Người ta đi du lịch với mục đích ‘sử dụng’ tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Muốn ‘ sử dụng’ tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, dân trí và xã hội đã phát triển.
Vậy thế nào là nhu cầu du lịch?
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp).
Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất trong xã hội. Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gay gắt hơn. ‘Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại, bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệ giữa con người với con người’(tuyên bố La Hay về du lịch)
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 60251 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu của khách du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Chúng em chân thành gửi lời cảm ơn tới trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM, khoa thương mại du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tốt nhất trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Cảm ơn cô: TS Phan Thị Tố Oanh đã tận tình hướng dẫn và truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học, chia sẻ kinh nghiệm của cô cho bài tiểu luận của nhóm hoàn thành được thuận lợi.
Cảm ơn các bạn trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định.
Vì điều kiện thời gian tìm hiểu cùng với vốn hiểu biết có giới hạn nên việc tìm kiếm thông tin còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan. Kính mong cô cho ý kiến đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. Hy vọng sau khi hoàn thành, đề tài của nhóm có thể giúp góp một phần nào đó hoàn thiện nhận thức của mỗi cá nhân và nâng cao vốn hiểu biết của mình về tình hình phát triển du lịch và nhu cầu du lịch của khách từ đó rút ra được kinh nghiệm cho công việc làm du lịch sau này!
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn quý cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Bảng phân công nhiệm vụ và thang điểm:
STT
HỌ VÀ TÊN
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN THỰC HIỆN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐIỂM
1
Dương Thu Giao
tìm tài liệu
3 ngày
tốt
8.3
2
Phạm Thị Mai
tìm tài liệu, làm power point
2 ngày
tốt
9
3
Đoàn Nhật Minh
tổng hợp bài
3 ngày
tốt
8.5
4
Trần Kim Ngân
tìm tài liệu
4 ngày
tốt
8.3
5
Đặng Như Thảo
tìm tài liệu
4 ngày
tốt
8.3
6
Vy Văn Tuyền
tìm tài liệu
4 ngày
tốt
8.3
MỤC LỤC
Lời mở đầu....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................5
Chương I:Cơ sở lý luận.................................................................................................5
I. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................5
1. Nhu cầu là gì?............................................................................................................5
2. Tháp nhu cầu của Maslow.........................................................................................6
II.Khách du lịch.............................................................................................................7
1.Khái niệm...................................................................................................................7
2. Nhu cầu du lịch..........................................................................................................9
III.Mốt du lịch..............................................................................................................14
1.Khái niệm..................................................................................................................14
2.Phân loại mốt du lịch.................................................................................................14
3.Các giai đoạn phát triển của mốt...............................................................................15
4.Áp dụng mốt trong hoạt động kinh doanh du lịch.....................................................15
Chương II:Thực trạng...................................................................................................16
1. Xu hướng du lịch của khách Anh.............................................................................16
2. Mong Muốn của khách Anh khi đến Việt Nam........................................................16
III. Tác động của việc nhu cầu DL ngày càng phát triển..............................................17
1. Lợi ích.......................................................................................................................17
2. Tác hại.......................................................................................................................18
Chương III. Giải pháp và kiến nghị..............................................................................20
1. Biện pháp để phát triển du lịch.................................................................................20
2. Kết luận.....................................................................................................................20
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy
đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí
và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng
vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một nghành “công nghiệp không
có khói “, mang lại thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết mọi công ăn việc làm
cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới.Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu và đề cập đến những nhận thức cơ bản về “ Nhu cầu của khách du lịch". Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của cô.
Lý do chọn đề tài
Hiện nay Việt Nam đang bước vào tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nền kinh tế dần đạt được nhiều thành tựu hơn. Trong điều kiện đó, đời sống người dân đang được cải thiện từng ngày, theo sau đó là nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi cũng tăng lên. Ngay bản thân mỗi sinh viên tại các giảng đường đại học, cao đẳng, sau những giờ phút học tập tại lớp cũng muốn tìm cho mình những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp để giải tỏa căng thẳng.
Tuy nhiên, để có thể tổ chức trọn vẹn được một hoạt động vui chơi tập thể thành công là một việc không đơn giản. Vì thế, nhóm chúng em tiến hành bải khảo sát để nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách du lịch để góp phần phát triển du lịch nước ta một cách tổng quát nhất.
Mục đích nghiên cứu :
Mục tiêu đầu tiên của đề tài này trước hết là cung cấp một cái nhìn tổng quan
cho sinh viên cùng những thành phần khác trong xã hội về “Nhu cầu của khách du lịch”. Thông qua đó mọi người có thể nhận thấy nhu cầu và xu hướng chọn địa điểm dã ngoại, phương thức du lịch của khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế ngày nay nói chung.
Thứ hai, việc thu thập và phân tích những số liệu thu được đề tài có thể cung
cấp cho các công ty dịch vụ thông tin, dữ liệu về vấn đề này ( như mức tiền/một
chuyến đi bao nhiêu là phù hợp,dịch vụ thuê xe và ăn uống cần phải như thế nào…) , từ đó các nhà cung cấp đưa ra những chiến lược mới thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của du khách. Đồng thời đề tài sẽ đưa ra những hướng đầu tư mới cho các nhà đầu tư đang có kếhoạch thâm nhập vào lĩnh vực này.
Thứ ba, qua việc thực hiện đề tài nhóm cũng mong muốn áp dụng nhiều hơn
kiến thức mình được học ở bộ môn “ Tâm lý và giao tiếp trong kinh doanh du lịch” vào thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp quan sát
Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp nhập tâm
Chương I: Cơ sở lý luận.
Các khái niệm cơ bản:
Nhu cầu?
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao.Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Tháp nhu cầu của Maslow:
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Khách du lịch
Khái niệm khách du lịch:
Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách dulịch” là nhân tố quyết định. Nếu không có “khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh được, không có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa. Nếu xét trên góc độ thị trường thì “khách du lịch” chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”. Vậy “khách du lịch” là gì ?
Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:
Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói:“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Phân loại:
Sau khi đã nhận thức về định nghĩa khách du lịch thì việc phân loại kháchdu lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là điều kiện cho việc nghiên cứu, thốngkê các chỉ tiêu về du lịch. Ngày 4 – 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồng thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statistical Commission) đãcông nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê dulịch:
Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ nướcngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổcủa quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nướcvà khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nướcvà khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Theo Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
+Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trútại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoàicư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:Qua việc phân loại nàycác nhà kinh doanh du lịch nắm được nguồn gốc khách, hiểu được mìnhđang phục vụ ai? khách thuộc dân tộc nào? nhận biết được văn hóa củakhách để phục vụ khách tốt hơn.
+ Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: Các nhà kinh doanh sẽ nắm bắt được cơ cấu khách, các yêu cầu cơ bản và đặc trưng tâm lý vềkhách du lịch.
+ Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Việc xác đinh khả năng thanh toán của khách du lịch sẽ là điều kiện để các nhà kinh doanh cung cấp các dịch vụ một cách tương ứng thích hợp khả năng chi trả của từng đối tượng khách.
Nhu cầu du lịch :
Khái niệm nhu cầu du lịch:
Người ta đi du lịch với mục đích ‘sử dụng’ tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Muốn ‘ sử dụng’ tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, dân trí và xã hội đã phát triển.
Vậy thế nào là nhu cầu du lịch?
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp).
Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất trong xã hội. Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gay gắt hơn. ‘Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại, bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệ giữa con người với con người’(tuyên bố La Hay về du lịch)
Ngành du lịch là ngày nay phát triển là vì nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển. Sự phát triển đó của nhu cầu du lịch là do các nguyên nhân sau :
Đi du lịch đã trở thành phổ biến với mọi người.
Xu hướng dân số theo kế hoạch hóa gia đình do vậy tạo điều kiện đi du lịch dễ dàng hơn.
Cơ cấu về độ tuổi.
Khả năng thanh toán cao.
Phí tổn du lịch giảm.
Mức độ giáo dục cao hơn.
Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng.
Đô thị hóa.
Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả góp.
Thời gian nhàn rỗi nhiều.
Du lịch vì mục đích kinh doanh…
Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống.
Mối quan hệ thân thiện – hòa bình giữa các quốc gia…
Phân loại nhu cầu du lịch :
Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích, động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về lĩnh vực du lịch đã phân chia nhu cầu du lịch thành 3 nhóm cơ bản sau :
Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) : Đi lại, lưu trú, ăn uống.
Nhu cầu đặc trưng :Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng định, giao tiếp..
Nhu cầu bổ sung : Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin…
Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du lịch. Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể thiếu được để con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, không có dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thì không thể gọi là đang đi du lịch được. Trong cùng một chuyến đi ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời.
Những đặc điểm của nhu cầu du lịch :
Là một trong các nhu cầu đặc biệt của con người, bao gồm hàng loạt các nhu cầu khác như :nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giao tiếp…
Trong khi tiêu dùng nhu cầu du lịch, có sự phát sinh các nhu cầu khác như :nhu cầu mua sắm, tiêu dùng các hàng hóa khác…
Đây là nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, mang tính cá nhân và chịu sự chế ước của xã hội.
Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại và phát triển để tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu đặc trưng là nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất quyết định thúc đẩy con người đi du lịch. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì coi như đã đạt được mục đích của chuyến đi. Và việc thỏa mãn nhu cầu bổ sung là làm dễ dàng và thuận tiện hơn trong hành trình di du lịch của khách.
Quá trình hình thành và phát triển nhu cầu du lịch :
Giai đoạn 1 :Hình thành những nhu cầu chung đối với việc đi du lịch :do căng thẳng mệt mỏi hoặc do nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu…
Giai đoạn 2 :Hình thành các nhu cầu cụ thể : Nhu cầu hiểu biết về nơi sẽ đến :khí hậu, an ninh, phong tục tập quán, thắngcảnh…
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch:
Các yếu tố khách quan:
Tình hình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, sự cạnh tranh trên thị trường.
Các chính sách của nhà nước, doanh nghiệp, cách thức kinh doanh (quảng cáo, marketing…)
Các yếu tố chủ quan:nhu cầu, động cơ,nhận thức, tình cảm, giới tính…
Các mô hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch:
Mô hình 4S:
Sea
Sun
Shop
Sand or sex.
Sea: Đây là một trong các yếu tố thu hút khách du lịch để thỏa mãn các nhu cầu tắm biển, lướt ván, phơi nắng… Nơi nào có bãi biển đẹp thì nơi đó có nhiều khách tham quan, du lịch.Đây là một trong những tiềm năng lớn của du lịch Việt Nam.
Sun: Đối với những quốc gia có khí hậu lạnh như phương Tây họ rất thích đi du lịch ở những nơi có khí hậu ấm áp để tránh đông, tắm nắng, chữa bệnh…
Shop: Hầu hết khách đi du lịch là để thỏa mãn sự hiểu biết và kinh nghiệm về:phong tục tập quán, nét văn hóa, sinh hoạt của các dân tộc và khi về họ thường có nhu cầu mua sắm để làm quà cho bản than, gia đình, bạn bè…Vì vậy mà mô hình này đang phát triển rất tốt.
Hiện nay Việt Nam còn có thêm một mô hình mới là Sizzle, đây là mô hình du lịch ẩm thưc kết hợp với dạy nấu ăn các món ngon của Việt Nam.Du khách rất hài long với nhu cầu này.
Sand or sex:
Sand:bãi cát để phục vụ nhu cầu tắm nắng nghỉ ngơi của khách…
Sex:Sự hấp dẫn, quyến rũ là một đặc trưng cần thiết của khách, được thể hiện qua:thắng cảnh, con người, văn hóa…
Malaysia đang có chương trình:Trully Asia, Thái Lan:Amazing ThaiLan…
Tuy nhiên mô hình này chưa được chấp nhận ở Việt Nam cũng như Indonesia…
Mô hình 3H:
Heritage: Di sản, nhà thờ.
Hospitality: lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng.
Honesty: lương thiện, uy tín trong kinh doanh.
Heritage:
Bao gồm những di sản, công trình văn hóa nghệ thuật – nhân tố thu hút khách du lịch.
Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế. Hiện nay khách đi du lịch nhiều nhất là những khách thuộc các nước châu Âu, châu Mỹ. Ở đây đa số người dân đều theo đạo Thiên Chúa, nên dù ở đâu, đi đâu họ cũng cần có nhà thờ để tham dự Thánh lễ vào mỗi ngày chủ nhật. Đây là một nhu cầu tinh thần đối với họ
Hospitality:
Hospitality được hiểu theo nghĩa là lòng hiếu khách, trong lĩnh vực du lịch thì lại được hiểu là những dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng. Mặc dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa thì thì lòng hiếu khách là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm dịch vụ.
Lòng hiếu khách thể hiện qua tiếp xúc giữa khách với nhân viên cung ứng dịch vụ, giữa khách và nhân viên nhà nước như Hải quan, Công An, Nhân viên ngân hàng, bưu điện,... Sự niềm nở, tận tình giúp đỡ khách, trò chuyện một cách vui vẻ với khách khi họ tìm hiểu về phong tục, tập quán về đất nước họ đến thăm. Làm tốt những công việc này sẽ gây một ấn tượng tốt đẹp, đối với mỗi người khách và sau mỗi chuyến đi, họ muốn có dịp để trở lại hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân đến du lịch. Trái lại, chỉ cần một điều nhỏ xúc phạm đến danh dự của khách qua sự lạnh lùng, gắt gỏng, hách dịch thì những điều tốt đẹp trong chuyến đi đều tan biến thành mây khói và khách sẽ “một đi không trở lại”.
Honesty:
Tính lương thiện là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kinh doanh phải lấy chữ “tín” làm đầu. Cho nên vấn đề uy tín với khách là điều cần thiết, nó đảm bảo lòng tin của khách khi bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chưa thấy, chưa sử dụng được sản phẩm.
Mô hình 6S:
Sanitaire(Vệ sinh):vệ sinh thực phẩm, ăn uống, chỗ lưu trú…
Santé(Sức khỏe):kết hợp các yếu tố liên quan đến sức khỏe: thể thao, chữa bệnh, nghỉ dưỡng…
Securité(An ninh trật tự xã hội): an toàn về tính mạng, tài sản…
Serenité (Thanh thản):thiên nhiên là đối tượng thích hợp nhất cho việc thỏa mãn nhu cầu này…
Service (Dịch vụ):cần đa dạng các loại hình dịch vụ:khách sạn, nhà hang, vận chuyển, bưu chính…
Satisfaction (Sự thỏa mãn, hài lòng):mức độ thỏa mãn phụ thuộc vào chất lượng các dịch vụ, phong cách phục vụ, đem lại uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
III.Mốt du lịch
1.Khái niệm ?
Mốt du lịch là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ảnh xu hướng tiêu dùng nổi trội trong xã hội đối với một kiểu hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch cụ thể, đáp ứng được sở thích, mong muốn và nguyện vọng của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
2.Phân loại mốt du lịch.
Có 3 tiêu chí để phân loại:
Khu vực địa lý.
Tốc độ lưu hành.
Thời gian lưu hành.
Theo khu vực địa lý:
Mốt du lịch quốc tế:lan truyền rộng, có tính chất toàn cầu.
Mốt du lịch quốc gia:chỉ lan truyền, phổ biến trong một quốc gia.
Mốt du lịch địa phương:chỉ lan truyền, phổ biến trong một địa phương.
Theo tốc độ lưu hành:được chia thành 3 loại:
Mốt tốc độ lưu hành nhanh.
Môt tốc độ lưu hành bình thường.
Mốt tốc độ lưu hành chậm.
Thông thường, các mốt du lịch đắt tiền có tốc độ lưu hành chậm hơn so với mốt du lịch giá rẻ hơn.
Tầng lớp thượng lưu sử dụng mốt du lịch có tốc độ lưu hành chậm và ngược lại.
Theo thời gian lưu hành có 3 loại sau:
Mốt lưu hành dài hạn:kéo dài 6-10 năm.
Mốt lưu hành trung hạn:kéo dài 3-5 năm.
Mốt du lịch ngắn hạn:từ 0-2 năm.
Thời gian lưu hàn của mốt du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như:văn hóa, xã hội, tâm lý của khách.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu hành mốt:cách thức tổ chức của công ty, chủ trương, chính sách của địa phương và nhà nước đối với mốt và hoạt động quảng bá, tiếp thị đối với sản phẩm.
3. Các giai đoạn phát triển của mốt du lịch
Trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn thấp
Giai đoạn tăng trưởng.
Giai đoạn sung mãn.
Giai đoạn suy yếu.
4. Áp dụng mốt trong hoạt động kinh doanh du lịch
Dựa vào qui luật phát triển của mốt trong du lịch, đưa ra kiêu hình phàu hợp với thị hiếu của du khách và giúp các địa phương sản xuất ra sản phẩm du lịch theo xu hướng phát triển của mốt.
Căn cứ vào các giai đoạn phát triển đưa ra các chương trình quảng cáo, tiếp thị và xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.
Hợp tác liên kết với các doanh nghiệp du lịch của quốc gia, của quốc tế trong việc thiết kế, dự báo xu hướng phát triển của sản phẩm.
Chương II. Thực trạng
(ví dụ khách du lịch là người Anh)
Xu hướng Du lịch của KDL Anh:
1. Quan tâm tới môi trường xung quanh. Thích đi du lịch sinh thái… 2. Khách sạn - biệt thự. 3.Du lịch gia đình phát triển mạnh mẽ.
5. Du lịch lều trại –Camping.
6. Kết hợp du lịch thể thao và hành trình ẩm thực
7. Du lịch sự kiện, du lịch theo số đông:
8. Du lịch giảm giá
9. Du lịch Treking: tìm hiểu văn hóa địa phương, các vùng miền hẻo lánh, truyền thống & lịch sử của người dân bản địa
10. Du lịch cùng thú cưng tăng
Mong muốn của du khách Anh (khi vào VN):
“An toàn”: Đa số du khách đều có mong muốn đi du lịch để tái hồi sức khỏe, mở mang nhận thức, tìm kiếm những ấn tượng khó quên ở điểm đến.
“Môi trường”:
Bao hàm hai khía cạnh:
Môi trường tự nhiên: Các du khách Anh đến VN đều rất thích khí hậu nhiệt đới của VN, tuy nhiên trước khi du lịch đến VN họ đều mong muốn “môi trường” đó phải trong sạch, ít ô nhiễm, khói bụi như các nước phát triển khác.
Môi trường nhân văn: đến tham quan tại các điểm tham quan du lịch, họ không thích tình trạng chèo kéo mua hàng, bán hàng với giá cao, hàng hóa và dịch vụ không đảm bảo chất lượng...
Được trải nghiệm những điều mới lạ, khám phá những vùng miền mới, văn hóa ruyền thống dân tộc VN
Giá rẻ, được định sẵn giá.
Thái độ chuyên nghiệp, hòa nhã, “điều độ” của HDV, người dân địa phương
Thông tin hữu ích
Du khách muốn chia sẻ trải nghiệm
“Du lịch an toàn” với trẻ em
Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, đặc biệt là giao thông vận chuyển khách; bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục…
Chính sách ưu đãi đối với người Anh, thủ tục ít rườm rà, tốn thời gian hoàn thành.
Tác động của việc nhu cầu du lịch ngày càng phát triển.
Lợi ích
Thu nhập bền vững: du lịch có thể cung cấp công việc trực tiếp đến các cư dân địa phương, hoặc có thể tài trợ một số hoạt động thông qua việc phổ biến lợi tức từ KBTB. Các lợi tức này có thể thu được từ các nguồn như: phí vào cửa, cho thuê đất bên trong khu KBTB… và cũng từ du khách chi tiêu ở bên ngoài KBTB như việc lưu trú, thức ăn và đồ mỹ nghệ.
Các dịch vụ địa phương được cải thiện: thu nhập mới từ bên trong và bên ngoài KBTB cũng có thể cải thiện các dịch vụ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giáo dục và sức khỏe. Bên cạnh việc nâng lên nguồn tài trợ cho cả cộng đồng, các hoạt động du lịch bền vững cũng có thể được lập kế hoạch để tài trợ một số dự án nhất định như xây dựng một trạm xá mới hoặc các dịch vụ đi kèm được cải thiện.
Trao quyền văn hóa và trao đổi văn hóa: du khách thích gặp gỡ với người dân địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống. Sự tham gia của cộng đồng bổ sung thêm các giá trị cho các chương trình du lịch. Và khi đó, các cộng đồng truyền thống thường cảm thấy tự hào hơn nhờ vào những mối quan tâm, tôn trọng của những người đến từ bên ngoài.
Nhận thức về bảo tồn của cộng đồng địa phương: điều phổ biến cho nhiều người là không đánh giá đầy đủ cho những gì có xung quanh họ và lấy những gì được cho phép. Thông thường những người bên ngoài thì có cái nhìn mới hơn và đánh giá cao hơn về quyền lợi của chúng ta. Mặc dù các cư dân được lớn lên ở những vùng có quang cảnh đẹp thường hiểu được sự phức tạp và đánh giá được vai trò của những vùng này đối với cuộc sống của họ, nhưng nhiều người có rất ít ý nghĩ về tầm quan trọng toàn cầu của những nguồn lợi tự nhiên và văn hóa của chúng cho đến khi có sự xuất hiện của các du khách quốc tế, những người quan tâm rất lớn về các vùng và cộng đồng địa phương. Và kết quả là các cộng đồng địa phương có thể cảm nhận sự tăng lên về ý thức và cảm giác tự hào. Từ đó tăng lên những nổ lực về bảo tồn. nhiều cư dân trở nên quan tâm để bảo vệ những vùng của họ, và có thể thay đổi nhyung83 cách sử dụng nguồn lợi. Ví dụ: rác thải trên các bãi biễn được dọn sạch và chất lượng nước cũng được bảo vệ tốt hơn.
Tác hại:
Tác động môi trường: số lượng lớn du khách có thể phá hủy môi trường tự nhiên. Vấn đề thường gặp là ô nhiễm môi trường, và cả sự đông đúc, ồn ào, tấp nập phá vỡ sự yên bình của môi trường tự nhiên và các vùng xung quanh. Điều này tác động tiêu cực đến môi trường, đến cư dân địa phương và cả du khách.
Tệ nạn xã hội: bêncạnh việc du lịch phát triển lớn mạnh thì cũng kéo theo các tệ nạn ngày một nhiều và càng ngày lại càng nguy hiểm hơn với những thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp.
Quá phụ thuộc vào du lịch: sự phụ thuộc quá lớn có thể làm xói mòn đi các giá trị văn hóa và sẽ làm cho cộng đồng bị rủi ro theo sự dao động về nhu cầu của du lịch. Thêm vào đó, cư dân địa phương không nên mong đợi các mức tuyển dụng không thực tế. Thông thường du lịch bền vững không phải là vận may cho cả cộng đồng, nhưng sẽ tạo ra một số công việc cho một phần của cộng đồng. Nhiều công việc có thể là bán thời gian hoặc theo màu vụ.
Tính không bền vững về kinh tế: sự tăng giácó thể xảy ra khi du khách và cư dân địa phương cũng muốn những dịch vụ và sản phẩm bao gồm: xăng dầu, hàng tạp hóa, nhà hàng, bất động sản.
Sự phát triển quá mức: có thể phá vỡ các cộng đồng địa phương. Sự phát triển xảy ra ở hai lĩnh vực: sự phát triển liên quan đến du lịch đã được lập kế hoạch (nhà nghĩ, khách sạn, cầu cảng,..) và sự phát triển không được quy hoạch bởi các cư dân của các vùng nghèo do sự tăng lên của dòng người có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong ngành du lịch. Việc phát triển địa phương không được lập kế hoạch thường được quyết định một cách ngẫu nhiên và có thể gây ra các vấn đề quá tải về nước, chất thải và các cơ sở hạ tầng giao thông công cộng. Những vùng có mật độ các khu nghĩ mát cao có thể bị vây quanh bởi các khu nhà ổ chuột – nơi có chất lượng sống thấp cho người cư trú, và cũng gây ra áp lực lớn cho môi trường địa phương như Cacun, Mexico và Rio de Janeiro, Brazil
Điều khiển bên ngoài: người bên ngoài có thể “ điều khiển quá mức” các vùng du khách, đây chính là nhận xét chủ quan nhưng là vấn đề quan tâm thực tế. Các nhà phát triển từ bên ngoài có nguồn lợi về tài chính và kinh nghiệm, có thể dồn nén cư dân địa phương ra khỏi thị trường du khách và biến họ đóng vai trò hổ trợ. Các cộng đồng có thể bực tức với du khách nếu họ cảm thấy họ điều khiển rất ít trong lĩnh vực này.
Thay đổi văn hóa: những thay đổi văn hóa do du khách gây ra có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng bằng cách nào đi nữa, nó cũng xãy ra mà cộng đồng không có cơ hội để quyết định theo cách họ muốn thay đổi trrong thực tế. Một số người bên ngoài có thể không muốn văn hóa bản xứ bị thay đổi, một số khác có thể nhìn thấy họ như một thị trường mới để gây ảnh hưởng. Bản thân người bản xứ có thể bị giao thoa giữa những ý thích như muốn hiện đại hóa văn hóa của họ, hoặc muốn giữ lại cách sống truyền thống hoặc đơn giản là muốn có cuộc sống tử tế hơn cho dù phải thay đổi cái gì đi nữa.
Chương III. Giải pháp và kiến nghị.
1. Biện pháp để nâng cao chất lượng du lịch
Củng cố và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch để đảm bảo chất lượng du lịch
Tăng cường thêm bộ phận an ninh, bảo vệ để giảm thiểu các tệ nạn trộm cướp và lừa đảo, ăn xin, vé số, đeo bám cò khách, vi phạm môi trường kinh doanh, nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh
Mở rộng thêm những hoạt động giải trí lành mạnh, độc đáo, hấp dẫn mang đậm bản sắc địa phương để thu hút khách du lịch và không làm mòn giá trị văn hóa của vùng
Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.
Hoàn thiện hệ thống các cấp quản lí du lịch cũng như các văn bản pháp lý
Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động
Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.
2. Kết luận.
Chúng ta có thể thấy rằng du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, là tiêu chuẩn của cuộc sống.Càng ngày mức sống của người dân càng cao và nhu cầu du lịch cũng tăng theo, do đó mỗi công ty du lịch nói riêng và cơ quan du lịch nói chung phải nỗ lực hết sức để phát huy thế mạnh du lịch của quốc gia mình, thu hút nhiều lượt khách du lịch để góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của đất nước!
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tailieu.vn
Wikipedia.
Dulich.com.vn
Vnexpress...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_dl_582.doc