Nhà máy luyện gang công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco)

Nguyên liệu được đổ vào nắp phễu nhỏ thì nắp phễu lớn đóng lại, sau đó nắp phễu nhỏ đóng lại, nắp phễu lớn mở ra, nguyên liệu rơi vào trong lò. Như vậy nguyên liệu được đổ vào lò cao nhưng không khí trong lò không bị thoát ra ngoài chúng được dẫn qua hệ thống dẫn khí sang các tháp dựa nước thì dẫn sang lò gió sóng. Trong thân lò quặng sắt, than cốc, đá vôi có kích thước thích hợp được đổ từng lớp xen kẽ nhau và được chuyển từ trên xuống. Trong khi đó không khí nóng thổi từ ngoài vào lò được nén từ phía dưới. Nguyên liệu chuyển từ trạng thái rắn sang mềm tiếp tục chuyển sang dạng nhão cuối cùng là chảy lỏng.

pdf43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà máy luyện gang công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA ĐIỆN TỬ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Nhà máy Luyện Gang Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Nguyễn Ngọc Sơn LỚP: K45DDK01 MSSV: DTK0951030045 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI MẠNH CƯỜNG THÁI NGUYÊN – 2014 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thái Nguyên, ngày .... tháng .... năm 2014 Đơn vị thực tập NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thái Nguyên, ngày .... tháng .... năm 2014 Giáo viên hướng dẫn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ------------------------------------------------------------------------ 5 PHẦN I. CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG ------------------ 6 1.1. Giới thiệu về nhà máy Luyện Gang --------------------------------------- 6 1.2. Khái quát về công nghệ và thiết bị ----------------------------------------- 7 PHẦN II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ -------------------------------------------------12 2.1. Cơ cấu tổ chức chung của nhà máy ---------------------------------------12 2.2. Bộ phận Cơ điện -------------------------------------------------------------15 2.2.1. Phòng Kĩ thuật - Cơ điện ---------------------------------------------------15 2.2.2. Phân xưởng Cơ điện ---------------------------------------------------------15 PHẦN III. THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG -------17 3.1. Trang bị điện một số thiết bị trong Nhà máy ----------------------------17 3.1.1. Khống chế có tiếp điểm-----------------------------------------------------17 3.1.2. Khống chế không tiếp điểm. -----------------------------------------------27 3.2. Tự động hoá trong quá trình nạp liệu lò cao ----------------------------38 3.2.1. Hệ thống đo lường -----------------------------------------------------------38 3.2.2. Hệ thống giám sát và điều khiển nạp liệu--------------------------------39 3.3. Cung cấp điện của Nhà máy -----------------------------------------------40 PHẦN IV. NHIỆM VỤ CỦA KĨ THUẬT VIÊN CƠ ĐIỆN -----------------41 4.1. Vấn đề an toàn ---------------------------------------------------------------41 4.2. Nhiệm vụ của người cán bộ kĩ thuật --------------------------------------41 4.2.1. Quản lý thiết bị máy móc ---------------------------------------------------41 4.2.2. Quản lý con người -----------------------------------------------------------42 PHẦN V. NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP ----------------------43 Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 5 LỜI NÓI ĐẦU Nhà máy Luyện Gang thuộc chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp đầu tiên ở nước ta. Gần nửa thế kỷ với những bước thăng trầm, lúc thịnh vượng cũng như lúc khó khăn, Nhà máy vẫn giữ vững sản xuất ổn định và cải thiện đời sống công nhân viên chức, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển Gang thép. Hệ thống cung cấp điện của Nhà máy được lắp đặt từ những năm 60 của thế kỷ trước, hàng năm được sửa chữa và đầu tư thêm nên vẫn đảm bảo độ tin cậy về cung cấp điện. Về trang bị điện chủ yếu là các hệ thống khống chế có tiếp điểm. Các thiết bị lắp đặt gần đây được trang bị thế hệ mới về kỹ thuật điện tử bán dẫn, hệ PLC đảm bảo phục vụ tốt cho công nghệ sản xuất gang và sản xuất khác. Khi được thực tập tại Nhà máy, với những kiến thức được trang bị ở trường, dưới sự hướng dẫn của các thầy, các cán bộ, KTV phòng KT Cơ điện Nhà máy Luyện Gang, cùng với sự nhiệt tình ham học hỏi, bản thân em đã kết hợp được giữa lý thuyết và thực tế, hiểu được nhiều vấn đề mà nếu chỉ lý thuyết không thể lý giải được. Qua gần 2 tháng thực tập tại Nhà máy, với những kiến thức được học hỏi em cố gắng trình bày trên trang giấy. Kính mong các thầy chỉ bảo để bản thu hoạch của em hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày…tháng …năm 2014 Sinh viên thực tập Nguyễn Ngọc Sơn Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 6 PHẦN I. CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 1.1. Giới thiệu về nhà máy Luyện Gang Nhà máy Luyện Gang được thành lập ngày 31/10/1961, sau 2 năm triển khai xây dựng ngày 29/11/1963 mẻ gang đầu tiên được luyện từ lò cao ra lò, đánh dấu mốc son quan trọng trong ngành luyện kim Việt Nam. Trải qua hơn 50 năm phát triển, hiện nay Nhà máy đã được đầu tư, đổi mới về dây truyền sản xuất với các thiết bị hiện đại. Sản phẩm gang lỏng của nhà máy đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phôi thép của công ty, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước một lượng lớn gang đúc, gang luyện thép chất lượng cao. Năng lực sản xuất: - Công suất: >200.000 tấn gang lỏng/năm (570 tấn/ ngày, đêm). - Sản phẩm: Gang đúc và gang luyện thép Thiết bị chính: - 02 lò cao: 120m3 và 100 m3 - Máy thêu kết: 27 m2 - Máy đúc gang liên tục Trong các hạng mục chính của dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên thời gian từ 2006 ÷ 2009, nhà máy được đầu tư thêm: + Một lò cao luyện gang 500 m3 công suất 580.000 tấn gang lỏng/năm. + Một dây chuyền thiêu kết 100 m2 công suất 981.000 tấn quặng thiêu kết/năm. + Và các thiết bị phụ trợ đồng bộ khác… Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 7 1.2. Khái quát về công nghệ và thiết bị Luyện Gang là một khâu trong dây truyền luyện kim của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Gang được sản xuất dựa trên nguyên tắc dùng Cácbon khử Sắt Oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim hay còn gọi là lò cao. Quá trình sản xuất gang gồm 3 giai đoạn chính: - Chuẩn bị nguyên liệu - Luyện gang trong lò cao - Cho gang ra lò Nguyên liệu sản xuất gang chủ yếu gồm: quặng sắt hoặc quặng thiêu kết, đá vôi, than cốc và các trợ dung khác. Lò cao có thành được lát bằng lớp gạch chịu lửa, phía ngoài là lớp vỏ thép, giữa lớp gạch và lớp vỏ thép còn có lớp nước chuyển động liên tục để giảm nhiệt độ của vỏ lò trong quá trình hoạt động. Cấu tạo của lò cao gồm: Miệng lò, thân lò, bụng lò, phễu lò và nồi lò Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của lò cao Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 8 - Cổ lò: có dạng hình trụ, được xây bằng gạch samốt. Ở đây xảy ra các quá trình bốc hơi nước của liệu đưa vào. - Thân lò: thân lò được thiết kế sao cho phù hợp với quá trình giãn nở nhiệt của liệu, độ nghiêng cũng như góc nghiêng của thân lò được tính toán phụ thuộc và chất lượng của quặng và cốc. Ở đây xảy các phản ứng hoàn nguyên gián tiếp bằng khí và một ít phản ứng hoàn nguyên trực tiếp bằng C. - Bụng lò: có đường kính lớn nhất. Tại bụng lò bắt đầu có sự biến mền của liệu đưa vào. Ở đây phần lớn xảy ra các phản ứng hoàn nguyên trực tiếp. - Hông lò: thu nhỏ có góc nghiêng phù hợp với liệu ở giai đoạn nóng chảy. - Nồi lò: là nơi xảy ra vùng cháy, tạo gang, tạo xỉ. Thể tích của nồi lò được thu nhỏ hơn so với các phần trên. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 9 Trên sơ đồ ta thấy miệng lò có các phễu lò, các lỗ thoát khí lò, nồi lò có lỗ tháo xỉ ở phía trên và lỗ tháo gang ở phía dưới. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 10 Quá trình nạp liệu: Hình 2. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của lò cao Nguyên liệu được đổ vào nắp phễu nhỏ thì nắp phễu lớn đóng lại, sau đó nắp phễu nhỏ đóng lại, nắp phễu lớn mở ra, nguyên liệu rơi vào trong lò. Như vậy nguyên liệu được đổ vào lò cao nhưng không khí trong lò không bị thoát ra ngoài chúng được dẫn qua hệ thống dẫn khí sang các tháp dựa nước thì dẫn sang lò gió sóng. Trong thân lò quặng sắt, than cốc, đá vôi có kích thước thích hợp được đổ từng lớp xen kẽ nhau và được chuyển từ trên xuống. Trong khi đó không khí nóng thổi từ ngoài vào lò được nén từ phía dưới. Nguyên liệu chuyển từ trạng thái rắn sang mềm tiếp tục chuyển sang dạng nhão cuối cùng là chảy lỏng. Quá trình lý hóa xảy ra bên trong lò: Ở từng bộ phận trong lò cao ứng với các nhiệt độ khác nhau các phản ứng hóa học được xảy ra. Trước hết không khí nóng được nén vào lò ở phần trên nồi lò đốt cháy hoàn toàn than cốc, khí CO2 đi lên trên gặp lớp than cốc bị khử thành CO. Ở phần trên của thân lò khí CO khử Sắt Oxit trong quặng thành Sắt. Ở bụng lò một số Oxit khác có trong quặng như oxit Mangan, oxit Silic cũng bị khử thành đơn chất Mn, Si. Sắt nóng chảy hào tan một lượng nhỏ Cácbon và Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 11 một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng chảy xuống nồi lò và được dẫn ra ngoài qua cửa tháo gang, gang lỏng được chảy xuống các bồn lớn để chuyển sang Phân xưởng Đúc. Ở phía trên của bụng lò đá vôi bị phân hủy thành oxit Cácbon kết hợp với các oxit khác có trong lò tạo thành xỉ. Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài qua cửa tháo xỉ, sau mỗi mẻ gang xỉ lỏng được tháo ra khỏi lò cao qua cửa tháo xỉ. Xỉ ra khỏi lò được làm nguội bằng nước lạnh tạo thành hạt như cát vàng và được chuyên chở đến nhà máy xi măng làm chất phụ gia cho Clanke. Sản phẩm: Sản phẩm sau quá trình luyện là gang các loại, được nấu luyện từ quặng sắt, than cốc và các loại trợ dung trong lò cao có dung tích 100 và 120m3 với chế độ vận hành liên tục (trừ thời gian định kỳ sửa chữa 6 tháng 1 lần). Sản phẩm gang lỏng được đưa sang Nhà máy Luyện thép, cường hóa, hoàn nguyên thành thép thỏi. Sản phẩm gang đúc được đưa qua máy đúc liên tục thành thỏi gang để bán trên thị trường. Đồng thời để tận dụng lượng quăng sắt cỡ hạt nhỏ trong quá trình khai thác không dùng trực tiếp cho lò cao, Nhà máy còn có một dây chuyền thiêu kết 27m2 để nung quặng, than cám ra sản phẩm đạt yêu cầu đưa vào lò cao. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 12 PHẦN II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ 2.1. Cơ cấu tổ chức chung của nhà máy Hình 4. Sơ đồ hành chính tổ chức của Nhà máy Luyện Gang t Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 13 Do yêu cầu công nghệ, các thiết bị cơ - điện của Nhà máy thuộc nhóm luyện kim, làm việc trong môi trường nóng bụi, độ ẩm cao nên việc quản lý vận hành và sửa chữa luôn được coi trọng theo một quy trình chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Để thiết bị vận hành an toàn liên tục, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy, các bộ phận chức năng từ Phòng Cơ điện đến Phân xưởng Cơ điện và các cương vị vận hành sửa chữa trực tiếp đều có những nhiệm vụ riêng nhưng đều quan hệ với nhau rất mật thiết bao gồm các bộ phận sau:  Ban lãnh đạo gồm có: - Giám đốc: Là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động diễn ra tại Nhà máy; là người chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động, sản xuất kinh doanh của Nhà máy, theo các phương án và kế hoạch đó được Công ty duyệt tổng thể. - Phó Giám đốc thiết bị: Người tham mưu trực tiếp cho giám đốc, trực tiếp chi đạo việc quản lý các thiết bị, mua mới , thay thế, đảm bảo cung ứng đầy đủ về trang thiết bị cho nhà máy. - Phó Giám đốc sản xuất: Người tham mưu trực tiếp cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt sản xuất của Nhà máy, định hướng sản xuất, và các yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm.  Các phòng ban gồm có: Phòng Tổ chức Lao động (TCLĐ): Là một phòng chức năng của Nhà máy, có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý toàn bộ khâu lao động, tổ chức các hoạt động của người lao động trong Nhà máy. Phòng Kế hoạch Kinh doanh (KHKD): Phòng chức năng có nhiệm vụ có giám đốc đề ra các kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh cho Nhà máy. Phòng Kế toán Tài chính (KT-TC): Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ vật tư, tiền vốn, tài sản của Nhà máy, đầu tư vốn kinh doanh hiệu quả, cung cấp thông tin, kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty khi cần thiết. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 14 Phòng Kĩ thuật: Phòng chức năng, có giám đốc giám sát toàn bộ vấn đề kĩ thuật trong nhà máy, đảm bảo toàn bộ hệ thống dây chuyền trong Nhà máy vận hành an toàn. Phòng Kĩ thuật Cơ điện: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý, nơi thảo ra các kế hoạch, phương án sữa chữa, bảo dưỡng định kì cho trang thiết bị, nhằm bảo đảm sự vận hành an toàn của các dây chuyền trang thiết bị, máy móc, trong toàn bộ Nhà máy. Đội Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của Nhà máy.  Các phân xưởng gồm có: Phân xưởng Lò cao: Là phân xưởng chịu trách nhiệm hoạt động của bộ phận lò cao, là bộ phận trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm điều hành, trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, cho quá trình vận hành của lò cao. Phân xưởng Thiêu kết: Là phân xưởng trực tiếp sản xuất, điều hành việc việc vận hành máy móc trang thiết bị, cho việc thiêu kết các nguyên vật liệu chủ yếu là quặng cám, than cám, nhằm tạo các liên kết giữa các thành phần, đảm bảo nguyên vật liệu phục vu cho lò cao, tận dụng được nguyên liệu. Phân xưởng Nguyên liệu: Đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của các bộ phận, đồng thời cũng là nơi đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy. Phân xưởng Đúc liên tục: Là phân xưởng chịu trách nhiệm các hoạt động đúc các sản phẩm, là phân xưởng bước đầu đưa ra sản phẩm. Phân xưởng Cơ điện: Là bộ phận triển khai công tác trên cơ sở kế hoạch của phòng Cơ điện theo từng tháng hay hạng mục công trình và các tác nghiệp hàng ngày của điều độ sản xuất. Đồng thời quản lý một bộ phân công nhân viên chức về con người, huấn luyện, kiểm tra quy trình an toàn các nghề cho công nhân, quản lý các dụng cụ, vật tư máy móc phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị. Phân giao nhiệm vụ và nghiệm thu các hạng mục sửa chữa của các tổ sản xuất. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 15 Ngoài ra còn chịu trách nhiệm trước nhà máy về mọi vấn đề liên quan đến người lao động. Trạm Hóa nghiệm: Bộ phận triển khai phân tích các thuộc tính của nguyên vật liệu trước khi đưa vào nhà máy sản xuất, chịu trách nhiệm đảm bảo các thành phần trong nguyên vật liệu. Nhà ăn 20-10: Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên nhà máy, trong lúc giao ca, tan ca. 2.2. Bộ phận Cơ điện 2.2.1. Phòng Kĩ thuật - Cơ điện Là cơ quan giúp việc Giám đốc, có nhiệm vụ quản lý các hồ sơ liên quan đến các thiết bị máy móc của Nhà máy, là nơi thảo ra các kế hoạch, phương án sửa chữa thiết bị theo định kỳ hoặc xây lắp các công trình mới, là nơi dự trù mua sắm vật tư các thiết bị dự phòng, đồng thời chỉ đạo trực tiếp về kỹ thuật sửa chữa đối với phân xưởng cơ điện, yêu cầu về vận hành thiết bị đối với các phân xưởng công nghệ và nghiệm thu quyết toán các hạng mục sửa chữa xây lắp với Công ty. 2.2.2. Phân xưởng Cơ điện Là bộ phận triển khai công tác trên cơ sở kế hoạch của Phòng Cơ điện theo từng tháng hay hạng mục công trình và các tác nghiệp hàng ngày của Điều độ sản xuất. Đồng thời quản lý một bộ phân công nhân viên chức về con người, huấn luyện, kiểm tra quy trình an toàn các nghề cho công nhân mới, quản lý các dụng cụ, vật tư máy móc phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị. Phân giao nhiệm vụ và nghiệm thu các hạng mục sửa chữa của các tổ sản xuất. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm trước nhà máy về mọi vấn đề liên quan đến người lao động. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 16 a. Các bộ phận sản xuất theo ca Bao gồm các thợ cơ và điện, được bố trí đi theo 3 ca, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra mức độ ổn định làm việc của thiết bị, chế độ bôi trơn và quy trình vận hành của công nhân công nghệ, kịp thời sửa chữa những hư hỏng nhỏ xảy ra trong quá trình vận hành, đồng thời vận hành một số trạm. Các nhiệm vụ trên được triển khai dưới sự điều hành của điều độ sản xuất và ban Quản đốc Phân xưởng Cơ điện. b. Các bộ phận sữa chữa theo giờ hành chính Bao gồm các thợ điện, cơ, hàn, nguội, tiện, rèn làm việc từ 7h30 – 16h30 hàng ngày (trừ ngày lễ và chủ nhật) dưới sự quản lý của tổ trưởng sản xuất, điều hành của quản đốc phân xưởng và được phân thành: + Nhóm cơ: Sửa chữa các thiết bị cơ. + Nhóm điện: Sửa chữa các thiết bị điện. + Nhóm gia công: Gia công các chi tiết, phụ tùng phục vụ cho cơ và điện. Các nhóm trên thực hiện nhiệm vụ theo từng tháng gồm sửa chữa định kỳ, trung đại tu hoặc xây lắp công trình. Đột xuất có thể giải quyết các hạng mục phát sinh trong ngày do bộ phận đi ca không làm được. Ngoài hai bộ phận trên thuộc Phân xưởng Cơ điện còn có các cương vị vận hành trực tiếp thiết bị trực thuộc các phân xưởng công nghệ như phân xưởng lò cao, nguyên liệu, thiêu kết, đúc liên tục dưới sự giám sát của Phòng Thiết bị. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 17 PHẦN III. THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY LUYỆN GANG 3.1. Trang bị điện một số thiết bị trong Nhà máy Các thiết bị của Nhà máy Luyện gang được lắp đặt từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các hệ này được trang bị hệ khống chế có tiếp điểm sử dụng các rơ le công tắc tơ, công tắc hành trình... Còn lại một số máy lắp sau năm 80 đều trang bị bằng hệ khống chế không tiếp điểm, sử dụng các van bán dẫn công suất lớn. Dự án cải tạo và mở rộng Gang thép lắp đặt năm 2000 dây truyền Thiết kết và lò cao số 2 được trang bị hệ PLC. 3.1.1.Khống chế có tiếp điểm a) Sơ đồ mở máy không đảo chiều, động cơ rô to lồng sóc, dùng nút ấn và công tắc tơ, bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì, quá tải băng áp tô mát, rơ le nhiệt. Ví dụ: Bơm nước tuần hoàn: P = 75KW 135KW b) Sơ đồ mở máy có đảo chiều động cơ rôto lồng sóc dùng công tắc vạn năng và công tắc tơ, bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì, quá tải bằng rơle nhiệt, dừng bằng công tắc hành trình. Ví dụ: Máy súng bắn bùn lò cao 3. c) Sơ đồ mở máy đảo chiều động cơ rôto dây quấn, khống chế tốc độ bằng đưa R vào mạch rôto, điều khiển bằng nút ấn - công tắc tơ và công tắc hình trống, bảo vệ bằng cầu chì và quá tải bằng rơle nhiệt. Ví dụ: Xe cân 5 tấn d) Sơ đồ mở máy (liên động nhiều máy) động cơ KĐB rôto dây quấn: Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 18 - Hạn chế tốc độ bằng đưa R vào mạch rôto, điều khiển bằng công tắc tơ, công tắc bánh lồi, công tắc hành trình, hãm điện từ. - Bảo vệ quá dòng bằng rơ le dòng - Bảo vệ thiếu áp bằng rơ le điện áp Ví dụ: Mạch tời xe liệu và chuông lớn nhỏ, quặng, cốc... lò cao số 3 hệ thống cũ. Khống chế tốc độ theo nguyên tắc thời gian và hành trình. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 19 Hình 5. Sơ đồ nguyên lý tời xe liệu lò cao 3 hệ thống cũ Trong đó: - AKK: Công tắc bánh lồi - B: Cuộn dây công tắc tơ chiều xe đi lên - H: Cuộn dây công tắc tơ chiều xe đi xuống - 1Y, 2Y, 3Y: Công tắc tơ loại điện trở 2P KY KTP 4Y C1 C2 T1 T2 T3 T4 KT KTP B  1PY 2PY 3PY 4PY 1Y 2Y KT AKK-1 AB 3KK-4 3KK-5 3KK-3 PH PH KT PH KT N12 N2 BC AKK-3 N11 3KK-2 B B B H H N16 N6 PbA N17 Pbb N7 N5 N3 N13 KTP AKK-1 N1 3KK-1 H H B AKK-2 1Y 1Y 1PY P P N15 AKK-5 2Y 2Y 2PY PbB N13 KbB N14 3Y 3Y 3PYKTP B H KbH PbB PbB N7 1Y 2P Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 20 - KTP, KTH: Công tắc cấp điện phanh và phanh an toàn. - 1PY: 4PY: Rơ le thời gian loại điện trở - N11: Cực hạn dừng xe chiều lên - N1: Cực hạn dừng xe chiều xuống - N6: Kiểm tra chuông lớn - N16: Kiểm tra chuông nhỏ - N17, N17: Mạch chuông gửi sang - N5: Van quặng đóng kín thì N5 kín - N13, N14, N15: Công tắc hành trình khống chế tốc độ của xe * Nguồn điều khiển sử dụng nguồn điện áp 1 chiều 220V * Mạch điền khiển liên động khống chế bởi nhiều máy Nguyên lý làm việc của sơ đồ nguyên lý khống chế động cơ máy tời xe liệu (hệ thống cũ). * Giới thiệu chung: Máy tời xe liệu dùng để chở nguyên - nhiên liệu nạp vào lò trong quá trình luyện gang. Người ta dùng một động cơ kiểu JZRB 72, Pđm = 100KW, Uđm = 380/220 V, nđm = 580v/p, Roto kiểu dây quấn để truyền động cho máy tời. * Nguyên lý vận hành: Xe chỉ đi lên khi: + Chuông lớn, nhỏ đã đóng kín. + Van cốc trái-phải, van quặng đã đóng kín. 1. Đóng cầu dao 3 pha và 2 pha cấp điện động lực và điện điều khiển. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 21 2. Công tắc AKK để ở vị trí AKK-1, bật công tắc AB Rơle PH có điện đóng các tiếp điểm cấp điện điều khiển, đồng thời contactor KTH có điện, cấp điện mở phan an toàn. 3. Cho xe đi lên: Đẩy khoá AKK về phía trước đến vị trí AKK-6 contactor B có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh công tác. Đồng thời rơle thời gian 1PY mất điện, sau 0,9 giây tiếp điểm của nó đóng lại contactor 1Y có điện chập tiếp điểm, loại một nấc điện trở thứ nhất khỏi cuộn dây roto, động cơ tăng tốc lần thứ nhất. Đồng thời rơle thời gian 2PY mất điện, sau 0,7 giây tiếp điểm của nó đóng lại contactor 2Y có điện, chập tiếp điểm, loại một nấc điện trở thứ hai ra khỏi cuộn dây roto, động cơ được tăng tốc lần thứ hai. Đồng thời rơle thời gian 3PY mất điện sau 0,6 giây tiếp điểm của nó đóng lại contactor 3Y có điện, chập tiếp điểm loại một cấp điện trở thứ ba khỏi cuộn dây roto, động cơ được tăng tốc lần thứ 3. Kết thúc quá trình khởi động. Khi xe liệu cách đường cong 8m, công tắc hành trình N13 bật ra làm cho contactor 3Y và 2Y mất điện, hai nấc điện trở được đưa vào cuộn dây roto để giảm tốc độ. Khi xe liệu lên đến đỉnh lò, công tắc hành trình N11 bật ra contactor B mất điện, cắt điện vào động cơ, đồng thời contactor KTP cũng mất điện, phanh công tác mất điện, phanh hãm dừng. 4. Cho xe đi xuống: Đẩy khoá AKK về phía sau đến vị trí AKK-6 contactor H có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh công tác. Quá trình tăng tốc như xe đi lên. Khi xe xuống đến hầm liệu, công tắc hành trình N1 bật ra contactor H mất điện, cắt điện vào động cơ, đồng thời contactor KTP cũng mất điện, phanh công tác mất điện, phanh hãm dừng. 5. Sự cố: Nếu vì nguyên nhân nào đó Ilv> Iđm của động cơ, lúc này rơle cường độ 1PM, 2PM, 3PM tác động làm cho rơle PH mất điện, cắt toàn bộ điện điều khiển, động cơ làm việc. Đồng thời KTH cũng mất điện, làm cho phanh an toàn hãm chặt. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 22 + Khi xe vượt cực hạn trên N12 cắt PH cũng mất điện. + Khi xe vượt cực hạn dưới N2 cắt PH cũng mất điện. + Khi xe vượt cực hạn dưới OBC cáp chùng cắt, PH cũng mất điện. + Trong mọi trường hợp khi sự cố xảy ra, phải tìm nguyên nhân để loại trừ, rồi mới được vận hành trở lại. 6. Tín hiệu: + Khi xe đi lên, rơle KБB có điện báo tín hiệu. + Khi xe đi xuống, rơle KБB có điện báo tín hiệu. + Khi xe ở dưới hầm, rơle KБB có điện báo tín hiệu. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 23 Hình 6. Sơ đồ nguyên lý chuông liệu lò cao 3 hệ thống cũ Nguyên lý làm việc của sơ đồ nguyên lý khống chế động cơ đóng mở chuông liệu lớn, nhỏ (hệ thống cũ). * Giới thiệu chung: Máy tời chuông liệu gồm chuông lớn và chuông nhỏ, có nhiệm vụ đóng mở để đưa liệu vào lò cao. Máy được truyền động bởi một động cơ kiểu JZRB 41 - 8TH, P = 16KW, Uđm = 380/220, nđm = 720v/p, roto Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 24 dây quấn. Sơ đồ trang bị điện cho động cơ sử dụng hệ thống rơle - contactor, điều khiển bằng tay và có thể liên động. * Nguyên lý vận hành: 1. Chế độ bằng tay: 1.1. Mở chuông nhỏ: Đóng cầu dao 3 pha cấp điện động lực, đóng cầu dao 2 pha cấp điện điều khiển. Vặn công tắc vạn năng 4KK -1 sang phải rơle PH có điện, đóng các tiếp điểm thông nguồn điều khiển. Vặn công tắc vạn năng 7KK-4 sang phải rơle PББbt có điện contactor B có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm, sau 0,5s rơle thời gian 1PY mất điện contactor 1Y có điện loại một nấc điện trở, động cơ được tăng tốc lần thứ nhất. Sau 0,5 giây rơle thời gian 2PY mất điện contactor 2Y có điện, loại hết điện trở, động cơ được tăng tốc lần thứ hai, chuông nhỏ mở hết hành trình, công tắc cực hạn N1 và N2 cắt contactor B mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. 1.2. Đóng chuông nhỏ: Văn công tắc vạn năng 7KK-5 sang trái contactor H có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, quá trình tăng tốc như khi mở chuông. Khi chuông đóng hết hành trình, công tắc cực hạn N6 và N46 cắt contactor H mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. 1.3 Mở chuông lớn: Đóng các cầu dao cấp điện động lực và điều khiển. Vặn công tắc 8KK-4 sang phải rơle PББbt có điện contactor H có điện đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Sau 0, 5 giây rơle thời gian 1PY mất điện contactor 1Y có điện, loại một nấc điện trở, động cơ được tăng tốc lần thứ nhất. Sau 0,5 giây rơle thời gian 2PY mất điện contactor 2Y có điện, loại hết điện trở động cơ được tăng tốc lần thứ hai, chuông lớn mở hết hành trình, công tắc cực hạn N11 và N12 cắt contactor H mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. 1.4. Đóng chuông lớn: Vặn công tắc vạn năng 8KK-5 sang trái contactor B có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 25 contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Quá trình tăng tốc như khi mở chuông. Khi chuông đóng hết hành trình, công tắc cực hạn N16 và N56 cắt contactor B mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. 2. Chế độ tự động: 2.1 Mở chuông nhỏ: Xe liệu bắt đầu đi lên, chuông nhỏ mới mở được. Khi xe liệu bắt đầu đi lên, công tắc cực hạn N8 tiếp điểm PБB và 3KБ kín rơle PБAbt có điện contactor B có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Sau 0,5 giây rơle thời gian 1PY mất điện contactor 1Y có điện, loại một nấc điện trở, động cơ được tăng tốc lần thứ nhất. Sau 0,5 giây rơle thời gian 2PY mất điện contactor 2Y có điện, loại hết trở động cơ tăng tốc lần thứ hai, chuông nhỏ mở hết hành trình, công tắc cực hạn N1 và N2 cắt contactor B mất điện, động cơ dừng. 2.2. Đóng chuông nhỏ: Khi xe liệu lên cách hầm liệu 8m, công tắc cực hạn N8 cắt ra, rơle PБAbt mất điện, tiếp điểm thường đóng của nó đóng lại sau một thời gian contactor H có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Quá trình tăng tốc như khi mở chuông. Khi chuông đóng hết hành trình, công tắc cực hạn N6 và N46 cắt contactor H mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. 2.3. Mở chuông lớn: Muốn mở chuông lớn thước liệu phải rút lên và xe liệu phải ở dưới hầm. Công tắc 6KK để ở vị trí tự động rơle PББbt có điện, thước liệu tút lên đến vị trí 0 rơle PZ và PZ có điện rơle 2KБ contactor H có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Sau 0,5 giây rơle thời gian 1PY mất điện contactor 1Y có điện, loại một nấc điện trở, động cơ được tăng tốc lần thứ nhất. Sau 0,5 giây rơle thời gian 2PY mất điện contactor 2Y có điện, loại hết điện trở động cơ được tăng tốc lần thứ hai, chuông lớn mở hết hành trình, công tắc cực hạn N11 và N12 cắt contactor H mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 26 2.4. Đóng chuông lớn: Sau khi chuông lớn mở xong, N9 cắt role thời gian PББbt mất điện, sau một thời gian tiếp điểm thường đóng của nó đóng lại contactor B có điện, đóng các tiếp điểm cấp điện cho động cơ làm việc, đồng thời contactor KTP có điện, cấp điện mở phanh hãm. Quá trình tăng tốc như khi mở chuông. Khi chuông đóng hết hành trình, công tắc cực hạn N16 và N36 cắt contactor B mất điện, động cơ dừng, phanh mất điện hãm chặt. e) Sơ đồ mở máy liên động nhiều máy khống chế theo nguyên tắc thời gian, điều khiển tập trung sử dụng các rơ le trung gian. - Sơ đồ này được áp dụng để mở máy cho các băng tải vận chuyển nguyên liệu cho lò cao. Người vận hành có thể điều khiển tập trung ở trạm điện từ hoặc có thể điều khiển cục bộ hay phân tán tại máy tùy theo chế độ vận hành sản xuất hay sửa chữa. Ví dụ: Hệ thống 1, 2, 3 nguyên liệu. f) Sơ đồ mở máy động cơ cao áp , rô to lồng sóc, 1 cấp tốc độ: Ví dụ: Quạt gió lò cao P = 800KW U = 6KV Quạt hút bụi thiêu kết P = 350 KW U = 6KV Điều khiển bằng máy ngắt dầu, máy ngắt chân không, bảo vệ quá dòng bằng rơle cường độ và thiếu áp bằng rơle điện áp g) Sơ đồ mở máy động cơ cao áp, rôto quấn dây, một cấp tốc độ, hạn chế dòng khởi động bằng điện kháng mạch rôto, điều khiển bằng máy ngắt không khí, sử dụng các rơle thời gian để loại trở. Ví dụ: Máy hút gió thiêu kết P = 850KW U = 6KV h) Sơ đồ mở máy động cơ cao áp rôto quấn dây, một cấp tốc độ, hạn chế dòng khởi động bằng đưa R vào mạch stato (điện trở nước), điều khiển bằng máy ngắt không khí, sử dụng các bộ tiếp xúc rơle thời gian để loại trở (mạch loại trở). Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 27 - Giám sát hai động cơ này bằng hệ PLC S7-300 Ví dụ: 2 quạt gió D500 lò cao 1600KW U = 6000V 3.1.2. Khống chế không tiếp điểm. a) Mở máy có đảo chiều động cơ rôto dây quấn dùng van bán dẫn có điều khiển, khống chế tốc độ bằng R đưa vào mạch rôto, điều khiển bằng tay. Ví dụ: Cầu trục 5 tấn nhà nghiền (lò điện cũ) b) Sơ đồ nguyên lý lọc bụi tĩnh điện lò cao. Hình 7. Sơ đồ nguyên lí lọc bụi tĩnh điện lò cao - Sơ đồ này dùng để mở máy biến đổi cung cấp điện áp một chiều cao áp trên 2 điện cực và được điều chỉnh trơn điện áp này từ 0 - 72KV tùy theo yêu cầu công nghệ. * Trang bị điện chia làm hai phần: - Mạch lực : dùng nguồn 380V được cung cấp qua + Áp tô mát AB + Bộ tiếp xúc TX Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 28 + Biến áp thô 0 - 380V + Hai tiristơ T1, T2 biến đổi xoay chiều - xoay chiều cung cấp cho các biến áp 380V/72KV - Được nắn thành điện áp 1 chiều qua các điốt DI, DII, DIII, DIV thông qua cuộn kháng san phẳng dòng điện đầu ra. + Mạch điều khiển: Bộ biến đổi có nhiệm vụ tổng hợp tín hiệu phản hồi dòng ổn áp để khống chế 2 van T1, T2 mở ở các thời điểm sao cho điện áp ra phù hợp với yêu cầu công nghệ. + Mạch bảo vệ: Hệ thống này được trang bị bảo vệ quá tải và bảo vệ cắt nhanh, ứng dụng phần tử khuếch đại thuật toán, lắp thành khâu so sánh và khuếch đại. c) Sơ đồ mạch tời lò cao 3 ( hệ thống mới). Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 29 Hình 8. Sơ đồ mạch tời lò cao 3 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 30 K T1 T2 R D D D D K T3 T4 R D D D D K T7 T8 R D D D D K T5 T6 R D D D D K T9 T10 R D D D D 0 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 31 Hình 9. Mạch khống chế phát xung từ T1 đến T10 * Thuyết minh hệ thống động lực tời xe liệu Hệ thống bảo vệ tời chính gồm: - Bảo vệ ngắn mạch AT1 - Bảo vệ quá tải dùng 2 rơ le nhiệt RN1, RN2. - Bảo vệ các cực hạn và điện áp băng bộ tiếp xúc (TXC). Nguyên lý hoạt động mạch lực hệ thống tời chính lò 3: * Nguyên lý hoạt động. - Đóng Aptomat AT1 cho bộ tiếp xúc (TXC) làm việc đóng tiếp điểm của nó lại lúc này động cơ chưa làm việc vì chưa có tín hiệu cấp xung vào các nhóm van. T12 T13 T14 PLC3 211101 C C C C R R R R PLC1 211103 1111 1112 PLC2 211102 220V AC T19 T20 T21 T22 C C C C R R R R T15 T16 T17 T18 C C C C R R R R T11 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 32 - Ví dụ: Cho động cơ quay theo chiều thuận. Lúc này cấp xung cho nhóm van (T1, T2);(T3, T4);(T5, T6) làm việc, động cơ được khởi động toàn bộ điện trở sau 0,9 giây van (T19, T20, T21, T22) được cấp xung động cơ được gia tốc lần 1. Sau 0,7 giây cấp xung van (T15, T16, T17, T18) được cơ được gia tốc lần 2; 0,6 giây sau nhóm van (T11, T12, T13, T14) được cấp xung động cơ gia tốc lần 3 và quay với tốc độ định mức. - Dừng động cơ cắt xung nhóm van (T1, T2);(T3, T4);(T5, T6) động cơ mất điện dừng làm việc trong trường hợp dừng khẩn cấp cắt bộ tiếp xúc chính (TXC). - Cho động cơ quay theo chiều nghịch các thủ tục cấp như chiều thuận, chỉ thay đổi cấp xung cho nhóm van (T3, T4);( T7, T8);(T9, T10) động cơ có điện và sẽ làm việc theo chiều nghịch, muốn dừng động cơ ta cắt phát xung nhóm van (T3, T4);( T7, T8);(T9, T10) động cơ mất điện dừng, muốn dừng khẩn cấp ta có thể dừng bộ (TXC). Gia tốc như phần chiều thuận. d) Mạch chuông lớn, chuông nhỏ lò cao 3 (Hệ thống mới) Thiết bị bảo vệ của hệ thống: - Bảo vệ ngắn mạch (AT2). - Bảo vệ quá tải RN1, RN2. Nguyên lý của mạch. - Đóng Áptômát AT2. - Cho bộ (TXC) làm việc đóng các tiếp điểm của nó lại *Cho động cơ quay chiều thuận. - Cấp xung cho các nhóm van (T1, T2); (T3, T4);(T5, T6) động cơ khởi động với toàn bộ trở qua cầu nắn nhóm van (D). Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 33 - Sau 0,9 giây phát xung mở van (T19, T20);(T21, T22) lúc này động cơ được gia tốc lần thứ nhất 0,3 giây sau phát xung mở van (T15, T16);(T17, T18) động cơ gia tốc lần 2; 0,2 giây phát xung mở van (T11, T12);(T13, T14) động cơ được gia tốc lần thứ 3 và làm việc ở chế độ định mức, muốn dừng động cơ cắt xung nhóm (T1, T2);(T3, T4);(T5, T6) hoặc dừng khẩn cấp băng bộ (TXC) * Muốn động cơ quay theo chiều nghich Các bước cấp điện như chiều thuận, sau đó phát xung cho nhóm van (T3, T4);(T7, T8);(T9, T10) động cơ có điện và quay theo chiều nghịch muốn dừng động cơ cắt phát xung nhóm (T3, T4);(T7, T8);(T9, T10) hoặc dừng khẩn cấp Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 34 Hình 10. Sơ đồ mạch tời chuông lớn nhỏ T12 T13 R RN § AB T11 D5 D6 D3 d1 D4 D2 Chu«ng T2 RN T4 T5 T3T1 T6 T10T8 T7 T9 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 35 K T1 T2 R D D D D K T3 T4 R D D D D K T7 T8 R D D D D K T5 T6 R D D D D K T9 T10 R D D D D 0 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 36 Hình 11. Mạch khống chế phát xung từ T1 đến T10 e) Mạch thước đông, thước tây lò cao 3 (hệ thống mới). - Bảo vệ nhắn mạch (AT10) - Bảo vệ quá tải hai rơle RN1, RN2. Nguyên lý hoạt động: - Đóng cấp nguồn bằng AT-10 * Nếu thả thước, cấp điện cho bộ (Ph) lúc này phanh thước làm việc mở ra và một pha đi thẳng vào statos vì M thước > M động cơ nên động cơ quay theo chiều thả thước xuống, để hãm giảm tốc độ của thước ta đóng bộ (TT) và (PLC- 31) để van T làm việc. Lúc này trong lòng động cơ xuất hiện từ trường một chiều tác dụng tương hỗ giữa từ trường này và các thanh dẫn đang quay trên roto động cơ (roto nối liền mạch) tạo nên dòng điện một chiều trong roto, tác dụng giữa dòng điện này và từ trường sinh ra lực từ tạo ra momen hãm, có 3019 6V220V R 3301 RTG33 3302 R 3303 RTG32 3304 R 3305 RTG31 3306 T11 T12 T13 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 37 tác dụng ngược với chiều quay của roto và thả thước xuống với vận tốc định trước, tới điểm cần đo thì dừng lại. Muốn rút thước: Quá trình cấp nguồn như thả thước; Bộ phanh (PH) làm việc. Cắt điện cuộn (TT) và (PL-TT3) đồng thời cấp điện cuộn (RT) đưa điện 3 pha vào Stator của động cơ. Mđộng cơ > Mthước động cơ quay theo chiều ngược lại rút thước lên tới vị trí quy định, cắt điện cuộn (RT) và cuộn (PH) động cơ mất điện dừng, phanh mất điện tác động giữ nguyên thước ở vị trí đó. Hình 12. Mạch thước đông, thước tây lò cao 3 f) Sơ đồ mở máy liên động nhiều máy khống chế theo nguyên tắc thời gian, điều khiển tập trung, sử dụng rơle trung gian qua hệ PLC. - Sơ đồ này áp dụng để mở máy cho các băng tải, máy nghiền, bàn tròn cấp liệu, xe dỡ, xe hứng, bơm mỡ, máy thiêu kết... thuộc khu thiêu kết. Phanh th-íc tr¸i K1 §éng c¬ th-íc tr¸i AB c C K1 phtt C Ab A b §éng c¬ th-íc ph¶i Phanh th-íc ph¶i phtp K2 K2 t R d R WR R d t R WR Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 38 Người vận hành có thể điều khiển tập trung trên máy vi tính hoặc điều khiển cục bộ tại máy tùy theo chế độ sản xuất hay kiểm tra sửa chữa. Mọi tín hiệu đều được nắm bắt qua trung tâm điều khiển. *) Một số máy công cụ thường dùng: Trong nhà máy hiện có các loại máy sau: - Máy tiện C650, C620, T616, bào cụt và các máy khoan loại nhỏ. Sơ đồ điện của các loại máy này rất đơn giản, tất cả đều sử dụng trang bị điện bằng rơ le công tắc tơ, điều khiển bằng tay, độ chính xác không cao. 3.2. Tự động hoá trong quá trình nạp liệu lò cao Công nghệ Luyện gang của lò cao có hai hệ thống chính: + Hệ thống đo lường. + Hệ thống giám sát điều khiển nạp liệu. 3.2.1. Hệ thống đo lường - Hệ thống này dùng 1 bộ PLC S7300. - Các thông số cần đo lường là nhiệt độ, lưu lượng, áp lực. Phục vụ cho công nghệ nấu luyện. - Để đo được thông số trên phải qua Senser (bộ cảm biến) để đưa về tín hiệu: + Điện áp (mV) + Dòng điện (mA) Các tín hiệu được đưa về PLC xử lý và được ghép nối với các Muldun vào ra S7300 để xử lý. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 39 * Hệ thống giám sát - Thông qua cáp truyền thông đưa về hệ thống máy tính. - Phần mềm giám sát được sử dụng Win CC 5.0 chạy hệ điều hành Windows XP home. - Phần mềm lập trình PLC: Sử dụng phần mềm Step7 V5.1. 3.2.2. Hệ thống giám sát và điều khiển nạp liệu - Hệ thống này dùng 1 bộ PLC S7300. - Các thông số cần đo lường phục vụ cho quá trình nạp liệu. - Để đo được thông số trên phải qua Senser (bộ cảm biến) để đưa về tín hiệu: + Điện áp (mV) + Dòng điện (mA) Các tín hiệu được đưa về PLC xử lý và được ghép nối với các Muldun vào ra S7 - 300 để xử lý. * Hệ thống giám sát - Thông qua cáp truyền thông đưa về hệ thống máy tính. - Phần mềm giám sát được sử dụng WinCC 5.0 chạy hệ điều hành Windows XP home. - Phần mềm lập trình PLC: Sử dụng phần mềm Step7 V5.1 Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 40 3.3. Cung cấp điện của Nhà máy Hình 13. Sơ đồ cung cấp điện của Nhà máy * Nhận xét chung: Nhà máy Luyện Gang - Công ty CP Gang Thép Thái nguyên sau khi qua cải tạo dự án nâng cấp giai đoạn I có rất nhiều hệ thống được trang bị điện tự động hoá Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 41 PHẦN IV. NHIỆM VỤ CỦA KĨ THUẬT VIÊN CƠ ĐIỆN 4.1. Vấn đề an toàn - Nhà máy trang bị, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người công nhân, cán bộ kĩ thuật khi tham gia vận hành sữa chữa. - Trang bị kiến thức an toàn lao động, an toàn trong sản xuất. Các hệ thống, dây chuyền sản xuất, được thiết kế có các hệ thống báo động kèm theo như chuông báo động sự cố… 4.2. Nhiệm vụ của người cán bộ kĩ thuật 4.2.1.Quản lý thiết bị máy móc Bao gồm: - Các hồ sơ liên quan đến máy móc thiết bị - Chế độ vận hành và quy trình bảo dưỡng - Sửa chữa và tính toán lại trong một số trường hợp đặc biệt - Điều tra các nguyên nhân sự cố thiết bị, hư hỏng trong sản xuất, đề xuất các biện pháp xử lý và vận hành - Thiết kế các chi tiết, lập công nghệ gá lắp và quy trình sửa chữa thiết bị - Xây dựng các chỉ tiêu, tiêu hao vật tư năng lượng và nhân lực cho công tác sửa chữa. - Kiểm tra việc chấp hành các hướng dẫn về vận hành và bảo dưỡng các thiết bị, kiểm tra độ chính xác và tình trạng hoạt động của thiết bị. - Kiểm tra tình hình sửa chữa thiết bị, chất lượng và nghiệm thu thiết bị sau sửa chữa và gia công Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 42 - Biên soạn và bổ sung các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị - Lập dự toán và cùng các phòng liên quan thanh quyết toán sửa chữa lớn các công trình lắp đặt mới. 4.2.2. Quản lý con người Ở người cấp phân xưởng người nhân viên còn phải quản lý: - Chế độ bảo hộ lao động với người lao động. - Đào tạo tay nghề và kiểm tra nâng bậc cho công nhân. - Chăm lo đời sống của người lao động. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp Nhà máy luyện gang Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 43 PHẦN V. NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP Trong quá trình thực tập tại nhà máy Luyện Gang - Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên với vai trò là người sinh viên thực tập em đã được các cô, chú trong nhà máy hướng dẫn tận tình, tiếp xúc với các thiết bị dây chuyền trong thực tế sản xuất theo đúng chuyên ngành mà mình đã học. Qua thời gian thực tập dù ngắn ngủi nhưng đã giúp những người sinh viên như em củng cố lại những kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường và nhiều kiến thức thực tế, hiểu rõ hơn về những quy tắc an toàn, thao tác quy trình làm việc của người làm kĩ thuật trong nhà máy, tiếp xúc và cọ xát với nhiều thiết bị đo lường điều khiển tự động có trong công nghiệp, tìm hiểu cách khắc phục sửa chữa các sự cố hỏng hóc của máy móc và thiết bị. Qua quá trình tiếp xúc với thực tế em thấy các thiết bị máy móc của nhà máy được trang bị các hệ thống điều khiển logic PLC, hệ thống điều khiển giám sát, điều khiển tập trung cho các dây chuyền sản xuất. Nhà máy luyện gang là một trong những đơn vị được đầu tư nhiều hệ thống tự động hiện đại nhất của Công ty có thể đáp ứng được tình hình sản xuất hiện nay. Nhưng lịch sử hình thành công ty lâu đời, một số hệ thống đã cũ phải hoạt động liên tục kém ổn định và kém độ tin cậy hay xảy ra hỏng hóc luôn cần thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng. Để tăng năng suất lao động giảm thiểu những tác hại đến môi trường và sức khỏe người làm việc trong quá trình luyện gang thì cần liên tục đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với nhu cầu của tương lai. Đó mới chỉ là những ý kiến chủ quan của riêng cá nhân em mong thầy cô và các bạn cùng góp ý. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_nha_may_luyen_gang_2058.pdf
Luận văn liên quan