Những cách tân nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Ở bài thơ này mớiđọc qua người đọcdễ lầm tưởng là tác giả tả việc “đi thuyền” nhất là trong thanh âm của lời thơ lục bát nữa. Nhưng đọc kỹ, chúngta thấy “đi thuyền” ở đây như là một tượng trưng. Ở câu đầu tiên “Thuyền qua” theo tư duy thông thường khi nối với các từ như “mà”, “cũng” thì sẽ là: “Thuyền qua mà nước cũng qua”. Nhưng ở đây tác giả lại viết là “trôi”. Như vậy cái ý niệm mà nhà thơ hướng đến không phải là hình thức, mà bản chất, tức là cả hai “thuyền” và “nước” đều vận động. Ở các câu dưới thêm “mây bay”, “tôi đi” nghĩa là cũng những hình thức khác nhau của vận động. Lại thêm “cái bay”, “cái trôi”, “từ”, “sang” v.v. tất cả đều gợi lên ấn tượng của vận động khách quan trong thếgiới. Như vậy bài thơ không phải tả cảnh đi thuyền, mà hướng đếnmột ý niệm về thế giới, về cuộc đời. Nếuhiểu như học giả Mỹ L. Perine “tượng trưng là cái vật nào đó có một ýnghĩa rộng lớn hơn chính nó” (dẫn theo 198; tr.65), thì bài Đi thuyền của Xuân Diệu là một bài thơ rất tượng trưng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những cách tân nghệ thuật thơ Xuân Diệu.pdf