- Các khoá đào tạo mang lại cho họmột sốlợi ích nhất định nhưng chúng cũng có
những hạn chếdo thiếu các hoạt động thực hành được áp dụng vào thực tế. Những hạn chế
này rất nghiêm trọng bởi vì chúng là những trởngại lớn đối với các đối tượng tập huấn trong
việc áp dụng các kiến thức được học. Chính vì thế, những khoá tập huấn này đã không đạt
được những mục tiêu đềra.
- Nói tóm lại, các cán bộnhà nước cần được đào tạo bổsung vềkinh doanh. Theo ý
kiến của họthì các nội dung chính của các khoá tập huấn cần tập trung vào các vấn đềkinh
doanh. Tuy nhiên, có một sựkhác biệt nhỏgiữa nhu cầu đào tạo của các cán bộxã với các
cấp cao hơn trong việc xác định ưu tiên các khoá tập huấn khác nhau.
73 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhu cầu kinh doanh nông nghiệp của các nông hộ và cán bộ khuyến nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp thẻ đỏ
7. Diện tích rừng (quế và keo) 1,00 21,14 chưa cấp thẻ đỏ
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 của tác giả
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
46
* Quyền sử dụng đất:
Trong tổng số 4,73 ha của hộ, mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
cho 2,68 ha trồng cao su (thời gian sử dụng lâu dài) và 0,3 ha diện tích trồng lúa nước. Diện
tích còn lại đang chờ làm thủ tục cấp thẻ đỏ.
1.2.1.3 Lực lượng lao động và tư liệu sản xuất của nông hộ
* Số lượng lao động
Lao động chính trong gia đình: 4 người
Lao động phụ: 6 người
* Chất lượng lao động
- Gia đình ông có 4 lao động có tay nghề cao có thể làm được tất cả các công việc ở
nông hộ như trồng trọt, chăn nuôi, cạo mủ cao su, nuôi cá...
- 1 người có trình độ văn hoá 10/12 (con dâu)
- 1 người có trình độ văn hoá 5/12 (con dâu)
- 1 người có trình độ văn hoá 5/12 (chủ nhà)
* Tư liệu sản xuất
Tổng giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ năm 2005 ước tính khoảng 48,8 triệu đồng.
Đối với một nông hộ có quy mô diện tích đất đai gần 5 ha với 4 lao động chính, thì trang bị
tư liệu sản xuất như vậy là ở vào mức trung bình. Tuy nhiên, nếu không tính 34 triệu đồng
đầu tư vào vườn cây cao su kiến thiết cơ bản thì tư liệu sản xuất chỉ còn 15 triệu đồng, mức
trang bị kỹ thuật cho lao động của nông hộ là khoảng 3,75 triệu đồng/lao động. Công cụ lao
động chủ yếu vẫn là thủ công, chưa trang bị máy móc và các thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất.
Nhìn chung trình độ trang bị tư liệu sản xuất ở nông hộ còn ở mức thấp, chủ yếu vẫn
dùng sức người nên năng suất lao động thấp.
Bảng 2. Giá trị tư liệu sản xuất của nông hộ
Loại TLLĐ ĐVT Số lượng Giá trị (Tr.đ)
Thời gian
sử dụng
(năm)
Thời gian
đã sử dụng
(năm)
1. Kiến thiết cơ bản cao su 327 Ha 0,18 3,19 - -
2. Kiến thiết cơ bản cao su tiểu điền Ha 2,50 30,90 22 4
4. Máy xay xát Cái 1 5,00 20 10
5. Chuồng heo Cái 1 1,00 10 10
6. Chuồng bò Cái 1 0,50 - -
7. Nông cụ (cày, bừa) cái 3 1,40 - -
8. Bò cày Con 1 10,00 10 7
Tổng - - 48,80 - -
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 của tác giả.
* Vốn vay
Hiện nay hộ ông Phía vay 20 triệu đồng với lãi suất 1,15%/tháng dùng làm nhà và chăn
nuôi heo, từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời gian vay là 5 năm.
1.2.2 Hệ thống canh tác của nông hộ
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
47
Hiện tại nông hộ này đang sản xuất những loại sản phẩm như: cao su, heo thịt, cá nước
ngọt, lồ ô, lúa nước, keo, quế, dứa, chuối. Ngoài ra còn có hoạt động dịch vụ xay xát gạo cho
dân trong địa phương. Hoạt động có thu nhập bằng tiền của nông hộ chủ yếu là từ cao su, heo,
và xay xát gạo, chuối và dứa. Các hoạt động còn lại nhằm phục vụ trong gia đình, không phải
sản phẩm hàng hoá.
1.2.2.1 Cao su chương trình 327 và cao su tiểu điền
Tổng diện tích: 2,5 ha cao su đa dạng hoá trồng từ 200; 0,18 ha của chương trình 327
trồng từ năm 1994 bắt đầu khai thác từ năm 2002. Các số liệu cơ bản và phân tích kinh
doanh chúng tôi không để cập chi tiết trong báo cáo này.
1.2.2.2 Dứa
* Tình hình sản xuất dứa nông hộ
Tổng diện tích dứa là 1,0 ha trồng xen với cao su thuộc chương trình đa dạng hoá nông
nghiệp từ năm 2001. Mật độ cây trên 1 ha đất trồng xen với cao su khoảng hơn 1.110 gốc
dứa.
Bảng 3 Kết quả sản xuất dứa của nông hộ ở Nam Đông
ĐVT: 1000đồng/ha
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
Giống 0 0 0 0 0 0 0
Công trồng mới 200 0 0 0 0 0 0
Làm cỏ 600 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200
Phân bón 0 0 0 0 0 0 0
Thu hoạch 0 0 0 0 0 0 0
Tổng chi phí 800 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200
Phân tích ngân sách
Khấu hao 133 133 133 133 133 133
Tổng chi phí (cả khấu hao TSCĐ) 1.333 1.333 1.333 1.333 1.333 1.333
Tổng thu (GO) 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000
Thu nhập hỗn hợp 1.666 1.666 1.666 1.666 1.666 1.666
Nguồn: - Số liệu điều tra năm 2005
Theo kết quả điều tra, chi phí cho trồng mới 1 ha dứa hết 800.000 đồng, chỉ bao gồm
công trồng và làm cỏ 1 đợt trong năm đầu. Giống cây dứa, phân bón không phải mua ngoài
(gia đình tự đảm nhận) nên không tính vào chi phí. Làm cỏ 1 năm 2 lần hết khoảng 1,2 triệu
đồng, vì lao động thiếu nên phải thuê thêm lao động.
Thu hoạch dứa ở nông hộ mất thời gian khoảng 3 tháng, kể từ tháng 6 đến tháng 8, mỗi
ngày hái khoảng 40 trái, hôm sau đem về chợ Khe Tre bán. Nên không thuê lao động thu
hoạch dứa. Năm 2005, giá dứa thấp hơn các năm trước, bình quân mỗi trái khoảng 1.500đ.
Mỗi năm gia đình ông thu được 1,7 triệu đồng/ha trồng dứa. Nếu so với trồng cao su thu kết
quả thu từ dứa thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu giá dứa cao như mấy năm trước do Đà
Nẵng ra thu mua trung bình 4.500đ/quả thì thu được 7,6 triệu đồng/ha, tương đương với
trồng cao su. Vì giá thấp, nên ông không muốn mở rộng diện tích trồng dứa.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
48
* Tình hình tiêu thụ dứa nông hộ
Hiện tại, các nông hộ bán dứa bằng cách chở về chợ Khe Tre và bán lại cho các người
bán buôn tại chợ. Sau đó, dứa được chở về tiêu thụ ở thành phố Huế. Người nông dân hoàn
toàn không có thông tin thị trường nên bắt buộc phải bán theo giá đề nghị của các đầu mối
bán buôn tại chợ địa phương.
1.2.2.3 Chuối
* Tình hình sản xuất chuối của nông hộ (trồng xen cao su)
Kết quả sản xuất chuối của nông hộ được trình bày ở bảng 3. Thu nhập bình quân trên
1 ha chuối khoảng 1,67 triệu đồng một năm. Tương đương với thu nhập trên 1 ha dứa trồng
xen cao su.
Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu ở Nam Đông đặc biệt là xã Hương Sơn rất
thuận lợi để phát triển trồng chuối. Chuối trồng ở đây chưa phải bón phân, chăm sóc ít, năng
suất rất cao. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chuối cũng tương tự như dứa chưa thực sự tạo
điều kiện tốt để phát triển chuối. Như vậy, khó khăn lớn nhất vẫn là quy mô thị trường nhỏ,
chưa thể mở rộng sản xuất tập trung theo hình thức công nghiệp được.
Bảng 3 Kết quả sản xuất chuối của nông hộ ở Nam Đông
ĐVT: 1000 đồng/ha
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
Giống 0 0 0 0 0 0 0
Công trồng mới 337 0 0 0 0 0 0
Làm cỏ 600 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200
Phân bón 0 0 0 0 0 0 0
Thu hoạch 0 0 0 0 0 0 0
Tổng chi phí 937 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200
Giá trị SL 0 3.030 3.030 3.030 3.030 3.030 3.030
Phân tích ngân sách - - - - - - -
Khấu hao TSCĐ 156 156 156 156 156 156
Tổng chi phí (cả khấu hao
TSCĐ)
1.356 1.356 1.356 1.356 1.356 1.356
Tổng thu (GO) 3.030 3.030 3.030 3.030 3.030 3.030
Thu nhập hỗn hợp 1.674 1.674 1.674 1.674 1.674 1.674
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2005.
* Tình hình tiêu thụ chuối của nông hộ
Các hộ sản xuất chuối ở Nam Đông bán sản phẩm của mình tại chợ Khe Tre. Hàng
ngày họ ra rẫy chuối thu hoạch về 1-2 buồng. Sáng sớm hôm sau chuối được chở bằng xe
máy hoặc xe đạp ra chợ bán lại cho người thu gom ở chợ. Qua điều tra tại chợ Khe Tre, hiện
tại có 3 người thu gom lớn ở Chợ, người có quyền lực thị trường lớn nhất là bà Hai, cùng với
2 người con gái đang thu mua chuối, dứa và các trái cây khác. Chuỗi cung chuối cũng tương
tự như chuỗi cung dứa (xem sơ đồ 1).
1.2.2.4 Lồ ô
Nông hộ có 0,5 ha lồ ô trồng từ những năm 1977. Hiện có khoảng 150-200 bụi lồ ô.
Trong đó có thể thu hoạch 30 bụi /năm, 1 bụi có khoảng 70 cây có thể thu hoạch được. Năm
2004 giá bán 2.000đ/cây. Năm 2005 ông Phía không bán được lồ ô vì không có thị trường
tiêu thụ.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
49
1.2.2.5 Cây quế
Hộ ông Phá trồng 0,5 ha quế từ năm 2002, sau 5 năm có thể cho thu hoạch. Đầu tư để
trồng 0,5 ha quế được trình bày ở bảng 4. Sau từ 5-7 năm có thể thu hoạch quế, nếu trừ đi các
khoản đầu tư từ năm 1 đến năm thứ 5 thì gia đình có thể thu được 9,4 triệu đồng. Đây thực
chất là thu nhập hỗn hợp vì chưa trừ đi công lao động của gia đình trong 5 năm. Tuy nhiên,
hiện tại quế chưa cho thu nhập, nên chưa thể tính vào thu nhập của nông hộ năm 2005.
Bảng 4 Dự toán kết quả sản xuất quế của nông hộ
Đơn vị tính Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Diện tích (ha) ha 0,5 - - - -
Số cây cây 1.200 - - - -
Giá bán (đ/cây) 1000đ 10 - - - -
Giống 1000đ 1.200 - - - -
Công trồng 1000đ 200 - - - -
Vệ sinh rừng 1000đ 400 200 200 200 200
Tổng chi phí 1000đ 1.800 200 200 200 200
Tổng thu (GO) 1000đ - - - - 12.000
Tổng chi phí 1000đ - - - - 2.600
Thu nhập hổn hợp 1000đ - - - - 9.400
Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, năm 2005
1.2.2.6 Cây Keo
Cây keo của nông hộ được trồng theo chương trình dự án 661. Nhà nước giao cho gia
đình giống, công làm đất, chăm sóc và bảo vệ. Sau khi thu hoạch nhà nước sẽ thu 30% tổng
giá trị vườn cây còn lại 70% gia đình được hưởng.
Chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng keo được trình bày ở bảng 5. Tổng chi phí
giống và kiến thiết cơ bản trong 7 năm hết 2,5 triệu đồng cho 1 ha keo. Vì keo chưa đến thời
gian thu hoạch nên không tính được thu nhập từ rừng keo.
Bảng 5 Chi phí trồng và chăm sóc rừng keo nông hộ ở Nam Đông
ĐVT năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 7
Diện tích (ha) Ha 0,7 - - - - - -
Số cây Cây/ha 500 - - - - - -
Giống 1000đ 1.200 - - - - - -
Làm đất + trồng 1000đ 1.000 - - - - - -
Chăm sóc 1000đ 250 250 200 200 200 200 200
Tổng chi phí 1000đ 1.251 250 200 200 200 200 200
Tổng chi phí 7 năm 1000đ - - - - - - 2.501
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, năm 2005
1.2.2.7 Lúa nước
Nông hộ có 6 sào lúa nước (tương đương 0,3 ha), mỗi năm có thể trồng được 2 vụ,
năng suất 1 vụ khoảng 4,8 tấn/ha. Sản xuất lúa của hộ dùng để tiêu dùng trong nội bộ gia
đình, nên không có thừa bán ra thị trường. Sản xuất lúa nước theo phương thức tự cung tự
cấp, vì quy mô nhỏ nên không phát triển thành sản xuất hàng hoá được. Kết quả sản xuất lúa
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
50
của nông hộ được trình bày ở bảng 6. Như vậy, gia đình của ông Phía thu được khoảng 4,8
triệu đồng từ sản xuất lúa trong 1 năm. Tuy nhiên, thực chất gia đình để lại số thóc này cho
tiêu dùng nên không có thu nhập bằng tiền từ trồng lúa.
Bảng 7 Kết quả sản xuất lúa nông hộ ở Nam Đông
(tính cho cả 6 sào)
Đơn vị Số lượng Đơn giá (1000đ/đơn vị)
Thành tiền
(đồng)
Giống (kg) Kg 40 3,0 120
Phân NPK (bao) Bao 2 170,0 340
Thuốc sâu (chai) Chai 3 20,0 60
Thuốc diệt cỏ (chai) Chai 3 25,0 75
Công lao động Công 0 0 0
Tổng chi phí cho 6 sào - - - 595
Tổng chi phí cả năm - - - 1.190
Tổng thu (GO) - - - 6.000
Thu nhập hh (VA) - - - 4.810
Nguồn: Điều tra thực tế năm 2005
1.2.2.8 Heo thịt
Gia đình ông Phía trước đây mỗi năm nuôi 2 lứa heo thịt, mỗi lứa 6 con. Năm 2004-
2005 ông chỉ nuôi được 1 lứa mỗi năm. Theo như chủ nhà cho biết lý do giảm sút chăn nuôi
là do heo tăng trọng chậm, mất gần 1 năm mới xuất chuồng. Nguyên nhân heo tăng trọng
chậm có thể là do giống và thức ăn không đạt tiêu chuẩn. Mỗi năm trừ chi phí mua giống, và
thuốc thú y gia đình ông thu được một khoản thu nhập bằng tiền là 4,75 triệu đồng.
Tiêu thụ heo thịt không gặp phải khó khăn, bởi vì cầu về thịt heo ở thị trường Nam
Đông vẫn còn vượt cung. Tuy nhiên, người sản xuất chỉ bán được cho 1 kênh duy nhất là
những người buôn heo ở địa phương. Họ đến tận nhà, mặc cả giá cả rồi chở về lò mỗ, giết
thịc sáng hôm sau ra chợ Khe Tre bán cho người tiêu dùng. Do không có các chuỗi cạnh
tranh nên nhiều người chăn nuôi phải bán cho họ vì nếu càng nuôi lâu càng tốn kém nhiều
thức ăn, mà tăng trọng của heo tăng không đáng kể. Đây là một vấn đề mà hầu hết các hộ
chăn nuôi ở nông thôn đều gặp phải.
1.2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ
Kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ được trình bày ở bảng 8. Hiện tại, hoạt động
có thu nhập của nông hộ chủ yếu từ cao su, dứa, chuối, lúa, heo và cá. Trong đó, sản xuất lúa
dùng để tiêu dùng trong gia đình. Do vậy, lúa không phải là sản phẩm hàng hoá, nên không
có thu nhập bằng tiền.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
51
Bảng 8 Tổng hợp kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh nông hộ
ĐVT: 1000đồng
sản phẩm Tổng thu Chi phí Thu nhập hỗn hợp
Thu nhập/chi
phí
1. Cao su 5.637 1.916 3.722 1,94
2. Dứa 3.000 1.333 1.667 1,25
3. Chuối 3.030 1.356 1.674 1,23
4. Lồ ô - - - -
5. Quế - - - -
6. Keo - - - -
7. Lúa 6.000 1.190 4.810 4,04
8. Heo thịt 5.880 1.134 4.746 4,19
9. Cá 1.500 400 1.100 2,75
Tổng thu nhập 25.047 7.329 17.718 2,42
Nguồn: điều tra của tác giả, năm 2005
Đối với ngành trồng trọt, cây cao su đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất tính trên 1
đơn vị diện tích đất canh tác (ha). Bởi vì, dứa và chuối được trồng xen trong diện tích cao su,
nên tiết kiệm được lao động, phân bón. Do vậy, nếu cộng cả chuối, dứa và cao su thì tổng giá
trị sản lượng thu được trên 1 ha là cao nhất.
Đối với lúa nước, mỗi năm đem lại cho nông hộ khoảng 4,8 triệu đồng thu nhập hỗn
hợp. Tuy nhiên, lúa dùng để tiêu dùng trong gia đình nên nông hộ không có thu nhập bằng
tiền từ hoạt động này.
Chăn nuôi heo thịt đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trọt và nuôi cá. Cứ một
đồng chi phí thì thu được khoảng 4,2 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó, nuôi cá chỉ thu
được 2,75 đồng giá trị gia tăng.
1.3 Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ
- Đối với diện tích trồng cao su không có sản phẩm nào thay thế tốt hơn. Vì vậy, nông
hộ có thể duy trì và tăng cường đầu tư chăm sóc cao su để đạt năng suất cao, chất
lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập.
- Đối với diện tích trồng quế hiện tại chưa thu hoạch, vì giá thấp và không có thị
trường tiêu thụ. Diện tích này có thể chuyển sang trồng keo có hiệu quả hơn.
- Đối với diện tích lúa nước, nông hộ vẫn muốn duy trì để cung cấp lương thực cho
gia đình. Nếu chuyển sang sản xuất hàng hoá thì có thể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, chưa có phương án chuyển đổi.
- Nuôi cá, phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật chăm sóc. Nếu biết đầu tư, chăm sóc thì sẽ thu
được hiệu quả cao hơn hiện tại. Vấn đề là chọn nuôi loại cá nào có hiệu quả cao nhất,
đồng thời biết xử lý thông tin thị trường.
- Chăn nuôi heo, đạt hiệu quả kinh tế cao nếu biết chăm sóc đúng kỹ thuật. Hiện tại,
kỹ thuật chăn nuôi heo để tăng trọng nhanh vẫn là vấn đề nông hộ cần được tập huấn
thêm.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
52
II. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM
2.1 Giới thiệu
Chuối và dứa là những sản phẩm chủ lực của địa phương. Điều kiện tự nhiên ở Nam
Đông rất thuận lợi để phát triển sản xuất chuối và dứa trở thành sản phẩm hàng hoá. Tuy
nhiên, hiện nay quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trong phạm vi nông hộ. Chưa có phương án sản
xuất theo hướng công nghiệp. Thị trường tiêu thụ chuối, chủ yếu trong phạm vi của các
huyện và thành phố Huế. Chưa có sản phẩm xuất khẩu. Người sản xuất chưa chủ động quyết
định phương án tiêu thụ sản phẩm vì thông tin thị trường còn chưa thông suốt.
2.2 Phương pháp
Chúng tôi lựa chọn 2 sản phẩm chủ lực của nông hộ là chuối và dứa. Đây là 2 sản
phẩm quan trọng đối với các nông hộ ở xã Hương Sơn nói riêng và đối với Nam Đông nói
chung. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất chuối và dứa ở xã Hương Sơn;
điều tra thị trường tiêu thụ đầu mối tại chợ Khe Tre, Nam Đông; phỏng vấn trực tiếp đầu mối
tiêu thụ lớn nhất ở chợ Khe Tre; điều tra thị trường bán lẻ tại thành phố Huế, chợ An Cựu để
xây dựng chuỗi về các sản phẩm này.
Sơ đồ 1 Chuỗi cung dứa / chuối ở Nam Đông
2.3 Mô tả chuỗi cung
Người sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm theo 3 kênh:
(1) Người sản xuất =====> Người thu gom nhỏ ====>
(2) Người sản xuất ====> Bán buôn tại Khe Tre ====>
(3) Người sản xuất ====> Người tiêu dùng cuối cùng
Nông hộ sản xuất
dứa/chuối
Người bán buôn tại
chợ Khe Tre
Người bán lẻ tại TP
Huế
Người tiêu dùng
cuối cùng
Người thu gom nhỏ
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
53
Trong các kênh tiêu thụ trên, kênh thứ 2 là kênh chủ đạo của thị trường. Đây cũng là
kênh quan trọng nhất. Hai kênh còn lại tồn tại không thường xuyên, có tính chất thời vụ.
Chuối được tiêu thụ chủ yếu tại thành phố Huế. Người tiêu dùng mua chuối với 2 mục
đích ăn và thờ cúng. Người tiêu dùng cuối cùng có hai đối tượng chính là hộ gia đình, nhà
hàng khách sạn và các cơ quan.
Dứa cũng được người tiêu dùng mua chủ yếu để ăn, chế biến đóng hộp trong các nhà
máy chế biến. Hiện tại dứa ở Nam Đông, được bán chủ yếu để ăn tại các hộ gia đình.
Chuối là sản phẩm dễ hư hỏng khi bảo quản và vận chuyển. Nên chuối từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng phải mất một khoảng thời gian từ 2-3 ngày. Phương tiện
chuyên chở chủ yếu bằng xe máy và xe ô tô khách Huế - Nam Đông hoặc xe chở hàng theo
chuyến. Chuối để ăn chủ yếu là chuối ba lùn, chuối để cúng là chuối mật, mốc, cau, thành
tiên. Yêu cầu của người tiêu dùng đối với chuối là phải không được dập, thâm, nguyên núm,
không được chín quá. Đối với chuối cúng thì đòi hỏi cao hơn, như phải đều quả, tươi, nguyên
và có hình dáng đẹp.
Các hoạt động tạo ra giá trị đối người kinh doanh chuối bao gồm: bảo quản, vận
chuyển, chế biến. Khâu chế biến chuối không đòi hỏi phức tạp. Người buôn chuối mua chuối
cả buồng, đến khi bán lẻ cho người tiêu dùng thì cắt ra thành nải, bỏ vào bao ni lông hoặc cột
lại bằng dây.
Đối với chuối thì dòng thông tin xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng đến người
bán lẻ tại các chợ tại Huế đến người bán buôn ở chợ đầu mối rồi mới đến người sản xuất.
2.4 Phân tích hoạt động của chuỗi
Chuỗi cung chuối là một chuỗi cung hướng vào người tiêu dùng. Đối tượng người tiêu
dùng là các hộ gia đình, nhà hàng, các cơ quan, doanh nghiệp. Chuỗi cung chuối mang tính
hợp tác, có mối quan hệ kinh doanh lâu dài đã tồn tại hàng chục năm, do vậy mang tính ổn
định cao. Cạnh tranh chủ yếu xẩy ra tại chợ Khe Tre giữa những người bán buôn với nhau.
Tại chợ có khoảng 3 đầu mối lớn và khoảng 5-10 người bán buôn nhỏ. Giá cả được quyết
định bởi người có thế lực thị trường nhất, những người khác theo gía của người có quyền lực
nhất. Do vậy, người bán phải chấp nhận mức độ cạnh tranh hạn chế đó. Giá thường chênh
lệch không lớn, từ 1-2 giá. Các công đoạn của chuỗi cung thường là liền mạch, không đứt
đoạn. Ngoại trừ những ngày mưa lớn, bão lụt không vận chuyển được còn lại thị trường hoạt
động bình thường.
2.5 Những trở ngại cho hoạt động của chuỗi
+ Không có chuỗi cung cạnh tranh, nên người nông dân chấp nhận gía từ phía người
mua ở chợ Khe Tre.
+ Thông tin thị trường không thông suốt, người bán không biết chính xác sự thay đổi
giá trên thị trường.
+ Đây là chuỗi cung độc quyền từ phía người thu mua lớn ở chợ, người bán không có
khả năng lựa chọn nào khác.
III. KẾT LUẬN
- Quy mô sản xuất ở các nông hộ ở Nam Đông vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu phương thức sản
xuất hàng hoá lớn.
- Trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp, lao động thủ công chiếm ưu thế.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
54
- Hoạt động sản xuất trồng trọt có tiềm năng lớn, đặc biệt là cao su, chuối, dứa, trồng
rừng.
- Có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc như bò, dê, trâu.
- Cơ sở hạ tầng đã được cải tạo, tuy nhiên chất lượng đường và cầu chưa tốt.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Các nông hộ còn sản xuất theo kinh nghiệm,
thiếu ghi chép hạch toán cụ thể các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó không có
phương án điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của thị trường.
- Kỹ thuật sản xuất, trình độ hạch toán kinh doanh và thị trường là những yếu điểm cơ
bản cần phải được bổ sung cho các nông hộ.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
55
Phụ lục 5: Nhu cầu tập huấn KDNN của cán bộ khuyến nông tỉnh Thừa
Thiên Huế
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
56
Nhu cầu tập huấn KDNN của cán bộ khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế
I. Giới thiệu
Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở miền Trung Việt
Nam là một dự án được tổ chức AusAIDS tài trợ. Dự án này được tiến hành với sự hợp tác
giữa Đại học Kinh tế Huế và Đại học Lincoln (New Zealand). Các đối tượng hưởng lợi từ dự
án bao gồm các nông hộ ở vùng nông thôn miền Trung, các tổ chức chính phủ và các giảng
viên trường Đại học Kinh tế Huế. Các hoạt động chính của dự án là cung cấp các khoá học
về KDNN thích hợp cho các đối tượng liên quan.
Các cán bộ chính phủ cũng là một trong những đối tượng hưởng lợi từ dự án. Để thiết
kế và trình bày kiến thức chính xác cho họ, một cuộc đánh giá toàn diện nhu cầu đào tạo của
họ là một yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công cuả dự án. Dựa vào các thông tin thu
thập được chắc chắn chúng ta sẽ có được khoá tập huấn chất lượng cao.
Với lí do đó, đánh giá nhu cầu KDNN được tiến hành để thu thập các thông tin chính
xác. Mục tiêu cụ thể của cuộc đánh giá này là:
- Cung cấp thông tin hợp lí và có hệ thống về năng lực của các cán bộ xã, huyện, tỉnh bao
gồm cả các kĩ năng quản lí.
- Xác định những khó khăn và trở ngại họ gặp phải trong qua trình vận dụng các năng lực
quản lí, năng lực hoạch định của mình để giải quyết công việc hằng ngày.
- Để hiểu được rõ hơn các nhu cầu tập huấn đặc biệt là về quản lí KDNN và sản xuất
nông nghiệp và thực hiện kế hoạch của mình.
- Chuẩn bị đề cương thực hiện chương trình giảng dạy cho các cán bộ chính phủ dựa trên
kết quả của cuộc đánh giá này.
II. Mẫu khảo sát đánh giá nhu cầu tập huấn
Cuộc khảo sát đánh giá nhu cầu tập huấn được thiết kế dựa trên các mục tiêu đề ra ở
trên để các kết quả có được từ cuộc khảo sát có thể được áp dụng vào các chương trình đào
tạo cần thiết cho cán bộ ở trên cả 3 tỉnh.
1. Nhóm khảo sát
Nhóm đánh giá nhu cầu tập huấn được hình thành để thực hiện cuộc khảo sát. Trưởng
nhóm là tiến sĩ Mai Văn Xuân và Bùi Dũng Thể chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề kĩ
thuật có liên quan đến mẫu khảo sát như phát triển bảng câu hỏi điều tra, phương pháp
phỏng vấn, phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Để có thể thu thập được những thông tin chính
xác từ những đối tưọng phỏng vấn, 4 giảng viên của trường Đại học Kinh tế Huế là thầy Trần
Minh Trí, cô Trần Đoàn Thanh Thanh, cô Hồ Thị Quý An và cô Lê Thị Kim Tuyến đã được
phân công tham gia vào cuộc khảo sát này. Lí do cho việc phân công này là các giáo viên
này đủ nhanh nhẹn trong việc năm bắt ý kiến, khái niệm. Do không có đủ thời gian để tập
huấn cho các giáo viên này trước khi tiến hành cuộc khảo sát nên họ đã được Tiến sĩ Bùi
Dũng Thể thực hành thử cách phỏng vấn.
2. Các đối tượng khảo sát
Cuộc khảo sát đánh giá nhu cầu tập huấn do các đội ngũ cán bộ nghiên cứu của trường
Đại học Kinh tế Huế tiến hành từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 11 năm 2005. Do bản chất của
cuộc khảo sát là khai thác bảng câu hỏi điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đồng
thời yêu cầu các cán bộ được phỏng vấn tự đánh giá năng lực thực hiện và nhu cầu đào tạo
nhằm cải thiện công việc hằng ngày của mình. Thực hiện khảo sát theo cách này sẽ thu thập
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
57
được thông tin về nhu cầu tập huấn KDNN của các cán bộ nhà nước trong giai đoạ tiếp theo
nếu các kết quả điều tra có tính khả thi.
Trong 120 bảng điều tra thực hiện, có 106 bảng đảm bảo yêu cầu, có thể sử dụng được.
Những bảng điều tra này đã được mã hoá trong cơ sở dữ liệu của excel cho mục đích xư lí và
phân tích dữ liệu. Các kiểu đối tượng phỏng vấn sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo cuả
báo cáo này.
3. Phát triển và kiếm tra bảng câu hỏi điều tra
Để thu thập thông tin từ các đối tượng khảo sát, một bảng câu hỏi điều tra được thảo ra.
Sau đó bản thảo này được kiểm tra lại ở một xã để xác định những điểm chưa phù hợp và
khẳng định tính chẩt đáng tin cậy của bảng thảo này. Dựa trên việc kiểm định này mà bảng
câu hỏi điều tra cuối cùng được xác định và thống nhất trong toàn bộ nhóm nghiên cứu.
Xem chi tiết về bảng câu hỏi này ở phần phụ lục của báo cáo. Nói chung các vấn đề nêu ra
trong bảng câu hỏi này nhằm xác định các thông tin cần thiết về:
- Thông tin chung về đối tượng điều tra;
- Chức năng và trách nhiệm công việc;
- Các tổ chức huyện , xã hay các tổ chức khác có được tập huấn về dịch vụ không;
- Các trở ngại, ràng buộc trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
- Nhu cầu được đào tạo, cụ thể là lĩnh vực cần được tập huấn.
4. Các quy trình thu thập dữ liệu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trong quá trình thu thập thông tin cho
cuộc đánh giá nhu cầu tập huấn này. Tuy nhiên theo các quy tắc truyền thống thì có các hoạt
động được tiến hành trước khi cuộc phỏng vấn được thực hiện nhằm hoàn thiện các quy trình
và các thủ tục hành chính. Các tài liệu chính thức được gửi tới mỗi tổ chức đối tượng được
phỏng vấn để giải thích các mục tiêu của cuộc khảo sát đánh giá nhu cầu tập huấn nhằm thu
hút sự hợp tác chủ động của họ vào trong khảo sát này.
Như đã đề cập trước đó, các giảng viên được yêu cầu tham gia vào trong cuộc khảo sát.
Những giảng viên này được tập huấn kĩ thuật đặt câu hỏi trong phỏng vấn trực tiếp. Họ cũng
được hướng dẫn cách giúp những đối tượng phỏng vấn điền vào bảng câu hỏi điều tra. Tiến
sĩ Thể cũng đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một chủ tịch xã thí điểm để những người này
trực tiếp theo dõi, học hỏi.
Điều này giúp cho họ bắt kịp những ý tưởng về cuộc phỏng vấn và kết hợp được lí
thuyết với kinh nghiệm thực tế. Những người này được phân công làm việc ở các huyện cụ
thể để tiến hành phỏng vấn các cán bộ và các đối tượng mục tiêu.
Cuộc khảo sát thực tế sẽ được nối tiếp bởi các chuỗi quy trình và thủ tục hành chính
bắt đầu bằng việc giới thiệu cán bộ. Tiếp đó tiến hành phỏng vấn cho đến khi bảng câu hỏi
được điền vào đầy đủ. Những người tiến hành phỏng vấn xem xét lúc nào nên giải thích cho
các đối tượng phỏng vấn làm cách nào lấy thông tin tốt nhất.
5. Tiếp nhận và sắp xếp dữ liệu
Công việc này do thầy Trí, Hiếu, cô Thanh, Tuyến thực hiện. Những người này có
trách nhiệm xử lí và phân tích dữ liệu. Để việc xử lí dữ liệu, bảng câu hỏi điều tra đầy đủ đã
được kiểm tra nhằm phát hiện các giá trị thiếu, đảm bảo tính chắc chắn và đáng tin cậy của
bảng hỏi này trước khi đưa vào máy tính. Việc mã hoá, biên soạn cấu trúc, tính chắc chắn,
các biểu bảng thống kê được lập trong phần mềm Excel.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
58
III. Kết quả của việc đánh giá nhu cầu tập huấn ở Thừa Thiên Huế
1. Đặc điểm của các đối tượng phỏng vấn
Với mục đích lấy được thông tin về tình huống kinh doanh nông nghiệp thực tế, bảng
câu hỏi điều tra đã được các cán bộ đại diện cho các cấp hành chính có liên quan đến lĩnh vứ
kinh doanh nông nghiệp ở cấp tỉnh, huyện và xã. Trong cuộc khảo sát có tất cả 106 đối tượng
phỏng vấn, trong đó:
- 53 cán bộ xã và HTX (chiếm 50%)
- 53 cán bộ tỉnh và huyện (chiếm 50%).
Các đối tượng được phỏng vấn chia làm 2 nhóm tuỳ theo quan điểm chiến lược về
KDNN và nhu cầu tập huấn của các đối tượng hưởng lợi. Bên cạnh đó các đối tượng này
được chọn lựa dựa trên 03 vùng sinh thái ở Thừa Thiên Huế bao gồm vùng đồng bằng
(huyện Hương Trà), vùng đồi núi (huyện A Lưới), và vùng duyên hải (huyện Hương Thuỷ).
Đặc điểm nhân khẩu của các cán bộ này được tóm tắt trong Bảng 1.
- Độ tuổi: độ tuổi trung bình là 38,9. Các đối tượng này có độ tuổi trung bình từ 22 –
53. Khoảng 57% trong số này trên 30 tuổi. Điều này có nghĩa là các cán bộ này đã hỗ trợ
nông dân trong sản xuất trong một thời gian dài và hiểu rất rõ về tình trạng kinh doanh nông
nghiệp của tỉnh. Chính vì thế họ có thể xác định chính xác nhu cầu về khoá tập huấn bổ sung
của cả người nông dân và cán bộ nhà nước.
- Giới tính: Chủ yếu các cán bộ này là nam, chiếm khoảng 86% trong tổng số đối tượng
phỏng vấn trong cuộc điều tra này.
- Năng lực chuyên môn: Số lượng đối tượng phỏng vấn không có trình độ đào tạo
chuyên môn chiếm 28,57%, có trình độ đào tạo chuyên môn là 40,00% và có trình độ đại học,
sau đại học chiếm 31,43%. Về trình độ giáo dục, hầu hết những người này đã học xong cấp
trung học. Trình độ năng lực đào tạo chuyên môn thể hiện trình độ năng lực đa dạng và nhu
cầu đào tạo khác nhau trong những đối tượng này.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
59
Bảng 1: Đặc điểm của các đối tượng phỏng vấn
Các đặc điểm
Số lượng
người được
phỏng vấn
Tỉ lệ %
Dưới 30 19 18,45%
30 - 45 59 57,28%
45 -60 25 24,27% Tuổi
Tổng 103 100,00%
Nam 88 86,27%
Nữ 18 17,65% Giới tính
Tổng 106
Dưới trình độ chuyên nghiệp 30 28,57%
Đào tạo chuyên nghiệp 42 40,00%
Tốt nghiệp 31 29,52%
Sau đại học 2 1,90%
Trình độ giáo
dục
Tổng 105 100,00%
Kinh 85 80,19%
Dân tộc khác 21 19,81% Dân tộc
Tổng 106
Dưới 5 năm 18 18,56%
5-10 năm 20 20,62%
10-20 năm 36 37,11%
Trên 20 năm 23 23,71%
Kinh nghiệm
chuyên môn
Tổng 97 100,00%
Nguồn: Điều tra thực tế, 2005
- Dân tộc: hầu hết các cán bộ đều thuộc dân tộc Kinh (80%); các dân tộc thiểu số khác
chiếm khoảng 20%. Tất cả các cán bộ này làm việc ở huyện A Lưới, một huyện miền núi của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ 5 trong 21 người làm việc tại cấp huyện, số khác làm việc ở cấp xã
hay các cấp thấp hơn.
- Kinh nghiệm: Con số bình quân về kinh nghiệm làm việc là 14,24 năm. Phạm vi kinh
nghiệm chuyên môn là từ 1- 30 năm. Con số này tương ứng với độ tuổi trung bình của các
đối tưọng phỏng vấn. Điều này cũng cho thấy các đối tượng này khá quen với các tình huống
kinh doanh nông nghiệp.
2. Chức năng và trách nhiệm công việc
2.1. Cân đối thời gian làm việc
Việc cân đối thời gian làm việc của các cán bộ cho thấy chức năng và trách nhiệm cuả
họ. Thời gian được phân phối cho việc tiến hành khoá tập huấn đối với nông dân và công tác
điều tra thực tế của cán bộ tỉnh huyện và xã tương ứng là 33,42% và 32,38%. Điều này có
nghĩa là cán bộ nhà nước mất nhiều thời gian cho công tác hỗ trợ nông dân. Có sự khác biệt
nhỏ trong cân đối thời gian làm việc của các cán bộ xã và cán bộ tỉnh, huyện. Các cán bộ xã
mất nhiều thời gian hơn cho công việc hành chính hơn các cán bộ tỉnh, khoảng 45,01% so
với 32,93%. Ngược lại, các cán bộ tỉnh mất nhiều thời gian cho các buổi họp mặt, điêu tra
thực tế và các hoạt động khác.
Kết quả này cho thấy các đối tượng phỏng vấn thường hỗ trợ các cấp cơ sở. Vì vậy hỗ
trợ nông dân có thể được xem như là một trong những mối quan tâm chính của các cán bộ
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
60
nhà nước. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc hỗ trợ của họ có hiệu quả đối với tất cả
các người được hưởng lợi.
Bảng 2: Cân đối thời gian làm việc
Đơn vị: %
Hoạt động Các cơ quan huyện, tỉnh Các cơ quan xã Trung bình
- Công tác hành chính 32,93 45,01 38,97
- Các buổi họp mặt 11,38 10,44 10,91
- Đi thực tế 28,47 25,27 26,87
- Tập huấn cho nông dân 9,95 7,11 8,53
- Khác 17,27 12,17 14,72
Tổng 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
2.2. Đối tượng nông dân mà các đối tượng được phỏng vấn hay làm việc cùng
Bảng 3 cho thấy người nông dân mà các cán bộ thường trực tiếp làm việc. Cán bộ tỉnh
và huyện thường xuyên giữ liên lạc với người dân, đặc biệt những nông dân bán dưới 30%
hay từ 30%-60% sản lượng của mình. Trường hợp này cũng giống các cán bộ xã. Lí do
những người nông dân này được chú trọng nhiều hơn là (i). Họ thường là những nông dân
nghèo vì thế họ cần được nhà nước hỗ trợ nhiêù hơn (ii) chính sách phát triển nông thôn
nhằm phá triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất
nông nghiệp trong vùng có quy mô nhỏ và sản xuất tự cung tự cấp, tỉ lệ các sản phẩm nông
nghiệp được tiếp thị thấp. Chính vì thế những người nông dân có tỉ lệ hàng hoá thấp chiếm
phần lớn trong tổng số nông dân trong vùng.
Bảng 3: Đối tượng nông dân thường làm việc cùng
ĐVT: %
Khoản mục Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Nông dân bán dưới 30% sản lượng của mình 67,92 20,75
Nông dân bán từ 30%-60% sản lượng của mình 64,15 30,19
Cán bộ
tỉnh và
huyện Nông dân bán trên 60% sản lượng của mình 41,51 54,72
Nông dân bán dưới 30% sản lượng của mình 83,02 11,32
Nông dân bán từ 30%-60% sản lượng của mình 52,83 22,64 Cán bộ
xã
Nông dân bán trên 60% sản lượng của mình 37,74 47,17
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
2.3. Nhu cầu hỗ trợ thường xuyên nhất của người nông dân (số câu trả lời “có”)
Trong việc sản xuất của mình, những người nông dân thường yêu cầu được các cán bộ
hỗ trợ. Bảng 3 bên dưới theo các cán bộ tỉnh và huyện việc tập huấn về hoạch toán và kinh
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
61
doanh được nông dân quan tâm nhất. Nhu cầu hỗ trợ thường xuyên tiếp theo của nông dân là
tập huấn kĩ thuật boa gồm kiến thức về cách tiến hành vụ mùa, chăn nuôi gia súc. Bên cạnh
đó thông tin thị trường cũng được họ quan tâm. Kiến thức này cho phép họ tiếp thị sản phẩm
của mình theo 73,58% số cán bộ tỉnh được phỏng vấn.
Bảng 4: Năm (05) nhu cầu hỗ trợ thường gặp của nông dân
Mức độ Mục Mức Tỉ lệ (%)
1. Tập huấn kinh doanh và hoạch toán 1 84,91
2. Tập huấn kĩ thuật 2 77,36
3. Thông tin thị trường 3 73,58
4. Các dịch vụ bảo vệ thực vật 4 62,26
Cán bộ tỉnh
và huyện
5. Lịch thời vụ 5 60,38
1. Tập huấn kĩ thuật 1 81,13
2. Lập kế hoạch kinh doanh vay tín dụng 2 75,47
3. Các dịch vụ bảo vệ thực vật 3 71,70
4. Lịch thời vụ 4 67,92
Cán bộ xã
5. Thông tin thị trường 5 60,38
Nguồn : Điều tra thực tế 2005
Theo quan điểm của các cán bộ xã thì có sự khác biệt nhỏ về các nhu cầu hỗ trợ thường
xuyên nhất của nông dân giữa 2 nhóm đối tượng phỏng vấn. Trong đó sự khác biệt rõ nhất là
việc nhấn mạnh nhu cầu tập huấn kĩ thuật theo các cán bộ xã. Điều này có thể được giải thích
rằng các cán bộ địa phương thường giải quyết các vấn đề kĩ thuật và các vấn đề khác liên
quan cho người nông dân. Chính vì thế họ đánh giá nhu cầu tập huấn kĩ thuật cao hơn những
nhu cầu khác. Tuy nhiên các cầu về các vấn đề liên quan đến kinh doanh được đặc biệt chú
trọng.
2.5. Các hoạt động hỗ trợ của cán bộ nhà nước đối với nông dân
Hầu hết các cán bộ 2 cấp đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ người dân trong việc sản
xuất của họ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các cán bộ nhà nước đối vơí sản xuất
nông nghiệp trong vùng. So với cán bộ tỉnh và huyện, các cán bộ xã trực tiếp tiến hành nhiều
hoạt động hỗ trợ hơn. Trung bình 85,6% các cán bộ xã cho rằng họ có hỗ trợ người nông dân.
Trong khi tổng số cán bộ tỉnh và huyện trực tiếp hỗ trợ nông dân là 84,6%. Điều này có thể
được lí giải các cán bộ tỉnh và huỵên thường giải quyết các công việc ở cấp vĩ mô mà không
mấy liên quan đến tình huống kinh doanh của người dân.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
62
Bảng 5: Các dịch vụ hỗ trợ
Các cơ quan tỉnh và huyện Các cơ quan xã
Số người
phỏng vấn
Tỉ lệ
(%)
Phân
loại
Số người
phỏng vấn
Tỉ lệ
(%)
Phân
loại
Lập kế hoạch sản
xuất vụ mùa 33 62,3 3 44 83,0 2
Lập kế hoạch giống
vật nuôi 27 50,9 6 37 69,8 5
Xác định vụ mùa
mang lại lợi nhuận
cao nhất
43 81,1 1 45 81,1 1
Hỗ trợ nông dân
hoạch định tài chính 29 54,7 4 21 39,6 7
Hỗ trợ nông dân tiếp
cận các nguồn tín
dụng
29 54,7 4 42 79,2 3
Cung cấp thông tin thị
trường 40 75,5 2 42 79,2 3
Giúp nông dân tiêu
thụ sản phẩm 24 45,3 7 31 58,5 6
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
Từ đó có thể thấy được 5 hoạt động hỗ trợ tập trung nhất của các cán bộ tỉnh và huyện
là: xác địng vụ mùa mang lại lợi nhuận cao nhất (81,1%), cung cấp thông tin thị trường
(75,5%), giúp nông dân tiếp cận tín dụng (54,7%), hỗ trợ nông dân hoạh toán tài chính
(54,7%), lập kế hoạch sản xuất (62,3%). 5 hoạt động hỗ trợ tập trung nhất của các cán bộ xã
là: xác định vụ mùa có lợi nhuận cao nhất (81,%), lập kế hoạch sản xuất vụ mùa (83,0%),
giúp nông dân tiếp cận tín dụng (79,2%), cung cấp thông tin thị trường (79,2%), lập kế hoạch
giống vâtj nuôi (69,8%).
Dựa trên kết quả điều tra, 04 hoạt động hỗ trợ thường xuyên nhất là:
- Xác định vụ mùa mang lại lợi nhuận cao nhất
- Lập kế hoạch vụ mùa
- Cung cấp thông tin thị trường
- Hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng
Nhìn chung các hoạt động hỗ trợ nông dân của các cán bộ 2 cấp không khác biệt nhiều
và liên quan mật thiết đối với người nông dân. Điều này khẳng định rằng nhận thức về nhu
cầu hỗ trợ các kĩ năng của người nông dân có liên quan đến quản lí kinh doanh.
2.6. Thời gian cho các hoạt động hỗ trợ
Thời gian cho các hoạt dộng hỗ trợ thay đổi giữa các cán bộ tỉnh và xã. Hầu hết các cán
bộ tỉnh mất nhiều thời gian cho các hoạt động xác định vụ mùa mang lại lợi nhuận cao nhất,
lập kế hoạch sản xuất và hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng. Trung bình 74% những người
được phỏng vấn trả lời có tiến hành 3 hoạt động này. Đối với các cán bộ xã điều này hơi
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
63
khác biệt. Bên cạnh xác định các vụ mùa và kế hoạch vụ mùa có lợi, họ còn mất nhiều thời
gian cho việc lập kế hoạch giống vật nuôi. Trong tất cả các đối tượng được phỏng vấn có tiến
hành hoạt động này, có 84% mất khá nhiều thời gian cho hoạt động.
Bảng 6: Thời gian cho các hoạt động hỗ trợ
Nhiều Vừa Ít Tổng
Các đối tượng
dành nhiều thời
gian cho hoạt
động này (%)
Lập kế hoạch sản
xuất vụ mùa 6 17 9 32 71,88
Lập kế hoạch giống
vật nuôi 4 11 12 27 55,56
Xác định vụ mùa
mang lại lợi nhuận
cao nhất
10 21 11 42 73,81
Hỗ trợ nông dân
hoạch định tài chính 1 13 15 29 48,28
Hỗ trợ nông dân
tiếp cận các nguồn
tín dụng
12 10 6 28 78,57
Cung cấp thông tin
thị trường 1 13 25 39 35,90
Các cơ
quan tỉnh
và huyện
Giúp nông dân tiêu
thụ sản phẩm 0 3 19 22 13,64
Lập kế hoạch sản
xuất vụ mùa 19 19 6 44 86,36
Lập kế hoạch giống
vật nuôi 10 23 4 37 89,19
Xác định vụ mùa
mang lại lợi nhuận
cao nhất
17 18 10 45 77,78
Hỗ trợ nông dân
hoạch định tài chính 2 6 13 21 38,10
Hỗ trợ nông dân
tiếp cận các nguồn
tín dụng
19 8 15 42 64,29
Cung cấp thông tin
thị trường 7 10 25 42 40,48
Các cơ
quan xã
Giúp nông dân tiêu
thụ sản phẩm 1 17 13 31 58,06
Nguồn: Điều tra thực tê 2005
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
64
Chú ý: Tỉ lệ phần trăm trong cột cuối được tính toán dựa trên số cán bộ dùng thời gian
bình thường hay nhiều vào một hoạt động được phân chia trong các cán bộ này.
2.7. Các khó khăn chủ yếu của các cán bộ trong công việc của mình
Khó khăn lớn nhất của các cán bộ được thể hiện trong bảng 6, bao gồm: (i) thiếu kiến
thức chuyên môn do không đươc đào tạo đầy đủ, (ii) thiếu kinh nghiệm thực tế, (iii) thiếu ký
năng, phương pháp tập huấn (iv) thiếu thông tin. Những khó khăn này hầu hết bắt nguồn từ
bản thân của chính họ. Bất chấp sự hợp lý của các hoạt động hỗ trợ, các cán bộ này đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn nêu trên mà chủ yếu là do thiếu đào tạo chuyên môn. Chính
vì thế, nhu cầu được đào tạo lại nhằm đáp ứng nhu cầu công việc được đưa ra.
Bảng 7: Những khó khăn các cán bộ hay gặp
Đơn vị: %
Khó khăn Cán bộ xã Cán bộ tỉnh và huyện
- Thiếu kiến thức chuyên môn do không được đào tạo 75,47 43,40
- Thiếu kinh nghiệm thực tế 47,17 41,51
- Thiếu kĩ năng, phương pháp đào tạo 75,47 58,49
- Thiếu thông tin 60,38 75,47
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
Đối với các cán bộ tỉnh và huyện, bên cạnh các khó khăn nêu trên còn có một vài trở
ngại trong công việc của mình. Chủ yếu là do thiếu các phương tiện vật chất (8 ý kiến) và
ngân sách cho việc lập và thực hiện kế hoạch (6 ý kiến). Đối với các cán bộ xã ý kiến về khó
khăn khác rất đa dạng. Một số trở ngại khác như thiếu sự thông cảm của đồng nghiệp (1 ý
kiến), thiếu phương tiên vật chât (1 ý kiến), thiếu thời gian (2 ý kiến), thiếu hỗ trợ kĩ thuật (1
ý kiến) và đại phương rộng lớn (1 ý kiến). Tuy nhiên những ý kiến trên không đáng kể vì
chúng chỉ đại diện ý kiến cho một phần nhỏ những người được phỏng vấn.
3. Các khoá tập huấn
3.1. Tình hình tham gia khoá tập huấn của các cán bộ nhà nước
Nhìn chung các cán bộ nhà nước ở 2 cấp có tham gia vào các khoá tập huấn. Tuy nhiên
chỉ 39 trong tổng số 106 người thường tham gia vào các khoá tập huấn về quản lí kinh tế và
kinh doanh nông nghiệp, chiếm khoảng 36,79%. Trong đó 20 cán bộ tỉnh và huyện, 19 cán
bộ xã tham gia một khoá, 4 cán bộ tỉnh, huyện và 16 cán bộ xã tham gia nhiều hơn một khoá.
Điều này cho thấy tỉ lệ tham gia vào khoá tập huấn có liên quan đến quản lí kinh tế và kinh
doanh của các cán bộ này là thấp. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, những người thường xuyên tổ
chức các khoá tập huấn thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Nông lâm, khoa Nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Những người này rất có năng lực trong việc đào tạo và truyền đạt
kiến thức nhờ vào kinh nghiệm giảng dạy của mình.
Có 4 hình thức tập huấn thông thường được tổ chức ở 2 cấp cán bộ nhà nước, bao gồm:
- Tập huấn kĩ thuật;
- Quản lí kinh tế và các vấn đề liên quan như phát triển nông thôn, xây dựng năng lực…
- Quản lí kinh tế và các vấn đề liên quan như hoạch toán, lập kế hoạch kinh doanh...
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
65
- Phương pháp tập huấn.
3.2 Lí do cán bộ không tham gia vào các khoá tập huấn
Bảng 8: Lí do cán bộ không tham gia vào các khoá tập huấn
Đơn vị: %
Cán bộ tỉnh và
huyện Cán bộ xã
- Chi phí cao, không đủ ngân sách 33.33 28.95
- Các khoá tập huấn không đáp ứng được nguyện
vọng của người học 11.11 10.53
- Chưa bao giờ nghĩ đến 14.81 7.89
- Không quan tâm 0.00 5.26
- Không có thông tin 18.52 23.68
- Các lí do khác 22.22 23.68
Cộng 100 100
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
Đa số các cán bộ chưa tham gia vào bất kỳ khoá tập huấn nào về kinh doanh nông
nghiệp và quản lý kinh tế (khoảng 33 cán bộ tỉnh và huyện, 34 ở cấp xã tương ứng với
62.26% và 64.15%). Các lý do cho điều này được minh hoạ ở bảng 8. Trong tất cả các lý do
trên, chi phí cao và không có thông tin về các khoá tập huấn dường như là lý do chủ yếu, đặc
biệt đối với các cán bộ xã.
3. 3. Lợi ích từ khoá tập huấn
Nhìn chung, hầu hết những người tham gia khoá tập huấn ở hai cấp đều đạt được một
số lợi ích nhất định từ khoá tập huấn. Điều này được thể hiện ở bảng bên dưới. So với cán bộ
xã, cán bộ tỉnh có được nhiều lợi ích hơn nhờ vào khả năng thấu hiểu của họ. Lợi ích quan
trọng nhất của các khoá tập huấn là hiểu được các khái niệm, ý tưởng mới. Tuy nhiên, các
khoá tập huấn về quản lý kinh tế và kinh doanh nông nghiệp dường như không phù hợp với
công việc của các cán bộ nhà nước ở hai cấp trong thực tế. Điều này phù hợp với ý kiến của
các cán bộ về những hạn chế của các khoá tập huấn.
Bảng 9: Các lợi ích từ khoá tập huấn
Đơn vị: %
Lợi ích
Cán bộ tỉnh và
huyện Cán bộ xã
- Biết thêm nhiều khái niệm, ý tưởng mới 82,5 91,3
- Cải thiện kĩ năng quản lí 65,7 64,6
- Cải thiện năng lực phân tích thị trường 60,2 62,3
- Cải thiện năng lực xác định kế hoạch sản xuất 56,6 62,0
- Các kĩ năng giải quyết vấn đề 53,1 58,7
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
66
3.4. Hạn chế của khoá tập huấn
Các khoá tập huấn có những hạn chế riêng. Hạn chế lớn nhất là thiếu các hoạt động
thực hành kèm theo. Trong tất cả các đối tượng phỏng vấn, 85 %cán bộ tỉnh và huyện, 79%
cán bộ xã đều đồng ý với nhận định này. Một hạn chế khác là không áp dụng được vào thực
tiễn ở địa phương, đặc biệt là 78% cán bộ xã đồng ý như vậy. Bên cạnh đó có một số các hạn
chế khác, tuy nhiên chúng không nghiêm trọng. Rõ ràng là các khuyết điểm này đã hạn chế
lợi ích có được từ khoá tập huấn. Chính vì thế các kiến thức được phổ biên trong các khoá
tập huấn khó được áp dụng vào thực tế. Những nhà tổ chức các khoá tập huấn bổ sung phải
chú ý đến những hạn chế này để khắc phục.
Bảng 10: Các hạn chế của khoá tập huấn
Đơn vị: %
Cán bộ tỉnh và
huyện Cán bộ xã
- Thiếu thực hành 85 79
- Kiến thức mới chưa đầy đủ 8 6
- Chưa áp dụng được vào thực tế 5 78
- Khác 7 9
Nguồn: Điều tra thực tế 2005
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
67
4. Các nhu cầu đào tạo sâu hơn
4.1. Nhu cầu về nội dung của các khoá tập huấn
Bảng 13 cho thấy nội dung của các khoá tập huấn bổ sung được xây dựng dựa trên ý
kiến của các cán bộ cấp tỉnh và huyện. . Có thể thấy rằng tất cả cán bộ chú ý nhiều đến việc
đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trưòng,
phương pháp tập huấn và kĩ năng tổ chức khoá tập huấn. Nhìn chung, trong các nhu cầu tập
huấn sâu hơn thì các vấn đề liên quan đến quản lí kinh doanh được đặc biệt chú trọng.
Tuy nhiên, có nhiều khác biệt trong việc ưu tiên các hoạt động có liên quan giữa
2 cấp. Khác biệt lớn nhất được thể hiện trong ý kiến của họ là liệu có tổ chức các khoá tập
huấn sâu hơn về phân tích thị trường hay không. Trong khi 73,58% cán bộ tỉnh và huyện đặc
biệt chú trọng nội dung này, 49,06% cán bộ xã thì tỏ ra thờ ơ còn 79,25% lại chú ý đến
phương pháp tập huấn. Có những điểm khác biệt nhỏ trong việc phân loại các nội dung còn
lại được đề cập ở trên.
Bảng 11: Nội dung của các khoá tập huấn bổ sung
Nội dung của các khoá tập huấn Số lượng học viên
Phần trăm (trên
mỗi học viên)
Lập kế hoạch kinh doanh 37 69,81
Đánh giá hiệu quả của các kế hoạch
marketing
34 64,15
Phân tích thị trường 39 73,58
Phương pháp tập huấn 37 69,81
Cán bộ
tỉnh và
huyện
Kĩ năng tổ chức khoá tập huấn 33 62,26
Lập kế hoạch kinh doanh 35 66,04
Đánh giá hiệu quả của các kế hoạch
marketing
38 69,81
Phân tích thị trường 26 49,06
Phương pháp tập huấn 42 79,25
Cán bộ xã
Các kĩ năng tổ chức khoá tập huấn 29 54,72
Nguồn: Điều tra thực tế 2005.
4.2 Các ý kiến về việc đào tạo KDNN cho nông dân và cán bộ nhà nước các cấp
a. Cán bộ tỉnh và huyện
- Số lượng các khoá tập huấn bổ sung: 42 người cho rằng con số này nên được tăng lên.
- Các vấn đề tổ chức khoá tập huấn: Thời gian của các khoá tập huấn nên đa dạng (kết
hợp cả các khoá ngắn và dài hạn). Thời gian của các khóa tập huấn hiện nay cần được rút
ngắn chỉ khoảng 3-5 ngày.
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
68
- Phương pháp tập huấn: Kết hợp tập huấn lý thuyết và thực hành đặc biệt các khoá
tập huấn nên cung cấp hình thức thể hiện đối với nông dân, chia sẻ kinh nghiệm giữa các
nông dân giàu và nghèo
- Các học viên
+ Tập trung đối với các cán bộ hợp tác xã
+ Công bằng trong việc chọn lựa đối tượng tập huấn, không phân biệt nam nữ
+ Chọn lựa đối tượng tập huấn phù hợp
+ Tập trung vào vai trò lãnh đạo kinh tế- xã hội
b. Các cán bộ xã
- Số lượng các khoá tập huấn bổ sung: theo ý kiến của 44 người thì số lượng này cần
được tăng lên.
- Các vấn đề tổ chức các khoá tập huấn:
+ Kết hợp đào tạo lí thuyểt đi đôi với thực hành, phát trỉên các kiếu sản xuất thí điểm.
+ Kết hợp với chuyến đi tham quan học tập
+ Tổ chức hội thảo
+ Đa dạng hoá thời gian các khoá tập huấn
+ Khoá tập huấn ngắn hạn
+ Khoá tập huấn dài hạn
+ Hỗ trợ kinh phí: đây là một nhu cầu cấp thiết của các cán bộ cấp cơ sở
- Đối tượng tập huấn: lưu ý mời các cán bộ xã và thôn tham gia vào khoá tập huấn
IV. Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
Dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Nhìn chung các đối tượng phỏng vấn là những người có nhiều kinh nghiệm về kinh
doanh nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn. Hầu hết các
cán bộ nhà nước có trình độ năng lực. Tuy nhiên vấn đề là năng lực cuả họ không đủ để họ
thực hiện tốt công việc hiện tại của mình vì nhiều lí do, đặc biệt là do thiếu kiến thức chuyên
môn, không được đào tạo đầy đủ.
- Họ có liên hệ mật thiết với người nông dân và đã hỗ trợ nông dân trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh. Dựa trên kinh nghiệm của mình, họ đã chỉ ra rằng các nông dân thực sự
cần được hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu của thị
trường. Trong đó, nhu cầu cần được hỗ trợ thường xuyên nhất của nông dân có liên quan đến
quản lý kinh doanh.
- Bất chấp sự hợp lý của việc hỗ trợ từ phía các cán bộ nhà nước đối với nông dân,
những cán bộ này thường đối mặt với nhiều khó khăn do nhiều lý do và đó là lý do tại sao
việc hỗ trợ cho nông dân bị hạn chế. Chính vì vậy, rất cần thiết để họ được đào tạo và đào tạo
lại.
- Các cán bộ nhà nước ở cả hai nhóm đã tham gia vào một số các khoá tập huấn, tuy
nhiên tỷ lệ tham gia thấp (chỉ khoảng 36.8% trong tổng số những người được phỏng vấn).
AGRIBIZ PROJECT - 055/04VIE
69
Hơn nữa phần lớn những người này chỉ tham gia một khoá tập huấn. Tình trạng này rõ ràng
là không đuổi kịp với điều kiện kinh tế xã hội đang thay đổi ngày càng nhanh của tỉnh.
- Các khoá đào tạo mang lại cho họ một số lợi ích nhất định nhưng chúng cũng có
những hạn chế do thiếu các hoạt động thực hành được áp dụng vào thực tế. Những hạn chế
này rất nghiêm trọng bởi vì chúng là những trở ngại lớn đối với các đối tượng tập huấn trong
việc áp dụng các kiến thức được học. Chính vì thế, những khoá tập huấn này đã không đạt
được những mục tiêu đề ra.
- Nói tóm lại, các cán bộ nhà nước cần được đào tạo bổ sung về kinh doanh. Theo ý
kiến của họ thì các nội dung chính của các khoá tập huấn cần tập trung vào các vấn đề kinh
doanh. Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ giữa nhu cầu đào tạo của các cán bộ xã với các
cấp cao hơn trong việc xác định ưu tiên các khoá tập huấn khác nhau.
2. Đề xuất
Dựa trên ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn và kinh nghiệm tiến hành các khoá
tập huấn của chúng tôi cho các cán bộ địa phương và nông dân, chúng tôi có một số đề xuất.
Những ý kiến này được chia thành 5 loại bao gồm: số lượng khoá tập huấn bổ sung, nội dung,
các vấn đề tổ chức, phương pháp tập huấn và chọn lựa đối tượng tập huấn. Cụ thể như sau:
- Số lượng các khoá tập huấn cần được tăng lên.
- Về nội dung:
Đối với cán bộ huyện và tỉnh: lập kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trường, phương
pháp tập huấn.
Đối với cán bộ xã: lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh tế của kế hoạch
marketing, phương pháp tập huấn.
- Về các vấn đề tổ chức
Kết hợp với chuyến tham quan học tập
Tổ chức hội thảo
Đa dạng hoá thời gian của các khoá tập huấn
- Về các phương pháp tập huấn:
Kết hợp các vấn đề lý thuyết với thực hành trong thực tế (Đặc biệt, các khoá tập huấn nên
cung cấp kiểu thực hiện cho nông dân, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nông dân giàu và nghèo).
- Về đối tượng tập huấn:
Tập trung vào những người có trách nhiệm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hay
các nông dân có khuynh hướng sản xuất thương mại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_62__8285.pdf