CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung bộ, đi qua tỉnh có các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống nhất và QL27, có điều kiện thuận lợi để liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực trong vùng du lịch Đà Lạt - Phan Rang Tháp Chàm - Nha Trang. Ranh giới tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý: từ 1080908đến 1091425 kinh độ Đông và từ 11814 đến 11915 vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.358km2; tiếp giáp với các tỉnh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp biển Đông. Địa giới đại phương: 498km ( Niên giám thống kê năm 2008 ).
Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360 km2 chủ yếu là núi đá, rừng và đất bị sa mạc hóa. Trong đó diện tích dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, sông suối và núi đá 50.638 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng.
Trong các năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Đặc biệt giai đoạn 2006 – 2010, ngày càng nhận diện rõ hơn, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, năng lượng, vị thế kinh tế của tỉnh được cải thiện, có nhiều chủ trương được triển khai đạt thành quả tích cực. Lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả nhất định. Quốc phòng an ninh ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, hệ thống thể chế, văn bản qui phạm pháp luật, các qui định từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đó là tiền đề tốt cho công tác BVMT trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề; môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, thiệt hại do thiên tai, . gây áp lực ngày càng lớn lên nguồn tài nguyên và môi trường, đặt công tác BVMT trước những thách thức lớn trong thời gian tới. Để BVMT trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều cần thiết là phải dự đoán được những vấn đề môi trường cấp bách mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và cải thiện môi trường bằng cách xây dựng chính sách, chiến lược môi trường phù hợp hướng tới phát triển bền vững.
Căn cứ Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại đất nước; Công văn số 1016/BTNMT-MT ngày 29/3/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng chiến lược, kế họach hành động BVMT giai đọan 2006 – 2010, nghị quyết Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần XI của Ninh Thuận và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Sở KH-CN thực hiện đề tài xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
1. MỤC TIÊU
- Đánh giá hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí và sinh thái) của tỉnh, từ đó dự báo xu thế biến đổi môi trưng trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập chiến lược BVMT, cũng như đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho đảm bảo tính tổng thể, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết. Theo đó:
- Về không gian: Toàn bộ vùng lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận với 3238 km2 diện tích tự nhiên, bao gồm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam. Địa giới lãnh thổ được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.
- Về thời gian: Tiếp cận và lập chiến lược đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian này phù hợp và trùng khớp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) cũng như các định hướng quy hoạch giao thông, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị . của tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù của nghiên cứu lập chiến lược nên các đối tượng cần tiếp cận rất đa dạng và thường có biến điến động thay đổi theo không gian và thời gian. Chủ yếu đề tài sẽ tiếp cận các đối tượng sau:
- Môi trường: Bao gồm môi trường vùng đô thị, môi trường vùng nông thôn, nông nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái.
- Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản.
- Nhân văn: bao gồm con người, phong tục, tập quán, thói quen, lịch sử, văn hoá, xã hội
- Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại, du lịch, .
- Kỹ thuật – Công nghệ: Các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, ngập lụt, mưa bão, lốc xoáy .
Các vấn nạn môi trường tỉnh đang phải đối mặt: ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề (từ các cơ sở nuôi tôm, sản xuất muối, chế biến hải sản ); môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp xử lý số liệu thống kê: phương pháp này được sử dụng để phân tích các yếu tố tự nhiên và KTXH tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra về hiện trạng môi trường, điều kiện KTXH
- Phương pháp này thu thập các số liệu, tài liệu, tư liệu, ảnh chụp dưới hình thức: số liệu, niên giám, thống kê, sách, tác phẩm đã xuất bản, tạp chí, báo, tư liệu của các tác giả có nghiên cứu liên quan Trong Đề tài, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các phần nhằm thu thập, phân tích các thông tin có liên quan đến Dự án như điều kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng môi trường, quá trình đô thị hóa, sự phát triển KTXH.
- Tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KTXH ở tỉnh
- Các số liệu được thống kê xử lý theo phần mềm SPSS, và Exel.
Kỹ thuật GIS được sử dụng để xây dựng, cập nhật các thông tin vào các bản đồ GIS (tỷ lệ 1:100.000). Phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng việc đánh giá tổng hợp tác động của các yếu tố tự nhiên lên các khu dân cư, cụm công nghiệp; cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường.
- Thu thập trực tiếp số liệu thông tin nguồn lao động nhập cư trên địa bàn. Lượng thông tin thu nhập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý cho quá trình đô thị hoá.
- Phỏng vấn và điều tra theo phiếu mẫu: Thu thập ý kiến của nhà quản lý, dân địa phương, doanh nghiệp.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương (thành thị, nông thôn), doanh nghiệp, nhà quản lý về tình hình, nhận định, và thu thập các thông tin cần thiết. Số phiếu điều tra là 180 phiếu. Trên cơ sở số liệu này, chúng ta sẽ xử lý kết quả theo mục đích cần thu thập thông tin bằng phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Science) và exel.
Phương pháp chuyên gia: phương này được sử dụng để phân tích các cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách phục vụ cho việc đề xuất chiến lược BVMT tỉnh đến năm 2020.,._._._,_,
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH THUẬN
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, DỰ BÁO MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG 4: PHÂN VÙNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH THUẬN
CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH NINH THUẬN
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 TỈNH NINH THUẬN
PHỤ LỤC
214 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung bộ, đi qua tỉnh có các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống nhất và QL27, có điều kiện thuận lợi để liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực trong vùng du lịch Đà Lạt - Phan Rang Tháp Chàm - Nha Trang. Ranh giới tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý: từ 108(09(08(đến 109(14(25( kinh độ Đông và từ 11(8(14( đến 11(9(15( vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.358km2; tiếp giáp với các tỉnh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp biển Đông. Địa giới đại phương: 498km ( Niên giám thống kê năm 2008 ).
Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360 km2 chủ yếu là núi đá, rừng và đất bị sa mạc hóa. Trong đó diện tích dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, sông suối và núi đá 50.638 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng.
Trong các năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Đặc biệt giai đoạn 2006 – 2010, ngày càng nhận diện rõ hơn, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, năng lượng, vị thế kinh tế của tỉnh được cải thiện, có nhiều chủ trương được triển khai đạt thành quả tích cực. Lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả nhất định. Quốc phòng an ninh ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, hệ thống thể chế, văn bản qui phạm pháp luật, các qui định từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đó là tiền đề tốt cho công tác BVMT trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề; môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, thiệt hại do thiên tai,... gây áp lực ngày càng lớn lên nguồn tài nguyên và môi trường, đặt công tác BVMT trước những thách thức lớn trong thời gian tới. Để BVMT trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều cần thiết là phải dự đoán được những vấn đề môi trường cấp bách mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và cải thiện môi trường bằng cách xây dựng chính sách, chiến lược môi trường phù hợp hướng tới phát triển bền vững.
Căn cứ Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại đất nước; Công văn số 1016/BTNMT-MT ngày 29/3/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng chiến lược, kế họach hành động BVMT giai đọan 2006 – 2010, nghị quyết Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần XI của Ninh Thuận và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Sở KH-CN thực hiện đề tài xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
MỤC TIÊU
Đánh giá hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí và sinh thái) của tỉnh, từ đó dự báo xu thế biến đổi môi trưng trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập chiến lược BVMT, cũng như đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho đảm bảo tính tổng thể, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết. Theo đó:
Về không gian: Toàn bộ vùng lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận với 3238 km2 diện tích tự nhiên, bao gồm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam. Địa giới lãnh thổ được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Về thời gian: Tiếp cận và lập chiến lược đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian này phù hợp và trùng khớp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) cũng như các định hướng quy hoạch giao thông, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị... của tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù của nghiên cứu lập chiến lược nên các đối tượng cần tiếp cận rất đa dạng và thường có biến điến động thay đổi theo không gian và thời gian. Chủ yếu đề tài sẽ tiếp cận các đối tượng sau:
Môi trường: Bao gồm môi trường vùng đô thị, môi trường vùng nông thôn, nông nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái.
Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản.
Nhân văn: bao gồm con người, phong tục, tập quán, thói quen, lịch sử, văn hoá, xã hội
Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại, du lịch, ...
Kỹ thuật – Công nghệ: Các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, ngập lụt, mưa bão, lốc xoáy...
Các vấn nạn môi trường tỉnh đang phải đối mặt: ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề (từ các cơ sở nuôi tôm, sản xuất muối, chế biến hải sản…); môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp xử lý số liệu thống kê: phương pháp này được sử dụng để phân tích các yếu tố tự nhiên và KTXH tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra về hiện trạng môi trường, điều kiện KTXH
Phương pháp này thu thập các số liệu, tài liệu, tư liệu, ảnh chụp… dưới hình thức: số liệu, niên giám, thống kê, sách, tác phẩm đã xuất bản, tạp chí, báo, tư liệu của các tác giả có nghiên cứu liên quan.... Trong Đề tài, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các phần nhằm thu thập, phân tích các thông tin có liên quan đến Dự án như điều kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng môi trường, quá trình đô thị hóa, sự phát triển KTXH.
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác.
Tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KTXH ở tỉnh
Các số liệu được thống kê xử lý theo phần mềm SPSS, và Exel.
Kỹ thuật GIS được sử dụng để xây dựng, cập nhật các thông tin vào các bản đồ GIS (tỷ lệ 1:100.000). Phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng việc đánh giá tổng hợp tác động của các yếu tố tự nhiên lên các khu dân cư, cụm công nghiệp; cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường.
Thu thập file số hoá các bản đồ có sẵn, thành lập các bản đồ hiện trạng các khu du lịch hợp lý về mặt thời gian, không gian. Bên cạnh đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) rất có hiệu quả và có thể cập nhật số liệu mới khi cần. Kế thừa các số liệu quan trắc môi trường, phông môi trường có sẵn của tỉnh.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường: phương pháp này được sử dụng để lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, như là chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước mặt NTTS, đất, không khí, rác thải…
Thu thập trực tiếp số liệu thông tin nguồn lao động nhập cư trên địa bàn. Lượng thông tin thu nhập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý cho quá trình đô thị hoá.
Phỏng vấn và điều tra theo phiếu mẫu: Thu thập ý kiến của nhà quản lý, dân địa phương, doanh nghiệp.
Lấy mẫu nước, đất, khí và rác tại các khu vực nông thôn, thành thị, cụm – khu công nghiệp và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng đất, nước (nước mặt – lục địa và ven biển, nước ngầm, nước thải, CTR, không khí, tiếng ồn…) vào mùa mưa và mùa khô.
Phương pháp lập phiếu điều tra: phương pháp này sử dụng để điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động BVMT của tỉnh.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương (thành thị, nông thôn), doanh nghiệp, nhà quản lý về tình hình, nhận định, và thu thập các thông tin cần thiết. Số phiếu điều tra là 180 phiếu. Trên cơ sở số liệu này, chúng ta sẽ xử lý kết quả theo mục đích cần thu thập thông tin bằng phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Science) và exel.
Phương pháp chuyên gia: phương này được sử dụng để phân tích các cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách phục vụ cho việc đề xuất chiến lược BVMT tỉnh đến năm 2020.
Dựa vào điều kiện của địa phương, các chuyên gia tư vấn, đóng góp xây dựng trong việc lựa chọn các vấn đề chính, xây dựng khung chiến lược, lựa chọn chiến lược và cuối cùng là vạch ra chiến lược chi tiết.
Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm huy động trí tuệ nhiều người trong nhiều thành phần ở các góc độ khác nhau trong việc lựa chọn các vấn đề chính của chiến lược và thiết kế chi tiết từng hạng mục của chiến lược.
Phương pháp tổ chức hội thảo, hội nghị: phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài để trao đổi phương pháp luận, đánh giá kết quả thực hiện giữa kì và đánh giá kết quả cuối cùng của đề tài.
Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí mở rộng
Các bước chính của phương pháp này như sau:
Liệt kê tất cả các tài nguyên được sử dụng trong các phương án phát triển
Xác định tất cả các hoạt động sử dụng hoặc làm suy thoái tài nguyên
Liệt kê những bộ phận cần bổ sung vào quy hoạch để sử dụng hợp lý và phát huy khả năng tối đa của tài nguyên
Xác định khung thời gian của các tác động và các chi phí cần thiết, tính toán chi phí – lợi ích
Biểu thị các kết quả trên vào một tài liệu thích hợp với việc lựa chọn quyết định
Kỹ thuật xác định các vấn đề ưu tiên
Để xác định các vần đề ưu tiên cần phải phân tích sâu sắc các số liệu, thông tin ứng với các hoạt động phát triển KTXH hiện tại, từ đó xác định các thông số nền hay phông nền cơ sở.
Trên cơ sở các số liệu nền, cộng với những nhận định sự biến động theo không gian và thời gian (dựa vào quy hoạch tổng thể), phân tích xác định các vấn đề môi trường và tập trung đối với các vấn đề ưu tiên cấp bách, nghiêm trọng. Các vần đề môi trường thường tập trung vào các khía cạnh như: Mức độ sử dụng TNTN, sử dụng đất; bố trí các KCN và khu đô thị có đảm bảo vấn đề sinh thái? Diễn biến chất lượng các thành phần môi trường như thế nào? Vấn đề xả thải có hợp lý?…
Phương pháp xây dựng Chiến lược môi trường
Trên cơ sở Hiện trạng, xác định các thách thức ( xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng phần ( xác định nội dung cơ bản Chiến lược ( xây dựng chương trình hành động Chiến lược năm 2015 ( trên cơ sơ sở đã nghiên cứu, vạch ra các Định hướng Chiến lược những nét chính yếu cần phấn đấu cho hoạt động môi trường tài nguyên đến năm 2020.
Sử dụng phương pháp phân tích DPSIR
Nhằm phân tích và tìm ra các chỉ tiêu môi trường cần thiết nhằm phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ hiện trạng.
DPSIR là mô hình phân tích Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng hiện ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong việc xác định các chỉ thị môi trường nhằm phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở trong nước và cả trên Thế Giới.
Trong phần đánh giá hiện trạng môi trường, Đề tài sử dụng mô hình này để phân tích những áp lực lên các thành phần môi trường mà Ninh Thuận gặp phải do thực trạng phát triển KTXH và đặc điểm tự nhiên; Phân tích hiện trạng các thành phần môi trường do chịu áp lực trên; Phân tích các tác động mà Ninh Thuận đang phải đối mặt do áp lực và hiện trạng trên; Cuối cùng, phân tích những đáp ứng của các cấp, các ngành liên quan đã và đang thực hiện để hạn chế các tác động.
Phương pháp so sánh cặp đôi
Khi nghiên cứu các yếu tố, để biết ảnh hưởng và mức độ tác động giữa các yếu tố bằng cách xét từng cặp (trong điều kiện các yếu tố khác không có sự khác biệt đáng kể):
Sự khác biệt về ý thức cộng đồng trước và sau khi thực hiện chương trình tuyên truyền.
Sự khác biệt về cách thức quản lý, thu gom, xử lý trước và sau khi nghiên cứu.
Sự khác biệt về kinh tế chất thải trước và sau khi nghiên cứu
Năng suất, hiệu quả của các giải pháp thực hiện
Sự khác biệt về sức khoẻ cộng đồng và môi sinh, môi trường trước và sau khi nghiên cứu.
CƠ SỞ VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾP CẬN
Năm 1991, Chính phủ đã thông qua kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000. Đây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và vấn đề sử dụng TNTN của đất nước.
Chiến lược BVMT Quốc gia giai đoạn 2001-2010 đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) chuẩn bị. Qua nhiều sửa đổi và bổ sung các nội dung cho phù hợp với thời kỳ mới phải đến cuối năm 2003 Chiến lược BVMT Quốc gia giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến 2020 mới được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003- QĐ-TTg ngày 02/12/2003. Chiến lược này đã chọn mục tiêu, xác định các giải pháp thực hiện công việc BVMT trong cả nước và các chương trình hành động ưu tiên.
Ngày 15/11/2004, Ban chấp hành TW ban hành Nghị Quyết 41-NQ/TW về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tổng bí thư Nông Đức Mạnh kí. Đây là văn bản tiếp theo của Chỉ thị 36/CT-TW nhằm đẩy mạnh công tác BVMT trong giai đoạn này. Theo đó, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT” (trích NQ). Nghị quyết một lần nữa khẳng định 5 quan điểm trong đó nhấn mạnh: (i) BVMT là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; (ii) BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành và từng địa phương.
Ngày 12/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đã đưa ra các giải pháp cấp bách cụ thể trong các lĩnh vực gồm: đất đai, đo đạc và bản đồ; bảo vệ môi trường; khí tượng thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu; tài nguyên nước; địa chất khoáng sản và kinh tế biển, đảo.
Căn cứ Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 21/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, chương trình hành động 151-Ctr/TU của Tỉnh Ủy, Quyết định 1960/QĐ-UBND.HC ngày 7/11/2005 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở KH-CN chủ trì xây dựng chiến lược BVMT phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Đề cương “ Xây dựng chiến lược BVMT phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đã được Sở KHCN tỉnh Ninh Thuận phê duyệt 06/2009.
Chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận phải bám sát, tuân thủ và gắn kết chặt chẽ với Chiến lược BVMT quốc gia; Nghị quyết 41-NQ/TW Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW Bộ Chính trị.
Ngòai ra, ở cấp độ tòan quốc, Chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận được tham khảo, kế thừa và tuân thủ các chiến lược sau:
Chiến lược phát triển khoa học Công nghệ Việt Nam đến năm 2010, ban hành theo quyết định số 272/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020, ban hành theo quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn đến năm 2020, ban hành theo quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, ban hành theo quyết định số 657/2001/BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Quy họach tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia đến năm 2020, ban hành theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Và nhiều chiến lược, quy họach khác liên quan
Ở cấp độ địa phương, chiến lược còn phải dựa trên:
Nghị quyết chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, Đảng bộ Ninh Thuận.
Kế hoạch phát triển KTXH của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các văn bản cụ thể hoá của Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Y tế Ninh Thuận đến năm 2020.
Tập trung, giải quyết vấn đề về dân sinh tại các vùng lũ, nông thôn. Làm sao nhân dân có thể sống chung với lũ và phát triển KTXH bền vững.
Tăng năng suất khai thác tài nguyên, đặc biệt là đất, nước mà không làm tổn hại đến môi trường và sinh thái.
Giảm nguy cơ sạc lở bờ sông, ổn định dòng chảy...
Phải gắn liền với quy hoạch phát triển KTXH và nâng cao chất lượng đời sống
Phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường)
Phải được tiếp cận một cách có hệ thống, phải lường hết được các yếu tố tác động nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Phải có sự tham vấn cộng đồng, tập trung vào cộng đồng để thấu hiểu cộng đồng nhằm đưa ra các chính sách, phương án phù hợp.
Phải nhắm đến nhiều đối tượng bao gồm Công nghệ, Con người, Thị trường, Tổ chức và Thông tin (các yếu tố cấu thành giải pháp kinh tế - kỹ thuật).
Phải kế thừa các thành tựu và tránh các sai lầm của các địa phương khác.
Cần có lộ trình tiếp cận, nghiên cứu, thí điểm, áp dụng và triển khai.
Việc xây dựng chiến lược BVMT của tỉnh phải dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự nhiên và KTXH. Từ đó đề ra một chiến lược BVMT phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.
Khi xây dựng một Chiến lược môi trường, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu những vấn đề mang tính quyết định và tác động môi trường có thể có của nó. Đồng thời, vấn đề không kém phần quan trọng là phải xác định tất cả các vấn đề, các tác động tiềm tàng của chúng và sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Dựa trên những vấn đề đã được xác định, những mục tiêu và chỉ tiêu đã được xác lập, nghiên cứu, cân nhắc và tập trung giải quyết những vấn đề môi trường ưu tiên. Từ đó, xây dựng các phương án quản lý môi trường. Từ nhiều phương án được đưa ra ấy, lựa chọn phương án thích hợp. Cuối cùng, xây dựng chi tiết chiến lược BVMT và kế hoạch hành động chi tiết cho tỉnh.
NỘI DUNG
Khảo sát, thu thập, biên hội tài liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và KTXH của tỉnh Ninh Thuận
Đánh giá tác động của sự cố môi trường (thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…) xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Khảo sát, lấy mẫu các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, chất thải rắn) nhằm đánh gía hiện trạng chất lượng môi trường của tỉnh
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, chất lượng môi trường không khí, hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Phân vùng sinh thái các hệ sinh thái môi trường trong tỉnh Ninh Thuận
Điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động BVMT tỉnh Ninh Thuận
Đánh giá, dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2020
Tổ chức hội thảo khoa học để xây dựng Chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Xây dựng Chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Xây dựng và thực hiện chương trình BVMT
Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
1.1.Đặc điểm tự nhiên
1.1.1Vị trí địa lý – diện tích
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị vị tiếp giáp với các khu vực lân cận như sau:
Phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa
Phía Nam giáp với tỉnh Bình Thuận
Phía Tây giáp với tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp với biển Đông
Vị trí địa lý của Ninh Thuận nằm ở 11o18’14” đến 12o09’15” độ vĩ Bắc và từ 108o09’08 đến 109o14’25” độ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360 km2 chủ yếu là núi đá, rừng và đất bị sa mạc hóa. Trong đó diện tích dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, sông suối và núi đá 50.638 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng.
Ninh Thuận là tỉnh nằm ngay giữa ba điểm du lịch phổ biến Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang, cách mỗi nơi trên dưới trăm cây số, những năm gần đây mặc dầu Ninh Thuận chưa đón được nhiều du khách tuy nhiên tỉnh Ninh Thuận rất có nhiều tiềm năng để bức phá trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách.
Đơn vị hành chính có 7 đơn vị gồm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và 6 huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Có 65 xã, phường, thị trấn, gồm: 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường, trong đó có 31 xã miền núi và 19 xã đặc biệt khó khăn (gồm 14 xã miền núi và 5 xã bãi ngang).
Bảng 1.1: Diện tích phân theo đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận
Đơn vị
Diện tích
Thành phố Phan Rang Tháp Chàm
79,38 Km2
Huyện Bác Ái
1.027,30 Km2
Huyện Ninh Sơn
771,33 Km2
Huyện Ninh Hải
253,87 Km2
Huyện Ninh Phước
342,34 Km2
Huyện Thuận Bắc
319,24 Km2
Huyện Thuận Nam
564,53 Km2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2008
1.1.2Địa hình
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với ba dạng địa hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Địa hình Ninh Thuận có 3 dạng: Miền núi, đồng bằng và ven biển. Ninh Thuận có 2 hệ thống sông chính: Địa hình có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thế lòng chảo vào khu vực sống cái và khu vực Thành Phố Phan Rang. Vùng miền núi có độ cao phổ biến từ 200-500m, phần tiếp giáp với Lâm Đồng có độ cao đến hơn 1000m. Phía Bắc có dãy núi Chúa, E Lâm Hạ, E Lâm Thượng với các đỉnh cao từ 1000-1700m, phía Nam dãy Cà Ná, Mũi Dinh với các đỉnh cao từ 800-1500m, các dãy núi này tạo thành một bồn trũng khuất gió bất lợi cho gió mùa Tây Nam có khả năng mang hơi ẩm tới. Vùng đồng bằng bán sơn địa có xen lẫn đồi núi thấp với độ cao 50-100m, ít màu mỡ. Vùng đồng bằng ven biển được tạo thành do sự bồi đắp phù sa của Sông cái Thành Phố Phan Rang và Sông Lu, có đại hình tương đối bằng phẳng với độ cao từ 2 - 15m, là diện tích nông nghiệp quan trọng của tỉnh.
- Vùng biển và vùng ven biển: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi tôm giống, tôm sú, xây dựng đồng muối.
- Vùng đồng bằng: Đầu tư thâm canh cây lúa, trồng nho, hoa màu rau đậu các loại.
- Vùng miền núi, vùng cao: Chăn nuôi gia súc có sừng.
Hệ thống sông Cái bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Quao… và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía Bắc và Nam của tỉnh như sông Trâu và sông Bà Râu. Tỉnh Ninh Thuận có 27 dân tộc dân số 527 nghìn người.
Bao gồm có ba mặt núi Phía Bắc và phía Nam là hai dãy núi cao lan sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng.
Ninh Thuận có 105 km bờ biển thoải, sạch đẹp, biển Ninh Thuận có độ mặn cao hơn các nơi khác, có nguồn thủy hải sản phong phú, có thể khai thác đa dạng các sản phẩm có tính cạnh tranh cao: đánh bắt chế biến thủy hải sản, sản xuất muối công nghiệp, xút, thạch cao.
1.1.3Thổ nhưỡng
Ninh Thuận là một vùng khô hạn có đặc điểm địa hoá cảnh quan độc đáo ở Việt Nam. Ở đây, lớp đất canh tác mỏng, nghèo vật chất hữu cơ, thành phần sét trong đất thấp, thành phần vụn thô chiếm ưu thế. Các nguyên tố kiềm, kiềm-thổ cũng như các nguyên tố vi lượng được giữ lại khá cao và có xu hướng tập trung trong đất.
* Đất cát (C)
Tổng diện tích nhóm đất này 10.401,3 ha chiếm 3,1% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các xã ven biển như xã Phước Dinh, An Hải, Vĩnh Hải. Theo số liệu phân tích 02 mẫu cát tại xã Phước Dinh - huyện Ninh Phước và xã Vĩnh Hải - huyện Ninh Hải, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al3+.
Đất cát đỏ có nhiều ở xã Phước Dinh, cát nâu vàng tại xã Vĩnh Hải- huyện Ninh Hải
* Nhóm đất mặn (M)
Tổng diện tích 5.532,78 ha chiếm 1,65%, phân bố ở các vùng trũng thấp, ven biển và các cửa sông ven biển, tập trung nhiều nhất ở các xã Phước Diêm - huyện Ninh Phước, xã Nhơn Hải, Tri Hải của huyện Ninh Hải và một số xã, phường của Phan Rang - Tháp Chàm. Theo số liệu phân tích mẫu đất tại xã Nhơn Hải, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al3+.
* Nhóm đất phù sa ((P)
Tổng diện tích 8.340,6 ha chiếm 2,48% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc theo các triền sông, suối lớn, tập trung chủ yếu ở các xã Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Dân, An Hải, Phước Hậu, Phước Hữu của huyện Ninh Phước; các xã Phương Hải, Tri Hải, Công Hải của huyện Ninh Hải; Mỹ Sơn, Nhơn Sơn của huyện Ninh Sơn; Phường Phước Mỹ, Đô Vinh và xã Mỹ Hải của thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Theo số liệu phân tích mẫu đất tại xã Mỹ Sơn, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al 3+.
* Nhóm đất glây (GL)
Tổng diện tích 7.755,57 ha chiếm 2,3% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở các xã Phước Hậu, Phước Hữu, Phước Sơn, Phước Hải, Phước Dân-huyện Ninh Phước; xã Xuân Hải-huyện Ninh Hải và xã Thành Hải - thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Theo số liệu phân tích mẫu đất trồng lúa nước (phù sa cổ) tại thị trấn Tân Sơn, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al 3+ .
* Nhóm đất xám vùng bán khô hạn (XK)
Tổng diện tích 232.015,11 ha chiếm 69,05 % diện tích toàn tỉnh (tính chất thịt nhẹ đến thịt nặng), Phân bố tập trung nhiều nhất ở huyện Ninh Sơn (140.613,34 ha), huyện Ninh Phước (51.140,79 ha), phân bố ở các địa hình từ bằng thoải, sườn dốc, đồi gò đến núi cao. Theo số liệu phân tích mẫu đất đất nâu đỏ, nâu vùng bán khô hạn tại suối Đá Bàn, xã Mỹ Sơn - huyện Ninh Sơn, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al3+.
* Nhóm đất xám (X)
Tổng diện tích 28.423,41ha chiếm 8,46% diện tích toàn tỉnh (tính chất hàm lượng sét tăng dần theo chiều sâu), Phân bố ở huyện Ninh Sơn và Ninh Hải.
* Nhóm đất đỏ (Fđ)
Tổng diện tích 1.840,05 ha chiếm 0,55% diện tích toàn tỉnh. Phân bố: ở huyện Ninh Sơn 877,7 ha và huyện Ninh Phước 769,6 ha. Theo số liệu phân tích mẫu đất nâu đỏ, nâu vùng bán khô hạn tại suối Đá Bàn, xã Mỹ Sơn huyện Ninh Sơn, các chỉ tiêu như: N, P, K, pH, mùn, CEC, Al 3+.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Tổng diện tích 17.274,41 ha chiếm 5,14% diện tích toàn tỉnh, phân bố hầu hết các huyện, tập trung nhiều nhất ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước.
* Nhóm đất mới biến đổi (CM)
Tổng diện tích 9.040,76 ha, chiếm 2,69 % diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các xã trong tỉnh, tập trung nhiều tại các xã đồng bằng của huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải. Tính chất nhóm đất này có đặc tính phù sa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, trung bình đến nặng. Có phản ứng chua vừa. Mùn đạm từ trung bình đến nghèo.
* Nhóm đất khác gồm
Đất xây dựng, giao thông, đất thủy lợi, đất an ninh quốc phòng, thổ cư, ao hồ, sông suối: tổng diện tích 13.373,35 ha chiếm 4,58% diện tích toàn tỉnh.
Ta thấy rằng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhóm đất xám vùng bán khô hạn (XK) chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,05%.
pH trung bình giao động từ 5-11, đặc trưng cho tính axit - kiềm của môi trường. Trong các kiểu đất vùng khô nóng Ninh Thuận, pH biến đổi từ 5 đến 11. Đất hình thành trên vỏ phong hoá sialferit và ferosialit thường có độ pH từ 5 đến 7,5. Môi trường này khá thích hợp cho cây trồng. Đất hình thành trên vỏ phong hoá sialit kiềm thường có độ pH từ 7,5 đến 11. Kiểu đất này phân bố ở các thung lũng trước núi và giữa núi. Tại những vùng này phổ biến hiện tượng muối hoá bề mặt, nên thực vật không phát triển được
Đất ở Ninh Thuận thường rất mỏng, lớp phủ thực bì kém, thành phần vụn thô chiếm ưu thế. Đất nghèo sét và vật chất hữu cơ nên không có sự khác biệt lớn giữa đất và vỏ phong hoá. Nhìn chung các nguyên tố kiềm-thổ có hàm lượng cao trong đất và vỏ phong hoá. Ở những nơi địa hình thấp, mực nước ngầm gần mặt đất, các nguyên tố kiềm và kiềm-thổ theo nước mao dẫn di chuyển lên mặt đất và kết tinh, gây nên hiện tượng muối hoá bề mặt. Đồng thời, với sự tích tụ các nguyên tố kiềm, môi trường đất và nước có xu hướng bị kiềm hoá (pH tăng, Eh giảm). Một số nơi hiện tượng ô nhiễm F, As, Pb và Zn gây khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp và môi trường sống của nhân dân.
1.1.4Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam, Ninh Thuận có 8 nhóm đất bao gồm:
- Vùng đồi núi có 5 nhóm: nhóm đất xám diện tích 87.300 ha, thành phần cơ giới nhẹ, chua, mùn thấp; độ dốc từ 80 đến 100, tầng dầy từ 50cm đến 100cm. Nhóm đất đỏ vàng diện tích 184.000 ha, phần lớn thuộc thành phần cơ giới nhẹ, chua, mùn thấp; độ dốc 1.000 m. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 17.000 ha. Đất thung lũng dốc tụ gần 900 ha. Núi đá 3.100 ha.
- Vùng đồng bằng ven biển có 3 nhóm: nhóm đất cát diện tích 13.100 ha, chủ yếu là cát và cát mịn, có tích luỹ mùn. Nhóm đất mặn diện tích 2.300 ha ở vùng đất thấp và ven cửa sông. Nhóm đất phù sa diện tích 17.900 ha, tập trung ở vùng đồng bằng các huyện, thị xã và ven sông Cái, thành phần cơ giới nhẹ từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua vừa đến ít chua, giàu mùn.
b Tài nguyên biển:
Vùng biển Ninh Thuận với 105 km đường bờ và 18.000 km2 vùng lãnh hải, là một trong ba ngư trường lớn nhất của cả nước. Ngư trường của tỉnh nằm trong vùng có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại, hệ sinh thái San hô phong phú với trên 120 loài ngoài ra còn có các loại rùa biển quý hiếm. Trữ lượng hải sản 120.000 tấn/năm, trong đó, lượng cá đáy 70.000-80.000 tấn/năm, cá nổi 30.000-40.000 tấn/năm. Khả năng khai thác hàng năm 50.000-60.000 tấn, với trên 500 loại hải sản, trong đó, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao: cá hồng, cá ngừ, cá thu, tôm hùm, mực các loại. Nói chung phát triển nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản Ninh Thuận.
Vùng ven biển có diện tích đất quy mô lớn, nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch có quy mô trong nước và quốc tế. Ngoài ra còn có gần 5.000 ha có khả năng làm ruộng muối, nuôi tôm và phát triển du lịch, đặc biệt là sản xuất tôm giống cung cấp cho các tỉnh phía Nam.
c Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản ở Ninh Thuận không có loại khoáng sản nào quý, hiếm (hoặc có nhưng không đáng kể). Hầu hết là các mỏ đá, cát, đất sét phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra trữ lượng cát kết vôi cấp P khoảng 3,7 triệu m3, trữ lượng đá vôi san hô cấp C1, C2 gần 4,5 triệu tấn, trữ lượng cát trắng (hàm lượng SiO2: 97 - 97,2%) cấp P khoảng 5,8 triệu tấn, trữ lượng đá ốp lát (đá hoa cương) khoảng 850 triệu m3. Hàng năm có thể khai thác 1000 tấn cát lồi, trong đó có 600 tấn sôđa (tích tụ trong cát lồi).
d Tài nguyên nước:
Nguồn nước Ninh Thuận phân bố không đều tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh, nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước
Nguồn nước mặt: gồm hệ thống sông Cái và hệ thống sông suối nhỏ khác. Sông Cái dài 120 km, có 9 nhánh chính (sông Đa May, suối Gia Nhong, sông Sắt, sông Ông, suối ChoMo, sông Chá, suối Dầu, sông Quao và sông Lu). Tổng diện tích lưu vực 3.432 km2. Các sông suối ngoài hệ thống sông Cái gồm hệ thống sông Quán Thẻ ở phái Nam huyện Ninh Phước có diện tích lưu vực 79 km2, sông Trâu ở phía bắc huyện Ninh Hải có diện tích lưu vực 66 km2, suối Bà Râu huyện Ninh Hải có diện tích lưu vực 250 km2. Tổng lượng nước cung cấp từ nguồn nước mặt (chưa kể nước mưa) hàng năm gần 1.100 x 106 m3.
Nguồn nước ngầm: tồn tại dưới dạng khe nứt và nước lỗ hổng. Kết quả thăm dò cho thấy tài nguyên nước ngầm rất nhỏ so với các nơi trên toàn quốc. Vùng đồng bằng có tầng nước ngầm mỏng và bị nước mặn xâm nhập. Khả năng khai thác tối đa nguồn nước ngầm từ 0,2 đến 0,5 lít/giây/m2.
e Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp 156.283 ha, bao gồm rừng tự nhiên 156.788 ha, rừng trồng 6.064 ha. Trữ lượng gỗ là 10,5 triệu m3, trong đó 6 triệu m3 thuộc rừng phòng hộ, 4,5 triệu m3 thuộc rừng sản xuất. Hàng năm có thể khai thác 10.000 m3 gỗ các loại.
Tổng diện tích đất có 335,8 nghìn ha, trong đó đất có sử dụng 78%, đất chưa sử dụng 15,08% (50,637 ha). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 69,7 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 1.940 ha, đất ở 3.858 ha, đất lâm nghiệp 187 ngàn ha. Trong đó rừng phòng hộ 117 nghìn ha, rừng đặc dụng 42,1 chủ yếu ở 2 vườn Quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa.
Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh Ninh Thuận là 187.778,33 ha (có 4.743,95 ha rừng trồng), chiếm 55,92 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Do ở vùng ven biển và khô hạn nên đất rừng chủ yếu là rừng phòng hộ và đặc dụng (chiếm 85,09 %).
Vườn quốc gia Phước Bình
Vườn quốc gia Phước Bình nằm cách Thánh phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng Tây Bắc và nằm ở độ cao từ 300-2.200 m so với mặt nước biển, thuộc xã Phước Bình huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận là rừng nguyên sinh có giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng sinh học với nhiều động thực vật quý hiếm. Vườn quốc gia Phước Bình thuộc vùng nhiệt đới ẩm đặc trưng của Việt Nam với hơn 650 loài thực vật và gầm 350 loài động vật quí, trong đó khoảng 30 loài có trong sách đỏ thế giới.
Vườn quốc gia Phước Bình có tổng diện tích gần 20.00 ha, giáp hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa trong đó trên 10.000 ha diện tích rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt, 9.030 rừng phục hồi sinh thái, 18 ha khu hành chính dịch vụ.
Vườn quốc gia Phước Bình là khu hệ rừng sinh thái núi cao có những sinh cảnh tự nhiên độc đáo với các kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bao gồm: Rừng kín, rừng hỗn hợp cây lá rộng, và cây lá kim á nhiệt đới. Trong đó rừng lá kim tiêu biểu kiểu rừng khô hạn ở Ninh Thuận.
Qua một quá trình nghiên cứu vườn quốc gia Phước Bình cho biết ”Để bảo vệ sự đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ở vườn quốc gia Phước Bình đã phối hợp với Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cùng các ngành liên quan đã xây dựng được bộ mẫu tiêu bản động vật của vườn bước đầu đã thu thập được 73 mẫu thuộc 55 loài động vật hoang dã gồm thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó có 22 loài động vật quý hiếm. Số mẫu này được xử lý tạo hình như một minh chứng về giá trị quý hiếm, sự đa dạng về nguồn gien của hệ động vật vườn quốc gia Phước Bình.
Đến với Vườn quốc gia Phước Bình du khách sẽ được tìm về với sự yên tĩnh của thiên nhiên. Những vườn cây ven núi bốn mùa hương thơm trái ngọt cung cấp sản vật cho du khách. Điều này sẽ giúp cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc hình thành tour đi Phan Rang – Phước Bình.
Để vườn quốc gia Phước Bình bảo vệ được nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo vườn quốc gia Phước Bình làm hạn chế tác động của người dân vào phạm vi rừng nguyên sinh cần được bảo vệ. Ngoài ra cần có các giải pháp thay đổi tập quán du canh, du cư, phá rừng đốt nương làm rẫy. Từng bước tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc cùng khai thác và tham gia bảo vệ tài nguyên của vườn quốc gia Phước Bình.
Vườn quốc gia Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa có diện tích 24 nghìn ha, nằm trên địa giới của 05 xã Công Hải, Lợi Hải, Phương Hải, Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải – Ninh Thuận. Vườn Quốc gia Núi Chúa đang thực sự thu hút du khách bởi những giá trị nổi bật về địa hình, khí hậu và tính Đa dạng sinh học cao. Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều loại sinh vật rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chủng loại. Theo khảo sát của các nhà khoa học ở đây có khoảng 664 loài thực vật và 201 loại động vật, đặc biệt có rất nhiều loại động thực vật quý hiếm. Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 13,4 nghìn ha, phân khu phục hồi sinh thái 6,7 ha và phân khu hành chánh dịch vụ 2,4 nghìn ha. Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2008 là 44% và ước năm 2010 là 45%
Qua nhiều năm được bảo tồn, vườn quốc gia Núi Chúa dần trở lại với tính nguyên sơ của nó, người dân quanh vùng đã tự nguyện bảo tồn vốn quý của quốc gia. Cây rừng xanh tươi, nhiều loại động vật quý hiếm tìm nơi yên tĩnh để xây tổ, duy trì nòi giống, ngoài ra ở đây còn có những đoạn đường quanh co uốn khúc với những địa danh như: Núi đá vách, hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp. Nơi đây còn có hồ treo trên núi Đá Vách với đường kính 80m, tuy nằm trong vùng cực khô quanh năm nhưng vẫn có nước. Dọc bờ biển dài hơn 40km nối liền với khu du lịch nổi tiếng Ninh Chữ là thế mạnh để phát triển du lịch. Ở đây còn có vịnh Vĩnh Hy với nhiều bãi tắm lý tưởng, vùng biển còn có thảm san hô nổi tiếng. Nếu được khi thác hợp lý thì đây sẽ thở thành nơi lý tưởng cho du khách đến tham quan nghĩ dưỡng.
Tuy chưa được phát triển mạnh về du lịch nhưng đã có những nhà kinh doanh đầu tư các tour du lịch sinh thái vào vùng đất này. Hy vọng trong thời gian tới sẽ đón nhiều du khách đến đây tham quan.
f. Tài nguyên sinh vật
Do đặc điểm địa hình, địa chất thổ nhưỡng và khí tượng thuỷ văn bất lợi, phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất Lâm nghiệp, chiếm 249.895 ha, trong đó đất có rừng chiếm 156.563ha, khoảng 63% diện tích, còn lại là đất trống đồi trọc; đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 58.213ha, còn lại là đất chuyên dùng 12.673 ha, đất ở 2.880ha, đất thuỷ sản 1.899ha, đất khác 10.443ha.
Tài nguyên rừng của Ninh Thuận vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, khai thác để phát triển du lịch kết hợp với chức năng phòng hộ. Nằm trong vùng khô hạn, nên việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái.
1.1.5Điều kiện khí hậu và thủy văn
Thời tiết khí hậu Ninh Thuận nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chỉ có 2 mùa đó là mùa mưa và mùa khô. Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước. Mùa khô kéo dài 9 tháng từ tháng 12 đến tháng 8 lượng mưa trung bình thấp, chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm. Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước, làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Mùa mưa Kéo dài 3 tháng bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa trong cả nước. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô.
Khí hậu nơi đây khô hạn với nắng nóng vào loại cao nhất so với cả nước, nhiệt độ trung bình mùa hè 28-360C . Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả nước, nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 21-250C . Ninh Thuận ít có bão và thường xuyên xảy ra vào tháng 10,11. Tuy nhiên, bão thường kết hợp với dông gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Ninh Thuận là tỉnh nắng, nóng nhiều nhất trong cả nước, nhiệt độ trung bình 27,50C, nhiệt độ tối đa 37,80C; hàng năm có khoảng 60 ngày mưa với lượng mưa trung bình 700 mm/năm. Lượng bốc hơi 1.800 mm/năm, chỉ số khô hạn 2,4; điều kiện khí hậu thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới.
Ninh Thuận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng khí hậu khô hạn nhất nước “ít mưa, nhiều nắng”. Lượng mưa bình quân hằng năm của tỉnh chỉ bằng 1/3 lượng mưa hằng năm của cả nước. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27oC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Mỗi năm có hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí từ 75 – 77%.
Bảng 1.2: Khí tượng, khí hậu của tỉnh Ninh Thuận
Yếu tố
2005
2006
2007
2008
Nhiệt độ trung bình (oC)
27,4
27,4
27,1
26,8
Độ ẩm trung bình (%)
76
75
74
76
Tổng số giờ nắng (giờ/năm)
2.647
3.022
2.731
2.727
Lượng mưa (mm/năm)
797,5
635,3
961,7
1.377,4
Nguồn: Niên Gián thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2008
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của Ninh Thuận qua các năm
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình các năm không có sự thay đổi đáng kể. Nhiệt độ thấp nhất là năm 2008 (26,8oC) và thấp nhất là năm 2005, 2006 (27,4oC). Vào năm 2008 thì nhiệt độ cao nhất là tháng 06 (28,7oC), nhiệt độ thấp nhất là tháng 02 (24,5oC). Vào năm 2005 thì nhiệt độ cao nhất là tháng 06 (30oC), nhiệt độ thấp nhất là tháng 01 (24,2oC).
Độ ẩm trung bình tương đối ổn định qua các năm từ năm 2005 - 2008 ít có chênh lệch, giao động từ 74-76%/năm. Thấp hơn rất nhiều so với độ ẩm trung bình của cả nước (84%/năm)
Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện số giờ nắng, lượng mưa của Ninh Thuận qua các năm
Tổng số giờ nắng trong các năm có sự chênh lệch rất rõ rệt năm có tổng số giờ nắng cao nhất là năm 2006 (3.022 giờ), năm có tổng số giờ nắng thấp nhất là năm 2005 (2.647 giờ). Vào năm 2008 tháng 06 là tháng có nhiệt độ cao nhất thì số giờ nắng cũng nhiều nhất, tuy nhiên tháng 11 không phải là tháng có nhiệt độ thấp nhất lại có tổng số giờ nắng thấp nhất.
Lượng mưa hằng năm của Ninh Thuận tương đối thấp so với các tỉnh khác, theo Niên gián thống kê từ năm 2005-2008 thì lượng mưa của năm 2008 (1.377,4 mm/năm) là cao nhất và năm 2006 (635,3mm/năm) là thấp nhất.
Về thuỷ văn nước ngầm, theo đánh giá tiềm năng nước ngầm, Ninh Thuận có trữ lượng nước ngầm tương đối nghèo, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước sinh hoạt, nước ngầm nằm sâu, địa chất lại bất lợi cho việc khai thác, hiện tại đã được khai thác hạn chế phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, tưới cây nông nghiệp.
Ngày 31/12/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận, đây là dự án có quy mô nhóm A, phục vụ đa mục tiêu, trong đó nhiệm vụ chính là cấp nước tưới trực tiếp cho 4.380 ha đất canh tác và tiếp nước cho hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm Cấn để tưới đủ diện tích 12.800ha, cấp nước nuôi trồng thủy sản 1.632ha, cấp nước cho dân sinh, công nghiệp , dịch vụ và phát điện.
Công trình đầu mối gồm 2 cụm: Cụm đầu mối hồ chứa nước Sông Cái xây dựng trên sông Cái, thuộc huyện Bắc Ái và cụm đập dâng Tân Mỹ ở hạ lưu hồ sông Cái, thuộc huyện Ninh Sơn, cách đầu mối hồ Sông Cái khoảng 13 km về phía hạ lưu. Khu hưởng lợi thuộc huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải và thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.
Cụm hồ chứa nước sông Cái có nhiệm vụ chính là tưới trực tiếp cho 680 ha và tạo nguồn phát điện, làm kho nước điều tiết cho đập dâng Tâm Mỹ ở hạ lưu.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả với những thắng cảnh tuyệt đẹp như bãi biển Ninh Chữ, Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy... bên cạnh là những tháp Chàm cùng vô số các di tích lịch sử văn hóa và nhiều hiện vật quý giá như: tháp Pôklông Garai, tháp Pôrômê, tháp Hoà Lai... hầu như còn nguyên vẹn.
Ta thấy rằng Ninh Thuận là tỉnh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả sông, các thắng cảnh di tích nổi tiếng khắp nơi như: bãi biển Ninh chữ, vịnh Vĩnh Hy, bãi biển Cà Ná, suối Thương, suối Tiên, bãi biển Cà Tiên, đèo Ngoạn Mục, những tháp Chăm bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn... Là nơi dấp dẫn đối với khách du lịch. Những năm gần đây Ninh Thuận đã phát huy thế mạnh này để góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế được xem là chậm phát triển nhất khu vực. Các khu du lịch mang tính đặc trưng của Ninh Thuận như Đen Giòn, Hoàn Cầu, Cà Ná…đã góp phần quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh này. Hiện nay, Cty TNHH Tân Hoàng Long Tp.Hồ Chí Minh đang đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng một khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tại Cà Ná - vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có nhiều tiềm năng về du lịch đang được đánh thức.
Tuy nhiên so với các tỉnh trong khu vực thì Ninh Thuận là địa phương còn chậm phát triển về du lịch. Do đó để khắc phục những khó khăn do khí hậu về cơ sở hạ tầng du lịch, phát huy tiềm năng mang tính đặc thù, Ninh Thuận cần phải liên kết chặt chẽ với Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng để hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt. Tạo ra các loại hình du lịch đặc sắc tại địa phương, thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du lịch đến vơi Ninh Thuận. Cho đến nay thì Ninh Thuận đã ký kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế với Tp.Hồ Chí Minh, Khánh Hoà và Lâm Đồng. Một nội dung quan trọng trong các chương trình hợp tác này là Ninh Thuận sẽ cùng các địa phương nói trên hình thành tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt. Theo qui hoạch của chính phủ thì đến năm 2020, Ninh Thuận sẽ là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của quốc gia. Tam giác kinh tế du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt sẽ tạo nên những tiền đề hết sức quan trọng để Ninh Thuận phát huy lợi thế về tiềm năng kinh tế du lịch của mình.
Ngoài liên kết với các tỉnh trong việc phát triển kinh tế du lịch, Ninh Thuận cũng đang đầu tư xây dựng khu công nghiệp đầu tiên. Ninh Thuận cần biết phát huy thế mạnh của mình, cùng với các địa phương lân cận tạo ra những vành đai kinh tế mang tính liên vùng mà tam giác kinh tế - du lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt sẽ là bước khởi điểm đầu tiên.
Thời tiết khô hạn là cản trở lớn đối với nhiều hoạt động sản xuất ở Ninh Thuận trong suốt nhiều thập kỷ qua, trong đó có du lịch. Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó sự khắc nghiệt của thời tiết cũng tạo ra cho vùng đất này những tiềm năng, sản phẩm mà các địa phương khác không thể có được.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1 Hiện trạng cơ cấu kinh tế
Ninh Thuận có tiềm năng lợi thế bờ biển dài 105km với nhiều bãi biển được đánh giá cao do đó xác định phát triển kinh tế biển là kinh tế mũi nhọn bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển và sản xuất hóa chất sau muối. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2010 là 11-12%.
Xây dựng cơ cấu kinh tế Nông - Ngư - Công nghiệp và Dịch vụ du lịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trong đó đến năm 2010 giá trị ngành nông lâm thủy sản chiếm 30%, công nghiệp xây dựng chiếm 35% và các ngành dịch vụ chiếm 35% trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Về phát triển các tiểu vùng kinh tế, gồm 3 tiểu vùng như sau
- Tiểu vùng đồng bằng gồm 28 xã, phường (Ninh Phước 8 xã, Ninh Hải 4 xã, Ninh Sơn 1 xã, Phan Rang Tháp Chàm 12 xã, phường), quy mô dân số 270 ngàn người. Trung tâm của tỉnh là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Trọng điểm kinh tế là phát triển dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh.
- Tiểu vùng ven biển gồm 11 xã của 3 huyện và vùng lãnh hải, quy mô dân số 130 ngàn người, động lực kinh tế là kinh tế biển, du lịch biển và phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất muối và hóa chất sau muối.
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 24 xã và thị trấn (Ninh Sơn 7 xã, Bác Ái 9 xã, Ninh Hải 4 xã, Ninh Phước 4 xã), quy mô dân số 148 ngàn người, trong đó có 18 xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Động lực kinh tế vùng là kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc theo mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
Với đặc thù là vùng khô hạn nhưng chăn nuôi ở Ninh Thuận rất phát triển, đặc biệt là dê, cừu, ngành nông nghiệp trồng trọt của tỉnh trong những năm qua đã tuyển chọn những giống có năng suất cao và chịu hạn để phục vụ chăn nuôi như các giống cỏ voi, cỏ Ghine, cỏ Ruzi, cỏ sả... với diện tích hiện nay lên tới 1.300 ha. Đồng thời đã hoàn thành việc chuyển hoá 80ha rừng thành diện tích giống để cung ứng giống cho các vùng khác nhau trong tỉnh trong những năm tới. Cùng với giống cây thì các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi cũng được chú trọng như lai tạo được trên 3.000 con dê, cừu lai có ưu thế vượt trội về trọng lượng so với con giống bản địa.
Trong những năm từ năm 2005 – 2008 chỉ số giá tiêu dùng của Ninh Thuân so với cả nước không có sự chênh lệch đáng kể được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 1.3: Chỉ số giá tiêu dùng của Ninh Thuận qua các năm 2005 – 2008 với chỉ số giá tiêu dùng của cả nước
ĐVT (%)
2005
2006
2007
2008
Ninh Thuận
Cả Nước
Ninh Thuận
Cả Nước
Ninh Thuận
Cả Nước
Ninh Thuận
Cả Nước
Tháng 1
100,70
101,1
101,38
101,2
101,20
101,1
102,11
102,4
Tháng 2
101,66
100,5
102,18
102,1
102,04
102,2
102,53
103,6
Tháng 3
100,52
100,1
99,60
99,5
100,52
99,8
102,18
103,0
Tháng 4
101,06
100,6
100,21
100,2
100,25
100,5
101,58
102,2
Tháng 5
100,77
100,5
100,93
100,6
100,52
100,8
104,07
103,9
Tháng 6
100,44
100,4
100,41
100,4
100,49
100,9
103,91
102,1
Tháng 7
100,64
100,4
100,34
100,4
100,82
100,9
101,97
101,1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận.doc