Nguyên tắc của chế độ công vụ

Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Chế độ công vụ được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là:

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc của chế độ công vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Chế độ công vụ được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là: 1.Tính tối cao của lợi ích của nhân dân: Mọi hoạt động của cán bộ, công chức phải nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Cán bộ. công chức phải tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. 2. Tính tối cao của quyền lực nhân dân: Cán bộ, công chức chịu sự giám sát của nhân dân, có thể bị nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đủ năng lực thực hiện công việc được giao, vi phạm kỉ luật nhà nước, kỉ luật lao động, có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, vi phạm pháp luật, v.v... nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tính ổn định. 3. Nguyên tắc công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam: Đảng trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị. Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ, Đảng tiến hành phân công, phân cấp quản lý cán bộ đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bâc nhất của lãnh đạo. 4. Dân chủ và công khai: Xuất phát từ phương trâm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trong hoạt động công vụ phải đảm bảo công khai hóa để dân biết, dân tham gia ý kiến, bàn bạc giải quyết những vấn đề quan trọng. Bước thiết thực trong phương chân này là Bộ chính trị đã đề ra chủ trương ban hành và trực tiếp thông qua những nét chủ yếu của Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ đã thể chế hóa thành những văn bản cụ thể và chúng được triển khai áp dụng trong thực tiễn. 5. Mọi công dân đều bình đẳng trong việc đảm nhiệm công vụ: Quyền bình đẳng trong việc đảm nhiệm công vụ là biểu hiện cụ thể của quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Mọi công dân đều có thể tham gia gánh vác công vụ nhà nước nếu đáp ứng được yêu cầu của công vụ ấy, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, giới tính. Điều có ý nghĩa quan trọng ở đây là phẩm chất chính trị và năng lực của công dân. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội cần tiến hành những hoạt động: Áp dụng rộng rãi việc bầu cán bộ trong bộ máy nhà nước, việc thay thế người giữ chức vụ sau một thời gian nhất định trên cơ sở thi tuyển và đòi hỏi những người được bầu giữ chức vụ phải thường xuyên báo cáo về công việc của mình trước tập thể co quan; Quy định quyền từ chức, cơ sở và điều kiện từ chức, thủ tục nộp đơn và xem xét đơn xin từ chức, những hậu quả pháp lý của việc từ chức; ... 6. Tính chuyên nghiệp: Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phải được đào tạo kĩ lưỡng. Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện. 7. Tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức: Đây là nguyên tắc chung của chế định công dân, cũng là nguyên tắc chung của hệ thông quy phạm pháp luật hành chính, nhưng trong chế định cán bộ công chức có biểu hiện đặc thù và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đối với cán bộ công chức, tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ được thể hiện ở chỗ quyền phải tương ứng với nghĩa vụ, và quyền đồng thời là nghĩa vụ và ngược lại. Điều đó có nghĩa là, khi nói cán bộ công chức trong trường hợp nào đó do luật định có quyền làm một việc nào đó thì không có nghĩa rằng họ muốn làm hay không cũng được, mà họ có nghĩa vụ phải làm. Đối với nhiều việc cụ thể thì cán bộ công chức có thể tự do xem xét và lựa chọn phương án hành vi cụ thể, nhưng ngay trong những trường hợp đó thì họ cũng bị trói buộc bởi nghĩa vụ chung rằng sự tự do lựa chọn cách hành xử đó phải nhằm thực hiện một cách tốt nhất chức trách được giao phó. 8. Bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chế độ công vụ đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ để bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng chỗ. Hoạt động công vụ bảo đảm sự kết hợp đúng đắn giữa chế độ tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. 9. Tính không có đặc quyền, đặc lợi và trách nhiệm tăng nặng của cán bộ công chức : Cán bộ, công chức Nhà nước không có đặc quyền, đăc lợi hơn so với những người lao động khác nhưng cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với họ về vật chất và tinh thần để hoạt động công vụ đạt hiệu quả cao. Tuy vật khi vi phạm pháp luật trong hoạt động công cụ, những cán bộ, công chức này sẽ phải chịu trách nhiệm tăng nặng, vì ở những mức độ khác nhau mỗi cán bộ, công chức đều trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền lực nhà nước, mỗi hành vi của họ đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chung của Nhà nước, của nhân dân. Danh sách tài liệu tham khảo Giáo trình luật hành chính Việt Nam,trường đại học Luật Hà Nội ,NXB Công an nhân dân. Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam : Dùng cho đào tạo Đại học Hành chính / Học viện Hành chính Quốc gia. Khoa Nhà nước và Pháp luật; Phạm Hồng Thái chủ biên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc của chế độ công vụ.doc
Luận văn liên quan