Nội san khoa học

WHO đang đưa ra kế hoạch hành động ước tính trị giá 5 tỉ USD. Nếu được thực thi hiệu quả sẽ ngăn chặn được 263.000 trường hợp lao kháng nhiều thuốc (MDR-TB) và lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) từ năm 2011-2015. Giám đốc WHO khu vực châu Âu Zsuzsanna Jakab nói: “TB là một dịch bệnh cũ song chưa bao giờ chấm dứt. Chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp mới để chống lại nó”.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội san khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 2 Chịu trách nhiệm phát hành: ThS. Nguyễn Mạnh Tuấn Chịu trách nhiệm nội dung: ThS. Nguyễn Mạnh Tuấn ThS. Phạm Hoài Thương Thư ký biên tập và trình bày: ThS. Phạm Hoài Thương CN. Nguyễn Thị Khánh Vân CN. Phạm Thị Ngọc CN. Nguyễn Diệu Khuyên Địa chỉ liên lạc: Phòng NCKH – QHQT Điện thoại: 033.3832 802 E-mail: phongnckh.cyq@moet.edu.vn Website: cdytquangninh.edu.vn Phát hành theo Quyết định số 03/QĐ-CĐYT, ngày 05/01/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Trong số này: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư ....... 4 10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng trẻ ....................................................... 4 Những chứng bệnh từ cuộc sống hiện đại ...... 5 Độ dài ngón tay và sức khỏe? ...................... 6 Mặt trái của Vitamin D ................................ 7 4 gợi ý sử dụng kháng sinh an toàn .............. 7 Vận động - Những sai lầm đáng tiếc ............ 8 Cảnh giác với bệnh mắt không do mắt ......... 9 350 dịch vụ y tế sẽ tăng giáError! Bookmark not defined. Hy vọng mới cho bệnh nhân bị chứng đột quỵ ........ Error! Bookmark not defined. 9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếngError! Bookmark not defined. WHO báo động về bệnh lao ở Châu ÂuError! Bookmark not defined. Phát hiện sớm bệnh điếc ở trẻError! Bookmark not defined. Góc thư giãn .............................................. 15 Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 3 Chịu trách nhiệm phát hành: ThS. Nguyễn Mạnh Tuấn Chịu trách nhiệm nội dung: ThS. Nguyễn Mạnh Tuấn ThS. Phạm Hoài Thương Thư ký biên tập và trình bày: ThS. Phạm Hoài Thương CN. Nguyễn Thị Khánh Vân CN. Phạm Thị Ngọc CN. Nguyễn Diệu Khuyên Địa chỉ liên lạc: Phòng NCKH – QHQT Điện thoại: 033.3832 802 E-mail: phongnckh.cyq@moet.edu.vn Website: cdytquangninh.edu.vn Phát hành theo Quyết định số 03/QĐ-CĐYT, ngày 05/01/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Trong số này: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư ....... 4 10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng trẻ ....................................................... 4 Những chứng bệnh từ cuộc sống hiện đại ...... 5 Độ dài ngón tay và sức khỏe? ...................... 6 Mặt trái của Vitamin D ................................ 7 4 gợi ý sử dụng kháng sinh an toàn .............. 7 Vận động - Những sai lầm đáng tiếc ............ 8 Cảnh giác với bệnh mắt không do mắt ......... 9 350 dịch vụ y tế sẽ tăng giáError! Bookmark not defined. Hy vọng mới cho bệnh nhân bị chứng đột quỵ ........ Error! Bookmark not defined. 9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếngError! Bookmark not defined. WHO báo động về bệnh lao ở Châu ÂuError! Bookmark not defined. Phát hiện sớm bệnh điếc ở trẻError! Bookmark not defined. Góc thư giãn .............................................. 15 Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 4 Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, một loại virus được thiết kế để tiêm trực tiếp vào các khối u có thể nhắm tới các tế bào ung thư một cách có chọn lọc. Trong một thử nghiệm gồm 23 bệnh nhân. Loại virus này chỉ tấn công các khối u chứ không làm ảnh hưởng tới các mô khỏe mạnh. John Bell, người đứng đầu nghiên cứu thuộc Trường Đại học Ottawa nói: "Chúng tôi thực sự vui mừng vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử y học một liệu pháp virus cho thấy khả năng tái tạo phù hợp và có chọn lọc trong các mô ung thư sau khi được truyền qua tĩnh mạch ở người." Người ta tin rằng virus này có thể được sử dụng để tạo ra các cách điều trị nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư với nồng độ cao. Sử dụng virus để tấn công bệnh ung thư không phải là một cách điều trị mới mẻ, song trong nghiên cứu này, virus được tiêm trực tiếp vào các khối u để tránh hệ miễn dịch. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu song các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai virus và các liệu pháp sinh học khác có thể thực sự trở thành phương pháp điều trị ung thư. Theo An ninh thủ đô Những thói quen tưởng như bản năng hoặc thói quen do ảnh hưởng của tâm sinh lý của trẻ có thể là nguyên nhân khiến hàm răng sai khớp cắn, phát triển lệch lạc. 1. Bú bình kéo dài: Khi trẻ trên 2 tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ mô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước. 2. Mút ngón tay: Mút ngón tay là một trong những thói quen bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này cho đến hơn 1 tháng tuổi hoặc hơn 1 tuổi với mục đích là cảm nhận sự thích thú, an toàn, ấm áp. Nếu thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ gây rối loạn cho việc mọc răng, sự sắp xếp răng hoặc cả hai. Hậu quả là: Răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi; răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, sai khớp cắn. 3. Cắn móng tay, cắn vật lạ: Cắn móng tay thường gặp ở trẻ lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ 2 - 3 tuổi. Cường độ cắn móng tay gia tăng trong giai đoạn trẻ dậy thì, liên quan đến tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Cắn móng tay thường không gây sai khớp cắn nhưng ảnh hưởng đến móng tay và nền móng. Nhưng nếu cắn vật lạ khác như: Bút chì, bút bi... thường xuyên với cường độ mạnh sẽ gây mòn răng, gây chết tủy răng và đổi màu răng do chấn thương. 4. Cắn môi, má: Trẻ thích cắn môi, má thường có những stress về tình cảm. Đa số xuất phát từ những bất hạnh, mâu thuẫn trong gia đình. Cắn môi trên thường gặp ở trẻ đang đi học. Đây là hội chứng làm giảm sự căng thẳng. Cắn môi dưới là thói quen thường gặp nhất. Trẻ có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và cơ cằm. Hậu quả của việc cắn môi là: Cắn hở vùng răng trước; răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi. 5. Đẩy lưỡi: Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới trước khi nuốt. Có một sự chuyển tiếp giữa kiểu nuốt nhũ nhi và kiểu nuốt ở người trưởng thành. Sự chuyển tiếp Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 5 xảy ra khi trẻ 2 tuổi, kết thúc khi trẻ được 6 tuổi (khoảng 50% trường hợp). Khoảng 10- 15% không có sự chuyển tiếp, tức là trẻ tiếp tục đẩy lưỡi ra trước khi nuốt. Khoảng 80% trẻ tự điều chỉnh khi 12 tuổi. Đẩy lưỡi có thể gây khó phát âm và nói ngọng. Trong trường hợp vị trí lưỡi bất thường: Ví dụ trẻ bị dính thắng lưỡi bẩm sinh thì lưỡi luôn nằm ở vị trí thấp phía trước nên trẻ không thể cong lưỡi đưa về phía sau. Lưỡi có thể nằm về phía trước, sang hai bên hoặc vừa về phía trước vừa sang hai bên. Tùy theo vị trí của lưỡi mà trẻ có các kiểu sai khớp cắn như: Cắn hở vùng răng trước; cắn hở vùng răng sau và cắn sâu; cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi... 6. Thở miệng: Có thể do thói quen, có thể do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở. Nếu trẻ có vấn đề về việc thở bằng mũi thì nên cho trẻ đi khám tai mũi họng trước khi bắt buộc trẻ bỏ thói quen này. Thở miệng gây xáo trộn sinh lý thở bằng mũi thông thường, nếu thói quen này kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mắt thâm quầng; khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu; hai môi không khép kín, lưỡi nằm thấp ở sàn miệng và đẩy lưỡi khi nuốt; cắn hở răng trước; cắn chéo răng sau; hẹp xương hàm trên; xương hàm dưới xoay theo chiều kim đồng hồ. 7. Thói quen cơ bất thường: Do vị trí bám của cơ bất thường hướng dẫn môi dưới nằm giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới; thường làm tăng nguy cơ cắn hở răng trước. 8. Cắn chặt răng: Gặp ở trẻ em và người lớn trong tình trạng căng thẳng, lo âu. Thường trẻ không công nhận hoặc không biết mình có những thói quen như vậy, có thể mang tính bản năng. Hậu quả là: Cảm giác mỏi hàm thoáng qua; đau cơ hàm; mòn răng; đau khớp thái dương hàm. 9. Nghiến răng: Trẻ thường nghiến răng khi ngủ. Đây là thói quen không tự chủ, trẻ cũng không biết mình có thói quen như thế. Nguyên nhân có thể do trẻ chơi nhiều trò chơi kích động trước khi ngủ, cản trở khớp cắn hoặc do căng thẳng tâm lý... Hậu quả là đau cơ hàm; mòn răng... 10. Chống cằm: Thói quen chống cằm trong thời gian dài làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới khiến khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng. Theo Giadinh.net.vn Sự phát triển công nghệ hiện đại mang lại cho con người không ít tiện ích, khiến cho cuộc sống của chúng ta ngày càng đầy đủ và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: cuộc sống thời hiện đại cũng đồng thời tồn tại nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe cần được sớm cảnh báo. Một số hội chứng bệnh lý mới xuất hiện là hệ quả từ sự phát triển của công nghệ và xã hội thời hiện đại. Hội chứng ảo ảnh máy tính Sự ra đời của máy tính đã mang lại ứng dụng trong khắp các lĩnh vực của cuộc sống. Hàng ngày, hàng giờ, trong các văn phòng làm việc, con người luôn phải tiếp xúc với máy vi tính. Ngay cả trẻ nhỏ cũng thường xuyên tiếp cận với máy vi tính, qua internet, game online, máy tính đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi gia đình trong xã hội hiện đại, song những vấn đề mới có nguyên nhân xuất phát từ chiếc máy vi tính cũng bắt đầu được bộc lộ. Ngoài tình trạng nghiện game, nghiện internet, hội chứng mới có tên gọi computer vision syndrome (CVS – hội chứng ảo ảnh máy tính) do tiếp xúc quá nhiều với máy vi tính cũng đang được cảnh báo. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thị lực Mỹ (American Optometric Association), hội chứng CVS đang xuất hiện ngày một phổ biến trong xã hội với các biểu hiện cụ thể như: đau đầu, khô mắt, thị lực mờ, thiếu khả năng tập trung mắt và khó nhận biết màu sắc. Ngoài ra, hội chứng CVS cũng gây nên nhiều vấn đề về sức khoẻ khác như: nhạy cảm hơn với ánh sáng, đau ở cổ hoặc lưng. Với khoảng 75% người sử dụng máy tính tại Mỹ bị mắc phải các dấu Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 6 hiệu ban đầu của hội chứng CVS, căn bệnh này đang là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe con người thời hiện đại. Để hạn chế nguy cơ mắc CVS, các nhà khoa học khuyên người sử dụng không nên tập trung quá lâu vào màn hình máy vi tính. Thay vào đó, sau khi làm việc trước màn hình máy vi tính liên tục từ 20 - 30 phút, nên nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục. Lạm dụng tai nghe dẫn tới tổn thương thính giác. Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều thiết bị nghe nhạc tiện ích được ra đời. Mọi người có thể nghe nhạc và sử dụng tai nghe mọi lúc, mọi nơi và thưởng thức những bản nhạc mà mình yêu thích. Song, những âm thanh từ chiếc tai nghe tưởng chừng như vô hại với tần số khoảng 110 - 120 decibels lại có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới thính giác của người nghe. Thậm chí, lạm dụng tai nghe còn có thể gây suy giảm thính giác. Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng chỉ nên nghe phone trong tối đa khoảng 1 giờ 15 phút. Và nên thay đổi bằng cách nghe loa ngoài để hạn chế những ảnh hưởng không tốt. Hội chứng nghẽn mạch máu Hiện tượng nghẽn mạch máu thường xảy ra do máu bị vón cục bên trong các mạch máu. Các mạch máu bị xảy ra hiện tượng máu vón cục nhiều nhất thường tập trung ở chân. Đây là kết quả của điều kiện làm việc ít vận động và tình trạng ngồi nhiều thường tập trung vào những người làm công việc văn phòng. Nghiên cứu cho thấy: tình trạng làm việc trước máy tính trong các công sở hiện nay là một trong những điều kiện làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghẽn mạch máu ở chân. Để tránh mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia khuyến cáo: mọi người khi làm việc trong các văn phòng không nên duy trì tư thế ngồi quá lâu, thay vào đó, nên dành một chút thời gian cho việc đi lại nhẹ nhàng và cử động tay chân cho máu dễ lưu thông và ngăn ngừa tình trạng nghẽn mạch máu. Ngoài ra, nên chọn lựa tư thế ngồi thoải mái nhất, tránh ngồi vắt chân gây áp lực lên các mạch máu ở đùi. Hội chứng lo lắng, phiền muộn Có tên khoa học là generalized anxiety disorder (GAD), là một dạng căng thẳng, lo lắng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Do phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong công việc và cả những áp lực về sự hoàn thiện cho cuộc sống của bản thân, gia đình, không ít người rơi vào trạng thái luôn phải chịu đựng những lo âu, phiền muộn. Theo thống kê của Tổ chức Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ, hiện chỉ tính riêng tại quốc gia này, có khoảng 6,8 triệu người có biểu hiện của GAD với các dấu hiệu như: mệt mỏi, khó chịu, mất kiên nhẫn, thường xuyên đau đầu, khó chịu trong dạ dày, khó thở. Hội chứng chán ăn Trong một vài năm trở lại đây, dư luận xã hội bắt đầu lưu ý tới một hiện tượng trong giới người mẫu, đó là hình ảnh những cô người mẫu siêu gầy và tình trạng chán ăn trong giới trẻ. Hội chứng chán ăn có tên gọi orthorexia nervosa ngày càng phổ biến và hiện đang trở thành vấn nạn trong giới trẻ. Người bệnh liên tục trong tâm lý không muốn ăn, sợ ăn và ngày càng sụt giảm về cân nặng. Theo suckhoedoisong.vn Độ dài của các ngón tay có liên quan đến tỉ lệ mắc một số bệnh đang ngày càng được khoa học chứng thực. Theo các chuyên gia, so sánh độ dài ngón trỏ và ngón áp út của bàn tay phải có thể dự đoán được một số bệnh. Người có ngón áp út dài hơn ngón trỏ dễ mắc các bệnh: - Cảm lạnh: Nghiên cứu của đại học Liverpool, Anh đã chỉ ra những người có ngón áp út dài hơn ngón trỏ càng dễ bị cảm lạnh, dễ mắc bệnh thuỷ đậu và sởi. - Viêm khớp: Nghiên cứu của đại học Nottingham đã phát hiện ra, nguời có ngón áp út dài gặp nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao gấp đôi những người khác. Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 7 - Dễ cô đơn: Người có ngón áp út dài thường mắc chứng cô đơn, hay hiếu động. Người có ngón trỏ dài hơn ngón áp út dễ mắc các bệnh: - Bệnh tim mạch: Nam giới có ngón trỏ dài càng có nguy cơ dễ bị mắc bệnh tim mạch trước độ tuổi 50. Người có ngón áp út càng dài, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng ít. - Ung thư vú: Bệnh này có liên quan đến việc tiếp nhận nhiều các estrogen từ khi nguời bệnh còn trong cơ thể mẹ. - Hen suyễn và dị ứng: Người có ngón trỏ càng dài, càng dễ bị han suyễn. Trong quá trình mang thai, cơ thể bài tiết ra quá nhiều estrogen cũng dẫn đến việc đứa trẻ sinh ra dễ bị dị ứng. Theo Phạm Thúy Dantri/People Người nhận được lượng vitamin D cao nhất từ ánh nắng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da phi hắc tố cao hơn. Vitamin D vốn được biết đến bởi khả năng hỗ trợ con người chống bệnh đái tháo đường, đau tim và ung thư nhưng giờ đây các nhà khoa học tại Bệnh viện Henry Ford, TP. Detroit của Mỹ lại phát hiện ra những người nhận được lượng vitamin D cao nhất từ phơi nắng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da phi hắc tố cao hơn 60% so với những người nhận lượng vitamin D thấp nhất. Phát hiện này được rút ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích các dữ liệu của 3.223 bệnh nhân. Tuy nhiên, do mức độ liên hệ giữa vitamin D và ung thư da chưa được xác định nhất quán nên cần có những thực nghiệm bổ sung để xác định liệu loại vitamin này do cơ thể con người tổng hợp sau khi được phơi dưới tia cực tím của ánh nắng mặt trời hay chính việc phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Melody Eide, cũng lưu ý về mối liên quan giữa tia cực tím trong ánh nắng mặt trời với bệnh ung thư da để con người tìm các biện pháp an toàn khi muốn có được vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Người phơi nắng cần sử dụng màn che nắng hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết khác khi phơi nắng để tạo vitamin D. Theo Sức khỏe & Đời sống Thuốc kháng sinh không có tác dụng với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng. Điều này có nghĩa, nếu bạn nhiễm những bệnh do virus như cảm lạnh hay cúm mùa thì dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không ăn thua. ABC news đưa tin, dường như những nỗ lực nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh bắt đầu có tác động đến bác sĩ, những người trực tiếp kê đơn thuốc. Một báo cáo mới nhất của Trung tâm kiểm soát bệnh Mỹ cho thấy, đơn thuốc kháng sinh kê cho trẻ dưới 14 tuổi đã giảm 24%. Tiến sĩ Martin Blaser, Chủ nhiệm khoa Y, Trung tâm y tế Langone, Đại học New York (Mỹ) cho biết, các bác sĩ cần cẩn trọng hơn nữa trong việc kê thuốc kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn siêu kháng thuốc nguy hiểm. Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 8 "Không những thế, nó có thể giết cả những vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, có tác dụng bảo vệ chúng ta trước sự tấn công của những tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác. Đã có những bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh có thể thay đổi vĩnh viễn các vi khuẩn có lợi bên trong cơ thể", tiến sĩ Blaser khuyến cáo. Dưới đây là một số gợi ý giúp sử dụng kháng sinh an toàn - Không dùng kháng sinh khi bị cúm hay cảm lạnh Thuốc kháng sinh không có tác dụng với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng. Về bản chất, chúng chỉ có thể tiêu diệt được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Điều này có nghĩa là nếu bạn nhiễm bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cúm mùa thì dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không ăn thua. - Không tự ý dùng kháng sinh Bạn không bao giờ được tự ý mua kháng sinh về uống mà không được bác sĩ kê đơn. Các loại thuốc này dùng không đúng chỉ định không những không có hiệu quả mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Một khi vi khuẩn đã kháng thuốc thì việc điều trị sẽ hết sức khó khăn. - Luôn luôn uống đủ liều kháng sinh được kê Thậm chí ngay cả khi bạn thấy khỏe hơn khi chưa dùng hết liều kháng sinh, bạn cũng không được bỏ thuốc. Việc không uống hết liều có thể làm tăng tình trạng kháng thuốc. - Theo dõi cẩn thận bất kỳ phản ứng phụ nào khi uống thuốc Nhiều người bị tác dụng phụ khi dùng một số loại kháng sinh nhất đinh, có thể là dị ứng hoặc một phản ứng bất thường nào đó. Điều quan trọng là bạn cần ghi lại tất cả những phản ứng đó, thông báo với bác sĩ và để lần sau không uống loại thuốc đó một lần nữa. Vận động rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không kết hợp đúng với dinh dưỡng, sẽ chỉ gây ra tình trạng “lợi bất cập hại”. Thay thế bữa ăn bằng đồ uống tăng lực Đồ uống tăng lực có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng, vì nó có khả năng “tiếp” năng lượng cho cơ bắp nhờ hàm lượng lớn cacbon-hydrat và protein. Nhưng đằng sau công dụng dễ nhận biết ấy thì nước tăng lực cũng tiềm ẩn rất nhiều những hệ lụy với sức khỏe. Nhất là thiếu các vi chất cần cho cơ thể suốt quá trình tập và thi dấu. Ăn tùy tiện những gì bạn muốn Chất lượng, số lượng và loại thực phẩm trong bữa ăn của vận động viên rất quan trọng. Không nên thu nạp một lượng khổng lồ chất béo hoặc “thả phanh” mọi loại thực phẩm mà nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh, những dưỡng chất có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, nhanh chóng phục hồi năng lượng cho cơ thể. Nhịn đói trước khi tập Bổ sung năng lượng cho cơ thể từ bữa ăn trước giờ luyện tập sẽ có tác dụng dự trữ hàm lượng glycogen lâu hơn, giúp tăng cường sức khỏe cho bạn, kéo dài sức bền, hạn chế tình trạng mệt mỏi và đói bụng trong quá trình tập Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 9 luyện. Cho nên, không nên nhịn ăn hoặc bỏ bữa trước khi luyện tập, đặc biệt trong trường hợp bạn phải vận động mạnh hoặc áp dụng với những bài tập dai sức. Thu nạp quá nhiều đường Đường là “đầu mối” gây nên nhiều chứng bệnh, đường không trực tiếp tạo ra năng lượng cho cơ thể nhưng nó có khả năng dự trữ glycogen cho cơ bắp và cho gan. Nếu ở cơ bắp và gan được cung cấp đủ glycogen thì sẽ sinh năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên nếu lượng glucogen bị dư thừa trong gan sẽ sinh ra triglycerides - tiền nguyên nhân gây nên chứng bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, nếu lượng đường đơn có mặt quá nhiều trong máu sẽ khiến cần bằng insulin bị phá vỡ, năng lượng bị hao hụt, gây nên tình trạng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Sau tập luyện rất lâu mới ăn Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng thì vận động viên nên bổ sung những thực phẩm và món ăn giàu tinh bột, protein khoảng 2 giờ sau khi kết thúc quá trình luyện tập để tăng cường năng lượng cho cơ thể và cơ bắp. Ăn nhiều đồ ăn lỏng và mềm khi tập luyện Đây là thói quen của không ít vận động viên vì những đồ ăn này tiện lợi, dễ ăn nhưng điều này bất lợi cho sức khỏe của người tập luyện. Việc ăn quá nhiều đồ ăn lỏng sẽ khiến cho máu dồn xuống dạ dày để tiêu hóa thay vì tập trung ở các cơ bắp hỗ trợ quá trình tập luyện, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu. Lười uống nước Dù bạn luyện tập trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay mát mẻ thì tình trạng khử nước của cơ thể cũng có thể xảy ra do quá trình vận động tiết nhiều mồ hôi. Không nên uống soda, hạn chế nước ngọt trước khoảng 1 giờ khi luyện tập vì đây là những đồ uống tăng nguy cơ cơ thể bị khử nước. Theo Thanh Hằng Sức khỏe & An toàn thực phẩm Khi mắt bị đau và có các biểu hiện khác thường, chúng ta thường nghĩ đến các bệnh về mắt và phải điều trị tại các chuyên khoa mắt. Nhưng chắc hẳn các bạn còn chưa biết: lồi mắt và sung huyết kết mạc… đôi khi nguyên nhân từ bệnh mạch máu, đó là bệnh thông động mạch cảnh - xoang hang. Giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh Bệnh nhân Nguyễn Văn S, 35 tuổi (Tuyên Quang) bị đập đầu xuống đất do ngã xe máy trước khi vào viện 4 tháng. Sau chấn thương khoảng 3-4 ngày, thấy mắt bên trái bắt đầu nhức, đỏ và căng tức. Triệu chứng tăng nhanh trong vòng 1 vài tuần và kèm theo tiếng ù ù trong tai bên trái. Bệnh nhân đã được khám mắt ở tuyến tỉnh nhiều lần nhưng điều trị không khỏi, các dấu hiệu ngày càng nặng. Khi đến BV 108 thì cả mắt trái sưng nề to, sung huyết nặng kết mạc, mắt khó nhắm kín và thị lực giảm nhẹ. Đặt ống nghe trước nhãn cầu trái của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện tiếng thổi liên tục theo nhịp tim. Siêu âm thấy tĩnh mạch mắt giãn to, có dòng chảy động mạch vào tĩnh mạch mắt. Bệnh nhân được chẩn đoán “Thông động mạch cảnh xoang hang trái do chấn thương”, được điều trị bằng phương pháp can thiệp mạch “nút thông động mạch cảnh xoang hang bằng bóng”. Ngay sau can thiệp, bệnh nhân không còn nghe thấy tiếng ù ù trong tai nữa. Chỉ sau 3 ngày điều trị, các triệu chứng ở mắt khỏi hoàn toàn, mắt trở về bình thường. Bệnh nhân ra viện sau 4 ngày điều trị. Thông động mạch cảnh - xoang hang là gì? Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 10 Có hai xoang tĩnh mạch hang ở nền sọ, mỗi xoang bao bọc một đoạn động mạch cảnh ngay trước khi vào trong não nhưng không có sự nối thông với nhau. Khi có sự thông thương giữa dòng máu động mạch cảnh với xoang hang, được gọi là bệnh thông động mạch cảnh - xoang hang (TĐMC-XH). Bệnh TĐMC-XH được chia thành hai loại chính: Thông trực tiếp: khi dòng thông lớn đổ trực tiếp từ động mạch cảnh trong vào xoang hang. Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não trong tai nạn giao thông hoặc trong sinh hoạt hằng ngày. Thông gián tiếp: khi dòng thông do các nhánh mạch rất nhỏ trên thành xoang hang đổ vào trong xoang. Loại bệnh này khó xác định nguyên nhân, thường xuất hiện ngẫu nhiên. Khi bị dòng máu động mạch đổ vào thì áp lực trong xoang tăng lên, làm dòng máu chảy ngược về phía tĩnh mạch mắt gây ứ trệ tuần hoàn của mắt và hốc mắt, đó là nguồn gốc của các triệu chứng. Dấu hiệu nhận biết TĐMC-XH trực tiếp có triệu chứng nặng và rõ rệt: sau khi bị chấn thương (tức khắc hoặc sau một khoảng thời gian) bệnh nhân nghe thấy tiếng ù ù liên tục trong đầu phía bên chấn thương, ban đêm rõ hơn ban ngày, kèm theo là hiện tượng mắt lồi (đẩy lồi phần niêm mạc mi mắt, thường là mi mắt dưới) và sung huyết đỏ kết mạc với các mức độ khác nhau. Loại thông gián tiếp thường không có tiếng ù trong đầu, chỉ có biểu hiện ở mắt nhưng mức độ lồi và sung huyết thường nhẹ hơn. Thông thường bệnh nhân nghĩ rằng mình bị bệnh mắt nên đi khám và điều trị mắt, trong đó rất nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng bệnh, mất nhiều thời gian và công sức chữa mắt nhưng không có kết quả. Bệnh TĐMC-XH nếu không được điều trị sẽ gây sung huyết phù nề kết mạc nặng, có thể làm cho mắt không nhắm kín, dẫn đến viêm loét kết - giác mạc. Lồi mắt nặng lâu ngày gây căng giãn và tổn thương dây thần kinh thị giác, làm lệch trục nhãn cầu. Sung huyết, thậm chí xuất huyết ở đáy mắt cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực. Lỗ thông lớn lâu ngày có thể gây suy tim vì làm tăng nhanh và nhiều dòng máu đổ về tim. Hơn nữa, càng để lâu càng khó điều trị, thậm chí không thể điều trị triệt để vì xoang hang bị giãn quá lớn. Phương pháp điều trị Nếu có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến khám tại chuyên khoa ngoại thần kinh. Khi nghi ngờ TĐMC-XH, bác sĩ sẽ cho làm hai xét nghiệm: siêu âm mắt và chụp X quang mạch não (DSA). Sau khi có chẩn đoán xác định TĐMC- XH, bệnh nhân sẽ được tư vấn về phương pháp điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị, nhưng đến nay chỉ có phương pháp “Nút thông động mạch cảnh xoang hang qua ống thông” được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dụng cụ để nút lỗ thông TĐMC-XH thường là những quả bóng nhỏ bằng latex hoặc lò xo kim loại gắn trên đầu ống thông, được đưa qua động mạch đùi lên đến nền sọ, đặt vào vùng tổn thương để nút kín lỗ thông. Kỹ thuật điều trị được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa can thiệp mạch máu trên máy chụp mạch DSA. Bệnh nhân không phải gây mê (trừ trẻ em hoặc bệnh nhân không phối hợp được do chấn thương sọ não nặng). Bác sĩ đưa ống thông từ động mạch đùi lên động mạch cảnh cùng bên tổn thương, qua đó chụp hình đánh giá dòng máu thông bất thường và đưa các quả bóng nhỏ mềm bằng latex vào xoang hang bơm căng lên để nút kín lỗ thông. Sau khi nút, chụp kiểm tra thấy kín hoàn toàn, rút ống thông và ép động mạch đùi cầm máu. Điều cần chú ý sau điều trị nút TĐMC- XH bằng ống thông Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại giường 2-3 ngày để đảm bảo sự ổn định của các vật liệu nút lỗ thông (có thể bị di chuyển và làm tái thông tổn thương). Cần uống thuốc giảm đau tùy mức độ đau đầu sau can thiệp. Tránh lao động nặng trong 3-6 tháng. Kiểm tra lại sau 6 tháng điều trị. Cách phân biệt bệnh thông động mạch cảnh - xoang hang Tổn thương ở mắt của bệnh TÐMC-XH phân biệt với bệnh mắt khác: kết mạc đỏ, phù nề, kèm theo phần mềm xung quanh mi mắt cả trên và dưới đều căng lên, nóng và nếu nặng thì chuyển màu đỏ. Khi kết mạc phù và sung huyết mạnh có thể sẽ bị lòi ra ngoài mi mắt (thường là mi mắt dưới), khiến cho không nhắm kín được mắt. Khác với tụ máu sau chấn thương: máu tụ màu tím đen (như đeo kính râm), chuyển dần sang nâu, xanh, vàng, rồi nhạt dần. Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 11 Khác với viêm kết mạc thông thường: kết mạc chỉ đỏ và phù nề nhẹ, không gây sưng nề mi mắt xung quanh. Quan trọng nhất là bệnh nhân nghe tiếng ù ù theo nhịp tim ở trong tai cùng bên. Nếu nghe bằng ống nghe trước nhãn cầu sẽ thấy “tiếng thổi liên tục”. Siêu âm mạch máu sau nhãn cầu: tĩnh mạch mắt bị giãn và có phổ ‘’động mạch” vì bị động mạch hóa. Hiện tại Khoa Phẫu thuật can thiệp Tim mạch - BV 108 đã điều trị được khoảng 60 bệnh nhân loại bệnh này, kết quả tốt. Theo Sức khỏe & Đời sống Trong năm 2011-2012, 350 dịch vụ dịch vụ y tế có thể tăng giá. Bộ Y tế khẳng định, sự tăng này là tất nếu. Nếu không tăng, cơ sở y tế sẽ không thể tồn tại và sự tăng này không ảnh hưởng nhiều đến 53 triệu người có thẻ BHYT. Tại buổi họp giao ban báo chí Trung ương chiều 13/9, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định về vấn đề này. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám - chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật… Tăng giá cao nhất là 10 lần Ông Trần Đức Long khẳng định, hiện mức thu viện phí quá thấp so với tình hình thực tế. Cụ thể, ngân sách nhà nước cáp cho giường bệnh 40 - 50 triệu đồng/năm thì chi phí một phần viện phí chỉ bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp tính theo thời gian năm 1995. Đến nay giá tất cả các nguyên liệu như xăng, dầu, vật tư tiêu hao đều tăng 5 - 6 lần, lương tối thiểu tăng 6,9 lần tính đến 5/2011… nếu không tăng viện phí thì các cơ sở y tế không thể tồn tại được. Ví dụ sử dụng kiêm tiêm, chỉ khâu trong phẫu thuật tính giá trước kia là 1.000 đ/1 sợi chỉ thì nay tăng 45 - 70.000 đồng/1 sợi. Giá dịch vụ trước đây được xây dựng trên cơ sở thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương pháp thủ công, nay thực hiện trên các thiết bị hiện đại tiên tiến, tự động. Nhất là các xét nghiệm chiếu, chụp và vật tư tiêu hao hóa chất đi kèm rất tốn kém vì giá cả các loại này rất đắt. Ví dụ với cắt amidan, trước đây chỉ 20.000-40.000 đồng, do kỹ thuật đơn giản dễ có khả năng gây tai biến cho bệnh nhân, còn hiện nay hầu hết bệnh viện phải sử dụng kỹ thuật gây mê với tổng chi phí khoảng 600.000-700.000 đồng/ca… Vì thế, tới đây, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh tăng giá 350 (trong tổng số khoảng 3.000) dịch vụ y tế. Cụ thể, có 220 dịch vụ, kỹ thuật dự định sẽ tăng 2-2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu... ; khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần. Bộ Y tế cho rằng, giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định từ năm 1995 chỉ từ 500-3.000 đồng/lần khám đến nay không đủ để mua găng tay, khẩu trang trong khi còn nhiều chi phí trực tiếp khác như vật tư, điện, nước, dụng cụ. Vì thế, trên cơ sở tính toán chi phí hiện nay, Bộ Y tế đề xuất mức điều chỉnh từ 6.000-25.000 đồng tùy theo từng hạng bệnh viện, từng chuyên khoa sẽ có mức phù hợp. Đối với giường điều trị nội trú quy định tại thông tư ban hành năm 1995 chỉ từ 4.000- 18.000 đồng, trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh trong 1 ngày đã vào khoảng 10.000-17.000, tiền điện, nước vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, đó là chưa kể nếu phòng có điều hòa thì chi phí cao hơn nhiều. Không tác động tới phần lớn người dân Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền thuốc và vật tư thay thế trong gói chi phí mà người bệnh và cơ quan BHYT phải chi trả. Chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang được thực hiện, trong đó có khám bệnh và ngày giường điều trị nên dự báo mức tăng không nhiều so với tổng số tiền viện phí hiện nay. Vì thế, việc điều chỉnh lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người có thẻ BHYT (62% dân số) gồm người làm công ăn lương, đối tượng hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 12 Đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân, theo lộ trình thực hiện Luật BHYT, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT (đang đề nghị nâng mức hỗ trợ 50- 60%) để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Bộ Y tế cho rằng, nếu tham gia BHYT, về cơ bản các đối tượng này không bị ảnh hưởng nhiều. Còn với đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên, tuy giá dịch vụ y tế được điều chỉnh nhưng giá dịch vụ này so với các nước trong khu vực còn rất thấp, do vậy các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả. Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2013 trở đi, khi Chính phủ ban hành nghị định, thực hiện tính đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám tại cơ sở khám chữa ban đầu. Theo dantri.com Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia về kích thích tố từ tính đang mang lại hy vọng cho các nạn nhân bị đột quỵ bằng cách "khởi động lại" não bộ nhằm phục hồi chức năng nuốt của bệnh nhân. Tiến sĩ về bệnh học thuộc Đại học Adelaide, ông Sebastian Doeltgen cho biết, các bệnh nhân bị đột quy thường chịu tổn thương ở một số vùng của não bộ, vốn chịu trách nhiệm điều khiển các cơ ở miệng và họng. Với việc sử dụng máy kích thích từ tính, các nhà khoa học có thể tạo ra dòng điện trong não nhằm kích thích các tế bào thần kinh có chức năng kiểm soát hoạt động nuốt. Tổng cộng có 32 cặp cơ tham gia vào hoạt động nuốt và tất cả các cơ này phải làm việc nhịp nhàng để chuyển thức ăn và nước uống vượt qua quãng đường từ môi xuống tới dạ dày. Mỗi năm tại Australia có khoảng 60.000 người bị đột quỵ, trong đó hơn 35.000 người trong giai đoạn đầu gặp phải các vấn đề về nuốt. Nhóm của tiến sĩ Doeltgen là nhóm nghiên cứu duy nhất tại Australia sử dụng kích thích từ tính và luyện tập não để phát triển các phương pháp phục hồi mới đối với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt. Chính phủ liên bang Australia đã tặng 300.000 AUD cho Đại học Adelaide để nghiên cứu các liệu pháp điều trị rối loạn chức năng nuốt của các bệnh nhân đột quỵ. Theo Vietnamplus Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc: Bài 1: Khàn tiếng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế, dùng: sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g, sắc uống. Bài 2: Trường hợp khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết, dùng: xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g. Quả la hán Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 13 Bài 3: Nếu khàn tiếng kéo dài, họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ thường do âm hư nội nhiệt, dùng: sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt ngày 3-4 lần. Bài 4: Trường hợp tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém, dùng bài Gia vị bổ trung ích khí thang: đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g. Sài hồ Bài 5: Nếu khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ, dùng: nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Bài 6: Trường hợp khàn tiến do phế hư, dùng phương Thanh âm thang: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống. Bài 7: Dùng bài Dưỡng kim thang để dưỡng phế gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g. Bài 8: Nếu ho nhiều, khàn tiếng dùng: bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g sắc uống. Bài 9: Trường hợp do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt, dùng: tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống. DSCKI.Phạm Hinh Sức khỏe & Đời sống Lao kháng thuốc sẽ làm thiệt mạng hàng ngàn người châu Âu nếu không được ngăn chặn hiệu quả. Ngày 14/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi châu Âu cảnh giác với các dòng lao kháng thuốc (TB). WHO cảnh báo số ca bệnh đang tăng “báo động” và sẽ làm thiệt mạng hàng ngàn người nếu châu Âu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Vi khuẩn lao dưới kính hiển vi WHO đang đưa ra kế hoạch hành động ước tính trị giá 5 tỉ USD. Nếu được thực thi hiệu quả sẽ ngăn chặn được 263.000 trường hợp lao kháng nhiều thuốc (MDR- TB) và lao siêu kháng thuốc (XDR-TB) từ năm 2011-2015. Giám đốc WHO khu vực châu Âu Zsuzsanna Jakab nói: “TB là một dịch bệnh cũ song chưa bao giờ chấm dứt. Chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp mới để chống lại nó”. Theo AFP, ở Tây Âu mỗi năm có khoảng 81.000 ca lao phổi kháng thuốc. London (Anh) trở thành thành phố có tỉ lệ người nhiễm TB cao nhất với 3.500 ca hàng năm. Tuy nhiên, Đông Âu là khu vực đáng quan ngại nhất đối với các dòng lao Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 14 kháng thuốc, bởi gánh nặng chi phí điều trị vượt quá tầm tay người bệnh và chính phủ của từng nước. Chi phí điều trị cho một ca bệnh lao kháng thuốc lên đến vài trăm ngàn USD. Theo Tuổi trẻ Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có khả năng phục hồi thính giác, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi. Với những trẻ sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai… cần phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh điếc cho trẻ em, trong đó những nguyên nhân cơ bản sau: Do di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Do nguyên nhân mắc phải khi người mẹ khi mang thai đã dùng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc do tai biến khi sinh đẻ như sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai, viêm màng não… Phát hiện sớm khắc phục trẻ bị cẩm Khi được 5 tháng tuổi, thấy trẻ có các dấu hiệu như:Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột. Không bị đánh thức bởi tiếng ồn; Không xoay đầu theo hướng giọng nói của người thân; Không làm theo hoặc không hiểu các hướng dẫn của cha mẹ hay người thân thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khoa tai mũi họng để kiểm tra mức độ nghe. - Trẻ dưới 8 tháng tuổi: Trẻ không giật mình khi nghe tiếng vỗ tay to từ khoảng cách 0,9 - 1,8m hoặc không có phản ứng gì trước tiếng nói của bạn. - Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: Trẻ không sử dụng được một số từ đơn như bà, mẹ... hoặc không thể phân biệt các bộ phận khi được gợi ý. - Với trẻ 2 tuổi: Trẻ không thể làm theo những yêu cầu đơn giản mà thiếu những gợi ý bằng hình ảnh, hành động hoặc không thể lặp lại các cụm từ. - Với trẻ 3 tuổi: Trẻ không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh hoặc không hiểu và không sử dụng được những từ như đơn giản. Vì vậy, nghi ngờ trẻ bị điếc, nghe kém (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm. Khi trẻ phải nghe được thì mới có khả năng nói. Theo Sức khỏe & Đời sống Theo số liệu thông kê của Bệnh viện Nhi trung ương nước ta hiện có gần nửa triệu người bị điếc, trong đó trẻ em chiếm 0,1% - 0,5%. Số trẻ em bị điếc ngày một gia tăng, ước tính mỗi năm có thêm 50.000 trẻ bị điếc. Vậy làm thế nào để nhận biết và ngăn chặn tình trạng này? Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 15 Góc thư giãn Trong rừng các con thú đang nhậu thì hết rượu. Một con bảo ốc sên đi mua, con kia nói: "Ốc sên đi lâu lắm" - Thì cào cào đi. - Nhưng cào cào vừa đi vừa nhảy đổ hết còn gì. - À thế để rết đi mua vì nó có nhiều chân đi nhanh lại không đổ. Chờ một hồi lâu không thấy rết mang rượu về, một con mở cửa thấy rết vẫn còn ngồi trước cửa mới hỏi: - Sao không đi mua rượu. Rết trả lời: - Đi chứ sao không. Không thấy tao đang mang giày hả? Cậu bé dũng cảm Bác sĩ trưởng khoa giải phẫu hỏi một bệnh nhân đang đứng thở hồng hộc trong hành lang: "Chúng tôi sắp bắt đầu mổ cho anh tại sao anh lại tung chăn bỏ chạy ra khỏi phòng giải phẫu như vậy?" Bệnh nhân đáp: - Dạ chỉ vì cô y tá nói: "Yêu cầu không hoảng sợ như vậy. Mổ ruột thừa là một phẫu thuật đơn giản nhất trong tất cả các loại phẫu thuật...". Bác sĩ trưởng khoa: - Thì đúng là như vậy. Anh đừng có sợ! Bệnh nhân: - Nhưng mà cô ấy không phải nói với tôi mà là nói với ông bác sĩ đang cầm con dao mổ... Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 16 Cùng bạn đọc! Nội san khoa học của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh là một hình thức chuyển tải những thông tin khoa học thiết yếu tới CBGV của nhà trường, được phát hành theo Quyết định số 03/QĐ-CĐYT, ngày 05/01/2010 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Việc phát hành Nội san khoa học là một cố gắng của Nhà trường; nhằm tạo ra một diễn đàn để chia sẻ và tiếp nhận những thông tin khoa học hữu ích; góp phần phát triển các kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ CBGV của trường, đặc biệt là kỹ năng viết các bài báo khoa học, tham luận, bình luận và phản biện khoa học. Để hoàn thành sứ mạng của mình, Nội san khoa học rất mong nhận được sự hưởng ứng tích cực của các quý độc giả bằng cách: 1. Ứng dụng những thông tin thu được từ Nội san khoa học để nghiên cứu và có thể áp dụng vào công việc hàng ngày của mình. 2. Tích cực tham gia viết và gửi bài cho Nội san khoa học: - Bài gửi đăng tải có thể là bài báo khoa học, bài tham khảo chuyên đề, bài tham luận, bình luận hoặc phản biện khoa học, hoặc các thông tin định hướng cho sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp của các CBGV của nhà trường. - Bài gửi đăng tải có thể là bài do tác giả biên soạn, biên dịch hoặc sưu tầm. Nếu là bài biên dịch hoặc sưu tầm cần ghi rõ nguồn gốc thông tin. - Nên gửi bài dưới dạng file điện tử được đánh máy bằng mã UNICODE, font chữ TIME NEW ROMAN, cỡ chữ 13. 3. Phản hồi, góp ý để Nội san khoa học ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức. Trân trọng ! Ban biên tập Trường CĐYT Quảng Ninh Nội san khoa học – Số 01 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnskh_1_nam_hoc_2011_2012_7135.pdf
Luận văn liên quan