Nợ công – mối lo của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ NỢ CÔNG – MỐI LO CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Mở đầu: Đặt vấn đề: Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Đó là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví dụ. Đây cũng là vấn đề thời sự, đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Tổng quan về nợ công: Khái niệm: Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009 thì nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Thước đo nợ Chính phủ thường là phần trăm so với GDP. Nợ thường được tính tại từng thời kỳ, từng giai đoạn. So sánh tổng nợ nước ngoài với GDP là nhằm so sánh nợ với những gì một quốc gia làm ra, để xác định khả năng trả nợ của quốc gia đó. Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách chính phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm. Về nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt ngân sách, các chính phủ phải đi vay trong và ngoài nước chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao. Tuy nhiên, nợ công ở một số nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, còn do chính phủ vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình (thường là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) nên quy mô nợ công thậm chí còn cao hơn nữa. Nguồn để trả nợ công là các khoản thu trong tương lai bao gồm cả thu ngân sách và thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay (nếu có). Phân loại: Việc phân loại nợ công dựa vào 2 tiêu chí: theo nguồn gốc và theo thời hạn của khoản nợ. Theo nguồn gốc: Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước. Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay nước ngoài. Theo thời hạn của khoản nợ: Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có kì hạn dưới 1 năm. Nợ trung hạn: các khoản nợ có kì hạn từ 1 năm đến 10 năm. Nợ dài hạn: các khoản nợ có kì hạn trên 10 năm. Các hình thức vay nợ của Chính phủ: có 2 hình thức. Phát hành trái phiếu Chính phủ: Trái phiếu phát hành bằng nội tệ: được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi. Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ: có rủi ro cao hơn vì Chính phủ có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái khi đến thời hạn thanh toán. Ví dụ như bạn mượn bạn mình 1 cây vàng (tương đương 1 lượng vàng). Khi đó, 1 cây vàng có giá là 31 triệu đồng nhưng sau 1 năm, khi bạn trả nợ, giá 1 cây vàng đã tăng lên là 44 triệu đồng. vì khi vay bạn vay bằng vàng nên khi trả, bạn cũng phải trả bằng vàng bất kể giá vàng tăng hơn trước như thế nào. Hình thức này có độ tin cậy tín dụng thấp, do đó khả năng vay nợ bằng phát hành trái phiếu không cao. Vay trực tiếp: Các quốc gia có thể vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường hoặc có thể vay ưu đãi (ODA) từ Chính phủ các nước khác hay từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF, với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên hình thức vay ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước nghèo, có thu nhập thấp. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán nợ công: Lạm phát: Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống, trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc tính lãi vay do Chính phủ trả những khoản lãi vay theo lãi suất danh nghĩa (lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = r + π)[1]. Theo phương trình Fisher, tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Tài sản đầu tư: Các nhà kinh tế cho rằng nên trừ tổng tài sản của tài sản Chính phủ trong tính toán nợ công. Tuy nhiên, rất khó để xác định đâu là tài sản Chính phủ và giá trị của chúng là bao nhiêu. Các khoản nợ tiềm tàng: Bao gồm các khoản chi trả trợ cấp cho hưu trí, bảo hiểm xã hội, hay các khoản vay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh nếu trong tương lai không có khả năng thanh toán. Những khoản chi này cũng cần được tính vào nợ công. Bởi lẽ suy cho cùng đó cũng là các khoản tiền mà Chính phủ phải chi ra. Thực trạng nợ công của Việt Nam: Việc vay nợ trong kinh doanh không phải là xấu nhưng nếu nợ công gia tăng quá nhanh và không thể kiểm soát được trong dài hạn thì sẽ biến thành một khoản nợ lớn khiến cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng bị châm lại và còn khiến quốc gia bị tụt hạng tín nhiệm theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Quy mô nợ công của Việt Nam: Số liệu công bố về tình hình nợ công của Việt Nam không đồng nhất, thậm chí, giữa những số liệu này còn có sự chênh lệch rất lớn. Ngay cả những số liệu được công bố từ các tổ chức trong nước thôi cũng đã có sự khác biệt rất nhiều. Chẳng hạn, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của bộ Tài chính và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ nợ công/GDP theo cách tính của bộ Tài chính là 56,6% GDP. Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cách tính nợ công phải bao gồm thêm các khoản nợ tiềm ẩn như đã nói ở trên nên tổ chức này cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam khoảng 75 – 80%, lớn hơn nhiều so với cách hạch toán truyền thống của Bộ Tài chính. Điều này cho thấy còn nhiều bất cập trong việc tính toán và công bố tình hình nợ công của nước ta; đồng thời, khiến cho việc tái dựng toàn cảnh tình trạng nợ công của Việt Nam trở nên rất khó. [1] Phương trình này còn được gọi là phương trình Fisher.

docx15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nợ công – mối lo của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ NỢ CÔNG – MỐI LO CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Mở đầu: Đặt vấn đề: Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Đó là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,.. cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví dụ. Đây cũng là vấn đề thời sự, đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Tổng quan về nợ công: Khái niệm: Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009 thì nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Thước đo nợ Chính phủ thường là phần trăm so với GDP. Nợ thường được tính tại từng thời kỳ, từng giai đoạn. So sánh tổng nợ nước ngoài với GDP là nhằm so sánh nợ với những gì một quốc gia làm ra, để xác định khả năng trả nợ của quốc gia đó. Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách chính phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm. Về nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt ngân sách, các chính phủ phải đi vay trong và ngoài nước chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao. Tuy nhiên, nợ công ở một số nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, còn do chính phủ vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình (thường là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) nên quy mô nợ công thậm chí còn cao hơn nữa. Nguồn để trả nợ công là các khoản thu trong tương lai bao gồm cả thu ngân sách và thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay (nếu có). Phân loại: Việc phân loại nợ công dựa vào 2 tiêu chí: theo nguồn gốc và theo thời hạn của khoản nợ. Theo nguồn gốc: Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước. Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay nước ngoài. Theo thời hạn của khoản nợ: Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có kì hạn dưới 1 năm. Nợ trung hạn: các khoản nợ có kì hạn từ 1 năm đến 10 năm. Nợ dài hạn: các khoản nợ có kì hạn trên 10 năm. Các hình thức vay nợ của Chính phủ: có 2 hình thức. Phát hành trái phiếu Chính phủ: Trái phiếu phát hành bằng nội tệ: được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi. Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ: có rủi ro cao hơn vì Chính phủ có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái khi đến thời hạn thanh toán. Ví dụ như bạn mượn bạn mình 1 cây vàng (tương đương 1 lượng vàng). Khi đó, 1 cây vàng có giá là 31 triệu đồng nhưng sau 1 năm, khi bạn trả nợ, giá 1 cây vàng đã tăng lên là 44 triệu đồng. vì khi vay bạn vay bằng vàng nên khi trả, bạn cũng phải trả bằng vàng bất kể giá vàng tăng hơn trước như thế nào. Hình thức này có độ tin cậy tín dụng thấp, do đó khả năng vay nợ bằng phát hành trái phiếu không cao. Vay trực tiếp: Các quốc gia có thể vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường hoặc có thể vay ưu đãi (ODA) từ Chính phủ các nước khác hay từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF,… với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên hình thức vay ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước nghèo, có thu nhập thấp. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán nợ công: Lạm phát: Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống, trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc tính lãi vay do Chính phủ trả những khoản lãi vay theo lãi suất danh nghĩa (lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = r + π) Phương trình này còn được gọi là phương trình Fisher. . Theo phương trình Fisher, tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Tài sản đầu tư: Các nhà kinh tế cho rằng nên trừ tổng tài sản của tài sản Chính phủ trong tính toán nợ công. Tuy nhiên, rất khó để xác định đâu là tài sản Chính phủ và giá trị của chúng là bao nhiêu. Các khoản nợ tiềm tàng: Bao gồm các khoản chi trả trợ cấp cho hưu trí, bảo hiểm xã hội,… hay các khoản vay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh nếu trong tương lai không có khả năng thanh toán. Những khoản chi này cũng cần được tính vào nợ công. Bởi lẽ suy cho cùng đó cũng là các khoản tiền mà Chính phủ phải chi ra. Thực trạng nợ công của Việt Nam: Việc vay nợ trong kinh doanh không phải là xấu nhưng nếu nợ công gia tăng quá nhanh và không thể kiểm soát được trong dài hạn thì sẽ biến thành một khoản nợ lớn khiến cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng bị châm lại và còn khiến quốc gia bị tụt hạng tín nhiệm theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Quy mô nợ công của Việt Nam: Số liệu công bố về tình hình nợ công của Việt Nam không đồng nhất, thậm chí, giữa những số liệu này còn có sự chênh lệch rất lớn. Ngay cả những số liệu được công bố từ các tổ chức trong nước thôi cũng đã có sự khác biệt rất nhiều. Chẳng hạn, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của bộ Tài chính và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ nợ công/GDP theo cách tính của bộ Tài chính là 56,6% GDP. Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cách tính nợ công phải bao gồm thêm các khoản nợ tiềm ẩn như đã nói ở trên nên tổ chức này cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam khoảng 75 – 80%, lớn hơn nhiều so với cách hạch toán truyền thống của Bộ Tài chính. Điều này cho thấy còn nhiều bất cập trong việc tính toán và công bố tình hình nợ công của nước ta; đồng thời, khiến cho việc tái dựng toàn cảnh tình trạng nợ công của Việt Nam trở nên rất khó. Theo thống kê mà tạp chí kinh tế The Economist đưa ra vào tháng 10/2010 con số tuyệt đối về nợ công tính theo đầu người của Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và vào hàng thấp trên thế giới. Khi vay nợ thì quy mô của khoản nợ không quan trọng bằng khả năng thanh toán khoản nợ đó mà đối với một quốc gia, khả năng thanh toán nợ được nhìn đơn giản thông qua GDP của nước đó. Tuy nhiên, nếu xét ở tiêu chí tỷ lệ nợ công trên GDP, thì Việt Nam đang được The Economist xếp vào nhóm nước có mức nợ trên trung bình. Mức nợ của Việt Nam xét ở tiêu chí này cao hơn một số nước trong khu vực như Trung Quốc là 17,4% hay Indonesia là 26,5%. Những nước trong khu vực có tỷ lệ nợ công so với GDP xấp xỉ Việt Nam là Thái Lan (48,6%), Malaysia (52,1%), Philippines (55,8%). Quốc gia Nợ công/người (USD) Tỷ lệ nợ công/GDP (%) Trung Quốc 713,6 17,4 Indonesia 743 26,5 Philippines 1.071 48,6 Việt Nam 580,91 51,6 Malaysia 4.184 52,1 Thái Lan 2.064 55,8 Mỹ 27.683 58,3 Anh 26.602 75,1 Pháp 31.785 82,3 Canada 37.000 82,3 Nhật Bản 83.697 196,2 Theo tạp chí kinh tế The Economist, tính tới thời điểm 8h10’ ngày 1/9/2011 theo giờ Việt Nam, có các số liệu sau: 2009 2010 2011 Tổng nợ công của Việt Nam (tỷ USD) 44,795 50,294 56,061 Nợ công/người (USD) 516,62 574,28 633,95 Nợ công/GDP (%) 50,7 51,7 50,9 Đối chiếu với Factbook của CIA ghi nhận về tình hình nợ công của Việt Nam như sau: tỷ lệ nợ công/GDP: 49,8 % (2009). Năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP: 57,10%, Việt Nam đứng hạng thứ 41/133 quốc gia và lãnh thổ. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP), nhiều khả năng nợ công Việt Nam sẽ tạm chững lại trong năm 2011 do lạm phát tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, tỷ lệ nợ công sẽ tăng dần đều và đạt mức 64% GDP vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Mặc dù các số liệu thống kê được công bố về quy mộ nợ công của Việt Nam có chênh lệch nhau đi chăng nữa nhưng nhìn chung thì trong số các nước đang phát triển và mới nổi, Việt Nam có mức nợ công khá lớn và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ an toàn của nợ công/GDP phải là 50% và con số thực tế của tình hình nợ công của nước ta đang mấp mé ngưỡng an toàn ấy. Cơ cấu nợ công của Việt Nam: Với cách tính theo Luật Quản lý nợ công 2009, nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ công của Việt Nam. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010 gồm nợ Chính phủ chiếm 78,1% còn lại là nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ Chính phủ chiếm 79,2%; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010 Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân Nợ Chính phủ Tỷ USD 23,7 24,1 31,2 37,8 45,3 32,4 Nợ Chính phủ % GDP 39,0 33,8 36,5 40,4 44,6 38,9 Nợ Chính phủ % Nợ công 85,0 68,0 76,2 79,2 82,1 78,1 Nợ nước ngoài của Chính phủ Tỷ USD 14,6 17,3 18,9 23,9 25,1* 20 Nợ nước ngoài của Chính phủ % Nợ Chính phủ 61,6 71,6 60,7 60,0 55,4** 61,9 Nợ nước ngoài của khu vực công % GDP 26,7 28,3 25,1 29,3 N/A Nợ nước ngoài của khu vực công % Nợ công 58,2 56,9 52,4 57,5 N/A Nguồn: Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 6 Chú thích: *, **: Số liệu 6 tháng đầu năm 2010 Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngoài có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, trong 56,6% GDP nợ công đã có 42,2% GDP là nợ nước ngoài (biểu đồ 2). Mặc dù nợ công khác với nợ nước ngoài, nhưng hiện nay ở Việt Nam, thông tin chi tiết về nợ công chưa đầy đủ; do vậy, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số nợ nước ngoài để hình dung quy mô và mức độ nghiêm trọng của nợ công của quốc gia. Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA. Theo danh mục nợ công năm 2009 của Bộ Tài chính, 60,3% nợ công là ODA và 29,8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước.  Khả năng thanh toán và tính thanh khoản của nợ công Việt Nam: Khả năng thanh toán nợ của Việt Nam được Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia đánh giá theo những chỉ tiêu: quy mô của khoản nợ so với GDP; quy mô khoản nợ so với tổng thu ngân sách Nhà nước và so với tổng giá trị xuất khẩu – cho thấy đều đang giảm dần. Cụ thể, nếu xét theo chỉ tiêu quy mô của khoản nợ so với GDP thì khả năng thanh toán nợ của Việt Nam đang giảm rất nhanh kể từ năm 2008. So với tổng thu ngân sách Nhà nước, năm 2010, tổng nợ công gấp gần hai lần (chưa bao gồm nghĩa vụ trả nợ dự phòng – cho các doanh nghiệp Nhà nước). Còn tỷ lệ nợ công nước ngoài với tổng giá trị xuất khẩu được tính xấp xỉ khoảng 44%. Tính thanh khoản nợ công của Việt Nam, theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia hiện vẫn khá tốt vì các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp chiếm tới 80% (nghĩa vụ trả nợ đến năm 2013 chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối quốc gia và nợ nước ngoài chiếm 20% dự trữ ngoại hối hiện nay). Mặc dù vậy, nợ công của Việt Nam vẫn có thể xảy ra những rủi ro về tính thanh khoản, khi thời hạn trả nợ bị xáo trộn (khoản nợ từ trung hạn và dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn – trong trường hợp các chủ nợ gặp khó khăn hay khủng hoảng kinh tế trong nước). Đặc biệt, cơ quan giám sát bày tỏ e ngại rủi ro về tính thanh khoản của những khoản nợ nước ngoài trong ngắn hạn khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam/tổng dư nợ ngắn hạn đã và đang sụt giảm với tốc độ rất nhanh, từ mức 100 lần năm 2007 xuống còn 28 lần vào năm 2008, còn 3 lần vào năm 2009 và chỉ còn gấp khoảng 2 lần trong năm 2010. Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ nội địa trong ba năm tới được ước tính trên số lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành và sẽ đáo hạn trong vòng 3 năm tới, ước khoảng 215.000 tỷ đồng, tương đương 20% dự toán thu ngân sách Nhà nước của thời điểm đó (2014). Đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam: Việt Nam cũng đã trải nghiệm trong thời gian qua khi nợ công gia tăng cùng với việc quản lý lỏng lẻo và sử dụng kém hiệu quả là việc tụt hạng tín nhiệm theo đánh giá của các tổ chức quốc tế Hiện nay, hãng định mức tín nhiệm Fitch định mức tín nhiệm nợ công của Việt Nam là hạng B+ và Việt Nam đang có nguy cơ tiếp tục bị đánh tụt hạng. . Điều này thực sự đáng lo ngại. Mặc dù theo Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn và Bộ Tài Chính hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này, bởi trong cơ cấu nợ, các khoản vay trung và dài hạn chiếm đến 86,5% với thời hạn vay lên tới 40 năm trong khi chỉ phải trả lãi suất 0,75% - 1,0%/năm. Nhưng quốc gia đi vay nợ khi đã mất uy tín thì ngay lập tức các khoản nợ dài hạn 30 - 40 năm trở thành ngắn hạn phải trả ngay lập tức nên theo Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, những khoản vay dài hạn này chưa chắc đã an toàn một khi đánh mất lòng tin của chủ nợ. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng về lý thuyết mức nợ công của Việt Nam “không có vấn đề gì” nhưng Việt Nam phải tính tới “phần chìm của tảng băng”, tức là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với kinh tế Việt Nam, nếu Việt Nam “lơ là”. Nguyên nhân: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nợ công của Việt Nam mang đầy “rủi ro”. Rủi ro này đến từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp: Hiệu quả sử dụng vốn vay: STT Quốc gia Tổng nợ công (USD) Tỷ lệ nợ công/GDP 1 Mỹ 7.581.480.000.000 53,7% 2 Nhật 9.613.320.000.000 191,9% 3 Tây Ban Nha 887.312.000.000 62,1% 4 Đức 2.507.240.000.000 79,6% 5 Hy Lạp 362.838.000.000 99,6% 6 Việt Nam 49.302.700.000 51,7% Nguồn: The Economist, 2010 Nhìn vào số liệu bảng trên, câu hỏi đặt ra là: Mỹ và Đức có nợ công khá lớn, còn nếu nhìn vào tỷ lệ nợ công tính trên GDP thì Nhật bản là nước có tỷ lệ cao nhất nhưng tại sao các tổ chức và chính phủ các nước không lo ngại nợ công tại Đức mà lại rất lo ngại nợ công tại Hy Lạp và Tây Ban Nha? Tương tự như vậy, quy mô nợ công của Việt Nam cũng nhỏ hơn nhiều so với những nước đó nhưng tại sao ta lại bị “rung chuông cảnh báo” về nợ công. Như vậy, để đánh giá tính an toàn của nợ công của một nước, ta không chỉ đơn giản nhìn vào quy mô nợ công của nước đó. Điều này cũng dễ hiểu, đối với một người đi vay nợ thì quy mô của khoản nợ mà anh ta vay không quan trọng bằng hiệu quả sử dụng đồng vốn vay và khả năng thanh toán nợ trong tương lai lâu dài của anh ta. Nói đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay ta nghĩ ngay đến chỉ số ICOR. ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Riêng năm 2009, chỉ số ICOR chung của nền kinh tế Việt Nam là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế nhà nước lên tới 12 – thuộc hạng cao nhất thế giới. Biểu đồ 1. Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001-2009 Chỉ số ICOR năm 2010 là 6,9; nói đơn giản là phải bỏ ra 6,9 đồng vốn đầu tư mới được 1 đồng tăng trưởng; trong khi đó Trung Quốc là 4,1, Nhật là 3,2, Hàn Quốc là 3,2, Đài Loan là 2,7. Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của World Bank: đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi. Thâm hụt ngân sách Nhà nước: Thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 đã tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP so với giai đoạn trước. Hiện nay, Việt Nam vẫn sử dụng hai khái niệm bội chi ngân sách: Bội chi theo tiêu chuẩn quốc tế và Bội chi theo tiêu chuẩn Việt Nam (gồm bội chi theo chuẩn quốc tế cộng thêm phần chi trả nợ gốc). Nếu theo chuẩn quốc tế thì thâm hụt ngân sách Nhà nước đã tăng vọt từ dưới 10 ngàn tỷ năm 2006 lên hơn gấp đôi vào năm 2007 và hơn 8 lần vào năm 2009. Theo đó, thâm hụt ngân sách Nhà nước đã tăng từ 0,9% GDP năm 2006 lên 4,51% GDP năm 2009 và giảm xuống còn 3,03% GDP năm 2010. Hiện tượng này cho thấy xu hướng gia tăng thâm hụt ngân sách Nhà nước đã xuất hiện trước khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chỉ làm cho thâm hụt ngân sách Nhà nước thêm nặng nề hơn. Hơn nữa, thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 2009 tăng tới 44,1% so với dự toán do yếu tố tác động khủng hoảng đã không được tính đến khi xây dựng dự toán. Thâm hụt ngân sách Nhà nước trong các năm còn lại trong giai đoạn 2006-2010 cơ bản theo đúng dự toán, thậm chí còn thấp hơn dự toán mặc dù thu chi ngân sách Nhà nước đều vượt dự toán như đã nêu ở phần trên chứng tỏ kỳ vọng nới lỏng chính sách tài khoá thông qua tăng thâm hụt ngân sách Nhà nước còn cao hơn khi thực hiện. Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách Nhà nước Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn. Cơ cấu khoản nợ: Tính rủi ro của nợ công Việt Nam còn đến từ cơ cấu của khoản nợ. Như đã nói ở trên, trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao. Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Trên lý thuyết, điều này được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Nhìn vào biểu đồ 2, tỷ trọng của các khoản vay bằng USD và JPY rất cao (USD chiếm 22,95% còn JPY chiếm 38,25%). Điều này gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng còn JPY thì đang lên giá so với USD. Biểu đồ 2: Cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền tính đến 30/6/2010 Bên cạnh đó, mặc dù các điều khoản ưu đãi của ODA (nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam) giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công nhưng tỷ trọng nợ nước ngoài tăng cao làm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ công trong tương lai. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử cho thấy, khi tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao, Chính phủ sẽ mất đi tính chủ động khi ứng phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Khủng hoảng nợ của Argentina (2001) và Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác động tiêu cực của nguồn nợ công từ nước ngoài. Trong khi đó,mặc dù Nhật có mức nợ công trên GDP rất cao nhưng nợ công của Nhật vẫn được đánh giá là bền vững do nợ công chủ yếu được tài trợ từ các nhà đầu tư trong nước. Yếu tố lãi suất: Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó chủ yếu ở mức 1% - 2,99%. Tuy nhiên so với các năm trước, cùng với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, năm 2010, các khoản vay của Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổi ngày càng tăng lên, gây áp lực nợ cho Chính phủ. Trong 25,097 tỷ USD tổng nợ nước ngoài của Chính phủ có 19,313 tỷ USD có lãi suất thấp như trên; trên 1,678 tỷ USD chịu lãi suất từ 3 – 5,99% (tăng 176 triệu USD so với năm 2009) và có tới 1,888 tỷ USD ở mức lãi suất 6 – 10%, tăng hơn gấp đôi so với năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay với lãi suất thả nổi cũng tăng 6,66 triệu USD so với 2009. Theo Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Với tình hình này, rõ ràng áp lực chi phí trả lãi đang ngày một lớn dần. Nguyên nhân sâu xa: Thứ nhất, khả năng quản lý nợ công của ta còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém. Việt Nam hiện chưa có một ủy ban chuyên trách quản lý về nợ công đã dẫn đến việc thiếu tập trung, thậm chí thiếu minh bạch trong việc quản lý, sử dụng vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham nhũng. Điều này làm gia tăng lo ngại về việc nợ công có thể trở thành “mối đe dọa thứ 2”, sau lạm phát. Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong vấn đề nợ công còn chưa rõ ràng. “Ở Việt Nam có cái rất đặc biệt, là đôi khi người đi vay không phải người trả nợ, và người trả nợ không phải người đi vay” nên “Các đầu mối về quản lý nợ công không có, dẫn đến tình trạng trách nhiệm trong quản lý nợ công vẫn chưa rõ” (Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Đặng Văn Thanh). Khu vực Chính phủ chưa được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế. Chính sách và vai trò quản lý của khu vực công chưa được công khai cụ thể. Do quản lý nợ công chưa chặt chẽ nên tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà nước được thừa nhận chính thức đến không chính thức là từ 15% đến 45%. Với số nợ nước ngoài thống kê chính thức là 29 tỷ USD, có thể thấy phần thất thoát tài sản nhà nước là không nhỏ, từ 4 tỷ USD đến khoảng 10 tỷ USD. Thứ hai, con số nợ công do Bộ Tài chính nêu ra chưa hoàn toàn chính xác bởi cách tính nợ công của Việt Nam chưa phản ánh đúng thực trạng và cũng khác xa so với thông lệ quốc tếTheo cách tính nợ công của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) được nhiều nước trên thế giới sử dụng thì nợ công còn bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước sử dụng để mua trái phiếu hay đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. . Do đó gây nên tranh cãi về những con số được công bố về tình hình nợ công của Việt Nam. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài chính) cho rằng khi không tính đúng, tính đủ nợ công, có thể đưa đến nhìn nhận lạc quan thái quá về ngưỡng an toàn nợ. Hệ quả là nợ có thể tăng nhanh khó kiểm soát. Nhiều người cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều và phần chênh lệch giữa những con số đó đa phần nằm ở khoản nợ mà Nhà nước phải bảo lãnh cho những doanh nghiệp Nhà nước. Theo ước tính, khoản vay của doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 10% tổng dư nợ công và là khoản đáng lo ngại nhất bởi phần lớn là vay với kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, Chính phủ đương nhiên sẽ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người bảo lãnh. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Sự kém cỏi đó thể hiện qua tính toán đơn giản của TS. Lê Kim Sa (Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương) dựa trên báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi 6,6%. Nghe đến đây khiến ta nghĩ rằng các tập đoàn Nhà nước làm ăn cũng có hiệu quả nhưng trong cùng thời gian này, lãi suất huy động trên thị trường là 11%. Như vậy, “Chẳng phải làm gì, chỉ cần gửi tiền vào ngân hàng cũng có lời thêm 4% và đó là vấn đề. Nếu chúng ta không tạo ra được giá trị thực thì nền kinh tế rất rủi ro”. Theo ước tính của ông Nguyễn Đình Hòa (kiểm toán Nhà nước), nếu chỉ cộng phần nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cách tính của UNCTAD thì nợ công của Việt Nam hiện không dưới 72% GDP, tức là vượt khá xa so với mức bình quân của thế giới. Theo số liệu tổng hợp từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ước tính đến hết năm 2009, chỉ tính riêng tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% GDP của năm 2009. Báo cáo điểm lại của Ngân hàng Thế giới, đến cuối năm 2010, khoản nợ được gọi là nghĩa vụ dự phòng của Chính phủ cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn lớn hơn nhiều, lên đến 36,2% GDP. Với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nợ Chính phủ và nợ công gần như đồng nhất vì khu vực doanh nghiệp Nhà nước của họ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nhưng với Việt Nam, nợ của doanh nghiệp Nhà nước có quy mô xấp xỉ với nợ của Chính phủ nên nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ nợ công. Năm 2005, Chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra thị trường chứng khoán New York và dùng toàn bộ số vốn này đầu tư cho các dự án của Vinashin. Hiện tại, Vinashin thua lỗ, khó có khả năng thanh toán số nợ trên thì Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay. Thứ ba, sự đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư thấp, kéo theo sư gia tăng của những khoản nợ công. Kiến nghị và giải pháp: Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch vay nợ công phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Cần xác định rõ mục đích vay (để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại, tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch về vay nợ công cũng cần quy định rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Hai là, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ… Ba là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh vay thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng  không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP). Bốn là, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn  xác nhận. Sáu là, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, xác nhận số liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ Chính phủ so với GDP, trong mối quan hệ với bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nợ nước ngoài trong tổng số nợ; cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài); tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ… giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ công cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bộ Tài chính (2011), Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7-2011, trang www.mof.gov.vn Vũ Quang Việt. (2010). Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?. Được lấy về từ: Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt. “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thảo Phương. “Nợ công Việt Nam – Những vấn đề cần bàn thêm”. Nguyễn Việt. (2011). Nợ công với Việt Nam. Được lấy về từ: An Huy. (2010). Nợ công của Việt Nam nhìn từ The Economist. Được lấy về từ: Thảo Nguyễn. (2011). Nợ công tăng, khả năng trả nợ giảm. được lấy về từ: Vũ Đình Ánh. (2011). Nợ công trên thế giới và ở Việt Nam. Được lấy về từ: Vũ Đình Ánh. (2011). Nhận diện nợ công. Được lấy về từ: Hoàng Sơn. (2011). Kỳ 2: Thực trạng nợ công tại Việt Nam. Được lấy về từ: Hoàng Sơn. (2011). Lạm bàn về vấn đề nợ công. Được lấy về từ: Hồ Điệp. (2011). Bài 3: Nguy cơ và những khuyến cáo với Việt Nam. Được lấy về từ: Anh Quân. (2010). Nợ công: Vay và trả. Được lấy về từ: Kỳ Duyên. (2010). Nợ công gia tăng và nỗi lo vay nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Được lấy về từ: Mạnh Bôn. (2011). Nợ công Việt Nam không dưới 72%. Được lấy về từ: Hồng Kỹ. (2011). Việt Nam và tín nhiệm nợ công: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Được lấy về từ: Thu Hằng. (2010). IMF khuyến cáo: Nợ ngầm có nguy cơ làm giảm sức huy động vốn quốc tế. Được lấy về từ: Phạm Thế Hải. (2011). Cảnh giác với phần chìm của nợ công. Được lấy về từ: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNợ công – mối lo của kinh tế việt nam trong những năm gần đây.docx