Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Để xây dựng pháp luật bảo đảm tính khách quan đòi hỏi phải bám sát thực tế. Đó là phải bám sát đường lối chủ trương của Đảng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cầu của quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bám sát thực tiễn pháp lý trên cơ sở tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến dự án, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, thực trạng thái độ, tâm lý phản ứng của dư luận xã hội, của giai cấp tầng lớp, cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung chính cơ bản của dự án. Mặt khác nó cũng đòi hỏi phải khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, cục bộ ngành đề cao lợi ích, thuận tiện cho sự phát triển địa phương, ngành mình. Bên cạnh đó xây dựng pháp luật cũng đòi hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật với nhu cầu điều chỉnh pháp luật của đời sống. Những năm gần đây hoạt động xây dựng pháp luật của chúng ta dã bám sát thực tiễn đều thể hiện đúng với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Lý luận Nhà nước và pháp luật Đề tài: Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Bài làm Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã vận hành tốt nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên bộ mặt của đất nước có nhiều đổi mới. Cùng với đó là sự xuất hiện là nhiều mối quan hệ đa dạng hơn, phức tạp hơn nên cần xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam mang tầm xã hội với những nguyên tắc quan trọng trong đó có nguyên tắc đảm bảo tính khách quan. Pháp luật là một phạm trù phản ánh hiện thực khách quan hoạt động xây dựng pháp luật cũng dựa trên nguyên tắc khách quan, có nghĩa là xây dựng pháp luật cũng phản ánh hiện thực khách quan thể hiện ở chỗ pháp luật là kết quả khái quát của các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, là khuôn mẫu hành vi mang tính chất chuẩn mực, những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung mà mọi cá nhân tổ chức trong xã hội phải tuân theo, là phương tiện có hiệu lực nhất để điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản giữa người với người, các lợi ích, nhu cầu của các giai cấp tầng lớp xã hội khác nhau, bảo vệ trật tự xã hội cộng đồng, điều tiết các quan hệ văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học công nghệ theo hướng tiến bộ phù hợp với sự phát triển của đất nước. Bất cứ một xã hội nào dưới bất kỳ một chế độ chính trị thì xây dựng pháp luật cũng đều phải dựa trên quy luật khách quan. Đặc biệt trong xã hội XHCN điều này càng thể hiện rõ nét. Nhà nước XHCN với bản chất là vì lợi ích của nhân dân lao động, bộ máy nhà nước được tổ chức dân chủ tất cả vì mục tiêu của con người. ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển đi lên của đất nước hoạt động xây dựng pháp luật phải luôn phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội – chính trị – văn hoá. Trong 20 năm đổi mới đất nước ta đã có nhiều thành tựu đáng kể có được điều này là do chúng ta mở rộng hành lang pháp lý, khơi nguồn sáng tạo to lớn của các thành phần kinh tế thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế. Đặc biệt là năm 2006 đánh giá là bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế với việc gia nhập WTO đã nâng tầm nước ta trên thế giới. Các nhà đầu tư, đầu tư ngày càng lớn, các hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế được mở rộng. Cùng với đó nước ta cũng xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp. Như các luật đầu tư, luật chứng khoán, luật hải quan, luật thương mại... đồng thời cải cách bộ máy quản lý đơn giản bớt thủ tục rườm rà, tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư. Cùng với đó là hệ thống chính trị cũng cần phù hợp với hoạt động xây dựng pháp luật được cụ thể hoá bằng chính sách kinh tế, các chủ trương đường lối của Đảng Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội, thực hiện thông qua pháp luật. Cho nên đường lối của Đảng và Nhà nước ta đã và đang được cụ thể hoá trong đời sống xã hội. ở nước ta hoạt động của Nhà nước và của công dân tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá, nước ta có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với các phong tục, truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hoá lâu đời, tất cả nó thể hiện truyền thống dân tộc, lịch sử của đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước thì có rất nhiều dòng văn hoá bên ngoài, bên cạnh những mặt tích cực thì có những hạn chế đó là sự du nhập của văn hoá lai căng làm mất đi di tích thuần phong mỹ tục vốn có mà chúng ta đã giữ gìn bao đời nay. Do đó xây dựng pháp luật một mặt giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá cho dân tọc như xây dựng luật bảo vệ di sản văn hoá, mặt khác cần đưa ra như quy định nhằm hạn chế những dòng văn hoá từ bên ngoài vào làm tổn hại đến truyền thống của đất nước. Chúng ta đang cố gắng xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhưng trên thực tế thì xã hội chúng ta đang rất phức tạp, sự phát triển của kinh tế kéo theo nhiều hiện tượng xã hội phức tạp nảy sinh, hiện tượng tham nhũng, quan liêu ngay ở trong bộ máy nhà nước. Một loạt hiện tượng xảy ra như bất bình đẳng xã hội, ma tuý, mại dâm, các vấn đề môi trường an sinh xã hội - đây là một vấn đề làm nhức nhối các cơ quan nhà nước và nhà chức trách. Do vậy cần phải xây dựng pháp luật nhằm giải quyết những vấn đề trên một số đạo luật như Luật môi trường, luật chống tham nhũng, luật hình sự và các luật khác có như thế thì xã hội mới phát triển ổn định và ngày càng văn minh. Như vậy xây dựng pháp luật của nước ta phù hợp với quy luật khách quan. Chúng ta đang xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện luôn phù hợp hơn. Luôn đi cùng với sự phát triển của đất nước. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật còn thể hiện nó luôn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đất nước ta đang từng bước đẩy mạnh CNH – HĐH nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Với mục tiêu đó chúng ta đang có những chương trình kế hoạch nhiệm vụ lâu dài. Dưới sự lãnh đạo cho Đảng và Nhà nước chúng ta mở rộng quan hệ hợp tác, ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, nhờ đó quan hệ hợp tác ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, nhờ đó đất nước có điều kiện thuận lợi luôn để phát triển. Đồng thời chúng ta cũng phải xây dựng pháp luật cho phù hợp sự phát triển của đất nước với pháp luật quốc tế tạo ra mối quan hệ không biên giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Xây dựng pháp luật Việt Nam hiện nay như khách quan không duy ý chí, không có nghĩa các cơ quan có thẩm quyền bê nguyên, sao lại các sự kiện, hiện tượng thực tế. Ngược lại xây dựng phải tôn trọng sự thật khách quan phải phát hiện ra bản chất, khuynh hướng, động lực từ những mối liên hệ phổ biến của các hiện tượng, phân lọc bỏ những yếu tố ngẫu nhiên tự phát và bằng hoạt động tổ chức nghiệp vụ để mô tả chung dưới dạng các quy tắc xử lý hành vi. Nói cách khác, pháp luật có tính khách quan, song tính khách quan đó chính là sự tái tạo thông qua hoạt động nhận thức khoa học của nhân tố chủ quan và do đó trở thành phương tiện cải tạo thế giới khách quan, điều chỉnh và định hướng hành vi con người phù hợp với quy luật xã hội. ở Việt Nam hoạt động xây dựng pháp luật rất công bằng dân chủ, nhà nước đảm bảo cho nhân dân tích cực, đông đảo vào xây dựng pháp luật tổ chức, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật còn nhân dân có trách nhiệm tham gia vào, cả ba lĩnh vực hoạt động đó một cách tự giác và có hiệu quả. Bên cạnh đó hoạt động xây dựng pháp luật Việt nam còn một số chủ quan, duy ý chí, chưa gắn vào thực tế đó nhiều khi còn cản trở sự phát triển của xã hội làm cho xã hội mâu thuẫn... Với ý nghĩa trên, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, hoàn toàn xa lạ với chủ quan duy ý chí, thoát ly thực tế kinh tế – xã hội, coi thường pháp luật của xã hội, muốn dùng pháp luật để áp đặt lên xã hội những cái mà không cần, không muốn không thể thực hiện được. Để xây dựng pháp luật bảo đảm tính khách quan đòi hỏi phải bám sát thực tế. Đó là phải bám sát đường lối chủ trương của Đảng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cầu của quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bám sát thực tiễn pháp lý trên cơ sở tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến dự án, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, thực trạng thái độ, tâm lý phản ứng của dư luận xã hội, của giai cấp tầng lớp, cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung chính cơ bản của dự án. Mặt khác nó cũng đòi hỏi phải khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, cục bộ ngành đề cao lợi ích, thuận tiện cho sự phát triển địa phương, ngành mình. Bên cạnh đó xây dựng pháp luật cũng đòi hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật với nhu cầu điều chỉnh pháp luật của đời sống. Những năm gần đây hoạt động xây dựng pháp luật của chúng ta dã bám sát thực tiễn đều thể hiện đúng với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan