Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử

PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn lựa đề tài 1. Vấn đề ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm, quan hệ, qui phạm riêng của nó phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Việc khảo sát ngôn ngữ báo chí cần đặt cái khung của những tính chất đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách viết rất riêng của báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác phẩm. 1. Vấn đề ngôn ngữ phóng sự 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1. Sự hình thành ngôn ngữ Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. 1. Ngôn ngữ báo chí 1. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí 1.1. Đặc điểm loại hình a. Ngôn ngữ sự kiện b. Ngôn ngữ định lượng a. Ngôn ngữ của độ không xác định 1.1. Những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí I. PHÓNG SỰ 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển thể loại phóng sự 1.1. Trên Thế Giới 1.2. Ở Việt Nam a. Ngôn ngữ của độ không xác định 1.1. Những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí I. PHÓNG SỰ 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển thể loại phóng sự 1.1. Trên Thế Giới 1.2. Ở Việt Nam II. NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ 1. Sơ lược về ngôn ngữ phóng sự 2. Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ Phóng sự: chính xác và hàm súc biểu đạt nội dung I. KHẢO SÁT NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ CHƯƠNG III: TỔNG KẾT I. Nhận xét ngôn ngữ trong phóng sự trên báo mạng điện tử 1. Cách sử dụng ngôn ngữ viết 2. Cách sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Đề Tài: Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn lựa đề tài Vấn đề ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm, quan hệ, qui phạm riêng của nó phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Việc khảo sát ngôn ngữ báo chí cần đặt cái khung của những tính chất đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách viết rất riêng của báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác phẩm. Ngôn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp vụ tương đương với khái niệm tin, phóng sự, phỏng vấn… Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Để nắm bắt được đặc điểm ngôn ngữ trong báo chí đòi hỏi chúng ta phải có sự đào sâu tìm hiểu vấn đề này. Vấn đề ngôn ngữ phóng sự Phóng sự là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Với ưu thế phản ánh hiện thực sâu sắc và có sức “công phá” lớn, phóng sự hiện nay chiếm một lượng khá lớn thời gian phát sóng của truyền hình, từ những phóng sự dài kỳ như một thiên tiểu thuyết nhưng cũng có những phóng sự chỉ độ 700 – 800 chữ thiên về mô tả, thông tin nhanh sự kiện. Phóng sự là kết quả của những logic hội tụ dựa trên các phương tiện ngôn ngữ chữ viết, hình ảnh và âm thanh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài “Ngôn ngữ thể loại phóng sự trên Báo mạng điện tử” là một đề tài mở, có quy mô khá lớn, nếu tìm hiểu và phân tích một cách chi tiết đề tài này thì quy mô của nó rất lớn và dung lượng thông tin khá đồ sộ. Vì vậy, đề tài này chỉ dừng lại ở mức độ đặt những vấn đề chính có kèm theo những phân tích đánh giá sơ lược; đồng thời có sự khảo sát nghiên cứu trên thực tế báo chí. Xin tóm lược đề tài ở những bước sau: Vấn đề ngôn ngữ và nguồn gốc của nó Ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực báo chí Phóng sự và vai trò của phóng sự Ngôn ngữ thể loại phóng sự nói chung và ngôn ngữ phóng sự trên báo mạng điện tử Khảo sát, phân tích, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Sự hình thành ngôn ngữ Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó. Không ai biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ kia nào chỉ biết con người đã sử dụng các công cụ ngôn ngữ như ký tự, tiếng nói, kình vẽ, âm thanh, hình ảnh…Từ khi có chữ viết con người bắt đầu sử dụng văn bản và đến thế kỷ XV báo chí mới chình thức ra đời. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các hình thức ngôn ngữ cũng trở nên đa dạng và phong phú, phương thức truyền tải ngôn ngữ dần vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, không gian. Con người có thể tiếp cận ngôn ngữ từ bốn phương, từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau. Mục đích của ngôn ngữ là truyền tải thông tin, cảm xúc của con người, sự vật, sự kiện từ người này đến người khác. Cho nên ngôn ngữ được dùng ở tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời sống. Trên báo chí, ngôn ngữ được dùng cho việc thông tin và giải trí là chủ yếu, cho nên ngôn ngữ mang màu sắc sự kiện và có tính chất của ngôn ngữ văn hoạc nghệ thuật Ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí. Cần đặt ngôn ngữ báo chí dưới cái khung đặc thù của báo chí để từ đó tìm ra cách viết riêng của báo chí trong việc chiếm lĩnh thực tại, trong kiểu tổ chức tác phẩm. Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó, ngôn ngữ báo chí dựa trên những nhận thức cơ sở sau đây: Nhận thức về chính trị: Làm báo là trực tiếp tham gia vào hoạt động chính trị xã hội. Nhà báo hoạt động không khác gì nha fchính trị, nhà ngoại giao trong cách ứng sử, trong cách đối phó với tình hình. Trong nhận thức chính trị của nhà báo, điều quan trọng nhất là sự thừa nhận sự lãnh đạo của chính trị. Sự thừa nhận này là một nhận thức khoa học chưa không phải là sự ép buộc. Nhận thức tiếng mẹ đẻ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của quốc gia; các tác phẩm báo chí đều thể hiện qua ngôn ngữ này vì vậy báo chí góp phần tích cực hơn trong việc phản ánh, duy trì sự sinh động và tính hấp dẫn của tiếng Việt đến các đối tượng công chúng. Nhận thức về vốn kiến thức: Làm báo đòi hỏi một vốn kiến thức vừa sâu vừa rộng, ngoài kiến thức sách vở còn đòi hỏi kiến thức cuộc sống đa dạng. Vốn kiến thức ngôn ngữ phong phú sẽ làm cho ngòi bút và moik việc từ khâu chọn lọc thông tin đến sử lý thông tinh diễn ra hết sức nhanh chóng và xác đáng… Ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí. Tuy chất liệu chủ yếu của nó là ngôn ngữ và có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ báo nhưng không vì thế mà xem hai cái là một. Vì vậy, không phải cứ biết dùng từ chính xác, biết viết câu dung qui tắc, biết vận dụng phép tu từ.. là có thể viết báo được. Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ là hai lĩnh vực khác nhau. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí Đặc điểm loại hình Ngôn ngữ sự kiện Ngôn ngữ sự kiện là là phương tiện duy nhất để phản ánh của báo chí, đồng thời là tiêu chí khu biệt với các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ sự kiện bao giờ cũng được nhìn nhận trong qui trình vận động của sự kiện, do đó cần chú ý tới mối quan hệ tương tác giữa ba nội dung của ngôn ngữ sự kiện. Sự kiện có thật và nguyên dạng phải là sự kiện hiện hữu thì mới có giá trị thời sự. Có những phản ánh mới nhìn thì đúng là có thật, nguyên dạng và hiện hữu vì không đặt trong qui trình vận động mà cái có thật thành cái không thật, cái nguyên dạng thành cái biến dạng, cái hiện hữu thành cái xa lạ. Chú ý tới sự vận động thì sẽ nhìn ra cái mới, cái thật của cuộc sống và đem lại sự sáng tạo cho nhà báo. Ngôn ngữ định lượng Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện; ngôn ngữ chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện, tính chất, bản chất, khuynh hướng của sự kiện. Những cách diễn đạt theo ngôn ngữ định tính tỏ ra khồn phù hợp với nhà báo vì đó là ngôn ngữ của các nhà chính trị, nhà tư tưởng. Vì vậy, ngôn ngữ định lượng là cái phái sinh, sự cụ thể hóa của ngôn ngữ sự kiện. Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể chính xác về sự kiện có thật, nguyên dạng đã dẫn đến việc đòi hỏi phải coi trọng số lượng. Ngôn ngữ của độ không xác định Cách diễn đạt gợi lên sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc, người xem. Cách diến đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc nhờ đó làm bùng phát cái bất ngờ của thông tin. Cấu trúc mở tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian. Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng hành của cấu trúc mở. Những mối quan hệ của ngôn ngữ báo chí Quan hệ phản ánh Đây là quan hệ tạo ra được sự trùng khớp giữa mô hình hiện thực với mã ngon ngữ trong tác phẩm báo chí. Quan hệ phản ánh đòi hỏi tin, bài bao giờ cũng phải trung thực, chính xác, không mâu thuẫn. Quan hệ đôi xứng Quan hệ đối xứng là quan hệ tạo ra sự hài hòa, đối xứng hoặc đối lập giữa mô hình hiên thực với mã ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí. Đây là một sự cụ thể hóa quan hệ phản ánh. Thông thương, người ta vi phạm quan hệ phản ánh dưới dạng quan hệ đối xứng. Chẳng hạn trong truyền hình ta thường gặp sự vênh nhau giữa hình và lời bình. Quan hệ liên tưởng Quan hệ liên tưởng tùy thuộc vào hai quan hệ trên. Nếu phản ánh đúng, đối xứng đúng thì liên tưởng đúng và ngược lại. Quan hệ liên tưởng là quan hệ tác động hai chiều: chiều nhà báo và chiều người nhận thông tin. Đối với nhà báo thì đây là chuẩn mực giúp cho mình lựa chọn câu chữ, cách diễn đạt, cấu trúc tin, bài như thế nào để hướng sự liên tưởng của độc giả, khan giả, thính giả theo chủ đích của mình, không tạo ra những liên tưởng có hại cho bài báo. Đối với người nhận tin, quan hệ này có tác động như một người kiểm tra bài báo. Bằng vốn kiến thức, vốn sống của mình người nhận tin bao giờ bao giờ cũng có khát vọng hiện diện trong bài báo. PHÓNG SỰ Sơ lược về sự hình thành và phát triển thể loại phóng sự Trên Thế Giới Trong các thể loại báo chí, có một thể loại mà ngay từ khi mới ra đời đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng và là mối lo ngại của chính quyền. Đó chính là thể loại phóng sự. Là đứa con của báo chí cho nên không phải ngay từ khi báo chí xuất hiện thể loại phóng sự đã ra đời. Theo các tài liệu nghiên cứu về báo chí và truyền thông thì phóng sự ra đời lần đầu tiên ở Châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, gắn liền với sự thắng lợi của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí dài suốt 3 thế kỉ và sự phát triển vượt bậc của tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam Có ý kiến cho rằng vì báo chí xuất hiện ở nước ta khá muộn so với thế giới cho nên thể loại phóng sự cũng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của báo chí năm 1865, nhưng phóng sự mới thực sự lộ diện vào những năm 30 của thế kỉ XX với những lý do sau: Phong trào Duy Tân, du học sang các nước phương Tây đã làm thay đổi bộ mặt báo chí nước nhà, liên tục những cuộc cải cách lớn trên báo chí được thực hiện do các trí sĩ đã được tiếp cận với nền văn hóa phương Tây hiện đại. Lịch sử dân tộc ta ở thời điểm này đang có nhiều những biến động quan trọng. Bọn Đế quốc liên tục khủng bố cách mạng và đàn áp dân chúng; nhu cầu thông tin liên tục của quần chúng nhân dân làm cho thể loai phóng sự trở thành một thể loại chính của báo chí lúc bấy giờ. Các trường đào tạo học sinh, sinh viên được xây dựng cả về chất lẫn về lượng. Đây là một lý do quan trọng thúc đẩy sự phát triển của báo chí, đặc biệt khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng cũng có nhiều thay đổi quan trọng. Mọi người không còn hứng thú với những câu hỏi hư cấu, lãng mạn nữa mà lối viết tường thuật, kể và miêu tả lại sự kiện làm cho độc giả hứng thú hơn. Mới chỉ khoảng hơn 70 năm xuất hiện ở Việt Nam nhưng Phóng sự đã có những bước tiến dài về thể loại. Càng ngày Phóng sự càng đi sâu vào những vấn đề thời sự cập nhật, được thể hiện ngắn gọn nhưng nhiều thông tin nhanh, gấp gáp của thời đại. Thể loại phóng sự Khái niệm Phóng sự là kể lại một câu chuện có thật một cách ngắn gọn, chính xác, các chi tiết tập trung trả lời câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Tại sao? Mức độ ảnh hưởng như thế nào?. Ngoài ra, còn có một quan niện nữa về phóng sự đó là coi phóng sự là một thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác như Tin, Phỏng vấn, Tường thuật, Điều tra và cả văn học. Khái niệm: Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự, theo một quá trình phát sinh – phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và ngôn ngữ, giọng điệu linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận. Đặc điểm cơ bản của phóng sự Đối tượng phản ánh là việc thật, người thật tiêu biểu, có ý nghĩa xã hội. Ưu thế của phóng sự là đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thể người có tính chất điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Cũng là phản ánh “việc thật” nhưng phóng sự không dừng lại ở hình thái phản ánh giản đơn mà còn làm rõ bản chất bên trong của sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra mà còn hiểu nguyên nhân “tại sao” lại xảy ra. Phóng sự luôn bám sát vào một nhân vật hoặc một sự việc cụ thể để từ đó xây dựng nên cấu trúc riêng của mình. Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng phát sinh – phát triển; nguyên nhân – kết quả, lượng – chất. Cuộc sống bao hàm các sự vật, hiện tượng khác nhau, nhưng chúng luôn nằm trong quy luật của sự vận động, quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập. Thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong một chu kì thời gian nhất định. Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp tạo ra sự uyển chuyển trong quá trình tiếp cận thông tin. Đây được cho là sự kế thừa các tinh hoa của văn học và các thể loại khác. Nó được thể hiện ở một số mặt cụ thể sau: Kết cấu: Phóng sự được tác giả “nhào nặn” rất linh hoạt phụ thuộc vào đối tượng phản ánh và ý đồ riêng của tác giả. Các kết cấu được sử dụng thường chặt chẽ và logic, hoàn chỉnh và rõ ràng, chất phác và bình dị. Thời gian luôn được sắp xếp theo những trật tự tuyến tính nhất định. Nó chi phối nội dung và sự sáng tạo của tác giả. Ngôn ngữ: là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ đề cũng như nội dung của phóng sự. Ngôn ngữ phóng sự phải chính xác, hàm xúc và biểu cảm; phải là ngôn ngữ của nhân dân, đa diện, đa góc độ để tạo sự sinh động cho bài phóng sự. Các bút pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là mô tả, thuật, kết hợp với bút pháp nghị luận. Về các biện pháp tu từ: trong thể loại phóng sự các biện pháp như: so sánh, tương phản, ẩn dụ, châm biếm, hài hước… luôn được sử dụng một cách triệt để. Vai trò của cái tôi trong phóng sự thường xuất hiện với 3 tư cách và 2 vai trò chính: Tư cách: Nhân chứng khách quan: người khám phá ra sự kiện, theo dõi, điều tra… Thẩm định khách quan: kiểm tra tư liệu, nguồn để đảm bảo độ chính xác của thông tin. Khâu nối dữ liệu, các chi tiết, chi tiết rời rạc thành một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh và sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Vai trò: Người dẫn chuyện: có thể trực tiếp xuất hiện với chủ thể “tôi”, tác giả cũng có thể lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc để tăng sự sâu sắc của bài phóng sự. Người định hướng: Lựa chọn, sắp xếp chi tiết, chọn lời nói, ngôn ngữ phù hợp với ý đồ sắp xếp của mình, tạo ra sự khách quan trong nhận thức và sự tiếp thu của công chúng. NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ Sơ lược về ngôn ngữ phóng sự Ngôn ngữ là phương tiện biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ đề tư tưởng của tác phẩm Phóng sự. Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho đúng, trúng và hay trong tác phẩm Phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối tượng phản ánh, trình độ của đối tượng tiếp nhận thông tin và loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải bài Phóng sự đó. Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ Phóng sự: chính xác và hàm súc biểu đạt nội dung Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên, các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong Phóng sự thường chính xác và khách quan. Tính chính xác thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ Phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thể, nhằm tạo ra một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu. Mặt khác, Phóng sự phải miêu tả, kể lại câu chuyện một cách cô đọng, logic và hàm súc. Tính hàm súc của ngôn ngữ Phóng sự nảy sinh từ yêu cầu: phải cung cấp một lượng thông tin cao, không có dư thừa về con người và sự kiện trong một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên trang báo, trên sóng… cho nên cần phải dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao nhất. Cung cấp thông tin một cách chính xác và hàm súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí có hiệu quả cao nhất. Biểu cảm: Trong phóng sự ngôn ngữ còn có giá thể biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm, cảm xúc tâm lý, thái độ, ý kiếm của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin, khiến cho đối tượng tiếp nhận thông tin cũng nảy sinh cảm xúc, tình cảm, thái độ như “đối tượng được miêu tả” và tác giả. Như vậy, người tiếp nhận thông tin không chỉ được nhận thông tin mà còn như được chứng kiến, tham gia vào sự kiện (vui, buồn, lo âu…) với tư cách của “người trong cuộc”, có nghĩa là, ngôn ngữ đã thực hiện tốt chức năng tác động vào tâm lý tiếp nhận thông tin của người đọc, thông qua tình cảm mà hướng dẫn nhận thức, thôi thúc hành động của con người. Điều này khẳng đinh thế mạnh hơn hẳn của thể loại phóng sự so với các thể loại khác. Ngôn ngữ của phóng sự phải là ngôn ngữ của nhân dân: đúng, rõ, sinh động, hình ảnh sạch, gon và dễ hiểu.Buêtsgơ đã viết: “ Việc sử dụng từ ngữ cũng hoàn toàn phục vụ cho mục đích là không lên lớp cho người xem, không mớm lời cho nhận thức”. Ngôn ngữ trong tác phẩm được thể hiện ở các mặt: Cấp độ từ: Chủ yếu dùng danh từ, động từ và trạng từ, ít sử dụng tính từ, hình dung từ. Cấp độ câu: Kết hợp giữa câu đơn và câu phức hợp tạo ra câu văn mạnh hoặc trùng điệp, chuyển tải ý tưởng lượn sóng. Cấp độ văn bản: Thường là một văn bản trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung và hình thuéc, đủ các thành phần: đầu đề, giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, tên tác giả. Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự: Căn cứ để phân loại Xem xét tác phảm phóng sự dưới góc độ là một văn bản hoàn chỉnh thì đã có nhiều cách phân chia thành phần ngôn ngữ khác nhau. Có người căn cứ vào sắc thái ngôn ngữ để chia ngôn ngữ phóng sự thành: ngôn ngữ thông tin và ngôn ngữ biểu cảm; có người lại căn cứ vào tính chất thông tin được chuyển tải trong phóng sự thì chia thành: ngôn ngữ thông tấn, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ lý lẽ. Mỗi cách phân chia đều có lý riêng nhưng cùng có điểm chung khi nhìn nhận vai trò của các thành phần ngôn ngữ trong việc tạo ra một văn bản phóng sự có nghĩa, có hiệu quả cao trong cuộc sống. Ở đây chúng tôi muốn tiếp cận ở một góc nhìn khác để chia thành phần ngôn ngữ phóng sự. Đó là căn cứ vào các chủ thể phát ngôn, có nghĩa là các đơn vị lời nói của các chủ thể “kể” về sự kiện chính từ nhiều góc độ. Theo Vũ Trọng Phụng “ Phóng sự là một thiên truyện kể mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe” thì đơn vị lời nói – lời kể về sự kiện của nhà báo là chính, trong quá trình “kể” nhà báo có ửu dụng “đơn vị lời nói” lời kể của các nhân chứng trong và ngoài sự kiện; các chi tiết nguyên dạng về diễn biến chính của sự kiện bản thể - có thể xem đó như lời “kể” của tự thân sự kiện bản thể với cách tiếp cận này thì ngôn ngữ phóng sự gồm 3 thành phần chính: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ sự kiện. Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối bởi các thành phần ngôn ngữ này cũng chỉ là cái “vỏ” là “công cụ để tư duy”, là “phương tiện để giao tiếp” của con người. Tuy nhiên, sự đan xen hòa quyện chặt chẽ giữa các thành phần ngôn ngữ này tạo cho phóng sự có một năng lực phản ánh hiện thực đặc biệt mà không thể loại báo chí nào có được. Các thành phần ngôn ngữ phóng sự : Ngôn ngữ sự kiện: Trước hết, phản ánh được xem là thuộc tình phổ biến của vật chất. Mỗi sự kiện hiện tượng sảy ra trong cuộc sống là khách quan, chúng tự phản ánh như phản chiếu của chiếc gương khi sự kiện bản thể đó được nhà báo nhận thức, phản ánh trong tác phẩm phóng sự thì bản chất khách quan của sự kiện đó vẫn không bị mất đi mà nó chuyển tải nguyên dạng chân thật qua “vỏ ngôn ngữ” chính xác cô đọng và hàm súc. Như vậy, có thể hiểu ngôn ngữ sự kiện chính là phát ngôn vô chủ thể, nói cách khác: là toàn bộ thông tin sự kiện được “vỏ ngôn ngữ” chuyển tải nguyên dạng ( gồm: con số, bảng biểu, hồ sơ…) ngôn ngữ sự kiện chủ yếu được sử dụng dưới dạng biểu đạt thông tin, thường “ trung tính” về sắc thái biểu cảm. Mặc dù ngôn ngữ sự kiện mang đặc tính thông tin là chủ yếu, vừa chính xác vừa khách quan nhưng khi được chọn, sắp xếp đúng chỗ trong chỉnh thể bài phóng sự thì nó lại mang một nghĩa cụ thể, chuyển tải “cái hồn” của bài phóng sự. Như vậy, ngôn ngữ sự kiện có phát huy được hiệu quả hay không là tùy thuộc vào tài năng tư duy của người viết phóng sự đã chọn và sắp xếp nó vào đúng chỗ cần có. Ngôn ngữ tác giả: Trong bài phóng sự, ngôn ngữ tác giả có thể hiểu là ngôn ngữ người kể chuyện đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò tổ chức và chỉ đạo đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm. Ngôn ngữ tác giả được sử dụng trong tác phẩm phóng sự dưới 2 dạng: trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp: với đại từ nhân sưng ngôi thứ nhât “tôi” vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Khách quan ở chỗ: cái tôi chỉ đóng vai trò là nhân chứng lịch sử để trình bày lại những gì “ mắt thấy, tai nghe”. Ở vai trò phát ngôn này, ngôn ngữ tác giả tạo ra sự tin cậy về độ chính xác, khách quan của thông tin. Tác giả có thể kể , có thể dẫn dắt, có thể trực tiếp đối thoại cùng nhân chứng trong sự kiện, có khi độc thoại, giễu cợt với chính mình trước một thực tế khách quan nào đó. Cái tôi mang tính chủ quan thể hiện ở cách chọn chi tiết, chọn ngôn từ để biể đạt chính kiến, cách nhìn về sự vật hiện tượng theo cá tính độc đáo của riêng mình. Đó là phong cách sáng tạo riêng, nó tạo cho mỗi bài phóng sự là một thế giới khác biệt. Gián tiếp: có nghĩa à tác giả ẩn đi, lùi xa như thể đứng ngoài sự kiện để tỉnh táo lý trí dẫn dắt câu chuyện theo mục đích dẫn dắt của mình. Những bài phóng sự không thấy chủ thể phát ngôn – cái tôi tác giả trực tiếp xuất hiên – không có nghĩa là không có ngôn ngữ tác giả. Thực chất đó chỉ là thủ pháp nghệ thuật để phản ánh hiện thực một cách khách quan. Thông qua việc lựa chọn chi tiết, sắp đặt các tình tiết theo một hệ thống, khâu nối các dữ kiện để bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng, mục đích chính của “ cái tôi ẩn” muốn xóa đi mối mặc cảm bị áp đặt nhận thức cho độc giả. Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp, cái tôi – tác giả cũng là chủ thể bộc lộ cá tính sáng tạo trong việc sử dụng “vỏ ngôn ngữ” để chuyển tải mục đích của minhg. Ngôn ngữ tác giả là phương tiện tối ưu đêt “mềm” hóa thông tin, tạo ra sự góc cạnh trong cách tiếp cận hiện thực, tạo ra sự đồng cảm của công chúng tiếp nhận thông tin, tạo ra thông tin có tính chất định hướng mà lại không khiên cưỡng. Chính vì vậy ngôn ngữ tác giả là một ưu thế đặc biệt của thể loại phóng sự. Ngôn ngữ nhân vật: Đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện, hiện tượng hoặc một con người, tập thể người tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa xã hội nhất định. Cho nên, ngôn ngữ của nhân vật được sử dụng trong bài phóng sự là hết sức cần thiết, được coi như những bằng chững xác thực, cụ thể, có thể thay lời tác giả khi tác giả “ẩn” đằng sau sự kiện. thành phần ngôn ngữ nhân vật được sư dụng trong bài phóng sự với tỷ lệ lớn so với các thành phần ngôn ngữ khác. Có những bai phóng sự chủ yếu là lời nhân vât – người trong cuộc kể, đánh giá, lý giải về toàn bộ sự việc như: Tôi đi bán tôi, Lời khai của bị can…tuy nhiên, lựa chọn và sử dụng lời nói của nhân vật sao cho đúng chỗ, đủ dung lượng và có sức thuyết phục là do cái “tài” của nhà báo. Tóm lại, các thành phần ngôn ngữ được sử dụng xen kẽ trong bài phóng sự sao cho “đắc địa” dung lương các thành phần ngôn ngữ này tùy theo ý tưởng sáng tạo của nhà báo và tính chất của đối tượng phản ánh. Tuy nhiên, việc cá thể hóa các thành phần ngôn ngữ trong bài phòng sự là yêu cầu hàng đầu đối với người làm phóng sự. Về Bút Pháp Mô tả: dùng từ ngữ hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hình dáng con người, diễn biến câu chuyện, các xung đột trong hành động. Thuật: kể câu chuyện có thật theo ý đò, góc độ đã chọn hoặc diễn biến trình tự của sự kiện bằng các chi tiết, tình tiết, nhân chứng. Kết hợp bút pháp nghị luận: khi cần phải có chính kiến, tỏ thái độ trước hiện thực khách quan thì sử dụng lý lẽ để lý giải hoặc khẳng định vấn đề. Về các biện pháp tu từ Phóng dự có thể triệt để sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, tưởng phản, ẩn dụ, liên tưởng châm biếm hài hước mà các thể loại báo chí khác rất hạn chế hoặc hoàn toàn không cho phép sử dụng. Tóm lại kết cấu chặt chẽ, quan hệ logic giữa các bộ bận của tác phẩm; ngôn ngữ gọn sạch mà không quá đơn sơ, giản dị mà không dung tục, tô điểm mà không rườm rà – đó là thế mạnh của phóng sự. Cái tôi – tác giả trong phóng sự Với 3 tư cách: Nhân chứng khách quan: là người khám phá ra sự kiện, theo dõi, điều tra, nghiên cứu, hỏi han các nhân chứng trong sự kiện. Thẩm định khách quan: kiểm tra tư liệu qua nhiều ngồn để đảm bảo sự chính xác, chân thật, pháp lý hóa chứng cứ thông tin trước khi đưa vào bài để đảm bảo tư cách pháp lý của chứng cứ, tư liệu. Khâu nối dữ liệu, tình tiết, chi tiêt rời rạc thành một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh và sử dụng ngôn ngữ phù hợp: để tạo giọng điệu phù hợp với tính chất sự kiện và tâm lý của đối tượng tiếp nhận thôi tin. Với 2 vai trò: Người dẫn chuyện: có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” cũng có thể ẩn mình trong sự kiện mà dẫn dắt câu chuyện mà mình đã “mắt thấy, tai nghe”. Cũng có thể tác giả lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc, cũng có thể “lùi xa” sự kiện để “nhìn” sự kiện một cách lý trí hơn. Người định hướng nhận thức cho bạn đọc: lựa chọn, sắp xếp chi tiết, chọn lời noi, nhân chứng phù hợp ý đồ sáng tạo của mình, tạo ra sự khách quan trong nhận thức, tiếp thu sự thật của bạn đọc. “Hãy làm cho người đọc thú vị nếu đồng thời bạn cũng làm cho mình thích thú”… Như vậy, người viết phóng sự không chỉ là nhân chứng khách quan để “kể” chuyện người mà đôi khi cũng còn là “người trong cuộc” để xem lại mình trong mối quan hệ chung với xã hội, phải chịu trách nhiệm về chính mình và bài viết của mình trước dư luận xã hội. Điều đó buộc người viết phóng sự phải thật thận trọng khi “nhập cuộc”. Tuy nhiên, phóng sự hiện đại ở Tây – Âu và các nước khác thường không sử dụng cái tôi – tác giả ở ngôi thứ nhất, trực tiếp, thậm chí, tác giả phóng sự cũng rất ít khi bình, bàn, kiến nghị giải pháp, để giải quyết vấn đề thực tiễn như phóng sự nước ta thường làm. Họ thường tỏ ra khách quan bằng cách “ẩn” mình sau sự kiện, để sự kiên “nói” điều cần nói theo ý đồ của tác giả. KHẢO SÁT NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ (Khảo sát phóng sự trên báo Tienphongonline.com) Ngôn ngữ viết Sử dụng ngôn ngữ phản ánh Bài phóng sự: “Mỗi năm, trăm ngày chạy sóng” – Việt Hương, số ra ngày 04 Tháng 12 Năm 2009 Nội dung: là bài phóng sự phản ánh nỗi lo của người dân ven biển Nhơn Lý – Bình Định, trước hiểm họa thủy chiều xâm lấn đất liền. Họ ngày ngày đối mặt với tử thần mà không biết làm cách nào để thoát khỏi, chỉ còn biết trông chờ ở sự quan tâm của chính quyền tỉnh mong sớm được di dân. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là ngôn ngữ phản ánh: vấn đề được đưa ra ở nhiều góc độ từ “Nửa đêm cả làng chạy sóng” đến “Hiểm nguy rình rập” . Tác giả khai thác vấn đề ở góc độ và cái nhìn thực tế thông qua những lời tâm sự của người dân nơi đây: “Ở đây, ai cũng phải tự sắm cho mình một chiếc Radio - vật bất ly thân của mỗi gia đình, để theo dõi thời tiết. Hầu như dân ở đây sợ chết khiếp cảnh triều cường lên, cào luôn cả bờ kè lẫn nhà ở rồi, cứ đến nửa đêm cả làng nhốn nháo bỏ của chạy lấy người”, chị Ngô Thị Thanh Lan, 42 tuổi trú thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý nói. Chị Ngô Thị Lẹ, 50 tuổi kể: “Ban ngày trông còn đỡ, đêm xuống chưa đêm nào được trọn giấc hết. Cứ mỗi lần triều cường dâng là đêm đó cả làng nhốn nháo, khuân được cái gì bên mình thì khuân, có khi cuống cuồng chỉ kịp vơ vội chiếc áo khoác mà chạy”. Vấn đề trở nên nổi cộm và khẩn thiết hơn qua những đoạn trích này. Tác giả xoáy sâu vào nỗi lo của những cá nhân đặc biệt là đối tượng trẻ em: Cháu Nguyễn Thị Bé, học sinh lớp 5 thỏ thẻ: “Nhà cháu luôn bị sóng biển chạy ào vô cả khi cháu ngồi học, còn lúc đêm thì cháu không biết gì cả, ba mẹ bế chạy đi đâu cháu không biết, chỉ biết có lúc sáng dậy cháu thấy mình đang ở trên nhà chùa”. Tác giả có trích dẫn những số liệu thực tế minh họa cho vấn đề: Toàn xã có gần 300 hộ dân, thuộc 4 thôn Lý Hòa, Lý Hưng, Lý Chánh và Lý Lương đang có nhà sinh sống ngoài mặt biển, trong đó trên 100 hộ thuộc diện ảnh hưởng trực tiếp cần phải di dời gấp. Riêng thôn Lý Chánh có trên 30 hộ, Lý Hòa khoảng 25 hộ dân bị đe dọa trực tiếp. Hai thôn này nằm sát vách đá của bờ biển và chia ranh giới bởi con đường kéo dài từ trung tâm xã ra bến đỗ tàu thuyền nên mỗi lần sóng đánh là làm vỡ luôn từng mảng đất đá bên mép núi. Như vậy, trong tác phẩm này nhờ những thủ pháp biểu đạt ngôn ngữ dưới dạng chữ viết đã làm bật lên vấn đề cấp thiết của một bộ phận người dân tỉnh Bình Định. Tác giả không cầu kỳ, trau chuốt trong sử dụng ngôn từ mà ngôn ngữ chính mang tính chất đại chúng rất cao. Ngôn ngữ biểu cảm Bài phóng sự: “Gánh hàng rong vơi, giọt nước mắt đầy” - Phương Hiếu - Hải Yến, số ra ngày 03 tháng 12 năm 2009 Nội dung: Bài phóng sự là câu chuyện của người mẹ có con là những “sát thủ tuổi teen”. NHững giọt nước mắt lăn trên bờ má người mẹ già làm thấm ướt lòng độc giả nỗi cảm thông sâu sắc của người mẹ trẻ. Ngôn ngữ miêu tả: Mẹ của cô gái vị thành niên ở Hà Nội đối mặt với tội danh giết người vừa tiếp tế cho con từ trại tạm giam trở về. Trong căn nhà cấp bốn đi thuê ẩm thấp, nấc nghẹn trong tiếng khóc và luôn nhận lỗi lầm về mình. Đoạn miêu tả ngay ở phần lead này có sức truyền cảm ghê gớm. Nó không chỉ kích thích sự tò mò độc giả mà còn tạo ra chiều sâu của nhân vật phóng sự. Trong căn phòng trọ cấp bốn ẩm thấp cuối ngõ 75 Trần Khát Chân, chị Xíu đang được hai người phụ nữ cùng bán hàng rong động viên chia sẻ. Khuôn mặt thất thần, mắt đỏ hoe, vừa nói vừa nấc nghẹn, người phụ nữ mệt mỏi và tàn tạ thốt lên: "Tất cả là do lỗi của người làm cha, mẹ đã không dành thời gian dạy bảo con đến nơi đến chốn. Vì lo cuộc sống, mải mê kiếm tiền, mà không lo cho con để con hư hỏng, tôi ân hận lắm...". Hai bàn tay người mẹ bất hạnh chi chít những nốt sẹo nhỏ do bỏng mỡ, những móng tay đen cáu lại vì nhựa khoai cứ xoắn chặt vào nhau. Chốc chốc, chị lại thốt lên: "Con ơi, con phạm tội mẹ đã đau đớn đến thế này. Vậy nhà người ta mất con còn đau đớn đến mức nào nữa hả con? Các cô ơi, cho tôi gửi ngàn lần xin lỗi đến gia đình người bị hại nhé!" Rồi chị lại khóc nức nở. Đến đây, tác giả ngoài việc miêu tả chân dung nhân vật mà còn trích kèm những lời tâm sự nghẹn ngào của chính nhân vật. Đây là dụng ý của tác giả nhằm biểu đạt nỗi cảm thông với người mẹ; đồng thời làm tăng 2 lần cảm xúc và sự rung động trong lòng độc giả. Gạt nước mắt, người phụ nữ thì thào "Vài ngày nữa tôi phải gượng dậy đi bán hàng để tích cóp tiền lo cho gia đình nạn nhân. Con dại, cái mang, lỗi do tôi không dạy dỗ nó nên người. Lúc nãy gặp nó mới thấy nó sợ hãi, khóc lóc và luôn lời xin lỗi tôi. Tôi biết làm sao bây giờ?" Đoạn kết lại là một câu trích dẫn lời tâm sự của nhân vật, không thể phủ nhận sư âm sâu ra từ cái câu kết nhẹ nhàng này. “Con dại cái mang” làm bạn đọc thấm thía hơn nỗi đau vô vàn của người mẹ nghèo và muốn đồng cảm sẻ chia với họ. Ngôn ngữ diễn giải Bài phóng sự: “Từ chuyện 2,1 kg vàng đến truyền thuyết kho báu” - Quang Long - Diễn Hải, số ra ngày 02 tháng 12 năm 2009. Nội dung: bài phóng sự kể về câu chuyên anh Lô Văn Ối nhặt được cục vàng 2,1kg khi đi làm rẫ. Bỗng chốc từ một người lao động nghèo trở thành triệu phú. Từ đó tác giả liên hệ với câu chuyện truyền thuyết về kho báu trên đỉnh khe Bu. Ngôn ngữ sử dụng trong bài phóng sự này là ngôn ngữ kể có xen miêu tả và hàm chứa sức gợi, liên tưởng lớn. Ngay từ phần lead tác giả đã muốn hướng người đọc về truyền thuyết kho báu ở khe Bu “Cục vàng nặng 2,1 kg tôi nhặt được trong lúc đi rẫy, chứ không phải đào được”. Việc anh Ối nhặt được vàng khiến nhiều người nhớ đến truyền thuyết về kho báu trên đỉnh khe Bu (Yên Hòa, Tương Dương, Nghệ An). Dọc theo chiều bài viết là những cung bậc ngôn ngữ giản dị đại chúng nhưng lại có hơi hướng và bản sắc địa phương: Cúi xuống bên khe suối dùng tay vốc nước lên miệng để uống, Ối thoáng thấy một cục đá to hình cây nấm nở xòe ngả màu vàng xám giữa lòng suối. Anh tiến đến, nhặt lên xem rồi lại vứt xuống. “Nó nặng khác thường. Biết đâu mình lại nhặt được vàng!”, một tia hy vọng chợt lóe lên trong đầu. Ối tiến đến gần cục đá. Cầm nó trên tay, anh Ối dùng móng tay cào cào trên bề mặt mấy cái. Hình thức gợi liên tưởng và giải quyết vấn đề mê tín: Một số người dân bản đã lên đó tìm kho báu và tình cờ phát hiện vài nơi chôn cất vàng. Đem về nhà, chưa kịp mừng vui thì lăn ra ốm chết một cách bí hiểm. Một vài người sau đó cũng gặp tình cảnh tương tự khi đi tìm kho báu!”. Theo truyền thuyết, trong mỗi chum vàng, các địa chủ thuê thầy mo yểm bùa và đánh dấu trên bản đồ cẩn thận nên nếu người ngoại đạo đụng vào vàng sẽ gặp tai ương. Truyền thuyết bí hiểm qua nhiều lời thêu dệt khiến dân bản địa lo sợ, câu chuyện về kho vàng dần bị lãng quên. Tác giả tiếp tục lý giải về những trường hợp tìm được vàng trong vùng bằng ngôn ngữ diễn giải Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Vi Văn Hợi, nói: “Truyền thuyết về kho báu, thực hư chưa biết thế nào, nhưng có một thực tế là khu vực Yên Hòa và dọc sông Nậm Nơn có vàng sa khoáng!”. Một thời, nhiều đội quân khai thác vàng trái phép từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn… đổ xô về vùng đất Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh tìm vàng. Trong đó, đội quân khai thác vàng  tại  tỉnh  Thái Nguyên đã tìm và phát hiện nhiều vàng tại ngọn khe Huồi Líp, khe Huồi Đình (giáp đỉnh Khe Bu). Năm ngoái 2008, tại đỉnh Bù Phèn (bản Hào), phu vàng ngoài Bắc phát hiện ra mỏ vàng lộ thiên và tiến hành khai thác. Phó GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường Nghệ An Đặng Ngọc Long cho biết, tại huyện Tương Dương có vàng sa khoáng. “Vàng nằm rải rác trên đồi núi, dưới lòng khe, ở dạng xâm tán, hạt nhỏ, phân bố không tập trung”. Cần phải nói thêm, cục vàng anh Ối nhặt được hẳn là không có liên quan đến truyền thuyết kho báu, vì trên ảnh chụp, nó là một khối vàng sa khoáng, chưa qua chế tác thành thỏi, miếng. Như vậy, tác giả nhờ việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ mà sự việc được trở nên sáng rõ, người đọc hiểu được nội dung mà tác giả cần truyền đạt. Ngôn ngữ hình ảnh Trong ngôn ngữ của thể loại phóng sự thì ngôn ngữ hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ mang giá trị minh họa cho tác phẩm mà hình ảnh chính là một phương tiện truyền đạt nội dung hữu ích của bài phóng sự. Nhờ hình ảnh mà độc giả có thể mường tượng rõ hơn sự vật sự việc, còn tác giả cũng dễ truyền đạt ý tứ của câu chuyện hơn. Bài phóng sự: “Nỗi niềm ca sĩ kẹo kéo” – Lê Nguyễn, số ra Thứ Ba, 01/12/2009 Hình ảnh mang tính minh họa Một ca sĩ kẹo kéo vừa hát vừa đi bán kẹo. Ảnh: Gia Phú Hát để bán kẹo - một kiểu mưu sinh mới của nhiều thanh niên. Ảnh: Gia Phú Bố cục hình ảnh rõ nét, nhân vật chính được lột tả một cách tự nhiên giữa môi trường làm việc của anh. Góc độ của ảnh lấy khá hợp lý, nhân vật trung tâm nằm trong điểm mạnh của ảnh. Nỗi khổ của nghề hát rong mua vui cho khách được lột tả cụ thể, chi tiết thông qua ảnh minh họa. Bài phóng sự : Vùng đất 'sống không sợ hãi' của Hữu Thành – Thúy Hằng, số ra Thứ Hai, 30/11/2009 Dùng ngôn ngữ hình ảnh để diễn tả nội dung: Ở xã Hải Thái vẫn còn sót lại những quả bom lớn như thế này Anh Nguyễn Hải Hoàng (thôn 6B, xã Hải Thái) là một nạn nhân của bom mìn - Ảnh: H.T Bà Nguyễn Thị Con ở Hải Thái có 3 người con trai chết vì tai nạn bom mìn Ba bức ảnh chân dung là ba mảnh đời 3 số phận khác nhau nhưng có chung nỗi đau từ những vụ nổ bom mìn còn sót lại sai chiến tranh. Ba bức ảnh nằm trong một mạch lien kết từ cảnh đào mìn cho đến nạn nhân của nó và hậu quả và nỗi đau lâu dài với gia đình nạn nhân. + Bức tranh thứ nhất: cảnh đào bom mìn để bán, nó là một nghề mưu sinh đầy rẫy những nguy hiểm. Chỉ cần nhìn vào bức ảnh ta có thể hiểu nỗi vất vả và sự nguy hiểm của nghề này + Bức ảnh thứ 2 và thứ 3 là ảnh chân dung. Nhân vật ảnh hằn sâu nỗi đau từ tai nạn bom mìn, cuộc sống nghèo túng lại càng them cực khổ, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Dụng ý của tác giả là hướng bạn đọc đến sự cảm thông sâu sắc cho nỗi đau đời của những mảnh đời bất hạnh Bài phóng sự: “Sự thật về người gần bảy năm 'ôm' xác vợ”, tác giả Nguyễn Huy, số ra Thứ Bảy, 28/11/2009 Hình ảnh tường thuật và diễn tả: Ông Vân cùng con út bên tượng người đàn bà nghi có cốt xác người vợ của ông ở bên trong - Ảnh: Nguyễn Huy Ông Vân kể lại câu chuyện gần 7 năm nằm bên mộ vợ và đưa hài cốt vợ về nhà - Ảnh: NH Bạn đọc có thể không mấy tin tưởng vào câu truyện nếu không có những hình ảnh minh họa này. Bức tượng có hài cốt của người vợ bên trong và người chồng bên cạnh vợ mình. Câu chuyện khó tin ấy trở thành sự thật. Hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ viết không làm người đọc sợ hãi trước hành động bất thường mà có sự cảm thong sâu sắc. Như vậy, tác giả đã thành công trong dụng ý nghệ thuật của mình CHƯƠNG III: TỔNG KẾT Nhận xét ngôn ngữ trong phóng sự trên báo mạng điện tử Cách sử dụng ngôn ngữ viết Đi thẳng vấn đề: Từ khảo sát trên chúng ta nhận thấy thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử có cách tiếp cận vấn đề hoàn toàn mới. Không giống như loại hình báo giấy hay phát thanh phải có sự dẫn dắt vấn đề, lý giải, sơ lược.. rồi mới đề cập đến vấn đề. Cách vào đề của phóng sự báo mạng điện tử rất ngắn có khi chỉ vọn vẹn trong một câu văn hay một câu lược rồi vào thẳng vấn đề. Vì vậy, cũng không thể tránh khỏi tình trạng khô cứng ở giọng văn dễ gây phản cảm với độc giả. Khô cứng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật: đặc điểm của loại hình báo mạng điện tử đã ảnh hưởng đến thể loại phóng sự nói chung. Tính ngắn gọn, nhanh nhạy của nó làm cho bài phóng sự phải tỉnh lược rất nhiều; có ý kiến độc giả cho rằng: “phóng sự của báo mạng ko phải là phóng sự đích thực”. Ý kiến này có cái hợp lý riêng, nhưng nhìn một cách tổng quan thể loại phóng sự báo mạng điện tử vẫn đảm bảo được tính nguyên gốc. Trong tác phẩm phóng sự báo mạng ta vẫn thấy sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật, các thành ngữ, các điển tích điển cố… chứng tỏ nó vẫn là một tác phẩm nghệ thuật, một món ăn tinh thần của công chúng. Thiên về thông tin: Thông tin là yếu tố không thể thiếu của báo mạng, nó được coi là một món ăn nhanh khi công chúng lướt web; cho nên phóng sự cũng được chú ý nhiều hơn ở những chi tiết và liều lượng thông tin. Như trên đã nói, ta có thể thấy được rất nhiều mặt của một vấn đề, mỗi sự kiện là một mắt xích xâu chuỗi suốt bài phóng sự; gói gọn trong chỉ một tác phẩm mà rất nhiều vấn đề được giải quyết, lượng thông tin công chúng tiếp nhận cũng nhiều hơn mức bình thường. Cách sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện Ngoài ngôn ngữ chữ viết, thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử còn sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện đó là: ngôn ngữ ảnh, ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ truyền hình. Ngôn ngữ ảnh: loại ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hơn cả. Ta dễ dàng nhận thấy đây là ngôn ngữ chủ yếu chỉ đứng sau ngôn ngữ viết. Có thể thấy ưu thế vượt của phóng sự báo mạng điện tử khi sử dụng một lượng lớn những bức ảnh trong bài phóng sự của mình, đây là điều mà báo giấy không thể làm được do giới hạn của khổ giấy. Sử dụng ngôn ngữ ảnh có hiệu quả, không quá lạm dụng làm cho bài phóng sự trở nên sinh động và đầy tình thuyết phục Ngôn ngữ âm thanh: một số ít các tác phẩm phóng sự báo mạng có sử dụng ngôn ngữ này. Nó được sử dụng chủ yếu trong các câu trả lời phỏng vấn, âm thanh hiện trường. nó tạo ra sự cảm thụ mới lạ trong độc giả về cùng sự vật sự việc. Ngôn ngữ truyền hình: nhiều báo đã thực hiện chuyên trang về loại phóng sự truyền hình trên báo mạng điện tử như: VNExpress.net, Vietnamnet.vn. Tuy chưa thực sự phổ biến nhưng nó đã chứng tỏ sự năng động của mình. Nhờ ngôn ngữ truyền hình mà khoảng cách thời gian và không gian được thực sự thu hẹp. Bài phóng sự có gì đó trở nên gần giống với một bài ký hay một bài tường thuật. Kết luận Thông qua đề tài “Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử” giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử đặc biệt về phương diện ngông ngữ. Kích ứng sự quan tâm của độc giả và công chúng về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự. Đồng thời, nhà báo có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình sao cho thật phù hợp và luôn giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Phân biệt rõ cách sử dụng ngôn ngữ của từng loại hình, để từ đó thấy được xu hướng giao thoa giữa các loại hình báo chí nhằm hướng tới một mục tiêu chung là phuc vụ quần chúng nhân dân. Tài liệu tham khảo Tác Phẩm Báo Chí Tập 1 & 2 Ngôn Ngữ Báo Chí Phóng Sự Báo Chí Trích một số khái niệm từ Wikipedia.com TienPhongOnline.com Trong bài tiểu luận trên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được ý kiến góp ý của mọi người. Xin chân thành cảm ơn giảng viên: Đã giúp đỡ tôi thực hiện thành công đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo mạng điện tử.doc
Luận văn liên quan