CHƯƠNG I: MỞ ĐẦUI. Đặt vấn đề: Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả . ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
Trong tự nhiên, môi trường đất có vai trò như một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nhưng hiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ và những hoạt động khác của con người.
II.Ý nghĩa của đề tài:Tổng quan về tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long.Nắm vững kiến thức về ô nhiễm đất và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong cả nước.Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
51 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là những vấn đề cấp bách hiện nay, trong đó ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cụ thể. Để có thể giải quyết, xây dựng được những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục đòi hỏi thời gian và nhân lực, công nghệ. Dưới góc độ là sinh viên năm thứ ba ngành quản lý môi trường, nhóm III lớp DH06QM đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu cũng như hiện trạng môi trường đất đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường của vùng đồng bằng. Nhóm chú trọng tới hiện trạng môi trường của vùng và cố gắng phân tích, trình bày, trong quá trình thực hiện có sử dụng giáo trình và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và lĩnh vực khác. Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của giảng viên môn học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/10/2008
Nhóm III –Lớp DH06QM
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
Trong tự nhiên, môi trường đất có vai trò như một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nhưng hiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ và những hoạt động khác của con người.
II.Ý nghĩa của đề tài:
Tổng quan về tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nắm vững kiến thức về ô nhiễm đất và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong cả nước.
Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II.1. Đất:
II.1.1. Khái niệm:
Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của năm yếu tố hình thành đất bao gồm:
Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.
Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn đất…
II.1.2. Thành phần và cấu trúc, tính chất đất:
Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc, các tính chất khác của đất.
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, chất mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho tới côn trùng, giun đất….Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ.
Khoáng vô cơ là các khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã, đang bị phân hủy thành các khoáng vật thứ sinh.
Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân hủy tạo thành.
Chất hữu cơ là xác của động thực vật bị phân hủy do các vi sinh vật có trong đất.
Ngoài ba thành phần chính trên, trong đất còn có nước, không khí, các sinh vật, hạt keo đất tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng như Nitơ, Photpho…
Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hóa học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sau đó, thành phần hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hóa, sinh, lý trong đất và tác động của con người.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí nằm trong các khoảng không gian rỗng giữa các hạt đất, nước nằm trong các khoản rỗng cũng như bề mặt hạt đất đã chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.
II.2. Tài nguyên đất Việt Nam:
II.2.1. Tình hình sử dụng đất:
Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên phần đất liền khoảng 33 triệu ha, trong đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ. Diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng vì dân số đông (85 triệu người, thống kê năm 2007) nên trung bình đất theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới - thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích đất đã sử dụng theo các mục đích khác nhau và chưa sử dụng được trình bày dưới đây.
Nghìn ha
Tổng diện tích
Đất đã giao và cho thuê
Cả nước
33121,2
23763,8
Đất nông nghiệp
24696
21262,7
Đất lâm nghiệp
14514,2
11210
Đất nuôi trồng thuỷ sản
715,1
704,3
Đất làm muối
14,1
13,2
Đất phi nông nghiệp
3309,1
1390,5
Đất ở
611,9
606
Đất chuyên dùng
1433,5
509,4
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
12,9
12,7
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,2
81,8
Đất sông suối và mặt nước
1150,3
177,9
Đất phi nông nghiệp khác
3,4
2,8
Đất chưa sử dụng
5116
1110,5
Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 01/01/2007)
Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú về khả năng sử dụng, bao gồm 31 loại và 13 nhóm. Riêng ở khu vực miền núi với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6 nhóm và 13 loại đất. Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, miền mà đất có tại đó có những đặc điểm riêng biệt.
II.2.2. Phân loại và đặc điểm của từng loại đất:
Tùy vào từng vùng, từng khu vực mà có những loại đất khác nhau.
Nhóm đất mùn thô trên núi cao: Trên đỉnh các dãy núi cao, khí hậu lạnh có tính chất của mùa đông ôn đới, các quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm, chất hữu cơ không phân phủy triệt để nên đã hình thành nhóm đất mùn trên núi cao. Đất này có tầng mỏng lẫn nhiều đá vụn nguyên sinh, trên bề mặt chỉ là một lớp bùn thô thường có màu đen hoặc màu xám. Nhóm đất này cần được sử dụng để phát triển rừng, tạo nguồn sinh thùy tốt cho những vùng đất thấp.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Từ độ cao 2000m trở xuống đến 900m là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Với điều kiện khí hậu lạnh giá, lại ở địa hình cao, dốc, nên nơi nào không còn rừng, đất thường bị xói mòn mạnh. Loại đất này có phản ứng chua vừa đến chua ít, lượng mùn khá nhưng nghèo lân tổng số và dễ tiêu.
Nhóm đất đỏ vàng – feralít: Từ độ cao 900m đến vùng thấp 25m là nhóm đất đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du và miền núi cả nước. Trong nhóm này có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao su và chè.
Nhóm đất phù sa: Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa được hình thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Nước ta có hai đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 4 triệu ha, được hình thành do hoạt động của sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam; các con sông này chuyển tải các sản phẩm rửa trôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần. Về bản chất thổ nhưỡng, đất phù sa mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn và N, P, K thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thích hợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác.
Nhóm đất mặn: Dọc theo bờ biển có các nhóm đất mặn, khoảng 1 triệu ha; nhóm đất cát biển, khoảng 500.000ha và nhóm đất phèn, khoảng 2 triệu ha. Các nhóm đất này thường chứa các yếu tố hạn chế đối với cây trồng như hàm lượng muối cao, nghèo dinh dưỡng và chua, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết sâu về bản chất đất để cải tạo thì mới sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra, còn có nhiều nhóm đất khác với diện tích không lớn và phân bố rải rác khắp mọi vùng của đất nước.
Nhóm đất phèn: Đất phèn là một loại hình đặc biệt tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nơi khác có rất ít nên nhiều người dân ở khu vực phía Bắc hầu như không biết.
Nhóm đất cát biển: Dọc bờ biển miền Trung có một dải đất đặc biệt về mặt thổ nhưỡng: dải đất cát ven biển. Đây là một loại đất nghèo, "cùng họ" với nhóm đất bạc màu. Đất cát biển có diện tích khoảng 538.430ha và được hình thành do quá trình phong hoá tại chỗ của trầm tích biển cũ hoặc trên đá mẹ giàu silíc (cát kết, liparít, granít,...) và bị cuốn trôi từ sản phẩm phong hoá của các vùng núi lân cận, mà ở miền Trung là dãy Trường Sơn.
Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú và đa dạng. Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên đất trồng được nhiều loại cây, một số nơi có thể trồng thêm nhiều vụ. Cũng do khí hậu nhiệt đới ẩm mà đất dễ bị xói mòn, mùn trong đất dễ bị khoáng hóa, các chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan và rửa trôi nhanh nên đất thoái hóa nhanh, khiến cho đất xấu nhiều hơn đất tốt.
Tài nguyên đất Việt Nam (đất rừng và đất nông nghiệp) là rất có hạn, vì vậy những năm gần đây vấn đề khai thác sử dụng cải tạo và bảo vệ đất đã trở thành vấn đề quan tâm lớn, vấn đề chiến lược trong hoàn cảnh thế giới thiếu hụt về lương thực và sự gia tăng dân số nhanh chóng như hiện nay. Do quá trình đô thị hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những vùng đất màu mỡ và tốt nhất trở thành nơi có mật độ dân số cao và tốc độ xây dựng nhà ở lớn, kéo theo đó là những vấn đề nan giải cho bài toán phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường.
II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long:
II.3.1. Lịch sử hình thành đồng bằng:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ít nhất là từ 6000 năm trước đây. Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đời, bắt đầu được biết đến từ thời Phù Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua di chỉ Óc Eo ở Long Xuyên và Kiên Giang. Từ những năm đầu khẩn hoang, khai thác ĐBSCL, lưu dân đã biến đất rừng thiên nhiên giữa các sông rạch thành đất định cư và canh tác. Với vùng đất phì nhiêu, màu mỡ ở đây, đân số lần lần tăng nhanh kéo theo sự nới rộng đất ruộng canh tác. Dân phát triển định cư lấn rừng tràm, vùng nước ngập (wetlands). Trong lịch sử phát triển thì đa số thành phố gần sông và từ đó đến nay phát triển ra các vùng khác còn hoang sơ.
Vào những năm cuối thế kỷ 19, miền Nam còn nhiều rừng rậm, dân cư vẫn còn thưa thớt. Các thú vật như hổ, bò tót, nai... còn nhiều và hiện diện từ Đồng Nai, Gia Định đến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đến nay đã hình thành một vùng đồng bằng rộng lớn và trù phú, tạo nên vựa lúa của cả nước.
II.3.2. Vị trí địa lý:
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta.
II.3.3. Điều kiện tự nhiên:
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích tự nhiên là 4.060.400 ha (khoảng 12 % diện tích Việt Nam), có bờ biển từ Đông sang Tây dài trên 740 km với hải phận trên biển 360.000 km2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm. Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn.
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm.
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm và những loài thực thực vật hoang dại khác . Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ. Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không gian vùng. Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển.
Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng.
Hình 1. Đồng bằng sông Cửu Long
Khí hậu:
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Một năm có hai mùa mưa và mùa nắng phân biệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng với chủ yếu thời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11 hằng năm. Bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô, thời kỳ này gió mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Siberi - Mông Cổ di chuyển xuống.
Lượng mưa trong mùa khô rất ít, chỉ chiếm khoảng 5 - 10% so với tổng lượng mưa trong cả năm.Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm.
Nguồn nước:
Đồng bằng sông Cửu Long nhận nước ngọt từ dòng sông Mekong và nước mưa. Cả hai nguồn nước này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt, dồi dào vào mùa mưa và hạn chế khi khô hạn. Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỉ m3, mang theo hơn 200 triệu tấn phù sa, tạo nên một đồng bằng Sông Cửu Long trù phú và phì nhiêu.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt lớn nhỏ thuận lợi cho giao thông thủy và cung cấp nước ngọt quanh năm cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của vùng. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) sông Mekong là nguồn cung cấp nước mặt duy nhất. Mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2400mm ở phía tây đồng bằng đến 1300mm tại vùng đồng bằng trung tâm và khoảng 1600mm ở vùng phía đông đồng bằng. Cũng vào mùa mưa thường có lũ xảy ra vào tháng 9, còn gọi là mùa nước nổi, một đặc điểm thú vị của đồng bằng.
Thủy triều ven biển ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận cuối cùng ở lưu vực sông Mekong tiếp giáp với biển nên chế độ nước ở đây chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều. Căn cứ vào đặc điểm hình thành và diễn biến của thủy triều, ta có thể chia vùng biển ĐBSCL ra làm 2 đoạn và lấy mũi Cà Mau làm điểm trung gian:
a. Khu vực biển Đông
Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m. Tuy vậy, triều biển Đông cũng chịu một phần ảnh hưởng triều biển Tây từ vịnh Thái Lan (bán nhật triều không đều) nhất là đoàn càng đi về phía Cà Mau. Mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau. Trong mỗi chu kỳ 1/2 tháng, thấy rõ sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường. Nước lớn thường xảy ra vào những ngày mồng 2 đấn mồng 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch. Nước kém xảy ra vào thời gian giữa 2 kỳ nước cường (ngày mồng 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch).
Các đặc trưng này xảy ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêng đoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều. Theo Nguyễn Ngọc Thụy (1979) thì biên độ thủy triều ngoài khơi vùng nam biển Đông gia tăng dân khi tiến sát đến thềm lục địa ĐBSCL và giảm dần khi sóng triều truyền sâu vào sông Cửu Long. Tại vùng biển Tây Nam biển Đông, sóng bán nhật triều được tăng cường về biên độ khi tiến về phía đất liền do cấu trúc địa hình, địa mạo của đáy biển ở đây tương đối phức tạp. Điều này, ở vịnh Thái Lan cũng có ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ thấp hơn.
b. Khu vực phía Tây:
Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông thiên nhiên như sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, ... và một số kênh đào. Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m., trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau về cơ bản ở một số vùng. Ví dụ như khu vực Rạch Giá là dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống là chủ yếu (tức chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều), từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thì triều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế.
Chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật:
Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa mang theo phù sa, các sinh vật phù du, ấu trùng.
Nước mặn xâm nhập vào vùng ven biển ở mùa khô.
Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. Thời kỳ đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, khi phèn từ trong đất xâm nhập vào các kênh, làm hạn chế nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt.
Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn, chỉ chủ yếu phục vụ cho mục đích sinh hoạt người dân.
II.3.3. Hệ sinh thái:
Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
b. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm):
Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa.
Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.
Hình 2. Rừng ngập mặn
Hiện nay, rừng tràm chỉ phân bố ít ỏi ở vùng đất than bùn U Minh, ở vùng đất than bùn Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hà Tiên. Những vùng đất ngập nước dưới rừng tràm có khả năng giữ nước ngọt quanh năm cung cấp cho sinh hoạt cùa người dân và cho khu động vật hoang dã, han chế quá trình phèn hóa và làm giảm tốc độ dòng chảy trong lũ , là nơi cư trú cho rất nhiều loài thủy sàn nước ngọt , cung cấp gỗ, củi, cá, mật ong và bảo tồn đa dạng sinh học. Tầng than bùn ở vùng rừng Tràm U Minh có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái. Trong điều kiện khô như bị thoát nước, than bùn sẽ bị oxi hóa rất nhanh làm cho đất bị phèn hóa và sinh ra các độc tố như sắt và nhôm.
c. Hệ sinh thái cửa sông:
Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.
Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.
Hệ động vật:
Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đối với các loài chim di trú: diệc, cò trắng, vạc, sếu mỏ đỏ phương đông; đặc biệt là tại khu bảo tồn quốc gia Tràm Chim và vùng rừng U Minh. Những vùng ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long còn là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư. Các loài động vật, chim, bò sát, động vật lưỡng cư và cá là nguồn đánh bắt quan trọng của người dân trong vùng.
II.3.4. Tài nguyên đất đồng bằng sông Cửu Long:
Tổng diện tích đồng bằng sông Cửu Long không kể hải đảo là khoảng 3,96 triệu ha. Trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (chiếm 65%); trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất trồng cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng.
Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là:
Đất phù sa:
Diện tích 1.184.857 ha, phân bố ở phần trung tâm của đồng bằng và dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu, là lớp phủ trầm tích nước ngọt trẻ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Loại đất này được sử dụng triệt để cho sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn trái, rau, đậu đỗ,..v..v..).
Đất phèn:
Diện tích 1.600.263 ha, là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phức tạp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Đất phèn phân bố ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hình thành từ trầm tích sét nặng có độ thấm cao, khi bị oxy hóa dễ dàng xuất hiện khoáng Jarosite. ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc hình thành và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực. Đất phèn vùng bán đảo Cà Mau hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mỏng bên trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch.
Nhóm đất mặn : diện tích 744.547 ha, gồm đất mặn do ngập nước thủy triều mặn hoặc đất mặn do nước ngầm mặn gây nên. Đất mặn bị ngập thủy triều thường mặn quanh năm và bão hòa muối. Đất mặn không bị ngập thủy triều thường có độ mặn cao nhất về mùa khô, mùa mưa nước mưa đã hòa tan muối và rửa mặn nên độ mặn giảm nhiều, có thể cấy lúa một vụ mùa mưa.
Bảng 2. Phân loại đất mặn
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2002
Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha, bao gồm diện tích đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển ngập thủy triều dưới 6 mét.
Hình 2. Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long
“Đất ngập nước” (wetlands) Theo nghĩa rộng: “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6 mét”.
Theo đó ĐNN phải có một trong ba thuộc tính sau:
Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
Nền đất hầu như không bị khô
Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước bị ngập nước ở mức cạn ở một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
Trong đó, đất ngập nước mặn ven biển có diện tích 1.636.069 ha, phân bố dọc ven biển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan. Theo đặc trưng về thủy văn có đất ngập nước mặn ven biển-ngập thường xuyên và đất ngập nước mặn ven biển - ngập không thường xuyên.
Đất ngập nước mặn ven biển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644 ha, phân bố ở vùng biển nông có độ ngập thủy triều dưới 6 mét.
Đất ngập nước mặn ven biển - ngập không thường xuyên có diện tích 756.425 ha, phân bố ở dải đất liền ven biển. Các dạng đất ngập nước chính trong vùng này là “dạng đất bị ngập nước mặn thường xuyên, không có thực vật”, “dạng đất bị ngập nước mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp” và “dạng đất bị ngập nước mặn không thường xuyên, nuôi trồng thủy sản”.
Đất ngập nước mặn cửa sông có diện tích 1.052.102 ha, phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Cửu Long thuộc địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các dạng đất ngập nước chủ yếu là đất ngập nước mặn không thường xuyên canh tác nông nghiệp và đất ngập nước mặn không thường xuyên nuôi trồng thủy sản.
Đất ngập nước mặn đầm phá có diện tích 2.521 ha theo kết quả khoanh định trên bản đồ đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1:250.000, phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị Tường (Cà Mau) ở vùng ven biển vịnh Thái Lan.
Đất ngập nước ngọt thuộc sông có diện tích 1.963.240 ha, bao phủ vùng đồng lụt rộng lớn ở trung tâm của đồng bằng. Dạng đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập thường xuyên là các nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu, các sông khác và các dòng kênh, có diện tích 128.139 ha. Dạng đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập không thường xuyên là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườn cây ăn trái và các diện tích canh tác nông nghiệp khác, có diện tích 1.771.381 ha.
Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 56.389 ha, phân bố ở vùng hồ rừng Tràm U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), hồ rừng Tràm U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) và ở Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp).
Đất ngập nước thuộc đầm có diện tích 229.363 ha, dạng đất ngập nước chủ yếu là đất ngập nước thuộc đầm ngập không thường xuyên, sử dụng để canh tác nông nghiệp, phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
( Vai trò của đất ngập nước:
ĐNN là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí và nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, đất ngập nước còn có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hòa vi khí hậu, chống xói lở bờ biển, ổn định mực nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm...
Hình 3. Hiện trạng đất đồng bằng sông Cửu Long
II.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long:
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc trung ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Dân số: đến năm 2004 dân số toàn vùng đạt trên 17,076 triệu người, mật độ dân số: tỷ lệ nữ giới chiếm 51,2%, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 18,17%. Theo thống kê về lao động việc làm, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên năm 2004 trong khu vực I chiếm 60,13%, KV II chiếm 13,11% và KV III chiếm 26,76%.
(Theo Thống kê Lao động Việc làm 2004- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Đơn vị
Diện tích (km2)
Dân số nghìn người
Mật độ dân số (người/km2)
Thủ phủ
Khoảng cách với TP HCM (Km)
ĐBSCL
40,263
17,099
425
TP Cần Thơ
1,389
1,127.1
811
TP Cần Thơ
169
Long An
4,993
1,407.1
282
Thị xã Tân An
47
Đồng Tháp
3,238
1,643.7
508
TX Cao Lãnh
143
An Giang
3,406
2,174.7
638
TP Long Xuyên
189
Tiền Giang
2,367
1,684.3
712
TP Mỹ Tho
70
Vĩnh Long
1,475
1,047.2
710
TX Vĩnh Long
135
Bến Tre
2,322
1,345.6
580
TX Bến Tre
85
Kiên Giang
6,269
1,632.8
260
TX Rạch Giá
248
Hậu Giang
1608
776.3
483
TX Vị Thanh
230
Trà Vinh
2,215
1,015.8
459
TX Trà Vinh
200
Sóc Trăng
3,223
1,259.8
391
TX Sóc Trăng
230
Bạc Liêu
2,547
786.4
309
TX Bạc Liêu
280
Cà Mau
5,211
1,198.1
230
TP Cà Mau
247
Bảng3: Đơn vị hành chính đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Kinh tế Việt Nam đổi mới, Niên giám thống 2001- Tổng cục Thống kê )
Theo số liệu thống kê, đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có 51 khu và cụm CN với tổng diện tích gần 13.000ha. 12/51 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 153 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 400 triệu USD và 1.335 tỷ đồng, trong đó có 44 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 109 đầu tư trong nước. Tuy phần lớn là những tỉnh nông nghiệp, nhưng những năm qua, trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, vai trò của các khu công nghiệp đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày càng rõ nét
Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng khu vực I và tăng ở khu vực II và III). Đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Một số kết quả đạt được trong năm 2004 như sau:
Tổng giá trị GDP toàn vùng 1994 đạt 81,518 ngàn tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 424 USD/năm
Cơ cấu GDP chuyển biến tích cực: khu vực 1 chiếm 48,1%, khu vực II chiếm 21,5% và khu vực III là 30,3%.
Tăng trưởng kinh tế năm 2004 đạt 11,4%, Bình quân giai đoạn 2001-2004 đạt trên 10%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn vùng đạt 75,554 ngàn tỷ đồng
Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 2.479,2 triệu USD
Sản lượng lúa đạt trên 18,5 triệu tấn, sản lượng sây ăn trái đạt gần 3 triệu tấn.
Sản lượng thủy sản đạt 1,6 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi đạt gần 450 ngàn tấn, tôm 230 ngàn tấn.
CHƯƠNG III: Ô NHIỄM ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
III.1. Những khái niệm có liên quan:
III.1.1. Ô nhiễm đất:
Đất bị ô nhiễm là đất bị thay đổi tính chất, chứa những chất độc hại đối với sự sống của con người và sinh vật.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh thì có:
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Nếu theo tác nhân gây ô nhiễm:
Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…
Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ
Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất.
III.1.2. Khả năng tự làm sạch của đất:
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:
Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao.
Đất nhiều mùn, nhiều acid humic
Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn.
Sự thoát nước và giữ ẩm
Cấu trúc đất tốt.
Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng.
Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trường nước và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệ diện tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trường khác không có. Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng. Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khí rất nhanh.
III.1.3. Đất tốt và đất xấu
Cùng điều kiện ngoại cảnh như nhau, có đất cây phát triển tốt và có năng suất cao; có vùng đất cây mọc cằn cỗi, năng suất thấp. Chất lượng đất là một chỉ số môi trường, qua đó chúng ta có thể biết được tình trạng chung về các tính chất cũng như quá trình trong đất. Một số chỉ tiêu về đất:
Tính chất hóa học: độ chua, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hàm lượng muối.
Tính chất vật lý: độ rỗng giữa các hạt đất, hạt kết bền trong đất, khả năng giữ ẩm.
Tính chất sinh học: lượng và loại chất hữu cơ, số lượng và loại hình, chức năng của các vi sinh vật; hoạt tính sinh học trong đất và hoạt động của enzym.
Cây trồng: năng suất, tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của bộ rễ.
Nước: chất lượng nước mặt và nước ngầm.
Bảng 4. Đặc tính một số loại đất xấu
(Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2002)
Khảo sát các hộ nông dân nhiều năm canh tác trên một diện tích đất nhất định, họ đã mô tả về chất lượng đất tốt nếu đất có tầng đất mặt sâu và màu sẫm, đất tơi xốp, dễ làm đất, đất ẩm và phơi nhanh khô, chứa nhiều mùn (chất hữu cơ), ít bị xói mòn và có thể có nhiều động vật như giun. Trong đất, giun chiếm tỉ lệ trọng lượng lớn và số lượng nhiều nhất. Trong quá trình sống giun đào đất và lấy xác bã lá mục, cây mục làm thức ăn để bài tiết ra lượng mùn tới 50-380 tấn/ha/năm. Quá trình này biến các chất hữu cơ phức tạp thành mùn, trong chất thải của giun có chứa N, K, P làm giàu cho đất.
III.2. Ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long:
III.2.1. Hiện trạng môi trường chung:
Hiện nay môi trường đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải những thực trạng đáng lo ngại, đó là:
Chế độ ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Ngập lũ ở ĐBSCL hàng năm đã tác động nhiều mặt đến điều kiện sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Chế độ ngập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều trên biển Đông và chế độ nhật triều biển Tây vịnh Thái Lan, tập trung ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang... với tổng diện tích khoảng 1,4-1,5 triệu ha. Những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu canh tác nông nghiệp lúa nước truyền thống sang nuôi tôm nước mặn đã làm cho diễn biến xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, tạo nên các áp lực mới đối với hệ canh tác nước ngọt ở khu vực ĐBSCL.
Đặc biệt ĐBSCL còn có vùng đất phèn khá lớn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau... với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Tác động của các hoạt động canh tác nông-lâm-ngư đã diễn ra quá trình lan truyền phèn có tác động đến môi trường đất và nước.
Trong cơ cấu kinh tế của ĐBSCL hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư chiếm 48%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22%; khu vực dịch vụ chiếm 30%. Điều đó cho thấy kinh tế ở đây vẫn chủ yếu là nền kinh tế phụ thuộc sinh thái, trong đó trạng thái và chất lượng môi trường nước, môi trường đất và các hệ sinh thái có tính chất quyết định đến các chất lượng và sản lượng các sản phẩm nông- lâm- ngư. Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất toàn quốc, thế nhưng, ĐBSCL lại đang phải đối mặt với một số vấn đề môi trường cần giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững trong khu vực.
Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, đô thị hóa... làm biến đổi đất, suy thoái đất gây ô nhiễm môi trường. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 445.300 ha, đến năm 2006 đã là 699.200 ha, với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.171.001 tấn, chiếm trên 70% sản lượng nuôi trồng và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Diện tích trồng lúa cả năm giảm dần: Năm 2000 là 3.945.800 ha, đến năm 2006 là 3.773.200 ha (trồng lúa mùa, lúa đông xuân và lúa hè thu).
Các hệ sinh thái đất ngập nước bị tác động cả về quy mô và chất lượng các hệ sinh thái trong khu vực. Sự cố cá chết hàng loạt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, tôm chết kéo dài ở Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng... gây thiệt hại kinh tế lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Tổng lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL khoảng 456 triệu m3/năm. Đặc biệt, trong nông nghiệp hàng năm sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản... gây tác động nhiều mặt tới môi trường và sức khỏe con người.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã bị suy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi trồng thủy sản. Đến nay, diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ còn khoảng 356.200 ha - trong đó, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừng trồng tái sinh. Tại vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác... sinh sống. Tuy nhiên hệ sinh thái ở đây đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%). Trong đó, khoảng 886.000 ha đất thuần phèn và 658.000 ha đất phèn mặn. Đất phèn tiềm tàng có diện tích 613.000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi nên thích hợp với lúa nước. Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tích được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang. Đất phèn mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm và phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý đối với nước mặt ĐBSCL.
ĐBSCL có khoảng 790.000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100.000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520.000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170.000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa phát triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh 1,5 triệu ha. Tuy nhiên ranh giới hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế gia tăng.
Vấn đề sử dụng đất ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa).
Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác nhiều. Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặt đồng bằng cao 1 – 2m còn có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi trên sông.
Thực trạng đất trồng lúa:
Năng suất lúa trên đất phèn ở đồng bằng cao, ngang bằng các nước có trình độ thâm canh nông nghiệp cao (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản). Sản lượng thóc trong 12 năm tăng từ 9,5 triệu tấn lên 17,5 triệu tấn. Bên cạnh đó, để phù hợp với điều kiện sinh thái, tăng khả năng thâm canh và cơ cấu cây trồng vật nuôi được đẩy mạnh. Nhiều diện tích trước đây trồng lúa không đạt hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao hơn với mô hình như: lúa và cá, lúa và tôm nước ngọt, cây ăn quả…
Ở vùng ngập sâu, không thích hợp với cây lúa, đã được thế chỗ bằng cây tràm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản tự nhiên và dự trữ điều tiết nước. Ở vùng đất ngập nông thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.
Với diện tích đất trồng lúa mỗi năm bị mất lên đến hơn 50.000 ha, trong khi đó về lâu dài nguy cơ giảm tích đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển rất cao khi phải đối mặt với hiện tượng nước biển dâng do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm diện tích đất trồng lúa bị ngập mặn tới 70-80% nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m. Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị thu hẹp dần, thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư mới. Một ví dụ cụ thể đối với tỉnh Cà Mau, năm 2000 toàn tỉnh có hơn 200.000 ha đất trồng lúa nhưng hiện tại chỉ còn trên 80.000 ha do chuyển đổi sang đất xây dựng và các mục đích khác.
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ đất ngập nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao hơn ở một số quốc gia , trong đó có Việt Nam
III.2.2. Nguyên nhân đất ô nhiễm:
III.2.2.1. Ô nhiễm tự nhiên:
a. Nhiễm phèn và nhiễm mặn:
Nhiễm phèn:
Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành acid H2SO4, chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO4-2; hay cũng có thề do nước phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho MTST đất. Quá trình thứ nhất gọi là quá trình phèn hóa (sulphate acidification) và quá trình thứ hai là quá trình nhễm phèn (contamination of acid sulphate). Dù nguyên nhân nào thì trong dung dịch đất, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO4-2 rất cao và pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi và điệm của môi trường đất bị phá vỡ, không thể tự làm sạch được nửa, nên cả môi trường bị ô nhiễm nặng.
Môi trường đất chỉ được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi trường pH130 ppm, Fe2+ >300 ppm và SO4-2 >0.1%. Cây trồng và vật nuôi cũng như con người bị ảnh hưởng trầm trọng.
Đất Mặn:
Ô nhiễm mặn chỉ có thể do mặn muối hoặc mặn kiềm. mặn do kiềm ít xảy ra mà chủ yếu do mặn muối từ nước biển. trong nước biển nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4,MgCl2, NaHCO3; vùng trũng nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là NaCl.
Môi trường đất được xem là ô nhiểm mặn khi nồng độ tổng số muối tan >0,3%, trong đó muối Cl- >0,15% và Na+ có hàm lượng trên 10 mEq/100gr, sau 24 giờ bị ngập nước mặn và bị bốc mặn lên mặt.
Các yếu tố tự nhiên gây nhiễm phèn và nhiễm mặn ở ĐBSCL:
Lịch sử hình thành đất ở ĐBSCL (tiềm năng sẵn có)
Khí hậu:
Sự phân bố mưa ở ĐBSCL không đều, mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng với mùa kiệt của sông Cửu Long.
Điều đáng chú ý là ở ĐBSCL có 2 đỉnh mưa: đỉnh thứ nhất, vào các tháng 6 - 7 và đỉnh thứ hai vào các tháng 9 - 10. Những trận mưa đầu mùa thường thường sự chảy tràn lớn xuống các dòng sông rạch và kênh mương cuốn theo rác rến, các độc chất trong đất gây ô nhiễm. Ở các vùng đất có sự hiện diện của phèn tiềm tàng (lớp pyrite), do mùa khô kéo dài, đất nứt nẻ, mực nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động (dạng jarosite). Nước mưa đầu mưa hòa tan phèn làm độ pH của nước kinh rạch hạ thấp. Giữa hai đỉnh mưa, có một thời kỳ khô hạn ngắn, trong dân gian gọi là Hạn Bà Chằn, kéo dài khoảng 10 ngày từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, nguyên nhân là do ảnh hưởng các luồng gió xoáy nghịch trên cao. Vào cuối mùa mưa là thời kỳ lũ lụt tràn về hằng năm, mưa lớn vào tháng 9, tháng 10.
Gió:
Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng Sibêri - Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 - 3,3 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 - 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, gió thổi ngược chiều dòng chảy sông Cửu long (hướng Tây Bắc - Đông Nam) đẩy nước mặn theo triều vào sâu trong nội địa (mùa gió chướng) gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Chế độ thủy văn:
Vì tất cả dòng chảy trên sông Cửu Long đều có cửa ra là biển nên tính chất thủy văn vùng ĐBSCL mang tính chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các yếu tố khí tượng khu vực Đông Nam Á chi phối.
Nguồn nước cung cấp cho dòng chảy trong sông chủ yếu là mưa. Thủy triều ở biển Đông truyền rất sâu vào đất liền và chi phối đáng kể chế độ thủy văn đồng bằng. Về mùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khá lớn, về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệ thống sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển
Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sông Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km. Nguyên nhân chính do sự tiết giảm biên độ truyền triều là do ảnh hưởng của lực ma sát dòng chảy với địa hình tự nhiên của dòng sông, các chướng ngại vật trên đường đi và cả ảnh hưởng của áp lực gió trên bề mặt dòng sông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long.doc