Nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính

Trên thực tiễn, áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính một mặt giúp cho việc xử lý đúng pháp luật, đúng thủ tục, thẩm quyền, , góp phần hạn chế tình trạng vi phạm hành chính; nhưng mặt khác nó cũng tồn tại nhiều bất cập. Các nguyên tắc này vẫn chưa thực sự được áp dụng triệt để và đem lại hiệu quả cao. Tình trạng vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vẫn rất phổ biến, bên cạnh đó công tác phát hiện và xử lý còn chưa kịp thời, nhanh chóng, việc giám sát việc xử phạt còn lỏng lẻo, dẫn tới những hiện tượng sai phạm còn nhiều. Đây là một vấn đề nan giải cần được khắc phục trên thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả thực thé của xử lý vi phạm hành chính.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. CAND, hà Nội, 2007, 2008. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005. Số chuyên đề về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 9/2002. Đặc san về xử lý vi phạm hành chính, Tạp chí luật học, tháng 9/2003. Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Do đó việc xử phạt vi phạm hành chính là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, các nguyên tắc này có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong thực tế. 1. Một số khái niệm: - Vi phạm hành chính: khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2000 định nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức ( Sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Ngoài ra thì định nghĩa vi phạm hành chính còn được nêu ra trong điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan niệm về vi phạm hành chính trong các văn bản nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này. Trên cơ sở những nội dung đó có thể đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính như sau: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: Khi tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ những nguyên tắc xử phạt đã được quy định trong điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật ( thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Chương IV của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, các điều từ 28 đến 40 lần lượt quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Cơ quan thuế, Thanh tra chuyên ngành, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không và Tòa án nhân dân). - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hâu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Điều này có nghĩa là một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử phạt lần thứ hai đối với một hành vi vi phạm và trường hợp tái phạm. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Cá nhân chị bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23,24,25,26 của Pháp lệnh này( các điều từ 23 đến 26 lần lượt quy định về một số biện pháp xử lý hành chính khác là giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh). Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. - Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trên thực tiễn, áp dụng các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính một mặt giúp cho việc xử lý đúng pháp luật, đúng thủ tục, thẩm quyền,…, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm hành chính; nhưng mặt khác nó cũng tồn tại nhiều bất cập. Các nguyên tắc này vẫn chưa thực sự được áp dụng triệt để và đem lại hiệu quả cao. Tình trạng vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vẫn rất phổ biến, bên cạnh đó công tác phát hiện và xử lý còn chưa kịp thời, nhanh chóng, việc giám sát việc xử phạt còn lỏng lẻo, dẫn tới những hiện tượng sai phạm còn nhiều. Đây là một vấn đề nan giải cần được khắc phục trên thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả thực thé của xử lý vi phạm hành chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc xử lí vi phạm hành chính- bt cá nhân - 8 điểm.doc
Luận văn liên quan