Những nét mới trong chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Nghĩa Đàn
Như vậy, chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Nghĩa Đàn có rất nhiều điểm mói
so với trước đây từ chỗ con giống, thức ăn đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
cũng như quy trình khai thác sữa chủ yếu được sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại.
- Giống bò sữa chủ yếu là bò HF thuần nhập nội từ NewZelanld, Úc và
một số được sinh ra tại nghĩa Đàn.
- Về quy mô đàn lớn, cơ cấu đàn phù hợp với yều cầu đặt ra của mỗi trại
- Quy trình sử dụng, chế biến thức ăn tiên tiến khác với trước đây cụ
thể từ khâu chể biến đến cho ăn đều sử dụng bằng phương tiện cơ giới. khẩu
phần ăn được trộn đều thức ăn thô và thức ăn tinh, đặc biệt việc sử dụng các
loại thức ăn nhằm nâng cao sản lượng sữa mà trước đây rất ít hoặc không
dùng như cây ngô cả bắp non.
7 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nét mới trong chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Nghĩa Đàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG NÉT MỚI TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
HIỆN NAY Ở NGHĨA ĐÀN
Th.S NGUYỄN THỊ HOA
TRƯỞNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI - THÚ Y
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết chăn nuôi bò sữa
xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế
kỷ XX, dưới thời pháp thuộc. Tuy nhiên, với
hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ ở một số địa
phương chủ yếu là Hà Nội, Ba Vì. Từ Năm
1986 đến 1999 phong trào chăn nuôi bò sữa
tư nhân đã hình thành và tỏ ra có hiệu quả.
Trước tình hình đó Chính phủ đã có chủ
trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa
trong giai đoạn (2001- 2010) ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Nghệ an là một trong
những địa phương nằm trong vùng dự án
chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung
quy mô công nghiệp tại huyện Nghĩa Đàn,
nhằm định hình một ngành sữa hiện đại nhất
tại Việt Nam. Dựa trên bí quyết quản lý và
công nghệ tiên tiến nhất đạt tiêu chuẩn quốc
tế của Israel. Để tìm hiểu quy trình chăn nuôi
bò sữa theo hình thức chăn nuôi công nghệ
tiên tiến chúng tôi xin giới thiệu những nét
mới trong chăn nuôi bò sữa tại trại TH TRUE
MILK và trại Vinamilk ở huyện Nghiã Đàn.
II. NỘI DUNG
2.1. Quy mô cơ cấu đàn và cơ cấu giống
bò của trại
Tổng đàn bò của trại TH TRUE
MILK hiện tại có khoảng 20.000 con
trong đó có 6.000 con là bê được sinh ra
tại nghĩa đàn, còn lại là bò HF thuần được
nhập từ NewZelanld, Úc, Canada và
khoảng 7.000 con cho sữa, mỗi ngày cung
cấp khoảng 150 tấn/ngày . Theo ông Gil
Inbar, đây là trang trại bò sữa có quy mô
lớn nhất thế giới mà ông từng biết. “Bò
của trang trại đã trải qua 2 mùa nắng trên
vùng đất này. Bò mẹ đang ngày ngày cho
ra sữa; bê con đang lớn và chuẩn bị có sữa
Đàn bò tại trang trại bò sữa
Vinamilk Nghệ An có quy mô chăn nuôi
là 3.000 con; trong đó, có 1.500 con bò
vắt sữa, cung cấp mỗi ngày 30 tấn sữa cho
nhà máy chế biến của Vinamilk tại Nghệ
An. Để đảm bảo nguồn con giống tôt, từ
đó cho chất lượng sữa cao, đàn bò tại
trang trại Vinamilk Nghệ An sẽ được tiếp
tục tăng đàn thông qua nhập con giống bò
sữa cao sản từ Úc và áp dụng công nghệ
phối giống tinh giới tính toàn cái. Những
bê cái gieo từ tinh giới tính đầu tiên tại
Việt Nam do công ty thực hiện đã ra đời
tại trang trại.
Hình 1. Đàn bò của Trại bò sữa Vinamilk
2.2. Nguồn thức ăn, quy trình chế biến
và sử dung thức ăn cho bò
Thức ăn cho bò được lên thực đơn
theo ngày, bò lấy sữa, bò nuôi con,
bê có chế độ ăn khác nhau. Thức ăn
cho bò được chia ra 2 thành phần là
thực phẩm xanh (như ngô, cao lương,
cỏ; trong đó có cả những loại cỏ nhập
khẩu từ Mỹ) và các thực phẩm khác
như tinh bột các loại, gỉ mật Việc ủ
chua cỏ để diệt khuẩn, phối trộn, vận
chuyển thức ăn đến chuồng được thực
hiện bằng máy xúc, ô tô, máy trộn cỡ
lớn và được điều khiển bằng hệ thống
máy tính.
- Nguồn thức ăn
+ Thức ăn thô xanh cho bò chủ yếu
được sản xuất tại Nghĩa Đàn gồm có cỏ
trồng, cao lương và ngô, tùy theo loại bò
có thể sử dụng cây ngô non chưa ra bắp
hoăc cây ngô đã có bắp ngậm sữa thường
được dùng cho bò đang cho sữa (Đây là
một điều mới trong sử dụng thức ăn cho
bò sữa hiện nay)
+ Thức ăn thô khô như rơm, cỏ khô
chủ yếu thu mua ở các địa phương khác
làm nguồn thức ăn dữ trữ và một phần bổ
sung vào khẩu phần thức ăn thô xanh, nếu
bò ăn hoàn toàn thức ăn thô xanh thường
dẫn đến sữa kém phẩm chất như vón sữa,
độ kiềm cao,v.v. Ngoài ra trang trại còn
nhập một số cỏ khô từ Mỹ. Việc nhập
những tấn cỏ từ Mỹ với giá 260 USD/tấn
như hiện nay không phải là giải pháp lâu
dài cho TH và trại Vinamilk Nghệ An. Để
khắc phục, TH đã dành ra 1.500ha, trại
Vinamilk dành 30 héc ta để trồng các
giống cỏ, cao lương. Các giống cây trồng
cho bò này chủ yếu được nhập khẩu từ
Mỹ, cho năng suất và chất lượng cao.
Công đoạn xuống giống, chăm sóc và thu
hoạch cũng được tự động hoá gần như
hoàn toàn. trại TH và trại Vinamilk Nghệ
An trang bị những giàn máy có thể tưới,
phun thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm
trên diện tích hàng trăm ha. Việc thu hoạch
cũng được tiến hành bằng máy cắt và xe
tải với công suất lớn, 10 phút thu hoạch
xong 1 tấn. Ngoài ra, TH mua lại Nhà máy
Đường Nghệ An Tate & Lyle của Anh,
đóng gần địa điểm của trang trại cũng
không nằm ngoài mục đích lấy nguồn bã
mía, gỉ mật để cung cấp cho trại bò.
Quy trình chế biến và cách sử dụng
thức ăn
Tất cả các nguồn thức ăn được tập
trung về khu vực chế biến tùy theo
từng loại bò mà sử dụng các công thức
chế biến khác nhau, nhưng tất cả được
sử dụng các phương tiện bằng cơ giới
như cắt thái thức ăn có kích thước phù
hợp cho bò, sau khi cắt thái hối hợp
khẩu phần cũng bằng máy đảo trộn
thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ
sung cùng với nhau theo tỷ lệ của bò
cạn sữa, bò cho sữa, v.v. Khi cho ăn
được sử dụng phương tiện bằng xe
chuyên dụng trên xe có gắn cân, căn cứ
vào tiêu chuẩn ăn của từng ô chuỗng
đã được tính sẵn xe chuyên dụng phân
phối thức ăn đến từng ô chuồng tự
động thả lượng thức ăn đủ theo yêu cầu
cho bò ăn. Như vậy về quy trình chế
biến sử dụng và cách cho bò ăn hoàn
toàn được sử dụng bằng phương tiện
cơ giới nhằm giảm bớt được công lao
động rất nhiều, mặt khác đảm bảo được
chất lượng thức ăn hơn so với hình
thức thủ công trước đây ta đã sử dụng.
2.3. Nguồn nước dùng trong chăn nuôi
bò sữa
Nước uống sử dụng cho bò được lấy
từ hồ sông Sào (đây là hồ rộng thứ hai của
tỉnh Nghệ An, còn có chức năng điều hoà
không khí cho trại bò) được lọc qua 3 khâu
bằng giàn máy Amiad với các chỉ số sinh,
hoá của nước sau khi lọc như tiêu chuẩn
nước sinh hoạt và được cung cấp đến tại
chuồng cho bò theo hệ thống tự động.
Hình 2. Một trại bò trong hệ thống trang trại của TH TruMilk
2.4. Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng bò
Quy trình kỹ thuật chăm sóc bò được
quản lý thông qua hệ thống thông tin điện tử.
Người cán bộ quản lý đàn tuy không thường
xuyên trực tiếp ở chuồng trại những có thể
nắm bắt diễn biến đàn bò một cách cụ thể
như tổng đàn, bò ốm, sản lượng sữa, bò động
dục,v.v. Đàn bò tại đây được chăm sóc với
công nghệ hiện đại trên cơ thể mỗi con bò
được đeo một con chíp định dạng
(Identification Tag) trên cổ và được kiểm soát
bằng hệ thống quản lý đàn Alpro hiện đại do
DeLaval (công ty con của tập đoàn TetraPak
– Thụy Điển) cung cấp. Những chíp điện tử
này giúp lưu trữ và cung cấp thông tin chính
xác của từng con bò trong suốt cuộc đời của
chúng. Trên cổ mỗi con bò còn được trang bị
thêm một con chíp hoạt động (Activity Tag).
Tín hiệu hoạt động phát ra từ chíp này được
thu nhận bởi các an-ten gắn trong chuồng và
gửi về hệ thống quản lý đàn giúp xác định
tình trạng sức khoẻ của bò, đồng thời xác
định chính xác thời điểm động dục bò ốm
hay sản lượng sữa của bò có thay đổi, người
quản lý đều nắm được để kịp thời bào cho
các bộ phận trực tiếp kiểm tra, xử lý một cách
kịp thời và chính xác.
Mỗi dãy chuồng có một cán bộ trực
tiếp chăn nuôi chủ yếu làm nhiệm vụ kiểm tra
thức ăn và hỗ trỡ công tác về sinh chuồng trại
đường đi lối lại vừa trực tiếp theo dõi diễn
biến của đàn bò mỗi khi người cán bộ quản lý
đàn báo về tình hình dễn biến cụ thể. Ví dụ
bò số 5 có hiện tượng động dục. Thì báo cho
bộ phận thú y để tiến hành phối giống. Còn
việc cung cấp thức ăn nước uống cho bò,
quét dọn chuồng đều thực hiện bằng cơ giới.
Nơi “ở” của bò được nuôi tập trung
trong các khu trại có mái che kèm có hệ
thống quạt làm mát. ô nằm nghỉ của bò
được lót nệm. Khu chuồng trại còn được
lắp đặt hệ thống âm thanh, phát nhạc cổ
điển để kích thích sự tiết sữa của bò. Bên
cạch đó, trang trại cũng được đầu tư hệ
thống xử lý chất thải hiện đại nhằm bảo
vệ môi trường. Toàn bộ chất thải rắn từ
trang trại sẽ được thu hồi sản xuất phân
bón cho các đồng cỏ. Nước thải sẽ được
xử lý sinh học thông qua hồ lắng và sử
dụng tưới cho đồng cỏ.
Cán bộ thú y làm nhiệm vụ theo dõi
điều trị bệnh và chăm sóc bê. Đối bê sơ
sinh được bú sữa mẹ trong một tuần đầu,
song cho bú gián tiếp. sau 10 ngày được
sử dụng sữa đầu của những con khác nếu
thiếu thì dùng sữa bột để bổ sung, cách
cho bú trong vài ngày đầu có thể cho sữa
vào tay tập cho bê liếm sau khi quen, cho
sữa vào máng ăn bê tư uống theo nhu cầu
mỗi ngày cho bê bú từ 6- 4 lân . Bò sau
khi đẻ 10 ngày đầu sữa được dùng cho bê,
sau đó dùng làm sữa hàng hóa. Ngoài
công tác chăm sóc nuôi dưỡng bê tiến
hành theo dõi điều trị bệnh cho đàn bò
cán bộ thú y còn trực tiếp phối giống theo
phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Đối bò mới nhập về được đưa vào
khu vực nuôi tân đáo sau thời gian một
tháng khi bò quen dần với điều kiện môi
trường, thức ăn nước uống được nhập đàn
do đó tình trạng bò bị bệnh xẩy ra ở trại
rất ít nhất là bệnh truyền nhiễm. Bò ở đây
chủ yếu mắc các bệnh sản khoa như viêm
vú, viêm tử cung song được điều trị kịp
thời và sử dụng thuốc đặc trị nên hiệu quả
điều trị cao. Về quy trình chăn nuôi phòng
bệnh của trại rất nghiêm ngặt hạn chế
khách tham quan, học tập. Những người
ngoài muốn vào khu vực chăn nuôi ít nhất
cũng phải lưu lại ở trại sau 2 ngày mới
được tiếp cận khu vực chăn nuôi, các
phương tiện cũng như người trước khi vào
khu vực chăn nuôi đều được xử lý sát
trùng cẩn thân.
2.5. Quy trình khai thác sữa
Bò được vắt sữa trong hệ thống vắt sữa
hiện đại và tự động. Mỗi con bò sẽ được đeo
con chíp điện tử để kiểm tra sản lượng sữa
chính xác từng cá thể. Hệ thống khai thác sữa
được thực hiện một hệ thống tự động hóa tối
đa gồm: nhà khai thác sữa trong đó được lăp
ráp một hệ thồng để vắt nhiều con cùng một
lúc (60 con), bò được đưa vào phòng vắt sữa
riêng biệt và đứng thành hai hàng theo vị trí
đã được cố định sau khi bò dã đứng vào vị trí
người vắt sữa làm công tác vệ sinh bầu vú
mỗi con có một khăn bằng chất cao su để lau
bầu vú và núm vú sạch sẽ trước khi vắt đồng
thời hệ thống sát trùng tự động phun thuốc
sát trùng để sát trùng núm vú, tiếp đến người
vắt sữa chỉ việc cắm cốc vắt sữa lên núm vú
của bò, lượng sữa của mỗi con đều được
máy tự động ghi lại và toàn bộ lượng sữa
được chuyển theo đường ống đổ vào bồn làm
lạnh. Mỗi đơn vị vắt gồm có 4 ống cao su
(cốc vắt sữa) để lắp vào 4 núm vú của bò.
Khi sử dụng người vắt sữa tay trái cầm máy,
tay phải lắp ống theo đúng thứ tự quy định
như sau:
+ Ống thứ nhất lắp vào núm vú
trước phía phải.
+ Ống thứ hai lắp vào núm vú sau
phía phải.
+ Ống thứ ba lắp vào núm vú trước
phía trái.
+ Ống thứ tư lắp vào núm vú sau
phía trái.
Khi vắt sữa phải đóng mạch điện, khóa
các ống chân không, kiểm tra áp suất, khi đạt
300 - 400mmHg là vừa. Sau đó kiểm tra các
bộ phận cân đối của máy, bảo đảm nhịp hút
khoảng 60lần/phút, tiến hành vắt trong 4 -5
phút thì tắt máy, lấy cố vắt sữa ra khỏi đầu vú
và tiến hành vệ sinh lại bầu vú.
Trong quá trình vắt do bò được gắn
một con chíp để theo dõi nếu con nào có hiện
tượng sụt sữa, hiện tượng bị viêm tuyến
vú,v.v. máy tự động ngừng vắt. Điều đó giúp
ta biết được để có kế hoách sử dung khai thác
sữa cũng như kịp thời điều trị. Sau khi vắt
xong bò được đưa về chuồng, đối với những
con không bình thường được hệ thống cữa
điều chỉnh tự động cho về khu vực riêng để
theo dõi điều trị cụ thể ( ở cữa vào khu vắt
sữa có một cữa chính, một cựa phụ. Sau khi
vắt xong những con bị bệnh đi qua cựa chính
tự đóng lại và mở cựa phụ cho bò đi ra).
Hình 3. Quy trình vắt sữa
III. KẾT LUẬN
Như vậy, chăn nuôi bò sữa hiện
nay ở Nghĩa Đàn có rất nhiều điểm mói
so với trước đây từ chỗ con giống, thức
ăn đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
cũng như quy trình khai thác sữa chủ
yếu được sử dụng hệ thống công nghệ
hiện đại.
- Giống bò sữa chủ yếu là bò HF
thuần nhập nội từ NewZelanld, Úc và
một số được sinh ra tại nghĩa Đàn.
- Về quy mô đàn lớn, cơ cấu đàn
phù hợp với yều cầu đặt ra của mỗi trại
- Quy trình sử dụng, chế biến
thức ăn tiên tiến khác với trước đây cụ
thể từ khâu chể biến đến cho ăn đều sử
dụng bằng phương tiện cơ giới. khẩu
phần ăn được trộn đều thức ăn thô và
thức ăn tinh, đặc biệt việc sử dụng các
loại thức ăn nhằm nâng cao sản lượng
sữa mà trước đây rất ít hoặc không
dùng như cây ngô cả bắp non.
- Về quy trình chăn nuôi các
bước được thực hiện bằng thiết bị công
nghệ như vệ sinh chồng trại vệ sinh
thân thể. Đặc biệt trên cơ thể bò được
gắn hai con chíp để theo dõi diễn biến
về sức khỏe, hoạt động sinh lý sinh
dục,v.v. của bò một cách nhanh và
chính xác.
- Quy trình vệ sinh thú y được
thực hiện một cách nghiêm ngặt
- Quy trình khai thác sữa cũng
rất hiện đại được thực hiện theo hệ
thống khai thác sữa tự động.
- Với quy trình chăn nuôi tiên
tiến cùng với con giống tốt nên năng
suất sữa của bò rất cao 6000 –
7000lit/ck so với trước đây chỉ đạt 4000
– 4500lit/ck.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Kim Giao và cs (2005), Cẩm
nang chăn nuôi bò sữa. Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm
(2004) Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Nxb
Nông nghiệp Hà Nội
3. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân
Trạch (2002) Khai thác sữa năng suất –
chất lượng – vệ sinh. Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội
4. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân
Trạch (2003) Thức ăn và nuôi dưỡng bò
sữa. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
5. Ban chỉ đạo Dự án Chăn nuôi bò sữa và
chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp
tỉnh Nghệ An. Công văn số 2229- CV/TU
ngày 14/8/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_net_moi_trong_chan_nuoi_bo_sua_hien_nay_o_nghia_dan_6523.pdf