Nhận định thị trường chứng khoán với những biến đổi vĩ mô

Thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh trong tuần qua, liên tục tạo ra những khoảng trống trên đồ thị của VN-Index. Các mã bluechip, vốn được đẩy lên khá nhiều trong giai đoạn trước, nay liên tục giảm tạo áp lực mạnh lên chỉ số chung của toàn thị trường. Nếu tính từ vùng đáy 42 điểm của tháng 11 đến vùng đỉnh giữa tháng 02 vừa qua, VN- Index đã đánh mất 61,8%, tính theo Fibonaci Retracement. Đây là sự điều chỉnh mạnh ít khi xảy ra, thể hiện tâm lý bất an của thị trường. Tuy nhiên vùng 460 điểm cũng là một vùng hỗ trợ mạnh, liên tục đóng vai trò kháng cự trong giai đoạn quý 3 của năm trước. Sự phục hồi của VN-Index trong phiên cuối tuần là sự phục hồi đầu tiên kể từ mức đỉnh 528 điểm, mang tính kỹ thuật nhiều hơn, nhất là khi thị trường đi vào trạng thái quá bán. Vùng dao động tiếp theo của thị trường có thể trong khoảng 460-480. Đây là mức phù hợp để thị trường ngừng nghỉ, theo dõi những nhiều vấn đề liên quan đến vĩ mô. Nghị quyết 11 ban hành ngày 24 vừa qua cho thấy, Chính phủ sẽ đi theo hướng thắt chặt cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khóa, đây là điểm mới so với những năm trước. Chính sách tài khoá năm nay, nếu có thể thắt chặt, sẽ giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, chấp nhận tạm thời hy sinh mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy, với chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều khi được coi là một lĩnh vực phi sản xuất, đồng thời lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng có thể giảm khi đầu tư công kém hơn các năm trước. Ngoàira, các đề xuất liên quan đến tỷ giá, xóa bỏ kinh doanh vàng miếng là những vấn đề gây ra tranh luận và có ảnh hưởng phức tạp đến các mặt của đời sống kinh tế. Đây là giai đoạn bất ổn của nền kinh tế, còn nhiều biến động khó lường và do đó thị trường chứng khoán chưa phải là một kênh hấp dẫn. Xét về mặt kỹ thuật thì VN-Index đã đi xuống dưới các đường trung bình 50 và 200 ngày, thể hiện một xu hướng không thuận lợi.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận định thị trường chứng khoán với những biến đổi vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TIN TUẦN 2 8 / 0 2 - 0 4 / 0 3 / 2 0 1 1 NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG T I Ê U Đ I Ể M · Nhận định thị trường · Kinh tế vĩ mô · Câu chuyện kinh tế trong tuần: (1). Giá dầu tăng và “điểm chết” của nền kinh tế thế giới; (2). Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi chi phí đầu vào tăng mạnh?  Thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh trong tuần qua, liên tục tạo ra những khoảng trống trên đồ thị của VN-Index. Các mã bluechip, vốn được đẩy lên khá nhiều trong giai đoạn trước, nay liên tục giảm tạo áp lực mạnh lên chỉ số chung của toàn thị trường. Nếu tính từ vùng đáy 42 điểm của tháng 11 đến vùng đỉnh giữa tháng 02 vừa qua, VN- Index đã đánh mất 61,8%, tính theo Fibonaci Retracement. Đây là sự điều chỉnh mạnh ít khi xảy ra, thể hiện tâm lý bất an của thị trường. Tuy nhiên vùng 460 điểm cũng là một vùng hỗ trợ mạnh, liên tục đóng vai trò kháng cự trong giai đoạn quý 3 của năm trước. Sự phục hồi của VN-Index trong phiên cuối tuần là sự phục hồi đầu tiên kể từ mức đỉnh 528 điểm, mang tính kỹ thuật nhiều hơn, nhất là khi thị trường đi vào trạng thái quá bán. Vùng dao động tiếp theo của thị trường có thể trong khoảng 460-480. Đây là mức phù hợp để thị trường ngừng nghỉ, theo dõi những nhiều vấn đề liên quan đến vĩ mô. Nghị quyết 11 ban hành ngày 24 vừa qua cho thấy, Chính phủ sẽ đi theo hướng thắt chặt cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài khóa, đây là điểm mới so với những năm trước. Chính sách tài khoá năm nay, nếu có thể thắt chặt, sẽ giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách, chấp nhận tạm thời hy sinh mục tiêu tăng trưởng. Vì vậy, với chính sách tiền tệ thắt chặt, thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều khi được coi là một lĩnh vực phi sản xuất, đồng thời lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cũng có thể giảm khi đầu tư công kém hơn các năm trước. Ngoài ra, các đề xuất liên quan đến tỷ giá, xóa bỏ kinh doanh vàng miếng là những vấn đề gây ra tranh luận và có ảnh hưởng phức tạp đến các mặt của đời sống kinh tế. Đây là giai đoạn bất ổn của nền kinh tế, còn nhiều biến động khó lường và do đó thị trường chứng khoán chưa phải là một kênh hấp dẫn. Xét về mặt kỹ thuật thì VN-Index đã đi xuống dưới các đường trung bình 50 và 200 ngày, thể hiện một xu hướng không thuận lợi. KINH TẾ VĨ MÔ Kinh tế thế giới Lạc quan về triển vọng kinh tế châu Âu lên cao nhất trong 3,5 năm Ủy ban châu Âu công bố chỉ số niềm tin của giới điều hành cũng như người tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 2/2011 tăng mạnh hơn dự báo của giới chuyên gia và ở mức cao nhất từ tháng 8/2007 nhờ niềm tin vào kinh tế Đức lên cao. Chỉ số niềm tin các công ty sản xuất thuộc khu vực đồng tiền chung này tháng 2/2011 tăng lên mức 6,5 từ mức 6,1 của tháng 1/2011.Chỉ số niềm tin trong lĩnh vực dịch vụ lên mức 11,1 từ mức 9,9 còn chỉ số niềm tin người tiêu dùng lên mức âm 10 từ mức âm 11,2. Chỉ số niềm tin các công ty xây dựng tăng lên mức âm 24,3 từ mức âm 26. Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đang mạnh hơn, các công ty vì vậy vẫn giải quyết tốt vấn đề giá hàng hóa tăng cao. Chỉ số niềm tin kinh tế tại Đức tháng 2/2011 lên mức cao kỷ lục116,8 từ mức 115,5, lĩnh vực dịch vụ và sản xuất tăng trưởng mạnh. Chỉ số niềm tin kinh tế tại Tây Ban Nha và Hà Lan tăng trong khi chỉ số này tại Pháp, Ý và Bỉ giảm. Kinh tế Đức nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng kinh tế châu Âu trong thời gian tới. Kinh tế trong nước CPI cả nước tháng 2 tăng 2,09%, tác động của tăng giá xăng – điện là khoảng 2%?! Tổng cục Tống kê Việt Nam (GSO) công bố so với tháng 1/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 2,09%, so với cuối tháng 12/2010, tới nay CPI 2 tháng đầu năm đã tăng 3,87%. Trong 11 nhóm hàng được đưa vào tính CPI có duy nhất nhóm hàng Bưu chính viễn thông giảm xấp xỉ 0,01%, còn lại 10 nhóm hàng đều tăng giá. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng đồ uống và thuốc là là 2 nhóm hàng có chỉ số giá tăng mạnh nhất trong 11 nhóm hàng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với mức tăng 3,65% trong đó hàng thực phẩm tăng đến 4,53%. Tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,14%. So với tháng 2/2010, CPI cả nước tháng 2/2011 tăng 12,24%. Trong buổi họp Chính phủ, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, do giá điện bị kìm giữ quá lâu thời gian qua nên tính đến 31/12/2010 ngành điện đã lỗ xấp xỉ 28 nghìn tỷ VND, chưa kể hoạch toán treo về tỷ giá và thanh toán lưới điện nông thôn. Nếu không thay đổi mức giá hiện nay, đến hết năm 2011 ngành điện sẽ lỗ thêm khoảng 29,5 nghìn tỷ VND. Ngoài ra, do cung cấp than giá rẻ cho ngành điện nên, giá than bán cho điện hiện nay mới bằng 67-70% giá thành, bằng 45-48% giá bán lẻ trong nước, 28-32% giá xuất khẩu. Nếu điều chỉnh để ngành điện không lỗ thì phải tăng 62% mức giá hiện nay, tương đương với 668 đồng/KWh. Nhưng mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, gây sốc cho nền kinh tế, Để hạn chế mức tăng giá điện, một số biện pháp hỗ trợ sẽ được áp dụng như lùi khấu hao 90%, điều chỉnh giá bán than cho điện chỉ tăng 5%, tạm thời chưa thu một số khoản thu của nhà nước như phí dịch vụ môi trường, tạm khoanh lỗ cũ để xử lý dần... Cụ thể, giá điện sẽ chỉnh tăng 165 VND/KWh, bằng khoảng 24,7% mức cần điều chỉnh. Đối với giá giá xăng dầu, người đứng đầu Bộ tài chính cho biết ngành xăng dầu đã lỗ 16,4 nghìn tỷ VND tính cho đến nay. Theo ông Ninh, nếu điều chỉnh đủ thì giá xăng phải tăng khoảng 34-45% so với mức giá hiện nay. Tuy nhiên, do nhà nước tiếp tục không thu thuế; doanh nghiệp tạm thời không tính lãi; lỗ cũ tạm thời khoanh lại, giá xăng điều chỉnh lên 19.300 VND/lít, tức là tăng 2.900 VND/lít so với trước. Đối với dầu diezen, mức điều chỉnh lần này là 18.300 VND/lít, tăng thêm khoảng 3.600 VND/lít và bằng khoảng 56% mức đáng ra phải điều chỉnh; dầu hỏa lên 18.200 VND/lít, tăng thêm 3.100 VND/lít và bằng 46,3% mức cần điều chỉnh; dầu mazút lên 14.800 VND/lít, tăng thêm khoảng 2.110 VND/lít, bằng 48,7% mức cần điều chỉnh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Ninh nhận định, mức độ tác động vào lạm phát của đợt điều chỉnh lần này vào khoảng 1,03%, chỉ tính tác động trực tiếp. Nếu tính cả tác động tâm lý thì dự báo làm tăng thêm lạm phát khoảng 2%. Cách đây 1 năm, khi động thái tương tự với giá điện và giá xăng dầu diễn ra, chúng tôi đã có bài nhận định về tác động của việc này, nay xin được lược trích lại. Việc tăng giá xăng và điện sẽ tạo ra 3 tác động chính, bao gồm: · Ảnh hưởng trực tiếp (tiêu dùng cuối cùng) · Ảnh hưởng lan tỏa (tiêu dùng trung gian) · Ảnh hưởng do cơ cấu tiêu dùng thay đổi Tác động trực tiếp Khi xăng, dầu và điện tăng giá sẽ dẫn tới giá thành sản xuất sản phẩm sử dụng các dạng năng lượng này như một yếu tố đầu vào tăng, sự cân đối đầu vào – đầu ra này thường xảy ra nhanh sau một chu kỳ sản xuất, và quay vòng khoảng 2 – 3 tháng sẽ hình thành mặt bằng giá mới. Tác động lan tỏa Trong mối liên hệ liên ngành, do ngành nọ sử dụng sản phẩm của ngành kia làm chi phí đầu vào nên việc thay đổi giá một loại sản phẩm sẽ dẫn đến sự thay đổi giá của một loại sản phẩm khác. Khi nền kinh tế sử dụng các sản phẩm đã tăng giá của chu kỳ thứ nhất sẽ làm cho giá tiếp tục tăng lên, đây chính là ảnh hưởng lan tỏa hoặc tổng ảnh hưởng của việc tăng giá điện và xăng dầu đến nền kinh tế, cũng như giá cả và GDP. Cơ cấu tiêu dùng thay đổi và tác động lên cung cầu hàng hóa Với giả thiết thu nhập không thay đổi (hoặc thay đổi chậm), cộng thêm với sự mất giá của tiền đồng, diễn biến giá các mặt hàng sẽ làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, đặc biệt với nhóm dân cư có thu nhập thấp trong xã hội. Ngoài ra, trong những ngành có tính độc quyền, tăng giá bao nhiêu người tiêu dùng vẫn phải sử dụng hoặc cắt giảm tiêu dùng không nhiều, trong khi đó những sản phẩm khác do thị trường cạnh tranh không thể tăng giá bán nhanh như tốc độ tăng nhanh của chi phí sẽ dẫn đến khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt các do- anh nghiệp nhỏ và vừa. Cầu tăng mà phía cung giảm sút sẽ làm cho tăng giá sản xuất. Tăng giá các sản phẩm sẽ làm nhu cầu phải điều chỉnh giảm từ đó sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Các vấn đề xã hội Lương tăng đi cùng tăng giá điện và tăng giá các mặt khác đã làm ý nghĩa cải thiện thu nhập cho người dân giảm nhiều. Do vậy chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phải đi cùng với việc tăng an sinh xã hội cho người dân. Đó là những vấn đề cần được xem xét song hành trong các chính sách phát triển mà xăng và điện chỉ là một ví dụ điển hình mà thôi. 7 nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô Ngày 24/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về 6 nhóm giải pháp chủ yếu yêu cầu thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa, cắt giảm bội chi ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đảm bảo an sinh xã hội, điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo cũng được xem là một nội dung quan trọng của nghị quyết. Về chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Vốn tín dụng sẽ được ưu tiên phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn dành cho các khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán sẽ giảm dần về tốc độ và tỷ trọng. Lãi suất và tỷ giá sẽ được điều hành linh hoạt, đảm bảo cung cầu của thị trường. Các biện pháp cần thiết sẽ được triển khai để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý. Trong quý II, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh do- anh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Để thực hiện thắt chặt tài khóa, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu. Việc mua sắm xe công, các thiết bị văn phòng... sẽ tạm dừng, ngân sách nhà nước sẽ không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Bộ Tài chính sẽ chủ trì và hướng dẫn địa phương, các ngành, cụ thể là tăng thu ngân sách khoảng 7-8%, thay vì quyết tâm đặt ra tăng 5% hồi đầu năm. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 sẽ xuống dưới 5% GDP. Dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài phải đảm bảo trong giới hạn an toàn và an ninh tài chính quốc gia. Điểm thứ ba trong chi tiêu ngân sách năm nay là đưa bội chi ngân sách xuống dưới 5%. Dành ra 1-1,5% tăng thu so với GDP để giảm bội chi. Dưới 5% có thể xuống đến 4,8% thậm chí thấp hơn, tùy thuộc vào hiệu quả các chính sách điều hành của Chính phủ. Tổng đầu tư xã hội theo kế hoạch khoảng 41% thì sẽgiảm xuống còn khoảng 38-39%. Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tăng giá, kìm hãm lạm phát có xu hướng ấm lên. Liên quan tới nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, trong quý II, Bộ Công Thương sẽ ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu. Nhập siêu năm nay sẽ không được vượt 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bộ Tài chính có nhiệm vụ chủ trì xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu (như dệt may, da giầy, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,...); tiếp tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011. 6 nhóm giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội 1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước 3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng 4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo 5. Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội 6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Nguồn: Tổng hợp CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN Giá dầu tăng và “điểm chết” của nền kinh tế thế giới Giá dầu thế giới tăng Ngày 24/2, giá dầu thế giới tiếp tục lập kỷ lục mới. Trên thị trường London (Anh), giá dầu thô biển Bắc đã lên tới 114,75 USD/thùng. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 đã chạm mức 101,41 USD/ thùng, tăng 3,2% so với phiên giao dịch trước. Đây là mức giá cao nhất của "vàng đen" kể từ năm 2008. London Brent crude futures U.S. light sweet crude futures (Nguồn: Giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh trước nhu cầu năng lượng cho sự phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng cũng như trước các sự bất ổn ở Trung Đông và Châu Phi. Giá dầu cao ảnh hưởng tới rất nhiều nước nhập khẩu xăng dầu. Hơn thế nữa, nó còn góp phần đẩy lạm phát vốn đang leo thang và hoành hành ở nhiều nước lên cao hơn nữa. Giá dầu tăng cũng khiến nhiều loại hàng hóa khác tăng mạnh. Tác động đến giá xăng dầu ở Việt Nam Trước sự leo thang của giá dầu thế giới, sáng 24/2, Bộ tài chính (BTC) đã ký quyết định tăng giá xăng dầu lên 19.300 VND/lít, tăng hơn 17%. Điều này tất nhiên tăng gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Giá xăng dầu tăng có có tác động nhiều lớp và tác động đến tất cả các mặt hàng hóa khác thể hiện qua việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên. Theo tính toán từ Bộ Tài chính: Giá xăng dầu điều chỉnh tăng gần 3.000 đồng/lít sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp vòng 1: 0,65% (con số này chưa tính được tác động của vòng tiếp theo và yếu tố tâm lý). Như vậy, có thể thấy tác động của đợt tăng giá xăng dầu lần này là không hề nhỏ. “Điểm chết” của nền kinh tế thế giới Các chuyên gia cho rằng khi giá dầu tăng lên quá cao (trên 100 USD) sẽ gây tổn thương nền kinh tế. Giá dầu lên cao làm cho các nền kinh tế không thể chịu nỗi và có thể đi vào khủng hoảng. Ở tầm vĩ mô, người ta tính toán các tỷ lệ nhất định dựa trên quy mô sử dụng năng lượng so với nền kinh tế để xác định “điểm chết” – gây tổn hại. Tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ - CNBC dựa vào tỷ trọng của quy mô giá năng lượng trên tổng thể nền kinh tế thế giới đã tính toán được “điểm chết” là 9% (như trước các cuộc khủng hoảng 1980s và 2008), hiện tại con số này là 7,8% và đạt đến mức 9% khi giá dầu tăng lên 120USD. Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi chi phí đầu vào tăng mạnh? Như đã trình bày ở bản tin tuần số 112 của chúng tôi tuần trước, các doanh nghiệp đang đứng trước rất nhiều khó khăn trong năm 2011 khi các chi phí đầu vào (tỷ giá, lãi suất, giá xăng dầu, giá điện, giá than, giá nguyên vật liệu, giá nhân công) có xu hướng tăng mạnh ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh. Vậy doanh nghiệp phải làm gì trong bối cảnh trên? Với việc tăng giá của những yếu tố trên tất yếu sẽ đẩy chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng theo. Trong đó với việc tăng giá điện vào tháng 3 tới, ảnh hưởng rõ ràng nhất là các ngành có mức tiêu thụ điện cao như cán thép, sản xuất giấy, sản xuất nhôm, hóa chất, xi măng... Với việc giá xăng dầu tăng còn ảnh hưởng đến chi phí phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp. Giá sản phẩm, dịch vụ tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị phần, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như xu hướng sử dụng công nghệ trong thời gian tới. Những doanh nghiệp nào có chiến lược phát triển được xây dựng theo mô hình mở (điều chỉnh, cập nhật liên tục theo sự biến động của môi trường bên ngoài và năng lực bên trong), mô hình quản lý tinh gọn, và mô hình kiểm soát hiệu quả, thì khả năng chịu đựng về biến động giá sẽ rất cao, và đôi khi đây là cơ hội để họ vượt lên dẫn đầu trong ngành, chi phối thị trường. Để giữ vững vị thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi giá đầu vào tăng. Tổng thể, doanh nghiệp nên điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới dựa trên nội lực của mình. Có ba hướng mà doanh nghiệp nên cân nhắc: hoặc tăng giá bán sản phẩm dịch vụ, hoặc tìm giải pháp để giảm chi phí, hoặc kết hợp cả hai. Tất cả phải được xem xét cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nếu chọn kịch bản tăng giá bán, thì ngay từ bây giờ doanh nghiệp cần phải thực hiện việc nâng cao hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng phục vụ trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng (trước, trong và sau khi bán hàng). Đây là bước chuẩn bị tâm lý để khách hàng tự nguyện chấp nhận mức giá bán cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên lưu ý đến các nhóm khách hàng để có chính sách ưu tiên phục vụ. Chẳng hạn có những nhóm khách hàng đóng góp vào doanh thu ít nhưng chi phí phục vụ cao. Từ chối phục vụ nhóm khách hàng không hiệu quả có thể là cách giảm chi phí và tập trung phục vụ nhóm khách hàng ưu tiên để nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu. Kịch bản giữ nguyên giá bán có lẽ nên được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, tài sản cố định lớn, và chưa đạt đến 70% công suất nhà máy áp dụng nhằm tăng thị phần, tăng công suất hoạt động của nhà máy. Như vậy, chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Cố gắng tạo đầu ra tốt để hoạt động hết 100% công suất của nhà máy là cách giảm chi phí hiệu quả nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cắt giảm chi phí không cần thiết cũng là một giải pháp để bù đắp cho việc tăng giá nguyên liệu đầu vào. Theo kết quả khảo sát ở nhiều doanh nghiệp, các khoản phí không tạo ra giá trị gia tăng của doanh nghiệp chiếm từ 2- 10% trong tổng chi phí. Một vài ví dụ để xem xét như: mô hình quản lý không phù hợp với chiến lược đề ra, các phòng ban không hoạt động nhịp nhàng, bộ phận này làm xong phải chờ bộ phận khác, nhân viên làm việc thiếu sáng tạo và không tâm huyết, sản phẩm bị lỗi nhiều... Hay khi xét trong chuỗi cung ứng lại có tình trạng mua cùng một món hàng từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau với chất lượng như nhau nhưng giá cả lại khác nhau. Hay chuyện chưa triển khai hệ thống phân phối, chưa phủ hàng đều, lại tiến hành quảng cáo rầm rộ về sản phẩm. Khách hàng thấy quảng cáo, tìm mua thì không mua được sản phẩm... Việc chuyển đổi mô hình từ nguồn lực đẩy (khách hàng là những người thụ động) sang mô hình kéo (khách hàng trở thành những người tạo lập mạng lưới) cũng là một gợi ý để xem xét vào lúc này. Để thực hiện giải pháp này, doanh nghiệp nên xem xét trên toàn bộ chuỗi giá trị cung cầu, từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến nhà phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng. Phương pháp này sẽ làm thị phần, doanh thu của doanh nghiệp “nở” to ra. Với cái nhìn xuyên suốt về giá trị và cấu trúc chi phí, doanh nghiệp và các đối tác sẽ mạnh mẽ hơn trong đầu tư. Và nhìn xa hơn, doanh nghiệp cũng cần nghĩ đến việc cải tiến dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc để tiết kiệm điện và nhiên liệu. Trước những dự báo chi phí đầu vào có thể tăng, doanh nghiệp cần nhận biết rõ về “sức khỏe” của mình, biết cách đặt nghị lực, niềm tin, ý chí của mình vào đúng chỗ để biến mối đe dọa thành cơ hội, để từ đó đưa ra quyết định mang tính chiến lược, chiến thuật nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trước sự tăng giá nguyên liệu đầu vào bằng việc phát huy nội lực thông qua quá trình cạnh tranh động. Nguồn: Tổng hợp Khuyến cáo Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ, hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa vào những thông tin được cung cấp trên đó. Phòng Phân tích và Đầu tư CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ARTEX Tầng 2, Tháp CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Đường Phạm Hùng, Hà Nội Tel: 84.4.39 368 368 Fax: 84.4.39 368 367 Website: www.artex.com.vn Email: info@artex.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhận định thị trường chứng khoán với những biến đổi vĩ mô.doc