TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều
cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt
Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể , mà theo các chuyên gia nhận định đây là những
trứng vàng của nền kinh tế.
Từ 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không
ngừng tăng lên và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Năm
2009, trong giai đoạn kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, nguồn
vốn FDI vẫn duy trì ở mức cao tuy thấp hơn so với đỉnh vào năm 2008, và dự báo
trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trở lại.Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là
tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Cũng
như ngày càng có nhiều quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới tìm hiểu cơ hội đầu tư
vào thị trường Việt Nam. Việc tiếp nhận vốn FDI sõ tạo ra cơ hội tiếp cận với trình độ
khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao của thế giới và giải quyết
công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn
cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của vốn FDI, thì nguồn vốn này
vẫn tiềm ẩn những rui ro nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý hợp lý và đồng
bộ. Đặt biệt trong những năm gần đây tình hình các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo
dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến
ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp
trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh
vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu
đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Vấn đề dược đặt ra là
đã có hình vi “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI hiện nay. Đứng trước tình hình
này Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC vào ngày 22 tháng 4 năm
2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh
giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư này thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC
ngày 19 tháng 12 năm 2005. Tình hình chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng
báo động ở Việt Nam hiện nay, trong khi các quốc gia phát triển đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc chống chuyển giá ở các công ty đa quốc gia, thì Việt Nam vẫn còn
thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này. Chính vì lý do này tôi quyết định chọn đề tài
“Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng
chuyển giá ở Việt Nam trong thơi gian qua, khi nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam
ngày càng tăng, và hoạt động của các công ty đa quốc gia ngày càng sôi động. Từ đó,
đề ra một số biện pháp chống chuyển nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt
hơn các doanh nghiệp FDI trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động
trên địa bàn TP HCM nói riêng và cả nước nói chung và hiện tượng chuyển giá của
các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong những năm gần đây.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong đề tài là và phương pháp thống kê, liệt kê, phân
tích các nguồn số liệu từ đó đưa ra nhận xét để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó dê tài còn
sử dụng phương pháp phương so sánh trong quá trình phân tích.
4. Cấu trúc dự kiến
Chương 1: Công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá
Chương 2: Thực trạng chuyển giá quốc tế ở Việt Nam trong thởi kì hội nhập kinh tế
thế giới
Chương 3: Những giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam
5. Đóng góp của đề tài
Đóng góp một số giải pháp chống chuyển giá cho các cơ quan quản lý của
nhà nước quản lý tốt hơn đối với các doanh nghiệp FDI, góp phần làm tăng nguồn thu
ngân sách Nhà nước từ việc thu thuế TNDN đối với các công ty này.Mặt khác, giúp
các doanh nghiệp Việt Nam, đặt biệt các doanh nghiệp có tham gia trong liên doanh
có cái nhìn rõ hơn về chuyển giá quốc tế cũng như những biện pháp tự bảo vệ mình
trong khi hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Mục lục
TÓM TẮT ĐỀ TÀI . 1
1. Lý do chọn đề . 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Cấu trúc dự kiến . 2
5. Đóng góp của đề tài 2
NỘI DUNG . 4
CHƯƠNG I: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ. . 4
1.1 Công ty đa quốc gia . 4
1.1.1 Khái niệm. 4
1.1.2 Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia . 4
1.1.3 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia 5
1.1.4 Tác hại của chuyển giá. . 6
1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và hoạt động chuyển giá ở các công ty đa quốc gia. . 6
1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ. 6
1.2.2 Chuyển giá: 8
1.2.3 Phương thức trốn thuế qua chuyển giá: 8
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP 11
2.1. Những hành vi chuyển giá thường thấy ở các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI ở Việt
Nam 11
2.1.1. Nâng giá trị vốn góp . 11
2.1.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ . 12
2.1.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường . 13
2.1.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất 13
2.2. Tình trạng chuyển giá ở Tp HCM trong những năm gần đây: . 15
2.3. Một số ví dụ tiêu biểu về hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong những năm gần
đây: . 18
2.3.1 Chuyển giá ở công ty liên doanh VNTRA 19
2.3.2 Chuyển giá ở P&G Việt Nam . 20
2.3.3 Chuyển giá ở liên doanh Coca Cola Chương Dương . 22
CHUƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM 26
3.1. Những văn bản pháp lý trong việc chống chuyển giá ở Việt Nam . 26
3.2 Những phương pháp chống chuyển giá nên dược áp dụng ở Việt Nam: 27
3.3 Một số giải pháp bổ sung: 30
3.3.1 Phạt nặng đối với các trường hợp chuyển giá nếu bị phát hiện 30
3.3.2 Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI 31
3.3.3 Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế . 31
KẾT LUẬN . 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 35
PHỤ LỤC . 37
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế của
các quốc gia phát hiện được sẻ thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với các
MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng. Trong lịch sử đã xảy ra những vụ
chuyển giá bị phát hiện và các MNC thực hiện hành động chuyển giá phải nhận lấy
những mức tiền phạt rất lớn. Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là vào năm
1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng công ty ô tô
Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ.
Cuối cùng công ty Nissan phải nộp một khoảng tiền phạt là 170 triệu USD vì bị cáo
buộc thực hiện hành vi chuyển giá. Một năm sau, để trả đũa lại việc cơ quan thuế của
31
Mỹ đã phạt công ty của Nhật với cáo buộc là thực hiện hành vi chuyển giá thì cơ quan
thuế vụ Nhật (NTA) tố cáo tập đoàn Coca-Cola đã cố ý khai thấp lợi nhuận thu được
tại Nhật bằng cách tính giá “quá đáng” các nguyên liệu nhập từ Mỹ và áp đặt chi phí
bản quyền quá cao đối với công ty con tại Nhật. Với hành vi này cơ quan thuế Nhật
đã cáo buộc Coca-Cola thực hiện hành vi chuyển giá và buộc Coca-Cola phải nộp
một khoản tiền phạt là 150 triệu USD.
- Phạt chuyển giá trong giao dịch :là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng
kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường , mà hậu quả là số thu
nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Mức phạt
chuyển giá theo tỉ lệ % dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá khi
chuyển giá vượt quá mức 200% (hay ít hơn 50%) so với mức mà Nhà nước quy định.
- Phạt bổ sung : phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau
khi tính lại tăng vượt mức qui định có thể cho trước. Ví dụ khoản phạt bổ sung 20%
trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá
mức.
3.3.2 Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI
Các cơ quan chức năng nên thường xuyên thanh tra giám sát các hoạt động
chuyển giao nộp bộ của các MNC từ đó phát hiện nhanh chóng, kịp thời những hành
vi sai phạm trong các doanh nghiệp này,và có các biện pháp chấn chỉnh đúng hướng.
Các doanh nghiệp nên thường được chọn là đối tượng điều tra là các doanh
nghiệp khai lỗ trong 2 năm hoặc nhiều hơn 2 năm, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi
nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về
định giá chuyển giao sẽ do cơ quan thuế đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế
có liên quan như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu.
3.3.3 Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc
phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ,
32
phù hợp với các điêu khoảng quốc tế để việc chống hành vi chuyển giá được hiệu
quả hơn. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi
gây tiêu cực cho nền kinh tế.
Xây dựng luật thế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh
tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính
công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo
nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát
triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh
tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế
mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt
Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh
những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triiển kinh tế.
33
KẾT LUẬN
Kề từ sự sụp đổ của thị trường tài chính Mỹ mùa Thu 2008 mở đầu cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sang năm 2009 sau một năm kinh tế tế giới suy giảm
trầm trọng, đã có những dấu hiệu cho thấy tốc độ suy thoái kinh tế thế giới đã giảm.
Năm 2010 ,những nền kinh tế chủ chốt đều có dấu hiệu khởi sắc. Kinh tế thế giới đã
dần đi vào ổn định và đang có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Cũng trong xu thế toàn cầu này,Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nhanh hơn nhiều quốc gia và là một trong những nền kinh tế trong khu vực
đã chứng tỏ được khả năng đứng vững trước suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính phủ
Việt Nam đã nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn tình trạng suy thoái do khủng
hoảng tài chính toàn cầu gây ra bằng cách công bố một loạt gói kích thích tài chính hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế, trong đó có hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp trả nợ
vốn vay và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án ở Việt Nam đang có xu hướng
quay trở lại thực hiện dự án sau một thời gian dài tạm ngưng do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy việc giải ngân nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo các đơn vị quản lí đầu tư nước ngoài ở
các tỉnh thành và các doanh nghiệp trong nước có dự án liên doanh với nước ngoài,
kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quay trở lại
Việt Nam để tiếp tục triển khai các dự án còn dở dang hoặc bắt đầu tiến trình đầu tư
với những dự án đã lên kế hoạch từ lâu. Những tín hiệu lạc quan này cũng cho thấy
nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau khủng hoảng , tuy nhiên một vấn đề cần thiết
các nhà quản lý kinh tế phải nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra biện pháp để kiểm soát là
vấn đề chuyển giá. Chuyển giá là hoạt động tài chính tinh vi và phức tạp mà các tập
đoàn kinh tế thường hay áp dụng nhằm trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Chuyển giá có tác
hại tiêu cực đến sự pháp triển của nền kinh tế làm cho chuyển dịch cơ cấu đầu tư, thất
thoát về thuế, tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh, mất kiểm soát và tự chủ về
kinh tế và nghiêm trọng hơn nữa là làm sai lệch trong định hướng phát triển kinh tế
của quốc gia đó.
34
Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm và khó tránh khỏi của việc tiếp
nhận đầu tư, các quốc gia sẽ lần lượt trải qua và từng bước tìm cách để khắc phục. Để
việc kiểm soát chuyển giá mang lại hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan. Việt Nam
là quốc gia đi sau vì vậy chúng ta cần phải chắt lọc kinh nghiệm của các quốc gia đi
trước và đồng thời phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chuyển giá xảy ra ở
các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc thực hiện xây dựng các chính sách kinh
tế phải dựa trên những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia đi trườc và đồng thời
phải đón đầu được xu hướng tương lai. Có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển
kinh tế đi đúng hướng của nó, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, chủ biên PGS, TS Trần Ngọc Thơ, Trường Đại
Học Kinh Tến Tp.HCM, NXB Thống Kê, 2003
2. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003), “Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, Trường Đại Học
Kinh Tế Tp.HCM
4. Ngô Trần Kim Ngân (2005),“Một số giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học
Kinh Tế Tp.HCM
5. Huỳnh Thiên Phú (2009) “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế”,luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học
Kinh Tế
Tp.HCM
6. Thông tư 66/2010/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường
trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết” của Bộ Tài Chính ban
hành ngày 22 tháng 4 năm 2010
7. Các trang Tiếng Việt Web :
- www.mof.gov.vn
- www.hcmtax.gov.vn
- www.phapluattp.vn
-www.vneconomy.
-www.gdt.gov.vn
-
lo/65189998/176/
36
8 .Các trang wep Tiếng Anh
1. www.transferpricing.com
2. www.pwc.com/vn/en/services/transfer-pricing.jhtml
3.
4.
37
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Trích dẫn Thông tư 66/2010/TT-BTC của bổ Tài Chính ban hành ngày 22/4/2010
Điều 5. Các phương pháp xác định giá thị trường
Các phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết
được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 5 Phần B Thông tư này bao gồm:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi;
- Phương pháp so sánh lợi nhuận;
- Phương pháp tách lợi nhuận.
Tùy theo mỗi phương pháp cụ thể nêu trên, giá thị trường của sản phẩm có thể
được tính trực tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp
hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với các phương pháp tính giá gián
tiếp, khi xác định kết quả kinh doanh cho mục đích kê khai, tính thuế thu nhập doanh
nghiệp thì không nhất thiết phải tính ra đơn giá sản phẩm cụ thể.
1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường
1.1. Phương pháp xác định giá phù hợp nhất là phương pháp được lựa chọn trong 5
phương pháp nêu trên phù hợp với điều kiện giao dịch và có nguồn thông tin, dữ liệu,
số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh.
1.2. Doanh nghiệp tự chọn một giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của biên
độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá trị tương ứng của giao dịch liên
kết. Trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khác với giá trị phù hợp nhất
nhưng kết quả không làm giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh
nghiệp không phải thực hiện điều chỉnh.
1.2.1. Giá trị phù hợp nhất là giá trị phản ánh mức độ tương đương cao nhất về
điều kiện giao dịch của giao dịch độc lập được chọn để so sánh với giao dịch liên kết.
38
1.2.2. Biên độ giá thị trường chuẩn là:
a) Các giá trị trong khoảng các giá trị được tính toán từ các giao dịch độc lập được
chọn để so sánh nêu tại các Tiết 1.6.1 và Tiết 1.6.2 Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 Phần B
Thông tư này;
b) Các giá trị nằm trong khoảng tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba của phép
toán thống kê xác suất tứ phân vị, hoặc các giá trị nằm trong khoảng bách phân vị thứ
25 đến bách phân vị thứ 75 của phép toán thống kê xác suất bách phân vị được tính
toán từ biên độ giá thị trường của các giao dịch độc lập được chọn để so sánh nêu tại
Tiết 1.6.3 Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 Phần B Thông tư này (Xem Phụ lục 2-GCN/CC-
Phần C về cách tính tứ phân vị, bách phân vị).
Ví dụ 11: Doanh nghiệp V tại Việt Nam có một số thông tin:
- Là công ty con chuyên sản xuất, gia công sản phẩm cho công ty mẹ và phải trả tiền
bản quyền cho một công ty con khác trong tập đoàn với chi phí hàng năm là N%/năm
tính trên doanh thu thuần, định kỳ thanh toán là 4 lần/năm.
- Doanh nghiệp V lựa chọn được 13 giao dịch độc lập để so sánh với số liệu về tỷ lệ
phần trăm (%) tiền bản quyền trên doanh thu thuần của các giao dịch này là: 1; 1,25;
1,25; 1,5; 1,5; 1,75; 2; 2; 2; 2,25; 2,5; 2,75; 3.
- Phân tích so sánh cho thấy các khác biệt trọng yếu đã được điều chỉnh hợp lý để loại
trừ, riêng thời hạn thanh toán có sự chênh lệch có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền bản
quyền nhưng không đủ thông tin để quy đổi thành giá trị bằng tiền để điều chỉnh.
- Doanh nghiệp áp dụng hàm thống kê tứ phân vị, chọn tứ phân vị thứ nhất và tứ phân
vị thứ 3 để xác định biên độ chuẩn là 1,5—2,25; số trung vị là tứ phân vị thứ 2 của
biên độ chuẩn có giá trị là 2.
Điều chỉnh số liệu kê khai:
- Trường hợp tỷ lệ chi phí tiền bản quyền tính trên doanh thu thuần của doanh nghiệp
V là 2,1%, doanh nghiệp V không phải thực hiện điều chỉnh lại số liệu kê khai chi phí
bản quyền được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
39
- Trường hợp tỷ lệ chi phí tiền bản quyền tính trên doanh thu thuần của doanh nghiệp
V là 4%, đồng thời doanh nghiệp V thấy rằng giao dịch có tỷ lệ bản quyền là 2% có
điều kiện giao dịch sát nhất với giao dịch của doanh nghiệp, doanh nghiệp V thực
hiện điều chỉnh lại số liệu kê khai chi phí bản quyền được trừ khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp theo mức là 2% trên doanh thu thuần.
1.3. Trường hợp doanh nghiệp đã áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường
theo quy định tại Thông tư này nhưng trong năm có biến động bất khả kháng như
thiên tai, cháy nổ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc giá mua, giá
bán bị ảnh hưởng bởi các chính sách, chế độ điều tiết của Nhà nước thì doanh nghiệp
được điều chỉnh giá đối với những sản phẩm chịu ảnh hưởng theo tình hình thực tế.
2. Các phương pháp xác định giá thị trường
2.1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
2.1.1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong
giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao
dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.
2.1.2. Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc
biên độ giá thị trường chuẩn theo đơn giá sản phẩm để điều chỉnh phù hợp với các
nguyên tắc quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.1.3. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và
điều kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của doanh
nghiệp.
2.1.4. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng với một trong các
điều kiện sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và
giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm;
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các
khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
40
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm như:
a) Đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm;
b) Các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm như: khối
lượng (nếu có ảnh hưởng đến mức giá), thời hạn chuyển giao sản phẩm, thời hạn
thanh toán…;
c) Quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế;
d) Thị trường nơi diễn ra giao dịch.
2.1.6. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các
trường hợp:
a) Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;
b) Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ;
c) Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một
chủng loại sản phẩm.
Ví dụ 12: Công ty V tại Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn của Công ty nước ngoài
S hoạt động trong lĩnh vực gia công sản phẩm dệt may. Trong năm 200x, công ty V có
hai giao dịch về nhận gia công quần âu mã số cat.347 như sau:
- Giao dịch 1: Gia công cho công ty S 1.000 tá quần với giá 60 USD/tá theo điều kiện
giao hàng tại cảng X, Việt Nam (công ty S sẽ chịu trách nhiệm xuất khẩu ).
- Giao dịch 2: Gia công cho công ty M của nước N 1.000 tá quần với giá 100USD/tá
theo điều kiện giao hàng tại thành phố Y, nước N.
Giả định:
- Công ty M là một công ty không có quan hệ liên kết với công ty V và công ty S.
- Hai giao dịch nói trên tương đương về điều kiện giao dịch trừ khác biệt trọng yếu là
chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho việc gửi hàng từ cảng X đến thành phố Y, nước
N là 3 USD/tá.
Phân tích so sánh:
41
- Khi so sánh giao dịch 1 (giao dịch liên kết) với giao dịch 2 (giao dịch độc lập) cho
thấy giao dịch 1 chưa phản ánh đúng mức giá thị trường. Trong trường hợp này,
doanh thu từ giao dịch với công ty S được xác định lại như sau:
(100 USD - 3 USD) x 1.000 = 97.000 USD.
- Công ty V phải kê khai doanh thu gia công nhận từ công ty S là 97.000 USD thay
cho 60.000 USD.
2.2. Phương pháp giá bán lại
2.2.1. Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản
phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó
từ bên liên kết.
2.2.2. Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra
của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác
được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan,
chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
2.2.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu
thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị doanh nghiệp thu được để bù
đắp chi phí hoạt động kinh doanh và có mức lãi hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho
(:) giá bán ra (doanh thu thuần).
2.2.2.2. Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân phối không có quyền
sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán
của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu
thuần).
(Xem Phụ lục 2-GCN/CC- Phần B.1 về công thức xác định giá thị trường theo
phương pháp giá bán lại).
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của giao dịch liên kết
được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi
42
nhuận gộp để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1
Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.2.4. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.2.5. Phương pháp giá bán lại được áp dụng với một trong các điều kiện sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và
giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra
(doanh thu thuần);
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên
giá bán ra (doanh thu thuần) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng
dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra
(doanh thu thuần) như:
a) Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc
quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);
b) Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào để
bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ,
...);
c) Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi nhuận
gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau
hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
2.2.7. Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối
với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có
thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời
vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến,
lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia
tăng đáng kể giá trị sản phẩm.
43
Ví dụ 13: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là bên liên kết của Công ty nước ngoài H
kinh doanh phân phối mặt hàng đồng hồ do công ty H cung cấp có một số thông tin
sau:
- Trong năm 200x, công ty H giao cho doanh nghiệp V 1.000 chiếc đồng hồ và
yêu cầu doanh nghiệp V phải thanh toán số tiền là 330.000 USD (bao gồm giá CIF +
thuế, phí nhập khẩu do công ty H đã nộp).
- Cuối năm 200x, doanh thu thuần doanh nghiệpV thu được từ việc bán toàn
bộ số đồng hồ này cho người tiêu dùng tại Việt Nam được quy đổi là 400.000 USD.
Doanh nghiệp T là doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam hoạt động kinh doanh phân
phối đồng hồ. Năm 200x, tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp T đạt 20%.
Giả sử doanh nghiệp T đủ điều kiện được lựa chọn để so sánh về tỷ suất lợi
nhuận gộp với doanh nghiệp V thì doanh nghiệp V sẽ phải kê khai tính chi phí hợp lý
được trừ cho việc mua đồng hồ từ công ty H như sau:
[400.000 USD - (400.000 USD x 20%)] = 320.000 USD
Doanh nghiệp V chỉ được trừ chi phí hợp lý cho giá vốn hàng bán là 320.000 USD
thay cho 330.000 USD.
Trường hợp công ty H có cung cấp dịch vụ tư vấn bán hàng và yêu cầu doanh
nghiệp V phải thanh toán chi phí này (được hạch toán vào chi phí bán hàng) thì giao
dịch này được tách riêng và phải thực hiện một trong các phương pháp xác định giá
giao dịch được quy định tại Thông tư này để xác định chi phí hợp lý được trừ cho
dịch vụ tư vấn bán hàng.
2.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi
2.3.1. Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm
do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho
bên liên kết.
2.3.2. Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn
(hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
44
2.3.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá
thành) sản phẩm bán ra và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức
lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện
thị trường.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm chia (:) cho giá
vốn (hoặc giá thành). Giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra bao gồm chi phí sản
xuất trực tiếp, gián tiếp và không bao gồm chi phí hoạt động tài chính như: chi phí
bản quyền, lãi tiền vay,....
Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được giá vốn (hoặc giá
thành) sản phẩm bán ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung thì giá vốn (hoặc
giá thành) sản phẩm bán ra làm căn cứ tính lợi nhuận gộp sẽ bao gồm toàn bộ các
khoản chi phí này.
2.3.2.2. Trường hợp doanh nghiệp có chức năng đại lý thu mua sản phẩm không có
quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên
chi phí thu mua sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn.
(Xem Phụ lục 2-GCN/CC, Phần B.2 về công thức xác định giá thị trường theo
phương pháp giá vốn cộng lãi).
2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết được
so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận
gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định
tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.3.4. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.3.5. Phương pháp giá vốn cộng lãi được áp dụng với một trong các điều kiện sau:
45
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và
giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn
(hoặc giá thành);
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên
giá vốn (hoặc giá thành) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn
tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc
giá thành) thường bao gồm:
a) Các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất theo
hợp đồng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm
so với quy mô đầu tư kinh doanh);
b) Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (ví dụ: thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi phí
giám sát chất lượng, lưu kho, lưu bãi, điều kiện thanh toán);
c) Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành trong giá
vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương nhau
hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
2.3.7. Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:
a) Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho các
bên liên kết;
b) Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp tác
kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa
thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra;
c) Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp A tại Việt Nam là công ty con của công ty mẹ T (nước Y)
thực hiện gia công giày xuất khẩu theo mẫu mã do công ty T giao. Công ty mẹ chịu
trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng,
chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế. Doanh nghiệp A được trả phí gia công theo đơn
46
vị sản phẩm và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình gia công. Năm 20xx, thông
tin về hoạt động gia công của doanh nghiệp A như sau:
- Doanh thu thuần (phí gia công): 15 tỷ VND
- Giá vốn hàng bán: 13 tỷ VND
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 1,8 tỷ VND.
Giả định:
- Một số doanh nghiệp độc lập khác cũng hoạt động sản xuất gia công giày cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài và phí gia công được tính trên cơ sở: phí gia công bằng (=)
tổng giá thành toàn bộ (giá vốn hàng bán + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí
bán hàng) cộng (+) 7% tổng giá thành toàn bộ.
- Các giao dịch độc lập của các doanh nghiệp này đủ điều kiện được chọn để so sánh
với giao dịch của doanh nghiệp A.
Trong trường hợp này, doanh thu từ hoạt động gia công giày được xác định lại như
sau: (13 tỷ + 1,8 tỷ) + [7% x (13 tỷ + 1,8 tỷ)] = 15,836 tỷ VND.
Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai doanh thu là 15,836 tỷ VND thay cho số liệu
cũ là 15 tỷ VND.
2.3.8. Phương pháp giá vốn cộng lãi có thể được vận dụng để xác định lại giá vốn
(hoặc giá thành) có yếu tố giao dịch liên kết của doanh nghiệp dựa vào giá của sản
phẩm bán ra đã được xác định theo giá thị trường và tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá
vốn (hoặc giá thành).
Ví dụ 15: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là công ty con 100% vốn của công ty đa quốc
gia P, chuyên sản xuất chất tẩy rửa gia dụng. Nguyên liệu đầu vào (phôi xà phòng và
các hóa chất tẩy rửa khác) do một công ty thành viên Y cung cấp. Sản lượng tiêu thụ
trong năm 200x của doanh nghiệp V là 100 tấn, trong đó:
- Giao dịch 1: 60 tấn được giao bán cho một công ty thành viên khác trong tập đoàn P
với giá FOB là 650 USD/tấn,
- Giao dịch 2: 40 tấn còn lại được bán cho siêu thị trong nước với giá không có thuế
GTGT là 700USD/tấn.
47
Sổ kế toán trong kỳ của doanh nghiệp thể hiện các số liệu như sau:
- Doanh thu thuần: 67.000 USD
- Tổng giá thành toàn bộ: 65.000USD
Giả định:
- Giao dịch 1 và 2 đủ điều kiện để doanh nghiệp V áp dụng phương pháp so sánh giá
thị trường độc lập.
- Số liệu về tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá thành toàn bộ của các doanh nghiệp độc lập
hoạt động trong ngành sản xuất chất tẩy rửa gia dụng là 15%.
Doanh nghiệp V thực hiện kê khai doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp như sau:
- Điều chỉnh lại giá bán trong giao dịch liên kết theo giá bán trong giao dịch độc lập:
700 USD x 60 tấn = 42.000 USD
- Xác định lại doanh thu thuần:
42.000 USD + 700 USD x 40 tấn = 70.000 USD
- Điều chỉnh lại tổng giá thành toàn bộ:
70.000 USD/ (1+ 0,15) = 60.870 USD.
Như vậy, doanh nghiệp V sẽ phải kê khai nộp thuế trên cơ sở số liệu doanh thu thuần
là 70.000 USD thay cho số liệu cũ là 67.000 USD và tổng giá thành toàn bộ là 60.870
USD thay cho số liệu cũ là 65.000 USD.
2.4. Phương pháp so sánh lợi nhuận
2.4.1. Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các
giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản
phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhau.
2.4.2. Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế thu
nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản của hoạt động
sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán và báo cáo tài chính. Lợi nhuận
48
(thu nhập) thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được cộng thêm (+) chi phí
lãi tiền vay hoặc khấu hao tài sản cố định để xác định hiệu quả sản xuất, kinh doanh
trước khi chi trả các khoản chi phí này. Các tỷ suất sinh lời thường được sử dụng bao
gồm:
2.4.2.1. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu
thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ 16: Doanh nghiệp L hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ
nhãn hiệu N và S, trong đó:
- Nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập.
- Nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công ty 100% vốn của
doanh nghiệp L.
- Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là giao
dịch độc lập.
Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau:
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD (là giao dịch độc
lập)
+ Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 25.000 USD (là giao dịch liên
kết)
+ Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD.
+ Công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là
100 USD.
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối
với ô tô hiệu N: 2.000/18.000 x 100% = 11,1%
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối
với ô tô hiệu S: 1.800/25.000 x 100% = 7,2%
49
Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu giữa 2 giao dịch bán xe N và xe S đã
được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty L1 phải đạt tỷ suất lợi nhuận thuần
trước thuế thu nhập doanh nghiệp và trước khi chi trả lãi tiền vay trên doanh thu
thuần là 11,1%. Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu S đuợc xác
định lại như sau:
Tổng giá thành toàn bộ: 25.000 – 1.800 - 100 = 23.100 USD.
Doanh thu thuần: 23.100 / (1 – 0, 111) = 25.984 USD.
Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 25.984 – 23.100 = 2.884 USD
Lợi nhuận thuần trước thuế: 2.884 – 100 = 2.784 USD
Công ty L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao
dịch bán ô rô S là 2.784 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 1.800 USD.
2.4.2.2. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Không sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi
phí đối với các trường hợp có chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết do số liệu chi phí
từ giao dịch liên kết đang thuộc phạm vi điều chỉnh xác định giá thị trường.
Ví dụ 17: doanh nghiệp A là công ty con của công ty B, làm đại lý dịch vụ giao nhận
cho B, doanh nghiệp C là doanh nghiệp độc lập chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận
(cho nhiều khách hàng độc lập). Số liệu về doanh thu, chi phí của A và C như sau:
Đơn vị tính: nghìn USD
A C
Tổng chi phí 1.500 2.000
Tổng doanh thu 1.650 2.500
Giả sử C đủ điều kiện được chọn để so sánh với A về tỷ suất thu nhập thuần trước
thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí.
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của A =
(1.650 - 1.500): 1.500 = 10%
50
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của C =
(2.500 - 2.000) : 2.000 = 25%
Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh
nghiệp từ hoạt động giao dịch liên kết theo tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập
doanh nghiệp trên tổng chi phí tương ứng với mức 25% của doanh nghiệp C.
2.4.2.3. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất này chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định chiếm
tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư (ví dụ: các doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp sản xuất, ngành khai thác mỏ).
Giá trị tài sản là giá trị trung bình cộng của số dư tài sản đầu kỳ và số dư tài sản cuối
kỳ, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động, không bao gồm các tài sản được sử
dụng cho hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết (ví dụ: mua công trái, mua cổ
phần).
Ví dụ 18:
- N là công ty con tại Việt Nam của tập đoàn P chuyên sản xuất rượu gạo. Công ty mẹ
cung cấp phần lớn các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra.
Trong năm 200x doanh nghiệp N có tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh
nghiệp trên tài sản là 3%.
- V là một công ty độc lập chuyên sản xuất đồ uống các loại trong đó có các phân
xưởng sản xuất rượu gạo, bia và đồ uống có ga khác. Trong năm 200x, công ty V có
tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản toàn công ty là
7%, trong đó tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của
phân xưởng sản xuất rượu gạo là 7,5%.
Giả sử V đủ điều kiện được chọn để so sánh với N về tỷ suất thu nhập thuần trước
thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản, như vậy N sẽ phải điều chỉnh thu nhập chịu
thuế theo tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản là
7,5%.
51
2.4.3. Doanh nghiệp lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời nêu trên để so sánh tỷ
suất sinh lời của giao dịch liên kết với tỷ suất sinh lời của giao dịch độc lập và có thể
sử dụng một hoặc nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài
chính để bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất sinh lời đã chọn. Việc lựa chọn tỷ
suất sinh lời được tính trên doanh thu thuần, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản
chất kinh tế của giao dịch. (Xem Phụ lục 2-GCN/CC, Phần B.3 về các công thức tính
tỷ suất sinh lời để áp dụng phương pháp so sánh lợi nhuận).
Ví dụ 19:
- Giả sử doanh nghiệp có giao dịch liên kết ở khâu bán sản phẩm thì không sử
dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần
do số liệu doanh thu từ giao dịch liên kết đang thuộc phạm vi điều chỉnh xác định giá
thị trường.
- Giả sử doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì không sử dụng tỷ suất thu nhập
thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản.
2.4.4. Tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết được so với tỷ suất sinh lời phù hợp nhất
thuộc biên độ giá thị trường chuẩn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định
tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.4.5. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.4.6. Phương pháp so sánh lợi nhuận được áp dụng với một trong các điều kiện sau:
Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời;
Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng các khác
biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại Điều 4 phần B Thông tư này.
2.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời như:
52
a) Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năng chính
của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do doanh
nghiệp đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến trên
cơ sở sử dụng máy móc do cơ sở khác cho thuê để gia công);
b) Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặc tiêu
thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm);
c) Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sản phẩm
đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường).
2.4.8. Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp giá
bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi. Do đó, phương pháp so sánh lợi nhuận
thường được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp như đã nêu tại các Tiết 2.2.7
Điểm 2.2 và Tiết 2.3.7 Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.5. Phương pháp tách lợi nhuận
2.5.1. Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên
kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích
hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia
lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết tham gia là giao
dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất, bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan
chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín
giữa các bên liên kết có liên quan.
2.5.2. Phương pháp tách lợi nhuận có 2 cách tính:
2.5.2.1. Cách tính thứ nhất: phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở chi phí
đóng góp; theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp liên kết tham gia trong giao dịch
được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết tổng
hợp theo tỷ lệ chi phí đóng góp thực tế trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp đó
trong tổng chi phí thức tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng (Xem Phụ lục 2-GCN/CC,
Phần B.4 về công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp).
Ví dụ 20:
53
Doanh nghiệp A tại Việt Nam và doanh nghiệp B tại nước ngoài có một số thông tin
sau:
- Cả hai công ty đều là các công ty thành viên của tập đoàn T sản xuất sản phẩm điện
tử.
- Cả hai công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm mới là ti vi màn hình tinh thể lỏng.
- A chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất vỏ máy và đèn hình để chuyển cho B lắp ráp
với các bộ phận khác (cài đặt các mạch vòng, chíp điện tử ...) do B sáng chế và sản
xuất. Ti vi màn hình tinh thể lỏng thành phẩm được bán cho C là nhà phân phối độc
lập với giá là 550 USD.
- Tổng giá thành sản phẩm do A giao cho B là 300 USD. B bỏ ra chi phí để sản xuất
tiếp theo là 150 USD.
Lợi nhuận được phân bổ cho A được tính như sau:
[(550 - (300 + 150)) : 450] x 300 = 66,66 USD
54
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH 100 CÔNG TY LỚN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2009
Hạng Công ty
Doanh thu
(tỷ USD)
Lợi nhuận
(tỷ USD)
1 Exxon Mobil 442,851.0 45,220.0
2 Wal-Mart Stores 405,607.0 13,400.0
3 Chevron 263,159.0 23,931.0
4 ConocoPhillips 230,764.0 -16,998.0
5 General Electric 183,207.0 17,410.0
6 General Motors 148,979.0 -30,860.0
7 Ford Motor 146,277.0 -14,672.0
8 AT&T 124,028.0 12,867.0
9 Hewlett-Packard 118,364.0 8,329.0
10 Valero Energy 118,298.0 -1,131.0
11 Bank of America Corp. 113,106.0 4,008.0
12 Citigroup 112,372.0 -27,684.0
13 Berkshire Hathaway 107,786.0 4,994.0
14 International Business Machines 103,630.0 12,334.0
15 McKesson 101,703.0 990.0
16 J.P. Morgan Chase & Co. 101,491.0 5,605.0
17 Verizon Communications 97,354.0 6,428.0
18 Cardinal Health 91,091.4 1,300.6
19 CVS Caremark 87,471.9 3,212.1
20 Procter & Gamble 83,503.0 12,075.0
21 UnitedHealth Group 81,186.0 2,977.0
22 Kroger 76,000.0 1,249.4
23 Marathon Oil 73,504.0 3,528.0
24 Costco Wholesale 72,483.0 1,282.7
55
Hạng Công ty
Doanh thu
(tỷ USD)
Lợi nhuận
(tỷ USD)
25 Home Depot 71,288.0 2,260.0
26 AmerisourceBergen 70,593.5 250.6
27 Archer Daniels Midland 69,816.0 1,802.0
28 Target 64,948.0 2,214.0
29 Johnson & Johnson 63,747.0 12,949.0
30 Morgan Stanley 62,262.0 1,707.0
31 State Farm Insurance Cos. 61,343.4 -541.8
32 WellPoint 61,251.1 2,490.7
33 Dell 61,101.0 2,478.0
34 Boeing 60,909.0 2,672.0
35 Microsoft 60,420.0 17,681.0
36 Walgreen 59,034.0 2,157.0
37 United Technologies 58,681.0 4,689.0
38 Dow Chemical 57,514.0 579.0
39 MetLife 55,085.0 3,209.0
40 Goldman Sachs Group 53,579.0 2,322.0
41 Sunoco 51,652.0 776.0
41 Wells Fargo 51,652.0 2,655.0
43 United Parcel Service 51,486.0 3,003.0
44 Caterpillar 51,324.0 3,557.0
45 Medco Health Solutions 51,258.0 1,102.9
46 Pfizer 48,296.0 8,104.0
47 Lowe's 48,230.0 2,195.0
48 Time Warner 46,984.0 -13,402.0
49 Sears Holdings 46,770.0 53.0
50 Safeway 44,104.0 965.3
51 Supervalu 44,048.0 593.0
56
Hạng Công ty
Doanh thu
(tỷ USD)
Lợi nhuận
(tỷ USD)
52 PepsiCo 43,251.0 5,142.0
53 Kraft Foods 42,867.0 2,901.0
54 Lockheed Martin 42,731.0 3,217.0
55 Hess 41,094.0 2,360.0
56 Best Buy 40,023.0 1,407.0
57 Cisco Systems 39,540.0 8,052.0
58 Johnson Controls 38,062.0 979.0
59 FedEx 37,953.0 1,125.0
60 Walt Disney 37,843.0 4,427.0
61 Intel 37,586.0 5,292.0
62 Sysco 37,522.1 1,106.2
63 Honeywell International 36,556.0 2,792.0
64 Sprint Nextel 35,635.0 -2,796.0
65 Enterprise GP Holdings 35,469.6 164.1
66 GMAC 35,445.0 1,868.0
67 Ingram Micro 34,362.2 -394.9
68 Comcast 34,256.0 2,547.0
69 Northrop Grumman 33,940.0 -1,262.0
70 News Corp. 32,996.0 5,387.0
71 Apple 32,479.0 4,834.0
72 CHS 32,167.5 803.0
73 Coca-Cola 31,944.0 5,807.0
74 American Express 31,877.0 2,699.0
75 DuPont 31,836.0 2,007.0
76 New York Life Insurance 31,416.2 -949.7
77 Aetna 30,950.7 1,384.1
78 Motorola 30,146.0 -4,244.0
57
Hạng Công ty
Doanh thu
(tỷ USD)
Lợi nhuận
(tỷ USD)
79 Plains All American Pipeline 30,061.0 437.0
80 Abbott Laboratories 29,527.6 4,880.7
81 Allstate 29,394.0 -1,679.0
82 TIAA-CREF 29,362.5 -3,344.9
83 General Dynamics 29,302.0 2,459.0
84 Prudential Financial 29,275.0 -1,073.0
85 Humana 28,946.4 647.2
86 Liberty Mutual Insurance Group 28,855.0 1,140.0
87 Deere 28,437.6 2,052.8
88 HCA 28,374.0 673.0
89 Tyson Foods 28,130.0 86.0
90 Alcoa 28,119.0 -74.0
91 Tesoro 28,031.0 278.0
92 Murphy Oil 27,512.5 1,740.0
93 Philip Morris International 25,705.0 6,890.0
94 Emerson Electric 25,281.0 2,412.0
95 3M 25,269.0 3,460.0
96 Macy's 24,892.0 -4,803.0
97 International Paper 24,829.0 -1,282.0
98 Occidental Petroleum 24,480.0 6,857.0
99 Travelers Cos. 24,477.0 2,924.0
100 Rite Aid 24,417.7 -1,079.0
58
PHỤ LỤC 4: BẢNG THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÁC
NƯỚC NĂM 2009
Quốc gia( Vùng lãnh thổ) Thuế suất Thuế TNDN
Bhutan
Bangladesh[4] 0-45%
Albania[3] 10%
Bulgaria 10%
Cyprus[3] 10%
Serbia[28] 10%
Bosnia and Herzegovina 10% FBiH, 10% RS[10]
Burkina Faso 10-45%
Syria[4] 10-45%
Macau[3] 12%
Uzbekistan[4] 12%
Ireland 12.5%
Russia[3] 13-20%
Switzerland[4] 13-25%
South Korea[4] 13/25%
Georgia[4] 15%
Latvia[22] 15%
Lithuania 15%
Botswana 15% (plus 10% surcharge)
United States[41][42][43][44][45]
15-39% (federal)
0-12% (state)
Venezuela[4] 15/22/34%
Jordan[4] 15/25/35%
59
Lebanon[4] 15/4-21%
Hungary 16%
Romania 16%
Hong Kong[20] 16.5%
Chile[14] 17%
Singapore 17%[30]
Kazakhstan[4] 17.5%, 15%(2011-)
Iceland[4] 18/26%
Algeria[4] 19
Poland[3] 19%
Slovakia 19%
Canada[13] 19.5%
Afghanistan[3] 20%
Armenia[3] 20%
Croatia[4] 20%
Czech Republic[3] 20%
Egypt[17] 20%
Turkey[3] 20%
Saudi Arabia[27]
20%-85%
11% Social security
Netherlands 20/25.5%
Estonia[3] 21%
Slovenia[3] 21%
United Kingdom[38] 21-28%
Azerbaijan[8] 22%
Greece 22/25%
60
Belarus[4] 24%
Austria[3] 25%
Barbados[9] 25%
China[3] 25%
Denmark[16] 25%
El Salvador 25%
Iran 25%
Israel 25%
Malaysia[3] 25%
Portugal[3] 25%
Taiwan[3] 25%
Ukraine[4] 25%
Vietnam[3] 25%
Bolivia
25% (IUE: on profits) - 3% (IT: income
resulting from transactions)
Indonesia 25% starting FY 2010
Spain[3] 25-30%
Finland[3] 26%
Sweden 26.3%[32]
Peru[4] 27%
Aruba[3] 28%
Mexico[3] 28%
New Zealand 28%
Norway 28%
South Africa 28%[31]
Luxembourg 29.63%
61
Germany 29.8% (average)
Australia[5] 30%
Cuba[4] 30%
Morocco 30%
Panama[4] 30%
Philippines 30%
Tanzania 30%
Thailand[3] 30%
Tunisia[4] 30%
Uruguay[4] 30%
Guatemala[4] 31%
Italy 31.4%
Colombia[4] 33%
Gibraltar 33%
Senegal[4] 33%
Jamaica 33.3%
France[3] 33.33%
Monaco 33.33%
Belgium[3] 33.99%
India[3] 33.99%
Brazil[3] 34%
Angola[3] 35%
Argentina 35%
Benin[citation needed] 35%
Burundi[12] 35%
62
Gabon 35%
Malta 35%
Pakistan 35%
Zambia 35%
Guyana[19] 35%/45%
Cameroon[4] 38.5%
Japan[3] 40.69%
Montenegro 9%
Andorra[citation needed] N/A
Nepal N/A
United Arab Emirates[4] N/A
British Virgin Islands N/A
PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỒ THUẾ TNDN CÁC NƯỚC
63
Mục lục
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề ....................................................................................................................... 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Cấu trúc dự kiến ................................................................................................................... 2
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................. 2
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ. ......................... 4
1.1 Công ty đa quốc gia ............................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm. .................................................................................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia ............................................................... 4
1.1.3 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia ............................................................ 5
1.1.4 Tác hại của chuyển giá. ............................................................................................... 6
1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và hoạt động chuyển giá ở các công ty đa quốc gia. ............. 6
1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ. .................................................................................... 6
1.2.2 Chuyển giá: .................................................................................................................. 8
1.2.3 Phương thức trốn thuế qua chuyển giá: ...................................................................... 8
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP .. 11
2.1. Những hành vi chuyển giá thường thấy ở các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI ở Việt
Nam ........................................................................................................................................ 11
2.1.1. Nâng giá trị vốn góp ................................................................................................. 11
2.1.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ ......................................................... 12
2.1.3 Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường ................................................... 13
2.1.4 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất ............................................................ 13
2.2. Tình trạng chuyển giá ở Tp HCM trong những năm gần đây:..................................... 15
2.3. Một số ví dụ tiêu biểu về hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong những năm gần
đây:......................................................................................................................................... 18
2.3.1 Chuyển giá ở công ty liên doanh VNTRA .................................................................. 19
2.3.2 Chuyển giá ở P&G Việt Nam ..................................................................................... 20
2.3.3 Chuyển giá ở liên doanh Coca Cola Chương Dương ............................................... 22
CHUƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM .......................... 26
3.1. Những văn bản pháp lý trong việc chống chuyển giá ở Việt Nam ..................................... 26
3.2 Những phương pháp chống chuyển giá nên dược áp dụng ở Việt Nam:.............................. 27
3.3 Một số giải pháp bổ sung: .................................................................................................. 30
3.3.1 Phạt nặng đối với các trường hợp chuyển giá nếu bị phát hiện ................................ 30
3.3.2 Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI ................ 31
3.3.3 Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế ........................................................... 31
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 35
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 37
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập.pdf