Nhân lực y tế ở Việt Nam

Chuyên ngành giải phẫu bệnh học. Những năm qua, do nhu cầu chẩn đoán mô bệnh học, tếbào học tăng cao nên việc đào tạo NVYT cho chuyên ngành giải phẫu bệnh học được đẩy mạnh với các loại hình đa dạng: bác sỹchuyên khoa định hướng, bác sỹchuyên khoa cấp 1, bác sỹchuyên khoa cấp 2, ThS, TS, kỹthuật viên. Hiện nay chỉcòn 1 tỉnh ởphía Bắc và 2 tỉnh phía Nam chưa có cơsởgiải phẫu bệnh lý. Tuy nhiên, do bệnh u bướu ngày càng gia tăng, đểsàng lọc và phát hiện sớm, thực hiện chủtrương của ngành giải phẫu bệnh lý là phát triển chẩn đoán tếbào tới tận tuyến hụyện, nên trong tương lai cần đào tạo nhiều cán bộchuyên ngành này [53]. Chuyên ngành Y pháp. Đội ngũlàm y pháp vừa rất thiếu vừa yếu, yếu cảvề chuyên ngành y pháp và chuyên ngành giải phẫu bệnh học. Hằng năm Việt Nam có hàng ngàn vụán, không đủcán bộy pháp đểlàm việc [53]. Chuyên ngành Ung thư. Theo Hội phòng, chống Ung thưViệt Nam, chúng ta thiếu các loại nhân viên chuyên ngành sâu: bác sỹchuyên khoa, kỹsưvật lý trịliệu, nhân viên hoá trịliệu, điều dưỡng, kỹthuật viên. Thiếu rất nhiều CBYT chuyên ngành đểxây dựng các đơn vịphòng chống ung thư ởcác tỉnh. Chuyên ngành Sốt rét - Ký sinh trùng - Vi nấm - Côn trùng y học. Trong hàng chục năm qua, nhiều cơsởchuyên khoa không tuyển được bác sỹ(kểcảtuyến trung ương, nhưBộmôn Ký sinh trùng của trường đại học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng). Ngày nay các bệnh nhiễm cơhội rất phát triển trong đó đặc biệt là các bệnh do vi nấm, nhưng rất hiếm NVYT chuyên vềvi nấm y học. Hiện nay thiếu hàng trăm bác sỹlàm ký sinh trùng cho các các Trường, Viện và 63 trung tâm YTDP tỉnh trong cảnước [54].

pdf71 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4506 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân lực y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g làm việc ở cơ sở y tế của các ngành, phục vụ CSSK cho cán bộ, nhân viên và người lao động của ngành đó, nhưng đồng thời cũng tham gia KCB và phòng bệnh cho người dân trên khắp các vùng miền đất nước. Y tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong KCB. Số liệu điều tra hộ gia đình cho thấy trong tổng số lượt khám bệnh ngoại trú, có khoảng 1/3 khám tại cơ sở y tế tư nhân và 2% tổng số lượt điều trị nội trú. Tuy nhiên, do chưa cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý đội ngũ y tế tư nhân còn hạn chế, nên không có thống kê đầy đủ về nhân lực khu vực tư nhân trong cả nước. Số lượng nhân lực y tế tư nhân ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài đội ngũ y tế tư nhân đăng ký chính thức thì còn khá nhiều NVYT tư nhân hoạt động không đăng ký và CBYT công lập đương chức có hành nghề ngoài công lập. Đội ngũ y tế ngoà ̀i công lập đóng góp rất nhiều trong công việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện cho dân dễ tiếp cận với các dịch vụ y tế và góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện công. Số lượng 90 bệnh viện tư nhân với 5800 giường bệnh hiện có chỉ tương đương gần 3% số giường công lập, khoảng 0,7 giường bệnh tư nhân/10 000 dân. Theo Quy hoạch Phát triển hệ thống y tế Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 có 2 giường của bệnh viện tư nhân/10 000 dân và đến năm 2020 là 5 giường của bệnh viện tư nhân/10 000 dân. Với xu hướng phát triển hiện nay, y tế tư nhân sẽ ngày càng mở rộng, tuy Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 53 nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị. Nhu cầu nhân lực cho y tế tư nhân ngày càng lớn, thu hút những NVYT giỏi, nhiều kinh nghiệm từ các cơ sở y tế công lập, kể cả NVYT đã nghỉ hưu và NVYT mới tốt nghiệp. Trong tương lai do sử dụng nguồn nhân lực khá lớn với trình độ giỏi nên cần xác định trách nhiệm của khu vực y tế ngoài công lập trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế. 1.2. Nhu cầu nhân lực y tế và khả năng đáp ứng trong những năm tới 1.2.1. Ước tính nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2020 Dựa trên dân số hiện tại và dân số phát triển; trên định mức CBYT nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ phê duyệt; số CBYT hiện có, số sẽ nghỉ hưu, số cần bổ sung; điều kiện kinh tế-xã hội; năng lực đào tạo của hệ thống nhà trường y tế Bộ Y tế đang lập Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì sẽ phải phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản: có trên 8 bác sỹ/10 000 dân vào năm 2020 và 2 - 2,5 dược sỹ đại học/10 000 dân vào năm 2020. Bảo đảm cơ cấu CBYT tại các cơ sở KCB là 3,5 điều dưỡng trên 1 bác sỹ (tức là hơn 28 điều dưỡng/10 000 dân). Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực y tế và hệ thống đào tạo đến năm 2020 đã cụ thể hoá mục tiêu về nhân lực y tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và đưa ra mục tiêu 41 CBYT/10 000 dân vào năm 2015 và 52 CBYT/10 000 dân vào năm 2020 (Bảng 10). Bảng 10: Số cán bộ y tế trên 1 vạn dân năm 2008 và mục tiêu đến 2020 Chỉ số 2008 Mục tiêu theo dự thảo Quy hoạch năm 2015† Mục tiêu theo dự thảo Quy hoạch năm 2020† Mục tiêu Quy hoạch tổng thể năm 2020* Tổng số 34,7 41 52 Số bác sỹ 6,5 8 10 >8 Số dược sỹ đại học 1,2 2 2,5 2-2,5 Số Điều dưỡng và hộ sinh 10,4 20 >28 CBYT khác 16,6 31‡ 19,5 *Mục tiêu theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [35]. †Mục tiêu theo dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 [41]. ‡Số này gồm cả điều dưỡng và CBYT khác Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2007-2008 [7, 12] Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 đã dựa vào chỉ tiêu về các loại CBYT trên 1 vạn dân vào năm 2015 và năm 2020 (với số dân ước tính tương ứng khoảng 90 và 92,6 triệu người, để dự báo tổng số CBYT cần cho cả nước là khoảng 369 000 người năm 2015 và 478 000 CBYT năm 2020. Ước đoán số CBYT sẽ nghỉ hưu, chuyển ngành, hao hụt do các nguyên nhân khác, Vụ Khoa học- Đào tạo, Bộ Y tế đã ước tính số CBYT cần đào tạo hằng năm (Bảng 11). Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 54 Bảng 11: Ước tính nhu cầu đào tạo hằng năm, 2015 và 2020 Năm 2015 Năm 2020 Loại hình CBYT Chỉ tiêu trên 1 vạn dân Cần đào tạo hằng năm Chỉ tiêu trên 1 vạn dân Cần đào tạo hằng năm Bác sỹ 8,0 5 299 10 7 030 Dược sỹ đại học 1,6 1 337 2 1 724 Điều dưỡng các bậc học 24 24 268 30 27 652 Các số liệu nêu trên chưa bao gồm số lượng NVYT trong khu vực tư nhân - khu vực đang phát triển rất mạnh. Những thống kê sau này cần phải bao gồm cả số NVYT tư nhân đang làm việc và nhu cầu trong tương lai thì mới có thể lập quy hoạch phát triển và sử dụng nhân lực toàn diện. Cũng cần thống kê được số liệu phản ánh tình hình sử dụng nhân lực y tế sau khi đào tạo xong. Nhu cầu nhân lực y tế theo mô hình bệnh tật: Mô hình bệnh tật đang thay đổi rõ rệt, các bệnh lây có xu hướng giảm, các bệnh không lây và thương tích tăng (Bảng 12). Vì vậy cần chú ý đào tạo CBYT cho các chuyên ngành bệnh không lây và thương tích, như tim mạch, ung thư, tiểu đường, chấn thương Bảng 12: Xu hướng bệnh tật tử vong (%), 1976~2008 Nhóm bệnh 1976 1986 1996 2006 2008 Bệnh lây Mắc 55,5 59,2 37,6 24,9 25,2 Chết 53,1 52,1 33,1 13,2 17,2 Bệnh không lây Mắc 42,7 39,0 50,0 62,4 63,1 Chết 44,7 41,8 43,7 61,6 60,0 Tai nạn thương tích Mắc 1,8 1,8 12,4 12,7 11,7 Chết 2,2 6,1 23,2 25,2 22,8 Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2008 [7]. 1.2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng nhân lực y tế Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai, Bộ Y tế đang xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực y tế. Quy hoạch nêu các mục tiêu và giải pháp nhằm: - Đến năm 2020, khắc phục về cơ bản tình trạng thiếu nhân lực y tế cho vùng khó khăn và đảm bảo đủ nhân lực cho các chuyên ngành y học dự phòng, nhi và cận lâm sàng. - Đến năm 2020, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trường đào tạo nhân lực y tế từ trung cấp đến cao đẳng, tối thiểu 80% là trường cao đẳng. - Đến năm 2015, có ít nhất 5% và 2020 có ít nhất 20% số học viên, sinh viên và học sinh khối ngành khoa học sức khỏe học tại các trường ngoài công lập. Hệ thống các trường đào tạo cán bộ y tế ở Việt Nam Hệ thống trường đào tạo CBYT ở Việt Nam khá phát triển. Cả nước có 21 trường/khoa đại học y, dược công lập (17 trường thuộc dân sự, 1 trường thuộc quân đội) và 3 trường/khoa y đại học tư thục. Các trường này đào tạo một, một số hoặc nhiều loại cán bộ y, dược khác nhau. Hầu hết các tỉnh đều có trường trung cấp hoặc Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 55 cao đẳng y tế. Phân bổ các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về y dược được trình bày ở Bảng 13. Bảng 13: Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học, sau đại học theo các vùng địa lý, 2009 Vùng Trường Cơ quan quản lý Đông Bắc Đại học Y khoa Thái Nguyên Bộ Giáo dục-Đào tạo Tây Bắc Chưa có trường đại học y tế Đồng bằng sông Hồng Trường Đại học Y khoa Hà Nội Bộ Y tế Trường Đại học Dược Hà Nội Bộ Y tế Trường Đại học Y tế công cộng Bộ Y tế Học viện Y Dược học cổ truyền VN Bộ Y tế Khoa điều dưỡng, Đại học Thăng Long Bộ Giáo dục-Đào tạo Khoa khoa học sức khỏe, ĐH Thăng Long Bộ Giáo dục-Đào tạo Trường Đại học Răng- Hàm- Mặt Bộ Y tế Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương Bộ Y tế Trường Đại học Y Hải Phòng Bộ Y tế Trường Đại học Y Thái Bình Bộ Y tế Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Bộ Y tế Học viện Quân y Bộ Quốc phòng Bắc Trung Bộ Đại học Y Dược Huế Bộ Giáo dục-Đào tạo Nam Trung Bộ Khoa Y, Đại học Đà Nẵng Bộ Giáo dục-Đào tạo Tây Nguyên Khoa Y, đại học Tây Nguyên Bộ Giáo dục-Đào tạo Khoa Điều dưỡng, Đại học Yersin- Đà Lạt Bộ Giáo dục-Đào tạo Đông Nam Bộ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Y tế Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch UBND TPHCM Khoa Điều dưỡng, ĐH Hồng Bàng Bộ Giáo dục-Đào tạo Đồng bằng sông Cửu Long Trường đại học Y Dược Cần Thơ Bộ Y tế Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo đến năm 2020 [41]. Có 30 trường cao đẳng ở 30 tỉnh đào tạo cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y học, xét nghiệm y học. Một số trường cao đẳng trực thuộc Bộ Y tế, đa số các trường cao đẳng trực thuộc tỉnh. Có 35 trường trung cấp y tế ở 35 tỉnh đào tạo NVYT trình độ trung cấp và sơ học. Trường hoặc khoa trong Viện nghiên cứu hoặc Viện có giường bệnh: Trường trung cấp kỹ thuật, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương; Khoa đào tạo, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn; Khoa đào tạo, Bệnh viện Bạch Mai; Khoa đào tạo, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh Một số tỉnh mới thành lập chưa có trường trung cấp y tế, như Hậu Giang, Đăk Nông, nhưng có Trung tâm đào tạo và thực hiện liên kết đào tạo. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 56 Nhìn chung, số trường y tế phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Hình thức đa dạng, có trường thuộc Bộ Y tế, có trường thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo quản lý; có trường thuộc tỉnh quản lý, có trường/khoa thuộc Viện – Bệnh viện; có trường công lập, có trường/khoa tư thục; trường đơn ngạch, đơn cấp, có trường đa ngạch, đa cấp Điều đó chứng tỏ Việt Nam trong những thập kỷ qua rất quan tâm đến đào tạo nhân lực cho ngành y tế. Số lượng NVYT có trình độ cao đẳng, cử nhân, đại học và sau đại học chiếm một tỷ lệ đáng kể vì đã có trên 40 trường/khoa đại học, cao đẳng y tế. Trong những năm tới nếu các trường được đầu tư thích đáng thì việc thực hiện chỉ tiêu số lượng NVYT và số lượng NVYT cơ bản (bác sỹ, dược sỹ đại học, hộ sinh, điều dưỡng, kỹ thuật viên) trên 1 vạn dân ở Việt Nam sẽ đạt ngang mức các nước trong khu vực là điều khả thi. Tuyển sinh Những năm trước đây, dựa vào năng lực của trường, nhu cầu nhân lực và kinh phí của Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào Tạo, Bộ Y tế hoặc cơ quan chủ quản phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh cấp trên phân bổ kinh phí đào tạo. Từ năm 2007, Chính phủ đã cho phép các trường tự xác định chỉ tiêu đào tạo dựa vào năng lực đào tạo của từng trường. Việc tự xác định chỉ tiêu và tăng chỉ tiêu tuyển sinh là một trong những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thiếu nhân lực y tế, đặc biệt ở các vùng khó khăn [42]. Để tuyển sinh vào các trường đào tạo y tế, có cơ chế cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ và thi tuyển. Các đặc trưng của 3 cơ chế này được giải thích trong Bảng 14. Đối với những vùng khó khăn, thiếu nhiều nhân lực y tế, thiếu nguồn tuyển sinh, Nhà nước có nhiều chính sách, đề án để hỗ trợ giải quyết. Chế độ đào tạo cử tuyển theo Nghị định 134/2006/NĐ-CP; Quyết định số 1544/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển”. Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Sau khi tốt nghiệp, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sẽ được UBND cấp tỉnh tiếp nhận và phân công công tác. Đề án dự định sử dụng vốn NSNN để đào tạo trên 11 000 CBYT phục vụ vùng khó khăn từ năm 2007- 2018 (Bảng 14). Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 57 Bảng 14: Các đặc trưng của các cơ chế tuyển sinh Thi tuyển Cử tuyển Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ Đào tạo bình thường Đối tượng Thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục, người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao. Học sinh tốt nghiệp phổ thông (học hệ tập trung) CBYT vùng đặc biệt khó khăn hoặc vùng nông thôn đang làm việc tại y tế xã, y tế huyện không thuộc thành phố trực thuộc trung ương và đã làm việc liên tục tại các khu vực, đơn vị này từ 24 tháng trở lên. (học hệ vừa làm vừa học) Các đối tượng còn lại Tiêu chuẩn về trình độ ƒ Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở ƒ Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp đạt loại khá trở lên ƒ Xếp loại học tập năm cuối cấp đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh Các thí sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh chung cùng với các thí sinh diện thi tuyển và được xét trúng tuyển theo điểm chuẩn riêng cho đối tượng này, ưu tiên tối đa 2 điểm. Phải tham dự kỳ thi tuyển sinh chung và xét trúng tuyển theo điểm chuẩn, có cơ chế ưu tiên tối đa 1 điểm Cấp học áp dụng Đại học, cao đẳng, trung cấp Đại học, cao đẳng, trung cấp Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp Yêu cầu học đại học dự bị đối với người học trước khi học chương trình khung về khoa học sức khỏe 1 năm 1 năm đối với hệ vừa làm vừa học Không đối với học hệ chính quy Không Chương trình học Hệ chính quy Hệ chính quy; hệ vừa làm vừ học; tập trung 4 năm. Hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học, tập trung 4 năm Trách nhiệm về kinh phí Kinh phí được bố trí trong dự toán NSNN chi cho giáo dục, đào tạo hằng năm theo các quy định hiện hành. Kinh phí do UBND hoặc Bộ ngành, nơi cử đi học cam kết hỗ trợ khi ký hợp đồng với trường Tự đóng học phí, học bổng Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 58 Thi tuyển Cử tuyển Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ Đào tạo bình thường Công việc sau khi học xong Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp. Cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở lại công tác tại nơi cử đi học. Không ràng buộc về nơi làm việc Đào tạo theo địa chỉ là hình thức đào tạo dựa theo hợp đồng thỏa thuận giữa nhà trường và đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực, trong đó đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải cam kết sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị. Tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ phải đăng ký với Bộ Giáo dục – Đào tạo và chỉ được triển khai tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sau khi có ý kiến phê duyệt chính thức của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Nhằm tăng cường bác sỹ, dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế chủ trương tuyển sinh vào hệ tập trung 4 năm dưới các hình thức thi tuyển, cử tuyển, tuyển sinh theo địa chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho y sỹ đang công tác tại TYT xã, dược sỹ trung cấp đang công tác tại cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đào tạo lên bậc đại học để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc tốt hơn. Hiện nay, Bộ Y tế đã cho phép tiếp tục đào tạo y sỹ cho những địa phương còn gặp khó khăn về nhân lực y tế. Các trường Cao đẳng và Trung cấp được giao nhiệm vụ đào tạo đối tượng này cần tăng cường công tác quản lý để đảm bảo chất lượng đào tạo [42]. Nhờ phát triển mạnh phương thức đào tạo vừa làm vừa học trong nhiều năm qua tại nhiều trường cho cả bậc cử nhân, đại học và sau đại học, nên đã tạo điều kiện cho cán bộ đang làm việc có thể đi học, vừa giữ được cán bộ, vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Số sinh viên đại học, sau đại học dự kiến tốt nghiệp hằng năm Hằng năm khoảng 42 000 CBYT các loại, các bậc học được đào tạo trong hệ dân sự, trong đó khoảng 3200 sau đại học, 6200 đại học/cử nhân, 500 cao đẳng, 18 000 trung cấp, 14 500 sơ cấp (Bảng 15). Có thể nói đó là một thành tựu lớn, một khối lượng quá lớn, thậm chí quá tải so với nền kinh tế quốc dân và năng lực của hệ thống nhà trường. Những năm tới số lượng sẽ tăng nhiều kể cả sau đại học. Nhờ số lượng ngày càng phát triển nên số lượng NVYT ngày càng cao. Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 59 Bảng 15: Số lượng NVYT theo loại hình, bậc học tốt nghiệp hằng năm Bậc Loại Số lượng Bậc Loại Số lượng Tống số 3200 Tống số 18 000 Tiến sỹ 140 Điều dưỡng trung cấp 12 000 Thạc sỹ 600 Hộ sinh trung cấp 3 000 Chuyên khoa cấp 1 2 000 Kỹ thuật viên trung cấp 700 Chuyên khoa cấp 2 340 Y sỹ 300 Sau đại học Bác sỹ nội trú 120 Trung cấp Dược sỹ trung cấp 2 000 Tống số 6 200 Tống số 14 500 Bác sỹ 3 000 Điều dưỡng/hộ sinh sơ học 9 000 Dược sỹ 1 300 Dược tá 5 150 Cử nhân điều dưỡng 1 400 Công nhân thiết bị kỹ thuật y học 300 Cử nhân kỹ thuật 250 Sơ học Công nhân kỹ thuật dược 50 Đại học, cử nhân Cử nhân y tế công cộng 250 Tống số 500 Cao đẳng điều dưỡng/Hộ sinh 250 Cao đẳng Cao đẳng kỹ thuật 250 Tống số 42 400 Chú thích: Số lượng trên không gồm nguồn nhân lực do Quân y đào tạo Nguồn: Vụ Khoa học- Đào tạo, Bộ Y tế (2009) [43] Năm 2008, số sinh viên tốt nghiệp trình độ cử nhân/đại học hằng năm khoảng gần 6000 người. Tới năm 2012, số này sẽ tăng gần gấp đôi (Bảng 16). Như vậy sẽ có khả năng khắc phục đáng kể tình trạng thiếu nhân lực y tế. Số lượng CBYT có trình độ đại học tốt nghiệp hằng năm không phải là ít, nhưng vần đề ở đây là tuyển dụng, sử dụng và phân bố hợp lý. Bảng 16: Số sinh viên đại học tốt nghiệp & dự kiến ra trường hằng năm, 2007~2012 Chuyên ngành đào tạo Đã tốt nghiệp Đã tốt nghiệp Dự kiến tốt nghiệp theo năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bác sỹ 2 994 3 520 3 435 3 970 4 210 4 890 Dược sỹ đại học 877 870 1 070 1 350 1 660 1 755 Cử nhân điều dưỡng 970 860 1 540 2 240 2 630 2 880 Cử nhân kỹ thuật y học 171 380 390 380 430 680 Cử nhân y tế công cộng 144 180 350 400 330 400 Tổng 4 976 5 810 6 785 8 340 9 260 10 605 Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 [41]. Hằng năm có khoảng gần 4000 học viên sau đại học được tuyển vào các trường, trong đó đa số là cao học và chuyên khoa 1 (Bảng 17). Lực lượng này chủ yếu phục vụ ở tuyến trung ương và tuyển tỉnh. Số bác sỹ nội trú bệnh viện còn ít, cần đào Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 60 tạo nhiều hơn trong tương lai. Số liệu về số học viên sau đại học nhập học năm 2008 đã giảm trong tất cả các nhóm, trừ nhóm thạc sỹ. Đào tạo chuyên sâu, chuyên gia giỏi, cán bộ cho nhóm đầu đàn, đào tạo một số chuyên ngành ngang tầm khu vực và quốc tế thì chưa đáp ứng được theo nhu cầu. Bảng 17: Số học viên sau đại học ngành y tế nhập học, 2007- 2008 Trình độ đào tạo 2007 2008 Tiến sỹ 244 188 Thạc sỹ 510 881 Chuyên khoa 2 547 480 Chuyên khoa 1 3 120 2 122 Bác sỹ nội trú bệnh viện 298 183 Tổng 4 719 3 854 Nguồn: Dự tháo quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 [41]. Đào tạo có khả năng đáp ứng nhu cầu Số liệu còn cho thấy, với số sinh viên ra trường hiện nay là đáp ứng được với số lượng tuyển dụng hằng năm, thậm chí còn nhiều hơn số lượng tuyển dụng vào các cơ sở y tế công năm 2007 [39]. Có báo cáo cho rằng nếu tiếp tục tăng chỉ tiêu đầu vào như hiện nay thì số lượng đào tạo ra sẽ thừa [44]. Nhìn chung, Việt Nam có khả năng đào tạo đủ đáp ứng về số lượng nguồn nhân lực phổ cập (bác sỹ, dược sỹ đại học, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) vào khoảng năm 2020, nếu có chiến lược đào tạo hợp lý và tăng cường đầu tư [45]. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở y tế tư nhân tăng rất nhanh trong thời gian qua đã thu hút một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp các trường công lập. Do vậy, số lượng bác sỹ đào tạo ra có thể không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng ở hệ thống công lập do thiếu cơ chế cạnh tranh thích hợp. Đặc biệt là thiếu nhân lực làm việc trong lĩnh vực YTDP, nhi khoa, các bệnh xã hội và y học cơ sở. Tình hình trên một phần do thiếu quy hoạch phát triển nhân lực y tế một cách tổng thể, trong đó chỉ ra số lượng cần, số lượng hiện có và số lượng thiếu hụt, làm cơ sở cho các trường đưa ra số lượng tuyển sinh phù hợp, đáp ứng nhu cầu của tương lai. 1.3. Bất cập và thách thức 1.3.1. Thiếu nhân lực y tế cho lĩnh vực KCB Số lượng nhân lực y tế cho lĩnh vực KCB còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế. Định mức biên chế CBYT trong lĩnh vực KCB được tính theo 2 phương án: làm việc theo giờ hành chính và làm việc theo ca (theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/06/2007). Định mức biên chế theo giường bệnh (số CBYT trên 1 giường bệnh) đối với phương án làm việc theo ca thường cao hơn so với phương án làm việc theo giờ hành chính và đối với các cơ sở KCB ở tuyến trên thì cao hơn tuyến dưới. Hiện nay ngành y tế đang áp dụng chế độ làm việc theo giờ hành chính. Nếu chuyển sang chế độ làm việc theo ca, thì số CBYT ở các bệnh viện công lập sẽ cần tăng thêm khá nhiều. Cụ thể, trong khu vực KCB, hiện có 141 148 CBYT, nhu cầu cần có theo định mức biên chế là 188 182 cán bộ. Trong lĩnh vực điều trị ở cả 3 tuyến mới chỉ tính làm việc theo giờ hành chính đã cần bổ sung tới trên 47 000 CBYT, nếu làm việc theo ca thì con số đó là trên 80 000 (Bảng 18). Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 61 Bảng 18: Thực trạng nhân lực y tế khu vực KCB tính theo giường bệnh ở các tuyến Làm việc theo giờ hành chính Làm việc theo ca Hiện có Nhu cầu Cần bổ sung Nhu cầu Cần bổ sung Trung ương 19 400 21 420 2 021 27 640 8 240 Tuyến tỉnh 68 994 104 809 35 815 119 782 50 788 Tuyến huyện 52 574 61 953 9 199 74 561 21 747 Tổng nhu cầu 141 148 188 182 47 035 221 983 80 775 Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020 [41]. Theo dự báo nhu cầu trên thì tuyến trung ương thiếu ít hơn, phù hợp với thực tế hiện nay (CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương); tuyến tỉnh và tuyến huyện có nhu cầu CBYT nhiều hơn, nhất là tuyến tỉnh cần gấp đôi tuyến huyện. Y tế tuyến tỉnh phát triển tốt sẽ giảm thiểu quá tải cho tuyến trung ương. Y tế tuyến huyện phát triển sẽ làm giảm rất nhiếu số bệnh nhân từ cơ sở chuyển thẳng về tỉnh hoặc tuyến trung ương. Vì vậy cần tăng số lượng CBYT thích hợp cho tuyến tỉnh và tuyến huyện. Theo các quy định hiện nay, các cơ sở KCB (gồm bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh và TTYT có giường bệnh) có 3 bộ phận chính là lâm sàng, cận lâm sàng và dược, quản lý và hành chính. Tỷ lệ phân bổ nhân lực cho các bộ phận đó được quy định tương ứng là 60 - 65%, 22 - 15% và 18 - 20%. Theo dự thảo Quy hoạch nhân lực y tế, nhu cầu nhân lực cho khu vực KCB tính theo định mức biên chế là 47 035 người (nếu theo chế độ làm việc theo giờ hành chính) và 80 774 (nếu làm việc theo ca). Dự thảo Quy hoạch cũng ước tính nhu cầu trên tính theo cơ cấu các bộ phận ở các cơ sở KCB (Bảng 19). Bảng 19: Thực trạng nhân lực y tế khu vực KCB tính theo 3 bộ phận Cần bổ sung theo định mức hiện nay Các bộ phận của cơ sở KCB Tỷ lệ biên chế nhân lực theo quy định Làm việc theo giờ hành chính Làm việc theo ca Lâm sàng 60% 28 221 48 465 Cận lâm sàng và Dược 22% 10 347 17 770 Quản lý, hành chính 18% 8 466 14 539 Tổng nhu cầu 100% 47 035 80 774 Chú thích: Số liệu này không bao gồm các cơ sở trực thuộc Trường, Viện nghiên cứu và y tế tư nhân. Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đến năm 2020 [41]. Thiếu điều dưỡng làm việc trong khu vực y tế nhà nước Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh (gồm cả đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ học) so với số bác sỹ là 1,6. Số này thấp so với quy hoạch của Chính phủ yêu cầu tại các cơ sở KCB có 3,5 điều dưỡng/bác sỹ. Số điều dưỡng và hộ sinh trên 1 vạn dân của Việt Nam là 9, thấp so với các quốc gia trong vùng (trung bình của khu vực Đông Nam Á là 12,2 điều dưỡng và hộ sinh/10 000 dân và của Tây Thái Bình Dương là 12,9.) Tỷ số điều dưỡng và hộ sinh/bác sỹ đặc biệt thấp ở tuyến trung ương (0,82). Tỷ lệ điều dưỡng trên bác sỹ thấp không phải do thiếu nguồn. Số lượng điều dưỡng được đào tạo không phải là ít, nhưng ở đây là vấn đề tuyển và sử dụng, nhất là ở tuyến trung ương. Hiện nay số điều dưỡng trung cấp được đào tạo ở hầu hết các tỉnh, nên việc bảo đảm về số lượng không phải là vấn đề lớn, mà cần chú trọng chất Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 62 lượng và từng bước nâng cấp họ lên trình độ cử nhân, nhất là những cơ sở y tế chưa có bác sỹ. Một tình hình cần lưu ý là nguy cơ các bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính tuyển ít điều dưỡng để tiết kiệm chi phí, vì vậy chưa thực hiện chăm sóc toàn diện bệnh nhân, nhiều công việc chăm sóc lại để cho những người không được đào tạo thực hiện, đó là những người được gọi là “đội quân áo vàng” do bệnh nhân thuê và đựợc bệnh viện chấp nhận. 1.3.2. Thiếu nhân lực cho YTDP Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực cũng phân tích thực trạng và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực YTDP ở địa phương như sau (Bảng 20): Bảng 20: Thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế trong lĩnh vực YTDP Hiện có Nhu cầu Cần bổ sung Trung ương 2 890 Không thay đổi 0 Tuyến tỉnh 11 135 15 237 4 102 Tuyến huyện 15 276 27 133 11 877 Tổng 29 301 45 260 15 979 Chú thích: Số liệu này không bao gồm các cơ sở trực thuộc Trường, Viện nghiên cứu. Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo tế đến năm 2020 [41]. Như vậy theo định mức biên chế thì cán bộ cho TTYT quận/huyện rất thiếu, 90% quận/huyện còn thiếu, có đơn vị thiếu trên 30 người. Nếu ước tính mỗi quận/huyện cần thêm 5 người thì trên cả nước thiếu khoả̉ng 3 400 người cho YTDP. Nếu tính theo dự thảo Quy hoạch của Bộ Y tế thì cần bổ sung 15 979 người cho tuyến tỉnh và tuyến huyện.2 Trong nhân lực YTDP thì chủ yếu là thiếu bác sỹ, thiếu kỹ thuật viên YTDP. Thời gian qua hệ thống đào tạo ít chú ý đào tạo kỹ thuật viên thuộc lĩnh vực YTDP (xét nghiệm kiểm định nước, phân, đất, không khí, độc chất, thực phẩm, động vật, môi trường công nghiệp - nông nghiệp,), thanh tra vệ sinh môi trường Thông tin phục vụ dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực được thu thập trong điều tra của Cục YTDP và Môi trường năm 2006 tại 60 quận/huyện đại diện trên cả nước với 1512 cán bộ đã cho một số thông tin sau: ƒ Trung cấp chiếm 67,5%, cao đẳng 2%, bác sỹ chiếm 11,2%, đại học khác 2,6%, chỉ có 2% có bằng/chứng chỉ chuyên ngành y học dự phòng (Y tế công cộng, Y học lao động). ƒ Mới có 26,7% số TTYT quận/huyện có đủ tỷ lệ bác sỹ theo quy định (bác sỹ chiếm từ 20% trở lên trong tổng số định biên – Thông tư liên tịch 08/207/TTLT-BYT-BNV), 13,3% TTYT quận/huyện có dưới 10% là bác sỹ. ƒ Số biên chế cho TTYT quận/huyện còn thiếu như sau: 1,7% thiếu trên 30 người so với định biên, 10% thiếu từ 21 đến 30 người, 23,3% thiếu 11 - 20 người, 51,7% thiếu 1 - 10 người, chỉ có 3,3% số TTYT có đủ số người theo định biên. 2 Thực tế thì số nhân viên y tế làm công tác dự phòng có thể cao hơn nếu tính cả đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến xã/phường, nhân viên y tế thôn, bản mà hoạt động của họ chủ yếu là làm các công việc liên quan đến lĩnh vực YTDP. Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 63 Như đã nêu trên, so với định mức biên chế thì cán bộ cho TTYT quận/huyện rất thiếu. Nếu tính theo dự thảo Quy hoạch của Bộ Y tế thì cần bổ sung 15 979 người cho tuyến tỉnh và tuyến huyện. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu nhân lực YTDP, như đào tạo CBYT (đặc biệt là đào tạo trình độ đại học) cho hệ YTDP còn rất ít; thiếu các chính sách thu hút, khuyến khích CBYT làm việc cho YTDP; điều kiện làm việc của các cơ sở YTDP còn nhiều thiếu thốn; mô hình tổ chức hệ thống y tế trong đó có YTDP tuyến huyện trong nhiều năm qua không ổn định; ít có nguồn thu ngoài lương (ví dụ làm thêm) cho CBYT hệ YTDP... 1.3.3. Thiếu nhân lực cho hệ thống dân số - kế hoạch hoá gia đình Theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT quy định biên chế cho công tác dân số các cấp, đối chiếu với số nhân lực có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên hiện có trong cả nước, vẫn thiếu khoảng 502 cán bộ tuyến tỉnh, 2428 cán bộ cho tuyến huyện và trên 7471 cán bộ cho tuyến xã (chưa kể cán bộ cộng tác viên dân số ở các thôn/bản) (Bảng 21). Bảng 21: Nhân lực làm công tác Dân số - KHHGĐ các tuyến, 2009 Tuyến Tổng số hiện có Trong biên chế Hợp đồng Cần theo đinh mức chế Số cần bổ sung* Trung ương 282 152 130 319 167 Tỉnh 956 758 198 1 260 502 Huyện 3 416 3 044 372 5 472 2 428 Xã 11 027 3 528 7 499 10 999 7 471 Cộng 15 681 7 482 8 199 18 050 10 568 Thôn/bản** 149 429 * Số cần bổ sung theo định mức biên chế của Bộ Y tế để đủ 20 cán bộ Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh; 6 cán bộ/Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện; 1 cán bộ dân số chuyên trách/TYT xã được đào tạo chuyên ngành. ** Đối với tuyến thôn/bản chỉ có cộng tác viên là nhân viên dân số không qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc là NVYT thôn/bản kiêm nhiệm. Nguồn: Tổng cục Dân số- KHHGĐ, 2009 [46] 1.3.4. Thiếu nhân lực y tế cho một số chuyên khoa Chuyên ngành răng – hàm – mặt (RHM). Hiện không có số liệu thống kê chung về chuyên ngành RHM của cả nước, mà chỉ có số liệu của các tỉnh/thành phố phía Nam (Bảng 22). Trong chuyên ngành RHM thì số lượng các cơ sở tư nhân nhiều hơn các cơ sở công lập, nên thống kê khó hơn. Một vài số liệu có được như sau: ƒ Ở phía Bắc: 8 tỉnh có cán bộ nha học đường phủ khắp các xã năm 2008 (Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng) [47]. ƒ Các tỉnh phía Nam: Có 4 bệnh viện chuyên ngành, 26 khoa RHM, 2 liên khoa RHM- Mắt- TMH, 295 cơ sở RHM thuộc 302 bệnh viện huyện, 240 phòng khám RHM tại các TYT phường, 27 khoa RHM của bệnh viện đa khoa chuyên ngành. Có 1733 NVYT các loại chuyên về RHM. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 64 Bảng 22: Số lượng nhân lực y tế RHM ở các tỉnh/thành phố phía Nam, 2008 Loại hình Số lượng Bác sỹ RHM chính quy 680 Bác sỹ RHM chuyên tu 82 Bác sỹ RHM định hướng 71 Bác sỹ đa khoa làm RHM 17 Y sỹ RHM chính quy 186 Y sỹ răng trẻ em 157 Điều dưỡng nha khoa 54 Y sỹ đa khoa định hướng 116 Điều dưỡng đa khoa làm RHM 39 Kỹ thuật viên phục hình răng 328 Kỹ thuật viên phục hình răng định hướng 47 Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị giao ban ngành RHM các tỉnh phía Nam năm 2008 Việt Nam hiện có 01 trường Đại học RHM, 3 khoa RHM, một số trường đào tạo kỹ thuật viên RHM. Như vậy với dân số khoảng gần 90 triệu thì số trường/khoa đào tạo chuyên ngành RHM ở Việt Nam là quá ít. Do là một chuyên khoa có thu nhập rất cao, nên những năm qua số lượng nhân lực RHM được đào tạo ngày càng tăng, nhất là bác sỹ chuyên khoa định hướng. Hiện có khoảng 100 huyện trong tổng số trên 500 huyện của cả nước có bác sỹ RHM, còn nhiều xã chỉ có y sỹ nha học đường. Tỷ số bác sỹ RHM trong khu vực công trên số dân là 1:25 000, quá thấp so với nhu cầu [48]. Số lượng nhân lực RHM thiếu gồm bác sỹ RHM, kỹ thuật viên phục hình RHM, cán bộ nha học đường, nhất là các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Các tỉnh phía Nam do đã có từ trước giải phóng, nên cơ sở RHM và CBYT chuyên ngành RHM phát triển hơn các tỉnh phía Bắc cả về số lượng và loại hình. Số lượng CBYT chuyên ngành RHM đã quá ít lại bị chuyển dịch mạnh, nên sự phân bố càng quá chênh lệch. Nhiều học viên ở nông thôn, miền núi sau khi học xong không về quê hương, vì làm RHM ở thành thị kiếm được nhiều tiền hơn so với ở nông thôn. Chuyên ngành Lao và bệnh phổi rất thiếu, nhất là thiếu nhiều bác sỹ. Thiếu chuyên gia, cán bộ giỏi đầu ngành (kể cả cho tuyến trung ương). Ngoài việc thiếu nhân lực cho khu vực điều trị tại bệnh viện còn rất thiếu NVYT thực hiện chương trình phòng chống lao tại cộng đồng [49]. Chuyên ngành Da liễu rất thiếu bác sỹ, điều dưỡng và kỹ thuật viên. So sánh với khu vực thì số NVYT chuyên ngành da liễu trên số dân ở Việt Nam thấp [50]. Chuyên ngành Nhi rất thiếu bác sỹ, thiếu điều dưỡng chuyên ngành sâu (điều dưỡng sơ sinh), thiếu nhân lực CSSK vị thành niên... để CSSK cho trên 22 triệu trẻ em. Vì nhiều lý do, trong đó có miễn viện phí cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống, nên nhiều bệnh viện không mấy chú trọng phát triển khoa Nhi. Chuyên ngành nhi ít hấp dẫn, đào tạo chuyên khoa ít người đi học. Riêng các tỉnh phía Nam nguồn nhân lực y tế về Nhi có khá hơn do khu vực tư nhân phát triển mạnh hơn [51]. Chuyên ngành truyền nhiễm & HIV/AIDS. Trong hơn 10 năm qua do không đào tạo chuyên khoa truyền nhiễm trong đại học nên rất thiếu bác sỹ cho chuyên Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 65 ngành này. Từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh đều rất thiếu bác sỹ chuyên khoa, phải tuyển bác sỹ đa khoa làm truyền nhiễm, nhưng không đủ. Nhiều bệnh viện do thiếu cán bộ chuyên khoa nên đã sáp nhập thành khoa Nội – Nhi – Lây. Bậc sau đại học thì có đào tạo hằng năm, nhưng số lượng rất ít. Hiện cả nước có khoảng 200 điểm khám và điều trị HIV/AIDS, mỗi điểm cần có từ 1-2 bác sỹ đa khoa, nhưng rất thiếu cán bộ [52]. Chuyên ngành giải phẫu bệnh học. Những năm qua, do nhu cầu chẩn đoán mô bệnh học, tế bào học tăng cao nên việc đào tạo NVYT cho chuyên ngành giải phẫu bệnh học được đẩy mạnh với các loại hình đa dạng: bác sỹ chuyên khoa định hướng, bác sỹ chuyên khoa cấp 1, bác sỹ chuyên khoa cấp 2, ThS, TS, kỹ thuật viên... Hiện nay chỉ còn 1 tỉnh ở phía Bắc và 2 tỉnh phía Nam chưa có cơ sở giải phẫu bệnh lý. Tuy nhiên, do bệnh u bướu ngày càng gia tăng, để sàng lọc và phát hiện sớm, thực hiện chủ trương của ngành giải phẫu bệnh lý là phát triển chẩn đoán tế bào tới tận tuyến hụyện, nên trong tương lai cần đào tạo nhiều cán bộ chuyên ngành này [53]. Chuyên ngành Y pháp. Đội ngũ làm y pháp vừa rất thiếu vừa yếu, yếu cả về chuyên ngành y pháp và chuyên ngành giải phẫu bệnh học. Hằng năm Việt Nam có hàng ngàn vụ án, không đủ cán bộ y pháp để làm việc [53]. Chuyên ngành Ung thư. Theo Hội phòng, chống Ung thư Việt Nam, chúng ta thiếu các loại nhân viên chuyên ngành sâu: bác sỹ chuyên khoa, kỹ sư vật lý trị liệu, nhân viên hoá trị liệu, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Thiếu rất nhiều CBYT chuyên ngành để xây dựng các đơn vị phòng chống ung thư ở các tỉnh. Chuyên ngành Sốt rét - Ký sinh trùng - Vi nấm - Côn trùng y học. Trong hàng chục năm qua, nhiều cơ sở chuyên khoa không tuyển được bác sỹ (kể cả tuyến trung ương, như Bộ môn Ký sinh trùng của trường đại học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng). Ngày nay các bệnh nhiễm cơ hội rất phát triển trong đó đặc biệt là các bệnh do vi nấm, nhưng rất hiếm NVYT chuyên về vi nấm y học. Hiện nay thiếu hàng trăm bác sỹ làm ký sinh trùng cho các các Trường, Viện và 63 trung tâm YTDP tỉnh trong cả nước [54]. 1.3.5. Cơ cấu dân tộc và giới trong NVYT chưa cân đối Cán bộ y tế người dân tộc thiểu số còn ít Theo thống kê năm 2008, trong tổng số CBYT nhà nước từ tuyến tỉnh trở xuống trong cả nước thì CBYT người dân tộc thiểu số là 21 637 người, trong đó đa số ở xã (9400 người) và huyện (7780 người) (Bảng 23). Số lượng như vậy là còn quá thấp. Dân tộc thiểu số tuy số dân không nhiều, nhưng lại sống phân tán trên các vùng rộng lớn chiếm 2/3 diện tích đất nước, nên phải có tỷ lệ phân bổ khác, so với vùng đồng bằng đông đúc. Việc tăng số lượng CBYT là người dân tộc là không đơn giản, vì thiếu nguồn để đào tạo. Nhưng với đặc thù văn hóa - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số, để làm tốt công việc CSSK, cần tăng hơn nữa tỷ lệ CBYT là người dân tộc. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 66 Bảng 23: Phân bố cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số theo các tuyến, 2007 Người dân tộc theo các tuyến Số lượng Tỷ lệ % Tỉnh 4 493 20,7 Huyện 7 780 35,9 Xã 9 400 43,4 Tổng số 21 673 100% Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo nhân lực y tế [41] Cơ cấu giới trong cán bộ y tế chưa cân đối Cơ cấu về giới của CBYT khác nhau tùy từng loại CBYT. Cơ cấu giới của kỹ thuật viên rất cân đối. Nhưng đối với bác sỹ thì mất cân đối theo hướng nhiều nam giới hơn. Đối với các loại hình còn lại thì nhiều nữ hơn nam, đặc biệt đối với hộ sinh và điều dưỡng, cứ 100 phụ nữ chỉ có 14 hoặc 19 điều dưỡng hoặc hộ sinh nam tương ứng (Hình 7). Hình 7: Cơ cấu nhân lực y tế theo giới, 2008 Bác sỹ Y sỹ Dược sỹ Điều dưỡng Hộ sinh KTV 50 000 30 000 10 000 10 000 30 000 50 000 Nam Nữ Số cán bộ y tế Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2008 [7]. Do đặc thù ngành nên phụ nữ chiếm trên 50% tổng số CBYT nhà nước. Tuy nhiên, ở những loại CBYT trình độ cao hơn như bác sỹ, tỷ lệ nữ thấp. Và ở các huyện xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có nền văn hóa riêng, lại thiếu phụ nữ làm CBYT, mà nam giới làm sản phụ khoa thì đồng bào khó tiếp cận hơn. 1.3.6. Phân bố nguồn nhân lực theo địa lý còn bất cập Xét về số lượng, phân bố nhân lực y tế tương đối hợp lý (Bảng 9). Tuy nhiên như trên đã nói, sự bao phủ không chỉ xác định bằng số lượng nhân lực y tế, mà phải bằng cả những kỹ năng thực hành thích hợp theo nhu cầu của địa phương. Đây là một thách thức rất lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước, nhất là các nước đang phát triển. Nổi cộm ở Việt Nam hiện nay là: Khác nhau lớn về trình độ chuyên môn giữa các tuyến. Năm 2008 số lượng cán bộ tuyến trung ương là 38 578, chiếm 15% tổng số CBYT khu vực công, tuyến tỉnh với 97 906 cán bộ, chiếm tỷ lệ cao nhất là 37%, tuyến huyện có 73 345 cán bộ, tương ứng với 29% và tuyến xã là 56 205 người, chiếm tỷ lệ 21% (Bảng 24). Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 67 Số lượng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương, tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị. Đây là điều tất yếu, nhưng nếu tập trung quá đông thì chưa hợp lý (Bảng 24). Thành thị chiếm 51,3% tổng số CBYT (15% ở trung ương và 37% ở tuyến tỉnh), trong khi dân số thành thị chỉ chiếm 28,1% dân số cả nước (mặc dầu CBYT ở thành thị không chỉ phục vụ cho dân sống ở thành phố). CBYT tuyến huyện chiếm gần 28% và tuyến xã chiếm ít hơn: 21% tổng số CBYT. Tỷ lệ như vậy là chấp nhận được, vì tuyến huyện có nhiếu cơ sở y tế (Phòng y tế, bệnh viện huyện, TTYT), hơn nữa các cơ sở y tế huyện phục vụ trực tiếp cho dân sống ở thôn xã. Sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm nhân lực y tế trình độ cao, nhất là bác sỹ với tỷ lệ 60% ở thành thị (20% ở trung ương và 40% ở tuyến tỉnh) và dược sỹ đại học với tỷ lệ 84% ở thành thị (45% ở trung ương và 39% ở tuyến tỉnh). Hơn một nửa số điều dưỡng (57%) tập trung ở thành thị. Các cán bộ khác không thuộc chuyên môn y tế có trình độ văn hóa cao cũng phân bổ rất không đồng đều với 73% đại học và 64% cao đẳng, trung cấp ở thành thị. Chỉ có y sỹ và hộ sinh được phân bổ tương đối hợp lý giữa thành thị và nông thôn, với tỷ lệ ở thành thị tương ứng là 18% và 26%. Bảng 24: Phân bổ nhân lực y tế công theo thành thị/nông thôn, 2008 Phân loại Thành thị Nông thôn Tổng số Tuyến trung ương Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Bác sỹ 10 627 20 21 678 40 14 657 27 6 957 13 53 919 100 Y sỹ 302 1 7 985 17 14 759 31 24 842 52 47 888 100 Dược sỹ ĐH 1 749 45 1 503 39 608 16 8 0 3 868 100 Dược sỹ TC và kỹ thuật viên TC dược 1 965 17 4 028 34 3 867 33 1 912 12 11 772 100 Điều dưỡng 7 933 13 27 631 44 17 063 27 10 413 17 63 040 100 Hộ sinh 734 3 5 200 23 7 047 31 9 739 42 22 720 100 Kỹ thuật viên y học 2 451 20 5 944 49 3 564 29 279 2 12 238 100 Dược tá 1 732 36 1 099 23 877 18 1 080 21 4 788 100 Lương Y 495 57 48 6 137 16 188 13 868 100 Đại học khác 4 441 38 5 433 47 1 772 15 4 0 11 650 100 Cao đẳng và trung cấp khác 1 833 19 4 421 45 3 386 34 267 0 9 907 100 Cán bộ khác 4 316 18 12 936 55 5 608 24 516 0 23 376 100 Tổng số 38 578 15 97 906 37 73 345 28 56 205 21 266 034 100 Chú thích: Bác sỹ và dược sỹ bao gồm cả Tiến sỹ, Thạc sỹ; Điều dưỡng bao gồm cả đại học, trung cấp và sơ học; Hộ sinh bao gồm cả đại học, trung cấp và sơ học.). Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2008 [7]. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 68 Cán bộ y tế ở tuyến cơ sở phân bổ không đều Tổng số 65,9% các TYT có bác sỹ và trên 90% các TYT xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh. Tỷ lệ TYT xã có bác sỹ cao nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Tây Bắc có độ bao phủ bác sỹ ở TYT xã thấp nhất – chỉ 32,4%. Bình quân cả nước mới có hai phần ba xã có bác sỹ là một tỷ lệ thấp (Bảng 8 ở trên), trong khi bác sỹ tập trung ở thành thị rất nhiều và còn nhiều bác sỹ không hành nghề y là một bất cập cần giải quyết. Tỷ lệ TYT xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh cao nhất ở các vùng Bắc Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ trên 96%. Ở Trung du và miền núi phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc) heo hút, đi lại khó khăn lại có tỷ lệ thấp hơn. Ở ba vùng có tỷ lệ thôn ấp có NVYT còn thấp, nên nghiên cứu tìm hiểu xem có phải là do nhu cầu thấp trong khu vực thành thị, hoặc vì vùng xuôi không được trung ương hỗ trợ trả phụ cấp và nhiều địa phương không dành ngân sách cho hoạt động này. Tuy nhiên, đối với NVYT thôn/bản vần đề cốt lõi không chỉ là số lượng mà là hoạt động ổn định và lâu dài, cũng như đào tạo để bổ sung, thay thế số bỏ việc/thôi việc (điều này rất thường xảy ra). Nguyên nhân phân bố nguồn nhân lực chưa hợp lý Sự khác biệt lớn về kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông, điều kiện sống và điều kiện, phương tiện làm việc giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng NVYT tập trung đông ở thành thị và rất thiếu ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi, vùng xa, vùng khó khăn. Nguyên nhân này bản thân ngành y tế không thể tự giải quyết được. Chính sách thu hút về tài chính và phi tài chính đối với NVYT công tác ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi còn yếu. Dù có tăng phụ cấp khu vực cho CBYT làm việc ở các vùng khó khăn theo Nghị định của Chính phủ số 64/2009/NĐ-CP, ngày 30/07/2009, về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp cho NVYT thôn/bản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 về việc quy định chế độ phụ cấp đối với NVYT thôn, bản, nhưng nguồn ngân sách để bảo đảm trả những phụ cấp đó vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tài chính ở địa phương. Chưa có chế tài cụ thể đủ mạnh để bắt buộc các đối tượng được hưởng chế độ tuyển sinh theo địa chỉ, theo vùng miền sau khi tốt nghiệp phải trở về làm việc tại địa phương. Điều kiện hành nghề chuyên môn ở xã, huyện rất thiếu thốn nên khó thu hút và giữ chân được NVYT. Phân bố mạng lưới các trường đại học y, dược trên phạm vi lãnh thổ cả nước chưa bảo đảm cung ứng đủ nhân lực y tế theo vùng lãnh thổ. Vùng khó khăn ít có hoặc chưa có trường đại học y tế. Ví dụ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với dân số tương tự (khoảng 18 và 17 triệu) trong khi Đồng bằng sông Hồng có tới 7 trường đại học y dược thì Đồng bằng sông Cửu Long (nếu không kể Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ có một trường đại học y dược trên địa bàn với quy mô hiện tại không lớn và vẫn đang trong thời kỳ vừa đào tạo vừa xây dựng trường sở. Khu vực Tây Bắc rộng lớn chưa có trường/khoa y dược đóng trên địa bàn. Học sinh, học viên có thể dự thi tuyển vào bất kỳ trường nào nếu chịu tuân theo các quy định hiện hành và trên thực tế thì đã thường xuyên xảy ra như vậy. Tuy nhiên việc xa cách về địa lý dẫn đến tình trạng: Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 69 ƒ Nhiều học sinh, học viên ở các vùng xa, vùng khó khăn, vùng rừng núi không đủ điều kiện để có thể theo học hoặc theo học hết khóa tại các trường ở xa, ở trung tâm đô thị/thành phố lớn. ƒ Nhiều học sinh, học viên ở các vùng kể trên không đủ trình văn hóa để có thể thi đỗ vào các trường ở xa, ở trung tâm đô thị/thành phố lớn. ƒ Cho dù được ưu tiên, được cử tuyển, được học bổng và miễn học phí thì nhiều học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, vì nhiều lý do (văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống,...), nên khó hòa nhập được với môi trường học tập ở các trường xa lạ. Với tình trạng trên nên sự phân bố các cơ sở đào tạo quá chênh lệch về mặt địa lý tất yếu ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng nguồn nhân lực và sự phân bố NVYT tới các vùng miền, nhất là trong khi các chính sách bắt buộc hoặc thu hút NVYT làm việc ở các vùng khó khăn lại chưa có hoặc ít hấp dẫn. Dịch chuyển NVYT Xu hướng dịch chuyển NVYT không mong muốn là dịch chuyển từ huyện lên tỉnh và trung ương, từ nông thôn ra thành phố, từ miền núi về đồng bằng, từ lĩnh vực dự phòng sang lĩnh vực điều trị, cận lâm sàng sang lâm sàng, từ trường sang bệnh viện, từ chuyên ngành ít hấp dẫn/rủi ro sang chuyên ngành hấp dẫn, từ công lập sang tư nhân, từ ngành y, dược sang ngành nghề khác... Việc dịch chuyển NVYT nhìn chung không làm thay đổi số NVYT, nhưng do dịch chuyển mạnh đội ngũ NVYT và khó kiểm soát trong những năm qua đã gây biến động về phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng miền, giữa các tuyến, giữa các khu vực chuyên môn, giữa các chuyên ngành... Hậu quả là mất cân đối trong phân bổ NVYT, thiếu NVYT ở tuyến dưới, ở vùng sâu vùng xa, ít người làm y tế dự phòng và cận lâm sàng, thiếu người làm chuyên ngành khó khăn... Việc dịch chuyển NVYT từ y tế công sang y tế tư (các bệnh viện tư nhân, bệnh viện vốn nước ngoài...) ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với một số CBYT có trình độ chuyên môn giỏi. Thiếu, thừa “giả tạo” và đội ngũ NVYT chưa được huy động Trong khi nhân lực y tế ở những nơi khó khăn và một số chuyên ngành ít hấp dẫn rất thiếu thì lại có tình trạng nhiều NVYT không làm nghề y tế đã học, do không tìm được việc làm ở thành phố lớn, hoặc sẵn sàng làm không công tại các cơ sở y tế công hoặc tư để chờ cơ hội là khá phổ biến, gây ra tình trạng “thừa giả tạo”. Còn khá nhiều nhân lực y tế chưa đựợc huy động để sử dụng, gồm NVYT mới tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc, NVYT đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn sức khỏe và nguyện vọng làm việc (đặc biệt là đội ngũ quân y). Cũng cần khảo sát, đánh giá và có giải pháp để huy động nguồn lực chưa được sử dụng này, đặc biệt là đối với tuyến cơ sở. Mặt khác, ở nhiều bệnh viện lớn có tình trạng thiếu cán bộ là do hiện tượng quá tải bệnh viện. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì tình trạng nhân lực y tế vừa rất thiếu vừa thừa càng thêm trầm trọng. Đào tạo nhiều, không sử dụng hết, sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến thiếu nhân lực y tế và gây lãng phí về nhân lực y tế. Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009 70 1.3.7. Mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng cán bộ y tế Mâu thuẫn này bao giờ cũng xảy ra khi muốn tăng nhanh về số lượng. Cần lưu ý rằng, tăng nhanh chóng về số lượng trong điều kiện kinh tế Việt Nam chưa phát triển trong khung cảnh nhìn chung các cơ sở đào tạo CBYT còn rất khó khăn, thiếu thốn, yếu cả về chuyên môn và cơ sở vật chất, thì chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế. Muốn giải quyết vấn đề thiếu nhân lực cần tăng số lượng tuyển sinh. Theo cơ chế hiện nay, số sinh viên/học viên vào học ngày càng nhiều, thậm chí có trường tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo, khó bảo đảm chất lượng đào tạo. Vấn đề khác là đào tạo xong, ngành y tế có chính sách, chế độ đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân CBYT giỏi một cách hợp lý. Muốn tăng nhanh số lượng CBYT, phải mở rộng hình thức đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ..., nhưng như vậy sẽ làm hạ chất lượng CBYT. Hiện rất thiếu cán bộ chuyên môn giỏi (chuyên sâu) ở tất cả các tuyến, nhất là ở tuyến huyện và tuyến tỉnh3 dẫn đến chất lượng dịch vụ y tế còn hạn chế (sẽ được phân tích rõ hơn ở chương 4). 2. Những vấn đề ưu tiên 2.1. Thiếu cán bộ y tế trong lĩnh vực YTDP và một số chuyên ngành khác ƒ So với kế hoạch và chính sách phát triển các trung tâm YTDP, phòng chống HIV/AIDS, thanh tra ATVSTP, số lượng cán bộ YTDP rất thiếu. ƒ Tỷ lệ điều dưỡng làm trong khu vực công lập trên 1 vạn dân và tỷ số điều dưỡng trên 1 bác sỹ rất thấp so với các quốc gia khác, trong khi hằng năm số điều dưỡng được đào tạo rất đông. ƒ Thiếu cân đối giữa các chuyên ngành hẹp, đặc biệt là thiếu nghiêm trọng dược sỹ đại học, nhân viên thuộc lĩnh vực YTDP, cận lâm sàng, chuyên ngành ít hấp dẫn 2.2. Phân bố nhân lực y tế chưa hợp lý ƒ Nhiều huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thiếu nhân lực và không đồng bộ về cơ cấu. Vùng thiếu nhiều thì rất thiếu nguồn để đào tạo và không có chính sách mạnh để thu hút nhân lực từ nơi khác tới, thêm vào đó lại còn bị dịch chuyển/chảy máu chất xám nặng. ƒ Đưa NVYT có trình độ về cơ sở xã, phường (bác sỹ, hộ sinh trung cấp,) tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và tạo điều kiện để họ sống, an tâm làm việc, còn rất nhiều khó khăn và vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Đào tạo đủ các loại hình cán bộ phù hợp, có chất lượng cho tuyến huyện (nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa) là một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống y tế, nhưng không dễ giải quyết trong thời gian ngắn. ƒ Thiếu nghiêm trọng cán bộ chuyên môn giỏi cho tuyến tỉnh và tuyến huyện. ƒ Chưa có chế tài, chính sách hợp lý để đưa và giữ NVYT có trình độ cử nhân, đại học làm việc ổn định và lâu dài tại cơ sở. 3 Theo kế hoạch thì chủ nhiệm khoa tuyến tỉnh phải có bằng TS hoặc chuyên khoa cấp 2, tuyến huyện thì tối thiểu là chuyên khoa cấp 1. Chương 3: Số lượng và phân bổ nguồn nhân lực y tế 71 2.3. Thiếu chuyên gia y tế giỏi, cán bộ y tế chuyên sâu ƒ Nhiều chuyên ngành hẫng hụt cán bộ đầu đàn về chuyên môn. Chưa chú ý đào tạo chuyên gia y tế giỏi, cán bộ y tế chuyên sâu cho một số chuyên ngành mũi nhọn mà Việt Nam có khả năng phát triển ngang tầm khu vực/quốc tế. Mặt khác cũng chưa chú ý đào tạo, bồi dưỡng NVYT giỏi cho các chuyên ngành. ƒ Ít chú ý phát triển thày thuốc gia đình (bác sỹ gia đình), bác sỹ còn tập trung nhiều ở các bệnh viện, trong khi bệnh nhân ít được chăm sóc và tư vấn tại cộng đồng, tại nhà (kể cả thành phố).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfjahr2009_vn_p1_4621.pdf
Luận văn liên quan