Hiện nay việc quản lí nguồn nước ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung còn khá lỏng lẻo và hờ hợt. Vậy vấn đề đặt ra các cơ quan quản lí đã làm đúng chức năng của mình chưa. Dưới đây là một số đề xuất trong việc quản lí môi trường nước.
Thứ nhất: Cơ quan từng địa phương tích cực trong vấn đề giám sát mức thải của các nhà máy, xí nghiệp Thường xuyên kiểm tra công khai mức phát thải của các nhà máy Nhằm kịp thời khắc phục những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Thứ hai:Đánh thuế vào mức phát thải mà các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường. Và đánh thuế tùy theo vùng, tùy theo mức độ nặng nhẹ và khả năng nhẹ mà chi phí cơ hội mang lại.
Thứ ba : Đối với các biện pháp như tiêu chuẩn, giấy phép có thể chuyển nhượng, trợ cấp thì trong mức cho phép doanh nghiệp xã thải vẫn không phải trả tiền, như vậy là không thỏa mãn nguyên tắc 3P.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường nước tại đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long , với diện tích khoảng gần 40000 km2 và là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đã được nhiều người, không chỉ là người dân Việt Nam mà còn cả bạn bè thế giới biết đến. Nhưng điểm nổi bật của nơi được mệnh danh là “Vòi rồng, chín nhánh – Cửu Long” không phải chỉ có thế! Đó là nơi của những cù lao xanh rì nằm gọn trong vòng tay của những dòng sông mẹ hiền hòa, quanh năm bồi đắp phù sa màu mỡ và tắm mát cho ruộng đồng. Đó còn là nơi của biết bao nhiêu loại cây, đặc biệt là cây ăn trái miệt vườn trĩu quả quanh năm. Đó còn là nơi của những người dân thật thà chất phác, và phóng khoáng nữa.
Miền Tây Nam Bộ trù phú này được nhiều người trong nước và trên thế giới biết đến một phần là nhờ vào tiềm năng du lịch. Du lịch ở đây đang dần khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn, hay trên biển đảo. Đó cũng nhờ vào một phần ở điều kiện tự nhiên.
ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Và như đã nói, khi xưa những dòng sông ấy ôm lấy đồng bằng, bồi đắp tình thương cho đồng bằng nhờ những hạt phù sa ngát hương. Thế nhưng giờ đây, liệu các bạn có thể hình dung ra được những dòng sông ấy đã từng xinh đẹp như thế nào khi chứng kiến cảnh chúng bị ô nhiễm bởi không biết bao nhiêu là rác thải và nước thải. Còn đâu những đám lục bình bồng bềnh ngao du trên mặt nước,……..? Vì nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nên chúng không thể nào sinh trưởng và phát triển. Thay vào đó là từng mảng rác rến lừ đừ trôi theo dòng nước bị chất thải từ các nhà máy làm cho đen hẳn đi. Như vậy thì cá tôm không thể nào mà sống cho được, và liệu những dòng sông ấy có bị biến thành “môi trường chết” hay không, khi chính chúng cũng đang là nơi “chôn thây” của bao nhiêu xác động vật ?
Môi trường nước của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng nề và tác hại của nó mang lại cũng không ít. Ở ĐBSCL ta, có hơn 90% dân số sống dọc theo kênh rạch đã làm nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Họ cứ sử dụng nước sông không qua xử lý để tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn…để rồi vẫn vứt rác xuống đó với lời tự bào chữa là “Không vứt xuống sông thì vứt đi đâu bây giờ”. Và những việc làm như vậy là thời cơ tốt để các bệnh về đường ruột, bệnh giun đũa, giun tóc, tả, lỵ, thương hàn…phát triển. Ô nhiễm nước đã làm hư hại nhiều công trình vận tải biển, nguồn lợi từ thủy sản cạn kiệt dần. Những hóa chất trong nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư. Và đã có hàng ngàn cái chết mỗi ngày cũng vì ô nhiễm nước…
Nhằm tìm hiểu về môi trường nước bị ô nhiễm ra sao trong giai đoạn hiện nay, bài tiểu luận nghiên cứu tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long-vùng cung cấp lương thực thực phẩm quan trọng của cả nước. Từ đó, đề xuất những hướng cải thiện vấn đề ô nhiễm nước đến môi trường hiện nay. Mặt dù đã cố gắn tìm tòi và nghiên cứu nhưng chắc rằng bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của thầy và các bạn.
Xin chân thành cám ơn
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niện ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. 1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm :
1.2.1. Các hợp chất hữu cơ :
- Các hợp chất hữu cơ không bền : các cacbonhydrat, các loại protein, các chất béo,……
- Các hợp chất hữu cơ bền vững thường là các hợp chất có độc tính sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân vi sinh vật : các hợp chất phenol, các loại chất bảo vệ thực vật hữu cơ, tanin và lignin, các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ,…….
1.2.2. Các loại kim loại nặng :
- Chì (Pb) : có độc tính đối với não, có thể gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng…..
- Thủy ngân (Hg) : rất độc với người và thủy sinh
- Asen (As) : rất độc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống, hô hấp, qua da. Gây ung thư da, phổi,………
- Các nguyên tố khác có độc tính rất cao như : Niken, Crom,….. là tác nhân gây hại cho người và thủy sinh ngay khi ở nồng độ thấp.
1.2.3. Các chất rắn :Có trong tự nhiên là do quá trình xói mòn, do nước chảy từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Có thể gây trở ngại cho nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt……..
1.2.4. Các chất dinh dưỡng : việc sử dụng dư thừa các chất dinh dưỡng vô cơ (photphat, muối amon, ure,...) trong quá trình sử dụng phân bón cho cây trồng sẽ gây lên hiện tượng phì dưỡng trong nước bề mặt,
1.3. Các chỉ số chỉ tiêu đo lường:
Các chất gây ô nhiễm trong môi trường thường được cho phép trong khoảng nồng độ nhất định và có những quy định riêng. Một số chỉ tiêu đo lường đánh giá sự ô nhiễm là: DO, BOD, COD..
DO: Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
BOD(Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 ố CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
COD(Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
Các nguyên tắc đạt được hiểu quả trên góc nhìn kinh tế.
Khi nói đến ô nhiễm môi trường dưới con mắt kinh tế thì hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều có hiệu quả đối với một người trong quan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại không hiểu quả của người khác. Khi một nhà máy xả rác thải làm ô nhiễm nước của nguồn sông đó thì đồi hỏi công ty đó phải chịu một chi phí giảm ô nhiễm. Và quan trọng hơn dưới góc nhìn kinh tế mức gây ô nhiễm bằng 0 không phải là mức gây ô nhiễm mang lại hiều quả xã hội.
Xác định mức ô nhiễm hiệu quả xã hội dựa vào nguyên tắc cân bằng biên tức là chi phí giảm ô nhiễm biên bằng với lợi ích kiểm soát ô nhiễm biên .
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
2.1.Tổng quan về đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm phần đất thuộc 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Là vùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt nam (đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng thủy sản cả nước). Vùng châu thổ phì nhiêu với sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt này là một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Diện tích vùng ĐBSCL khoảng 3,9 triệu ha, với gần 17 triệu dân. Tuy nhiên, hàng năm một diện tích rộng hơn 2 triệu ha ở phía bắc ĐBSCL bị ngập do lũ sông Mê Kông, gần 2 triệu ha ven biển bị xâm nhập mặn, gần 1,9 triệu ha bị nhiễm phèn, vùng sâu vùng xa thiếu nước ngọt, cơ sở hạ tầng của vùng còn yếu kém. Đây là vùng bồi tích có địa hình bằng phẳng, ngoại trừ một số đồi núi cao ở vùng Bảy Núi (An Giang) có độ cao trên 100 m, đại bộ phận diện tích có cao độ trung bình từ 0,7 - 1,2 m (theo hệ cao độ Hà Tiên). Nơi cao nhất nằm dọc theo biên giới Campuchia có cao độ 2,0 - 4,0 m, thấp dần xuống hạ lưu (cao độ 1,0 - 1,5 m) và chỉ còn 0,5 - 0,8 m ở khu vực giáp triều và ven biển. Ven hai bờ sông Tiền, sông Hậu là các gò đất cao (cao trình 1,5 - 2,0 m có nơi trên 2,5 m) tạo thành các bờ đê thiên nhiên ngăn các dòng lũ nhỏ và trung bình trên sông chính với nội đồng. Ven bờ biển do hoạt động của hải lưu, dòng ven bờ, gió và phù sa sông, thường tạo thành các giồng cát cao có hình cung lồi ra phía biển nằm xen kẽ các vùng trũng thấp ngập triều, ngoài các giồng cát chạy song song với biển 3,0 m, đại¸như ở Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có cao độ 1,0 1,0 m. Dọc theo bờ biển có nhiều bãi bồi, đa số¸bộ phận có cao độ 0,5 bị ngập nước không thường xuyên- ngập nước vào lúc triều cao (đỉnh triều) và lộ đất vào lúc triều thấp (chân triều), một phần là rừng ngập mặn, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái ven biển. Hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, vùng trũng lưu vực sông Cái Lớn - Cái Bé và Nam Mũi Cà Mau là những vùng đất thấp hơn cả, với cao độ từ 0,3 - 0,7 m, luôn ngập do triều cao, nước mưa nội đồng và nước lũ thượng nguồn. ĐBSCL có nguồn nước mặt khá phong phú. Dòng chảy trên lưu vực sông chia thành hai mùa rõ rệt, mùa lũ từ tháng VI - XI, chiếm hơn 90% tổng lượng, và mùa khô từ tháng XII - V chiếm gần 10%. Lưu lượng trung bình năm tại Kratie là 13.000 m3/s, tổng lượng 410 tỷ m3, với lũ lớn xảy ra vào tháng VIII - IX, trung bình 34.000 - 35.000 m3/s. Kiệt nhất xảy ra trong 2 tháng III - IV chỉ còn 2.300 - 2.400 m3/s. Nước sông Tiền và sông Hậu có chất lượng thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa khô hàm lượng các chất hòa tan cao, mùa lũ hàm lượng này thấp hơn, nhưng bù lại nước có chứa nhiều phù sa. Tại Tân Châu, hàm lượng phù sa bình quân mùa lũ khoảng 800 g/m3, tháng cao nhất (VIII) trên 1.000 g/m3, nhưng vào mùa kiệt chỉ còn khoảng 200 g/m3. Diễn biến chất lượng nước trong vùng ĐBSCL khá phức tạp, chịu sự chi phối từ điều kiện tự nhiên, chế độ khí hậu, thủy văn và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người.
2.2.Tình hình ô nhiễm nước ở ĐBSCL ĐBSCL có 3 nhóm đất chính là (1) nhóm đất phèn (41%); (2) nhóm đất mặn (20%); (3) nhóm đất phù sa ngọt (39%). Môi trường nước chia làm 3 vùng: nước ngọt, nước lợ và nước mặn với các hệ sinh thái khác nhau, nhìn chung đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt…nên chất lượng nước ở ĐBSCL thay đổi khá mạnh theo cả không gian và thời gian. Trong thời gian gần đây vấn đề nổi lên rất đáng được quan tâm là sự ô nhiễm nguồn nước. Xét về nguồn gây ô nhiễm cho nước trong vùng có thể chia thành: - Nguồn ô nhiễm tự nhiên: + Do nước chua có nguồn gốc từ đất phèn trong vùng, hoặc do nước chua đầu mùa lũ tràn sang từ đồng bằng Campuchia. + Do đất nhiễm mặn, hoặc do nguồn nước mặn theo triều truyền sâu vào các nhánh sông, rạch của hệ thống sông Cửu long. - Nguồn ô nhiễm do hoạt động kinh tế, xã hội + Chất thải từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ + Chất thải sinh hoạt, chăn nuôi (gia súc, gia cầm và thủy sản) + Chất thải từ sản xuất nông nghiệp. 2.2.1 Chua phèn Nước chua là vấn đề rất đáng quan tâm ở ĐBSCL, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và kéo theo các tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Nước chua xảy ra chủ yếu ở các vùng đất phèn hoặc lan truyền từ nơi khác đến. Thời gian bị chua 3-6 tháng: đầu mùa mưa (V-VII) và giai đoạn XII-I. Hiện nay, đất chua chủ yếu chỉ còn tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX), Đồng Tháp Mười và U Minh. Theo tính toán ở vùng phèn trung bình, hàng năm trên 1 ha, lũ và mưa có thể rửa trôi 2,3 kg Fe3+, 11,9 kg Al3+, 227 kg SO42-. Với mức đó để giải hóa hoàn toàn tầng đất phèn dày 1m cần 1000-2000 năm. Người ta cũng ước tính vùng ngập lũ ĐBSCL vào những năm nước lớn có thể rửa trôi 200 000 tấn sản phẩm phèn. Việc cải tạo đất phèn ở ĐTM và TGLX chỉ ra rằng đất chua phèn có thể trở thành đất nông nghiệp ổn định nếu được cấp nước ngọt đầy đủ để thau chua và tưới. Ví dụ rõ nhất là sự thay đổi chất lượng đất và nước vùng Tứ giác Hà Tiên (thuộc TGLX), sau khi nhà nước thực hiện dự án thoát lũ ra Biển Tây theo quyết đinh 99/TTg. Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%). Trong đó, khoảng 886 000 ha đất thuần phèn và 658 000 ha đất phèn mặn. Đất phèn tiềm tàng có diện tích 613 000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi nên thích hợp với lúa nước. Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tích được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang. Đất phèn mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm và phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý đối với nước mặt ĐBSCL. 2.2.2 Mặn Ngoài sự nhiễm phèn, xâm nhập mặn cũng là một vấn đề cần được lưu ý ở ĐBSCL. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng Mê kông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp, mỗi vùng có đặc điểm riêng: - Trên dòng chính Mêkông phụ thuộc vào lưu lượng thượng lưu chảy về. - Trên hệ thống sông Vàm cỏ phụ thuộc sự bổ sung lưu lượng từ các nguồn khác (vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông) và việc lấy nước của các khu vực ven sông. - Vùng Tứ giác Long xuyên (TGLX) chịu ảnh hưởng lớn vào khả năng vận chuyển nước ngọt của hệ thống kênh nối từ sông Hậu sang biển Tây, -Ở vùng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa nội vùng và sự tiếp ngọt từ kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp. ĐBSCL có khoảng 790 000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100 000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520 000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170 000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa phát triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn 1,5 triệu ha. Tuy nhiên ranh giới mặn trên sông chính, sông¸khoảng 1,3 Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế gia tăng. Trong những năm khô kiệt, mặn xâm nhập lên cao, gây tác hại lớn. ĐBSCL đã từng xảy ra những năm khô hạn, mặn gây hại nặng nề cho kinh tế - xã hội như năm 1977, 1993 và đặc biệt là năm 1998. Năm 2005 cũng là năm hạn hán nên xâm nhập mặn xẩy ra khá nghiêm trọng. Diễn biến mặn ĐBSCL phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là (a) lưu lượng thượng lưu, (b) lượng nước tích từ mùa lũ năm trước và lượng mưa tại đồng bằng, (c) sử dụng nước, đặc biệt là nước cho sản xuất nông nghiệp. Yếu tố (c) tuy quan trọng nhưng diễn biến từ từ, khó có đột biến hàng năm, nên thực ra 2 yếu tố (a) và (b) mới là 2 yếu tố quyết định đến độ dao động lệch trung bình của xâm nhập mặn hàng năm. Những năm qua, được sự đầu tư của nhà nước việc xây dựng các dự án thủy lợi đưa nước ngọt ra các vùng đất ven biển để cải tạo đất mặn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống cho nhân dân đã chứng tỏ là một trong những giải pháp quan trọng ở ĐBSCL, tạo ra những chuyển biến đáng kể về chất lượng nước. Nổi bật về hiệu quả như các dự án tiếp nước Quản Lộ-Phụng Hiệp, dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Ba Lai... Tuy vậy, trong thực tế sự xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp và là một trong những nguồn ô nhiễm khó khống chế, mà hậu quả gây ra về kinh tế xã hội khó đánh giá hết, nhất là ảnh hưởng tới chất lượng đất và qua đó tới chất lượng nước. 2.2.3 Chất thải Như một ảnh hưởng tất yếu của sự phát triển, những năm gần đây hiện tượng ô nhiễm môi trường nước đang gia tăng một cách đáng báo động. Sở dĩ có điều đó là do sự đa dạng về dân cư mà tính chất nguồn thải, tập quán sinh hoạt cũng như thói quen hoạt động sản xuất và cả tình hình phát triển kinh tế rất phức tạp. Phần khác, nhiều khu công nghiệp đã được hình thành, đưa vào sản xuất, nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động làm cho chất lượng môi trường nước trong vùng ngày càng trở nên đáng quan ngại. Theo thống kê thì tổng số chất thải rắn hàng năm của khu vực khoảng 3,7 triệu tấn, với 90% số đó chưa được thu gom và xử lý, mà trực tiếp hoặc gián tiếp đổ xuống sông rạch. Trong đó: - Rác thải sinh hoạt chiếm chừng 2,3 triệu tấn (kể cả phân súc vật và gia cầm) - Rác công nghiệp và dịch vụ khoảng 1,4 triệu tấn (kể cả chế biến, giết mổ..., đáng ngại nhất là khoảng 40.000 tấn rác thải bệnh viện). Một điều đáng lưu ý là chăn nuôi ở vùng ĐBSCL phát triển rất mạnh, theo thống kê trong vùng có khoảng 2,6 triệu đầu lợn, 260 000 trâu bò (cả bò sữa), gần 40 triệu con gia cầm, đặc biệt là vịt (thủy cầm- là tác nhân lây truyền H5N1 trong giai đoạn vừa qua). Số chất thải rắn do chăn nuôi đưa thẳng vào sông rạch khoảng 22 500 tấn/ngày đêm, chất thải lỏng (kể cả nước rửa chuồng trại) chừng 40 000 m3/ngày đêm. Ước tính tải lượng chất thải gây ra do súc vật và gia cầm cho toàn vùng ĐBSCL: BOD5 432,9 T/ngàyđêm tương ứng 158.000 T/năm. COD 1.643,8 T/ngàyđêm tương ứng 600.000 T/năm. Tổng số N 86,8 T/ngàyđêm tương ứng 31.700 T/năm. Tổng số P 40,5 T/ngàyđêm tương ứng 14.800 T/năm. Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, đáng kể là các bè cá nuôi trên sông. Theo thống kê chưa đầy đủ thì lượng thải do các bè cá gây ra khoảng trên 3 triệu tấn/năm. Tập quán sinh hoạt nhất là việc thải trực tiếp các chất thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân trong vùng làm cho nước mặt ở ĐBSCL có độ nhiễm vi sinh cao, nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1.500.000 con/100ml.
Mặt khác khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng.Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến đổi.
Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch. Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch khu vực ĐBSCL cũng đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sông rạch ở vùng ĐBSCL là rất lớn. Số liệu quan trắc môi trường nước ở tỉnh An Giang trên sông Tiền có: BOD là 5mg/l, SS là 400mg/l, Coliforms là 143.103 MNP/100ml. Ở Vĩnh Long Sông Tiền BOD là
6,5 mg/l, SS là 54,17mg/l, amoniac là 0,46mg/l và coliforms là 8.167 MNP/100ml, Sông Hậu có BOD là 5,5mg/l, SS là 91,5mg/l, amoniac0,21mg/l, coliforms là 55.483MNP/100ml. Ở Long An sông Vàm Cỏ Đông có BOD là 10mg/l, amoniac là 0,364mg/l, SS là 16mg/l, sắt là 0,461mg/l, ở sông Vàm Cỏ Tây có BOD là 6mg/l, amoniac là 0,096mg/l, SS là 18mg/l, sắt là 0,447mg/l. ở Hậu Giang trên kinh xáng chợ Phụng Hiệp có BOD là 13mg/l, N-NH3 là 0,322mg/l, SS là 120mg/l, Sắt 0,930mg/l và coliforms là 2,4.105MNP/100ml. Ở Cà Mau nước trên các cửa sông thông ra biển cũng có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ và phèn lan truyền, trên Cửa Gành Hào có BOD là 7mg/l, N-NH3 là 6,2mg/l, SS là 683mg/l, Sắt 3,25mg/l và coliforms là 930MNP/100ml., trên Cửa Ông Trang có BOD là 9mg/l, N-NH3 là 5,8mg/l, SS là 323mg/l, Sắt 0,5mg/l và coliforms là 210MNP/100ml, trên Cửa Sông Đốc có BOD là 12mg/l, N-NH3 là 1,4mg/l, SS là 46mg/l, Sắt 1,13mg/l và coliforms là 4.300MNP/100mlMôi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước... ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước. Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường.Thêm vào đó thói quen lạm dụng phân bón, nhất là phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, đã gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước mặt. Theo kết quả của một số nghiên cứu, thì ô nhiễm thuốc trừ sâu ở ĐBSCL hiện chưa đáng lo ngại, song cục bộ cũng đã có những nơi ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, để giải quyết vấn đề nhằm cải thiện, tiến tới đảm bảo chất lượng nước trong vùng cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau. 2.2.4 Nguồn chất thải:
Nhìn chung môi trường nước tại ĐBSCL ngày càng bị ô nhiễm nặng là do các chất thải bị thải ra trực tiếp xuống sông ao hồ. Những chất thải đó có nguồn gốc từ các KCN, KCX…. Từ khi các KCN, KCX phát triển càng mạnh thì môi trường nước tại đây ô nhiễm càng nặng.
Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Quí (TP Long Xuyên) có 10 nhà máy chế biến thủy sản đang ngày đêm thải nước xuống sông Hậu.
-Trên sông Hậu (bờ Long Xuyên) còn một nhà máy chế biến thủy sản có công suất thuộc loại nhất khu vực ĐBSCL (và cũng gây ô nhiễm nguồn nước sông Hậu nhiều nhất khu vực) là Công ty Nam Việt.Hàng trăm hộ dân sống dọc sông Hậu gần công ty này đang khiếu nại đòi bồi thường khắc phục hậu quả. Sông Hậu đang là nơi chứa chất hôi thối, dơ bẩn của Công ty Nam Việt từ năm năm qua mà không ai xử lý.
Còn tại các KCN ở Cần Thơ nhiều nhà máy lởm chởm cũng đang xả nước thải đen ngòm thẳng ra sông. Ở khu vực quận Bình Thủy, hệ thống cống xả nước thải của các nhà máy “chỉa” ra sông dày đặc.Ông Lê Hùng Dũng, cán bộ Phòng quản lý môi trường (Sở Tài nguyên & môi trường), chỉ vào một miệng cống và cho biết đó là của Xí nghiệp thức ăn gia súc Meko. Xí nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng thực tế không đảm bảo được vệ sinh môi trường. Gần đó một đoạn không xa là những “miệng thần chết” của Công ty hải sản 404 (QK9) đang ào ạt tuôn nước thải. Theo tài liệu của Phòng quản lý môi trường thống kê, Công ty 404 không làm hệ thống xử lý nước thải trong khi mặt hàng chế biến là thủy hải sản. Ở đoạn sông gần KCN Trà Nóc, nhà máy xí nghiệp càng dày và tình trạng ô nhiễm môi trường nước cũng càng nặng nề hơn. Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Meko thải nước đen ra cả một khu vực ven sông Hậu. Còn tại những miệng cống tập trung của KCN, nước đen đặc quánh cứ ào ạt tuôn ra rạch Sang Trắng và đổ ra sông Hậu. Nhiều nhà máy trong KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhưng công suất lại nhỏ trong khi lượng nước thải thực tế cao gấp nhiều lần. Thậm chí một số nhà máy, xí nghiệp còn chẳng thèm lắp đặt hệ thống xử lý.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Việc tìm cách hạn chế ô nhiễm nguồn nước cho ĐBSCL là rất cấp thiết và đòi hỏi phải triển khai càng sớm càng tốt. Ngoài tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, hướng dẫn và trợ cấp cho nhân dân thực hiện bảo vệ chất lượng môi trường, còn phải đưa ra các quy định chế tài để xử lý những đối tượng cố tình gây ô nhiễm, nhất là các cơ sở sản xuất cố tình không chịu xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, rạch. Mặt khác, phải có quy hoạch một cách đồng bộ, hoàn chỉnh trong khâu bố trí, xây dựng các khu công nghiệp, sao cho đảm bảo không gây ra những hậu quả với môi trường. Muốn thế phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác Đánh giá tác động môi trường các dự án, tuân thủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ tài nguyên nước. Hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, trong đó đặc biệt lưu ý đến tài nguyên nước. Ngoài các giải pháp đó trong thực tế cho thấy vai trò của công tác thủy lợi có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng nước của vùng. Vì thế cần phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, thực hiện các dự án trong tương lai. Muốn thế cần phải hết sức chú trọng chất lượng của công tác quy hoạch thủy lợi cho toàn vùng ĐBSCL và các tiểu vùng, đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ nhau trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nước- tài nguyên quý báu, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL.
3.1. Đối với người dân:
Ô nhiễm môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung, vấn đề ô nhiễm ngày càng nặng không phải chỉ do các nhà máy xí nghiệp mà còn có sự tham gia của người dân. Sự nhận thức yếu kém về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Họ vô tình làm hại môi trường và cũng hại chính bản thân….
Để khắc phục tình trạng ấy chúng ta phải tuyên truyền bảo vệ môi trường, nói đến những tác hại về con người, về kinh tế cho người dân. Cần mở những lớp bảo vệ môi trường giữ gìn nguồn nước sạch. Ngoài cách tuyên truyền trực tiếp thì có thể tuyên truyền qua truyền thông, radio, sách báo…… vì những phương tiện đó hiện nay rất phổ biến đến người dân. Và còn một biện pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng để làm giảm bớt sự xả thải mà Việt Nam ta nên áp dụng là biện pháp ký quỹ-hoàn trả.
3.2. Quản lý nhà nước trong môi trường nước:
Tôn trọng các điều kiện tự nhiên, chỉ tác động để biến đổi khi thấy thật sự có lợi về kinh tế và môi trường. Đánh giá và phân tích quy luật tự nhiên của từng yếu tố nguồn nước, từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể mang tính khái quát cao, phù hợp toàn vùng. Tôn trọng các giá trị lợi ích do chính nguồn nước mang lại (như lũ mang phù sa, vệ sinh đồng ruộng, nguồn thủy sản; nước mặn có rừng ngập mặn, sinh thái vùng ven biển, nuôi trồng thủy sản…), cố gắng không làm mất đi hay giảm đến mức thấp nhất các tác động ngược đối với các lợi ích này. Tôn trọng các giá trị bảo tồn tự nhiên và công trình thủy lợi sẽ được phân cấp từ tác hại lớn đến tác hại nhỏ, đảm bảo hòa hợp với môi trường. Các công trình thủy lợi vừa mang tính hệ thống vừa mang tính đơn lẻ, hiệu quả tổng thể được phát huy tối đa khi hoàn chỉnh toàn hệ thống. Mỗi công trình, cụm công trình, hệ thống công trình đề xuất đều phải được xem xét kỹ các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường. Ngoài ra, còn phải chú ý đến mối quan hệ tổng hòa giữa các vùng, các địa phương, giữa giải pháp công trình và phi công trình, giữa quản lý và vận hành, giữa thượng lưu, hạ lưu và vùng ven biển… Các phương án quy hoạch phát triển thủy lợi tuy đã được xem xét kỹ nhưng luôn phải là những phương án “mở”, để tương lai vẫn có thể có cơ hội điều chỉnh hay thay đổi khi cần thiết.
Hiện nay việc quản lí nguồn nước ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung còn khá lỏng lẻo và hờ hợt. Vậy vấn đề đặt ra các cơ quan quản lí đã làm đúng chức năng của mình chưa. Dưới đây là một số đề xuất trong việc quản lí môi trường nước.
Thứ nhất: Cơ quan từng địa phương tích cực trong vấn đề giám sát mức thải của các nhà máy, xí nghiệp… Thường xuyên kiểm tra công khai mức phát thải của các nhà máy…Nhằm kịp thời khắc phục những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Thứ hai:Đánh thuế vào mức phát thải mà các nhà máy, xí nghiệp… thải ra môi trường. Và đánh thuế tùy theo vùng, tùy theo mức độ nặng nhẹ và khả năng nhẹ mà chi phí cơ hội mang lại.
Thứ ba : Đối với các biện pháp như tiêu chuẩn, giấy phép có thể chuyển nhượng, trợ cấp thì trong mức cho phép doanh nghiệp xã thải vẫn không phải trả tiền, như vậy là không thỏa mãn nguyên tắc 3P.
KẾT LUẬN
Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn thế giới đang quan tâm, nó ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Nên trong công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi cần phải làm một cách nghiêm túc .
Bài tiểu luận nghiên cứu đánh giá về vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại ĐBSCL-nguồn cung cấp lương thực chính cho cả nước. Nơi có thể làm chúng ta hiểu rỏ về cơ sở lý thuyết và thực tiễn về kinh tế môi trường.
Qua quá trình nghiên cứu, có thể khẳng định rằng con người làm ô nhiễm môi trường bởi vì đó là cách rẻ nhất.
Qua sự tìm hiều, mong muốn rằng những biện pháp thuế, quản lí chặt chẽ, kí quỷ hoàn trả có thể áp dụng một cách dễ dàng để khắc phục tình hình môi trường hiên nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_377.doc