Nuôi ở ba mật độ khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về tăng trưởng và trọng lượng nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất sinh khối.
Mật độ 1.000 cá thể/L có tỷ lệ sống và năng suất sinh khối (2.226±262 g/1,8 m3) cao hơn mật độ 1.500 cá thể/L (2.010±149 g/1,8 m3) và 2.000 cá thể/L (1.917±145 g/1,8 m3).
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nuôi sinh khối artemiatrên bể lót bạt với mật độ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bột mì tinh, vì
thế nghiệm thức cho ăn bằng cám ủ men có tăng trưởng nhanh hơn. Do đó
chọn cám ủ là thức ăn cho Artemia để nuôi sinh khối trên bể.
● Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong bể lót bạt xanh, mực nước ban đầu 40 cm,
từ ngày thứ 4 về sau mực nước được nâng lên 45 cm, nauplii Artemia được bố
trí với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với 3 mật độ và 3 lần lặp lại/ NT.
NT1: 1000 nauplii/L
NT2: 1500 nauplii/L
NT3: 2000 nauplii/L
Hình 3.3 : Bể thí nghiệm nuôi Artemia sinh khối
● Chăm sóc và quản lý
Theo Nguyễn Văn Hòa (2007), theo dõi thường xuyên ao nuôi là hoạt
động cần thiết giúp cho việc quản lý và điều chỉnh ao kịp thời. Do đó, trong
thời gian thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.1: Theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Yếu tố Chỉ tiêu Số lần theo dõi
Lý học
Độ mặn
Nhiệt độ
pH
Độ trong
Ôxy
1 lần/ngày
2 lần/ngày
2 lần/ngày
2 lần/ngày
1 lần/ngày
Hóa học
NH3
NO2-
4 ngày/lần
Hàng ngày, theo dõi biến động của các yếu tố môi trường, thường
xuyên ghi nhận tình trạng sức khỏe của Artemia thông qua tập tính bơi lội,
lượng thức ăn trong cơ thể và các biểu hiện khác.
Thức ăn và cho ăn: thức ăn tảo và cám ủ cho ăn 3-4 lần/ngày tùy thuộc
vào tốc độ lọc và độ trong của bể, thường duy trì độ trong 30-40 cm. Cám ủ
được hòa chung với nước và được lọc qua túi 50 µm trước khi được tạt vào bể,
tảo được cấp từ ao bón phân vào bể bằng máy bơm chìm qua lưới lọc 100 µm
(lưới 50 µm làm nước khó lọt qua lưới).
Thay nước: định kỳ thay nước khi bể có nhiều phân, chất thải của Artemia,
nước được thay vào ngày thứ 4 sau khi nuôi và thay 20-30% nước vào mỗi
ngày sau đó.
Sục khí: được lắp đặt từ đáy bể để quá trình di chuyển của khí sẽ giúp
cho thức ăn không bị lắng tụ xuống đáy, hiệu quả lọc của Artemia trong quá
trình bơi lội cũng tốt hơn.
●Thu thập số liệu
Tỷ lệ sống:được xác định 3 lần trong quá trình nuôi vào ngày thứ 5, 9
và 14 sau khi bố trí.
Cách thu mẫu: thu ngẫu nhiên nhiều điểm trong bể vào xô 10 L, sục khí
cho Artemia phân bố đều trong xô và lấy 1 L ra đếm và ghi nhận số cá thể có
trong một lít, mỗi bể thu 3 mẫu và tỷ lệ sống của mỗi bể được lấy trung bình
từ 3 lần thu mẫu trên.
Tăng trưởng: chiều dài và trọng lượng được xác định vào ngày thứ 5, 9
và 14 sau khi bố trí.
+ Xác định chiều dài: thu ngẫu nhiên trong bể, cố định bằng Formol sau
đó đo 30 cá thể dưới kính hiển vi (đo từ dỉnh đầu đến chạt đuôi).
+ Xác định trọng lượng: cân 1g Artemia, cố định bằng Lugol sau đó
đếm số cá thể hiện diện trong 1 g.
3.2.6 Thu hoạch
Sau 14 ngày nuôi thì tiến hành thu hoạch Artemia trong bể.
Cách thu hoạch: tắt sục khí dùng lưới 1 mm thu hoạch sinh khối, tháo
cạn 50% nước trong bể và dùng vợt thu sinh khối còn lại, sau đó đem cân.
Hình 3.4: Thu hoạch sinh khối Artemia
3.3 Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu
- Tỷ lệ sống (%): SR
SR =
Do
Dt *100
Do: số cá thể ban đầu
Dt : số cá thể cuối
- Chiều dài (mm)
L =
10
1 x
A
L: chiều dài
A: số vạch đo được
: độ phóng đại của kính
3.4 Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu
● Phân tích mẫu
- NO2- : bộ test SERA kết hợp với so màu quang phổ ở bước sóng 520
nm.
- NH3 : bộ test SERA kết hợp với so màu quang phổ ở bước sóng 640
nm.
● Xử lý số liệu: số liệu được xử lý với bảng tính Exel và chương trình
STATISTICA 5.0 với ANOVA một nhân tố và phép thử Turkey HSD để so
sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05.
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1
4.1.1 Điều kiện môi trường
Nhiệt độ
Trong thời gian làm thí nghiệm, nhiệt độ trong phòng được ghi nhận là
dao động trong mức 28-30oC. Kết quả này phù hợp với Lê Lệ Hiền (2000) khi
nuôi Artemia sinh khối trong bể bố trí trong phòng thì nhiệt độ nằm trong
khoảng 28oC-30oC và đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
Artemia.
pH
Sau 14 ngày nuôi, sự biến động pH giữa các nghiệm thức như sau:
7.6
7.8
8
8.2
8.4
8.6
5 8 11 14
Ngày
pH
ĐNR
ĐNT
CG
CU
MT
Hình 4.1: Sự biến động pH trong quá trình nuôi
Qua Hình 4.1 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa pH của các nghiệm
thức, thức ăn mì tinh có pH trung bình cao nhất, dao động từ 8,15-8,55, thức
ăn cám ủ có pH giảm dần vào cuối thời gian nuôi (7,78±0,06), so với kết quả
của Lê Hồng Nghi (2009) khi nuôi sinh khối trong phòng sau thời gian 14
ngày thì pH giảm còn 7,1 vì theo quan sát thì bể nuôi của Lê Hồng Nghi có thể
tích lớn và lượng thức ăn dư thừa quá nhiều trong khi đó thí nghiệm được bố
trí trong chai có thể tích nhỏ, vẫn có thức ăn thừa nhưng ít hơn, vì thế pH có
giảm nhưng vẫn cao hơn thí nghiệm của Lê Hồng Nghi.
Ammonia (NH3) và nitrite (NO2-)
Theo Trương Quốc Phú (2006), NH3 trong các thủy vực được cung cấp
từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật phù du,
sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ, nitrite trong các
thủy vực được tạo thành từ quá trình oxi hóa ammonia (NH3) và ammonium
(NH4+).
Trong thời gian thí nghiệm, sự biến động hàm lượng NH3 và NO2- được
ghi nhận như sau:
0
0.1
0.2
0.3
0.4
5 8 11 14
Ngày
N
H
3
(m
g/
l)
ĐNR
ĐNT
CG
CU
MT
Hình 4.2a: Biến động hàm lượng NH3 (mg/L) trong thời gian thí nghiệm
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
5 8 11 14
Ngày
N
O
2
(m
g/
l)
ĐNR
ĐNT
CG
CU
MT
Hình 4.2b: Biến động hàm lượng NO2- (mg/L) trong thời gian thí nghiệm
Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng NH3 giảm dần theo thời gian nuôi
và dao động trong khoảng 0-0,38 mg/L. Hàm lượng nitrite có xu hướng tăng
cao ở tất cả các nghiệm thức từ ngày 8 đến cuối thí nghiệm và biến động ở
mức 0,01-0,5 mg/L.
Từ Hình 4.2a và 4.2b cho thấy sự biến động giữa hai yếu tố này trái
ngược nhau, như nhận định của Trương Quốc Phú (2006), nitrie có trong môi
trường nước là sản phẩm của sự chuyển hóa ammonia (NH3) và ammonium
(NH4+) dưới tác dụng của vi khuẩn. Do nước không được thay từ ngày 8 đến
kết thúc thí nghiệm, cùng với sự tích tụ của thức ăn thừa, chất thải do Artemia
thải ra và có thể đã xảy ra quá trình trên. Do đó, hàm lượng NH3 có xu hướng
giảm trong khi đó NO2- lại tăng cao vào cuối thí nghiệm. Tuy nhiên sự biến
động của hai yếu tố vẫn nằm trong khoảng thích hợp và không ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển của Artemia.
4.2.2 Tỷ lệ sống và chiều dài của Artemia
Qua thời gian thí nghiệm nuôi Artemia với các loại thức ăn khác nhau
thu được kết quả sau:
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 8, 11, và 14 ngày nuôi (TB±ĐLC)
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Từ kết quả Bảng 4.1 cho thấy đối với 5 loại thức ăn khác nhau thì tỷ lệ
sống của Artemia ở các nghiệm thức sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) khi
so sánh giữa các trung bình mẫu.
Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức mì tinh (53,3±15,3%), và thấp nhất
là đậu nành rang (3,0±0,7%), riêng nghiệm thức đậu nành tươi thì Artemia
chết toàn bộ sau 5 ngày nuôi. Đối với thức ăn là cám gạo và cám ủ thì tỷ lệ
sống tương đương nhau, tỷ lệ sống trung bình cám gạo là 41,3±5,4% và cám ủ
là 46,6±9,3% và sai khác không có ý nghĩa thống kê với mì tinh.
Xét về chiều dài của Artemia qua 7 và 14 ngày nuôi được trình bày ở
Bảng 4.2.
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 8 Ngày 11 Ngày 14
ĐNR 100 3,5±3,5a 2,7±2,8a 2,0±1,8a
ĐNT 100 0a 0a 0a
CG 100 45,8±8,4b 43,0±6,3b 41,3±5,4b
CU 100 52,3±11,6b 48,2±10,9b 46,6±9,3b
MT 100 57,3±13,6b 55,7±14,2b 53,3±15,3b
Bảng 4.2: Chiều dài của Artemia (mm) sau 7 và 14 ngày nuôi (TB±ĐLC)
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Trung bình chiều dài thân của Artemia có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
các nghiệm thức (p<0,05), kết quả cho thấy khi cho ăn cám ủ thì Artemia có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (8,32±0,1 mm), kế đến là cám gạo (7,80±0,03
mm), mì tinh (5,52±0,47 mm) và tăng trưởng chậm nhất là đậu nành rang
(2,20±0,2 mm). Đối với thức ăn cám gạo, kết quả chiều dài thân cao hơn kết
quả của Nguyễn Thị Nhật Thu (1985) khi nuôi Artemia ở mật độ 1.000 cá
thể/L với thức ăn là cám gạo thì trung bình chiều dài thân sau 7 ngày nuôi là
2,1 mm trong khi đó chiều dài Artemia ở thí nghiệm này vào ngày thứ 7 là
3,91 mm. Ở nghiệm thức đậu nành rang thì Artemia tăng trưởng chậm và sau
14 ngày nuôi chỉ đạt 2,20±0,2 mm.
4.2 Thí nghiệm 2
42.1 Điều kiện môi trường
Nhiệt độ
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv (2007), nhiệt độ có ảnh hưởng rất nhiều
đến sinh trưởng cũng như sinh sản của Artemia và chúng có thể phát triển tốt ở
nhiệt độ 22-350C.
Artemia được nuôi ở ruộng muối Vĩnh Châu và Bạc Liêu có thể tồn tại
ở nhiệt độ 38-41oC. Theo Nguyễn Thị Phỉ và Nguyễn Thị Hồng Vân (1989)
cho rằng nhiệt độ thích hợp cho Artemia franciscana Vĩnh Châu là 30-35oC,
ngoài điều kiện tự nhiên thì mức nhiệt độ này có thể thay đổi tăng hơn nữa do
nauplii thích nghi nhiệt độ từ nhỏ. Ở 38oC Artemia vẫn sống và sinh sản
nhưng sinh sản không tốt. Ở 40oC, hầu như đều bị chết sau 3 ngày đối với con
cái và 4,5 ngày đối với con đực (Nguyễn Thị Phỉ và Nguyễn Thị Hồng Vân,
1989).
Trong thí nghiệm 2, với hình thức nuôi ngoài trời thì nhiệt độ biến động trong
các bể lúc 7 giờ và 14 giờ được trình bày ở Hình 4.3:
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14
ĐNR 0,5 1,90±0,01a 2,20±0,2a
CG 0,5 3,91±0,04ab 7,8±0,03ab
CU 0,5 4,61±0,06ab 8,32±0,1ab
MT 0,5 2,96±0,06b 5,52±0,47b
28.0
30.0
32.0
34.0
36.0
0 5 10 15
Ngày
N
h
iệ
t
đ
ộ
sáng chiều
Hình 4.3: Nhiệt độ trung bình lúc 7 giờ và 14 giờ trong thí nghiệm
Kết quả cho thấy, trong thí nghiệm 2, do tác động của mưa nhiều làm
cho nhiệt độ giữa sáng và chiều chênh lệch không nhiều.
Nhiệt độ trung bình lúc 7 giờ là 28,1-29,4oC, trung bình lúc 14 giờ là
30,7-35,5oC. Bể lót bạt với thể tích nhỏ (4 m2), mực nước trong bể 45 cm, giúp
cho bể có khả năng giữ nhiệt lâu hơn, mặc dù một vài ngày ít nắng nhưng
nhiệt độ trung bình giữa sáng và chiều cũng biến động ở mức tương đương
nhau. Kết quả này cũng tương đương với kết quả thí nghiệm của Lê Trung
Tâm (2008) khi nuôi trong ao đầu mùa mưa ở độ sâu 44-46 cm, cũng đã ghi
nhận nhiệt độ dao động từ 26,7-28,2oC vào 7 giờ và 30,1-32,9oC lúc 14 giờ.
Nhìn chung, sự biến động nhiệt độ lúc 7 giờ và 14 giờ nằm trong
khoảng thích hợp và ảnh hưởng không nhiều đến sự phát triển của quần thể và
năng suất sinh khối trong bể.
Bảng 4.3: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi (TB±ĐLC)
Yếu tố môi trường NT1 NT2 NT3
Độ mặn 46,2±6,8 46,9±6,9 46,9±7,0
Độ trong 38,8±2,14 38,5±2,11 38,7±2,07
Oxy 3,71±0,49 3,63±0,47 3,74±0,50
Độ mặn
Artemia là loài rộng muối, xuất hiện trong những thủy vực có nồng độ
muối 0-250 ppt, phát triển tốt ở nồng độ muối 65-150‰ ‰. Ở độ mặn trên
250‰ Artemia chết đồng loạt do môi trường vượt ngưỡng chịu đựng, Artemia
franciscana Vĩnh Châu trong quá trình du nhập đã được thuần hóa theo điều
kiện Việt Nam và có thể phát triển tốt ở độ mặn 80-120‰ (Nguyễn Văn Hòa
et al, 2007).
Nồng độ muối ban đầu là 57‰, được sử dụng để nuôi sinh khối trên
bể, trong suốt quá trình nuôi do mưa nhiều cùng với việc cấp nước từ ao bón
phân vào bể nuôi mỗi ngày đã làm độ mặn giảm xuống còn 39-40‰ vào cuối
thí nghiệm, độ mặn trung bình của các nghiệm thức trong suốt quá trình thí
nghiệm là 46,7±6,9‰.
Độ mặn 40-45‰ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Artemia,
ở độ mặn 30%0 chúng tăng trưởng nhanh về chiều dài nhưng nước dễ bị nhiễm
bẩn (Hồ Thị Nho, 1990). Còn theo tác giả Lê Lệ Hiền (2000), nuôi sinh khối
trong bể ở các độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35‰ , kết quả cho thấy rằng ở nồng
độ muối 30‰ và 35‰ Artemia có tốc độ tăng trưởng cao ở các loại thức ăn.
Và theo kết quả thí nghiệm gần đây của Phan Thị Mỹ Tho (2009) cho rằng khi
nuôi Artemia ở nồng độ muối thấp (50‰) thì Artemia có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn. Vì vậy, nhìn chung sự biến động nồng độ muối vẫn thích hợp cho
sự phát triển của Artemia.
Độ trong
Ở sông, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan
như phù sa (kích thước khoảng 2-50 µm), các chất keo (kích thước nhỏ hơn 2
µm) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. Ở ao, ngoài các nguyên nhân trên gây ra
độ đục còn do vật chất hữu cơ từ phân bón, thức ăn, sự phát triển của tảo
(Trương Quốc Phú et al., 2006).
Đối với việc sử dụng cám gạo làm thức ăn cho Artemia khi nuôi trên bể
tuần hoàn thì Trần Thị Thanh Hiền (2000) cho rằng nên cho ăn đều đều sao
cho giữ được độ trong 15-20 cm trong tuần đầu và 20-25 cm trong các tuần
tiếp theo. Tuy nhiên theo thực tế, trong điều kiện nuôi trên bể và không hút
cặn thì độ trong này thích hợp đối với sử dụng tảo, nếu cho ăn cám ủ men sẽ
gây ô nhiễm nguồn nước nuôi làm ảnh hưởng đến Artemia. Theo Mason
(1962); Dhont và Lavens (1996) trích dẫn bởi Huỳnh Thanh Tới (2006) thì
nuôi Artemia sinh khối cho kết quả tốt nhất chỉ khi liều lượng thức ăn vừa đủ,
nếu dư thừa sẽ ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống của Artemia do thức ăn làm
cản trở hoạt động bơi lội, tiêu hóa của Artemia mà còn có tác dụng xấu đến
môi trường nuôi. Do đó, trong thời gian thí nghiệm chỉ cần cho ăn ở mức độ
đảm bảo cho Artemia sống và phát triển tốt với độ trong là 35-40 cm để hạn
chế sự tích tụ của thức ăn dư thừa ảnh hưởng đến môi trường bể nuôi.
Theo Nguyễn Văn Hòa (2007), thức ăn tốt nhất cho Artemia là vi tảo
thông qua việc cấp “nước xanh” từ ao bón phân, lượng tảo trong ao nuôi được
ước lượng thông qua độ trong (được đo bằng đĩa secchi). Trong ao nuôi độ
trong dao động từ 25-35 cm là tốt. Vì thế, từ ngày thứ 4 cấp tảo từ ao bón phân
vào bể nuôi với độ trong 30-40 cm. Trong quá trình thí nghiệm thì độ trong
trung bình các bể được ghi nhận 38,6±2,11cm. Trong bể nuôi, thì độ trong
không hẳn hoàn toàn đánh giá lượng thức ăn trong bể vì khi bể được sục khí
liên tục thì ngoài thức ăn (cám, tảo) mà Artemia có thể sử dụng được thì các
chất hữu cơ, tảo có kích thước lớn (do được lọc qua lưới 100 µm) mà Artemia
không sử dụng được hay phân của Artemia cũng ảnh hưởng đến độ trong. Do
đó, ngoài việc cung cấp thức ăn thông qua độ trong thì kết hợp với quan sát
ống tiêu hóa của Artemia (đường ruột màu xanh , xám và liên tục, không đứt
đoạn là đầy đủ thức ăn).
Hàm lượng Oxy hòa tan
Theo Persoon và Sorgeloos (1980) Artemia có phạm vi thích ứng Oxy
rộng, có thể sống ở môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp (1 mg/L) đến
mức oxy quá bảo hòa (ở môi trường có tảo rộ phát). Khi nuôi trên bể, oxy thấp
0,81 mg/l thì Artemia chết hàng loạt (Nguyễn Thị Nhật Thu, 1985).
Hàm lượng oxy trong suốt quá trình thí nghiệm được ghi nhận ở mức
3,0-4,5 mg/L, hàm lượng oxy trung bình của các nghiệm thức là 3,69±0,48
mg/L. Nguyễn Văn Hòa (2007) cho rằng hàm lượng oxy hòa tan ≤2 mg/L sẽ
ảnh hưởng đến sản xuất sinh khối, mức oxy thích hợp cho ao nuôi Artemia là
cao hơn 2,5 mg/L. Như vậy, nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan trong các bể
dao động trong khoảng 3,63±0,47 mg/L đến 3,74±0,50 mg/L thuận lợi cho sự
phát triển của Artemia.
pH
pH là một trong những nhân tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng
lớn đến đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh
dưỡng, pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9 (Trương Quốc Phú et al.,
2006). Theo Nguyễn Văn Hòa et al (2007), Artemia Vĩnh Châu hiện tại phát
triển tốt trong điều kiện pH từ 7,0-9,0.
Thực tế, sự biến động pH trong quá trình thí nghiệm của các bể được
trình bày ở Hình 4.4
7.0
7.2
7.4
7.6
7.8
8.0
0 2 4 6 8 10 12 14
Ngày
pH
SÁNG
CHIỀU
Hình 4.4: Sự biến động pH trung bình sáng và chiều của các bể nuôi thí
nghiệm
Kết quả cho thấy pH trung bình vào lúc 7 giờ biến động trong khoảng
7,1-7,6. Trong khi đó pH trung bình vào lúc 14 giờ cao hơn và biến động trong
khoảng 7,2-7,8. pH trung bình vào buổi sáng có chiều hướng giảm dần vào
cuối thí nghiệm, có thể do ảnh hưởng của cám ủ, thức ăn dư thừa làm ảnh
hưởng tới pH. Nhìn chung có sự chênh lệch giữa buổi sáng và chiều nhưng
không lớn, từ ngày thứ 4 về sau, do bể nuôi được thay nước và cấp nước từ ao
bón phân mỗi ngày nên pH có cao hơn nhờ sự quang hợp của tảo nên pH có
tăng so với buổi sáng.
Ammonia (NH3)
NH3 trong thủy vực được cung cấp từ các quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ có chứa Nitơ (protein, xác động vật,…) nhờ các vi khuẩn hiếu khí,
NH3 (dạng tự do) hòa tan trong nước tạo thành NH4+ (dạng ion). Amonia ở
dạng tự do rất độc đối với tôm, cá (Trương Quốc Phú et al., 2006), trong môi
trường nước luôn có sự chuyển hóa giữa ammonium và ammonia, tỷ lệ giữa
hay chất này phụ thuộc vào sự biến động của pH , độ mặn và nhiệt độ trong
môi trường nước.
0.000
0.005
0.010
0.015
0.020
0.025
0.030
1 5 9 13
Ngày
N
H
3
(m
g/
l)
NT1
NT2
NT3
Hình 4.5: Biến động NH3 (mg/l) theo thời gian nuôi
Trong hệ thống sản xuất trứng bào xác Artemia Vĩnh Châu năm 1986
và năm 1987 hàm lượng NH3 nằm trong khoảng 0,01-0,04 mg/L (Nguyễn Văn
Hòa et al, 2007). Theo Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng NH3 an toàn
cho ao nuôi là 0,13 mg/L.
Kết quả ở Hình 4.5 cho thấy hàm lượng NH3 biến động có chiều hướng
giảm dần vào cuối thí nghiệm. Lý do là trong những ngày đầu cho ăn cám ủ và
không thay nước nên hàm lượng NH3 cao hơn, từ ngày thứ 4 về sau nước được
thay mỗi ngày nên hàm lượng NH3 có giảm so với ban đầu.
Nitrite (NO2-)
Nitrie có trong môi trường nước là sản phẩm của sự chuyển hóa
ammonia (NH3) và ammonium (NH4+) dưới tác dụng của vi khuẩn và nó là
dạng đạm độc đối với thủy sinh vật. Ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng
Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc của nitrite (Crawford and
Allen, 1977; Perron and Meade, 1977; Russo et al., 1981, trích dẫn bởi
Trương Quốc Phú, 2006).
0
0.002
0.004
0.006
0.008
0.01
0.012
0.014
1 5 9 13
Ngày
N
O
2
(m
g/
l)
NT1
NT2
NT3
Hình 4.6: Hàm lượng NO2- (mg/L) trong các bể thí nghiệm
Qua Hình 4.6 cho thấy hàm lượng NO2- trong các lần thu mẫu biến
động theo chiều hướng tăng dần vào cuối thí nghiệm, nhưng đều ở trong phạm
vi thích hợp từ 0,006-0,012 mg/L. Nhìn chung, hàm lượng nitrite ở các
nghiệm thức không ảnh hưởng đến đời sống của Artemia vì nước được thay và
được cấp tảo vào bể mỗi ngày nên hàm lượng nitrite vẫn duy trì ở mức mà
Artemia vẫn có thể phát triển bình thường.
4.2.2 Tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng
-Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của Artemia qua 14 ngày nuôi được trình bày ở
Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của Artemia (%) trong quá trình nuôi (TB±ĐLC)
Ngiệm thức Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1 32,4±3,5b 24,9±5,4a 19,9±6,4a
NT2 22,2±0,8a 20,0±1,2a 17,4±2,4a
NT3 20±0,8a 17,5±0,6a 14,6±2,0a
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Nhìn chung, tỷ lệ sống có khuynh hướng giảm dần theo thời gian nuôi
ở tất cả các nghiệm thức. Sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức chỉ
ở ngày thứ 5, từ ngày thứ 9 đến lúc kết thúc thí nghiệm thì tỷ lệ sống cũng có
khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lý do trong NT1 có một
bể có tỷ lệ sống thấp, theo quan sát bể này có nhiều rong bám ở thành bể và
đáy bể (từ ngày 7), cùng với lượng thức ăn thừa bám vào, khi Artemia bị dính
vào và không thoát ra được, có thể đây là nguyên nhân dẫn đến bể hao hụt
nhiều. Vì vậy ĐLC của NT1 biến động cao dẫn đến khác biệt không có ý
nghĩa với NT2 và NT3.
Kết quả từ Bảng 4.4 cũng cho thấy Artemia hao hụt nhiều vào những
ngày đầu, từ ngày thứ 5 đến lúc kết thúc thí nghiệm có hao hụt nhưng không
nhiều. Tỷ lệ hao hụt những ngày đầu tương đương với kết quả của Nguyễn Thị
Hồng Vân (2004) khi nuôi ngoài ao ở nồng độ muối 81-86‰ với mật độ 200
con/L và 60-120 con/L thì tỷ lệ sống sống giảm còn 25- 38% sau một tuần cấy
thả. Theo tác giả này thì nguyên nhân chính của sự giảm đột ngột về mật độ có
thể do lượng thức ăn thích hợp (mật độ tảo có kích thước nhỏ) cho giai đoạn
này không đủ cộng với các thay đổi về môi trường trong quá trình cấy thả. Ở
thí nghiệm, sau 14 ngày tỷ lệ sống cao nhất là NT1 (mật độ 1.000 con/L) với
19,9±6,4% và thấp nhất là NT3 (mật độ 2.000 con/L) tỷ lệ sống 14,6±2,0%.
Thấp hơn kết quả thí nghiệm của Lê Lệ Hiền (2000) khi nuôi sinh khối trên bể
raceway trong phòng ở độ mặn 20‰ với 3 mật độ 3.000, 5.000 và 10.000
con/L với thức ăn là cám gạo thì sau 8 ngày nuôi tỷ lệ sống là 43,2%, 26%,
18,25% tương ứng với ba mật độ.
- Chiều dài và trọng lượng
Bảng 4.5: Chiều dài của Artemia (mm) trong thời gian nuôi (TB±ĐLC)
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1 0,5 3,19±0,13b 6,06±0,27b 6,29±0,41b
NT2 0,5 3,02±0,14ab 5,53±0,25ab 5,65±0,24ab
NT3 0,5 2,79±0,05a 5,34±0,10a 5,52±0,18a
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Nhìn chung, chiều dài Artemia tăng nhanh vào những ngày đầu, từ
ngày thứ 5 về sau sự tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa các nghiệm thức. Ở NT1 cho kết quả dài nhất (6,29±0,41 mm/cá
thể) kế đến là NT2 5,65±0,24 mm/cá thể) và cuối cùng là NT3 (5,52±0,18
mm/cá thể).
Bảng 4.6: Trọng lượng của Artemia (mg/cá thể) trong thời gian nuôi
(TB±ĐLC)
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1 0,002 1,14±0,07a 5,34±0,63b 6,47±1,29b
NT2 0,002 0,89±0,28a 3,86±1ab 4,34±0,81ab
NT3 0,002 0,76±0,17a 3,20±0,52a 3,70±0,76a
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Sự tăng trưởng về trọng lượng nhìn chung có sự chênh lệch giữa các
nghiệm thức, sự khác biệt được ghi nhận vào ngày 9 và ngày 14 (p<0,05).
NT3 tăng trưởng chậm nhất (3,74±0,76 mg/cá thể) và cao nhất vẫn là NT1
(6,47±1,29 mg/cá thể).
Điều này có thể giải thích là do sự ảnh hưởng của mật độ lên sự tăng
trưởng, ở mật độ cao nhìn chung Artemia tăng trưởng chậm hơn ở mật độ thấp
do sự cạnh tranh thức ăn và không gian sống. Từ kết quả Bảng 4.6 cho thấy sự
tăng trưởng không thay đổi nhiều từ ngày 9 đến ngày 14.
Năng suất sinh khối
Sau thời gian nuôi 14 ngày, năng suất sinh khối thu được như sau:
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1
NT2
NT3
Các chữ số giống nhau trên cùng một cột biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)
Hình 4.7: Năng suất sinh khối (g/1,8 m3) thu được sau 14 ngày nuôi
Kết quả từ Hình 4.7 cho thấy năng suất sinh khối khác biệt không có ý
nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05). Năng suất cao nhất là NT1 (2.226±262
g/1,8 m3), kế đến là NT2 (2.010±149 g/1,8 m3) và thấp nhất là NT3 (1917±145
g/1,8 m3). Năng suất sinh khối từ ngày 9 đến ngày 14 có xu hướng giảm và
không có hiện tượng bổ sung thế hệ mới.
4.3 Thảo Luận
Trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, các yếu môi trường đều nằm trong
khoảng thích hợp nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của Artemia, do
vậy tác nhân thí nghiệm (thức ăn và mật độ) là những nhân tố chính ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống cũng như tăng trưởng của Artemia.
Với 5 loại thức ăn được thử nghiệm để nuôi sinh khối thì cám ủ cho kết
quả tốt nhất về tăng trưởng và cả tỷ lệ sống. Bên cạnh đó, thí nghiệm cũng cho
thấy rằng thức ăn mì tinh cho kết quả tỷ lệ sống cao (>50%). Ở giai đoạn ấu
trùng chúng có thể sử dụng thức ăn có kích cỡ 25-30 µm và 40-50 µm khi
trưởng thành (Dobbeleir et al., 1980). Điều này có thể giải thích ở giai đoạn ấu
trùng, khả năng sử dụng mì tinh hiệu quả hơn các phụ phẩm khác do kích cỡ
thức ăn rất nhỏ và mịn, ít bị kết dính và lắng tụ. Tuy nhiên, hàm lượng dinh
dưỡng có trong mì tinh chỉ có 1,6% protein (Asaduzzaman et al., 2008) thấp
hơn rất nhiều so với cám ủ, vì thế mà mì tinh có tỷ lệ sống cao nhưng về tăng
trưởng thì chậm.
Bột đậu nành không cho kết quả khả quan khi được sử dụng để nuôi
sinh khối, mặc dù hàm lượng protein trong đậu nành rất cao chiếm 42,2%
(Mohanta et al., 2006), kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Trần Hữu
Đức và Lâm Hữu Thương (1988) là bột đậu nành cho kết quả thấp nhất trong
tất cả các loại thức ăn mà tác giả thử nghiệm. Trong thí nghiệm, Artemia chết
hết sau 5 ngày khi cho ăn đậu nành tươi, tuy nhiên ở đậu nành rang thì
Artemia vẫn sống nhưng tỷ lệ sống rất thấp. Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004)
thì hạn chế của bột đậu nành là chứa nhiều loại men ức chế quá trình tiêu hóa
protein và ức chế khả năng vận chuyển oxy. Tuy nhiên, ở đậu nành rang, trong
chế biến đã được xử lý nhiệt, do đó cũng làm phân hủy các chất này. Ngoài ra,
trong đậu nành có chứa hàm lượng protein hòa tan cao mà Artemia không thể
sử dụng được, thức ăn sẽ bị phân hủy và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển làm
môi trường nước bị ô nhiễm (Sorgeloos et al.,1980). Theo quan sát, ở nghiệm
thức đậu nành tươi và đậu nành rang đều có váng trên mặt nước, thức ăn dư
thừa kết dính lại và lắng ở đáy chai, ngoài ra, ở nghiệm thức đậu nành tươi ở
những ngày đầu quan sát thấy chân của Artemia bị dính nhiều hạt thức ăn
(Hình 4.8) làm cản trở hoạt động bơi lội và làm giảm hiệu quả lọc thức ăn, hệ
thống tiêu hóa rất ít thức ăn. Có thể đây là nguyên nhân làm Artemia chết hàng
loạt.
Hình 4.8: Artemia bị dính chân khi cho ăn bột đậu nành
Cũng theo Sorgeloos et al (1980) thì cám gạo là thức ăn rẻ tiền,
Artemia sinh trưởng nhanh và thích hợp cho hệ thống nuôi sinh khối. Theo kết
quả thí nghiệm 1, thức ăn cám ủ khi nuôi cùng độ mặn 50%0 thì Artemia sinh
trưởng tương đương với kết quả của Phan Thị Mỹ Tho (2009) khi cho ăn bằng
tảo tươi. Như vậy, cám ủ được xem là thức ăn tốt cho Artemia bởi vì ngoài khả
năng giúp Artemia phát triển tốt, còn là loại thức ăn rẻ tiền và sẵn có sẽ rất
thích hợp cho việc nuôi đại trà trong các trại giống.
Qua kết quả thí nghiệm 1 cho thấy thức ăn cám ủ là phù hợp để nuôi
sinh khối trên bể. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Vân (2009) về “ảnh hưởng của chất lượng sinh khối Artemia trong nuôi trồng
thủy sản” thì thấy rằng sinh khối Artemia nuôi bằng cám ủ có hàm lượng
HUFA (Highly Unsaturated Fatty Acid) thấp, trong khi đó hàm lượng HUFA
trong sinh khối nuôi bằng tảo tươi khá cao (22,8%). Theo một số tài liệu thì vi
tảo thường cho kết quả nuôi tốt nhất trong các loại thức ăn do nó là nguồn
thức ăn tự nhiên thích hợp cho tất cả các động vật ăn phiêu sinh thực vật. Vì
vậy, ngoài việc sử dụng cám ủ làm thức ăn cho Artemia thí nghiệm còn sử
dụng tảo tươi từ ao bón phân để bổ sung thêm các acid béo vì dinh dưỡng của
Artemia phản ánh loại thức ăn mà nó ăn vào. Tuy nhiên, thành phần tảo trong
ao bón phân có một số tảo không phù hợp với Artemia như tảo lam
(Oscillatoria) và tảo lục (Chlamydomonas). Tảo lam thường là nhóm tảo
không thích hợp trong các thủy vực tự nhiên và ao nuôi tôm cá ngay cả đối với
Artemia (Huỳnh Thanh Tới et al., 2006). Trong quá trình nuôi không có điều
kiện hút cặn, do đó trong bể quan sát thấy còn nhiều hạt thức ăn lớn do thức ăn
thừa kết lại cùng với chất thải của Artemia (xác lột, phân,…) và dính vào chân
của Artemia làm cản trở hoạt động bơi lội và lọc thức ăn cùng với việc cấp tảo
từ ao bón phân với một số tảo không thích hợp, đây có thể nguyên nhân làm
cho tăng trưởng Artemia bị hạn chế và tỷ lệ sống giảm thấp ở các ngày sau.
Ngoài tác nhân thức ăn thì mật độ cũng là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của Artemia. Kết quả thí nghiệm cho thấy
mật độ thấp thì Artemia sinh trưởng nhanh hơn và có tỷ lệ sống cao hơn những
bể có mật độ cao. Nhận định này cũng phù hợp với nhận định của Lê Lệ Hiền
(2000) khi nuôi sinh khối ở ba mật độ khác nhau thì tỷ lệ sống cao nhất vẫn là
bể có mật độ thấp hơn. Theo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Nhật Thu
(1985) khi nuôi sinh khối trên bể tuần hoàn ở hai mật độ 1.000 và 3.000 cá
thể/L thì tỷ lệ sống rất thấp (0-0,25%) ở cả hai mật độ vào ngày thứ 9 mặc dù
các yếu tố môi trường trong phạm vi thích hợp. Kết quả thí nghiệm cũng cho
thấy rằng tốc độ tăng trưởng từ ngày 9 đến ngày 14 rất chậm và có hao hụt
nhiều. Do đó, nếu sử dụng sinh khối trong ương nuôi ấu trùng cua (giai đoạn
Megalope), và ấu trùng tôm Hùm hay các loài cá có kích thước miệng ấu trùng
lớn như cá tầm, cá hồi thì nên thu hoạch sinh khối từ ngày 7 đến ngày 9 vì
kích thước Artemia phù hợp cho chúng trong giai đoạn này.
Ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống thì kết quả thí nghiệm
cho thấy rằng mật độ còn ảnh hưởng đến năng suất sinh khối, ở mật độ cao
khối lượng sinh khối thu được thấp hơn ở mật độ thấp. Kết quả thí nghiệm của
Lê Lệ Hiền (2000) khi nuôi ở ba mật độ 3.000, 5.000, 10.000 cá thể/L cho
rằng nên nuôi ở mật mật độ 3.000 cá thể/L, tuy nhiên khối lượng sinh khối thu
được ở mật này cũng không cao (3,25 kg). Theo kết quả của Nguyễn Văn Hòa
(2007) nuôi sinh khối trên bể tuần hoàn ở mật độ 500 cá thể/L thì khối lượng
sinh khối thu được tương đối cao từ 5-7 kg/2m3/2 tuần. Kết quả thí nghiệm
cũng cho thấy nếu kéo dài thời gian nuôi thì lượng sinh khối không tăng thêm
mà có xu hướng giảm dần và Artemia cũng không sinh sản. Vì thế, không bổ
sung thêm thế hệ mới mà chỉ làm tăng chi phí nuôi.
Từ những kết quả và nhận định trên, khi nuôi sinh khối mật độ cao nên
thu hoạch ở giai đoạn thích hợp với kích cỡ bắt mồi của ấu trùng, nếu kéo dài
thời gian nuôi sẽ không hiệu quả vì Artemia hao hụt nhiều và tốn chi phí nuôi.
4.4 Hoạch toán kinh tế
Chi phí để sản xuất Artemia sinh khối trên bể 1,8 m3, ở mật độ 1.000,
1.500, 2.000 cá thể/L trong thời gian 14 ngày được hoạch toán như sau:
Bảng 4.7: Hoạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 1000 cá thể/L
Vật liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng)
Công trình ( ngày công) 1 50.000 50.000
Trứng giống (gram) 6,7 4.000/g 27.000
Cám (kg) 2,8 3.500 9.800
Bạt (m) 3 38.000 114.000
Điện (máy thổi khí) 37 1.500 55.500
Chi phí khác 20.000
Tổng chi phí 276.300
Sinh khối thu được trong một đợt nuôi: 2,226 kg
Bảng 4.8: Hoạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 1500 cá thể/L
Vật liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng)
Công trình ( ngày công) 1 50.000 50.000
Trứng giống (gram) 10 4.000/g 40.000
Cám (kg) 4,2 3.500 14.700
Bạt (m) 3 38.000 114.000
Điện (máy thổi khí) 37 1.500 55.500
Chi phí khác 20.000
Tổng chi phí 292.200
Sinh khối thu được trong một đợt nuôi: 2,010 kg
Bảng 4.9: Hoạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 2000 cá thể/L
Vật liệu Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng)
Công trình ( ngày công) 1 50.000 50.000
Trứng giống (gram) 13,3 4.000/g 53.200
Cám (kg) 5,6 3.500 19.600
Bạt (m) 3 38.000 114.000
Điện (máy thổi khí) 37 1.500 55.500
Chi phí khác 20.000
Tổng chi phí 312.300
Sinh khối thu được trong một đợt nuôi: 1,917 kg
Theo ước tính chi phí để sản xuất 1 kg sinh khối ở mật độ 1.000 cá
thể/L là 124.124 đồng, mật độ 1.500 cá thể/L là 145.373 đồng, mật độ 2.000
cá thể/L là 162.911 đồng. Nhưng nếu thu ở giai đoạn từ 7 đến 9 ngày tuổi thì
chi phí sẽ giảm thêm.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Qua thời gian thí nghiệm và từ kết quả thu được có thể đưa ra một số
kết luận sau:
Có sự khác biệt về tăng trưởng và tỷ lệ sống khi nuôi Artemia bằng các
loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau.
Cám ủ là loại thức ăn mà Artemia sinh trưởng nhanh và thích hợp để sử
dụng nuôi sinh khối.
Đối với bột mì tinh nếu sử dụng để nuôi sinh khối nên kết hợp với tảo
tươi.
Nuôi ở ba mật độ khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về tăng trưởng
và trọng lượng nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất sinh
khối.
Mật độ 1.000 cá thể/L có tỷ lệ sống và năng suất sinh khối (2.226±262
g/1,8 m3) cao hơn mật độ 1.500 cá thể/L (2.010±149 g/1,8 m3) và 2.000 cá
thể/L (1.917±145 g/1,8 m3).
Nuôi sinh khối với mật độ cao thì nên thu hoạch sau 7 đến 10 ngày
nuôi.
5.2 Đề xuất
Từ những kết quả thu được, có một số đề xuất sau:
Nên xử lý nước trước khi thả giống vào bể.
Điều chỉnh sục khí vừa phải đủ cung cấp oxy trong bể.
Thiết kế hệ thống hút cặn mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của
Artemia.
Thu tỉa sinh khối từ ngày 7 để Artemia bổ sung thế hệ mới, từ đó có thể
kéo dài thời gian nuôi và nâng cao năng suất sinh khối mà không cần thả
giống mới.
Tăng cường cung cấp thông tin tới người nuôi thủy sản và khuyến
khích sử dụng sinh khối Artemia ở nhiều nơi nhằm tạo thị trường tiêu thụ, từ
đó phát triển việc sản xuất sinh khối Artemia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Nho, 1990. Thử nghiệm một số thức ăn đối với đời sống Artemia
trong môi trường nhân tạo. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
2. Hồ Thanh Hồng, 1986. Thực nghiệm nuôi Artemia trên ruộng muối Vĩnh
Châu đầu mùa mưa. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
3. Huỳnh Thanh Tới, 1996. Ảnh hưởng mật độ nuôi khác nhau đến sinh
trưởng và sinh sản của Artemia franciscana. Luận văn tốt nghiệp. Đại học
Cần Thơ.
4. Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận và Nguyễn
Văn Hòa, 2006. Ảnh hưởng tảo Chaetoceros sp lên chất lượng Artemia
sinh khối. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số đặc biệt chuyên đề thủy
sản; quyển 1: 62-73.
5. http: //www.elsevier.com/locate/aqua-online
6. Leger, Ph., Bengtson, D.A., Simpson, K.L and Sorgeloos, P., 1986. The use
and nutritional value of Artemia as a food source Oceanography Marine
Biol. Ann. Rev. 24: 521-623.
7. Lim L.C.,Soh, A., Dehrt, P. and Sorgeloos, P. 2001. Production and
application of ongrown Artemia in freshwater ornamental fish farm,
Aquaculture Economics and Management 5, 211-288.
8. Lê Lệ Hiền, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ muối, thức ăn và mật độ
trong việc sản xuất sinh khối Artemia trên bể. Luận văn tốt nghiệp. Trường
Đại học Cần Thơ.
9. Lê Trung Tâm, 2008. Thử nghiệm sản xuất trứng Artemia có kích thước
nhỏ trên ruộng muối Vĩnh Châu bằng phương pháp chọn giống qua các thế
hệ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
10. K.N. Mohanta, S.N. Mohanty, J.K. Jena & N.P. Sahu, 2006. Apparent
protein, lipid and energy digestibility coefficients of some commonly used
feed ingredients in formulated pelleted diets for silver barb, Puntius
gonionotus.
11. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 1993-1994. Thử nghiệm sản xuất sinh khối
Artemia trong hệ thống nước tĩnh. Báo cáo Khoa học.
12. Nguyễn Thị Nhật Thu, 1985. Thử nghiệm nuôi Artemia trong bể. Luận văn
tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.
13. Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới, Lê Văn Thông và Nguyễn Văn
Hòa, 2008. Sử dụng các nguồn sinh khối Artemia khác nhau trong ương
nuôi tôm sú Penaus monodon. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Quyển
1: 128-133.
14. Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Văn Hòa, Trần Hữu Lễ
và Lê Văn Thông, 2009. Ảnh hưởng của chất lượng sinh khối Artemia
trong nuôi trồng thủy sản. Báo cáo khoa học. Đại học Cần Thơ.
15. Nguyễn Thị Phỉ, Nguyễn Thị Hồng Vân, 1989. Ảnh hưởng của nhiệt độ
lên tuổi thọ và khả năng sinh sản của Artemia franciscana. Luận văn tốt
nghiệp. Đại học Cần Thơ.
16. Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007. Artemia- Nghiên cứu và ứng dụng trong
nuôi trồng thủy sản. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. 134 trang.
17. Nguyễn Văn Hòa, Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Kim Quang, 1994. Kỹ thuật
nuôi Artemia ở ruộng muối Vĩnh Châu. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. 40
trang.
18. Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Hữu
Lễ, 2006. Nuôi tảo Cheatoceros sp làm thức ăn trong hệ thống nuôi
Artemia. Tạp chí khoa học, số đặc biệt chuyên đề thủy sản; quyển 1: 52-61.
19. Nguyễn Thị Thanh Thảo, 1990. Bước đầu tìm hiểu khả năng sản xuất
Artemia thu sinh khối ở ruộng muối Vĩnh Châu. Luận văn Tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ.
20. Trần Thị Thanh Hiền, 2002. Sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn ương
ấu trùng tôm sú và tôm càng xanh. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ:
272-277.
21. Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Văn Hòa và Trần Sương
Ngọc, 2000. Bài giảng môn học: Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên. Khoa
Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
22. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo trình
dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
23. P. Sorgeloos, P. Lavens, Ph. Leger, W. Tackaert, D. Versichele, 1986.
Manual for the culture and use of brine shrimp Artemia in Aquaculture.
319p.
24. Sorgeloos (editor), Dhont, Laven, P. 1996. Tank production and use of
ongrown Artemia . In: Manual on the productionand use of life food for
Aquacuture Lavens, P. and Sorgeloos; P., FAO Fisheries technical, 1996,
Paper No.361, Rome, Italy.
25. Sorgeloos, P., P. Dehrt, P. Candreva, (2001). Use of the brine shirmp,
Artemia sp., in marine fish laviculture, Aquaculture 200, 147-159.
26. Sorgeloos, P., (1980). Life history of the brine shirmp Artemia, Proceeding
of the International Symposium on the brine shirmp Artemia salina.
Corpus Chritis, Texas, USA, August 20-23, 1979. Volume 1: Morphology,
Genetics, Radiobiology, Toxicology, G. Persoone, P. Sorgeloos, O. Roels
and E. Jaspers, (Eds)., Universa Press, Wettern, Belgium, 19-22.
27. Sorgeloos, P., Bengtson, D.A., Decleir, W., Jaspers, E. (Eds)., 1987.
Artemia Reseach and its Applications. Ecology, culturing, Use in
Aquaculture, vol.3. Universa Press, Wetteren, Belgium, pp. 201-213.
28. Olsen Atle Ivar, Yngve Attramadal, Arne Jensen, Yngvar Olsen, (1999).
Influence of the size and nutritional value of Artemia franciscana on
growth and quality of halibut larvae- Hippoglossus hippoglossus/during the
live feed Period, Aquacutlture 179, 475-487.
29. Phan Thị Mỹ Tho, 2009. So sánh ảnh hưởng nồng độ muối lên sinh
trưởng, các chỉ tiêu sinh sản của Artemia SFB và GSL. Luận văn tốt
nghiệp. Đại học Cần Thơ.
30. Võ Thị Thúy Vinh, 1990. Hiệu quả của cám gạo và phân gà lên sản xuất
trứng bào xác Artemia- khả năng sản xuất cyst trong mùa mưa. Luận văn
tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Các yếu môi trường trong ao nuôi Artemia
Phụ lục A. 1 : Thí nghiệm 1
Hàm lượng NO2
-
Ngày Nghiệm
thức 5 8 14
NT1.1 0,014 0,021 0,5
NT1.2 0,016 0,021 0,5
NT1.3 0,018 0,019 0,5
NT2.1 0,062 - -
NT2.2 0,067 - -
NT2.3 0,105 - -
NT3.1 0,011 0,023 0,5
NT3.2 0,011 0,018 0,46
NT3.3 0,009 0,027 0,5
NT4.1 0,016 0,023 0,46
NT4.2 0,027 0,019 0,46
NT4.3 0,023 0,019 0,5
NT5.1 0,018 0,021 0,46
NT5.2 0,018 0,016 0,5
NT5.3 0,016 0,011 0,5
Hàm lượng NH3
Nghiệm thức Ngày 5 Ngày 8 Ngày 14
NT1 0,27 0,11 0,06
NT2 0,27 - -
NT3 0,38 0,026 0,05
NT4 0,38 0 0,02
NT5 0,05 0 0,08
Phụ lục A.2: Thí nghiệm 2
Hàm lượng NO2
-
Hàm lượng NH3
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1.1 0,007 0,007 0,012 0,014
NT1.2 0,021 0,006 0,011 0,014
NT1.3 0,006 0,006 0,009 0,009
NT2.1 0,001 0,009 0,009 0,012
NT2.2 0,003 0,006 0,009 0,009
NT2.3 0 0,009 0,011 0,012
NT3.1 0,011 0,009 0,011 0,011
NT3.2 0,007 0,007 0,009 0,012
NT3.3 0,007 0,007 0,009 0,012
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1.1 0,01 0,014 0,009 0,012
NT1.2 0,02 0,018 0,012 0,017
NT1.3 0,026 0,014 0,009 0,014
NT2.1 0,026 0,026 0,009 0,014
NT2.2 0,02 0,018 0,009 0,007
NT2.3 0,026 0,022 0,009 0,012
NT3.1 0,026 0,026 0,009 0,012
NT3.2 0,026 0,022 0,024 0,007
NT3.3 0,026 0,026 0,009 0,012
Nhiệt độ lúc 7 giờ (0C)
NT1 NT2 NT3
Ngày
1 2 3 1 2 3 1 2 3
1/5/09 28,2 28,2 28,3 28,2 28,2 28,3 28,2 28,2 28,3
2/5/09 28,3 28,1 28,3 28,3 28,3 28,2 28,1 28,3 28,4
3/5/09 28,6 28,5 28,5 28,5 28,5 28,5 28,4 28,5 28,6
4/5/09 28,6 28,5 28,6 28,5 28,7 28,5 28,3 28,6 28,5
5/5/09 29,3 29,1 29,3 29,2 29,3 29,2 29,1 29,3 29,3
6/5/09 28,2 27,9 28,2 28,0 28,4 28 27,9 28,2 28,2
7/5/09 28,2 28,2 28,4 28,2 28,5 28,2 28,1 28,4 28,3
8/5/09 28,6 28,4 28,6 28,5 28,6 28,6 28,3 28,7 28,7
9/5/09 28,9 28,7 28,9 29,0 29,1 28,8 28,7 29 29
10/5/09 28,1 28,1 28,0 28,1 28,2 28,1 27,9 28,1 28,2
11/5/09 28,4 28,4 28,4 28,3 28,6 28,4 28,3 28,6 28,5
12/5/09 29,3 29,1 29,0 29,3 29,5 29,3 29,2 29,2 29,4
13/5/09 28,3 28,4 28,1 28,3 28,4 28,4 28,4 28,2 28,3
14/5/09 28,5 28,3 28,2 28,4 28,6 28,6 28,7 28,4 28,4
Nhiệt độ lúc 14 giờ (0C)
NT1 NT2 NT3
Ngày
1 2 3 1 2 3 1 2 3
1/5/09 31,0 30,5 30,5 31,0 31,0 31,2 31,0 31,2 31,0
2/5/09 31,2 30,9 30,9 31,3 31,2 31,1 31,1 31,4 31,3
3/5/09 31,4 31,4 31,4 31,4 31,3 31,3 31,3 31,6 31,3
4/5/09 32,1 31,8 31,8 32,1 31,8 31,9 32,0 32,1 32
5/5/09 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,3 31,1 31,6 31,3
6/5/09 31,1 31,8 31,8 32,1 32,0 31,8 31,8 32,2 32
7/5/09 30,6 30,6 30,6 30,7 30,5 30,9 30,7 31 30,9
8/5/09 34,0 33,6 33,6 33,8 33,7 33,8 33,8 34,3 34
9/5/09 32,6 32,6 32,6 32,8 32,4 32,4 32,6 32,8 32,6
10/5/09 32,1 32,1 32,1 32,0 32,1 31,9 31,1 31,1 31,2
11/5/09 35,2 35,6 35,6 35,5 35,5 35,1 35,3 35 35
12/5/09 32,0 31,9 31,9 32,0 31,9 31,8 32,1 31,7 31,8
13/5/09 33,9 33,9 33,9 33,7 33,7 33,8 33,9 33,7 33,6
14/5/09 33,9 33,8 33,8 33,7 33,5 34,0 34,2 33,7 33,4
Độ mặn
NT1 NT2 NT3
Ngày NT1.
1
NT1.
2
NT1.
3
NT2.
1
NT2.
2
NT2.
3
NT3.
1
NT3.
2
NT3.
3
1/5/09 56 55 56 55 57 57 57 56 56
2/5/09 56 55 56 55 57 57 57 56 56
3/5/09 55 54 54 54 54 55 56 54 54
4/5/09 55 54 54 54 56 55 56 54 54
5/5/09 52 51 50 50 54 53 54 53 52
6/5/09 51 50 50 50 54 52 52 52 51
7/5/09 42 42 42 40 47 43 44 44 42
8/5/09 40 40 40 40 45 41 43 42 40
9/5/09 40 40 40 40 44 40 42 41 40
10/5/09 43 40 44 42 42 42 42 42 42
11/5/09 42 40 42 41 42 42 41 42 42
12/5/09 40 40 40 40 40 40 40 40 40
13/5/09 40 39 40 40 40 40 40 40 40
14/5/09 40 40 40 40 40 40 39 40 40
Hàm lượng oxy
Ngày NT1 NT2 NT3
1/5/2009 3,2 4,2 4,2 3,2 3,3 3,4 4,3 3,2 3,8
2/5/2009 3,2 4,1 3,1 3,2 3,2 3,3 3 3,9 3,6
3/5/2009 3,6 3,5 3,6 3,5 3,6 3,6 3,5 3,6 3,5
4/5/2009 3,6 3,4 3,8 3,5 3,7 3,9 3,2 3,9 3,5
5/5/2009 3,8 4 3,5 3,5 4,1 3,7 3,4 4 4,4
6/5/2009 2,9 3,6 3,3 3,9 3 3 3,5 3,5 4
7/5/2009 3,8 4 3 3,8 3 3 3,1 3,6 3,4
8/5/2009 4,3 4 4,1 3,8 4,1 3,5 4 3,5 4
9/5/2009 3,5 3,8 3,2 3,7 3,6 3,7 3,9 3,5 3,5
10/5/2009 3,2 3 3 3,1 3,1 3,2 3,3 3 3,2
11/5/2009 4,1 4 4 4,2 4,1 4,1 4,6 4 4,2
12/5/2009 3,2 3,2 3,4 3,3 3,4 3 3,1 3,1 3,3
13/5/2009 4,5 4,6 4,5 4,4 4,6 4,5 4,5 4,7 4,5
14/5/2009 4,2 4,7 4 4,1 4,4 4,3 4,4 4,6 4,1
Độ trong
NT1 NT2 NT3 Ngày
1 2 3 1 2 3 1 2 3
1/5/2009 42 40 40 40 40 39 42 40 40
2/5/2009 41 40 40 40 40 38 40 40 40
3/5/2009 40 40 38 38 38 38 40 41 39
4/5/2009 40 38 39 39 40 38 38 39 39
5/5/2009 38 40 40 40 40 38 36 40 39
6/5/2009 40 38 39 38 39 37 38 40 36
7/5/2009 40 41 40 40 41 40 40 38 38
8/5/2009 40 38 41 40 38 37 38 38 38
9/5/2009 40 40 38 39 40 40 39 40 42
10/5/2009 36 38 30 32 32 36 34 40 39
11/5/2009 35 38 35 34 36 36 38 40 37
12/5/2009 36 36 40 38 38 40 34 34 34
13/5/2009 41 40 40 40 40 41 40 41 41
14/5/2009 38 38 36 38 39 40 36 40 40
pH lúc 7 giờ
NT1 NT2 NT3
Ngày
1 2 3 1 2 3 1 2 3
1/5/09 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,6
2/5/09 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,6
3/5/09 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
4/5/09 7,2 7,3 7,2 7,2 7,2 7,3 7,3 7,2 7,3
5/5/09 7,3 7,3 7,3 7,4 7,4 7,3 7,4 7,3 7,4
6/5/09 7,1 7,2 7,2 7,2 7,2 7,1 7,2 7,2 7,2
7/5/09 7,1 7,1 7 7 7 7,1 7,1 7 7,1
8/5/09 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,3 7,1 7,2
9/5/09 7,1 7,2 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1
10/5/09 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1 7,1
11/5/09 7,3 7,2 7,3 7,4 7,4 7,3 7,3 7,3 7,3
12/5/09 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2
13/5/09 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,4 7,4
14/5/09 7,2 7,4 7,3 7,3 7,3 7,2 7,2 7,3 7,2
pH lúc 14 giờ
Ngày NT1 NT2 NT3
1 2 3 1 2 3 1 2 3
1/5/09 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,6 7,5 7,6
2/5/09 7,5 7,5 7,7 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5 7,5
3/5/09 7,3 7,3 7,4 7,3 7,3 7,3 7,3 7,4 7,3
4/5/09 7,5 7,5 7,5 7,6 7,6 7,5 7,5 7,4 7,5
5/5/09 7,3 7,3 7,3 7,4 7,4 7,3 7,3 7,3 7,3
6/5/09 7,3 7,4 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3 7,3
7/5/09 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,2 7,1 7,2
8/5/09 7,4 7,4 7,5 7,4 7,4 7,4 7,4 7,4 7,5
9/5/09 7,5 7,7 7,8 7,3 7,3 7,5 7,5 7,4 7,6
10/5/09 7,7 7,8 7,9 7,8 7,8 7,9 7,9 7,8 7,8
11/5/09 7,6 7,5 7,8 7,6 7,6 7,6 7,6 7,7 7,6
12/5/09 7,6 7,6 7,8 7,6 7,6 7,5 7,5 7,7 7,5
13/5/09 7,4 7,5 7,5 7,5 7,5 7,3 7,3 7,4 7,3
14/5/09 7,6 7,6 7,7 7,6 7,6 7,6 7,6 7,7 7,7
Phụ lục B: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của Artemia
Phụ lục B,1: Thí nghiệm 1
Chiều dài Artemia ngày thứ 7
NT1 NT3 NT4 NT5
TT
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
1 20 26 45 55 45 60 53 69 30 30 33
2 23 23 40 60 44 50 55 54 32 32 31
3 30 17 55 44 46 50 60 50 31 34 29
4 34 19 55 39 45 60 49 63 40 30 35
5 21 18 42 38 47 49 45 54 45 30 42
6 19 28 49 45 50 47 58 46 44 30 43
7 17 25 42 50 51 61 59 35 31 41 30
8 25 25 48 60 47 70 60 57 34 46 35
9 20 30 46 35 50 65 50 59 35 40 32
10 19 16 50 45 38 35 71 65 39 35 37
=1,2
Chiều dài Artemia ngày thứ 14
NT1 NT3 NT4 NT5
TT
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
1 20 26 80 79 76 92 90 88 70 66 65
2 23 23 84 82 81 74 82 85 81 68 70
3 30 17 79 63 96 97 85 72 70 72 75
4 34 19 70 80 82 85 85 95 82 49 81
5 21 18 60 82 68 98 70 80 71 71 75
6 19 83 71 83 65 91 87 69 44 49
7 17 90 85 67 89 92 82 68 71 60
8 77 80 98 75 76 86 60 60 54
9 90 80 59 90 75 84 80 65 49
10 69 75 70 75 75 75 75 55 61
=1,2
Tỷ lệ sống (%) Artemia
Nghiệm thức Ngày 8 Ngày 11 Ngày 14
NT1.1 7,0 5,5 3,5
NT1.2 3,5 2,5 2,5
NT1.3 0,0 0,0 0,0
NT2.1 0,0 0,0 0,0
NT2.2 0,0 0,0 0,0
NT2.3 0,0 0,0 0,0
NT3.1 38,5 38,0 37,5
NT3.2 55,0 50,1 47,5
NT3.3 44,0 41,0 39,0
NT4.1 65,5 60,5 63,5
NT4.2 43,5 40,0 40,0
NT4.3 48,0 44,0 42,5
NT5.1 49,0 46,5 34,5
NT5.2 50,0 48,5 45,0
NT5.3 73,0 72,0 71,0
Phụ lục B.2: Thí nghiệm 2
Chiều dài Artemia sau 5 ngày nuôi
TT NT I NT II NT III
1 40 40 41 35 37 40 33 30 30
2 44 35 32 40 35 41 32 35 30
3 39 35 45 36 23 43 30 22 35
4 44 33 40 46 31 38 30 39 35
5 35 40 40 40 45 33 34 35 40
6 37 35 35 35 20 40 30 33 29
7 35 35 37 35 36 40 32 35 31
8 42 30 47 32 35 33 40 34 36
9 43 30 45 32 31 35 45 32 35
10 30 45 30 40 31 36 33 37 27
11 45 40 50 45 30 37 33 30 35
12 40 32 48 45 35 31 37 48 30
13 35 35 43 25 45 37 30 32 30
14 30 30 25 35 36 37 26 37 31
15 45 36 42 40 33 45 33 30 32
16 37 38 45 32 41 40 32 33 26
17 37 40 37 46 42 44 35 34 35
18 45 41 45 31 33 45 34 30 30
19 35 45 40 35 31 35 34 35 35
20 40 39 42 45 31 45 34 32 36
21 31 30 43 40 36 30 29 35 31
22 40 35 40 33 35 40 34 31 41
23 40 38 43 47 33 46 34 30 37
24 30 40 32 32 30 33 37 40 27
25 37 42 40 33 38 43 33 35 35
26 47 40 35 35 45 35 35 32 25
27 40 37 40 35 29 30 36 34 37
28 35 30 34 31 30 26 34 39 26
29 40 40 44 37 36 31 37 40 42
30 35 35 35 36 35 30 35 30 35
Chiều dài Artemia sau 9 ngày nuôi
TT NT I NT II NT III
1 75 75 60 71 62 65 61 55 65
2 72 65 70 50 67 50 61 67 56
3 74 79 80 67 69 60 70 55 66
4 79 79 64 73 65 57 49 68 70
5 72 85 91 75 61 67 55 66 65
6 80 84 73 76 75 65 83 70 72
7 62 70 70 71 69 65 79 55 65
8 65 74 70 64 66 66 60 60 65
9 84 73 80 67 65 63 61 65 60
10 73 80 65 81 71 70 62 64 70
11 63 75 55 58 60 60 65 60 55
12 65 77 73 58 70 65 53 65 54
13 84 85 70 76 61 70 58 60 76
14 67 80 56 70 60 62 52 65 58
15 74 65 64 78 70 61 67 72 56
16 70 75 65 65 71 74 61 70 57
17 75 71 75 73 70 60 60 71 65
18 71 65 60 70 70 50 55 75 67
19 60 81 65 54 74 60 78 70 59
20 70 75 74 50 65 50 72 68 73
21 60 80 70 61 67 55 67 45 76
22 67 85 73 67 65 75 52 77 70
23 71 90 55 72 77 60 70 55 65
24 72 71 80 75 80 60 65 55 72
25 81 80 78 75 70 66 65 70 68
26 77 85 75 75 63 70 60 58 58
27 81 61 71 81 69 65 69 70 65
28 64 81 72 71 61 60 57 65 66
29 76 70 72 60 71 65 60 66 74
30 73 70 73 63 70 70 60 64 72
Chiều dài Artemia sau 14 ngày nuôi
TT NT I NT II NT III
1 70 90 80 70 75 61 65 60 58
2 75 85 82 61 65 72 60 73 77
3 82 69 77 70 65 64 55 61 70
4 72 95 75 70 70 55 60 61 82
5 73 70 70 70 73 60 61 65 77
6 78 80 75 75 70 60 57 55 73
7 75 85 71 75 63 56 76 80 65
8 60 75 70 79 65 55 70 60 67
9 63 75 65 78 74 60 75 65 71
10 81 95 56 81 61 70 52 70 66
11 78 75 65 70 61 65 68 73 65
12 71 80 67 65 84 68 67 74 70
13 87 81 65 64 75 75 68 70 70
14 90 75 80 62 62 69 73 68 65
15 81 75 70 73 70 80 74 67 70
16 62 70 80 80 64 61 55 68 52
17 75 80 75 72 67 62 56 67 65
18 65 80 80 60 70 67 55 60 73
19 62 74 75 65 70 68 63 70 73
20 65 80 75 65 70 68 60 79 69
21 57 82 72 70 68 71 75 68 70
22 80 75 73 65 70 70 70 70 53
23 70 85 70 69 67 66 65 70 73
24 72 90 80 79 69 59 65 75 65
25 70 76 65 65 70 60 71 57 64
26 75 85 70 70 70 61 51 60 60
27 71 80 65 71 61 61 57 84 51
28 69 82 66 65 69 62 55 65 67
29 80 90 67 65 69 65 64 70 64
30 75 85 66 75 74 67 73 65 73
Trọng lượng cùa Artemia (mg/cá thể) trong thời gian nuôi
Nghiệm thức Ngày 0 Ngày 5 Ngày 9 Ngày14
NT1.1 0,002 1,1 4,69 5,18
NT1.2 0,002 1,22 5,95 7,75
NT1.3 0,002 1,1 5,38 6,49
NT2.1 0,002 0,84 4,46 4,72
NT2.2 0,002 0,64 4,41 4,9
NT2.3 0,002 1,19 2,7 3,41
NT3.1 0,002 0,73 3,8 4,61
NT3.2 0,002 0,95 2,87 3,22
NT3.3 0,002 0,61 2,93 3,28
Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 5 ngày nuôi
Nghiệm
thức
Mật độ
(con/lít)
Tỷ lệ sống
(%)
Tỷ lệ sống trung
bình (%)
NT1.1 332 33,2
NT1.2 286 28,6
NT1.3 355 35,5
32,4
NT2.1 325 21,7
NT2.2 328 21,9
NT2.3 347 23,1
22,2
NT3.1 414 20,7
NT3.2 382 19,1
NT3.3 401 20,1
20,0
Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 9 ngày nuôi
Nghiệm
thức Mật độ (con/lít) Tỷ lệ sống (%)
Tỷ lệ sống trung
bình (%)
NT1.1 310 31
NT1.2 210 21
NT1.3 226 22,6
24,9
NT2.1 290 19,0
NT2.2 294 19,6
NT2.3 337 21,3
20,0
NT3.1 337 16,85
NT3.2 358 17,9
NT3.3 355 17,8
17,5
Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 14 ngày nuôi
Nghiệm
thức
Mật độ
(con/lít)
Tỷ lệ sống
(%)
Tỷ lệ sống trung
bình (%)
NT1.1 268 26,8
NT1.2 142 14,2
NT1.3 188 18,8
19,9
NT2.1 236 15,8
NT2.2 245 16,3
NT2.3 303 20,2
17,4
NT3.1 250 12,5
NT3.2 327 16,4
NT3.3 302 15,1
14,6
Năng suất sinh khối Artemia
Nghiệm thức Ngày 5 Ngày 9 Ngày 14
NT1.1 645 2620 2502
NT1.2 623 2160 1980
NT1.3 736 2338 2196
NT2.1 487 2364 2007
NT2.2 388 2405 2160
NT2.3 760 1584 1863
NT3.1 529 2306 2070
NT3.2 652 1901 1899
NT3.3 461 2009 1782
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_dk_thanh_0455.pdf