Những thuận lợi và bất lợi của phương pháp đánh giá đất đai song song và đánh giá đất đai hai giai đoạn
NỘI DUNG
- Giới thiệu về các phương pháp đánh giá đất đai hiện nay.
- Nêu lên những thuận lợi và bất lợi của phương pháp trong việc đánh giá đất.
- Cấp độ đánh giá của FAO trong đánh giá đất, những thuận lợi và bất lợi của cấp độ này.
- Giaỉ thích lý do tại sao người ta phải chia ra từng cấp độ nhỏ trong việc đánh giá đất.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thuận lợi và bất lợi của phương pháp đánh giá đất đai song song và đánh giá đất đai hai giai đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI GVHD: TRẦN NGỌC THÁI SVTH: NHÓM 8 Câu 1:Những thuận lợi và bất lợi của phương pháp đánh giá đất đai song song và đánh giá đất đai hai giai đoạn Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn Thuận lợi: Khi nghiên cứu chỉ tập trung theo từng phần từng phương pháp rõ ràng. Thời gian thực hiện cũng được uyển chuyển và nhân sự cũng dễ dàng tổ chức. Phương pháp này được đầu tư kỹ. Số liệu thu được đầy đủ và rõ ràng. Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn Bất lợi: Tốn nhiều thời gian. Cần nhiều kinh phí cho việc đi thu thập số liệu. Ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá thích nghi không có những thông tin từ lãnh vực kinh tế. Phương pháp đánh giá đất đai song song Thuận lợi: Có sự hợp tác đa ngành cùng thực hiện. Rút ngắn thời gian. Ít tốn kinh phí. Phân tích được tình hình kinh tế và xã hội. Phương pháp đánh giá đất đai song song Bất lợi: Cần phải kết hợp nhiều ngành cùng một lúc. Phương pháp này được thực hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết. THẢO LUẬN BAN ĐẦU Phương pháp hai giai đoạn Phương pháp song song Khảo sát cơ bản Quyết định quy hoạch Giai đoạn đầu Phân loại đất đai định tính/ bán định lượng Phân tích kt & xh Giai đoạn hai Phân hạng đất đai định lượng Khảo sát cơ bản Phân loại đất đai định tính và định lượng Phân tích kinh tế và xã hội Câu 2:Trong phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO thì những cấp độ nào được công nhận và phản ảnh những gì trong cấp độ đó? Tại sao người ta chia nhiều cấp độ khác nhau như vậy? Giải thích? Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO Bộ thích nghi. Lớp thích nghi. Lớp phụ thích nghi. Đơn vị thích nghi. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO Bộ thích nghi: phản ánh loại thích nghi. Bộ “S” thích nghi bao hàm kiểu sử dụng đất đai có lợi, có thể điều chỉnh đầu tư và không chấp nhận rủi ro thiệt hại gây ra yếu tố tự nhiên hay do nguồn tài nguyên. Bộ “N” không thích nghi được chia ra hai dạng: không thích nghi hiện tại N1 và không thích nghi vĩnh viễn N2. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO Lớp thích nghi cho thấy cấp độ thích nghi. Theo hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO lớp thích nghi chia thành 3 lớp: Thích nghi cao S1. Thích nghi trung bình S2. Thích nghi kém S3. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO Lớp phụ thích nghi: phản ánh loại giới hạn. Vd: thiếu ẩm độ, thiệt hại do xói mòn. Số lượng lớp phụ tùy theo số lượng các giới hạn được chọn lựa, đồng thời còn tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu trong phân hạng mà có sự khác nhau trong phân loại lớp phụ. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của FAO Đơn vị thích nghi: phản ánh những sự khác nhau nhỏ trong yêu cầu của lớp phụ. Đơn vị thích nghi được phân biệt bằng các số theo sau chữ của lớp thích nghi và cách nhau bởi dấu gạch nối. Đơn vị thích nghi trong một lớp phụ thì có cùng cấp lớp thích nghi và có giới hạn tương tự nhau ở cùng mức độ lớp phụ, khác nhau do những đặc tính sản xuất hay trong các yêu cầu quản lý hoặc sự thay đổi trong điều kiện về môi trường tự nhiên. Người ta chia nhiều cấp độ khác nhau như vậy để xác định các khả năng thích nghi một cách chi tiết và đưa ra cách quản lý đất đai chi tiết hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi loại đất đai có một cách sử dụng chuyên biệt và tùy vào điều kiện tự nhiên cũng như những đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội mà có cách sử dụng khác nhau, chính vì vậy, để sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thì cần phải phân ra nhiều cấp độ nhiều mức thích nghi để đánh giá sẽ đạt được độ chính xác cao hơn. Ví dụ: Trên một diện tích đất ruộng với điều kiện khí hậu thời tiết như vậy thì nên trồng cây gì là thích hợp? Cách chăm sóc phải như thế nào? Cách bón phân phun thuốc ra làm sao?... Để đem lại năng suất cao thu được nhiều lợi nhuận. Việc phân hạng khả năng thích nghi sẽ giúp trả lời được phần nào những câu hỏi trên. Như vậy việc phân hạng khả năng thích nghi đất đai là rất cần thiết nó có tác động rất lớn đến cả quá trình sản xuất (chi phí đầu tư, sản lượng, lợi nhuận….) và việc phân hạng này phải dựa trên nhiều chỉ tiêu: năng lượng, nhiệt độ, thiệt hại do đất, dịch bệnh…để có thể đánh giá một cách chi tiết và chính xác nhất. Số lượng lớp phụ phải coi ở mức tối thiểu để có thể cho thấy sự phân hạng trong một lớp. Sử dụng ký hiệu cho các lớp phụ. Chỉ cần một đến hai chữ cho lớp phụ là đủ. Những ký hiệu cho những chất lượng đất đai hạn chế ở cấp độ lớp phụ. Những ký hiệu cho những chất lượng đất đai hạn chế ở cấp độ lớp phụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thuận lợi và bất lợi của phương pháp đánh giá đất đai song song và đánh giá đất đai hai giai đoạn.ppt