Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia chọn cho mình một mô hình phát triển riêng biệt. Trong những năm vừa qua, mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu, điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng cao của xuất khẩu với mức đóng góp vào GDP luôn ở mức trên 60% đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao, tốc độ tăng trưởng trong những năm từ 2004 tới 2008 luôn trên mức 8%. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 đến nay, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm đáng kể. Nếu như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 đạt 29% thì sang đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã sụt giảm mạnh thậm chí xuống mức âm -8,92%1 . Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 5,23%. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để có thể thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong thời gian tới. Có thể thấy kinh tế thể giới đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn một sự phục hồi xuất khẩu nhanh chóng cho Việt Nam nếu như chúng ta không có những biện pháp ứng phó đúng đắn. Để có được những biện pháp thích hợp, cụ thể và khả thi, chúng ta cần nắm được rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ảnh hưởng khác nhau của những yếu tố này đối với từng nhóm hàng xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể có được những định hướng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trở lại. Trước yêu cầu đó, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là: “Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và các yếu tố tác động đến nó song những nghiên cứu này chủ yếu đều phân tích bằng phương pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lượng về vấn đề này song những nghiên cứu đó mới chỉ tập trung đánh giá tác động của các nhân tố tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Những nghiên cứu này mới cho những kết quả rất chung chung đối với xuất khẩu các nhóm hàng mà chưa có phân tích về mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu của các nhóm hàng khác nhau. Do vậy đề tài này hi vọng sẽ đưa ra được những tác động cụ thể hơn của các nhân tố tới từng nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong giai đoạn vừa qua. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2004 đến 2008 bởi lý do giai đoạn này xuất khẩu của Việt Nam khá ổn đinh, như vậy xuất khẩu trong giai đoạn này sẽ không gặp phải những tác nhân gây ảnh hưởng đột biến và sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tác động của các nhân tố chính. Bên cạnh đó, vì lí do nghiên cứu có sử dụng phân tích định lượng nên yêu cầu sự sẵn có của các số liệu là rất cần thiết. Do việc số liệu thu thập chỉ hạn chế cho đến năm 2008 nên phạm vi nghiên cứu bị giới hạn hẹp lại trong khoảng thời gian này. 4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam với các đối tác chính, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những biện pháp đẩy mạnh tác động tích cực cũng như hạn chế các tác động tiêu cực từ các nhân tố đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng với thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong những mối tương quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm ba chương chính như sau: Chương 1: Khái quát về xuất khẩu và mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế Chương 2: Phân tích tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008 Chương 3: Những giải pháp cho xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong thời gian tới

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3705 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc lại với những nhóm hàng này, nhóm hàng 3; 5; 7 chịu tác động tích cực và mạnh mẽ từ những hiệp định này do rào cản phi thuế quan đối với những mặt hàng này không nhiều. 57 Nhìn chung kết quả tìm đƣợc về yếu tố này đối với các nhóm hàng khớp với một số nghiên cứu trƣớc đây cho thấy hiệu quả gia nhập ASEAN của Việt Nam tới thƣơng mại nội khối là không cao, tính hiệu quả của khu vực mậu dịch tự do AFTA vẫn chƣa đƣợc phát huy thực sự. Nhƣ vậy giả thuyết 5 đặt ra chƣa đƣợc hoàn toàn hợp lý, để bổ sung cho giả thuyết này thì việc xem xét đến tác động của các hiệp định tự do cần phải xem xét đến cả yếu tố hiệu quả thi hành. 3.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái Hệ số dƣơng và mức giá trị p chủ yếu thấp hơn 5% và 1% trong bảng 2.2.3 của biến phản ánh tác động tích cực của tỷ giá tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Sử dụng mức tỷ giá thực tế đã tính tới lạm phát để ƣớc lƣợng cho thấy khi giá cả hàng hóa Việt Nam rẻ đi một cách tƣơng đối với các hàng hóa khác sẽ thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng tăng cao. Tuy nhiên xét cụ thể nhóm hàng nhiên liệu thô và dầu mỡ nhờn thì giá trị p của hệ số biến trong mô hình lại ở mức cao trên 10%, tức là ý nghĩa giải thích của yếu tố tỷ giá đối với xuất khẩu hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan là rất thấp. Trên thực tế, mặt hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn rất cần thiết trong quá trình sản xuất của nhiều ngành nên độ co giãn cầu theo giá của nhóm hàng này không cao so với những nhóm hàng còn lại, do vậy tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu nhóm hàng này hơi mờ nhạt trong khi tác động đến xuất khẩu những nhóm khác rất mạnh mẽ. Xét về tổng hợp chung khi nhìn vào các giá trị hệ số biến trong mô hình đối với tổng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế thì lại thấy đƣợc rõ tác động tích cực của yếu tố này lên xuất khẩu chung các nhóm hàng. So sánh giữa nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế cũng cho thấy sự khác biệt này. Tác động của tỷ giá tới nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế ở mức độ nhẹ hơn so với nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế: khi tỷ giá hối đoái thực tế của USD tính theo VND tăng 1% thì giá trị xuất khẩu của hàng thô hoặc mới sơ chế chỉ tăng 66,52% trong khi giá trị xuất khẩu của hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng tới72,37%, cách lý giải ở đây cũng tƣơng tự nhƣ trên, do các mặt 58 hàng thuộc nhóm chế biến hoặc đã tinh chế hầu hết là các hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá tƣơng đối cao. Nhƣ vậy giả thuyết 6 đặt ra là hợp lý. 3.7. Yếu tố khoảng cách địa lý Biến số khoảng cách địa lý có tác động ngƣợc chiều đến xuất khẩu với mức ý nghĩa rất cao phản ánh khoảng cách địa lý càng lớn thì càng gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó trong nhiều nghiên cứu gần đây đối với các nƣớc, ý nghĩa của biến khoảng cách địa lý đã giảm đi đáng kể và thậm chí không còn ý nghĩa trong mô hình. Nhƣ vậy hệ số khoảng cách với mức ý nghĩa cao trong mô hình trên đã thể hiện cả sự yếu kém trong vận tải hàng hóa và truyền thông tin của Việt Nam. So sánh tác động của khoảng cách địa lý tới từng nhóm hàng cụ thể thì khá phù hợp với lý thuyết và cho thấy giả thuyết 7 hợp lý bởi kết quả cho thấy hệ số tác động của biến khoảng cách đến nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm và động vật sống nói riêng và nhóm hàng thô và sơ chế nói chung trong mô hình xuất khẩu các nhóm hàng này đều nhận giá trị âm rất lớn ở mức độ giá trị p rất thấp (nhỏ hơn 1%) tức là chịu tác động tiêu cực nhiều nhất so với các nhóm hàng còn lại. Lý giải cho kết quả này là vì nhóm hàng lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống còn chịu ảnh hƣởng của thời gian vận chuyển đến chất lƣợng hàng hóa nhiều hơn những nhóm hàng khác nên khoảng cách địa lý càng lớn thì càng khiến xuất khẩu nhóm hàng này khó khăn hơn. 59 3.8. Yếu tố khoảng cách kinh tế Theo Bảng 2.2.3, có thể thấy khoảng cách kinh tế có tác động ngƣợc chiều đến nhóm nhiên liệu với giá trị hệ số của biến trong mô hình đối với nhóm hàng 3 là âm, tuy vậy hệ số này lại có giá trị p cao tức là không có ý nghĩa giải thích trong mô hình cho thấy xuất khẩu nhóm hàng này không chiu ảnh hƣởng từ khoảng cách kinh tế. Điều này khớp với thực tế là nhiên liệu Việt nam xuất khẩu hiện tại vẫn là đầu vào chính trong tất cả các ngành sản xuất, bên cạnh đó, yêu cầu chất lƣợng của nhiên liệu không có nhiều khác biệt giữa các quốc gia với trình độ phát triển khác nhau, do đó, dù cho khác biệt kinh tế giữa hai quốc gia lớn cũng không thể ảnh hƣởng nhiều đến xuất khẩu nhiên liệu của Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách kinh tế này lại gây tác động cùng chiều tới nhiều nhóm hàng hóa khác, tức là nƣớc có trình độ phát triển càng cách biệt với Việt nam thì sẽ càng nhập nhiều hàng của Việt Nam. Trong các mô hình, hệ số của biến cao nhất là đối với nhóm hàng 2, kế đến là nhóm hàng 0, trừ nhóm hàng 3 thì các mặt hàng còn lại đều có hệ số này mang giá trị dƣơng với mức ý nghĩa cao (giá trị p của biến số trong mô hình đối với các nhóm hàng này luôn nhỏ hơn 5%). Nhƣ vậy kết quả cho thấy giả thuyết 8 nhìn chung là hợp lý và thể hiện kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ trao đổi thƣơng mại quốc tế với các nền kinh tế khác thì hiệu ứng H-O (sự khác biệt vể các yếu tố sẵn có càng nhiều khiến trao đổi thƣơng mại các nƣớc càng cao) đã lấn át tính kinh tế theo quy mô (sự giống nhau đồng đều dẫn đến trao đổi thƣơng mại các mặt hàng nhiều hơn giữa các nền kinh tế tƣơng tự nhau). Tổng gộp các nhóm hàng lại càng đƣợc khẳng định một lần nữa khi hệ số tác động của yếu tố này tới xuất khẩu nhóm hàng thô và hoặc mới sơ chế của Việt Nam (với hệ số là 5,54) lớn hơn hẳn tác động tới xuất khẩu nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế (hệ số chỉ có 4,39). 3.9. Biến số cùng chung biên giới Biến số cùng biên giới trong mô hình này mặc dù có tƣơng quan với biến khoảng cách, tuy nhiên trong biến số cùng biên giới còn hàm chứa nhiều yếu tố về sự 60 gần gũi, bản sắc văn hóa, quan hệ láng giềng ... nên không thể loại bỏ biến này khỏi mô hình. Biến biên giới trong các mô hình trên chủ yếu thể hiện những tác động khác ngoài khoảng cách địa lý, kết quả trên đây cho thấy tác động của các yếu tố này tới các nhóm hàng là cùng chiều, tức là trong trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi, xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam tới các nƣớc có cùng biên giới sẽ tăng mạnh hơn so với các nƣớc đối tác khác, tuy nhiên nhóm hàng thô và sơ chế không chịu tác động nhiều do những hàng hóa này là những hàng hóa có tính khác biệt hóa thấp trong khi các hàng hóa thuộc nhóm tinh và sơ chế có tính khác biệt hóa cao nên chịu tác động mạnh của yếu tố biên giới lên những khác biệt đó. Điều này có thể thấy thông qua mức ý nghĩa cũng nhƣ giá trị của hệ số đối với nhóm hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế (5,52 ở mức ý nghĩa 5%)là cao hơn so với nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế (3.12 ở mức ý nghĩa 15%). Qua kết quả này, giả thuyết 9 về tác động khác nhau của yếu tố cùng chung biên giới lên xuất khẩu hai nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế và nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế là khác nhau. Nhƣ vậy, mô hình hấp dân ở trên đã nghiên cứu những tác động của các yêu tố: GDP nƣớc nhập khẩu, xuất khẩu; dân số nƣớc nhập khẩu, xuất khẩu; khoảng cách địa lý và kinh tế; tỷ giá hối đoái; các hiệp định thƣơng mại tự do kí kết giữa hai nƣớc và yếu tố có chung đƣờng biên giới đến kim ngạch xuất khẩu của nƣớc ta, trong đó chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố là khác nhau đối với từng nhóm hàng khác nhau.Yếu tố có tác động mạnh nhất là khoảng cách giữa nƣớc Nhập khẩu và Việt Nam (cả khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế), và yếu tố ít tác động nhất là GDP của nƣớc nhập khẩu. Căn cứ vào những kết quả rút ra từ mô hình, trong chƣơng 3, nhóm tác giả sẽ dựa vào những dự báo về các yếu tố tác động trong thời gian tới để đƣa ra những đề xuất nhằm tác động một cách toàn diện và có hiệu quả đến cả những yếu tố về mặt cung, mặt cầu và các yếu tố cản trở hấp dẫn nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu tất cả các nhóm hàng của Việt Nam. CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI I. Tổng quan tình hình chung trong thời gian tới. 61 Sau cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu 2008-2009, giờ đây nên kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục và đạt đƣợc những kết quả nhanh hơn mong đợi. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục không đồng đều giữa các quốc gia: các nƣớc đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng nhanh và ổn định hơn so với những nƣớc phát triển. Trong báo cáo về “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố vào tháng 4 năm 2010, IMF đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng 4,25% trong năm 2010, cao hơn nhiều so với những dự báo trƣớc đó. Trong số những nƣớc phát triển, Mỹ sớm thoát khỏi khủng hoảng và có đƣợc khởi đầu tốt hơn so với Nhật Bản và EU. Còn trong số những nƣớc đang phát triển thì Châu Á đang nổi lên nhƣ là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu. 1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu. 1.1. GDP của nƣớc nhập khẩu. Nhìn chung, trong thời gian tới, kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục và tăng trƣởng khá nhanh nhƣng mức độ tăng trƣởng là không đồng đều giữa các vùng và trong nội bộ từng khu vực. Tháng 7 năm 2010, IMF đã nâng mức dự báo dự báo tăng trƣởng kinh tế thế giới năm lên mức 4,6% so với mức 4,25% đƣa ra hồi tháng 4. Những nền kinh tế phát triển đƣợc dự báo là sẽ tăng khoảng 2,25% trong năm 2010 sau khi đã giảm hơn 3% trong năm 2009. Mỹ sẽ tăng trƣởng nhanh hơn so với Nhật Bản và Châu Âu, dự báo ở mức 3,3% so với mức 2,7% trƣớc đó. Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Nhật Bản sẽ tăng ở mức khoảng 2,4% trong năm nay (mức dự báo trƣớc là 1,9%), còn Đức và các nƣớc sử dụng đồng Euro sẽ tăng ở mức khiên tốn 1%. Các nƣớc đang phát triển và những nền kinh tế mới nổi đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ ở mức 6,25% trong những năm 2010, 2011, một con số khá cao so với mức tăng 2,5% năm 2009, Trung Quốc đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ nhất, ở vào mức khoảng 10,5%, tiếp sau đó là Ấn Độ, tăng khoảng 9,4 %. Năm 2011 đƣợc dự báo là sẽ tăng trƣởng thấp hơn năm nay, ở mức 4,3%. Trong đó, IMF đã hạ mức dự báo tăng trƣởng năm 2011 của Trung Quốc từ 9,9% xuống 9,6%, Nhật từ 2% xuống 1,8% và Anh từ 2,5% xuống 2,1%. Điều này đã gây ra lo ngại về tình hình kinh tế trong những năm tiếp theo. 62 1.2. Dân số các nƣớc nhập khẩu. Nhìn chung, dân số thế giới không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trƣớc, xu hƣớng chung trong tốc độ gia tăng dân số thế giới sẽ tiếp tục giảm. Mặc dù vậy, tốc độ tăng dân số ở những nƣớc có thu nhập thấp và trung bình thấp vẫn có xu hƣớng tăng cao, trong khi đó xu hƣớng gia tăng dân số ở những nƣớc có thu nhập cao và trung bình cao đƣợc duy trì ở mức rất thấp, có nhiều nƣớc tốc độ gia tăng dân số tiếp tục sụt giảm. 2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cung. 2.1. GDP của Việt Nam Năm 2009, GDP Việt Nam tăng trƣởng 5,3%, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Gói kích cầu mà chính phủ Việt Nam thực hiện năm 2009 đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc giảm suy thoái kinh tế tuy nhiên cũng gây áp lực không nhỏ lên cán cân thanh toán, ảnh hƣởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô . Kinh tế Việt Nam năm 2010 và những năm tiếp theo cũng có những triển vọng và dự báo hết sức lạc quan. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đƣa ra dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam năm 2010 sẽ đạt 6,5%, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu là 7.8% trong khi đó IMF dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 5,3 % và tốc độ tăng trƣởng tổng kim ngạch xuất khẩu là 6.36% . Mục tiêu của chính phủ Việt Nam đề ra là tăng trƣởng 6,5 vào năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế nƣớc ta vẫn đang phục hồi nhanh chóng và phát triển theo hƣớng tích cực, tạo đà cho việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trƣởng 6.5%. Theo tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2010, GDP của nƣớc ta đã tăng 6,16% so với cùng kì năm ngoái. Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế đều tăng đặc biệt là khu vực dịch vụ tăng 26,7%, khu vực sản xuất công nghiệp tăng 13,6%, khu vực sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5,3% . Sự tăng trƣởng trong các ngành sản xuất sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, đặc biệt sản xuất công nghiệp với tốc độ gia tăng mạnh tập trung ở các ngành nhƣ máy móc, phƣơng tiện vận tải sẽ đƣa đến tác động mạnh mẽ cho xuất khẩu nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế. 2.2. Dân số của Việt Nam. 63 Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam trong thời gian tới có xu hƣớng giảm dần, tuy vậy vẫn ở mức cao khoảng trên 2%, lực lƣợng lao động tiếp tục đƣợc bổ sung. Trong thời gian tới, với nhận thức rõ ràng hơn về việc nâng cao chất lƣợng lao động, có thể yếu tố dân số sẽ đem lại những tác động tích cực thay vì những ảnh hƣởng tiêu cực tới tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam. 3. Các yếu tố cản trở hấp dẫn. 3.1. Yếu tố chính sách. 3.1.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện những chính sách thúc đẩy xuất khẩu để phát triển kinh tế, do đó những chính sách quản lý xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục có những ƣu đãi và tận dụng mọi biện pháp thúc đẩy xuất khẩu trong quy phạm của những cam kết quốc tế. Về việc kí kết các hiệp định thƣơng mại tự do, trên phạm vi song phƣơng có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (25/12/2008) đã có hiệu lực từ tháng 10 năm 2009 , trên phạm vi đa phƣơng ngoài Hiệp định Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN (AFTA) đã có hiệu lực từ trƣớc đây, Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) , Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Úc, Newzealand, Ấn Độ, đã đƣợc kí kết và bắt đầu có hiệu lực. Đồng thời, trong giai đoạn tới, Việt nam cũng xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác. Nhƣ vậy với việc hợp tác kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn, hợp tác hƣớng tới có hiệu quả hơn, trong thời gian tới hi vọng xuất khẩu tất các nhóm hàng hóa của Việt Nam đều có thể nhận đƣợc những tác động thúc đẩy tích cực từ những hiệp định này. 3.1.2. Chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá là tâm điểm trong quản lý vĩ mô năm 2010. Hiện nay, đồng Việt Nam đang đứng trƣớc sức ép giảm giá rất lớn. nguyên nhân của tình trạng này là do việc thâm hụt cán cân thanh toán do trƣớc đó. Nguyên nhân thứ 2 là do lạm phát đƣợc dự báo là sẽ tăng trở lại vào năm 2010 (8-9%) sau một thời gian đƣợc kiềm chế ở mức thấp (6,52% năm 2009). 64 Gần đây, chính sách tỷ giá đã có những điều chỉnh linh hoạt hơn. Trong một thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chƣa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Đây là những điều chỉnh cần thiết vì trong thời gian gian trƣớc, khoảng từ năm 2007-2009, đồng Việt Nam đã đƣợc định giá quá cao so với đồng USD, dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán càng trở nên trầm trọng. Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, đây cũng là xu thế chủ yếu trong việc điều hành tỷ giá trên thế giới hiện nay. Việc giảm giá đồng Việt Nam trong thời gian tới sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam trên cả thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt đƣợc sự tăng trƣởng lâu dài thì không thể chỉ phụ thuộc vào tỷ giá mà quan trọng là phải nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa trong nƣớc cũng nhƣ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng có thể trong thời gian tới có thể sẽ có tiếp tục những sự điều chỉnh về tỷ giá nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu, tuy nhiên, mục tiêu trong thời gian tới của của chính phủ là duy trì sự ổn định kinh tế, đạt mức tăng trƣởng 6,5%, kiểm soát lạm phát dƣới 7%. Do vậy, chính sách tỷ giá cần phải hết sức thận trọng và tỷ giá có thể sẽ không có nhiều thay đổi trong thời gian tới. 3.2. Yếu tố khoảng cách. Đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải và viễn thông trong thời gian qua đã đƣợc chú trọng hơn, tuy nhiên những dự án này chƣa hoàn thành và chƣa thể phát huy hiệu quả ngay trong thời gian sắp tới, do đó năng lực của hệ thống vận tải và hệ thống thông tin sẽ chƣa đƣợc cải thiện. Và nhƣ vậy yếu tố khoảng cách trong thời gian tới sẽ vẫn là trở ngại tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là hàng thô hoặc mới sơ chế. Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã đƣa mức thu nhập đầu ngƣời tăng lên và đƣa Việt Nam vào nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp. 65 Khoảng cách kinh tế của Việt Nam so với thế giới đang đƣợc rút ngắn dần, tuy nhiên trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn còn yếu kém và lạc hậu so với nhiều nƣớc ngay cả các nƣớc trong khu vực ASEAN. Do vậy trong thời gian tới, yếu tố khoảng cách kinh tế vẫn có ảnh hƣởng nhiều đến xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam. II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Dựa trên lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu trong chƣơng 1, kết quả phân tích ở chƣơng 2 và những dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế trong thời gian tới, chúng tôi đƣa ra các giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo ba nhóm chính nhƣ sau: Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu; các chính sách về thị trƣờng xuất khẩu; và chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. 1. Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu: 1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế Nghiên cứu trên đây đã cho thấy tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam có tác động mạnh đến xuất khẩu các nhóm hàng, đặc biệt là nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế, do đó để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thì cần phải đẩy mạnh hơn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nƣớc sang sản xuất nhóm hàng này. Để có thể thực hiện đƣợc điều này Trƣớc mắt cần có những chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu tập trung vào nhóm hàng chế biến khác (nhóm SITC8) vì những nhóm hàng này chủ yếu là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cũng nhƣ trình độ lao động cao. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách thích hợp nhƣ: thu hút vốn đầu tƣ vào những ngành công nghiệp nhẹ, phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp. 1.2. Nâng cao năng suất lao động nhằm tăng cung hàng xuất khẩu. Nhƣ kết quả trên cho thấy, yếu tố dân số của Việt Nam chƣa phát huy đƣợc tác động tích cực tới xuất khẩu bởi năng suât lao động thấp. Do vậy muốn thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu thì cần nâng cao năng suất lao động trong nƣớc bằng cách nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống dịch vụ giáo dục: xây dựng kế 66 hoạch cụ thể và tổ chức các chƣơng trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lƣợng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động, có cơ cấu đào tạo lực lƣợng lao động hợp lý, nâng cao số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kĩ thuật. 1.3. Nâng cao tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang những mặt hàng đã qua chế biến có ý nghĩa quan trọng vì những mặt hàng thô và sơ chế sẽ không duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khi GDP các nƣớc ngày càng tăng, hơn nữa, năng lực sản xuất của những mặt hàng thô của Việt Nam hiện nay nhƣ gạo, dầu thô…cũng đã đến giới hạn. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nằm trong nhóm hàng đã qua chế biến là dệt may, giày dép và các sản phẩm điện tử, máy tính và các sản phẩm gỗ. Đây là những mặt hàng có tiềm năng và có giá trị xuất khẩu cao, vì thế trong giai đoạn tới, Việt Nam nên tập trung vào việc nâng cao về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các mặt hàng này. 1.4. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh trnah của nƣớc ta, đặc biệt là các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm. Nhìn chung, các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đang là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tuy nhiên việc tăng về quy mô sản xuất và số lƣợng hàng hóa xuất khẩu đối với những mặt hàng này là rất khó khăn do năng lực sản xuất bị giới hạn về cơ cấu ( diện tích, năng suất, thời tiết). hơn nữa, các nƣớc nhập khẩu hiện nay có yêu cầu về chất lƣợng hàng hóa ngày càng cao, do vậy, việc nâng cao chất lƣợng là yếu tố quyết định để dẫn đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu cho những mặt hàng này. 2. Các giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu 2.1. Trƣớc mắt tập trung vào những thị trƣờng có khoảng cách địa lý gần với nƣớc ta, đặc biệt là những thị trƣờng ở khu vực châu Á nhằm giảm bớt các cản trở về khoảng cách địa lý. Thị trƣờng châu Á luôn là một thị trƣờng thế mạnh và đầy tiềm năng của việt Nam, đặc biệt là những nền kinh tế lớn nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… 67 Thực tế cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của việt nam vào thị trƣờng này tiếp tục tăng. Năm 2008, xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Á tăng khá đột biến và khu vực thị trƣờng này tiếp tục chiếm ƣu thế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng tăng từ 43,8% năm 2007 lên 47,2% năm 2008. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng châu Âu có xu hƣớng giảm nhẹ xuống còn 18,9% năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng châu Mỹ đã giảm khá cao, tỷ trọng từ 24,3% năm 2007 xuống còn 22% năm 2008. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trƣớc mắt. Về lâu dài, chúng ta phải phát triển vận tải, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng thô và sơ chế. Việc phát triển vận tải quốc tế để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu không những giúp cho việc tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu của Việt nam tới nhiều nƣớc trên thế giới, khắc phục đƣợc những hạn chế về khoảng cách địa lý mà còn giúp tăng một cách đáng kể ngoại tệ cho nƣớc ta thông qua việc thu cƣớc phí và giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giành đƣợc lợi thế khi kí kết các hợp động xuất nhập khẩu. Chúng ta cũng cần có những phƣơng tiện vận tải chuyên dùng để chuyên chở các mặt hàng nhanh bị hƣ hỏng nhƣ nông sản, giúp cho các doanh nghiệp Việt nam thuận lợi hơn khi tiến hành xuất khẩu và giảm bớt rủi ro. 2.2. Điều chỉnh cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu, xác định rõ thị trƣờng chiến lƣợc cho từng nhóm hàng. Do năng lực sản xuất còn hạn chế nên việc phát triển thị trƣờng xuất khẩu phải tập trung phát triển về chiều sâu, tức là khải thác tối ta hiệu quả xuất khẩu đối với những thị trƣờng đem lại hiệu quả nhất. Vì vậy, việc lựa chọn thị trƣờng thị trƣờng trọng điểm là rất quan trọng và đòi hỏi phải có những nghiên cứu, phân tích kĩ càng. Một trong những yếu tố để xác định thị trƣờng mục tiêu cho từng loại hàng hóa xuất khẩu đó là căn cứ vào khoảng cách kinh tế và mức độ tƣơng đồng về cơ cấu hàng hóa của nƣớc nhập khẩu so với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu (SITC 03), khoảng cách kinh tế có tác động cùng chiều đối với kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động thì không giống nhau: 68 Khoảng cách kinh tế tác động mạnh mẽ nhất đến nhóm hàng nguyên liệu thô (SITC 02) và lƣơng thực thực thực phẩm (SITC 01), cụ thể là khoảng cách kinh tế tăng 1% thì kim giá trị xuất khẩu của nhóm hàng nguyên liệu tăng 6.91%% và nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm tăng 5,05% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nhƣ vậy, cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của những nhóm hàng này cần tập trung vào những thị trƣờng có trình độ kinh tế phát triển cao, cụ thể là những nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc... ví dụ: Đối với các mặt hàng lƣơng thực thực phẩm nhƣ thủy sản chúng ta nên tập trung mở rộng thị phần tại thị trƣờng các nƣớc phát triển nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,… thực tế cũng cho thấy đây đang là những thị trƣờng xuất khẩu chính có tỷ lệ tăng trƣởng cao của thủy sản Việt Nam. Hoặc nhƣ đối với mặt hàng gạo chúng ta nên tập trung vào thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand. Đây là những thị trƣờng mà sản phẩm này có khả năng tiêu thụ lớn. Đối với mặt hàng nguyên liệu thô nhƣ cao su chúng ta nên nhắm tới những thị trƣờng tiềm năng nhƣ Singapore, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tuy nhiên, hiện nay, cao su Việt Nam vẫn đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang thị trƣờng nhƣ Trung Quốc ( chiếm trên 50%). Khoảng cách kinh tế này lại có tác động ít hơn đối với nhóm các mặt hàng đã qua chế biến nhƣ hóa chất hay hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu. cứ mỗi 1% gia tăng của khoảng cách kinh tế thì kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng khoảng 2,42%. Nguyên nhân là do các mặt hàng này của Việt Nam không có đủ sức cạnh tranh đối với những nƣớc có trình độ kĩ thuật tiên tiến hơn. Vì thế, đối với những mặt hàng này, chúng ta nên tập trung mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang các nƣớc có trình độ kinh tế tƣơng đồng hơn nhƣ các nƣớc ASEAN, hay tìm kiến những thị trƣờng mới nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh và các nƣớc Châu phi. Chúng ta cũng có thể lựa chọn thị trƣờng căn cứ vào quy mô của thị trƣờng đó, nhất là quy mô về dân số. Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy yếu tố dân số của nƣớc nhập khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng nhƣ lƣơng thực thực phẩm và hàng chế biến khác và mặt hàng nguyên liệu thô là đầu vào thiết yếu cho các ngành sản xuất sử dụng 69 nhiều lao động. Vì thế, giải pháp ở đây là tăng cƣờng xuất khẩu những mặt hàng trên sang các thị trƣờng có quy mô dân số lớn nhƣ Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ… 2.3. Tập trung khai thác thị trƣờng các nƣớc có chung đƣờng biên giới với Việt Nam, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc. Đối với thị trƣờng những nƣớc có chung đƣờng biên giới với Việt Nam thì chúng ta có lợi thế là: dễ dàng cho trao đổi thƣơng mại do khoảng cách địa lý gần, sự tƣơng đồng về yếu tố văn hóa dẫn đến sự tƣơng đồng về nhu cầu các mặt hàng, có mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế nên dễ dàng hơn trong việc đàm phán dỡ bỏ các hàng rào thƣơng mại và kí kết các hiệp định tự do hóa thƣơng mại… Tuy nhiên, bất lợi ở đây chính là sự tƣơng đồng về cơ cấu kinh tế cũng là cản trở cho việc thâm nhập vào thị trƣờng những nƣớc đó và sự cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa sang những nƣớc khác. Một thị trƣờng mà hiện nay Việt Nam đang nhắm tới đó là Trung Quốc. Đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng vì rộng lớn và có tốc độ phát triển rất cao. Trung quốc là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 5 hiện nay của Việt Nam sau Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản. Trong những năm gần đây, giá đầu vào các yếu tố sản xuất, đặc biệt là giá nhân công của Trung Quốc liên tục tăng, đây cũng là một lợi thế cho việc xuất khẩu nguyên liệu đầu vào của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ để tận dụng lợi thế của sự tƣơng đồng về văn hóa. 3. Chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế 3.1. Sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu quả. Nhìn chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh một cách căn bản, linh hoạt. Nhà nƣớc chủ động điều chỉnh tỷ giá phù hợp với chính sách tiền tệ và mục tiêu phát triển kinh tế những vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiện hiện nay cho rằng chúng ta nên học tập Trung quốc, để đồng Việt Nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến khích xuất khẩu. 70 Căn cứ vào mô hình đã xây dựng ở trên ta thấy việc tác động của tỷ giá tới các kim ngạch xuất khẩu là khá lớn và có tác động cùng chiều, trung bình cứ tỷ giá tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thô tăng lên 66,52% và mặt hàng đã qua chế biến tăng thêm 72,37% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nhƣ vậy nhìn chung là Việt Nam nên phá giá tiền đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách phá giá tiền tệ này cũng để lại những tác động tiêu cực khác nhƣ lạm phát tăng cao cũng nhƣ là gặp phải phản ứng của các nƣớc khác trên thế giới. Vì thế, chúng ta cần áp dụng chính sách tỷ giá một cách linh hoạt căn cứ vào tình hình kinh tế cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế từng giai đoạn. 3.2. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng và nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định. Việc kí kết các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) có thể mang đến nhiều lợi thế cho nƣớc ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng nhƣ nhiên liệu, hóa chất, máy móc và phƣơng tiện vận tải. Nghiên cứu chỉ ra tác động của Hiệp định thƣơng mại với mức độ khác nhau đến các nhóm hàng, do vậy việc lựa chọn các mặt hàng trong đàm phán thƣơng mại về lộ trình cắt giảm thuế quan cần phải thật thận trọng, chọn lựa những mặt hàng có nhiều yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu trong đàm phán để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của các hiêp định thƣơng mại tự do. Ngoài ra Việt Nam cũng cần hợp tác hơn nữa với kinh tế khu vực cũng nhƣ kinh tế thế giới. Một mặt cần phát huy hiệu quả của các hiệp định kí kết, một mặt cần tìm kiếm thêm những cơ hội mới, tăng cƣờng kí kết các hiệp định, mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều nƣớc trên thế giới. 71 KẾT LUẬN Xuất khẩu đã có tác động tích cực và thúc đẩy mạnh mẽ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới là việc làm cần thiết. Tuy nhiên việc lựa chọn các biện pháp nhằm thúc đẩy và định hƣớng xuất khẩu không thể chung chung với các mặt hàng mà cần căn cứ vào từng loại hàng và từng thị trƣờng cụ thể, cần nắm bắt đƣợc rõ nhân tố nào là nhân tố chủ yếu, nhân tố nào là nhân tố thứ yếu tác động lên xuất khẩu từng nhóm hàng thì mới có thể đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc thích hợp đƣa xuất khẩu đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Trong nghiên cứu này, Trên cơ sở phân tích định lƣợng với mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế, nhóm tác giả đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu từng nhóm hàng của Việt Nam và đạt đƣợc những kết quả chính sau: Các nhân tố nhƣ: tăng trƣởng GDP của nƣớc nhập khẩu, dân số của nƣớc xuất khẩu không gây tác động mạnh tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam. Các nhân tố tăng trƣởng GDP của Việt Nam, dân số nƣớc nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, tỷ giá hối đoái tăng, việc kí kết các hiệp định thƣơng mại, chung đƣờng biên giới đất liền đều là những nhân tố có tác động tích cực tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam với mức độ khác nhau tới từng nhóm hàng cụ thể Nhân tố khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực rất rõ ràng tới xuất khẩu tất cả các nhóm hàng. Dựa trên kết quả đó, cùng với dự đoán của các tổ chức nghiên cứu trên thế giới nhƣ IMF, World Bank hay ADB, nhóm tác giả cũng đƣa ra các giải pháp thích hợp theo ba nhóm chính: Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu; các chính sách về thị trƣờng xuất khẩu; và chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. Kết quả của nghiên cứu hi vọng có thể đóng góp cho việc xác định đƣợc trọng tâm xuất khẩu vào những ngành hàng, những thị trƣờng thích hợp nhằm nắm bắt đƣợc 72 những cơ hội và tận dụng tối đa lợi thế của nƣớc ta. Từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu nói chung và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Tuy nghiên cứu đã tìm ra đƣợc mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam cũng nhƣ đƣa ra đƣợc một số giải pháp song đánh giá chung thì mô hình phân tích định lƣợng trong nghiên cứu này vẫn còn có hạn chế nhƣ hệ số R2 của các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng chƣa cao, điều này hàm ý rằng có một số biến bị bỏ sót trong mô hình. Do vậy việc tìm hiểu về các nhân tố tác động tới xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở mô hình này mà cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu với để tìm ra cụ thể các biến số rõ hơn. Đây sẽ là hƣớng nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở bổ sung số liệu và các nhân tố mới. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. James E. Anderson (1979). "A Theoretical Foundation for the Gravity Equation". American Economic Review., 69, 106-16. 2. Jacob A. Bikker (2009). "An extended gravity model with substitution applied to international trade". Tjalling C. Koopmans Research Institute, Utrecht School of Economics, Utrecht University 3. Céline Carrere (2003). "Revisiting the Effect of Regional Trading Agreements on Trade Flows with Proper Specification of the Gravity Model". CERDI - Université d’Auvergne 4. Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003). "Augmented gravity model: An empirical application to Mercosur-European Union trade flows". Journal of Applied Economics., VI (2003), 291-316. 5. K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009). "AFTA and Trade Diversion: An Empirical Study for Vietnam and Singapore". International Area Review. 6. Tiiu Paas (2000). "Gravity Approach For Modeling Trade Flows Between Estonia And The Main Trading Partners". Taru: University of Taru, Estonia. 7. H. Mikael Sandberg (2004). "The Impact of Historical and Regional Linkages on Free Trade in the Americas: A Gravity Model Analysis Across Sectors ". American Agricultural Economics Association Annual Meeting. Denver, Colorado. 8. Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand (2009). "Gravity Equation for Different Product Groups: A study at product level". Hanoi: Development and Policy Research Center DEPOCEN. 9. Đào Ngọc Tiến (2009). "Determinants to Vietnam’s export flows and government implications under the global crisis". Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. 74 10. Do Thai Tri. (2006). "A Gravity Model for Trade between Vietnam and Twenty-Three European Countries". Högskolan Dalarna / Institutionen för Akademin Industri och samhälle. Tiếng Việt: 1. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức Nhật, Trần Thanh Thủy, Nguyêễn Thị Tƣờng Anh, Lê Thanh Thủy, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Kiều Minh, Nguyễn Thị Minh Thƣ và Nguyễn Hồng Quân (2010). "Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 - 2010", Hà Nội, NXB. Lao động - Xã hội. 2. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008). "Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ tập trung thƣơng mại của Việt Nam với Asean+3". Hà Nội: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách CEPR. 3. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến và Vũ Thị Hiền (2007). "Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam", Hà Nội, NXB Thống kê. 4. Bùi Xuân Lƣu (2002). "Giáo trình Kinh tế ngoại thương", Hà Nội, NXB. Giáo Dục. 5. Nguyễn Thị Quy, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Lan, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hiền, Lê Thị Thanh, Nguyễn Đăng Tài và Nguyễn Thị Thanh Phƣơng(2008). "Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu", Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội. 6. Đào Ngọc Tiến. (2010). "Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại". Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. 75 Các website: 1. truy cập ngày 10/06/2010 2. truy cập ngafy12/06/2010 3. truy cập ngày 20/06/2010 4. truy cập ngày 21/06/2010 5. truy cập ngày 18/06/2010 6. truy cập ngày 20/06/2010 7. truy cập ngày 12/07/2010 8. truy cập ngày 05/06/2010 76 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ MÔ HÌNH HẤP DẪN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................................................................................................ 5 I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu ................................................................... 5 1. Khái niệm xuất khẩu .................................................................................................. 5 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia 6 2.1. Tạo vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước ...................................................................................... 6 2.2. Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. ......................................................................................... 6 2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 6 2.4. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại ........ 7 2.5. Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia ....................................................................... 7 II. Mô hình hấp dẫn .................................................................................................. 8 1. Mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại ......................................................................... 8 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng .. 10 2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 11 2.1.1. Thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu ...................................... 11 2.1.1.1. GDP của nƣớc xuất khẩu ....................................................................... 11 2.1.1.2. GDP của nƣớc nhập khẩu ...................................................................... 12 2.1.2. Dân số .......................................................................................................... 16 2.1.2.1. Dân số của nƣớc xuất khẩu ................................................................... 16 2.1.2.2. Dân số của nƣớc nhập khẩu .................................................................. 17 2.2. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn ............................................................................... 18 2.2.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia .... 18 2.2.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại. .. 18 2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái ..................................................................... 19 2.2.2. Khoảng cách giữa các quốc gia .................................................................. 22 2.2.2.1. Khoảng cách địa lý ................................................................................ 22 2.2.2.2. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tê ........................................... 23 77 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 ............................ 27 I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 .................................. 27 1. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004 – 200827 1.1. Tình hình chung xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 .................. 27 1.2. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam ...................................... 29 1.2.1. Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế ................................................................. 29 1.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng ............................................................... 29 1.2.1.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu .......................................................... 30 1.2.1.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu. ................................................................. 31 1.2.2. Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế ......................................................... 31 1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng ............................................................... 31 1.2.2.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu ......................................................... 32 1.2.2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu. ................................................................. 33 2. Khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam .......................................................................................................................... 33 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu .......................................................................... 34 2.1.1. GDP của nước nhập khẩu ........................................................................... 34 2.1.2. Dân số nước nhập khẩu ............................................................................... 37 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung........................................................................ 39 2.2.1. GDP của Việt Nam ...................................................................................... 39 2.2.2. Dân số Việt Nam .......................................................................................... 41 2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn ............................................................................... 43 2.3.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia .... 43 2.3.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thƣơng mại. .. 43 2.3.1.2. Chính sách tỷ giá ................................................................................... 44 2.3.2. Yếu tố khoảng cách ...................................................................................... 46 2.3.2.1. Khoảng cách địa lý ................................................................................ 46 2.3.2.2. Khoảng cách kinh tế .............................................................................. 46 2.3.2.3. Sự tƣơng đồng về văn hóa ..................................................................... 47 II. Phân tích định lƣợng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam ............................................................................................................ 48 78 1. Mô hình định lƣợng .................................................................................................. 48 2. Số liệu ........................................................................................................................ 50 3. Kết quả ƣớc lƣợng .................................................................................................... 51 3.1. Yếu tố GDP của nước nhập khẩu ..................................................................... 51 3.2. Yếu tố dân số nước nhập khẩu .......................................................................... 52 3.3. Yếu tố GDP của Việt Nam ................................................................................. 55 3.4. Yếu tố dân số Việt Nam...................................................................................... 56 3.5. Yếu tố hiệp định thương mại tự do ................................................................... 56 3.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái.......................................................................................... 57 3.7. Yếu tố khoảng cách địa lý .................................................................................. 58 3.8. Yếu tố khoảng cách kinh tế ............................................................................... 59 3.9. Biến số cùng chung biên giới ............................................................................ 59 CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................................. 60 I. Tổng quan tình hình chung trong thời gian tới. ............................................. 60 1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu. ............................................................................... 61 1.1. GDP của nước nhập khẩu. ................................................................................ 61 1.2. Dân số các nước nhập khẩu. ............................................................................. 62 2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cung. ........................................................................ 62 2.1. GDP của Việt Nam ............................................................................................. 62 2.2. Dân số của Việt Nam. ........................................................................................ 62 3. Các yếu tố cản trở hấp dẫn. ..................................................................................... 63 3.1. Yếu tố chính sách. .............................................................................................. 63 3.1.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu. ............................................................ 63 3.1.2. Chính sách tỷ giá. ........................................................................................ 63 3.2. Yếu tố khoảng cách. ........................................................................................... 64 II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. .............................. 65 1. Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu: ................... 65 1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế ........................................................................................................... 65 1.2. Nâng cao năng suất lao động nhằm tăng cung hàng xuất khẩu. .................... 65 1.3. Nâng cao tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. .................................................................................... 66 79 1.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh trnah của nước ta, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm. ....................... 66 2. Các giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu ................................................................... 66 2.1. Trước mắt tập trung vào những thị trường có khoảng cách địa lý gần với nước ta, đặc biệt là những thị trường ở khu vực châu Á nhằm giảm bớt các cản trở về khoảng cách địa lý. .................................................................................................. 66 2.2. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu, xác định rõ thị trường chiến lược cho từng nhóm hàng. ................................................................................................... 67 2.3. Tập trung khai thác thị trường các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. ................................................................... 69 3. Chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế ......................................... 69 3.1. Sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu quả. ............................................................................................................................. 69 3.2. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương và nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định. ................................................................ 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 71 80 DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.2.2.1: Mô hình trọng lƣợng (hấp dẫn) trong thƣơng mại quốc tế .................... 11 Bảng 1.2.2.2: Tổng hợp các yếu tố và tác động trong các nghiên cứu kinh tế ............. 26 Bảng 2.1.2.2.2: Dân số và lao động Việt Nam 2000 – 2008 ........................................ 42 Bảng 2.2.3: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ....................................................................... 53 81 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1.1.2: Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm thô hoặc mới sơ chế của Việt Nam tới 73 nƣớc bạn hàng chính giai đoạn 2005 - 200829 Đồ thị 2.1.1.2.1: Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng thuộc nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu tới 73 nƣớc bạn hàng chính giai đoạn 2005 - 2008 ............................................................................................................................. 30 Đồ thị 2.1.1.2.2: Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng thuộc nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trên tổng kim ngạch xuất khẩu tới 73 nƣớc bạn hàng chính giai đoạn 2005 - 2008 ............................................................................................................................. 32 Đồ thị 2.1.2.1.1.a: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập cao34 Đồ thị 2.1.2.1.b : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình cao .......................................................................................................................... 35 Đồ thị 2.1.2.1.c : Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp ........................................................................................................................ 36 Đồ thị 2.1.2.1.d: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc bạn hàng có thu nhập thấp 36 Đồ thị 2.1.2.2.a: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập cao .......... 37 Đồ thị 2.1.2.2.b: Tốc độ gia tăng dân số ở các nƣớc bạn hàng có thu nhập trung bình thấp ................................................................................................................................ 39 Đồ thị 2.1.2.2.1: Tăng trƣởng GDP và GDP các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 .................................................................................................................... 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam.pdf
Luận văn liên quan