MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIÊN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng HỒ CHÍ MINH về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”.
a. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
b. Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
3. Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
a. Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong thực tiễn cách mạng.
5. Những điều kiện bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Xác định tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ quá trình cách mạng.
b. Xây dựng và phát huy vai trò nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III. KẾT LUẬN
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9418 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIÊN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng HỒ CHÍ MINH về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Mối quan hệ biện chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong thực tiễn cách mạng.
Những điều kiện bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xác định tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ quá trình cách mạng.
Xây dựng và phát huy vai trò nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO: - TS. Hoàng Trang- TS. Phạm Ngọc Anh.Tư tưởng HỒ CHÍ MINH về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB LAO ĐỘNG.
GIÁO TRÌNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, yêu cầu độc lập dân tộc và dân chủ quyện chặt với nhau và trở thành đòi hỏi bức xúc của cuộc sống. biểu hiện rõ nét là hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống xâm lược nhưng không thành. Sự thất bại đau đớn của các phong trào yêu nước trên lập trường cũ ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra nhu cầu lịch sử về một đường lối cách mạng mới. Sự lựa chọn con đường cứu nước cứu dân theo con đường cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh là duy nhất đúng. Nó có cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam và cơ sở lý luận về cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Sự lựa chọn này là bước ngoặt cực kỳ to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc được nâng lên trình độ một cuộc cách mạng xã hội, kết hợp trong bản thân tiến trình cách mạng cả hai sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp để đi đến giải phóng con người. Điều đó tự nó tạo thành định hướng xã hội chủ nghĩa một cách khách quan, cố kết tự nhiên giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác- Lênin, phù hợp với thực tế Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mang tính chất là một học thuyết cách mạng thuộc địa ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Nó có quá trình hình thành và phát triển cùng chiều với toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người. Song, xét về tổng thể, tư tưởng quan trọng này được biểu hiện như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, định hướng cho sự phát triển các tư tưởng khác và thắng lợi của cách mạng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động”.
II. NỘI DUNG
Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước độc lập, có nền văn hiến ngàn năm rất vẻ vang. Dân tộc Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta, sau khi hoàn thành việc xâm lược và thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác, chúng cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc,đã đẩy nhân dân Việt Nam vào thế giới bóng đêm của sự khổ cực. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với giai cấp địa chủ, phong kiến và giữa nhân dân ta với đế quốc thực dân Pháp ngày càng trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc khởi nghĩa yêu nước đã diễn ra phát huy chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam. Trong giai đoạn này, phong trào dân tộc và dân chủ với nhiều tổ chức yêu nước theo xu hướng mới ra đời. Cuối thế kỷ XIX, đầu XX cách mạng nước ta bị khủng hoảng về đường lối, tình hình đen tối như không có đường ra.
Trên con đường cứu nước cứu dân, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mac- Leenin con đường mới của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường “ độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội”. Độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ tận gốc cơ sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ Chí Minh , yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự khác nhau giữa con đường: “ độc lập dân tộc găn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh khác cơ bản với con đường giải phóng dân tộc của những người đi trước như phong trào Cần Vương của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đều dựa trên hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản (những hệ tư tưởng này đã lỗi thời, lạc hậu) không gắn với tiến bộ xã hội nên đã thất bại. Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh phản ánh đúng yêu cầu tất yếu của cách mạng và dựa trên chủ nghĩa Mac- Leenin, gắn liền với tiến bộ xã hội nên nó là con đường duy nhất đúng đắn và tất yếu là giành được thắng lợi.
Mối quan hệ biên chứng của “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi, luân điểm trung tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tìm ra con đường cách mạng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội “con đường cách mạng vô sản’, Hồ Chí Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản có sức mạnh lãnh đạo đưa sự nghiệp cách mạng đó đến thành công. Con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là lý tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, xã hội và con người một cách triệt để. Con đường đó cực kỳ khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh, có kỷ cương, lối sống lành mạnh và văn hóa cao; có quan hệ hữu nghị và bình đẳng với các quốc gia dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh kết luân: nhân dân Việt Nam không thể cứu nước, giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng dân chủ tư sản; độc lập dân tộc không thể gắn liền với con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là một khát vọng mang tính phổ biến. Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc; gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị mất, nhân dân bị đè nén, thống trị của ngoại bang. Xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật, cấp bách cần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược cùng bọn tay sai bán nước, HCM nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc, xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là giành lại độc lập cho dân tộc, trong khi không quên nhiệm vụ dân chủ nhân dân, song khi thực hiện nhiệm vụ này trước hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân tộc. Có thể khẳng định rằng, Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là nhân tố quyết định nhất đảm bảo cho cách mạng tiến hành triệt để, phát triển lên cách mạng chủ nghĩa xã hội; nhưng trước hết phải giành lại được độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng thời là tiền đề tất yếu để cuộc cách mạng này phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Phương hướng phát triển này không những làm cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc lập hoàn toàn, thực sự cho dân tộc, mà còn đảm bảo cho nền độc lập dân tộc đó được giữ vững và ngày càng củng cố thêm; có những điều kiện, tiền đề để cách mạng phát triển lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa; xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, làm cho độc lập dân tộc thực sự có ý nghĩa, có giá trị.
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ về kinh tế: từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện quản lý dân chủ và phân phối theo lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
+ về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân làm chủ dựa trên nền tảng liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+về văn hóa xã hội: thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.
+về đối ngoại: thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn với tất cả các nước.
Sự gắn bó hữu cơ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Độc lập dân tộc là điều kiện, tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử là sự lựa chọn duy nhất đúng mà Bác Hồ, Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn. trải qua các thăng trầm của lịch sử, những biến động của thời cuộc, những chao đảo ngả nghiêng của các quốc gia Đông Âu, tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh tiếp nhận từ chủ nghĩa yêu nước chân chính với thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mac- Leenin đã làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong 70 năm đấu tranh cách mạng và đổi mới đất nước hôm nay. Vấn đề giải phóng dân tộc phải được giải quyết bằng cách mạng vô sản gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, mới có thể đem lại tự do hạnh phúc thực sự cho mọi người, cho tất cả các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất. Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột và thống trị của chủ nghĩa tư bản, mới thực hiện sự giải phóng hoàn toàn và triệt để đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động của tất cả các dân tộc trên thế giới ra khỏi bất công, tiến tới tự do, dân chủ công bằng vầ bình đẳng cho con người và loài người. Như vậy, mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ giữa hai giai đoạn, hai thời kỳ của cùng một quá trình cách mạng và đồng thời cũng là mối quan hệ giữa hai loại mục đích: mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.
Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm vững chắc độc lập.
Chủ nghĩa xã hội không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc, mà về cơ bản tạo nên sự phát triển mới về chất của nó, hoàn toàn có cơ sở để nói rằng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là chân lý không thể bác bỏ. Không có độc lập dân tộc không thể có chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết và căn bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Không có chủ nghĩa xã hội không thể có độc lập dân tộc bền vững. Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm chắc chắn nhất, bền vững nhất cho nền độc lập dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong thực tiễn cách mạng.
Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện vào năm 1920, khi Người gặp chủ nghĩa Mác- Leenin, và nó được phát triển, thể hiện một cách cụ thể sinh động trong thực tiễn cách mạng nước ta từ năm 1930.
Thời kỳ 1930-1945: tư tưởng này thể hiện rõ nét trong văn kiện do HCM soạn thảo và được Hội nghị hợp Chánh cùng vắn tắt của Đảng xác định: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Chính nhờ đường lối đúng đắn và sáng tạo này, cách mạng tháng 8 đã thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa- nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thời kỳ 1945-1954: tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện cụ thể ở đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Giai đoạn này, cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, càng chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng ta.
Từ năm 1954: cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đấu tranh giải phóng miền Nam. Do sức mạnh hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc, hướng tới ấm no tự do hạnh phúc do dân tộc Việt Nam tạo ra; sức mạnh cùng chí hướng do lực lượng xã hội chủ nghĩa và tiến bộ trên thế giới đồng tình, giúp đỡ đem lại; sức mạnh của thời đại tạo nên…nhờ đó mà cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đã giành được thắng lợi hoàn toàn, trọn ven vào tháng 4-1975; ngay sau đó cả nước chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những điều kiện bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xác định, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đáu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ quá trình cách mạng.
Thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi đó là một điều kiện không thể thiếu được của quá trình cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. thiếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì cách mạng Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của các phong trào cứu nước đó mà thôi.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trở thành điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội khi chính bản thân Đảng vững mạnh, trong sạch. Đó là điều kiện tiên quyết khi đề cập đến yếu tố Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một điều kiện hang đầu, có tính chất quyết định đến sự phát triển của đất nước.
Xây dựng và phát huy vai trò nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội liên quan chặt chẽ đến kết quả của quá trình xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vận dụng tư tưởng HCM vào việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân để đảm bảo cho đường lối chiến lược độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thực hiện một cách đúng đắn:
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ: đây là tư tưởng cơ bản , xuyên suốt của HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân nhưng nòng cốt là khối liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức. Tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòi giống, dân tộc, tôn giáo…đều phải có trách nhiệm xây dựng nhà nước với một ý thức làm chủ, nhân dân có quyền kiểm soát và giám sát các hoạt động của nhà nước; cử tri bầu đại biểu vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhưng đồng thời có quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát họ… nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng HCM là nhà nước thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi quyền lực của nhân dân lao động.
Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân nhưng mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc: nói đến bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, có nhiều yếu tố biều hiện nhưng cơ bản nhất vẫn là bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước; là tập hợp sức mạnh làm chủ của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức do giai cấp công nhân lãnh đạo; là sự thống nhất quyền lực để tất cả quyền lực tối cao thuộc về nhân dân lao động chứ không phải là phân chia quyền lực.
Mọi hoạt động của nhà nước đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho nhân dân: vấn đề giữ cho bộ máy nhà nước trong sạch là điều cực kỳ quan trọng để bảo đảm không những cho hoạt động bình thường của nhà nước ta mà còn ảnh hưởng đến chính sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với dân chủ đại diện, chế độ ủy quyền thì tất cả mọi sự vi phạm của nhà nước, dù là nhỏ, đối với quyền lợi của nhân dân lao động đều đi ngược lại bản chất giai cấp công nhân cũng như tính chất dân chủ nhân dân của nhà nước ta.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh: cán bộ công chức theo tư tưởng HCM phải có những phẩm chất như có đạo đức cách mạng, trung thành với nhà nước với chế độ, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt hiến pháp và pháp luật, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
KẾT LUẬN
Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau là con đường tất yếu của dân tộc Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu của nó không có nghĩa là không cần đến điều kiện, không cần tạo ra những điều kiện để tạo ra những điều tất yếu đó. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tất yếu vì rằng, đó là quy luật phát triển của xã hội Việt Nam, sớm hay muộn rồi xã hội Việt Nam sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội, không ai có thể ngăn cản nổi. Điều này không những đúng đối với Việt Nam mà còn đúng với thế giới. Những khúc vận động quanh co của lịch sử, những thất bại là điều thường thấy trên đường đi tới đích. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tất yếu chỉ khi nó gắn với các điều kiện bảo đảm đó và nó nằm ngay trong yếu tố chủ quan của chính sự hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó quan trọng nhất là phụ thuộc vào chính yếu tố chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó, trở thành yếu tố then chốt bảo đảm cho dân tộc Việt Nam phát triển đúng hướng, đúng quy luật, bảo đảm và giữ vững ngọn cờ chiến lược độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.DOC