Theo thang phân loại của Bộ Y tế cho thấy 96,1% sinh viên bình thường
theo chiều cao đứng, 95% bình thường theo cân nặng và 94,3% bình thường theo
vòng ngực trung bình. Các tỷ lệ trênkhá cao và hợp lý vì theo chúng tôi ngoại trừ
sinh viên một số trường như thể dục thể thao mới đặt ra yêu cầu chặt chẽ về thể
hình còn các trường khác, chiều cao, cân nặng hay vòng ngực trung bình không
ảnh hưởng đến việc học tập bao nhiêu. Nếu dựa theo quy định của Bộ Y tế là nếu
một trong ba tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình không đạt thì
kết luận không đạt về thể lực, kết quả cho thấy 87,9% sinh viên thuộc loại thể lực
bình thường, trong đó, nam chiếm 88,6% và nữ chiếm 87,3%.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỂ LỰC VÀ DINH DƯỠNG
CỦA SINH VIÊN MỚI VÀO TRƯỜNG
CỦA ĐẠI HỌC HUẾ
Lê Đình Vấn, Nguyễn Quang Bảo Tú
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh viên là một lực lượng nòng cốt của xã hội, lực lượng chính của sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chăm sóc sức khỏe của sinh
viên là một việc làm cần thiết trong đó đánh giá tình trạng thể lực và sức khỏe
trước khi vào trường Đại học là công việc không thể thiếu của bất cứ trường Đại
học nào. Đại học Huế cũng không thể nằm ngoài quy luật đó, vì vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới
vào trường của Đại học Huế” nhằm mục đích:
- Có được số liệu một số chỉ tiêu nhân trắc phổ biến của sinh viên giai đoạn
đầu thế kỷ 21
- Đánh giá tình trạng thể lực sinh viên mới trúng tuyển Đại học dựa vào
thang phân loại của Bộ Y tế.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên mới trúng tuyển theo chỉ số
khối cơ thể.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Sinh viên trúng tuyển kỳ thi đại học chính quy năm 2003 của
Đại học Huế.
- Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu ngang
- Mẫu nghiên cứu: chọn mẫu ngẫu nhiên các sinh viên đến khám sức khỏe
vào các buổi sáng. Số lượng mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 2284 sinh viên.
Các đối tượng này không bị các dị dạng hình thái hay bị bệnh mạn tính.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 10 năm 2003 trong đợt khám sức khỏe đầu
năm của sinh viên mới trúng tuyển.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thu thập gồm các biến số: tuổi, giới,
trường, chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình. Từ chiều cao và cân
nặng tính
chỉ số BMI theo công thức:
2H
WBMI
Trong đó W: cân nặng (kg) và H là chiều cao đứng (m)
- Đánh giá tình trạng thể lực theo bảng phân loại thể lực và bệnh tật của Bộ
Y tế [1] như trình bày ở bảng 1:
Bảng 1: Phân loại thể lực và bệnh tật của Bộ Y tế
Nam Nữ
Loại sức
khỏe Chiều
cao (cm)
Cân
nặng
(kg)
Vòng
ngực
(cm)
Chiều
cao (cm)
Cân
nặng
(kg)
Vòng
ngực
(cm)
Rất khỏe 160 47 80 152 43 75
Khỏe
156 -
159
45 - 47 77 - 79
149 -
151
42 - 43 73 -74
Trung bình
152 -
155
41 - 45 74 - 76
145 -
148
40 - 41 71 -72
Yếu
149 -
151
39 - 40 71 - 73
142 -
144
37 - 39 69 -70
Rất yếu < 149 < 39 < 71 < 142 < 37 < 69
- Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng theo BMI theo phân loại của tổ chức
Y tế thế giới như trình bày ở bảng 2 [3]:
Bảng 2: Tình trạng suy dinh dưỡng theo BMI
Phân loại BMI Phân loại BMI
Quá gầy < 16 Trung bình 18,5 - 24,99
Gầy 16 - 16,99 Thừa cân 25 - 29,99
Gầy nhẹ 17 - 18,49 Béo 30
- Xử lý số liệu bằng chương trình phần mềm SPSS 11.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
3.1. Số lượng sinh viên trong nghiên cứu
Bảng 3: Số lượng sinh viên theo giới và trường
GIỚI
TRƯỜNG
Nam Nữ
TỔNG
N 412 454 866
Khoa học
% 47,6 52,4 100,0
N 114 128 242
Kinh tế
% 47,1 52,9 100,0
N 39 34 73
Nghệ thuật
% 53,4 46,6 100,0
N 283 142 425
Nông lâm
% 66,6 33,4 100,0
N 102 338 440
Sư phạm
% 23,2 76,8 100,0
N 133 105 238
Y khoa
% 55,9 44,1 100,0
N 1083 1201 2284
Tổng
% 47,4 52,6 100,0
52.6%
47.4%
NU
NAM
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đối tượng theo giới
Mẫu nghiên cứu gồm có 2284 sinh viên trong đó có 1083 sinh viên nam
(47,4%) và 1201 sinh viên nữ (52,6%) (bảng 3). Tuổi trung bình của mẫu nghiên
cứu là 19,40 tuổi với SD là 1,26 năm, trong đó tuổi trung bình của nam sinh viên
là 19,65 tuổi và nữ sinh viên là 19,18 tuổi
3.2. Các chỉ tiêu nhân trắc:
Bảng 4: Chiều cao đứng, cân nặng, VNTB và BMI
Giới N X SD T P
Nam 1083 163,17 5,68
Cao đứng
Nữ 1201 152,83 5,39
44,63 < 0,01
Nam 1083 51,47 5,69
Cân nặng
Nữ 1201 44,80 5,03
29,55 < 0,01
Nam 1083 79,37 4,63
VNTB
Nữ 1201 77,17 3,80
13,31 < 0,01
Nam 1083 19,31 1,70
BMI
Nữ 1201 19,18 1,89
1,80 > 0,05
Chiều cao đứng của nam là 163,17 5,86 cm, nữ là 152,83 5,39cm, cân
nặng của nam là 51,47 5,69 kg và nữ là 44,80 5,03 kg, vòng ngực trung bình
của nam là 79,37 4,63 cm và nữ là 77,17 3,80 cm, BMI của nam là 19,31
1,70 và của nữ là 19,18 1,89
3.3. Phân loại thể lực theo thang phân loại của Bộ Y tế:
Bảng 5: Phân loại thể lực theo thang phân loại của Bộ Y tế
Kích thước
Rất
khỏe
Khỏe
Trung
bình
Yếu Rất yếu Tổng
N 1524 429 242 63 26 2284
Cao đứng
% 66,7 18,8 10,6 2,8 1,1 100,0
N 1585 316 269 76 38 2284
Cân nặng
% 69,4 13,8 11,8 3,3 1,7 100,0
N 1444 443 267 92 38 2284
VNTB
% 63,2 19,4 11,7 4,0 1,7 100,0
Kết quả cho thấy theo thang phân loại của Bộ Y tế đa số sinh viên thuộc
loại rất khỏe (66,7% theo chiều cao đứng, 69,4% theo cân nặng và 63,2% theo
vòng ngực trung bình), còn các loại khác tỷ lệ giảm dần từ khỏe đến yếu.
3.4. Phân chia thành hai loại (yếu và bt) theo ba kích thước chiều cao,
trọng lượng và vòng ngực trung bình:
Bảng 6: Phân loại thể lực theo hai loại yếu và bình thường
Giới Tổng
Chỉ tiêu
Nam Nữ N %
N % N %
Yếu 33 3,0 56 4,7 89 3,9
BT 1050 97,0 1145 95,3 2195 96,1
Chiều
cao
P < 0,01
Yếu 15 1,4 99 8,2 114 5,0
BT 1068 98,6 1102 91,8 2170 95,0
Trọng
lượng
P < 0,01
Yếu 95 8,8 35 2,9 130 5,7
BT 988 91,2 1166 97,1 2154 94,3 VNTB
P < 0.01
Chung Yếu 124 11,4 152 12,7 276 12,1
BT 959 88,6 1049 87,3 2008 87,9
P > 0,05
Nếu phân chia tình trạng thể lực thành hai loại bình thường gồm các loại
trung bình, khỏe và rất khỏe; yếu gồm yếu và rất yếu thì kết quả cho thấy: 96,1%
sinh viên bình thường theo chiều cao đứng, 95% bình thường theo cân nặng và
94,3% bình thường theo vòng ngực trung bình. Nếu tính chung cả ba tiêu chuẩn
thì có 87,9% sinh viên thuộc loại thể lực bình thường, trong đó nam chiếm 88,6%
và nữ chiếm 87,3%
3.4: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI (chỉ tính những sinh
viên > 17 tuổi):
Bảng 7: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Giới
Tình trạng dinh dưỡng
Nam Nữ
Tổng
N 0 1 1
Béo
% 0,0 0,1 0,05
N 5 6 11
Thừa cân
% .5 .5 0,5
N 734 724 1458
Trung bình
% 67,9 60,5 64,0
N 267 342 609
Gầy nhẹ
% 24,7 28,6 26,7
N 58 105 163
Gầy
% 5,4 8,8 7,2
N 17 19 36
Quá gầy
% 1,6 1,6 1,6
N 1081 1197 2278
Tổng
% 100,0 100,0 100,0
Kết quả cho thấy 64% có tình trạng dinh dưỡng bình thường, 0,55% sinh
viên thừa cân và béo, 35,45 % suy dinh dưỡng trong đó 26,7% suy dinh dưỡng
nhẹ.
4. BÀN LUẬN
4.1. Về chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình và BMI:
- Chiều cao đứng của nam là 163,17 5,86cm, nữ là 152,83 5,39cm,
thuộc loại trung bình thấp theo phân loại của thế giới [2], nam lớn hơn nữ khoảng
10cm tương tự các điều tra khác. So với số liệu của toàn quốc cho thấy nam sinh
viên cao hơn nam thanh niên toàn quốc (161,29 6,02), còn nữ sinh viên tương
đương nữ thanh niên toàn quốc (152,33 4,52) [4].
- Cân nặng của nam là 51,47 5,69 kg và nữ là 44,80 5,03 kg, nam sinh
viên nặng hơn nữ sinh viên với p < 0,01, thuộc loại nhẹ cân theo phân loại của
quốc tế [5]. So với số liệu toàn quốc cho thấy nam sinh viên nặng cân hơn nam
thanh niên toàn quốc (50,72 4,61kg), cân nặng nữ sinh viên tương đương nữ
toàn quốc (44,87 4,04kg).
- Vòng ngực trung bình của nam sinh viên là 79,37 4,63 cm lớn hơn
nam toàn quốc (77,38 4,32cm), vòng ngực trung bình nữ sinh viên là 77,17
3,80 cm, lớn hơn nữ thanh niên toàn quốc (76,0 5,86cm). [4]
- BMI của nam sinh viên là 19,31 1,70 và của nữ sinh viên là 19,18
1,89 sự khác biệt giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê. So với số liệu của
thanh niên toàn quốc cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (BMI nam
thanh niên 19,01 1,47 và BMI nữ thanh niên là 19,18 1,55) [4].
4.2. Về tình trạng thể lực theo thang phân loại của Bộ Y tế:
- Theo thang phân loại của Bộ Y tế cho thấy 96,1% sinh viên bình thường
theo chiều cao đứng, 95% bình thường theo cân nặng và 94,3% bình thường theo
vòng ngực trung bình. Các tỷ lệ trên khá cao và hợp lý vì theo chúng tôi ngoại trừ
sinh viên một số trường như thể dục thể thao mới đặt ra yêu cầu chặt chẽ về thể
hình còn các trường khác, chiều cao, cân nặng hay vòng ngực trung bình không
ảnh hưởng đến việc học tập bao nhiêu. Nếu dựa theo quy định của Bộ Y tế là nếu
một trong ba tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình không đạt thì
kết luận không đạt về thể lực, kết quả cho thấy 87,9% sinh viên thuộc loại thể lực
bình thường, trong đó, nam chiếm 88,6% và nữ chiếm 87,3%.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, không nên sử dụng danh từ “khỏe, rất khỏe...)
để xác định các giá trị của chiều cao cũng như cân nặng hay vòng ngực trung
bình. Cũng không cần phải phân chia thành nhiều loại mà chỉ cần chia thành hai
loại là đạt hay không đạt mà thôi.
4.3. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI:
Chỉ số khối cơ thể đã trở thành phổ biến trong những năm gần đây để
đánh giá một cách sơ bộ tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng đặc biệt là người
trưởng thành. Theo thang phân loại quốc tế cho thấy có 64,55% có BMI trên
ngưỡng kết luận suy dinh dưỡng (18,5 kg/m2). Có 35,45% thuộc nhóm suy dinh
dưỡng trong đó chủ yếu là suy dinh dưỡng nhẹ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng này là khá
cao, các trường đại học cần chú ý đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên nhiều
hơn vì tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập cũng như
khả năng sáng tạo của sinh viên rất nhiều. Chỉ có 0,55% có BMI nằm ở mức thừa
cân và béo phì, tỷ lệ này không đáng quan tâm.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của 2284 sinh viên mới trúng
tuyển đại học năm 2003 chúng tôi có một số kết luận như sau:
- Chiều cao đứng của nam sinh viên 163,17 5,86 cm, nữ là 152,83
5,39cm
- Cân nặng của nam là 51,47 5,69 kg và nữ là 44,80 5,03 kg
- Vòng ngực trung bình của nam sinh viên là 79,37 4,63cm nữ sinh viên là
77,17 3,80cm
- BMI của nam sinh viên là 19,31 1,70 và của nữ sinh viên là 19,18 1,89
- 87,9% sinh viên thuộc loại thể lực bình thường theo thang phân loại của
Bộ Y tế, trong đó nam chiếm 88,6% và nữ chiếm 87,3%.
- Có 35,45% sinh viên thuộc loại suy dinh dưỡng và 0,55% thuộc loại thừa
cân theo phân loại theo BMI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Phân loại thể lực và bệnh tật, theo quyết định ngày 15/8/1997
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Võ Hưng. Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1986)
3. Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tễ học dinh dưõng, Nxb Y học, Hà Nội
(1997)
4. Trịnh Văn Minh và cs. Báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ bản một số chỉ
tiêu sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, Trường Ðại học Y
khoa Hà Nội, Hà Nội (2000)
5. Nguyễn Xuân Phách. Thống kê Y học, Nxb Y học, Hà Nội (1995)
6. Nguyễn Quang Quyền. Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên
người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội (1974)
TÓM TẮT
Nhằm đánh giá tình trạng thể lực theo thang phân loại của Bộ Y tế và tình
trạng dinh dưỡng theo BMI của sinh viên năm thứ nhất Đại học Huế. Trên cơ sở
một cuộc điều tra ngang 2284 sinh viên gồm 1083 nam và 1201 nữ sinh viên tuổi
trung bình là 19,4 1,26 năm
Các kích thước chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình và BMI
được đo đạc và thống kê theo từng giới.
Kết quả cho thấy: theo thang phân loại thể lực của bộ Y tế cho thấy 87,9%
sinh viên có thể lực bình thường, theo phân loại dinh dưỡng theo BMI cho thấy
35,45% sinh viên năm thứ nhất bị suy dinh dưỡng và 0,55% thừa cân.
THE STUDY ON THE HEALTH AND NUTRIITION
OF THE FRESHMEN OF HUE UNIVERSITY
Le Dinh Van, Nguyen Quang Bao Tu
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
The aim of this study was to determine the robusticity and mutrition of the
new students in Hue University. Base on the section study of on 2284 students
(1083 males and 1201 females) age 19.4 1.26 years
Height, weight, thoracic circumferences are measured and and body mass
index (BMI) are calculated for each sexes.
The result showed that:87.9% students have the normal robusticity depend
on the classification of the health ministry, there are 34.55% student is
malnutrition and 0.55% student is overweight.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_bai13_6328.pdf