Nghiên cứu xác định vi lượng pb, cd trong muối ăn bằng phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa - Thử đánh giá "sức khỏe" quy trình theo quy hoạch yếu tố
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VI LƯỢNG Pb, Cd TRONG MUỐI ĂN BẰNG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA. THỬ ĐÁNH GIÁ "SỨC KHỎE" QUY TRÌNH THEO QUY HOẠCH YẾU TỐ.
NGUYỄN THI DUNG
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Mở đầu
Chương 1:
Đại cương về Pb và Cd
Chương 2:
Một số phương pháp xác định Pb và Cd trong nền muối
Chương 3:
Sơ lược phương pháp phổ hấp thụ
Chương 4:
Về "sức khỏe" của một quy trình phân tích
Chương 5:
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
Chương 6:
Khảo sát các thông số máy để xác định Pb và Cd trong dung dịch chuẩn
Chương 7:
Đánh giá "sức khoe" của quy trình tách chiết để làm giàu Pb và Cd
Chương 8:
Xác định Pb và Cd trên mẫu muối ăn
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định vi lượng pb, cd trong muối ăn bằng phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa - Thử đánh giá "sức khỏe" quy trình theo quy hoạch yếu tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
Chương 3. SƠ LƯỢC PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THU
NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA
Nguyên tử gồm các electron bao quanh hạt nhân. Tại mức năng lượng thấp nhất,
nguyên tử có cấu hình điện tử ổn định nhất, gọi là trạng thái cơ bản, khi nhận năng
lượng từ ngoài vào, nguyên tử sẽ hấp thu năng lượng, một electron lớp ngoài cùng
sẽ nhảy lên trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích này nguyên tử sẽ giải
phóng năng lượng để trở về trạng thái ban đầu
Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa đo sự suy giảm cường độ bức xạ
tại một buớc sóng đặc trưng bị hấp thu bởi một đám hơi nguyên tử tự do. Cuờng độ
hấp thu tỷ lệ với mật độ hơi đơn nguyên tử, tỷ lệ với nồng độ được sử dụng trong
phân tích định lượng.
3.1. Cường độ của vạch phổ hấp thu nguyên tử[6]
Trong vùng nồng độ nhỏ của chất phân tích, mối quan hệ giữa cường độ của vạch
phổ hấp thụ và nồng độ N của nguyên tố trong đám hơi
b
a CKN (3.1)
Trong đ ó Ka là hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào tất cả các điều kiện hoá hơi
và nguyên tử hoá mẫu, b là hằng số bản chất: 0< b≤ 1
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ chất phân tích
3.2. Thiết bị đo phổ hấp thu nguyên tử. [12],[13],[14]
10
3.2.1. Nguồn phát bức xạ
Yêu cầu đối với nguồn phát bức xạ trong phổ hấp thu nguyên tử:
-Phải tạo ra được các vạch phát xạ nhạy, đặc trưng của nguyên tố cần phân tích.
-Chùm tia phát xạ phải có cường độ cao, ổn định, lặp lại và thuần khiết
-Nguồn phát bức xạ đơn sắc phải bền lâu, không quá đắt tiền và không quá phức
tạp cho người sử dụng
Đèn catod rỗng: là loại nguồn được sử dụng nhiều nhất và lâu nhất trong phổ hấp
thu nguyên tử
Đèn phóng điện không cực (EDL)
Là một trong những nguồn bức xạ có cường độ cao nhất và chiều rộng vạch hẹp
nhất
3.2.2. Các cấu hình máy quang phổ
Hệ quang phổ là phần của hệ thống quang của máy phổ hấp thu nguyên tử mà
chuyển ánh sáng từ nguồn đến máy đơn sắc.
-Hệ quang phổ một chùm tia
Hình 3.2. Hệ quang phổ một chùm tia
-Mọi phép đo trên máy dựa vào sự thay đổi cường độ của một chùm tia sáng duy
nhất trong một đuờng quang học duy nhất của máy
Ưu điểm
Ít bộ phận hơn và ít phức tạp hơn
Dễ xây dựng và rẻ hơn
Bảo tòan tốt hơn lượng bức xạ từ nguồn phát.
Nhược điểm:
11
Không thể bù trừ do sự thăng giáng tín hiệu trong suốt quá trình phân tích.
- Hệ quang phổ hai chùm tia (Double-Beam)
Hình 3.3. Hệ quang phổ hai chùm tia
-Ánh sáng được chia thành chùm mẫu: đi trực tiếp qua cell mẫu và chùm chuẩn:
đi vòng qua cell mẫu: đóng vai trò như một máy giám sát cường độ đèn và tín hiệu
đặc trưng của chu trình điện tử. Độ hấp thu quan sát đựợc được xác định từ tỉ số
chùm mẫu và chùm chuẩn, ít ảnh hưởng do sự dịch chuyển cường độ đèn và sự bất
thừong điện tử khác (do ảnh hưởng như nhau với chuẩn và mẫu)
Ưu điểm:
Ít chịu ảnh hưởng do sự trôi của cường độ bức xạ từ đèn và các bất thường
khác của thiết bị vì những hiệu ứng này gây ảnh hưởng chung cho tia qua mẫu và
tia quy chiếu.
Ít hay không cần đốt nóng đèn đối với hầu hết các nguyên tố nhanh hơn
3.2.3. Bộ phân tách phổ
Yếu tố quan trọng để xác định tiếng ồn của đường nền là số năng lượng ánh
sáng tới ống nhân quang
Ánh sáng từ nguồn phải được tập trung ở cell mẫu và trực tiếp tới máy đơn sắc,
nơi phân tán các bước sóng của ánh sáng và vạch phân tích được hội tụ vào detector
12
Hình 3.4. Sơ đồ hệ quang học
-Khe vào: Để cung cấp một hình ảnh hẹp của nguồn bức xạ đa sắc
-Thấu kính chuẩn trực: Để chuyển chùm tia phân kỳ thành chùm tia song song
đa sắc.
-Cách tử hoặc lăng kính: Để tách chùm tia đa sắc thành chùm tia đơn sắc, mỗi
tia đơn sắc đi theo một chiều riêng
-Để phân ly bức xạ, cách tử được sử dụng nhiều nhất trong AAS. Lăng kính có
lợi ích là chế tạo dễ dàng và rẻ tuy nhiên về thiết kế máy quang phổ hiện đại, những
lăng kính thủy tinh có nhiều mặt hạn chế nghiêm trọng. Nếu sử dụng lăng kính
thạch anh những thông số trong vùng tử ngọai, chất liệu này cũng bị hạn chế ở bước
sóng ở khoảng 185nm, vì thạch anh hấp thụ mạnh bước sóng ngắn của ánh sáng
3.2.4. Thiết bị nguyên tử hóa -Đầu đốt “trộn trước”
-Dung dịch mẫu đuợc phun qua bộ phun sương thành các hạt sol khí nhỏ vào
buồng trộn.
-Mẫu sol khí sẽ trộn với khí cháy và khí oxy hóa và chuyển lên đèn đốt để
nguyên tử hóa.
-Chỉ một phần dung dịch mẫu được đưa vào buồng phun bởi bộ phun sương
(khoảng 3-5%), chỉ những hạt sol khí rất nhỏ được trộn với dòng khí cháy mang tới
đầu đốt. Những hạt to được loại ra từ buồng trộn thông qua đường thải. Đường thải
sử dụng bẫy lỏng nhằm ngăn chặn khí cháy thoát ra theo đường này
13
3.3. Các loại cản nhiễu trong kỹ thuật phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa
3.3.1. Cản nhiễu không quang phổ
-Nhiễu này ảnh hưởng tới sự tạo thành nguyên tử phân tích
a) Nhiễu nền
-Gây nên do sự khác nhau về độ nhớt, sức căng bề mặt của mẫu so với chuẩn
dẫn đến tốc độ phun mẫu hoặc hiệu suất phun sương sẽ khác nhau giữa chuẩn và
mẫu tạo nhiễu nền
Cách giải quyết: Sử dụng phương pháp thêm chuẩn
-Phương pháp thêm chuẩn:có thể làm việc với sự ảnh hưởng của nhiễu nền mà
không loại nhiễu nền
b) Nhiễu hóa học
Do không đủ năng lượng để phân hủy các phân tử thành nguyên tử tự do.
Cách giải quyết:
-Tăng nhiệt độ nguyên tử hóa
-Dùng tác nhân giải phóng
-Thêm lượng dư nguyên tố khác cũng tạo hợp chất bền nhiệt với nhiễu
c) Nhiễu ion hóa
-Thường gặp khi sử dụng đầu đốt N2O-C2H2.
-Trong ngọn lửa không khí-acetylen nhiễu ion hóa thuờng xảy ra với các nguyên
tố dễ bay hơi như kim loại kiềm và kiềm thổ
Cách giải quyết:
-Hạ thấp nhiệt độ nguyên tử hóa
-Đệm ion hóa: nguyên tố rất dễ bị ion hóa, tạo ra một lượng lớn ion làm triệt sự
ion hóa của chất phân tích: Thường sử dụng là muối của K, Ru, Cs
3.3.2. Cản nhiễu quang phổ
-Không phải tất cả các vật liện nền trong mẫu sẽ bị nguyên tử hóa 100%
-Cản nhiễu quang phổ là do sự chèn lấn hay chồng chập của các vạch phổ hay
dải phổ của các chất nền đối với chất cần phân tích.
-Loại cản nhiễu quang phổ phổ biến nhất là hấp thu do nền
14
Hấp thu do nền mẫu
-Chồng chập vạch phổ nguyên tử của nguyên tố khác: ít
-Chồng chập bởi các dải phổ rộng của các phân tử chưa phân ly từ nền mẫu.
-Ánh sáng tán xạ do các hạt rắn rất nhỏ trong ngọn lửa.
Cách giải quyết:
Đo hấp thu nền và trừ với tổng hấp thu nền và mẫu. (Dùng hiệu chỉnh nền)
Các cản nhiễu quang phổ khác
Vạch phổ nguyên tử của nguyên tử của một nguyên tố chồng lấn với các vạch
phổ của các nguyên tố khác (đèn đa nguyên tố)
Cách giải quyết
-Giảm bề rộng khe của hệ đơn sắc.
-Sử dụng một bước sóng thay thế
3.3.3. Hiệu chỉnh nền
-Sử dụng nguồn liên tục (dùng cho FAAS và GF AAS)
-Sử dụng hiệu ứng zeeman (dùng cho kỹ thuật GF AAS)
3.3.3.1. Hiệu chỉnh nền dùng nguồn liên tục
- Từ nguồn bức xạ đặc trưng cho nguyên tố, nguyên tố phân tích hấp thu một
phần bức xạ, tỉ lệ với hàm lượng của chúng,. Mặt khác, tại bước sóng này bức xạ từ
nguồn liên tục (đèn D2) bị suy yếu trong phạm vi bước sóng rất hẹp, khoảng vài pm
(tùy thuộc vào bề rộng khe phổ được lựa chọn (khoảng 0.2nm)), chiếm từ 1-2% bức
xạ liên tục đi qua khe ra, số này là không đáng kể.
Nguyên tắc:
-Đầu tiên, khi đèn HCL hoạt động thì thành phần từ nguồn sáng này giảm do
hấp xạ của nguyên tố cần phân tích X và do nền. Ta thu được độ hấp thu tổng: A
-Sau đó, khi đèn D2 hoạt động thì thành phần từ nguồn sáng này bị giảm là do
hấp xạ và tán xạ của nền. Ta thu được độ hấp thu tổng của nền: Anền
Vậy, AX = A – Anền (3.2)
Hạn chế của hiệu chỉnh nền với nguồn liên tục
Đòi hỏi thêm một nguồn bức xạ và mạch điện tử đều khiển nguồn.
15
Đòi hỏi cường độ nguồn bức xạ sơ cấp (vạch) và nguồn liên tục tương đuơng
nhau.
Cả hai nguồn bức xạ phải bao trùm toàn bộ thang sóng.
Đòi hỏi nguồn bức xạ sơ cấp (vạch) và nguồn liên tục phải tuyệt đối thẳng
hàng để hiệu hỉnh nền đuợc chính xác.
Có thể không hiệu chỉnh chính xác các hấp thu nền có cấu trúc tế vi.
3.3.3.2. Hiệu chỉnh nền bằng hiệu ứng Zeeman
-Dựa trên nguyên tắc, mức năng lượng điện tử của nguyên tử khi đặt trong từ
trường mạnh bị thay đổi.
-Khi nguyên tử đặt trong từ trường mạnh, phổ hấp thu nguyên tử một vạch ban
đầu bị chia thành hai hoặc hơn các thành phần đối xứng xuất hiện so với vị trí ban
đầu. Mặt khác, phổ hấp thu nền thường không bị ảnh hưởng của từ trường.
-Đặt một từ trường xung quanh buồng nguyên tử hóa, đo độ hấp thu khi từ
trường bật và tắt . Khi từ trường tắt, ta đo được tổng độ hấp thu chưa hiệu chỉnh.
Khi từ trường bật, ta đo được độ hấp thu của nền
Ưu điểm của hiệu chỉnh nền Zeeman
Hiệu chỉnh được nhiễu nền cường độ cao (0÷2 Abs).
Hiệu chỉnh đuợc chính xác nhiễu nền cấu trúc tế vi.
Vận hành theo kiểu hai chùm tia thực thụ.
Đòi hỏi duy nhất 1 nguồn bức xạ chuẩn.
Không đòi hỏi cuờng độ các nguồn bức xạ phải giống nhau và không cần
điều chỉnh để các chùm bức xạ có quỹ đạo trùng nhau
16
3.4. Giới thiệu máy quang phổ hấp thu ngọn lửa SpectrAA 240FS
Hình 3.5: Máy phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa AA240FS
-Có khả năng phân tích nhanh, lần lượt nhiều nguyên tố trong một mẫu.
-Hệ quang học hai chùm tia, dải bước sóng 185-900nm.
-Chọn bước sóng và khe tự động (0.2, 0.5, 1.0nm)
-Cách tử giao thoa: 1200 vạch/mm.
-Detector ống nhân quang.
-Hệ thống mâm đèn: Gồm 4 đèn cố định
-Hiệu chỉnh nền bằng đèn D2, cường độ cao bao phủ bước sóng 185-425 nm.
-Có khả năng kết hợp kỹ thuật bay hơi lạnh và hydride
Ưu điểm:
-Cần thể tích mẫu ít hơn so với phương pháp phổ hấp thu nguyên tử một lần đo.
cần 14.5 mL khi đo 10 nguyên tố.
-Tốc độ phân tích khá nhanh (do đo được nhiều nguyên tố/lần)
Nhược điểm:
-Độ nhạy không cao lắm (ở mức ppm)
-Cần sử dụng đèn nhiều nguyên tố khi đo nhiều hơn 4 nguyên tố hấp thu.
.