Những thành tựu di truyền tế bào học ở Việt Nam và trên Thế Giới

Công nghệ sinh học nếu được sử dụng hợp lý sẽ cho chúng ta những khả năng tiềm tàng và những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, giảm bớt sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu, mở ra những khả năng chữa trị các dịch bệnh hiệu quả hơn. Enzymes, thứ có thể biến các nguyên liệu thực vật thành những loại nhiên liệu sinh học như ethanon, kết cục đã giúp cho việc sản xuất các sản phẩm năng lượng sinh học bền vững với chi phí hiệu quả hơn. Công nghệ sinh học mới đã tạo giống lúa giàu vitamin A có thể giúp giảm bớt chứng mù lòa do thiếu hụt vitamin ở các nước đang phát triển. Nhưng việc áp dụng những biện pháp này cũng mang lại những rủi ro đòi hỏi cần được khắc phục bằng các thể chế an toàn và chuẩn mực. Các chính phủ và các tổ chức khác cũng cần có bước tiến trong đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học và phát triển sản phẩm nhằm giúp các nước đang phát triển và hỗ trợ những quốc gia này  khả năng đạt được lợi ích từ sự đổi mới về sinh học.

ppt49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thành tựu di truyền tế bào học ở Việt Nam và trên Thế Giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên Hùng Vương A. Mở đầu Đại cương về di truyền tế bào học Khái niệm:Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của đa số Sinh vật (trừ những dạng sống tiền tế bào chẳng hạn như virus). Thành Phần tế bào Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong cấu trúc tế bào. C,H,O,N chiếm khoảng 96% khối lượng. Cacbonhiđrat, lipit, Protein và axyt nucleic có vai trò trong việc cấu thành nên tế bào. Tế bào nhân sơ Tế bào nhân sơ AND (vùng nhân); Tế bào chất; . Ribosom; 4. Vỏ; 5. Thành tế bào; 6. Màng sinh chất; 7. Roi Cấu tạo tế bào nhân thực Vật chất di truyền tế bào Nhiễm sắc thể(NST) là vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ tế bào. - ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ vậy NST sẽ nhân đôi đảm bảo thông tin di truyền đựoc truyền đạt qua các thế hệ sau - ADN chứa các gen cấu trúc,các gen này có khả năng phiên mã để tạo mARN rời từ đó hình thành Protein, quy định tính trạng cho sinh vật - ADN có khả năng đột biến -> hình thành những thông tin di truyền mới, các thông tin di truyền này tự nhân đôi nhờ cơ chế tái bản của ADN Cấu trúc không gian của ADN Các quá trình chức năng của tế bào Sinh trưởng và trao đổi chất của tế bào các tế bào thực hiện hàng loạt quá trình trao đổi chất nội bào nhằm duy trì sự tồn tại cũng như sinh trưởng của mình. Trao đổi chất là các quá trình mà tế bào xử lý hay chế biến các phân tử dinh dưỡng theo cách riêng của nó. Các quá trình trao đổi chất được chia làm 2 nhóm lớn: 1) quá trình dị hóa nhằm phân huỷ các phân tử hữu cơ phức tạp để thu nhận năng lượng và lực khử. 2) quá trình đồng hóa sử dụng năng lượng và lực khử để xây dựng các phân tử hữu cơ phức tạp, đặc thù và cần thiết Hình thành các tế bào mới: Thông qua hình thức phân bào. Sinh tổng hợp protein là quá trình tế bào tổng hợp những phân tử protein đặc trưng và cần thiết cho hoạt động sống của mình Ứng dụng Việc hiểu được cách thức tế bào nhận biết những vi sinh vật tấn công nó sẽ đem lại các liệu pháp mới, chẳng hạn như kháng sinh Việc hiểu được cách thức tế bào tạo ra số lượng nhiều hơn những tế bào cần thiết và làm thế nào để kiểm soát sẽ giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư Việc hiểu được nhân tố nào kiểm soát sự tăng trưởng và chuyên biệt hoá của tế bào gốc có thể đem lại những ứng dụng trị liệu quan trọng; Việc hiểu được cách thức điều chỉnh của gen và các đường hoá sinh sẽ giúp đem lại các kỹ thuật GM tiên tiến hơn; Việc hiểu được cách thức tế bào cảm nhận môi trường và cách thức sử dụng các quy trình này để tạo ra cảm biến sinh học có thể đem lại những ứng dụng trong phạm vi rộng; Việc hiểu được các “giàn” (Scaffold) phân tử và motor ở trong tế bào hoạt động cùng với nhau như thế nào có thể sẽ làm cơ sở cho những ứng dụng sinh học của công nghệ nano ở nửa thế kỷ tới; Nghiên cứu  tế bào để phát minh dược phẩm B. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ TẾ BÀO Ngân hàng tế bào gốc MekoStem do Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar xây dựng và vận hành, chính thức hoạt động từ 15-2-2009. Đây là ngân hàng tế bào gốc đầu tiên ở Việt Nam có nhiệm vụ thu thập, phân lập, bảo quản, biệt hóa và cung cấp các tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn, các tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô từ màng dây rốn I. Những Thành Tựu ở Việt Nam Năm 2004 tại phòng thí nghiệm Cell Research Corp (Singapore), TS. Phan Toàn Thắng chiết ra TBG từ màng cuống dây rốn (MCDR). Tế bào gốc từ màng dây rốn để điều trị các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền. Điều trị các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền Tại TP.HCM, một bệnh nhân 30 tuổi bị hỏng mắt vừa được phục một phần... Một nhóm các nhà khoa học, bác sĩ đã sử dụng liệu pháp tế bào gốc, nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành kết mạc để chữa mắt. Chữa mù mắt từ TB gốc Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng mở ra triển vọng điều trị vô sinh ở nam giới Nuôi cấy tinh trùng, chữa vô sinh ở nam giới Nho lưỡng bội (trái), nho tứ bội (phải) Tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc đã mở ra một chương mới trong việc ứng dụng chăm sóc da và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da. Ứng dụng tế bào gốc vào lĩnh vực thẩm mỹ Sản phẩm Juvian là môi trường dinh dưỡng hoàn hảo, Juvian đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng phục hồi tối ưu các tế bào gốc của da, giúp da tăng sinh số lượng và cải thiện chất lượng các tế bào gốc, thúc đẩy quá trình sản sinh các yếu tố ngoại bào quan trọng như Collagen, Axit Hyaluronic, Fibronectin Sản phẩm JuviGrows Các gốc tự do là kẻ chủ mưu số một của quá trình lão hoá, chúng gây tổn thương tế bào da và lại tiếp tục sinh ra các gốc tự do mới theo kiểu phản ứng dây chuyền. Với công thức vượt trội nhằm “bẫy” và trung hoà các gốc tự do trong da, JuviGrows là một giải pháp tăng cường để bảo vệ da tối đa và phục hồi các tế bào da tổn thương. Ứng dụng tế bào gốc vào lĩnh vực thẩm mỹ Điều trị  bệnh lý tim mạch Những nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim vừa được thực hiện thành công tại Việt Nam. Kỹ thuật điều trị  bệnh lý tim mạch phối hợp ứng dụng liệu pháp tế bào gốc đang trong quá trình nghiên cứu nhưng đã khẳng định những thành công ban đầu, mở ra cơ hội sống khỏe cho bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch. Việt Nam tạo ra cá phát sáng Một phòng thí nghiệm tại ĐH khoa học tự nhiên TPHCM vừa chuyển thành công gene của sứa biển vào trứng cá ngựa vằn, tạo ra những con cá phát sáng. Từ đột phá này, người Việt Nam có thể hy vọng vào cách bảo tồn hoặc chữa bệnh mới. Cá ngựa vằn phát sáng dưới đèn huỳnh quang. Cây trinh nữ hoàng cung được nhân gống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Sở KH&CN Vĩnh Phúc đã ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh giống cây này thay cho phương pháp nhân giống truyền thống, bước đầu đã cho kết quả 40 bình ra rễ để chuyển ươm giống, có triển vọng rất khả quan. Phòng TN tại Vĩnh Phúc. II. Những Thành Tựu trên thế giới. Biệt hóa thành tế bào thần kinh chữa bệnh thần kinh thị giác (Đại học Stanford- Mỹ) Nuôi cấy thành công tế bào thần kinh. Điều trị bệnh tim và chữa bỏng nhanh Bác sĩ tại Viện tim Texas và Đại học liên bang ở Rio de Janeiro, Brazil đã nghiên cứu thành công tế bào gốc từ thành cơ tim, qua đó mở ra triển vọng cho các bệnh nhân tim Viện bỏng ở Shriners ở Galveston, Texas đã nghiên cứu thành công tế bào gốc từ thành TB da, giúp cho các bệnh nhân bỏng hồi phục nhanh chóng hơn thông thường( hơn 2/3 thời gian) Các nhà khoa học của Mĩ và Trung Quốc đã báo cáo về khả năng sử dụng tế bào gốc người như là liệu pháp vacxin chống lại ung thư ruột kết và nhiều bệnh ung thư khác và rất có thể sử dụng tế bào gốc như vacxin cho bệnh ung thư Vacxin chống ung thư bằng tế bào gốc Những tế bào gốc nói trên được lấy từ máu của chính bệnh nhân bà được tiêm vào tim nhằm tái tạo cơ tim. Với kỹ thuật này, nguy cơ đào thải cũng như các vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng tế bào gốc phôi người bị loại trừ Thái Lan: Dùng tế bào gốc trị suy tim Các nhà khoa học Anh thông báo đã phát triển một phần của quả tim người từ tế bào gốc. Đây là lần đầu tiên trên thế giới đạt được tiến bộ như thế. Nhóm đã lấy tế bào gốc từ tuỷ xương và cấy chúng vào các tế bào van tim và phát triển được một mô van tim rộng cỡ 3cm. Nuôi cấy một phần tim người từ TB gốc Một nhóm nhà nghiên cứu người Anh vừa có bước tiến đầu tiên dẫn đến việc điều trị bệnh điếc bằng tế bào gốc được phát triển trong phòng thí nghiệm. Trong cuộc nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc lấy từ tai trong của người để tạo ra phiên bản ban đầu của các loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc nghe Điều Trị bệnh điếc từ TB gốc Các nhà khoa học tại ĐH Tennessee, Knoxville (Mỹ) vừa nuôi thành công trứng người trong phòng thí nghiệm từ các tế bào gốc của buồng trứng. Các trứng có khả năng được thụ tinh và phát triển thành phôi. Hy vọng mới cho phụ nữ vô sinh Các nhà khoa học Mỹ cho biết những thí nghiệm trên động vật cho thấy tế bào gốc từ não có thể được dùng để chữa tiểu đường Nhóm khoa học này cho biết họ có thể biến đổi những tế bào não chưa phát triển hoàn thiện thành một loại tế bào có thể sản xuất insulin Tế bào gốc từ não chữa tiểu đường Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Robarts thuộc Đại học Western Ontario đã sử dụng những tế bào gốc được thu thập từ tuỷ xương để biến chúng thành những mạch máu mới nhằm điều trị nhiều căn bệnh như bệnh về động mạch ngoại vi Điều Trị sơ gan Các nhà khoa học tại Trường ĐH và Hệ thống chăm sóc sức khỏe San Diego (Mỹ) vừa công bố phát hiện mới của họ tế bào gốc từ gan. Theo đó, bệnh nhân gan có thể được điều trị từ tế bào gốc này. Dùng tế bào gốc trị bệnh Parkinson (bệnh liệt rung). Nghiên cứu trên ủng hộ quan điểm: có thể sử dụng tế bào gốc của phôi vài ngày tuổi để thay thế mô tổn thương trong nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo đây mới chỉ là kết quả sơ bộ và cần tiếp tục nghiên cứu. Hiện chưa có loại thuốc nào trị được căn bệnh này Lợn... phát sáng do chuyển gen Bằng cách tiêm protein phát sáng xanh vào phôi lợn, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Đài Loan đã tạo ra ba con lợn đực chuyển gien. Theo GS Wu Shinn-Chih thuộc Khoa khoa học và công nghệ động vật, các nhà khoa học ở những nơi khác đã tạo ra lợn phát sáng xanh từng phần. Tuy nhiên, những con lợn ở Đài Loan xanh từ trong ra ngoài. Ngay cả tim và các cơ quan nội tạng của chúng cũng xanh. Lợn chuyển gien thường được sử dụng để nghiên cứu bệnh ở người. Những con lợn nói trên sẽ giúp các nhà nghiên cứu giám sát và theo dõi những thay đổi về mô trong quá trình sinh trưởng của lợn. Nhân bản thành công lợn mang gen người tại Hàn Quốc Nhóm nghiên cứu đã nhân bản lợn bằng cách lấy tế bào từ một con lợn lùn (loại lợn này được sử dụng để tạo cơ quan cấy ghép). Tiếp đến, họ tiêm gien HLA-G vào tế bào rồi cấy tế bào vào tử cung của một con lợn cái. Kết quả là 5 con lợn chào đời bằng phương pháp mổ đẻ song chỉ có một con sống sót. Đào thải miễn dịch là một trở ngại lớn trong cấy ghép nội tạng cho người. Hệ miễn dịch của người tấn công các cơ quan được cấy ghép bởi nó coi những cơ quan này là kẻ xâm nhập. Thường thì tiến trình đó được khống chế bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc chống thải ghép. Theo nhóm nghiên cứu, các tế bào từ con lợn nhân bản nói trên sẽ làm giảm 60-70% sức mạnh tiêu diệt cơ quan cấy ghép của các kháng thể người. Con lợn nhân bản mang gien người Philippin trồng giống ngô chuyển gen Mới đây, Philipin đã cho phép trồng và bán ra thị trường giống ngô chuyển gien thứ hai, có tên là Bt-11 do Công ty Syngenta phát triển. Trước đó, Philipin đã cho phép trồng giống ngô MON810 của Monsanto Có thêm một giống ngô chuyển gien mới nữa trên thị trường, mỗi vụ, nông dân có thể tăng năng suất cây trồng lên tới 40%. Mèo chuyển gien không gây dị ứng cho người - Năm 2007, Con mèo chuyển gien đầu tiên không dị ứng sẽ là giống mèo Shorthairs của Anh. Chúng được coi là vật cưng lý tưởng với tính cách thân thiện, thích đùa và thích ... được âu yếm. Chất đông máu cho người từ cá biến đổi gen Sử dụng cá chuyển đổi gien, các nhà khoa học đã sản xuất được một chất đông máu của người nhằm điều trị cho bệnh nhân máu loãng khó đông, cùng nạn nhân bị xuất huyết nghiêm trọng do tai nạn . Loài cá được nuôi để lấy gen chuyển đổi là cá tilapia Cá tilapia Việc cấy ghép tủy xương đã làm giảm lượng virus HIV trong bệnh nhân nhiễm HIV về mức 0 là kết quả của 1 ca ghép vào cuối năm 2008. Qua đó mở ra con đường điều trị cho các bệnh nhân mắc phải “ căn bệnh thế kỉ” tế bào gốc gây đột biến protein CCR5 HIV – đã có khả năng điều trị? Qui Trình nhân bản cừu Đôly - B1 : Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (cừu cho trứng)  loại bỏ nhân của tế bào trứng. - B2: Lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào tuyến vú của con cừu khác (cừu cho nhân tế bào) - B3 : Đưa nhân tế bào này vào tế bào trứng đã bị hủy nhân - B4 : Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi - B5 : Cấy phôi vào tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường. Meï cho noaõn (TB tröùng) Nh©n tõ TB tuyÕn vó Chaï cho gen (TB tuyeán vuù) Cõu §«ly Ph«i sím Meï mang thai Một số thành tựu khác Sắp xếp gen để tạo ra những động vật nhân tạo :Bằng cách sắp xếp các gen theo ý muốn, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết, họ có thể tạo ra những bộ gen hoàn chỉnh của vi khuẩn bằng cách trộn các gen qui định các đặc điểm nhất định. Đây là cách mà các nhà khoa học tạo ra những con vi khuẩn, virut thuần chủng với các đặc tính theo ý muốn của con người. Thành tựu này đồng thời mở ra một bước tiến mới trong ngành sinh vật học và di truyền học, đó là triển vọng tạo ra những con vật "nhân tạo" với các đặc tính đã được sắp xếp sẵn, trong đó không ngoại trừ cả con người Công bố giải mã thành công gen của một số loài động vật: Cùng với việc tạo ra những động vật "nhân tạo" nhờ vào sự sắp xếp gen, các nhà khoa học còn công bố họ đã giải mã thành công hệ thống gen ở một số loài như một số sinh vật có hệ thống ADN đơn giản như các sinh vật có roi, loài thú mỏ vịt... Một số thành tựu khác Khôi phục thành công những dòng gen của các loài động vật đã bị tuyệt chủng :Các nhà khoa học cho biết, một trong những thành công tuyệt vời của công nghệ gen trong tương lai, đó là giúp khôi phục lại dòng gen của những động vật đã bị tuyệt chủng trên trái đất. Mới đây, các nhà khoa học đã thêm một mẩu nhỏ ADN của loài hổ Tasmanian đã bị tuyệt chủng vào bào thai của loài chuột, và kết quả là mẫu ADN này đã kích thích lên gen kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào sụn ở những con chuột. Phát hiện một số bất cập của phương pháp cấy tế bào gốc :Nghiên cứu về tế bào gốc, các nhà khoa học đã phát triển thành công phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc. Thành công đầu tiên đó là việc sử dụng tế bào gốc trong chữa trị chứng bệnh Parkinson và sau đó là nhiều căn bệnh nan y khác. Tuy nhiên, sau một vài năm ứng dụng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phương pháp cấy tế bào gốc không mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Cụ thể là đối với chứng Parkinson, sau khi cấy một số tế bào thần kinh vào não của người bệnh khoảng 16 năm, các tế bào này bắt đầu cho thấy các dấu hiệu bị mắc bệnh. Qui trình ghép tủy từ tế bào gốc Chuẩn bị trước khi ghép tủy -Lựa chọn người cho tế bào gốc hoặc lấy tế vào gốc từ bệnh nhân. -Lựa chọn phương thức ghép tủy -Tự ghép tủy Tự ghép tủy từ sản phẩm tủy toàn phần Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi Dị ghép tủy Dị ghép từ sản phẩm tủy toàn phần Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi. Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của máu cuống rốn. -Điều dưỡng sức khỏe cho bệnh nhân. Điều trị trước ghép tủy Điều trị diệt tủy trước ghép tủy: Bước chuẩn bị tiêu chuẩn cho bệnh nhân trước khi ghép tủy dị thân là hóa trị liều cao kết hợp hay không kết hợp với xạ trị toàn thân. Đó là nỗ lực để điều trị tận gốc bệnh ác tính nền đồng thời giảm tình trạng thải ghép, giảm các phản ứng bất lợi giữa mảnh ghép và chủ. Điều trị không diệt tủy trước ghép tủy: việc điều trị diệt tủy trước ghép tủy thường có độc tính cao vì thường dùng hóa chất liều cao kèm xạ trị toàn thân. Chính độc tính đó đã hạn chế sự dung nạp điều trị, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh lý nặng khác kèm theo, hoặc ở những bệnh nhân có bệnh lý diễn tiến chậm (indolent). Lúc này các phác đồ điều trị mà không diệt tủy phù hợp cho những bệnh nhân này mà giảm bớt độc tính. Những phác đồ ít độc tính này cũng phù hợp với bệnh nhân ghép tủy để điều trị các bệnh lý do rối loạn di truyền hoặc bệnh tự miễn mà không phải bệnh lý ác tính. Mục đích của điều trị không diệt tủy trước ghép tủy là ức chế một phần tủy đồng thời ức chế một phần hệ miễn dịch của người nhận để chấp nhận mảnh ghép một cách lâu dài và bền vững. Những phác đồ chuẩn bị trước ghép tủy mới: xu hướng hiện nay là dùng xạ trị nhắm trúng đích, với kháng thể đơn dòng được gắn đồng vị phóng xạ, tăng liều xạ trị vào bướu và giảm liều đáng kể đến các mô lành. Ví dụ gắn đồng vị phóng xạ I 131 vào kháng thể đơn dòng kháng CD-33, để điều trị cho những bệnh nhân lymphôm không Hodgkin tế bào B. Kháng thể đơn dòng kháng CD-20 (rituximab) cũng được sử dụng kết hợp trong các phác đồ điều trị trước ghép tủy cho kết quả khá khả quan nhất là ở bệnh nhân lymphôm dạng nang. Chọn lựa nguồn lấy tế bào gốc Từ tủy xương (bone marrow): đây là nguồn tế bào gốc được xử dụng đầu tiên. người ta hút tủy xương từ vùng xương chậu, số luợng tủy hút ra thuờng từ 700 ml đến 1500 ml. Do phải gây mê trong khi hút tủy, nên đôi khi xẩy ra biến chứng (có khi tử vong) vì gây mê. Từ máu ngoại vi : trong máu ngoại vi (peripheral blood) có một số luợng rất ít TBG. người ta dùng các yếu tố tang truởng (growth factors) chích vào người hiến TBG trong vòng 4 đến 5 ngày để huy động các TBG từ tủy xương ra máu ngoại vi. Sau đó, với phương pháp phân ly các loại tế bào (apheresis) (4), người ta tách được các TBG. Phương pháp này ít gây chấn thương hon cách hút tủy xương, nhưng người ta vẫn còn nhiều do dự vì chưa nắm vững được các tác dụng lâu dài (long-term effects) của các yếu tố tang truởng trên cơ thể của người hiến TBG. Từ máu cuống rốn (umbilical-cord blood): người ta xử dụng các TBG trong máu cuống rốn vào việc ghép tủy lần đầu tiên vào nam 1988. Các TBG này còn "non" (immature) nên phát triển rất mạnh, do đó nhiều khi với số luợng TBG hiện diện trong 70 đến 100 ml máu cuống rốn, người ta có thể ghép được cho người bệnh nặng từ 50 đến 70 kg. Hơn nữa, xử dụng TBG từ máu cuống rốn còn tránh được tình trạng tế bào ghép chống lại cơ thể của người nhận (GVHD). Các TBG từ máu cuống rốn được trữ lạnh trong các ngân hàng máu cuống rốn (cord bank). Vào cuối nam 2003, có hon 150 ngàn mẫu TBG từ máu cuống rốn được luu trữ trên toàn thế giới. Các mẫu TBG từ cuống rốn này đã được phân loại theo HLA và sẵn sàng được xử dụng khi có người bệnh cần được ghép. Chọn lựa nguồn lấy tế bào gốc Từ bào thai (embryonic stem cells): đây không phải là bào thai lấy từ tử cung của người phụ nữ mang thai. người ta lấy trứng của những phụ nữ tình nguyện và cho thụ thai với tinh trùng trong ống nghiệm. Sau đó, người ta “nuôi cấy” trứng đã thụ tinh này để thu lấy TBG. Đây cũng là nguồn TBG rất tốt vì các tế bào này còn rất non (= tế bào toàn nang). người ta có thể điều khiển được sự chuyên biệt hóa (differentiation) của các tế bào này để thu được không những các tế bào của máu, mà còn thu được tế bào của các cơ quan khác như tế bào thần kinh, tim, gan, tụy tạng (pancreas) ... Do đó, có thể ghép được các tế bào mới này thay thế các tế bào đã chết, và có hy vong chữa được các bệnh nhu Parkinson, tê liệt do chấn thương tủy sống (spinal cord injury), các bệnh suy tim (heart failure), suy gan (liver failure), hay tiểu đường (diabetes mellitus) … TBG sau khi được thu thập sẽ được trữ lạnh (cryopreserved) trong đạm khí lỏng (liquid nitrogen) với một dung dịch bảo quản. Trong tình trạng này, trên nguyên tắc người ta có thể giữ được các TBG vinh viễn (ad aeternam). Khi cần dùng TBG, người ta mang ra chờ tan lạnh và truyền vào tinh mạch nhu truyền máu vậy. Các TBG sẽ di chuyển vào tủy xương (homing), từ đó sẽ phát triển thành các tế bào của máu, và thay thế các tế bào đã bị hủy diệt truớc đó cùng lúc với các tế bào ác tính do hóa chất trị liệu liều cao hay phóng xạ trị liệu. Tiến hành ghép tủy - Từ tế bào gốc được nuôi cấy người ta tiến hành phẫu thuật ghép tủy cho bệnh nhân. Tế bào tủy gốc 1 ca phẫu thuật ghép tủy Cấy ghép gan sống nhờ lấy tế bào gốc trong tuỷ Cấy ghép gan là quá trình áp dụng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ gan bị bệnh đã mất chức năng của bệnh nhân, sau đó cấy ghép gan khoẻ mạnh vào cơ thể người bệnh Trong phương pháp mới, các nhà khoa học trước hết lấy tế bào gốc mesenchymal từ tuỷ của người bệnh, sau đó tiêm vào huyết quản gan đã được cắt rời của người cho, sau đó lại tiếp tục cấy ghép vào cơ thể người bệnh . Các nhà khoa học cho biết, tế bào gốc mesenchymal có chức năng thúc đẩy sự tái sinh gan, vì thế sẽ không cần thiết phải lấy nhiều gan của người cho như trước kia. Phương pháp này thông thường chỉ cần cắt khoảng 1/3 gan của người cho. C. KẾT LUẬN Sinh học tế bào sẽ tiếp tục đóng vai trò trụ cột cho Công nghệ sinh học .Bộ môn này nghiên cứu hoạt động của các phân tử trong tế bào, chúng chuyển động trong đó ra sao, thâm nhập và ra khỏi tế bào như thế nào; cách thức các tế bào vận động và tương tác với các tế bào khác; cách thức tế bào hiểu và phản ứng với thông tin từ môi trường; cách thức tế bào và các cấu phần của nó được tạo thành và phá huỷ ra sao? Ta đã hiểu được một số cấu trúc tế bào và các đường hoá sinh, nhưng vẫn còn nhiều thứ nữa chưa được biết. Có vô số thông tin về các cấu phần tế bào và về tổ chức của chúng, nhưng cho dù đã trải qua hơn một thế kỷ nghiên cứu, ta vẫn chưa hiểu được chi tiết cách thức hoạt động của tế bào ở phương diện tổng thể, thậm chí đơn giản là của vi khuẩn. Việc hoàn thiện kiến thức về hoạt động của tế bào sẽ đóng vai trò quan trọng để phát triển các công nghệ sinh học mới và những ứng dụng tinh tế hơn. Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao điều kiện sống của con người. Thế giới cùng chia sẻ những kiến thức khoa học, thực hành và công nghệ. Chúng ta đã sử dụng nó trong nông nghiệp hay dược học hay cả trong lĩnh vực điền kinh.Trong từng trường hợp, kiến thức tích lũy được từ tự nhiên đã mở ra các cách thức làm cho cuộc sống an toàn hơn, khỏe mạnh hơn và năng suất cao hơn. Là một từ mới gần gũi theo nghĩa hẹp, công nghệ sinh học có sự liên kết với quá khứ, đặc biệt khi ta nói về những lợi ích của nó đối với văn hóa được tách biệt từ tính truyền thống trong khoa học hiện đại.  C. KẾT LUẬN C. KẾT LUẬN Công nghệ sinh học nếu được sử dụng hợp lý sẽ cho chúng ta những khả năng tiềm tàng và những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, giảm bớt sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu, mở ra những khả năng chữa trị các dịch bệnh hiệu quả hơn. Enzymes, thứ có thể biến các nguyên liệu thực vật thành những loại nhiên liệu sinh học như ethanon, kết cục đã giúp cho việc sản xuất các sản phẩm năng lượng sinh học bền vững với chi phí hiệu quả hơn. Công nghệ sinh học mới đã tạo giống lúa giàu vitamin A có thể giúp giảm bớt chứng mù lòa do thiếu hụt vitamin ở các nước đang phát triển. Nhưng việc áp dụng những biện pháp này cũng mang lại những rủi ro đòi hỏi cần được khắc phục bằng các thể chế an toàn và chuẩn mực. Các chính phủ và các tổ chức khác cũng cần có bước tiến trong đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học và phát triển sản phẩm nhằm giúp các nước đang phát triển và hỗ trợ những quốc gia này  khả năng đạt được lợi ích từ sự đổi mới về sinh học. BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptthanh_tuu_di_truyen_tb_hoc_3558.ppt
Luận văn liên quan