Do Việt Nam hiện nay vẫn chƣa xác định chính xác đƣợc chiến lƣợc phát triển
tổng thể của ngành công nghiệp đất hiếm nói chung và Titan nói riêng, nên các chính
sách, quy định đƣợc ban hành chƣa phù hợp với thực tế và thay đổi liên tục. Sự bất ổn
này không hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện tại và làm ngán ngại các
nhà đầu tƣ tƣơng lai.
Ví dụ cụ thể, đến năm 2008 Việt Nam vẫn chƣa có chính sách ngăn cấm xuất
khẩu Zircon và Ilmenit, ngay cả thuế xuất khẩu Titan Slag cũng bằng 0. Nhƣng sau
khi công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC) triển khai xây dựng và
vận hành nhà máy sản xuất Titan Slag tại Quy Nhơn, thì sau đó thuế xuất khẩu Titan
Slag bị áp mức 30%. Cho đến hiện nay, Titan Slag vẫn là sản phẩm có giá trị gia tăng
cao nhất mà các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất đƣợc, nên việc áp mức thuế xuất
khẩu 30% đồng nghĩa với việc sản phẩm của Việt Nam không có tính cạnh tranh do
giá quá cao. Mức thuế suất xuất khẩu này đi ngƣợc với chủ trƣơng phát triển ngành
Titan của chính Chính phủ, đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc quay lại tình trạng khai
thác và xuất khẩu khoáng sản thô nhƣ trƣớc đây. Từ đó, việc ngành chế biến Titan bị
“chết yểu” chỉ còn là vấn đề thời gian. May mắn thay, Chính phủ đã kịp thời nhận ra
sai lầm và điều chỉnh giảm mức thuế suất xuất khẩu xuống còn 10% đối với sản phẩm
Titan Slag có hàm lƣợng TiO2 trên 85% để thúc đẩy ngành chế biến theo nhƣ định
hƣớng ban đầu. Trên đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình về việc thay đổi
chính sách của Chính phủ và dù đã có giải pháp khắc phục kịp thời, thì cũng đã ảnh
hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và chế biến Titan,
trong đó có cả Zircon.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khó khăn về đảm bảo nguồn nguyên liệu cho liên doanh VREC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ (2012 – 2013)
BÀI TẬP NHÓM 7
Gvhd: Ts. Vũ Thế Dũng
NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO LIÊN
DOANH VREC
THÀNH VIÊN NHÓM 7:
1.Nguyễn Hoàng Hà
2.Nguyễn Kim Ngân
3.Lê Ánh Vân
4. Đỗ Trần Thanh
5. Trần Duy Khánh
6.Đặng Hồng Phong
7.Trần Thị Tuyết
8.Nguyễn Thị Thùy Trinh
9. Nguyễn Xuân Thuận
10.Đồng Văn Hoàng Ân
11.Nguyễn Hữu Vinh
12.Trần Bảo Anh
Ngày cập nhật: 12/12/2012
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
2
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN DOANH VREC VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG ZIRCONIUM (1 LOẠI TITAN) THÀNH ZIRCONIUM
OXID CHLORUR (ZOC) TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu dự án: ......................................................................................................................... 3
1.2. Giới thiệu công ty Meiwa Corporation (gọi tắt là Meiwa): ........................................................ 5
1.3. Giới thiệu công ty Daiichi Kigenso Kagaku Kogyo Corporation (gọi tắt là DKK): .................. 5
1.4. Nhu cầu liên doanh và phát triển của Meiwa – DKK tại Việt Nam: .......................................... 6
CHƢƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO LIÊN
DOANH VREC ...................................................................................................................................... 7
2.1. Số liệu khảo sát công bố có mức độ tin cậy không cao:............................................................. 7
2.2. Thị trƣờng bị chi phối, kiểm soát và lệ thuộc hoàn toàn vào các thƣơng nhân Trung Quốc: ..... 9
2.3. Tình trạng quy hoạch khai thác, cấp phép và kiểm soát không đồng bộ, nhất quán và không
mang tính chiến lƣợc lâu dài: ........................................................................................................... 10
2.4. Sự không minh bạch, rõ ràng trong việc quản lý hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản:
.......................................................................................................................................................... 12
2.5. Sự thay đổi chính sách liên tục và không lƣờng trƣớc đƣợc từ chính phủ: ............................... 13
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HIỆN TẠI CỦA LIÊN DOANH VREC .......................................... 15
NỘI DUNG THẢO LUẬN:………………………………...……………………………………….. 15
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 16
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
3
CHƢƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ LIÊN DOANH VREC VÀ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG ZIRCONIUM (1
LOẠI TITAN) THÀNH ZIRCONIUM OXID CHLORUR (ZOC) TẠI VIỆT
NAM
1.1. Giới thiệu dự án:
Dự án xây dựng nhà máy chế biến sâu quặng Zirconium (gọi tắt là Zircon) là
kết quả của sự liên doanh giữa công ty Meiwa Corporation và Daiichi Kigenso
Kagaku Kogyo Corporation (gọi tắt là DKK) tại Việt Nam. Trong đó, công ty DKK
chịu trách nhiệm về công nghệ, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm về Nhật Bản; công ty
Meiwa chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu ổn định và các công việc
khác (xin giấy phép đầu tƣ, hỗ trợ thuê đất, tuyển dụng nhân sự, lựa chọn nhà xử lý
chất thải…)
Quy mô dự án nhƣ sau:
Nguyên liệu quặng Zircon tiêu thụ dự kiến:
- ban đầu: 13 000 tấn/năm
- mở rộng thêm sau 2 năm: 25 000 tấn/năm
- Tổng công suất sau khi mở rộng: 38 000 tấn/năm
Công suất thiết kế:
- ban đầu: 11 500 tấn ZOC/năm
- tăng thêm khi tăng công suất: 21 500 tấn ZOC/năm
- Tổng sản lƣợng sau khi tăng công suất: 33 000 tấn ZOC/năm
Nhân sự:
- ban đầu: 60 ngƣời
- sau khi mở rộng: 120 ngƣời
Diện tích nhà máy:
3 ha, tại khu công nghiệp Cái Mép
Tiêu hao điện:
34 500 Mwh/năm
Nƣớc: 400 000 m3/năm
Hoá chất:
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
4
- NaOH: 4 400 tấn/năm
- HCl: 13 000 tấn năm
Thải:
- bùn thải: 3 000 tấn/năm
- nƣớc thải: 400 000 m3/năm
Kế hoạch tài chính của dự án:
Đầu tư cho Nhà máy: khoảng 48 triệu USD, trong đó:
- Xây dựng: 39,6 triệu USD
- Chi phí hoạt động: 8,4 triệu USD
Nguồn tiền:
- Vốn góp: 12,2 – 15,6 triệu USD
- Vốn vay: 32,4 – 34,8 triệu USD
Thành phần ghóp vốn:
- DKK: 6 triệu USD
- Meiwa: 2,5 triệu USD
- JBIC: 3 triệu USD (JBIC là Ngân hàng quốc tế của Nhật – là
một đơn vị nhà nƣớc)
- ITRRE: 1 triệu USD (dự kiến)
- Khác:
Vay vốn ở ngân hàng Tokyo-Mitsibishi UFJ: 32,4 – 34,8 triệu USD
Kế hoạch xây dựng nhà máy dự kiến: Đến tháng 9/2011, xin được giấy phép xây dựng,
đến khoảng 30/9/2011 bắt đầu xây dựng nhà máy.
Các trường hợp tính toán tài chính:
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
5
TT
chi phí
vốn,
triệu
USD
Giá bán
ZOC,
USD/tấn
sản lƣợng
từ năm
2013,
tấn/năm
Giá mua
nguyên
liệu,
USD/tấn
overhead
costs,
triệu
USD
NPV@%
Rate of
Return,
triệu USD
IRR, %
(tỷ lệ chiết
khấu)
Điểm
hoà vốn,
năm
1 50,89 2 500 11500 1 815 2,27 95,24 13,9 6,1
2 50,89 3 000 11500 2 300 2,27 140,11 19,2 4,7
3 50,89 2 000 11500 1 000 2,27 80,26 12,0 6,8
Tính toán FS cho trường hợp 1: Giá Zr sand: 1815 USD/tấn, Giá bán ZOC: 2500
USD/tấn: Xem phụ lục1
1.2. Giới thiệu công ty Meiwa Corporation (gọi tắt là Meiwa):
Công ty Meiwa là thành viên của tập đoàn Mitsubishi, đƣợc thành lập vào năm
1947 tại Nhật bản. Meiwa Corporation là công ty thƣơng mại hoạt động trên nhiều
lĩnh vực, bao gồm: khoáng sản, hóa chất, cao su và chất dẻo, thiết bị sản xuất, dầu khí,
thực phẩm… Thị trƣờng chính của công ty là Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam.
Tại Việt Nam, công ty đã thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội từ năm 1989. Hoạt động chính của 2 văn phòng này là hỗ trợ hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tƣ của Meiwa Nhật Bản, bao gồm: khảo sát
thị trƣờng, tìm kiếm và duy trì các đối tác, phát triển cơ hội kinh doanh.
1.3. Giới thiệu công ty Daiichi Kigenso Kagaku Kogyo Corporation (gọi tắt là
DKK):
Công ty DKK đƣợc thành lập vào năm 1956 tại tỉnh Osaka, Nhật Bản. Ngay từ
ngày đầu thành lập đến nay, hoạt động chủ yếu của DKK là nghiên cứu, tinh chế, sản
xuất các hợp chất từ quặng Titan. Các sản phẩm tinh chế của công ty đƣợc ứng dụng
nhiều trong lĩnh vực hóa chất, xử lý môi trƣờng, cơ khí, luyện kim và điện tử. Ngày
nay, công ty DKK trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực này với 4 nhà máy
chế biến sâu Titan tại Nhật Bản. Các đối tác chính của công ty tại Nhật là: Sumitomo,
Toshiba, TDK…
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
6
1.4. Nhu cầu liên doanh và phát triển của Meiwa – DKK tại Việt Nam:
Vì là công ty thƣơng mại đa quốc gia, nên Meiwa luôn tìm kiếm và khai thác
cơ hội kinh doanh tại các địa phƣơng khác nhau trên thế giới, trong đó Việt Nam
đƣợc xem nhƣ là một trong những thị trƣờng tiềm năng chủ lực. Với ƣu điểm có
nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên phong phú và các
chính sách ƣu đãi đầu tƣ của chính phủ, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tƣ hấp dẫn
của các nhà đầu tƣ Nhật Bản.
Vì Nhật Bản không có nguồn tài nguyên Titan phong phú, nên công ty DKK
luôn phải mua và nhập khẩu nguyên liệu ZOC từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ
Nhật – Trung gần đây có những chuyển biến không thuận lợi (nhƣ là tranh chấp chủ
quyền đảo, sự trổi dậy của chủ nghĩa chống Nhật…) cũng nhƣ các chính sách hạn chế
xuất khẩu, kiểm soát thị trƣờng Titan của chính phủ Trung Quốc ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì thế, việc tìm kiếm
và chuyển đổi nguồn cung ứng ZOC ở các khu vực khác ngoài Trung Quốc là nhiệm
vụ cần thiết và cấp bách để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công ty trong tƣơng lai.
Hiểu đƣợc nhu cầu của DKK, Meiwa đã giới thiệu và hỗ trợ DKK tiến hành
nghiên cứu đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến quặng Zircon thành ZOC tại Việt Nam,
nƣớc có trữ lƣợng Titan lớn thứ 4 trên thế giới. Sự liên doanh đầu tƣ tại Việt Nam sẽ
đồng thời đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển của cả Meiwa và DKK nhƣ nêu trên.
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
7
CHƢƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU
CHO LIÊN DOANH VREC
2.1. Số liệu khảo sát công bố có mức độ tin cậy không cao:
Hầu hết các khảo sát thăm dò đánh giá trữ lƣợng quặng tại Việt Nam đều dừng
ở mức ƣớc đoán có độ tin cậy không cao. Ngay tại khu vực Bình Thuận đƣợc xác
định là nơi có vùng quặng Titan lớn nhất nƣớc cũng chỉ đƣợc thăm dò ƣớc đoán nhƣ
sau: cách khoảng 1 – 2 km tiến hành khoan lấy mẫu quặng, rồi dựa trên kết quả kiểm
tra mẫu để ƣớc lƣợng trữ lƣợng của vùng mỏ.
Hình 1: Các khu vực có tiềm năng đất hiếm ở VN
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
8
Bảng 1: Tổng hợp trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở VN (Nguồn: Cục kinh tế địa
chất và khoáng sản)
Với kết quả nhƣ vậy, hầu hết các chủ đầu tƣ đều phải khảo sát và đánh giá lại
trữ lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng mỏ sau khi nhận đƣợc mỏ từ chính phủ. Tuy nhiên, do
hạn chế về công nghệ, chi phí và thời gian, nên trên thực tế không nhiều chủ đầu tƣ
tiến hành đánh giá chi tiết trữ lƣợng mỏ. Ngoài ra, do giá thắng thầu khai thác khu mỏ
thƣờng thấp hơn giá trị thực tế của khu mỏ rất nhiều, nên công tác đánh giá càng bị
xem nhẹ và bỏ qua.
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
9
Do đó, công ty VREC rất khó có thể ƣớc lƣợng trữ lƣợng vùng nguyên liệu
tiềm năng và chuẩn bị kế hoạch thu mua thích hợp.
2.2. Thị trƣờng bị chi phối, kiểm soát và lệ thuộc hoàn toàn vào các thƣơng nhân
Trung Quốc:
Việt Nam là quốc gia liền kề và có quan hệ hợp tác song phƣơng với Trung
Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoáng sản. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia
giàu tài nguyên đất hiếm nhất thế giới (chiếm hơn 90% nhu cầu thế giới – xem hình 2)
đồng thời cũng là thị trƣờng tiêu thụ khoáng sản đất hiếm thô và các loại đất hiếm đã
qua chế biến sâu lớn nhất thế giới. Để bảo vệ và củng cố thị trƣờng trong nƣớc, Trung
Quốc đang áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp trong nƣớc để mua
và nhập khẩu khoáng sản từ nƣớc ngoài, nhƣ là: miễn thuế nhập khẩu khoáng sản, hỗ
trợ vốn vay lãi suất ƣu đãi cho doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến…
Hình 2: Biểu đồ trữ lượng đất hiếm năm 2008: Trung Quốc: 57,72%; Mỹ: 9,08%;
Australia: 3,76%; Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) 13,62%; Ấn Độ: 0,84%;
Brazil: 0,05%; Malaysia: 0,02%; Các nước khác: 14,91% (Nguồn: Cục khảo sát địa
chất Mỹ)
Dựa vào chính sách hỗ trợ từ chính phủ, các thƣơng nhân Trung Quốc đã thâm
nhập sâu và tham gia hầu hết các hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản tại Việt
Nam. Cụ thể, các thƣơng nhân Trung Quốc cho doanh nghiệp khai thác Việt Nam vay
ƣu đãi (mà thực chất vốn vay này có nguồn gốc từ chính phủ Trung Quốc), hoặc trả
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
10
tiền trƣớc từ 30% - 50% tổng giá trị hợp đồng mua bán, thanh toán bằng tiền mặt
nhanh chóng, đặt mua hàng dài hạn và bao tiêu tất cả sản lƣợng của nhà khai thác, hỗ
trợ công nghệ khai thác, thiết bị máy móc… Đổi lại, doanh nghiệp Việt Nam phải
chịu sự chi phối và quản lý của doanh nghiệp Trung Quốc. Thậm chí tại nhiều doanh
nghiệp khai thác Việt Nam, ngƣời quản lý Trung Quốc có toàn quyền quyết định việc
mua bán sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngƣợc lại, do tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam những năm gần đây rất bất
ổn, lãi suất vay vốn của doanh nghiệp có lúc lên đến hơn 20%, làm đại bộ phận doanh
nghiệp đuối sức trong việc quy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Ngoài ra, vì công
nghệ khai thác của Việt Nam chƣa cao, nên chất lƣợng sản phẩm không đủ để xuất
khẩu đi các thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Ví dụ: hàm lƣợng Fe
trong Zirconium Powder của Việt Nam quá cao nên không thể xuất khẩu sang châu
Âu và Nhật. Và các doanh nghiệp Nhật Bản, châu Âu, Mỹ cũng không thể hỗ trợ và
thực hiện hoạt động mua bán liều lĩnh nhƣ doanh nghiệp Trung Quốc.
Kết quả là doanh nghiệp Việt Nam càng lúc càng phụ thuộc vào các doanh
nghiệp Trung Quốc. Và đó là rào cản rất lớn đối với công ty VREC. Trong nhiều
trƣờng hợp, VREC không thể mua hàng từ doanh nghiệp khai thác đƣợc vì tất cả sản
phẩm đã đƣợc cam kết bán cho doanh nghiệp Trung Quốc. Ngay cả trong trƣờng hợp
doanh nghiệp có thể cung cấp zircon cho VREC, thì doanh nghiệp cũng không cam
kết cung cấp ổn định và lâu dài. Do đó, rủi ro về việc thiếu nguyên liệu luôn đe dọa sự
thành công cho dự án đầu tƣ của VREC.
2.3. Tình trạng quy hoạch khai thác, cấp phép và kiểm soát không đồng bộ, nhất
quán và không mang tính chiến lƣợc lâu dài:
Trong thời gian dài trƣớc năm 2010, việc quy hoạch và cấp phép khai thác diễn
ra không đồng bộ, thiếu sự định hƣớng mang tính chiến lƣợc và tầm quy hoạch cấp
quốc gia. Các địa phƣơng tiến hành thăm dò và cấp phép một cách dễ dàng, tự phát.
Hậu quả là hiện nay tồn tại song song 2 loại giấy phép: giấy phép khai thác tận thu
(cho những mỏ trữ lƣợng thấp, diện tích nhỏ, thời hạn ngắn) và giấy phép khai thác
công nghiệp (cho những mỏ trữ lƣợng cao, diện tích quy hoạch lớn, thời gian khai
thác dài). Và đa phần giấy phép của các doanh nghiệp hiện nay đều là loại tận thu. Vì
thời gian khai thác của mỏ tận thu ngắn, tối đa chỉ khoảng 5 năm, nên các doanh
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
11
nghiệp chỉ tập trung khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng thô, không có sự đầu tƣ
mang tính lâu dài để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và định hƣớng
thị trƣờng tốt hơn. Việc không đánh giá đúng mức trữ lƣợng mỏ cùng với cấp giấy
phép ngắn hạn, đã khuyến khích các doanh nghiệp chạy đua khai thác theo số lƣợng
hơn là chất lƣợng, đồng thời xem nhẹ các công tác phụ trợ khác nhƣ là: quy trình khai
thác, đầu tƣ cho khu mỏ khai thác, tái tạo cảnh quan và vấn đề môi trƣờng khi khai
thác…
Ngoài ra, việc cấp phép không theo quy hoạch và định hƣớng chiến lƣợc đã
làm diện tích khai thác nhƣ hình “da beo”, tức là các khu vực mỏ đang khai thác đan
xen lẫn lộn với các khu vực không khai thác một cách mất trật tự. Điều này là một cản
trở lớn đối với công tác cải tạo, định hƣớng và quy hoạch phát triển ngành chế biến
Titan về sau.
Nhìn chung, trong ngắn hạn việc thiếu quy hoạch và cấp phép tràn lan là một
rào cản lớn đối với nhà đầu tƣ nhƣ VREC nói riêng và sự phát triển của ngành Titan
Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp khai thác chỉ chạy theo sản lƣợng, không chú
trọng chất lƣợng, tập trung vào việc xuất khẩu quặng thô, không cải tiến phát triển
công nghệ để làm ra sản phẩm có giá trị cao hơn và không chú ý hợp tác với các đối
tác chiến lƣợc lâu dài.
Vì thế, có thể thấy rõ rằng rủi ro về nguồn cung ứng nguyên liệu trong dài hạn
và chất lƣợng nguyên liệu không ổn định là điều mà VREC quan ngại.
Gần đây, chính phủ Việt Nam thể hiện sự quyết tâm trong việc chấn chỉnh các
hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là Titan. Nghị định 02 năm 2011 nêu rõ định
hƣớng của Chính phủ là: quy hoạch tập trung vùng khoáng sản thành các khu mỏ
công nghiệp lớn, định hƣớng ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu tạo ra
các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, từ hạn chế đến ngăn cấm việc xuất khẩu khoáng
sản thô. Trƣớc mắt, 2 sản phẩm có giá trị và hàm lƣợng lớn nhất trong Titan là Ilmenit
và Zircon đã bị cấm xuất khẩu thô, chỉ cho phép xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu nhƣ
Titan Slag (xỉ Titan) và Zircon Powder. Tuy nhiên, mặc dù định hƣớng của Chính phủ
là đúng và cần thiết, nhƣng công tác quy hoạch, định hƣớng cụ thể vẫn còn nhiều bất
cập và không phù hợp với thị trƣờng thực tế. Vì vậy, Việt Nam vẫn còn cần phải điều
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
12
chỉnh và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhiều hơn để quy hoạch phù hợp với
thị trƣờng.
2.4. Sự không minh bạch, rõ ràng trong việc quản lý hoạt động khai thác và xuất
khẩu khoáng sản:
Nói thẳng ra, vấn đề ở đây là sự yếu kém của cơ quan quản lý và tình trạng
tham nhũng. Đây không phải là đặc thù của riêng ngành khoáng sản, mà là vấn đề tồn
tại dai dẳng trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với ngành Titan, là
ngành công nghiệp non trẻ và đƣợc xem là tâm điểm của thế giới trong thế kỷ mới, thì
tình trạng này rất phổ biến và nặng nề.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khai thác đều có mối quan hệ “trên mức tình
cảm” với các cơ quan công quyền trung ƣơng và địa phƣơng. Dựa trên mối quan hệ
đó, vai trò và vị trí của “ngƣời bán” – “ngƣời mua” gần nhƣ bị đảo ngƣợc và không
phản ánh đúng mối quan hệ kinh tế thông thƣờng. Ngoài ra, những chi phí không tên
để duy trì các mối quan hệ trên làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hƣởng đến chi phí
mua nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến nhƣ VREC.
Theo
khoang-san-dung-nhung-hoi-muon-12721313.html
“Khai thác tài nguyên từ lâu nay đƣợc xem nhƣ nguồn lợi béo bở và theo điều
tra của Viện Tƣ vấn phát triển, hoạt động này bùng phát mạnh kể từ năm 2005. Việc
cấp phép không theo quy hoạch, vƣợt quy hoạch là tình trạng phổ biến ở nhiều địa
phƣơng. Thậm chí không ít địa phƣơng còn cố tình lách luật bằng cách chẻ những mỏ
lớn ra thành những mỏ nhỏ để khỏi phải ra xin phép trung ƣơng. Ngoài ra, cũng
không loại trừ hoạt động cấp giấy phép, khai thác khoáng sản còn bị các nhóm lợi ích
thao túng.
Kết quả điều tra của Viện Tƣ vấn phát triển còn phát hiện nhiều doanh nghiệp
không đủ năng lực, không có hồ sơ thiết kế mỏ, không làm báo cáo đánh giá tác động
môi trƣờng hoặc chỉ làm chiếu lệ theo thủ tục… nhƣng vẫn đƣợc cấp phép.
Trong số hơn 2.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang hoạt động, trên
90% là những công ty có quy mô vừa và nhỏ. Hầu hết trong số này không đủ khả
năng đầu tƣ thiết bị và công nghệ thích hợp để khai thác hiệu quả. Điều đáng nói là cơ
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
13
quan quản lý nhà nƣớc đã biết rất rõ bất cập này, nhƣng lại không có hành động kịp
thời để khắc phục.”
2.5. Sự thay đổi chính sách liên tục và không lƣờng trƣớc đƣợc từ chính phủ:
Do Việt Nam hiện nay vẫn chƣa xác định chính xác đƣợc chiến lƣợc phát triển
tổng thể của ngành công nghiệp đất hiếm nói chung và Titan nói riêng, nên các chính
sách, quy định đƣợc ban hành chƣa phù hợp với thực tế và thay đổi liên tục. Sự bất ổn
này không hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện tại và làm ngán ngại các
nhà đầu tƣ tƣơng lai.
Ví dụ cụ thể, đến năm 2008 Việt Nam vẫn chƣa có chính sách ngăn cấm xuất
khẩu Zircon và Ilmenit, ngay cả thuế xuất khẩu Titan Slag cũng bằng 0. Nhƣng sau
khi công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC) triển khai xây dựng và
vận hành nhà máy sản xuất Titan Slag tại Quy Nhơn, thì sau đó thuế xuất khẩu Titan
Slag bị áp mức 30%. Cho đến hiện nay, Titan Slag vẫn là sản phẩm có giá trị gia tăng
cao nhất mà các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất đƣợc, nên việc áp mức thuế xuất
khẩu 30% đồng nghĩa với việc sản phẩm của Việt Nam không có tính cạnh tranh do
giá quá cao. Mức thuế suất xuất khẩu này đi ngƣợc với chủ trƣơng phát triển ngành
Titan của chính Chính phủ, đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc quay lại tình trạng khai
thác và xuất khẩu khoáng sản thô nhƣ trƣớc đây. Từ đó, việc ngành chế biến Titan bị
“chết yểu” chỉ còn là vấn đề thời gian. May mắn thay, Chính phủ đã kịp thời nhận ra
sai lầm và điều chỉnh giảm mức thuế suất xuất khẩu xuống còn 10% đối với sản phẩm
Titan Slag có hàm lƣợng TiO2 trên 85% để thúc đẩy ngành chế biến theo nhƣ định
hƣớng ban đầu. Trên đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình về việc thay đổi
chính sách của Chính phủ và dù đã có giải pháp khắc phục kịp thời, thì cũng đã ảnh
hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và chế biến Titan,
trong đó có cả Zircon.
Ngoài ra, ngành chế biến đất hiếm nói chung và Titan nói riêng có rất nhiều
chủng loại sản phẩm có giá trị gia tăng rất cao và đa dạng. Tuy nhiên, trong điều kiện
hiện tại, các chính sách, quy định của Việt Nam còn rất chung chung và mới chỉ tập
trung vào 2 loại phổ biến là Zircon Powder và Ilmenit (bao gồm Titan Slag). Mặc dù
công nghệ chế biến các loại khoáng sản Titan là khác nhau và chuỗi giá trị gia tăng
cũng khác nhau, nhƣng sự đình trệ của một loại khoáng sản bất kỳ trong 4 loại: Rutile,
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
14
Monazite, Zircon, Ilmenit đều sẽ tác động lên cả ngành Titan. Do đó, nguy cơ nguồn
cung Zircon bị suy giảm do tác động của chính sách lên nhóm ngành khác là có thật.
Trong trƣờng hợp cụ thể của liên doanh VREC, hiện nay hầu nhƣ chƣa có quy
định, chính sách nào đề cập đến sản phẩm ZOC (Zircon Oxide Chloride) . Vì thế, khả
năng trong tƣơng lai liên doanh VREC sẽ vấp phải vấn đề về chính sách tƣơng tự nhƣ
công ty SQC là rất lớn.
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
15
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HIỆN TẠI CỦA LIÊN DOANH VREC
Trình bày trong báo cáo in nộp thầy và trình bày trƣớc lớp sau khi thảo luận
NỘI DUNG THẢO LUẬN:
Bàn luận về những khó khăn và đề nghị những giải pháp về đảm bảo nguồn nguyên
liệu cho liên doanh VREC
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
16
PHỤ LỤC
Tính toán FS cho trƣờng hợp 1: Giá Zr sand: 1815 USD/tấn, Giá bán ZOC: 2500 USD/tấn
Tt 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
S
ản
p
h
ẩm
Sản lƣợng ZOC-cry, tấn 8 000 11 500 11 500 11 500 11 500 11 500 11 500 11 500
thành tiền, USD 20 000 000 28 750 000 28 750 000 28 750 000 28 750 000 28 750 000 28 750 000 28 750 000
SMS-Cry, tấn 5 083 7 307 7 307 7 307 7 307 7 307 7 307 7 307
thành tiền, USD 152 492 219 207 219 207 219 207 219 207 219 207 219 207 219 207
Tổng Cộng (1) , USD 20 152 492 28 969 207 28 969 207 28 969 207 28 969 207 28 969 207 28 969 207 28 969 207
C
h
i
p
h
í
cố
đ
ịn
h
,
U
S
D
Chi phí sản xuất 13 092 651 18 820 685 18 820 685 18 820 685 18 820 685 18 820 685 18 820 685 18 820 685
Chi phí quản lý & bán hàng 773 500 796 075 822 036 851 892 886 225 925 709 971 116 1 023 333
Khấu hao (xong sau 6 năm) 6 646 811 6 730 145 6 813 478 6 896 811 6 980 145 7 063 478 500 000 500 000
Tổng cộng (2) 20 512 962 26 346 905 26 456 199 26 569 388 26 687 055 26 809 872 20 291 801 20 344 018
Lợi nhuận kinh doanh
= (1) – (2)
- 360 470 2 622 302 2 513 008 2 399 819 2 282 152 2 159 335 8 677 406 8 625 189
1 501 400 1 514 960 1 530 554 1548 487 1 569 110 1 592 827 1 620 101 1 651 466
-1 861 870 1 107 342 982 454 851 332 713 042 566 508 7 057 305 6 973 723
728 645 624 553 520 461 416 369 312 277 208 185 104 092 -
1 296 491 1 863 706 1 863 706 1 863 706 1 863 706 1 863 706 1 863 706 1 863 706
Lãi trƣớc thuế 1 294 024 2 346 495 2 325 699 2 298 669 2 264 470 2 222 029 8 816 919 8 837 429
Thuế - - - 46 993 452 894 444 406 1 763 384 1 767 846
Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế_Nhóm 7
17
Lãi ròng 1 294 024 2 346 495 2 325 699 2 251 676 1 811 576 1 777 623 7 053 535 7 069 943
D
ò
n
g
t
iề
n
t
h
ự
c Cash Flow 5 325 787 9 076 640 9 139 176 9 148 487 8 791 721 8 841 101 7 553 535 7 569 943
Trả gốc (trả ngân hàng) 5 204 603 5 204 603 5 204 603 5 204 603 5 204 603 5 204 603 5 204 598 -
Duy trì hoạt động 500 000 500 000 500 000 500 000 500 000 500 000 500 000 500 000
Thu tiền mặt -351 816 3 372 037 3 434 573 3 443 884 3 087 118 3 136 498 1 848 937 7 069 943
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bt_kdqt_nhom_7_kho_khan_ve_nguon_nguyen_lieu_cho_vrec1_1571.pdf