MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ IPTV 7
1.1 Khái niệm IPTV 7
1.2 Mô hình hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV 8
1.2.1 Mô hình kiến trúc: 8
1.2.2 Các dịch vụ cung cấp bởi IPTV: 9
1.3 Phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV 11
1.3.1 Tổng quan. 11
1.3.2 Mạng tổng thể IPTV 12
CHƯƠNG 2: CHUẨN DVB-IP 16
2.1 Cấu trúc hệ thống. 16
2.1.1 Mô hình lớp (Layer model): 16
2.1.2 Mô hình tham chiếu mạng đầu cuối (Home Reference Model) 19
2.1.3 Các module cho Home Network Element 22
2.2 Mô tả chi tiết hệ thống. 24
2.2.1 Hệ thống cổng mạng phân giao đơn (Single Delivery Network Gateway Scenario) 24
2.2.2 Các cổng mạng Phân tán. 25
2.2.3 Cổng mạng phân tán và HNED trong một hộp thiết bị. 25
2.3 Nhận dạng dịch vụ (Service Discovery). 25
2.3.1 Giới thiệu dịch vụ. 26
2.3.2 Sự phân mảnh của các bản ghi SD&S. 27
2.3.3 Các bước phát hiện dịch vụ. 29
2.3.4 Các điểm tiếp nhận phát hiện dịch vụ. 29
2.3.5 Thông tin nhận dạng nhà cung cấp dịch vụ. 31
2.4 Lựa chọn dịch vụ (Service Selection). 41
2.5 Phương thức truyền. 41
2.5.1 Giao thức quảng bá của thông tin SD&S. 42
2.5.2 Giao thức chỉ định (Unicast Delivery) của thông tin SD&S. 45
2.5.3 Yêu cầu chỉ phát ra trong một chu kỳ thời gian tối đa (Maximum Cycle Time). 47
2.5.4 Tín hiệu thay đổi 48
2.6 RTSP Client. 49
2.6.1 Sử dụng RTSP trong DVB. 49
2.6.2 Phiên truyền. 49
2.6.3 Thông tin dịch vụ. 49
2.6.4 Vấn đề bảo mật 50
2.6.5 DVB sử dụng các phương thức RSTP 51
2.7 Quá trình truyền MPEG-2TS. 52
2.7.1 Tóm lược về luồng truyền. 52
2.7.2 Giao thức điều khiển truyền thời gian thực- RTCP (Real-time Transport Control Protocol ) 54
2.7.3 Ghi nhớ thông tin dịch vụ (SI) 55
2.8 Các quy luật mạng. 55
2.8.1 Các ràng buộc bắt buộc. 56
2.8.2 Các ràng buộc. 56
2.9 Khỏi tạo và điều kiểm soát dịch vụ. 56
2.9.1 Đa dịch vụ. 56
2.9.2 Các dịch vụ Unicast 57
2.10 Chất lượng dịch vụ. 57
2.10.1 Tạo gói DSCP (DSCP Packet Marking) 58
2.11 Cấp phát địa chỉ IP và thời gian tồn tại dịch vụ (IP address allocation & Network Time Service). 59
2.11.1 Thông tin chuyển tiếp DHCP 59
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC HỆ THỐNG IPTV ÁP DỤNG TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 63
3.1 Mô hình hệ thống IPTV và trong EVN 63
3.1.1 Hệ thống Headend. 64
3.1.2 Hệ thống Middleware. 66
3.1.2 Hệ thống mạng phân phối nội dung (Content Ditribution Network) 69
3.1.3 Hệ thống quản lý bản quyển số (Digital Right Management) 72
3.1.4 Hệ thống Billing, VoD, STB (Set-top Box) 73
3.2 MÔ HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ TRONG IPTV 74
3.2.1 Cơ chế việc đăng ký người dùng. 74
3.2.2 Cơ chế hủy bỏ đăng ký dịch vụ IPTV 75
3.2.3 Cơ chế đăng ký kiểu thuê bao. 76
3.2.4 Cơ chế hủy thuê bao. 77
3.2.5 Cơ chế phân phối nội dung. 78
3.2.6 Cơ chế lấy nội dung. 79
3.2.7 Cơ chế xuất bản nội dung. 81
3.2.8 Cơ chế xuất bản EPG 82
3.2.9 Cơ chế VoD 83
CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN IPTV 85
4.1 Xu hướng phát triển IPTV trên thế giới 85
4.2 Xu hướng phát triển IPTV tại Việt Nam . 86
4.3 Những khó khăn và thuận lợi ban đầu khi triển khai IPTV tại Việt Nam . 87
4.3.1 Thuận lợi bước đầu. 87
4.3.2 Thách thức khi triển khai IPTV tại Việt Nam 89
4.3.3 Một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai IPTV tại Việt Nam 92
4.3.4 Đề xuất lộ trình phát triển IPTV ở Việt Nam 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADSL
Asymetric Digital Subcriber Line
Đường thuê bao số không đối xứng
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Kiểu truyền không đồng bộ
API
Application Programming Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
BSS
Billing Support System
Hệ thống hỗ trợ tính cước
CDN
Content Distribution Network
Mạng phân phối nội dung
CA
Certificate of Authority
Chứng chỉ nhận thực
CMS
Content Management System
Hệ thống quản lý nội dung
CPS
Content Processing System
Hệ thống xử lý nội dung
OMM
Operation and Maintenance Module
Module vận hành và bảo trì
DSM-CC
Digital Storage Media – Command and Control
Lệnh và điều khiển – Phương tiện lưu trữ số
DVB
Digital Video Broadcasting
Quảng bá Video số
DRM
Digital Rights Management
Quản lý bản quyền số
ISDN
Integrated Service Digital Network
Mạng số tích hợp đa dịch vụ
IPTV
Internet Protocol Television
Dịch vụ truyền hình Internet
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ
RTP
Real Time Transport Protocol
Giao thức truyền tải thời gian thực
RTSP
Real Time Streaming Protocol
Giao thức luồng thời gian thực
RTCP
Real Time Transport Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực
SL
Synchronization layer
Lớp đồng bộ hóa
SNR
Signal to Noise Ratio
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
STB
Set-top Box
Thiết bị thu nhận dịch vụ IPTV
TCP
Transmission Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền tải
TML
Transport Multiplexer
Lớp ghép kênh dòng truyền tải
UDP
User Datagram Protocol
Giao thức dữ liệu đồ người sử dụng
VoD
Video on Demand
Dịch vụ Video theo yêu cầu
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ IPTV (Internet Protocol Television)
IPTV (Internet Protocol Television) là dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng qua giao thức Internet với kết nối băng thông rộng. Nó thường được cung cấp kết hợp với VoIP, video theo yêu cầu . nên còn được gọi là công nghệ tam giác (dữ liệu, âm thanh và hình ảnh).
Khả năng của IPTV là vô hạn và hứa hẹn mang đến những nội dung kỹ thuật số chất lượng cao như video theo yêu cầu (VoD - Video on demand), hội thảo, truyền hình tương tác/trực tiếp, game, giáo dục từ xa, video blogging (vlog), tin nhắn nhanh qua TV .Tuy nhiên tại Việt Nam dịch vụ này vẫn chưa được biết đến một cách phổ biến.
Điểm đặc biệt của IPTV là sự tương tác giữa người xem và dịch vụ gia tăng. IPTV sẽ làm thay đổi thói quen xem truyền hình truyền thống bởi vì nó không chỉ cho phép khách hàng xem các chương trình, mà còn cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung mình muốn xem. Với IPTV, khách hàng có thể tiếp cận những dịch vụ tiên tiến nhất trên nền băng thông rộng như xem TV trực tiếp qua Internet (LiveTV), mua hàng qua TV, trò chơi trực tuyến (online game), điện thoại hình v.v
Khả năng ứng dụng IPTV ở Việt Nam
Để triển khai thành công một dịch vụ IPTV cần đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố: băng thông, nội dung và thị trường phát triển nhanh. Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực đồng thời nhu cầu về băng rộng đang gia tăng, số lượng thuê bao Internet nói chung và thuê bao ADSL nói riêng đang phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó, Việt Nam đã sẵn sàng về mạng lưới ADSL 2+ và FTTx và trên các mạng không dây thông qua Wifi từ các điểm truy cập công cộng (Hotspot). Do đó Việt Nam đã có đủ những yêu cầu cần thiết để bắt tay vào triển khai IPTV.
Mục đích của đề tài
Nội dung luận văn “Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” được thực hiện với mục đích nghiên cứu về cấu trúc của hệ thống IPTV, dựa trên những phân tích và đánh giá từ sự triển khai trong hệ thống mạng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đưa ra các phương án xây dựng mô hình hệ thống IPTV cũng như chất lượng dịch vụ IPTV như một xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam trong tương lai.
Luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về dịch vụ IPTV: Nội dung chương đưa ra khái niệm IPTV, mô hình hệ thống cung cấp dịch vụ, phương thức phát truyền tín hiệu của IPTV và liệt kê một số dịch vụ được cung cấp trong hệ thống.
Chương 2 Chuẩn DVB-IP: đưa ra khái niệm về dịch vụ truyền quảng bá tín hiệu video trên mạng IP. Trong chương này đưa ra các khái niệm và cấu trúc chung của hệ thống DVB và các công nghệ mang tính nền tảng cho dịch vụ IPTV.
Chương 3 Cấu trúc hệ thống IPTV áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Nội dung chương đưa ra cấu trúc mô hình của hệ thống IPTV, các cấu trúc của từng thành phần trong hệ thống. Đồng thời đưa ra các quá trình thủ tục xử lý các yêu cầu của mô hình IPTV tại EVN.
Chương 4 Xu hướng phát triển IPTV: Nội dung chương đưa ra các phân tích nhận xét, đánh giá từ kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn và đề xuất về lộ trình phát triển IPTV tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ và hỗ trợ hoạt động của hệ thống IPTV. Chức năng đầy đủ của phần quản lý hệ thống giống như là quản lý quyền và vai trò, quản lý tài nguyên, cấu hình hệ thống, giám sát hệ thống, quản lý cảnh báo và log và quản lý STB (Set-top Box).
Chức năng của SMS
Hệ thống quản lý nội dung (CMS): Hệ thống quản lý nội dung đáp ứng việc quản lý nôi dụng trong mô hình IPTV như quản lý mục, quản lý kênh, quản lý nguồn video, quản lý nhãn hiệu, logo cho các trạm TV, công bố và phát các nội dung, lập lịch nội dung, giám sát nội dung, quản lý thuế biểu, sắp xếp các chương trình quảng bá, sắp xếp việc chèn các chương trình quảng cáo, giải trí và thực thi các dòng công việc.
Chức năng của CMS
Hệ thống hướng dẫn chương trình điện tử (EPG): Hệ thống EPG bao gồm hai dịch vụ là dịch vụ Web và dịch vụ ứng dụng EPG (các dịch vụ có thể được thực hiện trên một máy chủ). Dịch vụ Web đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng và gửi các EPG tương ứng tới các người dùng. Nó tạo ra các mẫu EPG, thu thập thông tin EPG và thu các thông tin nội dung từ hệ thống quản lý nội dung (CMS) để tạo ra các trang EPG tương ứng theo các mẫu EPG. Dịch vụ ứng dụng EPG hoàn thành các yêu cầu dịch vụ của người dùng thông qua quá trình kết hợp với hệ thống quản lý nội dung và hệ thống dịch vụ truyền thông trong mô hình IPTV.
Chức năng của EPG
Yêu cầu và giải pháp kỹ thuật đối với hệ thống Middleware
Đây là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với người sử dụng. Middleware xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại một profile cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống.
Vai trò cốt lõi nhất của Middleware là đảm bảo thao tác giữa các phần của một chu trình dịch vụ truyền hình hoàn chỉnh. Trong môi trường video, chính Middleware cho phép đại diện dịch vụ khách hàng cung cấp cho thuê bao của họ các gói xem phim theo yêu cầu và truyền hình. Thêm nữa, cũng chính phần mềm này đã tạo kích hoạt cho các chức năng của hệ thống IPTV trên STB của thuê bao đó.
Middleware sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ một hoạt động độc lập nào trong hệ thống nhưng lại có khả năng liên hệ trực tiếp với từng thành tố để cung cấp các giải pháp. Phần mềm Middleware sẽ cung cấp các giao diện chương trình, cho phép kết nối với cơ sở hạ tầng sẵn có của nhà cung cấp cũng như hệ thống thanh toán/tính cước.
Hệ thống Middleware phải có khả năng hỗ trợ tính năng giải trí sau:
Hướng dẫn chương trình tương tác (Interactive Programming Guide - IPG).
Middleware phải có khả năng hỗ trợ IPG và cung cấp thông tin chương trình cho truyền hình kỹ thuật số và PPV. Giao diện và nội dung của IPG sẽ được lặp lại qua VoD, âm nhạc kỹ thuật số và danh mục nội dung cổng thông tin TV.
Middleware hỗ trợ tối thiểu thông tin chương trình trong 7 ngày và có khả năng truyền thông tin STB một bản tóm tắt chi tiết về mỗi chương trình.
Hệ thống Middleware phải hỗ trợ tính năng "picture-in-guide", cho phép người dùng có thể xem ti vi và được hướng dẫn đồng thời.
Phần mềm Middleware có khả năng cung cấp tính năng xem phim theo yêu cầu, hoàn toàn giống với VCR như thao tác bật xem, tạm ngừng, lùi nhanh về phía trước, tua nhanh lại và nhảy tới một thời điểm đặc biệt nào đó của bộ phim.
Middleware phải hỗ trợ các tính năng cho việc xem phim được thuận lợi hơn - video sẽ được phân mục thành những thể loại quen thuộc và rất chi tiết trong VoD IPG. Phần mềm hỗ trợ sử dụng công cụ tìm kiếm toàn diện hơn với chức năng tìm theo thứ tự abc dựa vào tên diễn viên hay tên tác giả, tiêu đề phim. Nhằm khuyến khích khán giả mua phim, người xem sẽ được xem qua các bản tóm tắt phim, xem trước các đoạn phim quảng cáo rồi mới quyết định có mua hay không.
Middleware cung cấp phương tiện dễ sử dụng và hiệu quả trong việc kiểm soát nội dung chương trình xem, kiểm soát parental và lịch sử tài khoản. Middleware hỗ trợ quyền kiểm soát của cha mẹ mà chỉ có thể truy cập vào thông qua số PIN của thuê bao.
Tương thích với STB của hãng thứ 3.
Hỗ trợ Tiếng Việt.
Các tính năng cần thiết khác.
Hệ thống quản lý Middleware cơ bản phục vụ cho những chức năng sau:
Hỗ trợ các thiết lập khai thác: xác định chu kỳ thanh toán của thuê bao, cài đặt các thông số cần thiết để việc cập nhật phần mềm được gửi tới STB, thiết lập số lượng STB tối đa cho mỗi thuê bao, chỉnh sửa và định rõ các ngôn ngữ cho phần mềm Middleware Client, kích hoạt gói xem phim theo yêu cầu (VoD), ...
Cung cấp các chức năng quản lý thuê bao: giám sát thuê bao và STB, giám sát dịch vụ cung cấp cho thuê bao, kích hoạt/bỏ kích hoạt chức năng giám sát của cha mẹ, cài đặt/thiết lập PIN, kích hoạt/bỏ kích hoạt dịch vụ, v.v...
Quản lý sản phẩm: xác định kênh, hướng dẫn, dịch vụ web, tải EPG, ...
Địng nghĩa gói và giá cước.
Quản lý nội dung.
Quản lý giao dịch.
Bảo mật, quy định mức độ truy cập với người dùng.
Tạo báo cáo.
3.1.2 Hệ thống mạng phân phối nội dung (Content Ditribution Network)
Cấu trúc hệ thống CDN cơ bản như hình dưới
Cấu trúc hệ thống CDN
Trong cấu trúc hệ thống như hình vẽ, hệ thống bao gồm nhiều cụm máy chủ video, hệ thống chấp nhận cấu trúc phân phối để thực thi việc phân phối nội dung và lập danh mục chương trình giữa các cụm máy chủ. Hệ thống CDN thông thường bao gồm một node trung tâm và một vài node bên cạnh. Mỗi node máy chủ VoD bao gồm một máy chủ quản lý và vài máy chủ VoD. Các máy chủ VoD trong mỗi node có thể được thêm vào một cách linh hoạt để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển trong mạng.
Các máy chủ VoD lưu trữ và thao tác trên các luồng Video, gửi các luồng Video và đáp ứng các yêu cầu VCR, trong cùng một thời điểm đồng thời đáp ứng các chức năng dịch vụ như là live TV, NvoD, Time Shift TV và NPVR. Các dung lượng lưu trữ trên đĩa cứng có thể được chia sẽ giữa các máy chủ VoD trong cùng một cụm máy chủ VoD.
Máy chủ quản lý trong node trung tâm được gọi là CDN manager, các máy chủ quản lý tại các nốt bên cạnh được gọi là CDN agent. Máy chủ quản lý CDN (bao gồm manager và agent) nhận các yêu cầu VoD từ người sử dụng, truyền các danh sách nội dung và quản lý các máy chủ VoD dựa trên chính sách cân bằng tải. CDN manager đáp ứng cho việc quản lý và phát hành toàn bộ nội dung và lập lịch giữa các node bên cạnh. CDN agent thực thi việc quản lý và phát hành nội dung bên trong mỗi node của mình và thực hiện cân bằng tải giữa các máy chủ.
Hệ thống CDN hỗ trợ các tính năng rất linh hoạt và thông minh trong mạng. Mỗi node có thể cung cấp đầy đủ chức năng dịch vụ của máy chủ VoD, nó có thể thêm, xóa hoặc thay đổi các chương trình bằng cách sử dụng các chương trình lưu trữ trong chính nó.
Cấu trúc mạng hai lớp
Node CDN trung tâm chứa các chương trình.
Node CDN bên cạnh xử lý các yêu cầu trực tiếp của người sử dụng.
Cấu trúc mạng đa lớp
Có rất nhiều mức của hệ thống CDN trung tâm: mức 1 trung tâm, mức 2 trung tâm và nhiều hơn nữa (không có giới hạn các mức), mỗi node trung tâm tại mỗi mức là tương đương nhau.
Node trung tâm ở mức một đáp ứng cho việc quản lý phân phối nội dung cho các node trung tâm ở mức hai. Các node trung tâm tại mỗi mức đáp ứng cho việc quản lý và phân phối nội dung tới các node bên cạnh cũng như việc phan tải giữa chúng.
Nội dung được phân phối giữa các node CDN trung tâm khác nhau.
Hệ thống CDN có chức năng quan trọng là việc phân phối nội dung, điều này được thể hiện ở việc phân phối PUSH, PULL và MIRROR
Phân phối kiểu PUSH có nghĩa là hệ thống có thể đẩy một chương trình từ node này sang node khác phụ thuộc vào các luật phân phối đã được định trước. Quá trình này có thể hoàn toàn thực hiện bằng tay.
Phân phối kiểu PULL được chấp nhận khi một node A không thỏa mãn yêu cầu của một thuê bao, node A sẽ kéo nội dung tương ứng từ một node trung tâm để phục vụ cho thuê báo đó.
Phân phối kiểu MIRROR nghĩa là việc phản chiếu và đồng bộ nội dung giữa các máy chủ Video được thiết lập bằng mỗi quan hệ tương phản giữa các máy chủ nguồn VoD và máy chủ đích VoD.
3.1.3 Hệ thống quản lý bản quyển số (Digital Right Management)
Việc xem và sao chép bất hợp pháp bất kỳ một nội dung nào có thể đặt ra vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ IPR và vấn đề bảo mật. Để đảm bảo việc truyền tải nội dung tới đúng người dùng và đảm bảo độ an toàn của các nội dung số hóa qua mạng, một phân hệ số tích hợp để quản lý quyền sử dụng (DRM) được cung cấp nhằm bảo vệ hệ thống trước các kẻ đột nhập và những người dùng bất hợp pháp muốn đánh cắp nội dung video số. Để có thể xem được một nội dung xác định, người dùng phải được chứng thực từ phân hệ DRM.
Hệ thống DRM phải cho phép việc giao tiếp 2 chiều trong mạng IP để tăng tính an ninh, đồng thời phải có khả năng mã hóa 25 kênh quảng bá hoặc nhiều hơn dùng các thuật toán mã hóa công nghiệp.
Hệ thống DRM hỗ trợ và có khả năng tích hợp với các hệ thống STB, máy chủ lưu trữ video, hệ thống đầu cuối, IPTV Middleware.
Hệ thống DRM sẽ bao gồm các máy chủ thực hiện các chức năng điều khiển, tạo và duy trì các khóa chứng thực PKI (Public Key Infrastructure), thực thi và ghi lại các giao dịch, chịu trách nhiệm về nội dung được mã hóa khi phân phát các nội dung đó, cung cấp giao diện an toàn giữa thiết bị khách hàng (STB) và các thiết bị khác của máy chủ DRM, quản lý các chìa khóa và cơ sở dữ liệu chứng thực cho khách hàng, máy chủ mã hóa theo thời gian thực DRM cho các nội dung quảng bá.
Hệ thống DRM phải hỗ trợ cả truyền thông đa điểm IPTV và VoD một cách nhất quán. Điều này được tạo ra từ các máy chủ mã hóa đã đề cập, bao gồm máy chủ chuyên cho mã hóa theo thời gian thực và mã hóa gián tuyến. Các nội dung video được mã hóa trước khi đưa vào hệ thống VoD. Nội dung được mã hóa trong hệ thống DRM phải có khả năng hỗ trợ các tính năng như: tua, tạm dừng, phát tiếp,...
DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB ở phía thuê bao. Việc bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình quảng bá được thực hiện bằng cách xen một thiết bị scrambler (trộn) vào giữa Headend và thiết bị mạng truy nhập. Nội dung quảng bá phải được mã hóa bởi thiết bị scrambler theo thời gian thực. Nội dung VoD được mã hóa trước khi lưu trữ trên máy chủ VoD.
Hệ thống DRM phải hỗ trợ đến 50.000 licence. Các bộ mã hóa thực hiện mã hóa số liệu CA (CA là một phần của PKI, CA cùng kiểm tra với RA để xác định thông tin được cung cấp từ một yêu cầu đã được chứng thực số).
3.1.4 Hệ thống Billing, VoD, STB (Set-top Box)
Hệ thống VoD: máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên máy dịch vụ và được truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này sẽ cung cấp những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind.
Các hệ thống máy chủ VoD phải có khả hỗ trợ truy nhập 24/7 vào các nội dung lưu trữ. Để đảm bảo an toàn, hệ thống máy chủ VoD phải có cấu hình dự phòng đầy đủ và được quản lý tập trung (và hỗ trợ quản lý tại chỗ).
Giải pháp VoD phải có khả năng cung cấp các tính năng quản lý nội dung cơ bản sau:
Các tác vụ quản trị nội dung.
Nạp các file chứa nội dung.
Sao chép các file chứa nội dung.
Lưu trữ các file chứa nội dung.
Xóa các file chứa nội dung.
Đăng ký cho file chứa nội dung.
Quản lý các nội dung đã được đăng ký.
Thiết lập lịch trình quảng bá nội dung.
Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Bao gồm các máy chủ thực hiện quản lý thiết bị mạng, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng và tính cước. Hệ thống được lắp đặt tại Hà Nội. Hệ thống quản lý mạng phải có khả năng quản lý tối thiểu 50.000 STB Lisence, quản lý các nút mạng, quản lý Middileware,....
Hệ thống thiết bi đầu cuối Set-top Box (STB): Được đặt tại phía khách hàng, cung cấp các ứng dụng truyền thông và giải trí, hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như Internet và thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm client Middleware của nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client, điều đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽ lưu trên STB.
3.2 MÔ HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ TRONG IPTV
3.2.1 Cơ chế việc đăng ký người dùng
Cơ chế đăng ký User
Khách hàng đến trung tâm điều hành yêu cầu kích hoạt dịch vụ IPTV. Người điều hành truy nhập vào hệ thống OSS (Operation Support System) và điền những thông tin cần thiết cho việc cấp phát một tài khoản.
Người điều hành cấp một tài khoản cho khách hàng và xác định rõ các thông tin liên quan nhưng chưa kích hoạt tài khoản.
Hệ thống Middleware SMS cấp một nguồn STB cho khách hàng.
Hệ thống Middleware SMS trả lại thông tin đăng ký tài khoản người dung cho nhà điều hành.
Nhân viên kiểm tra đến nơi người sử dụng và cài đặt STB.
Nhân viên kiểm tra tài khoản với các dịch vụ miển phí, và đảm bảo rằng STB kết nối tốt với hệ thống IPTV.
Sau khi cấu hình xong, nhân viên kiểm tra sẽ gửi báo cáo lên nhà điều hành. Người điều hành sẽ truy nhập vào hệ thống OSS để kích hoạt tài khoản đó.
Hệ thống Middleware SMS điều chỉnh trạng thái của khác hàng thành “activated”.
Hệ thống Middleware SMS gửi thông báo đến người điều hành thông báo tài khoản đã được kích hoạt.
3.2.2 Cơ chế hủy bỏ đăng ký dịch vụ IPTV
Cơ chế huỷ bỏ User
Người dùng đến trung tâm điều hành yêu cầu hủy bỏ sử dụng dịch vụ IPTV. Người điều hành truy nhập vào hệ thống OSS và gửi yêu cầu hủy bỏ tài khoản.
Hệ thống Middleware SMS đánh giá nếu người dùng đang sử dụng dịch vụ.
Hệ thống SMS báo tin đến DSS-CDN dừng dịch vụ VoD nếu người dùng đang sử dụng dịch vụ đó.
Hệ thống DSS-CDN báo cho máy chủ VoD dừng dịch vụ đó.
Hệ thống SMS kiểm soát việc thanh toán cước của người dùng đó.
Người dùng thanh toán các cước phí dựa vào kết quả kiểm tra trên.
Sau khi người dung đã thanh toán, hệ thống SMS điều chỉnh chế độ tài khoản đó bị khóa.
Hệ thống SMS gửi thông tin tới người điều hành thông báo đã khóa tài khoản đó.
3.2.3 Cơ chế đăng ký kiểu thuê bao
Cơ chế đăng ký thuê bao
Khác hàng truy nhập vào hệ thống EPG từ STB của họ và xem các chương trình, các kênh, ... mà họ muốn sử dụng.
Hệ thống EPG gửi yêu cầu của khách hàng tới SMS.
SMS nhận thức trạng thái của khách hàng.
SMS nhận thực nội dung khách hàng yêu cầu.
Và kiểm tra xem có xung đột nào không.
SMS kiểm tra cước của nội dung yêu cầu.
Khấu trừ cước cho nội dung đó nếu tài khoản là trả trước.
SMS tạo ra CDR cho mức phí này.
Nó tạo ra thông tin mức phí cho khách hàng.
SMS gửi hướng dẫn tới hệ thống DRM/CA và xác thực khách hàng để xem chương trình đã mã hóa này.
Hệ thống DRM/CA gửi ECM (Entitlement Control Message) của nội dung thuê bao tới STB (STB có thể sử dụng khóa riêng để giải mã ECM và giải mã luồng Video đó để hiển thị).
SMS trả lại kết quả thuê bao này tới EPG.
EPG trả lại kết quả này tới khách hàng.
3.2.4 Cơ chế hủy thuê bao
Cơ chế huỷ thuê bao
Người dùng khởi đầu một yêu cầu hủy bỏ thuê bao tới EPG.
EPG đẩy yêu cầu này tới SMS.
SMS xác nhận trạng thái người dùng, xác nhận trạng thái nội dung và xác nhận mối liên hệ của thuê bao.
Kiểm tra và hoàn trả cước phí nếu một số chương trình người dung đăng ký mà chưa sử dụng.
SMS xác định quá trình hiệu lực của sự thuê bao này.
SMS gửi hướng dẫn đến hệ thống DRM/CA và hủy bỏ nhận thực của người dùng này khi xem các chương trình mã hóa.
Hệ thống DRM/CA xóa bỏ EMM (Entilement Management Message) về kênh, chương trình trong STB của người dùng.
SMS trả lại kết quả cho EPG.
EPG trả lại kết quả này cho người dùng.
3.2.5 Cơ chế phân phối nội dung
Cơ chế phân phối là cơ chế mà CMS báo cho CDM manager truyền nhưng tệp nội dung từ máy chủ VoD nguồn đến máy chủ VoD đích. Bởi vì cơ chế không cần độ ưu tiên cao nên có thể thực hiện không cần thời gian thực.
CMS gửi yêu cầu phân phối nội dung.
CDN manager kiểm tra hạn ngạch đã đầy hay chưa, băng thông truyền dẫn vào khoảng trống lưu trữ còn hay không và nội dung đấy có tồn tại hay không.
Nếu không thỏa mãn yêu cầu, CDN manager sẽ gửi báo lỗi lên CMS.
Nếu đã thỏa mãn, CDN manager lập lịch và lên kế hoạch đăng ký nội dung trong cơ sở dữ liệu của CMS, và gửi thời gian cần đến CMS.
CMS điêu chỉnh trạng thái thành đang hoạt động phân phối.
Phụ thuộc vào thời gian trên biểu mẫu mà CDN agent lập kế hoạch truyền file và thực hiện chức năng này trong giao diện của máy chủ VoD.
Đích của máy chủ VoD gửi yêu cầu FTP tới máy chủ nguồn VoD.
Máy chủ nguồn VoD truyền file và máy chủ đích VoD nhận file này.
Sau khi kết thúc truyền, máy chủ đích VoD gửi thông điệp thành công đến các CDN agent.
CDN agent gửi thông báo cho manager là quá trình đã thành công.
CDN manager cập nhật thông tin nội dung vào cơ sở dữ liệu của CMS.
CDN manager gửi thông báo quá trình thực hiện phân phối nội dung thành công đến CMS.
CMS điều chỉnh trạng thái nội dung thành đã được phân phối.
Cơ chế phân phối nội dung
3.2.6 Cơ chế lấy nội dung
Khi máy chủ VoD hỗ trợ lấy nội dung trong thời gian thực và xem nó trong cùng một thời điểm, EPG có thể chuyển dịch vụ đến máy chủ VoD gần nhất và đang trống. Do đó CDN manager phải tìm được máy chủ VoD còn trống và phù hợp phụ thuộc vào kế hoạch lấy nội dung. Nội dung được đẩy tới node yêu cầu và được lưu và bộ đệm, trong lúc đo cung cấp nội dung đến STB. Khi mà toàn bộ nội dung đã được lưu giữ tại node đó nó có thể được chia sẽ cho các STB khác.
Cơ chế lấy nội dung
STB gửi yêu cầu nội dung đến máy chủ VoD1 bao gồm cả mã nhận dạng của nội dung.
Nếu không có nội dung trên máy chủ VoD1 thì CDN agent1 tương ứng sẽ gửi yêu cầu nội dung đó đến CDN manager.
Tùy thuộc và cơ chế lấy nội dung, VoD manager sẽ tìm máy chủ VoD2 phù hợp để cung cấp nội dung đó, thông báo đến CDN agent1 và trong quá trình đó cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu phân phối nội dung.
CDN agent1 điều khiển VoD server1 gửi yêu cầu truyền file.
VoD server2 gửi file nội dung đến VoD server 1 và nội dung đó được lưu trong bộ đệm.
VoD server1 gửi file đến STB và thực thi nội dung file.
Khi người dùng kết thúc dịch vụ này, VoD server1 gửi yêu cầu kêt thúc nội dung đến VoD server2.
Khi toàn bộ nội dung đã được truyền và lưu trên VoD server1, những STB khác trong node này có thể chia sẻ nội dung này.
3.2.7 Cơ chế xuất bản nội dung
Cơ chế xuất bản nội dung
CMS gửi yêu cầu xuất bản một nội dung.
CDN manager kiểm tra hạn ngạch đã đầy hay chưa, băng thông truyền dẫn vào khoảng trống lưu trữ còn hay không và nội dung đấy có tồn tại hay không.
Nếu không thỏa mãn yêu cầu, CDN manager sẽ gửi báo lỗi lên CMS.
Nếu đã thỏa mãn, CDN manager lập lịch và lên kế hoạch đăng ký nội dung trong cơ sở dữ liệu của CMS, và gửi thời gian cần đến CMS.
CMS điều chỉnh trạng thái của nội dung thành đang xuất bản.
Phụ thuộc vào thời gian trên biểu mẫu mà CDN agent lập kế hoạch truyền file và thực hiện chức năng này trong giao diện của máy chủ VoD.
Máy chủ VoD gửi yêu cầu FTP.
Máy chủ VoD lưu lại nội dung file.
Sau khi truyền file xong, VoD gửi tín hiệu thành công đến CDN agent.
CDN agent gửi thông báo tới manager quá trình xuất bản thành công.
CDN manager cập nhật thông tin nội dung trong cơ sở dữ liệu của CMS và ghi lại thông tin dung lượng.
CDN manager thông báo với CMS quá trình xuất bản nội dung thành công.
CMS điều chỉnh trạng thái nội dung thành đã được xuất bản.
3.2.8 Cơ chế xuất bản EPG
Cơ chế xuất bản EPG
Nhà điều hành thực thi việc quản lý các mục (thêm vào, xóa, điều chỉnh và bảng giá các mục), quản lý kênh, quản lý chương trình thông qua CMS.
CMS gửi thông báo về sự thay đổi các mục, kênh và chương trình tới hệ thống EPG, do đó hệ thống EPG có thể cập nhật EPG phụ thuộc vào những chính sách đảm bảo.
Trong khi nhận nhưng thông tin cập nhật, EPG gửi thông báo xuất bản thành công tới CMS.
3.2.9 Cơ chế VoD
Cơ chế VoD
Khách hàng đề nghị chương trình VoD thông qua STB.
EPG gửi yêu cầu đó tới hệ thống quản lý dịch vụ bao gồm user ID, địa chỉ IP, program ID.
SMS kiểm tra khách hàng có thuê bao chương trình đó không và chương trình đó có nằm trong mục giới hạn hay không.
SMS gửi thông báo kết quả kiểm tra tới EPG.
Nếu người dùng chưa đăng ký chương trình này, EPG sẽ quay lại bước đăng ký thuê bao.
EPG phân biệt chương trình có thuộc mục hạn chế hay không dựa vào kết quả trả về từ SMS. Nếu chương trình không nằm trong mục hạn chế và người dùng không ở trang trạng thái hủy bỏ giới hạn, EPG sẽ đến cơ chế hủy bỏ hạn chế.
Nếu người dùng đề nghị chương trình này, EPG sẽ gửi yêu cầu URL tới DSS-CDN.
CDN sẽ chuyển hướng các chương trình phụ thuộc vào cơ chế cân bằng tải, và tạo ra các mã nhận thực phục thuộc vào các thuật toán mã hóa.
DSS-CDN gửi các thông tin định hướng URL bao gồm cả mã nhận thực.
EPG gửi đường dẫn chương trình tới STB.
STB kiểm tra lại dịch vụ từ CDN agent phụ thuộc vào đường dẫn nhận được.
Các Agent điều chỉnh cân bằng tải giữa các node và điều chỉnh đường dẫn tới máy chủ VoD.
Máy chủ VoD nhận thực lại yêu cầu này, nếu là các yêu cầu không hợp lệ máy chủ VoD sẽ từ chối dịch vụ này.
Nếu là yêu cầu hợp lệ, VoD sẽ hỏi lại dịch vụ này từ DSS-CDN.
DSS-CDN chuyển yêu cầu tới SMS.
Bản ghi SMS bắt đầu dịch vụ và gửi kết quả tới DSS-CDN.
DSS-CDN chuyển kết quả tới VoD.
VoD sẽ cung cấp chương trình cho STB nếu DSS-CDN gửi kết quả thông báo thành công. Nếu DSS-CDN gửi kết quả lỗi, VoD vẫn có thể cung cấp chương trình. Trong trường hợp này, máy chủ sẽ ghi lại các thông tin và gửi thông báo tới SMS thu nhập thông tin cơ bản và các chính sách đặc biệt.
Chương trình này được giải mã bởi CW (Control Word), nó được tạo ra bởi ECM cùng với EMM.
Khi người dùng kết thúc dịch vụ, STB sẽ gửi thông tin kết thúc tới VoD.
VoD gửi yêu cầu kết thúc tới DSS-CDN.
DSS-CDN chuyển yêu cầu tới EPG.
DSS-CDN chuyển yêu cầu tới SMS.
SMS đưa ra bản ghi thông tin trong yêu cầu.
SMS trả lại kết quả cho DSS-CDN.
DSS-SDN gửi kết quả tới VoD.
CHƯƠNG 4: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN IPTV
4.1 Xu hướng phát triển IPTV trên thế giới
Hiện nay, nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới đã quyết định đầu tư cho IPTV và truyền hình tương tác, cho dù hiện tại trên toàn cầu có chưa đến 10 triệu thuê bao. Lý do là IPTV có tiềm năng và lợi nhuận rất to lớn
Khả năng của IPTV gần như là vô hạn và nó hứa hẹn hứa hẹn mang đến những nội dung kỹ thuật số chất lượng cao như video theo yêu cầu (VoD - Video on demand), hội thảo, truyền hình tương tác/trực tiếp, game, giáo dục từ xa, video blogging (vlog), tin nhắn nhanh qua TV...
Dù mới đang ở trong giai đoạn đầu phát triển, hơn 240 nhà cung cấp dịch vụ đã phát hành IPTV. Tính đến tháng 1/2006 đã xuất hiện 1.200 kênh truyền hình miễn phí trên Internet. Công ty nghiên cứu thị trường Infonetics (Mỹ) dự đoán số người sử dụng IPTV sẽ tăng lên 53,7 triệu và đạt doanh thu 44 tỷ USD vào năm 2009. Hãng ABI Research còn mạnh dạn hơn khi tuyên bố sẽ có khoảng 120 triệu thuê bao vào năm 2010.
Châu Âu, Trung Đông và châu Á sẽ là những khu vực dẫn đầu về doanh thu IPTV. Riêng châu Á - Thái Bình Dương hiện mới chỉ thu hút vỏn vẹn một triệu khách hàng nhưng hãng nghiên cứu thị trường IDC khẳng định con số này sẽ tăng lên 20 lần trong vòng 3 năm tới.
Trước đây, công nghệ này gần như không thể hoạt động được do tốc độ kết nối quay số quá chậm. Nhưng trong vài năm nữa, IPTV sẽ trở nên thịnh hành bởi hơn 100 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới đã đăng ký thuê bao băng thông rộng. Các nhà cung cấp dịch vụ coi IPTV như một cơ hội để tăng doanh thu trên thị trường và là vũ khí lợi hại chống lại sự bành trướng của truyền hình cáp.
Nhiều công ty viễn thông đang tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để phân phối IPTV, nhưng bài toán đặt ra là làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu về băng rộng. Hiện tại, một số công nghệ nén mới nhất đã có mặt trên thị trường, giúp họ dễ dàng truyền tải video theo định dạng MPEG-4 chất lượng cao.
Một vấn đề khác là lợi nhuận trung bình còn tương đối thấp và niềm hy vọng được đặt vào doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích nghi ngờ tính hiệu quả của việc quảng bá thương hiệu trên IPTV do người sử dụng có thể tua nhanh hoặc thực hiện bất cứ thao tác nào để không phải tốn thời gian xem những đoạn họ không thích.
Một số hãng cung cấp dịch vụ cũng đang dự định phát sóng chương trình kèm quảng cáo đối với thuê bao giá rẻ, như dưới 25 USD/tháng và cung cấp nội dung không có hoặc có rất ít quảng cáo cho những thuê bao chịu trả trên 80 USD.
Theo đó, phát triển song song với hiện tượng "văn hóa clip", IPTV sẽ mang đến cho khán giả một cái nhìn đa chiều cùng những hình thức giải trí và cập nhật thông tin phong phú, đa dạng. Thông tin có thể được truy cập tại nhà, văn phòng, trên đường đi, thậm chí cả... trên không. Trên thực tế từ năm 2007 hãng hàng không Singapore đã cung cấp dịch vụ IPTV cho một số chuyến bay nhất định.
4.2 Xu hướng phát triển IPTV tại Việt Nam
Tại triển lãm VietComm 2006, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, IPTV sẽ mở ra con đường mới trong truyền thông. Cơ hội cho phát triển dịch vụ này tại Việt Nam là rất lớn và đã hội tụ đủ các điều kiện để triển khai.
Trong mấy năm gần đây, IPTV đã bắt đầu thu hút sự quan tâm, đầu tư của một số nhà cung cấp dịch vụ như Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã cung cấp 26 kênh truyền hình miễn phí. SPT cung cấp cho khách hàng dịch vụ truyền hình di động với nhiều gói dịch vụ khác nhau. FPT cũng đã cung cấp dịch vụ IPTV miễn phí cho các thuê bao ADSL với 40 kênh truyền hình trong và ngoài nước... song đó mới chỉ là sự khởi động và đây vẫn là một dịch vụ tiềm năng.
Đã có rất nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnh tranh nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng thông rộng với chất lượng cao và giá rẻ. Họ cũng đã nhận ra xu hướng phát triển của truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu, và đang có những bước đi mạnh mẽ. Một số website cung cấp thử nghiệm các chuơng trình truyền hình trực tuyến của VietNamNet, Công ty VTC, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận số lưọng truy cập rất lớn, cho thấy sức hấp dẫn của dịch vụ này đối với công chúng.
Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có FPT Telecom là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên chính thức khai thác và cung cấp dịch vụ IPTV trên hệ thống mạng băng rộng ADSL/ADSL 2+ từ ngày 03/03/2006 sau một năm thử nghiệm và hiện tại đã có 500 khách hàng thử nghiệm đầu tiên. FPT Telecom đã mua các thiết bị nhận sóng từ vệ tinh để truyền trên mạng và cũng đã ký kết bản quyền từ VTV và HTV để phát sóng 32 kênh truyền hình trên Internet để phục vụ cho các khách hàng của FPT. Hiện FPT đang tìm kiếm các phương thức hợp tác tương tự như với VTC để có thêm một số kênh phim truyện của đài này. Với một thuê bao ADSL 2+ của FPT, khách hàng có thể xem một lúc 3 kênh truyền hình đồng thời. Hiện FPT đang có gần 100.000 thuê bao ADSL, FPT sẽ cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng IPTV cho các khách hàng này. Năm vừa qua, FPT chỉ triển khai thử nghiệm IPTV trên 8,000 khách hàng. Bắt đầu từ tháng 9, sau khi tích hợp thêm một số dịch vụ mới, IPTV sẽ bắt đầu triển khai trên diện rộng. Dự kiến từ nay đến cuối năm tăng tổng số khách hàng IPTV lên 20,000 khách hàng
Hiện tại, các doanh nghiệp khác như Viettel và VNPT cũng đang ráo riết chuẩn bị cho quá trình triển khai dịch vụ IPTV.
4.3 Những khó khăn và thuận lợi ban đầu khi triển khai IPTV tại Việt Nam
4.3.1 Thuận lợi bước đầu.
Điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV là sự tương tác giữa người xem với chương trình. Điều này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng, làm thay đổi căn bản quan niệm về truyền hình.
IPTV không đơn thuần là một dịch vụ mà còn là sự đột phá trong công nghệ truyền hình. Nó bao gồm tổng thể chuỗi dịch vụ gia tăng tương tác người dùng. Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình muốn xem, khách hàng còn có thể tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game online, mua hàng qua TV v..v..
Điều thuận lợi cơ bản để IPTV phát triển mạnh tại Việt Nam, có thể dẫn đến bùng nổ trong tương lai là số lượng người sử dụng Internet lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh và thói quen sử dụng dịch vụ tích hợp trên IPTV của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài cho thấy người châu Á thích máy tính hơn ti vi. Họ làm được nhiều thứ với máy tính như lướt web, chơi game online, nghe nhạc…Điều này khác hẳn với những người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ hay có thói quen trên ghế sô-fa với máy thu hình. Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng có xu hướng tích hợp PC và máy thu hình.
Nhằm phân tích nhu cầu của thị trường tại Việt Nam, nhà cung cấp nội dung VASC đã đã tổ chức một cuộc thăm dò nhu cầu tại 04 thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Mục tiêu của cuộc thăm dò nhằm nghiên cứu thị trường trên các mặt: tìm hiểu thói quen giải trí các loại của công chúng; tìm hiểu mức độ chấp nhận của công chúng đối với dịch vụ truyền hình trực tuyến, video theo yêu cầu và các các dịch vụ giá trị gia tăng của IPTV: ý tưởng, giá cả; dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV; phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất các định hướng kinh doanh cho dịch vụ.
Kết quả thăm dò nhu cầu thị trường: Xã hội càng phát triển, nhu cầu giải trí của người dân càng cao. Hầu hết các gia đình đều đã có TV và đầu đĩa DVD, VCD, CD. Thói quen xem TV/phim, nghe nhạc tại nhà chiếm phần lớn thời gian giải trí. Tại 4 thành phố được khảo sát, gần 1/3 người dân có nhu cầu truy cập Internet và khoảng 1/8 dân chúng có thói quen xem phim tại rạp và chơi video game. Một nửa đối tượng khảo sát có đăng ký sử dụng truyền hình cáp/kỹ thuật số cho thấy người dân rất hứng thú với các loại hình dịch vụ giải trí truyền hình. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ là khác nhau, nhưng xét một cách tổng thể thì các nhà cung cấp dịch vụ TH cáp/KTS đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu giải trí truyền hình của khách hàng. Gần một nửa khách hàng hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ nhờ sự đa dạng về các kênh và chương trình truyền hình, 1/4 còn lại hài lòng về chất lượng nội dung chương trình. Trong khi đó có khoảng 1/3 khách hàng mong đợi có thêm nhiều kênh truyền hình, thuyết minh và phụ đề tiếng Việt. Chi phí cho dịch vụ giải trí truyền hình hiện tại vào khoảng 46.000 đồng. Mức chi thấp nhất là TP. Đà Nẵng gần 26.500đ, và cao nhất là Hải Phòng, 69.000đ. Cảm nhận về dịch vụ IPTV: Ý tưởng cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet (IPTV), video theo yêu cầu (VoD) và các dịch vụ cộng thêm của IPTV (như: truy cập Internet và email trên Tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện thoại VoIP, chức năng ghi chương trình, chơi game) được đông đảo khách hàng quan tâm.
Nếu căn cứ trên thói quen giải trí tại gia đình của đại đa số người dân thì nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV là rất cao, và việc phát triển nội dung cho các dịch vụ IPTV có thể bắt đầu triển khai ngay từ thời điểm này, càng sớm càng tốt. Như vậy, xét trên góc độ nhu cầu thị trường, đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ IPTV có khả năng giải trí thuận tiện, chất lượng.
Thói quen của khách hàng theo độ tuổi
Mức độ chấp nhận của khách hàng đối với IPTV
Cho đến nay, thị trường băng rộng tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ nhu cầu và còn rất nhiều tiềm năng. Số lượng thuê bao băng rộng của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 200.000 với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ VNPT, FPT Telecom, Viettel, SPT, ... Dự kiến đến cuối năm 2006, số lượng thuê bao băng rộng của Việt Nam sẽ đạt khoảng 300.000 và đến 2008 số lượng này sẽ phát triển lên tới 800.000 - 1.000.000 thuê bao. Đồng thời với việc triển khai các công nghệ hữu tuyến xDSL/PON và công nghệ vô tuyến băng rộng (WiFi/WiMAX, CDMA, ...) của các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam cùng với sự chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước phát triển trên thế giới. Mạng NGN sẽ cho phép triển khai các dịch vụ đa dạng với giá thành thấp, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu từ các dịch vụ truyền thống ngoài ra NGN được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, có được sự thống nhất mạng hữu tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây. Với những ưu điểm trên thì IPTV lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bảo đảm cho sự thành công của loại hình dịch vụ mới này.
Với nhận định: IPTV Truyền hình của tương lai, ông Bùi Thiện Minh-Phó giám đốc tập đoàn VNPT đã đưa ra ý kiến: “Chất lượng là chìa khoá đầu tiên để IPTV phát triển , trong đó băng thông đường truyền là thách thức lớn. Khi có các giải pháp hữu hiệu thì việc triển khai sẽ thành công”.
4.3.2 Thách thức khi triển khai IPTV tại Việt Nam
Ở thời kỳ mà cả thế giới đều đang nỗ lực để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thì IPTV đang nổi lên như là một thị trường “blue ocean”, thuật ngữ chỉ thị trường chưa được khai phá. Để thực hiện dịch vụ IPTV cần rất nhiều phần mềm, và để hỗ trợ dịch vụ một cách ổn định thì việc cung cấp các trang thiết bị phần cứng là điều bắt buộc. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký sáng chế và hiện đang sở hữu nhiều sáng chế liên quan đến IPTV nhất nên Hàn Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào dịch vụ này. Nếu Hàn Quốc thành công trong việc thương mại hóa các công nghệ chưa được thử nghiệm trên thế giới thì triển vọng xuất khẩu các công nghệ trong nước cũng sẽ trở nên lớn hơn. Nhưng không phải chỉ có các ý kiến lạc quan. Xuất phát chậm và sự dè chừng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện nay đang phủ bóng đen lên tương lai của IPTV.
Công nghệ và chuẩn.
Trong 3 năm qua đã diễn ra rất nhiều tranh luận về việc có cho phép triển khai IPTV hay không và nếu có thì theo cách thức nào nên việc triển khai dịch vụ này đã chậm hơn rất nhiều so với các nước khác, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới. Ví dụ cụ thể là Việt Nam đã đi sau các nước khác cả về công nghệ, thiết bị cũng như tiêu chuẩn. Một khó khăn khác là các nhà cung cấp IPTV phải đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình mặt đất theo thời gian thực nhưng quá trình này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu được thương mại hóa khi chưa thể cung cấp các chương trình truyền hình theo thời gian thực, IPTV sẽ không thu hút được người sử dụng. Do vậy, đã có ý kiến cho rằng IPTV có thể sẽ bị người sử dụng quay lưng lại như truyền hình DMB vệ tinh và không đem lại lợi nhuận.
Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới IPTV và phát triển công nghệ liên quan từ năm 2002. Trong khi vấp phải các rắc rối trong việc xây dựng hệ thống và luật hóa các quy định thì các nước trên thế giới đã lần lượt triển khai IPTV. Tại Pháp, Ý và Nhật Bản, IPTV đã trở thành một dịch vụ truyền hình phổ biến và đang thu hút được rất nhiều người sử dụng. Thêm vào đó thì việc nội dung chương trình vẫn chưa được bảo đảm đã càng làm tăng thêm các ý kiến lo ngại.
Một vấn đề nữa đó là chúng ta phải xem xét về khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ IPTV của mạng viễn thông Việt Nam. Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện được. Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng vai trò tiên quyết, bởi vì chỉ với mạng băng rộng mới có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ băng thông theo yêu cầu cho các dịch vụ IPTV (như truyền hình, Video, Games, v.v...). Do IPTV yêu cầu truyền nội dung theo thời gian thực và sử dụng Internet Protocol, nó sẽ rất dễ bị mất gói tin hay bị trễ. Nếu kết nối IPTV không đủ nhanh, việc mất hay vỡ hình có thể sảy ra. Vài năm gần đây, xu hướng truyền hình Internet thể hiện rõ trên một số tờ báo điện tử. Đài truyền hình tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm các dịch vụ truyền hình IP để cung cấp các chương trình truyền hình cho người xem qua mạng Internet. Tuy nhiên, tất cả đều đang gặp phải những vấn đề chung - chất lượng tín hiệu. Nguyên nhân bởi những yếu tố về kĩ thuật như chuẩn nén, định dạng, tốc độ chưa tương thích với đường truyền…
Trong cuộc chạy đua triển khai IPTV, do môi trường cạnh tranh, vấn đề chính đối mặt với IPTV là chưa có các tiêu chuẩn. Cho tới nay, chưa có giải pháp tiêu chuẩn hoá nào cho một hệ thống đầu cuối- tới-đầu cuối để phân phát nội dung qua IP. Hiện tại, tất cả các hệ thống IPTV đang hoạt động đều đang vận hành như các mạng khép kín. Các thành phần hệ thống được mua từ các nhà cung cấp khác nhau, được kết hợp với nhau để bảo đảm tính tương tác rồi được đưa vào phục vụ. Có thể thấy biểu hiện rõ ràng nhất của việc không có tiêu chuẩn này là khi chọn các hộp set top. Nhà sản xuất các hộp set top phải thiết kế chúng để hoạt động được với nhiều nhà cung cấp phần mềm, phần trung, với nhiều nhà cung cấp CA/DRM với nhiều sơ đồ nén khác nhau và với nhiều mạng truy nhập khác nhau. Số lượng các hoán vị là quá lớn không thể đếm xuể.
Thí dụ, có các hệ thống IPTV hiện tại đang sử dụng MPEG-2, MPEG-4AVC (H.264), Windows Media 9 VC1, và vô số các phiên bản nén video độc quyền khác, đều được tiếp thị cho IPTV.
Một lĩnh vực khác mà các tiêu chuẩn là tối quan trọng, đó là đối với chất lượng dịch vụ (QoS) và các metric cần thiết để tạo ra một thiết kế chuẩn cho đo thử QoS từ đầu cuối-tới-đầu cuối, trong đó phải tính đến toàn bộ lưu lượng. Một số tổ chức như ATIS (Liên minh về các Giải pháp Công nghiệp Viễn thông) và ITU (Liên minh Viễn thông quốc tế) đã tuyên bố rằng họ sẽ phát triển các tiêu chuẩn cho IPTV; tuy nhiên còn có nghi ngờ là liệu việc triển khai ấy có thúc đẩy nhanh hơn việc tạo ra các tiêu chuẩn mới này hay không.
Hơn một năm vừa qua, IPTV FPT cũng đang tìm tòi thử nghiệm dịch vụ trên hạ tầng của mình và thử nghiệm các công nghệ khác nhau đã gặp phải rất nhiều khó khăn về áp dụng công nghệ, cũng như vận hành công nghệ trên hạ tầng tại Việt Nam.Thời gian đầu thừ nghiệm, ở một số khu vực nhất định mà hạ tầng chưa đáp ứng, một số khách hàng đã gặp phải những phiền toái nhất định của dịch vụ (như là tín hiệu không chuẩn, hay nhiễu, hay gián đoạn v..v...). FPT Telecom đã phải đầu tư nâng cấp hạ tầng và tạm dừng triển khai tại các khu vực khó khăn để đảm bảo chất lượng.
Cung cấp và bảo mật nội dung
Việc triển khai IPTV thực tế lại phức tạp hơn dự đoán ban đầu. Những khó khăn về kỹ thuật là điều khó tránh khỏi nhưng các vấn đề về quy định thì rất khó lường. Trong khi các cơ quan pháp luật băn khoăn nên quản lý truyền hình Internet thế nào, thì các nhà cung cấp nội dung lại quan tâm đến chuyện làm sao để thu lợi tốt nhất trên thị trường mới mẻ này.
Cùng với vấn đề công nghệ, phát cái gì, có bản quyền hay không?... Người dùng có dễ dàng tiếp nhận hay không cũng là những thách thức không nhỏ với những nhà cung cấp dịch vụ IPTV và cả những nhà quản lý nội dung Internet. Một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thông thường chỉ cung cấp hệ thống truyền dẫn nhằm trợ giúp đưa nội dung đến người sử dụng. Nhưng như vậy sẽ là không đủ, các nội dung vẫn kém phong phú do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không có độ chuyên nghiệp khi đảm nhận cả chức năng sản xuất nội dụng của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông.
Khả năng nhận được các giấy phép nội dung từ các chủ sở hữu nội dung có tính chất quyết định đối với các chương trình triển khai của nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Chủ sở hữu nội dung muốn được bảo đảm rằng nội dung của họ không bị sao chép lậu từ thời điểm rời khỏi tay họ đến khi nó được kết thúc tại các hộp set top của các thuê bao. Để có được sự bảo đảm đó, nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh rằng mình đang cung cấp một hệ thống truy nhập hoàn toàn có điều kiện và một hệ thống quản lý quyền hạn số từ đầu cuối tới đầu cuối. Đồng thời, tất cả các thành phần liên quan đến mạng phân phối IPTV phải tương thích với hệ thống CA/DRM. Có nghĩa là nền tảng video tạo luồng, nền tảng VOD, phần trung và hộp set top của thuê bao đều hoạt động theo hệ thống CA/DRM.
Quá trình khoá mã phải bảo đảm chắc chắn rằng nội dung vẫn được khoá và an toàn khi nó di chuyển từ một thiết bị này sang thiết bị kế sau, đồng thời phải bảo đảm rằng các chức năng phụ như dừng, tua nhanh, tua lại v.v… phải làm việc tốt.
Vấn đề đầu tư tài chính và thói quen của người Việt Nam
Đó là chưa kể, khó khăn tài chính cũng như trong việc xử lí công nghệ phía người dùng. Thay vì mua một chiếc anten với giá trên dưới 50 ngàn đồng về lắp vào tivi, IPTV cần người dùng trang bị nhiều thiết bị hơn, chưa kể phí dịch vụ nếu có và sử dụng cũng phức tạp hơn so với thao tác bật - tắt đơn thuần. Thiết bị đầu cuối cần thiết cho các thuê bao IPTV không đa dạng và có giá thành tương đối cao so với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam. Ví dụ như phải có các thiết bị đầu cuối như: Modem ADSL2+, Bộ giải mã Set-Top Box do FPT cung cấp có giá khoảng: 990.000 VNĐ (đối với Set-Top-Box- đã bao gồm 10%VAT). Và đặc điểm rất khó bỏ của tâm lý của người Việt Nam đó chính là thích tiện ích nhưng ngại trả tiền và thói quen sử dụng dịch vụ không mất phí.
Vậy cần phải làm gì để có thể thu được những hiệu quả mà IPTV dự kiến sẽ mang lại?
4.3.3 Một số vấn đề cần giải quyết khi triển khai IPTV tại Việt Nam
IPTV không đơn thuần là số hoá và đưa nội dung chương trình truyền qua Internet . Truyền hình truyền thống đưa ra nhiều kênh nội dung và người xem chuyển qua lại giữa các kênh để tìm nội dung mình thích. Ngược lại với IPTV cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung gì mình muốn xem. Như vậy việc xây dựng nội dung là đặc biệt quan trọng đối với loại dịch vụ này.
Ở Châu Âu, khách hàng có thể trả cho dịch vụ IPTV vào khoảng 30-40 USD/ tháng. Với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam, họ không thể trả cho nhà cung cấp dịch vụ cao như vậy. Muốn thành công thì phải có một chiến lược riêng để triển khai tại thị trường Việt Nam dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người, và đưa ra một mức giá có thể chấp nhận được.
Xét trên khía cạnh công nghệ, xu hướng hiện nay là sự hội tụ của nhiều công nghệ để đưa ra những loại hình dịch vụ tổng hợp (như kết hợp các dịch vụ thoại, số liệu và băng rộng) cho khách hàng, đồng thời tận dụng được những cơ sở hạ tầng sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư nâng cấp. Dịch vụ IPTV chính là một sản phẩm của khả năng tích hợp và hội tụ khi mà chỉ với một thiết bị đầu cuối khách hàng có thể sử dụng khoảng 6-7 loại hình dịch vụ con (truyền hình quảng bá, truyền hình theo yêu cầu, điện thoại thông thường, điện thoại IP, điện thoại truyền hình, truy cập Internet, v.v...). Hơn nữa việc áp dụng công nghệ để triển khai những dịch vụ với các chi phí nhỏ, tối ưu hoá hạ tầng viễn thông sẵn có sẽ tăng sức cạnh tranh khi mà thời gian gia nhập WTO của Việt Nam đang đến gần.
Việc triển khai dịch vụ IPTV sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc mạng của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải có kế hoạch triển khai nâng cấp hạ tầng mạng đáp ứng nhu cầu băng thông cho dịch vụ cả trong mạng trục, mạng kết tập và mạng truy cập. Việc tính toán băng thông cũng như dự báo nhu cầu dịch vụ là công tác cần xem xét trong quá trình xây dụng và triển khai dịch vụ.
Khi tính toán băng thông mạng để triển khai cung cấp dịch vụ IPTV nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Chọn chuẩn mã hóa:
- MPEG-2 : 3.5-5Mbps/kênh truyền hình chuẩn (STV)
- H.264 (MPEG-4 part 10): 2Mbps/STV
8-12Mbps/kênh truyền hình phân giải cao (HDTV)
Như vậy, nếu dùng chuẩn mã hóa H.264 băng thông mạng sẽ được tiết kiệm hơn, nhưng giá thành một bộ STB/H.264 lại đắt hơn STB/MPEG-2. Lợi về băng thông cho nhà cung cấp dịch vụ, nhưng chi phí đầu tư ban đầu của khách hàng cao.
Ảnh hưởng của dịch vụ IPTV chủ yếu đến băng thông mạng kết tập và mạng truy cập, đồng thời phụ thuộc vào số lượng kênh IPTV phát trên mạng.
Với dịch vụ IPTV, cần tối ưu việc sử dụng băng thông bằng cách thiết kế mạng với điểm sao chép luồng multicast (leaf multicast) càng gần khách hàng càng tốt, hướng tới khả năng chỉ thực hiện sao chép nội dung multicast tại cổng vào nhà thuê bao. Vì vậy việc tính toán băng thông mạng là hết sức cần thiết.
Băng thông mạng cần đáp ứng cho dịch vụ IPTV: Tổng số kênh IPTV xác định tổng băng thông mạng cần để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: nếu có 100 kênh IPTV phát trên mạng được mã hóa bằng H.264 (2Mbps/STV), thì yêu cầu băng thông dành cho IPTV là 200Mbps.
Bài toán tính lưu lượng dịch vụ cho toàn mạng là một bài toán phức tạp, đôi khi cần phải dựa vào thực tế khai thác, thói quen sử dụng dịch vụ của từng địa bàn dân cư, từng khu vực cụ thể để tính toán và có các điều chỉnh lưu lượng hợp lý trong quá trình khai thác.
Để tối ưu băng thông mạng đáp ứng đủ băng thông cung cấp dịch vụ IPTV, thiết bị mạng cần hỗ trợ tính năng Multicast đối với mạng trục và IGMP đối với mạng kết tập và mạng truy cập, trong tương lai sẽ là mạng thuê bao (TR-101).
Một điểm cần quan tâm nữa đó là số các doanh nghiệp có quan hệ lợi ích trái ngược nhau đối với IPTV là rất lớn. Trong khi các công ty viễn thông tích cực xúc tiến triển khai IPTV thì các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp lại ra sức bảo vệ thị trường của mình. Lợi ích của các doanh nghiệp này là khác nhau nên cần phải có những chiến lược phát triển thị trường phù hợp với từng bên. Hãy để suy nghĩ IPTV với truyền hình cáp không phải là các đối thủ một mất một còn mà hoàn toàn có thể tồn tại song song với nhau trong cùng một nhà hay trong một hộ gia đình. IPTV thích hợp với những người trẻ, có xu hướng thích công nghệ và thích truyền hình tương tác. Nên có mục tiêu cá thể hoá tối đa việc xem truyền hình.
Để đưa tới người sử dụng những nội dung phong phú và đa dạng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khi bắt tay vào sản xuất nội dung có nhiều khó khăn vì thế cần thiết có một sự hợp tác với các nhà sản xuất nội dung chuyên nghiệp ví dụ như một giải bóng đá chỉ có một kênh truyền hình được mua thì khi nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào thì bản quyền sẽ được chia đôi sẽ có lợi cho các nhà cung cấp nội dung và cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
Đồng thời có thể khẳng định với hạ tầng mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến băng rộng trên cơ sở mạng NGN hiện đại mà các nhà khai thác cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thì việc triển khai dịch vụ IPTV là hợp lý và khả năng bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ này là hoàn toàn khả thi.
4.3.4 Đề xuất lộ trình phát triển IPTV ở Việt Nam
Theo các phân tích nêu trên, để phát triển thị trường IPTV ở Việt Nam thì phải xây dựng một lộ trình phù hợp với từng giai đoạn cụ thể ví dụ:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng hạ tầng, các tiêu chuẩn và giải pháp công nghệ (đã thực hiện).
Giai đoạn 2: Đề xuất và thiết lập hạ tầng thử nghiệm
Giai đoạn 3: Triển khai thử nghiệm các dịch vụ. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình với việc thiết lập hạ tầng hệ thống mạng cung cấp dịch vụ với các bước:
Hoàn thiện hệ thống mạng cung cấp dịch vụ.
Phát triển toàn diện hệ thống mạng cung cấp dịch vụ
Sau khi giai đoạn 3 hoàn thiện, IPTV sẽ đáp ứng đủ điều kiện cung cấp các kênh truyền hình trong và ngoài nước, số lượng lớn các phim và các game show cũng như các chương trình ca nhạc, thể thao cùng với các dịch vụ giá trị gia tăng như tải nhạc chuông, bình chọn, quảng cáo, karaokie theo yêu cầu v..v..
Giai đoạn 4: Đánh giá, hiệu chỉnh và hoàn thiện hệ thống
Giai đoạn 5: Chuyển giao và thương mại hóa
Giai đoạn 6: Song song với việc thương mại hoá, hệ thống sẽ tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như là: hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ hoàn mới thích ứng với khả năng hiểu biết ngày càng cao của mỗi cá nhận nói riêng và toàn xã hội nói chung như là: truy cập Internet, T-information, T-commerce, T-learning,…
Để khách hàng có nhiều lựa chọn khi đăng ký dịch vụ, các nhà cung cấp nên đưa ra các gói cước linh hoạt như là:
Tính theo chi phí thuê bao. (Tính theo gói dịch vụ của nhà cung cấp)
Tính theo lần xem/ sử dụng dịch vụ. (Xem bao nhiêu trả bấy nhiêu)
Tính theo mô hình “a la carte” (Khác hàng tự tạo gói cước riêng, phù hợp nhất cho mình).
KẾT LUẬN
Tại hội nghị về IPTV, ông Taeg Ho An, Hàn Quốc đã phát biểu về mối đe doạ của IPTV đối với truyền hình quảng bá: “Collapse of TV Advertising! Death of Free TV!” (IPTV sẽ làm sụp đổ và khai tử truyền hình quảng bá). Tuyên bố này phần nào hơi thái quá tuy nhiên IPTV đã mở ra một hướng đi mới cho các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng tại Việt Nam. Đó là việc hội tụ, tích hợp tất cả các dịch vụ trên nền tảng mạng lưới IP, mạng NGN, là tiền đề cho việc khai thác và phát triển các dịch vụ này, đồng thời cũng đưa ra những thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc nâng cấp hệ thống mạng truyền dẫn, đảm bảo băng thông cho các dịch vụ tiên tiến như IPTV..
Những phân tích trên chúng ta có thể thấy thị trường cung cấp dịch vụ IPTV tại Việt Nam đang khởi động những bước đầu tiên. Trong thời gian tới, dịch vụ IPTV sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, đem lại nhiều lựa chọn cho người dùng trong lĩnh vực giải trí.
Giao diện truyền hình IP của nhà cung cấp FPT
Tuy nhiên IPTV vẫn trong giai đoạn khởi động và các nhà cung cấp dịch vụ mới chỉ tung ra các đợt thử nghiệm chứ chưa thể triển khai hàng loạt, nhưng không có gì nghi ngờ việc IPTV sẽ trở nên phổ biến. Quá trình triển khai IPTV trên thực tế phức tạp hơn nhiều so với những gì giới phân tích dự đoán. "Khó khăn về mặt kỹ thuật đã được tiên liệu trước nhưng bài toán điều tiết lại rất khó giải". Tốc độ triển khai IPTV sẽ phụ thuộc vào việc sớm tìm ra đáp án cho những những câu hỏi đó. Và lời nhận định của ông Taeg Ho An về dự báo về thị trường IP là không phù hợp tại Việt Nam ít nhất trong vòng 10-20 năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. VASC, Dự án đầu tư xây dựng IPTV, Hà Nội.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin, Phương án cung cấp nội dung IPTV, Hà nội.
Tiếng Anh
4. DVB Ver9 2006 (E)\standards-specifications, Union Européenne de Radio-Télévision
5. IBC Aldwych House, IPTV Magazine, United Kingdom.
6. ZTE Corporation (2006), ZTE IPTV Solution Technical White Paper, ZTE Corporation.
Một số Website:
[7]
[8]
[9]
[10]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam.doc