MỤC LỤC
I KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC.
II LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUNG HOA.
III . ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC TRUNG QUỐC.
1. Màu sắc.
2. Màu sắc và mùa.
3. Màu đỏ.
IV . CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUNG QUỐC.
V TRANG PHỤC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN.
1. Trang phục thời Hán.
2. Trang phục thời Đường.
3. Trang phục triều Tống.
4. Trang phục triều Nguyên.
5. Trang phục triều Minh.
6. Trang phục triều Thanh.
VI . TRANG PHỤC HOÀNG ĐẾ.
1. Trang phục hoàng đế nhà Thanh.
2. Trang phục hoàng hậu nhà Thanh.
VII. TRANG PHỤC TRUNG HOA HIỆN ĐẠI.
VIII TRANG PHỤC CƯỚI TRUNG HOA.
IX . TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.
1. Chất liệu.
2. Các loại trang phục.
3. Phương pháp may.
X Kết luận.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10957 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về Trang phục Trung Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc và Trung Á.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya vàAi Cập Cổ đại.
Triều đại đầu tiên theo các tư liệu lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này. Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực sông Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu chiếm (thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các lãnh chúa; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều quốc gia độc lập đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi nước Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Vua Mông Cổ làHốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống lật đổ nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.
Vào thế kỷ thứ 18, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc.
Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống củaNho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến.
LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUNG HOA
Người Trung Quốc đã mặc lụa từ khi những nền văn hóa khác vẫn mặc da động vật.
Trang phục người Trung Quốc phát triển qua các chặng đường lịch sử, nó thay đổi nhanh chóng qua các triều đại hoặc khi các vị hoàng đế ban các sắc lệnh mới. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, địa vị xã hội , thân phận của mỗi con người có thể để dàng nhận biết thông qua cách họ phục sức, đặc biệt là những người thuộc giai cấp trên.
Trong tầng lớp thống trị, chỉ có Vua được mặc màu vàng kim và được thêu rồng lên áo để biểu thị sức mạnh.
Không có một loại trang phục nào được cho là điển hình, mặc dù ngày nay, xường xám được xem như là loại trang phục mẫu mực_ loại trang phục được phát triển từ trang phục cổ của dân tộc Mãn Thanh.
Trang phục mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc có một nét đặc sắc riêng. Màu sắc thiết kế của mỗi loại trang phục trong mỗi triều đại khác nhau đều tuyệt vời, tạo nên nét đẹp của 3000 năm lịch sử văn hóa trang phục Trung Hoa.
Trung Hoa có rất nhiều nhóm dân tộc với chiều dài lịch sử lâu đời. Trong khi người Hán là nhóm dân tộc thống trị trong phần lớn chiều dài lịch sử. Trong suốt hàng trăm năm, nhiều thế hệ nghệ nhân thiết kế trang phục đã cống hiến hết mình để làm nên một “kho tàng trang phục” biến các loại vải vóc mà trước đây chỉ dùng để che chắn cơ thể con người trở thành một thành phần quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Quá trình chuyển biến của lịch sử cũng có thể được nhìn qua sự thay đổi trong cách thiết kế trang phục.
Việc làm ra các trang phục xuất hiện ở Trung Quốc từ thời tiền sử ít nhất 7000 năm về trước. Các nhà khảo cổ học đã tìm ra các l oại đồ chế tác có tuổi khoảng 18,000 năm trước như các cây kim khâu làm bằng xương, các hạt đá hay sò được khoan lỗ ở giữa để làm thành các vật trang trí. Đó là các bằng chứng để chứng minh sự tồn tại từ rất sớm của các đồ vật chế tác trong xã hội Trung Quốc.
Ý tưởng về trang phục đã có bước tiến mới trong mùa Xuân, Thu và trong thời kỳ chiến tranh giữa các giai cấp, trang phục với những màu sắc và thiết kế khác nhau được tạo nên để thể hiện vị trí và giai cấp của mỗi người.Thời nhà Tần và nhà Hán, Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của thời nhà Tần, đã thiết lập nên nhiều hệ thống chính sách xã hội trong đó có đề cập đến các loại trang phục để phân biệt giai cấp và vị trí xã hội của mỗi con người. Các quy tắc trang phục và lễ phục của Trung Quốc đã được hoàn thiện vào thời nhà Hán. Các loại sợi nhuộm, thêu và các giai đoạn, kỹ năng thủ công đã phát triển vượt bậc trong thời kỳ này, thúc đẩy sự thay đổi trong trang phục và trang trí. Trang phục trong thời kỳ này vừa cổ điển vừa ôn hòa.
Trang phục Trung Quốc phát triển mạnh trong thời nhà Ngụy, thời Tam Quốc. Trước năm 265, trang phục của người dân ở miền Bắc và Nam Trung Quốc hợp nhất do chiến tranh xảy ra thường xuyên. Nhiều trường phái tư tưởng triết học cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân cũng như cách thiết kế trang phục.
Thời nhà Đường đã viết nên trang sử rực rỡ trong lịch sử trang phục Trung Hoa. Trang phục của người dân đã trở nên phong phú đa dạng hơn bao giờ hết do sự mở rộng dao thương với thế giới. Trang phục cho phụ nữ thời này có thể được cho là sang trọng vì trang phục thay đổi nhanh và có màu sắc đa dạng. Mỗi kiểu mẫu mới ra đời đều rất được ưa chuộng.
Vào thời nhà Nguyên, người Mông Cổ thống trị đất nước, do vậy trang phục thời này là sự kết hợp giữa người Nguyên và người Hán. Trang phục dành cho những người thuộc giai cấp trên sang trọng và xa hoa nhưng đơn giản cà thiết kế thì để tự nhiên.
Vào triều Minh trang phục một lần nữa thay đổi sâu sắc. Một xu hướng mới trong cách thiết kế, không hạn chế về kiểu cách và làm nổi bật nét đẹp tự nhiên. Do vậy, mang đến sức sống mới mãnh liệt, nét duyên dáng và lộng lẫy cho trang phục thời kỳ này.
Trong suốt thời kỳ nhà Thanh, trang phục trở nên thanh lịch, đĩnh đạc và lộng lẫy. Trong suốt 200 năm trị vì của các hoàng đế nhà Thanh, cả thế giới chứng kiến những thay đổi sâu sắc như thời kỳ phục hưng ở Ý và sự khám phá ra châu mỹ của Columbus. Tuy nhiên, tất cả những điều đó không hề ảnh hưởng đến trang phục truyền thống của Trung Quốc vì Trung Quốc áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng. Người Trung Quốc vẫn mặc những trang phục thể hiện giai cấp và lối sống của riêng họ.
ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC TRUNG QUỐC
Trang phục truyền thống Trung Quốc có thiết kế và cấu trúc tương đối đơn giản, thêu viền, trang trí đai nẹp, xếp nếp vải hoặc lụa, có hoa văn ở vai và SASHES thường được thêm vào để trang trí. Những thiết kế theo kiểu như vậy trở thành một trong những điểm đặc trưng của trang phục Trung Hoa.
Màu sắc
Các màu tối thường được yêu thích hơn những màu sáng trong các trang phục truyền thống Trung Hoa, do vậy màu sắc cơ bản trong các trang phục nghi lễ cổ truyền thường có màu tối hơn là các màu sáng, chúng được thêu hoa văn phức tạp, tỷ mỷ hơn bình thường và thiết kế cũng có phần khác để phân biệt với các quần áo khác. Những màu sắc sáng thường được mặc hàng ngày bởi những người dân thường.
Màu sắc và mùa
Người Trung Quốc kết hợp màu sắc với những mùa đặc trưng trong năm: màu xanh lá đại diện cho mùa xuân, màu đỏ là biểu tượng của mùa hè, màu trắng đại diện mùa thu còn màu đen là mùa đông. Người ta nói rằng người Trung Quốc đã làm nên những hệ thống quy tắc kết hợp, đói lập màu sắc và các sắc độ sáng tối trong việc thiết kế trang phục thậm chí thêu hoa văn trên trang phục.
Màu đỏ
Màu đỏ là màu yêu thích của phần lớn người dân Trung Quốc vì sắc đỏ đại diện cho sự may mắn trong tư tưởng truyền thống. Người Trung Quốc thích mặc màu đỏ khi cử hành những lễ hội, lễ kỷ niệm quan trọng trong đời chẳng hạn như lễ thành hôn.
CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUNG QUỐC
Một đặc tính nổi bật của trang phục truyền thống Trung Quốc không chỉ là vẻ ngoài sang trọng mà còn là biểu tượng của nội tâm con người. Mỗi loại trang phục đều có linh hồn và sức sống riêng.
Ba loại trang phục truyền thống chính của người Trung Quốc là PIENFU, CHANGPAO, SHENYI
PIENFU là một loại trang phục lễ nghi cổ gồm hai mảnh, áo dài đến đầu gối thắt ngang lưng, có ống tay hở phụ nữ hoặc thiếu nữ thường mặc trùm lên quần hoặc váy dài đến mắt cá chân.
CHANGPAO là một loại áo khoác một mảnh để khoác từ vai dài tới gót chân
SHENYI là sự kết hợp giữa CHANGPAO và PIENFU. Loại trang phục này bao gồm một áo dài đến đầu gối thắt ngang lưng, có ống tay hở và váy như PIENFU nhưng chúng lại được khâu lại thành một mảnh như CHANGPAO. Do đó, SHENYI là loại trang phục được mặc rộng rãi hơn cả trong 3 loại.
Cả 3 loại trang phục này đều rộng , ống tay to và rất lỏng. Áo thân dài và quần hay áo thân dài và váy đều dùng một số lượng rất ít các đường may, khâu. Do kết cấu tương đối đơn giản nên viền thêu, dải trang trí, bọc vải lụa trang trí hoa văn thường được dùng để trang trí.
Màu sắc tối thường được ưa chuộng hơn đặc việt là trang phục lễ nghi. Màu sắc thường liên kết với các mùa trong năm như màu xanh lá tượng trưng cho mùa xuân, đỏ tượng trưng cho mùa hạ, trắng tượng trưng cho mùa thu và đen tượng trưng cho mùa đông.
TRANG PHỤC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
Trang phục thời Hán
Trang phục thời Tây Hán (206 Trước CN- 8 Sau CN) giống như trang phục thời nhà Tần (221-206 Trước CN). Tần Thủy Hoàng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thuyết âm dương và thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tần Thủy Hoàng tin rằng nhà Tần chinh phục nhà Chu như lửa dập tắt nước. Vì màu sắc tượng trưng của nhà Chu là màu đỏ (hỏa khắc kim) nên màu sắc tượng trưng cho nhà Tần là màu đen vì màu đen tượng trưng cho nước. Điều này cũng ảnh hưởng tới trang phục trong thời nhà Tần, trang phục và trang sức đều có màu đen.
Trong suốt 2000 năm triều Tây Hán, trang phục màu đen vẫn được ưa dùng như thời Tần. Đặc điểm của quần áo là: mũ chuồn chuồn, quần áo đỏ, ống tay áo vuông, đường viền cổ áo dốc, đồ trang trí treo bằng ngọc bích và giày đỏ. Loại trang phục này còn thường được gọi là trang phục Phật giáo. Về cơ bản là loại áo khoác một lớp, triều phục màu đen khoác ngoài.
Đối với trang phục sử dụng trong các dịp lễ nghi, thường được viền bằng màu đỏ.
Để phân biệt thân phận địa vị xã hội trong thời này chỉ cần dựa vào màu sắc và chất lượng vải mà mỗi người mặc vì kiểu dáng trang phục giữa thường dân và những người giàu có là giống nhau.
Có hai loại áo choàng thịnh hành trong thời này, phân loại dựa vào mặt trước của áo choàng. Một loại mặt trước mở chéo, một vạt áo đặt trên vạt áo kia theo đường chéo từ cổ áo cho tới phía dưới cánh tay. Một loại khác thì mở thẳng ở phía trước; loại áo này thường dài và rộng do vậy nam giới thường dùng loại áo này.
Triều Đông Hán bắt đầu từ năm 25- 200 Sau CN, trong thời kỳ này màu đỏ là màu được đặc biệt ưa chuộng, vì màu đỏ là biểu tượng cho sức mạnh như lủa của triều Đông Hán. Trong những buổi nghi lễ, người ta mặc thêm một lớp áo màu trắng bên trong, lớp áo màu trắng này được viền đỏ để phù hợp với tất và giầy đỏ.
Thời này nhà vua đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về màu sắc trong trang phục của triều thần. Quan lại phải mặc trang phục theo thuyết ngũ hành: trang phục màu lục lam vào mùa xuân, màu đỏ trong 2 tháng đầu của mùa hè, màu vàng trong tháng cuối mùa hè, màu trắng vào mùa thu và màu đen vào mùa đông. Vào đầu mỗi mùa trong năm, họ lại tổ chức một buổi lễ ở vùng ngoại ô các phía đại diện cho mỗi mùa để cầu xin mùa màng tốt lành cà cuộc sống ấm no cho dân chúng. Trong các buổi lễ này, trang phục và các cỗ xe của hoàng đế và quan lại đều phải có màu phù hợp với các mùa.
Trong thời nhà Hán, có tất cả 13 loại mũ như là mũ cao, mũ núi, mũ cho thợ thủ công lành nghề…Trong thời này, người ta đánh giá địa vị và thân phận qua những loại mũ này.
Đàn ông mặc áo khoác ngắn, quần dài và khoác thêm một lớp áo khoác dài bên ngoài.Phụ nữ thời này thường mặc áo khoác ngắn với váy dài và một dải đai trang trí treo tới ngang gối. Trang sức thì vô cùng tinh xảo thường là hoa tai vàng, nhẫn và vòng tay bạc. Tuy nhiên chất lượng, kiểu dáng trang sức của dân thường và các thê thiếp trong hoàng cung cũng khác xa nhau.
Trang phục thời Đường
Nhờ có sự hợp nhất đất nước và thịnh vượng trong thời Đường, trang phục trong thời Đường đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong lịch sử trang phục Trung Hoa. Đây là thời kỳ thịnh vượng nhất và đem lại nhiều công trình nghệ thuật lớn lao cho nền văn hóa Trung Hoa từ thi ca, hội họa tới âm nhạc. Trang phục của phụ nữ trong thời này được xem là đặc sắc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trang phục trong thời kỳ này được ví như một bong hoa xinh đẹp hiếm có trong lịch sử.
Chất liệu của trang phục đặc biệt tốt và tinh tế, được thêu trang trí bóng. Trang phục trong thời Đường có nhiều kiểu dáng khác nhau, thay đổi liên tục để duy trì nét thanh lịch, tao nhã, quý phái, tự nhiên làm con người như những nàng tiên trên trời. Tóc được bới để che thái dương và khung của gương mặt. Tóc búi cao thành từng búi lớn có tên như búi mây, búi đôi, búi hình hoa…Trang trí bằng tram cài tóc được khắc tinh xảo hoặc các cụm hoa. Trang phục thường là lớp áo trong cắt thấp, với một sợi dây thắt lưng cao. Bên ngoài gồm một áo ngắn tay với váy dài hoặc áo có ống tay rộng với váy dài và một khăn choàng. Hình phượng hoàng thường được trang trí ở mũi giầy làm bằng nhung hoặc giầy làm từ cỏ.
Trong triều đại này, quy tắc “đai lưng rộng”được áp dụng. Quy tắc này quy định rằng chất lượng và số lượng vật trang trí trên đai lưng đại diện cho thân phận của mỗi người. Ví dụ như, quan nhất phẩm được đeo kiêm hoặc dao, quan lại từ tam phẩm trở lên được dùng đai ngọc bích, quan tứ phẩm, ngũ phẩm đeo đai vàng, quan lục, thất phẩm dùng đai bạc còn những người dân thường chỉ dùng những lọa dao bằng đồng hoặc sắt nhỏ.
Trang phục triều Tống
Trang phục triều Tống được chia thành 3 loại chính. Một loại được thiết kế cho hoàng hậu và các phi tần của hoàng đế, một loại khác là quần áo cho thứ dân và một loại quần áo sử dụng hàng ngày. Trang phục trong triều Tống được đánh giá là vô cùng sang trọng ngay cả trang phục của thường dân cũng rất kén chọn. Ngay cả đến những kiểu tóc cũng vô cùng phong phú và đặc sắc. Một số tết tóc là thả ngang vai, một số khác thì búi hình mây và cài các loại tram tinh xảo như hình phượng hoàng. Những người phụ nữ thường dân không có các loại trang sức thì dùng vải, giấy để trang trí tóc. Thời này, phụ nữ đã biết sử dụng các loại hương liệu để tạo mùi thơm cho cơ thể. Họ thường sử dụng giầy thêu hoa.
Trang phục triều Nguyên
Triều nhà Nguyên thịnh hành loại trang phục được gọi là “Zhi Sun”. Tất cả triều thần, binh lính, mọi tầng lớp dân chúnh đều mặc loại trang phục này. Loại trang phục này được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau.
Trang phục của hoàng đế vào mùa đông và hạ chia thành 15 loại, chất liệu và màu sắc được phối hợp đồng điệu đi cùng với mũ. Trang phục của triều thần vào mùa đông chia thành 9 loại còn mùa hạ chia thành 14 loại.
BI JIAN là loại áo choàng da hai lớp, dùng cho cả tầng lớp thượng lưu và dân thường. Loại trang phục này thích hợp cho việc cưỡi ngựa, bắn cung vì nó không có cổ áo và tay áo; vạt trước ngắn hơn vạt sau
Phụ nữ tầng lớp quý tộc có loại trang phục riêng, họ mặc áo khoác da và đội mũ. Trang phục làm từ lông chồn hay lông cừu rất được ưa chuộng. Trang phục thường là áo choàng dài và rộng với ống tay rộng và cổ tay hẹp, vai cắt theo hình mặt trăng gọi là “vai ngọc thêm vàng”. Vì các loại áo choàng thường dài và kéo lê dưới đất nên tỳ nữ thường phải giúp chủ nhân đỡ. Áo choàng thường làm từ vải thêu kim tuyến màu đỏ hoặc vàng kim, lụa, lông hoặc len dệt.
Trang phục triều Minh
Trang phục của phụ nữ triều minh là áo choàng với 3 cổ và tay áo hẹp, chiều dài thân thường trên 3 thước, để hở váy chỉ khoảng 2-3 tấc. Loại trang phục khác với áo choàng dài như váy, tay áo rộng và cổ rộng đi kèm với mũ hoa. Chiếc váy thường sử dụng các loại vải màu sáng vào những năm đầu thời Minh, đặc biệt là màu trắng. Đường viền quanh thân váy có các hình thêu rộng từ 1-2 tấc. Vào đầu thời Minh chiếc váy thường rộng khoảng 5-6 tấc nhưng đến cưới thời Minh, nó đã đổi thành từ 7-10 tấc.
Váy xếp ly đã rất thịnh hành trong thời này, độ rộng của ly dao động từ nhỏ đến to vô cùng đa dạng. Váy đượng trang trí hết sức công phu và tinh xảo.
Một loại váy khác được gọi là “ váy đuôi phượng” hay “váy thêu hoa sọc thẳng”. Mỗi sọc thường được làm từ những loại vải satanh có màu khác nhau, mỗi sọc lại được lại được thêu hình hoa và chim với chỉ vàng. Nếu một số sọc này được nối lại với nhau ở phần thắt lưng thì khi nhảy múa trong gió trông như đang bay hay vỗ cánh. Do vậy, nó có tên là váy đuôi phượng.
Một loại khác cũng vô cùng thịnh hành được làm từ một mảnh lụa hoàn chình và được thêu tay trên các nếp gấp. Nếu chiếc váy có 24 nếp gấp thì được gọi là váy ngọc.Trang phục của triều Minh vô cùng đặc sắc với sự góp mặt của một loại áo choàng. Vì nó có hình dáng vô cùng đẹp nên được gọi là áo mây hồng.
Nam giới thường mặc áo choàng với một mảnh vải vuông và cổ tròn, tay áo rộng, cạnh đen, cổ tròn cao màu xanh, khăn nhung màu đen đeo trên eo. Người dân lao động mặc quần vải màu đen và áo khoác màu đen có viền rộng.
Quan lại triều đình mặc áo choàng cổ tròn bằng satanh, loại áo choàng cao hơn mặt đất khoảng 1-2 tấc, tay áo vừa đủ dài để che cánh tay, tay áo rộng khoảng 1 thước đi cùng với giầy màu đỏ.
Trang phục triều Thanh
Trang phục của người Mãn Châu có tay áo ngắn và hẹp, thân áo thường có hình chữ nhật và khá thanh mảnh. Cổ áo có hình yên ngựa, phần còn lại được cắt từ trên xuống và không có thắt lưng. Nút làm bằng kim loại được đính phía trước bên phải để trang trí. Có khoảng 2-3 tay giả, và tay áo đủ dài để che cánh tay. Áo choàng lớp ngoài cùng thường được thêu trang trí rất tinh xảo, thông thường có 1-2 lớp lót ao khoác và áo choàng dài. Trang phục giống như chiếc hộp trong triều Thanh đại diện cho phong thái uy nghi, kiêu ngạo và tự tôn và đơn nhất. Áo choàng Qi (xường xám) và áo khoác ngắn có hình như một loại nhạc cụ Trung Quốc; rộng và song song ở phía trước. Cạnh áo cũng như cổ áo và cánh tay được trang trí bằng khảm hoặc thêu. Vải được trang trí bằng nhiều cách bao gồm in, thêu và nhuộm.
Phụ nứ thời Thanh có các loại trang phục khác nhau trong các dịp lễ nghi trọng đại hoặc thường ngày. Trang phục lễ nghi cho hoàng hậu và phi tần lên tới 7 loại. Trang phục chính thức được dùng để mặc trong các dịp như thành hôn hoặc lễ tế.. Trong hoàng cung, các loại trang phục được quy định theo cấp bậc của từng nữ nhân từ cung nữ tới các cấp phi tần khác nhau đều có những loại trang phục riêng. Trng phục bình thường thì vô cùng phong phú tùy thuộc vào chức năng của chúng.
TRANG PHỤC HOÀNG ĐẾ
Trong xã hội phong kiến Trung Hoa, người ta có thể nhận biết địa vị xã hội của mỗi người qua phục sức hàng ngày. Những người dân thường có địa vị xã hội thấp thường mặc trang phục làm từ vải lanh màu tối trong khi những người ở tầng lớp cao thích những trang phục làm từ lụa với nhiều loại trang sức có giá trị.
Trong tầng lớp thống trị, hoàng đế, mặc trang phục màu vàng kim và rồng tượng trưng cho sức mạnh trong tư tưởng người Trung Hoa cũng được sử dụng trong các trang phục của hoàng đế như là một sự khẳng định địa vị thống trị của họ.
Trang phục hoàng đế nhà Thanh
Trang phục của hoàng đế tuân theo một quy tắc thống nhất cho mỗi mùa: áo khoác lễ phục cho các dịp lễ nghi trang trọng nhất, triều phục để mặc trong các buổi chầu, các trang phục mặc thường ngày thì được mặc trong các cung, các khu vực riêng tư. Mỗi loại trang phục bao gồm rất nhiều loại vải, mũ mã, dây lưng, giầy dép và trang sức. Những loại trang phục này biến đổi theo mùa ví dụ như mùa đông thì các loại trang phục có gắn thêm lông.
Các loại trang phục này yêu cầu chất lượng lụa, sa tanh, vải kim tuyến đều phải là hàng thượng hạng từ Tô Châu. Các loại quần áo đều được thêu, dát vàng, ngọc trai và các loại đá quý khác.
Trang phục hoàng hậu nhà Thanh
Trong triều Thanh, có nhiều trường hợp hoàng hậu buông rèm nhiếp chính cùng hoàng đế. Trong các trường hợp đó, hoàng hậu cũng mặc những loại long bào để thể hiện địa vị của mình. Mũ chầu mùa đông của hoàng hậu hoặc thái hậu làm từ lông chồn và khâu với các sợi tơ đỏ. Mũ của họ được trang trí bằng ngọc trai, lông gà lôi vàng, các loại đá quý đặc biệt là ngọc bích và phía sau có thắt những sợi ruy băng vàng kim. Long bào thường có màu vàng sáng và cũng được trang trí với hình rồng. Còn triều phục mùa hè thì làm bằng nhung màu lục lam.
Thái hậu, hoàng hậu và các thê thiếp thường sử dụng màu lục lam với các miếng kim loại vàng để trang trí trên trang phục của họ. Hình ảnh rồng và các ký tự Phúc, Thọ được thêu lên trang phục của họ. Đường viền cổ áo của họ thường được làm từ các sợi vàng nhỏ, trang trí với ngọc trai, ngọc bich và ngọc lam. Ba loại vòng cổ dài tới ngực khi thái hậu, hoàng hậu mặc triều phục.
Còn loại vòng cổ mà các thê thiếp của nhà vua được làm từ hổ phách, mỗi sợi có 108 hạt chia thành 4 phần bởi 3 hạt lớn hơn.
TRANG PHỤC TRUNG HOA HIỆN ĐẠI
Ngày nay, trang phục là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Các trang phục hiện đại kết hợp với các họa tiết truyền thống như các vị thần giám hộ, sư tử và khuôn mặt các nhân vật trong Kinh kịch. Một số thiết kế đặc biệt còn có hình của long, phụng những đmá mây và sấm sét. Trong xã hội hiện đại, trong các dịp lễ nghi đặc biệt người Trung Quốc vẫn thường mặc các trang phục truyền thống, đặc biệt là Xường Xám.
Sườn Xám ( hay còn gọi Xường Xám) là trang phục truyền thống của các thiếu nữ người Mãn (thời nhà Thanh), và cũng được coi là một trong những trang phục truyền thống điển hình của Trung Quốc. Từ thời cổ đại, xường xám được nhắc đến là loại trang phục có tà dài của người Mông Cổ. Hay thấy ở vùng Thượng Hải nên còn được gọi là áo dài Thượng Hải (Thượng Hải trường bì bào). Tên gọi Việt hóa là theo cách phát âm trong tiếng Quảng Đông (trường sam, nghĩa là áo dài).
Theo nghĩa cổ Xường xám là lớp vải choàng bên ngoài của người Mãn hay lớp vải choàng của nữ giới. Trong sách Biển Từ dịch văn đã viết, đây là “loại trang phục mà các thiếu nữ thời Mãn Thanh bắt buộc phải mặc, vạt áo không xẻ, ống tay dài từ 3 phân đến 1 thước (đơn vị đo cổ Trung Quốc). Thân áo thêu chỉ. Sau đó có thay đổi chút ít và thiếu nữ dân tộc Hán bắt đầu mặc phổ biến hơn”.
Xường xám - điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, mẫu mực trong thiết kế giao thoa văn hóa trang phục Trung Quốc – Phương Tây, đã được công nhận là sự kết hợp hài hoà giữa dân gian và học thuật.
Đây là trang phục bắt buộc cho thiếu nữ triều đình Mãn Thanh. Hoàng Đế Nỗ Nhĩ Ha Tích sau khi thống nhất các quận phủ đã thúc đẩy chế độ bát tộc. Dân tộc Mãn được gọi là “người Kì”, trang phục của họ được gọi là Kì trang hay xường xám dành cho cả nam và nữ. Đó là kiểu cổ cao tròn, ống tay hẹp, mặt phải áo vê chỉ chặt, bốn mặt vạt áo đều xẻ, có khuy chặn, thắt đai lưng, bề mặt chất liệu dùng nhiều loại da thuộc. Năm Trung Nguyên 1644 của triều đình Mãn Tộc, do sự cọ xát, giao lưu văn hóa giữa nông nghiệp cày cấy và tự do săn bắn ban đầu nên áo dài cũng có một chút thay đổi. Cách tân từ cổ tròn thành cổ cao hơn một thước, bốn vạt xẻ tà thành hai mặt xẻ tà hoặc không xẻ, ống tay hẹp đổi thành tay loe, đầu ống tay áo thêu thêm hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu. Thợ thiết kế ngày càng khéo léo, đã chuyển sang dùng chất liệu bông là chủ yếu, tơ lụa cũng bắt đầu thịnh hành.
Loại váy áo liền thân là tiêu biểu cho mĩ nhân Trung Quốc với đôi tay dài dưới bờ vai tròn. Chất liệu áo may bằng tơ lụa nhấn bởi một đường chỉ nổi dài, như nụ cười hay nét mặt của thiên sứ. Các họa tiết như vòng xoáy liên hoàn của khuy áo mang đậm bản sắc Trung Quốc hay các đường viền tay, gấu, tà áo cũng làm nổi bật phong cách cho người mặc.
Áo Xường Xám kiểu tân thời
Từ những năm đầu thế kỉ hai mươi, do sự kết hợp giữa chiếc áo triều Mãn với chiếc áo trẻ sơ sinh Tây Phương nên mới có kiểu áo: mặt phải may sát chỉ, cổ dựng, túi tròn, hai bên vạt áo xẻ, dùng khổ đơn, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Sang những năm ba mươi bốn mươi đầu thế kỉ, sự thay đổi của chiếc áo dài đã đạt đến mức đỉnh cao. Đây chính là ý nghĩa của chiếc áo dài thời kì chúng ta. Sườn Xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây Sườn Xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: Cổ áo có thể cao hoặc thấp, ống tay lúc hẹp lúc loe, vạt áo dài ngắn tùy sở thích mỗi người.
Do ảnh hưởng bởi luồng văn hoá quốc tế, phụ nữ Thượng Hải mạnh dạn hơn khi từ bỏ kiểu cách cũ. Trên nền trang phục của Mãn Thanh kết hợp với yếu tố trang phục nữ Tây Phương, cải tiến một chút, bỗng chốc chuyển mình là trang phục vừa đặc trưng cho vẻ đẹp nữ tính Đông Phương lại phảng phất hơi thở mới mang dấu ấn thời thượng. Sự phân tầng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc cũng đem lại cho xường xám nhiều cơ hội tốt.
Khẩu hiệu to lớn về giải phóng phụ nữ trên mọi lĩnh vực trong đó có việc tự giải phóng bản thân được phụ nữ Phương Tây phát động. Thêm chút nhu cầu làm đẹp hết sức tự nhiên mà phụ nữ thông qua trang phục này thể hiện nét đẹp cơ thể một cách thoải mái. Trong lợi ích của thời đại thương nghiệp, hàng loạt các xưởng dệt, nhà may đã ra đời. Thêm vào đó là sự phát triển và thăng hoa của rất nhiều nghành nghề mới như điện ảnh, quảng cáo, lăng xê… mà xường xám lại một lần nữa như được “thổi bùng ngọn lửa” phát triển.
Và chưa đầy mười năm sau xường xám đã thế chỗ hoàn toàn các y phục khác, trở thành trang phục chủ yếu của phụ nữ Trung Quốc. Sau khi đã trở nên phổ cập, kiểu dáng áo dài ngày càng có nhiều đổi mới: áo váy rời nhau lúc thì cổ cao, khi lại cổ thấp, ống tay lúc này hẹp, khi khác lại loe, vạt áo dài, ngắn tùy người, váy xẻ cao hay thấp do ý thích.
Lý do mà người Trung Quốc thích mặc sườn xám là do loại trang phục này phù hợp với dáng vẻ của người Trung Quốc, vừa thanh lịch vừa trang nhã, đơn giản. Hơn nữa, nó còn thích hợp để mặc trong tất cả các mùa trong năm từ già cho tới trẻ. Sườn xám có cả loại dài và ngắn, có hoặc không có đường kẻ, len hoặc tơ sồi. Loại váy áo liền thân này làm tôn thêm dáng của người thiếu nữ, phần trên ôm sát thân, hàng cúc được thiết kế vắt chéo sang môt bên rồi chạy dọc một bên sườn, hai tà xẻ cao đến ngang đùi tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, mặt trước của Sườn Xám thường được thêu các họa tiết bằng chỉ ngũ sắc. Trên phương diện tạo mẫu hay trang trí thủ pháp đều thể hiện được những nét truyền thống văn hóa sâu đậm của Trung Quốc nói riêng và của các nước phương đông nói chung. Ngoài ra, loại váy áo này còn làm nổi bật đức tính đoan trang, trang nhã, kín đáo của người thiếu nữ.
Với mỗi loại chất liệu khác nhau, sườn xám làm thành những kiểu dáng khác nhau. Sườn xám làm từ lụa với hoa thêu với nẹp mỏng đại diện cho sức hút của sự nữ tính và sự dịu dàng. Loại làm từ gấm thêu kim tuyến thì bắt mắt và lộng lẫy, phù hợp cho những dịp trọng đại để đón khách và tham dự tiệc.
Có thể nói, Xường Xám hiện đại đã thoát ra khỏi bóng dáng của chiếc áo thời Mãn. Giá trị của chúng không chỉ ở bản thân kiểu dáng trang phục mà còn dung hòa tương trợ giữa quan điểm mĩ học hiện hành Phương Tây, và lối thiết kế dân tộc truyền thống Trung Hoa. Nó thể hiện sự thống nhất hoàn mĩ giữa tính dân tộc và thế giới. Hơn nữa còn ý nghĩa nhất định đối với việc khai thác và tìm hiểu văn hoá truyền thống dân tộc cổ kim của Trung Hoa.
TRANG PHỤC CƯỚI TRUNG HOA
Váy và màu sắc
Màu đỏ là mầu ưa thích của phần lớn người dân Trung Quốc vì màu đỏ đại diện cho sự may mắn và có thể đuổi đi những linh hồn tà ma. Vì vậy, cô dâu và chú rể thường mặc màu đỏ trong ngày lễ thành hôn. Trang phục cưới truyền thống vùng phía Bắc trung quốc thường là loại áo choàng một mảnh có tên là Qipao, thêu tỷ mỷ với những thiết kế vàng và bạc. Cố dâu ở vùng miền Nam Trung Quốc lại thích mặc một loại trang phục 2 mảnh có tên là QUNGUA và KWA, cũng thường được thêu trang trí với vàng, hình long phụng.
Mạng che mặt
Trong suốt lễ thành hôn, cô dâu cầm tay chú rể còn đầu thì trùm bằng một khăn đỏ. Chiếc khăn này dài tới vai của cô dầu và cô dâu phải đội trong suốt buổi lễ và không được mở mạng ra cho tới khi tất cả người thân và bằng hữu đã ra về. Chú rể phải tự mình mở chiếc mạng này ra.
Giầy
Trong suốt lễ thành hôn, cô dâu thường đi một loại giầy đặc biệt. Ví dụ, ở vùng Nam phúc kiến, cô dâu đi một đôi giầy thêu hình hưu và rùa là biểu tượng cho sự chúc phúc, hạnh phúc và một cuộc hôn nhân trường tồn đầu bạc răng long.
Ở vùng Nam Triết Giang, cô dâu đi một loại giầy tên là giầy SHANG JIAO trước khi bước lên kiệu hoa để cầu chúc cho tương lai tốt đẹp.
Giầy có thể do cô dâu tự làm hoặc do người khác làm.Ở một số vùng, những người họ hàng được xem là có nhiều may mắn thì thường làm giầy cho cô dâu trong một số vùng khác thì giầy này do cô dâu hoặc một cô gái chưa chồng khác làm vào buổi sáng của ngày cưới. Loại giầy này thường được làm từ vài đỏ và xanh và đế giầy thì rất mềm.
TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.
Trang phục của các dân tộc thiểu số Trung Hoa thường sặc sỡ có nhiều hoa văn, vô cùng tinh tế và dễ dàng phân biệt. Những loại trang phục này đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa các dân tộc thiểu số
Chất liệu
Mỗi mặt của các trang phục từ chất liệu thô, bề mặt cho tới kiểu dáng, thiết kế đều giữ lại được những nét riêng biệt của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Dân tộc HEZHEN sống chủ yếu bằng đánh bắt cá thường may quần áo từ da cá. Những dân tộc sống bằng săn bắn như OROQEN hay EWENKI, sử dụng dây chằng của động vật để khâu quần áo của họ. Người Mông Cổ, người tây tạng, Kazakstan… sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi thì làm quần áo bằng da động vật và tóc. Các dân tộc sống bằng nghề trồng trọt thì thường sử dụng cottong hoặc cây gai dầu như vật liệu thô để quay tơ, dệt lụa.
Các loại trang phục
Có vô số loại kiểu dáng, thiết kế khác nhau trong lịch sử văn hóa trang phục các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Nói chung, chúng có thể được chia thành hai loại chính: áo choàng dài và áo ngắn. Họ thường đội mũ và đi giầy ống cao cho phù hợp với áo choàng dài và khăn trùm đàu và giầy để phù hợp với quần áo ngắn. Áo choàng cũng có nhiều loại: loại cổ cao phía trước ngực rộng là trang phục của người Mông Cổ, người Mãn Thanh.. loại không có cổ, phía trước vạt nghiêng là trang phục của người Tây Tạng, MOINBA. Loại vạt nghiêng là trang phục của người UYGUR và các dân tộc thiểu số khác. Còn các loại áo ngắn thì đi với quần hoặc váy.
Có các loại váy như : váy xếp li, váy ống, váy ngắn, váy liền…Với mỗi dân tộc khác nhau họ có những thay đổi, kết hợp khác nhau về cấu trúc kiểu dáng của các loại áo choàng, áo ngắn, quần và váy để tạo nên nét riêng biệt cho dân tộc mình. Phụ nữ dân tộc LI, DAI, JINGPO, DE’ANG đều mặc váy ống nhưng váy ống của phụ nữ dân tộc LI là váy gấm làm từ cottong, còn váy của phụ nữ dân tộc JINGPO là váy hoa nhiều màu sắc, váy của phụ nữ dân tộc DE’ANG là váy có những sọc thẳng…
Phương pháp may
Một số phương pháp thông dụng như thêu và dệt đều rất phát triển và được sử dụng rộng rãi. Thêu là phương pháp mà hầu như tất cả các dân tộc thiểu số trung Quốc đều sử dụng, đặc biệt là sử dụng để thêu lên khăn buộc đầu, đai lưng, tạp dề và đường viền quần áo.. Các phương pháp thêu bao gồm thuê mũi chữ thập, thuê xoắn, uốn lượn..
Kết luận
Ta có thể thấy rằng, Trung Quốc có một hệ thống trang phục vô cùng nổi bật và nghiêm ngặt đại diện cho từng triều đại lịch sử. Khi chiêm ngưỡng kho quần áo lịch sử này, người ta như bước chân vào quá khứ và nhận ra bản chất và phong thái của con người Trung Hoa. Chúng ta không thể không kinh ngạc bởi những tuyệt tác mà chỉ có thể tìm thấy được tại cõi tiên nay đã đến với thế giới của con người qua hàng ngàn năm lịch sử.
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trangphuctrunghoa.doc
- hinhanh.doc