1. Kết quả thí nghiệm với thuốc Sherpa 25EC
Kết quả xác định mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae Blanchard tuổi 1 với TTS Sherpa 25EC của các QT: Song phương, Đình Tổ, An Bình thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của LC và giá trị LC được trinh bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Kết Quả Giá trị LCvà LC của ấu trùng ruồi đục lá ở các QT nghiên cứu thí nghiệm với TTS Sherpa 25EC
Quần thể
Số cá thể thử (n)
χ
thực
nghiệm
LCvà giá trị giới hạn 95% (dose×10)
Ri*
LC
Ri* *
Song phương
412
7.89
(4)*
51.161
(18.53- 157.11)
2.04
641.94
64,194
Đình Tổ
485
8.25
(3)*
27.40
(10.93-49.53)
1.09
127.30
12,73
An Bình
543
6.26
(3)*
25.08
(17.42-33.21)
1
85.704
8.57
Chú ý: (...)* là Số bậc tự do
Ri* là tỉ số của LC giữa các QT
Ri* * là tỉ số giữa LC với LKC
Từ số liệu bảng 3.1. cho thấy:
- Các giá trị thu được để đánh giá mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Sherpa 25EC ở ba QT nghiên cứu là đáng tin cậy với
Biểu dồ 3.1: Chênh lệch giá trị LCgiữa ba QT với thuốc Sherpa 25EC
- Sử dụng giá trị LC, giới hạn 95% của LC ở ba QT nghiên cứu mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Sherpa 25EC là có mức độ tin cậy với , chúng tôi thấy về mặt số học thì giá trị LCcủa ấu trùng ruồi đục lá ở QT Song Phương là cao nhất gấp 2.04 lần so với QT Đình Tổ sau đó đến QT An Bình thấp nhất là QT Đình Tổ có giá trị LC=25.08, tuy nhiên về mặt xác suất thống kê giá trị giới hạn 95% của LCgiữa b QT này là có sự gối lợp. Như vậy tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở 3 QT nghiên cứu với TTS Sherpa 25EC là không có sự khác nhau.
- Sử dụng giá trị Ri* * cho thấy giá trị này của QT Song Phương là 641.194, QT Đình Tổ là 12.73 và QT An Bình là 8.57. Như vậy từ kết quả này chúng tôi thấy rằng ấu trùng ruồi đục lá của QT Song Phương đã thể hiện tính kháng với loại TTS Sherpa 25EC, ở 2 QT An Bình và Đình Tổ thì chưa biểu hiện tính kháng đối với loại TTS này.
- So với những nghiên cứu gần đây cũng trên đối tượng này ở QT Song Phương như của Trần Phan Hữu năm 2004 và Mai Thị Thủy năm 2006: tỉ lệ Ri* =LC (của dòng năm 2009)/LC (của dòng năm 2004) == 3.14, tỉ lệ LC của QT Song Phương năm 2009 so với dòng năm 2006 là: 1.27. Từ kết quả này chúng tôi có thể rút ra nhận xét là với thuốc Sherpa 25 EC ấu trùng ruồi đục lá đã giảm đáng kể tính mẫn cảm so với những năm trước.
III.1.1.2. Kết quả thí nghiệm với thuốc Success 120SC
Kết quả xác định mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae Blanchard tuổi 1 với TTS Success 120SC của các QT nghiên cứu thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của LC và giá trị LC được trinh bày ở bảng 3.1.2
Bảng 3.2: Kết Quả Giá trị LCvà LC của ấu trùng ruồi đục lá ở các QT nghiên cứu thí nghiệm với TTS Success 120SC
Quần thể
Số cá thể thử (n)
χ
thực
nghiệm
LCvà giá trị giới hạn 95% (dose×10)
Ri*
LC
Ri* *
Song phương
463
0.72
(3)*
7,464
(5,94- 8,91)
4.75
36,11
7,22
Đình Tổ
798
0.884 (3)*
1.57
(1.32 -1.83)
1
14.20
2,84
An Bình
511
0.866 (3)*
3.34
(2.75- 4.01 )
2.13
22.35
4,47
Chú ý: (...)* là Số bậc tự do
Ri* là tỉ số của LC giữa các QT
Ri* * là tỉ số giữa LC với LKC
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy:
- Các giá trị thu được để đánh giá mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Sucess 120SC ở ba QT nghiên cứu là đáng tin cậy với
Biểu đồ 3.2. Sự chênh lệch giá trị LC giữa ba QT nghiên cứu với TTS Success 120SC
- Sử dụng giá trị giá trị LC, giới hạn 95% của LC với mức độ tin cậy , từ kêt quả trên chúng tôi nhận thấy mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với loại TTS Success 120SC giữa ba QT nghiên cứu là khác nhau, cụ thể dựa vào giá trị LC, giới hạn 95% của LC ta thấy độ mẫn cảm của loại ấu trùng này ở QT Song Phương là thấp nhất (LC = 7.464)sau đó đến QT An Bình (LC= 3.34) và QT Đình Tổ thì có độ mẫn cảm cao nhất (LC= 1.57)
- Sử dụng chỉ số Ri* * để đánh giá mức độ kháng của ấu trùng ruồi đục lá ở QT nghiên cứu là QT Song Phương, QT Đình Tổ và QT An Bình, cho thấy giá trị Ri* * của các QT lần lượt là: 7.22, 2.84 và 4.47. Như vậy từ kết quả này có thể đánh giá là ấu trùng ruồi đục lá ở 3 QT này chưa biểu hiện tính kháng với loại TTS có hoạt chất spinosad.
III.1.1.3. Kết quả thí nghiệm với thuốc Abamectin 1.8EC
Kết quả xác định mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae Blanchard tuổi 1 với TTS Abamectin 1.8EC của các QT nghiên cứu thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của LC và giá trị LC được trinh bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Kết Quả Giá trị LCvà LC của loại thuốc Abamectin 1.8EC thí nghiệm đối với ấu trùng ruồi đục lá ở các Quần thể nghiên cứu.
Quần thể
Số cá thể thử (n)
χ
thực
nghiệm
LCvà giá trị giới hạn 95% (dose×10)
Ri*
LC
Ri* *
Song phương
487
1.09
(3)*
5,17
(4,38- 6,08)
4.74
26,20
5,24
Đình Tổ
666
4.79
(3)*
1.44
(0.85 - 2.04)
1
13.14
2,63
An Bình
473
2.08
(3)*
3.56
(2.85- 4.30)
2.47
22.12
4,42
Chú ý: (...)* là Số bậc tự do, Ri* là tỉ số của LC giữa các QT
Ri* * là tỉ số giữa LC với LKC
Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy:
- Các giá trị thu được để đánh giá mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Abamectin 1.8EC ở ba QT nghiên cứu là đáng tin cậy với
Biểu đồ 3.3. Sự chênh lệch giá trị LC giữa ba QT nghiên cứu với TTS Abamectin 1.8EC
- Sử dụng giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LCđể đánh giá độ mẫn cảm giữa các QT nghiên cứu chúng tôi thấy:
giá trị LC của QT Song Phương lớn hơn so với 2 QT An Bình và Đình Tổ (gấp 1.45 lần so với QT An Bình và 3.6 lần so với QT Đình Tổ). Như vậy mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá của QT Song phương là thấp nhất so với QT An Binh và QT Đình Tổ với loại TTS này.Về mặt xác suất thấy không có sự gối lợp giá trị giới hạn 95% của LC ở ba QT trên chứng tỏ ấu trùng ruồi đục lá ở ba quần thể này có mức độ mẫn cảm khác nhau với loại TTS Abamectin 1.8EC.
- Sử dụng giá trị Ri* * để đánh ra mức độ kháng từ kết quả trên chúng tôi thấy ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT này chưa biểu hiện tính kháng với loại thuốc Abamectin 1.8EC.
III.1.1.4. Kết quả thí nghiệm với thuốc Forfox 400EC
Kết quả xác định mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae Blanchard tuổi 1 với TTS Forfox 400EC của các QT nghiên cứu thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của LC và giá trị LC được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết Quả Giá trị LCvà LC của loại thuốc Forfox 400EC thí nghiệm đối với ấu trùng ruồi đục lá ở các Quần thể nghiên cứu
Quần thể
Số cá thể thử (n)
χ
thực
nghiệm
LCvà giá trị giới hạn 95% (dose×10)
Ri*
LC
Ri* *
Song phương
508
1.66 (3)*
9.31
(8.03-10.62)
3.24
33.78
3.38
Đình Tổ
473
5.12
(3)*
4.22
(2.71 - 5.96)
1.47
20.34
2.03
An Bình
462
3.55 (3)*
2.87
(2.01 -3.95)
1
15.59
1.56
Chú ý: (...)* là Số bậc tự do, Ri* là tỉ số của LC giữa các QT
Ri* * là tỉ số giữa LC với LKC
Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy:
- Các giá trị thu được để đánh giá mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Forfox 400EC ở ba QT nghiên cứu là đáng tin cậy với
Biểu đồ 3.4. Sự chênh lệch giá trị LC giữa ba QT nghiên cứu với TTS Forfox 400EC
- Sử dụng giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LCđể đánh giá độ mẫn cảm giữa các QT nghiên cứu với độ tin cậy chúng tôi thấy kết quả LC của QT Song Phương lớn hơn hai quần thể An Bình và Đình Tổ rất nhiều (3.2 lần so với QT An Bình và 2.2 lần so với QT Đình Tổ) điều đó chứng tỏ tính mẫn cảm của ấu trùng ở QT Song Phương đã giảm sút mạnh hơn so với QT Đình Tổ và An Bình.
- Sử dụng giá trị Ri* * để đánh giá mức độ kháng của ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT nghiên cứu với loại thuốc này, từ kết quả ở bảng 3.1.4. chúng tôi nhận thấy ở cả ba QT này chưa biểu hiện tính kháng với thuốc Forfox 400EC.
III.1.1.5. Kết quả thí nghiệm với thuốc Trigard 75WP
Kết quả xác định mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae Blanchard tuổi 1 với TTS Trigard 75WP của các QT nghiên cứu thể hiện qua giá trị LC, giới hạn 95% của LC và giá trị LC được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết Quả Giá trị LCvà LC của loại thuốc Trigard 75WP thí nghiệm đối với ấu trùng ruồi đục lá ở các Quần thể nghiên cứu.
Quần thể
Số cá thể thử (n)
χ
thực
nghiệm
LCvà giá trị giới hạn 95% (dose×10)
Ri*
LC
Ri* *
()
Song phương
478
5.95
(3)*
5.16
(3.10-7.60)
1
26.59
10,64
Đình Tổ
505
2.01
(3)*
6.55
(5.44 -7.74 )
1.27
34.60
13,84
An Bình
464
1.72
(3)*
6.33
(5.28 -7.47)
1.23
29.43
11,77
Chú ý: (...)* là Số bậc tự do, Ri* là tỉ số của LC giữa các QT
Ri* * là tỉ số giữa LC với LKC
Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy:
- Các giá trị thu được để đánh giá mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá với thuốc Trigard 75WP ở ba QT nghiên cứu là đáng tin cậy với
Biểu đồ 3.5. Sự chênh lệch giá trị LC giữa ba QT nghiên cứu với TTS Trigard 75WP
- Sử dụng giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LCđể đánh giá độ mẫn cảm giữa các QT nghiên cứu với độ tin cậy kết quả là:
+ QT Song Phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 5.16×10, (3.10-7.60) ×10
+ QT An Bình có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 6.33×10, (5.28 – 7.47)× 10
QT Đình Tổ có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 6.55×10, (5.44 -7.74)× 10.
Như vậy QT Đình Tổ có giá trị LClớn nhất QT Song Phương có giá trị này nhỏ nhất, tuy nhiên về mặt xác suất thống kê chúng tôi nhận thấy giá trị giới hạn 95% của LCở ba QT này là có sự gối lợp nhau. Điều này chứng tỏ tính mẫn cảm với TTS Trigard 75WP của ấu trùng ruồi đục lá ở 3 QT nghiên cứu là không khác nhau.
- Sử dụng giá trị Ri* * để đánh giá mức độ kháng của ấu trùng ruồi đục lá ở 3 QT nghiên cứu với TTS Trigard, chúng tôi nhận thấy ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT nghiên cứu vẫn mẫn cảm với loại thuốc này.
* Tóm lại từ kết quả phân tích ở trên chúng tôi rút ra kết luận như sau:
+ Tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT nghiên cứu không có sự sai khác đối với hai loại TTS Sherpa 25EC và Trigard 75WP
+ Đối với TTS Forfox 400EC, Abamectin 1.8.EC và Success có sự sai khác tính mẫn cảm giữa các QT ấu trùng ruồi đục lá.
+ Trong 5 loại TTS làm thí nghiệm thì QT Song Phương đã thể hiện tính kháng cao với TTS Sherpa 25EC, với các loại TTS khác thì QT này vẫn có tính mẫn cảm cao.
+ Với 2 QT Đình Tổ và QT An Bình chúng vẫn mẫn cảm cao với 5 loại thuốc trừ sâu làm thí nghiệm.
III.1.2. Mức mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá dòng kháng với 5 loại TTS.
* Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả giá trị LC, LC của dòng chọn tạo với 5 loại TTS so với QT Song Phương.
Loại TTS thí nghiệm
LC và (giá trị giới hạn 95%) của
Ri*
Ri* *
Dòng chọn tạo
QT Song Phương
Sherpa 25 EC
158.94
(95.67-254.19)
51.161
(18.53-157.11)
3.1
153,85
Success
120 SC
19.74 ×10
(13.51- 29.72) ×10
7,464×10
(5,94- 8,91) ×10
2.64
4.74
Abamectin 1.8EC
14.802 ×10
(9.63-22.38) ×10
5,17×10
(4,38- 6,08) ×10
2.863
17.25
Forfox 400EC
11.29 ×10
(7.56-15.94) ×10
9.31×10
(8.03-10.62) ×10
1.21
5.71
Trigard 75WP
27.08 ×10
(14.89- 44.51) ×10
5.16×10
(3.10-7.60) ×10
5.25
38.45
Chú ý: Ri* là tỉ lệ LCcủa dòng kháng với LCcủa QT Song Phương
Ri* * (tỉ lệ giữa giá tri LCvới LKC)
Kết quả bảng trên cho ta thấy giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC với từng loại TTS của QT Song Phương và Dòng chọn tạo là:
- Đối với thuốc sherpa 25EC:
QT song phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 51.161 ×10, (18.53- 157.11)×10
Dòng kháng có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
158.942 , (95.696-254.189)
- Đối với Success 120SC:
QT Song phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 7,46×10, (5,94- 8,91)×10
Dòng kháng có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
×10, (13.508- 29.725) ×10
- Đối với Abamectin 1.8EC:
QT Song Phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
5,170×10, (4,378- 6,079)×10
Dòng kháng có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
14.802 ×10, (9.63-22.38) ×10
- Đối với TTS Forfox 400EC:
QT Song Phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
9,307×10 (8,034 -10,620)×10
Dòng kháng có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là:
11.29 ×10 (7.56-15.94) ×10
- Đối với TTS Trigard 75WP
QT Song Phương có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 5.16×10 (3.10-7.60) ×10
Dòng kháng có giá trị LC và giá trị giới hạn 95% của LC là: 2.70×10 (14.89- 44.51) ×10
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy
- Giá trị LC của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 3.1 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC có sự gối lợp chứng tỏ tính mẫn cảm với TTS Sherpa 25EC của ấu trùng ruồi đục lá ở hai QT này là không khác nhau.
- Giá trị LC của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 2.64 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Success 120SC là khác nhau.
Giá trị LC của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 2.86 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Abamectin 1.8EC là khác nhau.
Giá trị LC của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 1.21 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Forfox 400EC là không khác nhau.
Giá trị LC của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 5.25 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Trigard 75WP là khác nhau.
Như vậy theo phân tích ở trên và bảng 3.1.2 chúng tôi rút ra một số kết luận là:
- Độ mẫn cảm giữa dòng kháng và QT Song Phương đối với 3 loại TTS Success 120SC, Abamectin 1.8.EC và Trigard 75Wp là khác nhau.
- Đối với TTS Forfox 400EC thì độ mẫn cảm giữa hai dòng này là như nhau. Điều này cho ta thấy dòng kháng Cypermethrin không ảnh hưởng gì đến mức độ kháng với thuốc Forfox 400EC.
- Ấu trùng ruồi đục là của dòng kháng vẫn thể hiện tính mẫn cảm cao đối với 4 loại thuốc Success 120SC, Abamectin 1.8EC, Forfox 400EC và Trigard 75W, tuy nhiên so với QT Song Phương, tính mẫn cảm của dòng kháng có giảm nhưng chưa biểu hiện tính kháng.Điều này có thể được giả thích bởi lí do sau: Do tính kháng chéo gây nên, hoặc do các alen kháng với các TTS khác không có tác nhân chọn lọc, nên vẫn còn duy trì trong QT gốc.
III.1.3. Tình hình sử dụng TTS của nông dân tại những địa điểm nghiên cứu.
Sự hình thành tính kháng TTS ở côn trùng là một hiện tượng tiến hóa sinh học ở mức độ quần thể. Bản chất của hiện tượng này là sự thay đổi tần số alen dưới áp lực chọn lọc của TTS. Ở QT ngẫu phối, sau lần đầu tiếp xúc với TTS, trong QT đã có sự phân hóa về khả năng chống TTS, nguyên nhân là do sự sai khác tự nhiên có bản chất di truyền về độ mẫn cảm với TTS giữa các cá thể trong quần thể.
Trong sự hình thành và phát triển tính kháng thuốc, các loại TTS có vai trò là nhân tố chọn lọc. Áp lực chọn lọc càng lớn tần số alen kháng thuốc trong QT càng tăng, QT trở nên thích nghi hơn với TTS.
Việc sử dụng TTS đã quyết định đến áp lực chọn lọc và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tính kháng, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, độ bền vững và tính kháng chéo của tính kháng TTS. Sự khác nhau giữa các địa phương việc sử dụng TTS có khác nhau về chủng loại, tần suất, liều lượng phun và phương thức sử dụng nên đã tạo ra một áp lực chọn lọc là khác nhau. Nên tính mẫn cảm của côn trùng gây hại với từng loại TTS ở các địa phương khác nhau là khác nhau. Vì vậy để giải thích cho sự chênh lệch mức độ mẫn cảm của ruồi đục lá ở những QT nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về tình hình sử dụng TTS thông qua phiếu điều tra, hoặc phỏng vấn trực tiếp người dân ở các địa phương nghiên cứu, từ đó làm cơ sở để đánh giá áp lực của chọn lọc ở từng QT.
Kết quả điều tra được chúng tôi trình bày ở các bảng sau:
Bảng 3.7: Chủng loại TTS được nông dân sử dụng tại ba địa phương nghiên cứu:
Nhóm thuốc
Địa phương nghiên cứu
Song Phương
(n=30)
Đình Tổ
(n=25)
An Bình
(n=30)
Số hộ dùng
%
Số hộ dùng
%
Số hộ dùng
%
OP
1
3.30
2
8.00
-
-
Fipronil
5
16.67
-
-
-
-
Pyrthroid
26
86.70
10
40.00
2
6.67
BT
2
6.67
7
28.00
15
50.00
Carbamate
2
6.67
3
12.00
-
-
Abamectin
7
23.30
5
20.00
10
33.33
IRG
13
43.30
18
72.00
16
53.30
Oxadiazin
15
50.00
-
-
-
-
Cartap
2
6.67
-
-
-
-
Neo nicotinoid
3
10.00
-
-
-
-
Các nhóm khác
3
10.00
4
16.00
6
20.00
Từ kết quả điều tra ở bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy:
- Số lượng các thuốc trừ sâu thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau được nông dân ở các địa điểm nghiên cứu là khác nhau, cụ thể là nông dân ở Song Phương sử dụng tới 12 hoatj chất, nông dân thuộc Đình Tổ sử dụng 7 hoạt chất và nông dân ở AN Bình sử dụng 5 hoạt chất
- Trong số các nhóm TTS được nông dân dùng, chỉ có 4 nhóm TTS được nông dân cả ba địa điểm sử dụng đó là Pyrithroid, BT, Abamectin, IRG
- Trong số các nhóm TTS được các hộ nông dân sử dụng, tỉ lệ nhóm thuốc được nông dân sử dụng với tỉ lệ 50% số hộ điều tra sử dụng là khác nhau. Cụ thể là ở:
Song Phương có 2 nhóm thuốc là Pyrithroid: 86.70%, IRG: 50% số hộ dùng.
Đình Tổ có nhóm IRG: 72.00%
An Bình có hai nhóm BT: 50%, IRG: 53.30%
Kết quả này cho thấy áp lực của TTS lên sâu hại nói chung và ruồi đục lá nói riêng là khác nhau ở các địa phương khác nhau, điều này được thể hiện thông qua việc đánh giá tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá đuợc chúng tôi trinh bày ở phần trên.
* Phương thức sử dụng TTS của người nông dân kết quả điều tra được chúng tôi tổng hợp ở bảng 3.8:
Bảng 3.8: Phương thức sử dụng TTS
Địa điểm nghiên cứu
Cách sử dụng
Hỗn hợp (%)
Đơn lẻ (%)
Song Phương
85,60
13,40
Đình Tổ
65,33
34,67
An Bình
55,70
44.3
Từ kết quả bảng 3.8 cho thấy, các hộ nông dân chủ yếu dùng nhiều loại TTS cùng một lúc, như ở Song Phương số hộ dùng kiểu này chiếm tới 85.6%, ở Đình Tổ số hộ dùng hỗn hợp nhiều loại TTS chiếm 65.33% và sau đó đến An Bình số hộ dùng kiểu hỗn hợp là 55,7%.
Có hai điểm cần chú ý ở đây khi dùng hỗn hợp các loại TTS:
- Khi sử dụng hỗn hợp nhiều loại TTS có thể thuộc một nhóm thuốc, hay nhiều nhóm thuốc có cùng cơ chế tác động.
- Mặc dù sử dụng hỗn hợp nhiều loại TTS nhưng liều lượng và tần suất phun vẫn được giữ nguyên như khi sử dụng thuốc đơn lẻ.
Như vậy, liên tục cùng một lúc nhiều loại chất độc tác động đến côn trùng gây hại nói chung và loài ruồi đục lá nói riêng gây lên một áp lực chọn lọc lớn, điều này có thể tác động đến sự xuất hiện tính kháng, tính kháng chéo và tính đa kháng ở sâu hại và loài ruồi đục lá này.
* Tần suất phun TTS của nông dân: tần suất phun TTS trên cây rau, cây họ đậu của nông dân được chúng tôi thống kê bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tần suất phun và số lần phun TTS của nông dân ở các địa điểm nghiên cứu.
Chỉ tiêu
Địa điểm nghiên cứu
Song Phương
Đinh Tổ
An Bình
Số hộ nông dân sử dụng
%
Số hộ nông dân sử dụng
%
Số hộ nông dân sử dụng
%
Phun định kì
< 7 ngày/lần
10
33,33
7
28.00
0
0.00
>7-<10ngày /lần
15
50.00
18
72.00
7
23,33
>10ngày/lần
6
20.00
5
20.00
23
76,67
Số lần phun /một vụ rau
<7lần
7
23,33
5
20.00
25
83,33
>7-<10lần
15
50.00
13
52.00
5
16,67
>10- 15 lần
7
23.33
3
12.00
0
0.00
> 15 lần
3
10.00
0
0.00
0
0.00
Qua số liệu bảng 3.9 cho thấy:
- Tần suất phun <7 ngày/lần ở Đình tổ, có số hộ sử dụng tần suất này 28% số hộ, ở Song Phương số hộ phun với tần suất này là 33.33%, ở An Bình không có hộ nông dân nào sử dụng với tần suất này.
- Tần suất phun >7 ngày/lần <10 ngày/lần, nông dân ở Đình Tổ sử dụng với tần suất này chiếm tỉ lệ là cao nhất (72%), sau đó đến Song phương với tỉ lệ hộ dân sử dụng là 50%, người dân ở An Bình sử dụng với tần suất này là thấp nhất với tỉ lệ là 23.33%.
- Tần suất phun >10 ngày/lần, nông dân ở An Bình sử dụng với tần suất này chiếm tỉ lệ cao nhất (76.67%), sau đó đến Song Phương và Đình Tổ đều có tỉ lệ các hộ nông dân sử dụng như nhau là 20%.
Với số lần phun /1 vụ theo kết quả bảng 3.4.4 nhận thấy
Dưới 7 lần/1 vụ thì ở An Bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 83,33%, Đình Tổ chiếm tỉ lệ thấp nhất là 20%.
Tần suất phun > 7 lần /vụ < 10 lần/vụ cao nhất là Đình Tổ với 52%, sau đó là Song Phương 50% và thấp nhất là An Bình 16.67%.
Tần suất phun >10 lần/vụ <15lần/vụ thì ở Song phương chiếm tỉ lệ cao nhất là 23.33%, Đình Tổ là 12%, ở An Bình không có hộ nào sử dụng với tần suất này.
Với tần suất > 15 lần/vụ thì chỉ có ở Song Phương khoảng 10%.
* Từ kết quả điều tra tình hình sử dụng TTS của các hộ nông dân tại các địa điểm nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Tại Song Phương người nông dân tạo áp lực TTS với sâu hại nói chung và loại ruồi đục lá nói riêng là lớn nhất sau đó đến Đình Tổ và nông dân ở An Bình tạo áp lực TTS với sâu hại là thấp nhất
- Nhóm TTS gây áp lực lớn nhất với sâu hại mà được nông dân sử dụng ở các địa phương là khác nhau, cụ thể ở Song Phương nhóm thuốc gây áp lực lớn nhất với sâu hại là Pyrithroid, ở Đình Tổ và An Bình nhóm TTS gây áp lực lớn nhất đều là IRG.
III.1.4. Thảo luận
Các kết quả thí nghiệm đánh giá tính mẫn cảm ở các QT nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở những hiểu biết về di truyền tính kháng thuốc của côn trùng gây hại và dựa trên kết quả của việc điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ nông dân tại các địa điểm nghiên cứu.
* Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, mức độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT nghiên cứu là không có sự sai khác với TTS Sherpa 25EC.
Để giả thích cho kết quả trên, chúng tôi đưa ra những lí do sau đây:
+ Kết quả điều tra tình hình sử dụng TTS tại ba địa điểm nghiên cứu cho chúng tôi thấy, nông dân ở cả ba vùng đều sử dụng kết hợp nhiều loài TTS cho một lần phun với những kiểu tác động giống hoặc khác nhau, như ở Song Phương tỉ lệ các hộ dân sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho một lần phun là 85.6%, Đình Tổ số hộ dùng theo kiểu này là 65.33% và An Bình là 55.7%, điều này giải thích được một phần nào tính mẫn cảm của 3 QT với Sherpa là tương đương nhau.
+ Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng TTS Sherpa và các thuốc trong nhóm Pyr cũng như các TTS có cùng cơ chế tác động với loại thuốc này đã được xử dụng thường xuyên từ rất lâu ở cả ba QT. Vì vậy sự phát triển tính kháng cao với loại TTS này là điều dễ hiểu.
+ Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tính kháng với Pyr rất bền vững. Vì vậy, mức kháng Pyr vẫn rất cao, ngay cả khi áp lực chọn lọc của loại thuốc này với QT đã giảm xuống.
+ Các cơ chế kháng chéo giữa các nhóm thuốc OP, Pyr và Car cũng góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển tính kháng với Pyr ở ba QT nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi thấy rằng ở các QT nghiên cứu mức chịu áp lực với TTS Pyr ở ba QT là khác nhau vào thời điểm nghiên cứu, nhưng mức độ mẫn cảm với loại thuốc này vẫn không khác nhau.
* Mức độ mẫn cảm với Trigar 75WP ở ba QT nghiên cứu.
Theo kết quả ở phần 3.1.1 chúng tôi nhận thấy tính mẫn cảm với loại thuốc này của ấu trùng ruồi đục lá thuộc ba địa điểm nghiên cứu là như nhau điều này có thể giải thích dựa vào các lí do sau:
Dựa vào kết quả điều tra cho thấy, loại thuốc này không được nông dân ở các địa điểm nghiên cứu sử dụng. Lí do là loại TTS này chúng tôi thấy không có bán ở miền Bắc nước ta, tuy nhiên loại TTS này thuộc nhóm IRG cùng nhóm với Match, nên kiểu tác động của thuốc này có thể giống với những loại TTS cùng nhóm.
Theo kết quả điều tra tỉ lệ số hộ nông dân sử dụng nhóm IRG ở ba địa phương nghiên cứu là rất cao, được sử dụng nhiều nhất ở Đình Tổ 18 hộ chiếm đến 72 % số hộ điều tra, sau đó đến An Bình 16 hộ chiếm 53.30% và Song Phương 13 hộ chiếm 43.30%. Tuy nhiên tần suất sử dụng TTS ở các địa phương nghiên cứu là khác nhau (theo kết quả điều tra ở bảng 3.7)
.* Mức độ mẫn cảm với Success 120SC, Forfox 400EC và Abamectin 1.8EC của 3 QT ruồi đục lá nghiên cứu là khác nhau.
Sự khác nhau này theo ý kiến chủ quan của chúng tôi là có thể do sự sai khác vệ tần suất sử dụng TTS giữa các địa phương nghiên cứu, dẫn đến sự sai khác tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá tại các QT nghiên cứu
Điểm thứ 2 là success và Abamectin đều có nguồn gốc sinh học nhưng cơ chế gây độc cho loài ruồi này lại khác nhau, đây cũng có thể là căn cứ để giải thích được một phần nào về sự khác nhau về tính mẫn cảm với 2 loại thuốc này giữa 2 QT đó.
* Dựa vào kết quả so sánh tỉ số LC/LKC ở 3 QT nghiên cứu với thuốc có hoạt chất Cypermethrin, chúng tôi nhận thấy QT Song Phương đã kháng cao với thuốc Sherpa có hoạt chất Cypermethrin, QT Đình Tổ và QT An Bình vẫn mẫn cảm cao với loai TTS này.
Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Ngọc (2002), Lê Thị Kim Oanh (2003), Trần Phan Hữu (2004) và Mai Thị Thủy (2006) cùng trên một đối tượng, tuy nhiên tính kháng ở thời điểm này chúng tôi nghiên cứu có mức độ kháng cao hơn so với những năm trước thể hiện thông qua giá trị LC (giá trị này năm 2004 theo Trần Phan Hữu là 8.33×10, năm 2006 theo Mai Thị Thủy là 40.30×10, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 51.161×10). Vây theo tôi nguyên nhân dẫn đến tính kháng thuốc Sherpa 25EC ở QT Song Phương là:
Do đặc điểm di truyền tính kháng nhóm Pyrithroid là rất bền vững nên tính kháng thể hiện lâu dài kể cả khi áp lực của thuốc đã giảm.
Do loại thuốc này có cùng cơ chế tác động như với DDT và DDT đã được sử dụng từ lâu, nên ấu trùng ruồi đục lá ở QT Song phương đã thể hiện tính kháng cao vơi loại TTS này.
Nhóm thuốc này được người dân ở đây sử dụng tương đối phổ biến từ nhiều năm nay, cụ thể năm 2004 tỉ lệ số hộ sử dụng nhóm thuốc này là 30.% [3], 2006 tỉ lệ này là 80.% [8] và năm nay là 86.7% và với tần suất phun thườn xuyên, nên tạo áp lực với thuốc Sherpa trên QT Song Phương là rất mạnh. Dẫn đến sự chọn lọc QT, các cá thể có chứa gen kháng thuốc ngày càng thích nghi tỉ lệ sống sót của chúng càng cao khi liên tục sử dụng loại thuốc này trên QT. Điều này có nghĩa là tính kháng ở QT này ngày càng phát triển.
+ Đối với QT Đình Tổ và QT An Bình chưa thể hiện tính kháng với thuốc Sherpa 25EC nhưng cũng đã giảm tính mẫn cảm so với các thuốc khác. Vậy nguyên nhân nào mà ở những QT này chưa thể hiện tính kháng với hoạt chất Cypermethrin. Điều này có thể được chúng tôi giải thích như sau:
Từ kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng ở 2 địa phương này số hộ nông dân sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất Cypermethrin là thấp (ở Đình Tổ tỉ lệ là 40%, An Bình là 6,67%). Do vậy ở hai QT ruồi đục lá Đình Tổ và An Bình chưa thể hiện tính kháng với Sherpa 25EC.
* Ấu trùng ruồi đục lá ở ba QT Song Phương, An Bình và Đình Tổ vẫn chưa biểu hiện tính kháng với các thuốc Forfox, Abamectin, Success và Trigard. Mặc dù theo kết quả điều tra những loại thuốc này cũng được các hộ nông dân sử dụng rất đa dạng như ở Đình Tổ số hộ sử dụng loại Abamectin là 20%, sử dụng nhóm IRG số hộ dùng chiếm tỉ lệ 72%... ở An Bình số hộ sử dụng các loại thuốc này tương ứng là 53.3%, nhóm BT là 50%...[ theo kết quả điều tra tình hình sử dụng TTS chương III]. Vậy do đâu mà những QT vẫn chưa biểu hiện tính kháng với các nhóm thuốc này. Dựa vào những hiểu biết chúng tôi có thể đưa ra một số căn cứ sau:
Thứ nhất mặc dù số hộ nông dân sử dụng chủng loại TTS đa dạng tuy nhiên có thể do tần suất sử dụng TTS chưa đủ để gây nên áp lực chọn lọc để hình thành tính kháng.
Thứ 2 do tập quán sản xuất ở vùng nông thôn nước ta là nhỏ, lẻ mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng với diện tích canh tác từ vài chục m đến vài sào, việc tiến hành phun thuốc trừ sâu là không đồng thời giữa các hộ gia đình, đây là cơ hội cho cá thể mẫn sống sót và di nhập trong QT là nguyên nhân làm giảm tốc độ phát triển tính kháng.
* Đối với dòng kháng TTS có hoạt chất Cypermethrin được chúng tôi duy trì trong phòng thí nghiệm, không có hiện tượng di nhập gen, luôn có sự tác động của chọn lọc qua mỗi thế hệ. Áp lực chọn lọc tăng lên bằng cách nâng dần nồng độ thuốc qua mỗi thế hệ chọn lọc, cứ liên tục như vậy làm cho tần số alen kháng thuốc trong QT tăng dẫn đến tính kháng Cypermethrin đã phát triển mạnh trong dòng ruồi này và mạnh hơn cả các QT tự nhiên.
III.2.Tạo dòng kháng Cypermethrin
Chúng tôi tiến hành chọn tạo dòng kháng với thuốc có hoạt chất Cypermethrin với một số lí do sau:
+ Các TTS có hoạt chất này thuộc nhóm Pythroid có liên quan nhiều đến sự hình thành tính kháng và tính kháng chéo ở sâu hại.
+ Cần tiến hành nghiên cứu cơ chế di truyền tính kháng của ấu trùng ruồi đục lá với hoạt chất này.
Việc chọn tạo dòng kháng của ruồi đục lá với TTS có hoạt chất Cypermethrin được tiến hành bằng phương pháp chọn lọc QT dưới áp lực chọn lọc của TTS Sherpa 25EC. Trước tiên để xác định được liều nhằm loại bỏ cá thể mẫn chúng tôi dựa vào liều khuyến cáo của thuốc (0,05ml thuốc trong 100ml nước) và QT ở thế hệ xuất phát là QT tự nhiên ở Song phương. Những cá thể sống sót được chúng tôi giữ lại nuôi tạo thế hệ sau. Do quỹ thời gian có hạn chúng tôi mới chỉ chọn lọc tạo dòng kháng TTS có hoạt chất Cypermethrin đến thế hệ thứ 12. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.10: Kết quả chọn tạo dòng kháng TTS với hoạt chất Cypermethrin.
Thế hệ
Ngày lấy trứng
Nồng độ thuốc thử % (tương ứng với số ml thuốc Sherpar 25EC/100ml nước)
Tỉ lệ sống (%).
F
03/03/2009
0.05 ml Sherpar 25EC/100ml nước
93.71%
F
18/03/2009
0.10 ml Sherpar 25EC/100ml nước
88.01%
F
02/04/2009
0.20 ml Sherpar 25EC/100ml nước
62.64%
F
17/04/2009
0.30 ml Sherpar 25EC/100ml nước
77.38%
F
02/05/2009
1.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
60.44%
F
18/05/2009
2.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
60.55%
F
03/06/2009
3.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
55.63%
F
19/06/2009
4.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
49.64%
F
03/07/2009
5.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
46.61%
F
18/07/2009
6.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
41.70%
F
03/08/2009
7.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
42.05%
F
20/08/2009
8.00 ml Sherpar 25EC/100ml nước
41.16%
So với kết quả chọn tạo dòng kháng của Mai Thị Thủy thì tốc độ hình thành tính kháng kháng ở bảng trên là cao hơn, thể hiện thông qua áp lực của TTS và tỉ lệ sống sót của ấu trùng ruồi đục lá.Theo Mai Thị Thủy với nồng độ thuốc là 4% tỉ lệ sống sót của ấu trùng ruồi đục lá là 10.82%[8] theo kết quả bảng trên nồng độ thuốc là 4% thỉ tỉ lệ sống là 49.64% và với nồng độ thuốc là 8% thì tỉ lệ sống sót là 41.16%. Chứng tỏ khả năng chịu đựng với loại thuốc của ấu trùng ruồi đục lá là tăng lên đáng kể so với năm trước.
Nguyên nhân gây lên sự sai khác về tốc độ chọn lọc tính kháng của ấu trùng ruồi đục lá dòng chọn tạo của chúng tôi so với Mai Thị Thủy có thể là do ở địa phương này vẫn sử dụng các loại TTS có chứa hoạt chất Cypermethrin, nên đã làm tăng khả năng chống chịu với loại thuốc này, dẫn đến tốc độ chọn tạo dòng kháng thuốc có hoạt chất này lớn hơn với những năm trước.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu và những phân tích ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Ấu trùng ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard tuổi 1 của các QT tự nhiên: QT Song Phương, QT An Bình và QT Đình Tổ không có sự khác nhau về mức độ mẫn cảm với 2 loại TTS nghiên cứu là Sherpa 25EC và Trigard 75WP và chúng đã có mức độ mẫn cảm khác nhau với 3 loại TTS Success 120SC, Abamectin 1.8EC và Forfox 400EC.
* Ấu trùng ruồi đục lá của QT Song Phương đã thể hiện tính kháng cao với thuốc Sherpa 25EC, với 4 loại TTS còn lại thì vẫn thể hiện tính mẫn cảm cao. Ấu trùng ruồi đục lá của QT Đình Tổ và An Bình thì vẫn thể hiện tính mẫn cảm cao với 5 loại TTS nghiên cứu.
* Các hộ nông dân ở các địa điểm nghiên cứu đều sử dụng TTS với nhiều chủng loại, liều lượng cao, tần suất phun và phương pháp sử dụng còn tùy tiện không thống nhất.
Đề nghị
Với những kết luận trên chúng tôi đưa ra một số đề nghị sau.
Không sử dụng TTS có hoạt chất Cypermethrin để trừ sâu ở QT Song Phương vì ở QT này đã thể hiện tính kháng cao với loại TTS này.
Tiếp tục nghiên cứu tính mẫn cảm của ruồi đục lá ở nhiều QT khác nhau với nhiều loại TTS qua nhiều thế hệ
Rất cần thiết tạo một dòng mẫn cảm để đánh giá mức độ kháng của ruồi đục lá với các nhóm TTS và nghiên cứu cơ chế di truyền tính kháng ở loài ruồi này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Thị Loan, Tạ Toàn (1993), “Xác định mức độ và đặc điểm di truyền tính kháng TTS của muỗi Culex quinepue fasciatus Say”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, tháng 1/1993, 26-27.
Trần Bá Hoành (1985), Học thuyết tiến hóa, NXB Giáo Dục
Trần Phan Hữu, 2004, “Góp phần nghiên cứu ruồi đục lá AGROMYZIDAE hại rau ở vùng Hà Nội và phụ cận”, luận văn thạc sĩ khoa học sinh học ĐHKHTN
Lương Thị Liên, 2002, “Góp phần nghiên cứu tính kháng TTS và hiện tượng đa hình enzym esterase của ba QT sâu tơ ở ngoại thành Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học ĐHSP Hà Nội.
Đặng Thị Thanh Mai (2002), “Góp phần nghiên cứu tính kháng TTS của ba QT sâu tơ ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học Trường ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Thị Ngọc 2002, “Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số TTS đối với ruồi đục lá hại rau ở vùng Hà Nội và phụ cận”, Luận Văn Thạc Sĩ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp 1 – Hà Nội.
Tào Minh Tuấn, Đặng Hữu Lanh (2003), “Sử dụng giá trị tỉ lệ giữa LC và LKC để đánh giá tính kháng TTS của sâu tơ”, Báo cáo khoa học toàn quốc lần thứ 2 những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nhà xuất bản khoa học, Hà Nội. tr1053-1056.
Mai Thị Thủy, 2006 “Góp phần nghiên cứu tính kháng một số loại TTS của ba QT ruồi đục lá ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học ĐHSP Hà Nội.
Nguyễn Đình Thông, 2006, “Nghiên cứu đánh giá mức độ mẫn cảm với một số loại TTS của bọ phấn ở vùng Hà Nội và phụ cận”, Luận Văn Thạc Sĩ Nông nghiệp, Trường ĐHNN 1- Hà Nội.
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy, Giáo trình thuốc bảo vệ thực vật quản lý và sử dụng, 29- 49 (ĐHNN 1 Hà Nội).
Tạp chí chuyên ngành của Cục Bảo Vệ Thực Vật năm 2002 và năm 2003.
Tiếng Anh
Blair. D.Siegfried and Michael E.Scharf (2001) "Mechanisms of organophosphate resistance in insest, Biochemical of insecticide action and resistance" Springer Verlar Berlin Heidenberg, 269-293.
Cheng. E. Y, chou. T. M and kao. C. H. 91984), Insecicide resistance study in Plutella xylostella (L.), The induction cross resistance and Glutation-S- Transperance in relation to Mevinphos resistance, J, Agric, Res, China, 33-73.
Eckert. W.Joseph and sisler. D. hugh (2000), Genetic, biochemical, and physiological mechanisms of resistance to pesticides, The national academy of sciences, 45- 53.
FAO (1990), Reocomended methods for measurement of pest resistance for pesticides, plant protction bullentin, 76- 81.
Field L. M.Blackman R.L and Devonshire A.L (2001), “Evolution of amplified esterrase genes as a mode of insectiside resistance in Aphids” Biochemical sites of insectide action and resistance, Springen 209- 220.
Frederick. W, plapp. J. R (1986), Genetics and Biochemistry of insecticide resistance: strategies and tactic for management, National academy press, Washington D.C, 157- 169.
Georghou G.P.Alqel. Lagunes – Jejede (1991) “The occurrence of resistance to peticcides in Arthropods”, FAO,11-17 and 201-205.
Georghiou. P. George and Taylor. E. Charles (1986), Factores influencing the evolution of resistance, pesticide resistance: strategies and tactic for management, National acdemy press, Washington D.C
Gunning. V. Robin and Moores. D. Grahan, Insensitive Acetyl cholinesterase as sites for resistance to Organophosphates and Carbamates in insects: insensitive Acetyl cholinesterrase confers resistance in Lepidoptera, Biochemical sites of insecticidi action and resistance.
Hemingway. J (1983), Biochemical studies on Malathion resistance in Au. Arabiensts from Sudan, J, Iran of soia, Trop, Med and Hyg 71 (1), 106-109.
Heisswolf. S. Houding B.T and Deuter P.L (1986) “Adecate of intergrated pest management (IPM) in vegetable southern Queenland Australia”, Proceeding of the third internation workshop, Malaixia, 228- 233.
Mason, GA.M.W.Johnson and B.E. Tabashnik (1978) “Susceptibity of Liriomyza sativae and Liriomyza trifolii (Diptera: Agromyzidae) to permethrin and Fenvalerate” Entomological society America, pp, 1262- 1266.
Miyata. T, Saito. T and Noppun. V (1986), Studies on the machanism of DBM resistance to insecticide, DBM and other Crucifer pest, Proceedings of the second international worshop, Taiwan, Taiwan, 42,383-389
Motoyama. N, suganuma. T, and Maekoshi. Y (1990), Biochemical and physiological characteristics of insecticide, resistance in DBM, DBM management, Proceedings of the second internatonal worshop, Taiwan, 45: 415-418
Diamond back moth, Facully, Horti, Chiba Uni Japan, 45: 411- 418.
Pasteur. N and Singre.G (1975), Esterase polymophism and sensitivity of Dursban Organopphosphate insecticides in Culex pipiens populations, J, Bio, Gen, 13, 789- 803.
Sharma, R.K,A.Durazo and K.S. Mayberry (1980) “Leafminer control increaes summer squash yields” California Agriculture, 21- 22.
Scott. J. A (1995), The molecular genetics of resistance, resistance as a response to stress, Florida Entomologist, 78 (3), 388- 410.
Scott. J. G (2001), Cytocrom P mono oxygenases and insecticide resistance; Lesson from CYP6D1, Biochemical sites of imsecticide action and resistance springer, 255-363.
Shimabuku. R. S, Mau. R. F. L and Gusukuma. Minuto. L (1996), DBM. Feeding preference among commercial varieties of head cabbage, proceedings of the third international worshop, Kuala Lumper, Malaysia.
Sun. C. N, Wu. T. K, Chen. J. S and lee. W. J (1986), Insecticide resistance in DBM, DBM management, proceedings of the first international worshop, Tainan, Taiwan, 34: 359- 371
Tabashnik. B.E. and Cushing. N.L. (1987) “Leaf resdue as topical biosay, for assessing insecticide resistance in the DBM plutella xylostella” L, FAO plant prot, Bull (35) 13-14.
Tadashi Miyata, Virapong Noppun Testsuo Saito “Inherritance of resistance to phenthoate and Fenvalerate in Diamond back and Management of Insecticide Resistance”, Proceeding of the second International 1990. 447-482.
Yuhzoh Mori and Katsuki Imai “Indentification of mutation in the housetly para type sodium channel gene associated with knocdown resistance (kdr) to Pyrethroid insecticides” Mol.Gen. Genet 252; 51-60
Robert. M. May and Andrew. P. Dobson (1996), Population dynamics and the rate of evolution of pesticide resistance, Pesticide Academy Press, Washington, D.C, 170- 194.
Rueda and Shelton, Global crop pests, Cornell international for food, Agricultural development.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu tính mẫn cảm với một số thuốc trừ sâu của ấu trùng ruồi đục lá liriomyza sativae blanchard ở ba quần thể- Song Phương - Hà Nội, An Bình và .doc