Ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn

Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện quản lý môi trường quốc gia. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ khác nhau, tùy các điều kiện khác nhau mà các nhà quản lý sử dụng các biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất.

ppt43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7161 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 12: NGUYỄN HÀ HƯNG VŨ ANH TUÂN VŨ MẠNH HUY NGUYỄN VĂ THUỶ NGYỄN VĂN HƯNG MỤC LỤC I. Tổng quan về ô nhiễm tiếng ồn. 1 Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn. 2 Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn. 3 Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. 4 Hiện trạng. 5 Biện pháp khắc phục. II. Các công cụ quản lý ở Việt Nam. 1 Công cụ pháp lý. 2 Công cụ kinh tế. 3 Công cụ kĩ thuật. 4 Công cụ phụ trợ. 5 Ví dụ thực tế. III. Kết luận-Kiến nghị. I. Tổng quan về ô nhiễm tiếng ồn. 1. Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người, hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ lớn vượt quá mưc chịu đựng của con người. 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn giao thông. Tiếng ồn xây dựng Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất Tiếng ồn do sinh hoạt: Các hoạt động ở chợ Cầu Diễn. 3. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. Hiện nay song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người. a. Ảnh hưởng tới tai. b. Gây rối loạn giấc ngủ. c. Với bênh tim mạch. d. Với sự tiêu hóa. e. Tiếng ồn ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả làm việc. f. Tiếng ồn ảnh hưởng tới trao đổi thông tin. VD: - Tiếng ồn 50dB: Làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với trí óc. - Tiếng ồn 70dB: Làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày và làm giảm hứng thú hoạt động. - Tiếng ồn 90dB: Gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh. 4. Hiện trạng. Tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải, các công trình xây dựng, các nhà máy xí nghiêp,cơ sở sản xuất trở thành tiếng ồn ầm ĩ suốt cả ngày, rất có hại tới sức khỏe người dân, ảnh hưởng tới bệnh viện, trường học. Tệ hại nhất là tiếng còi hơi xe tải, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ống xả xe bị rút ruột… 5. Biện pháp khắc phục. Quy hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý. Giảm tiếng ồn và trấn động ngay tại nguồn. Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm. Phương pháp thông tin, giáo dục con người. II. Các công cụ quản lý ở Việt Nam. 1. Công cụ pháp lý. a. Luật pháp: Trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 quy định cụ thể trách nhiệm, quy trình biện pháp quản lý và kiểm soát các loại tiếng ồn đó theo luật bảo vệ môi trường để phục vụ cho đời sống của con người, để tránh xảy ra những tác động xấu do tiếng ồn gây ra tại chương 5 điều 40, 41 cũng quy định phải đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn, độ rung, trong việc thi công công trường xây dựng, trong giao thông vận tải. Tại chương 8 mục 5 điều 85 quy định quản lý hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Mức phạt ô nhiễm tiếng ồn: theo điều 12 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP (9/8/2006) của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường thì mức xử phạt vi phạm về tiếng ồn cụ thể như sau: phạt tiền từ 200.000 đồng – 1 triệu đồng, từ 1 - 3 triệu đồng lần lượt với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần và từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6h – 22h; phạt tiền từ 5 triệu – 7 triệu đồng, từ 8 triệu – 12 triệu đồng lần lượt với hành vi gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép dưới 1,5 lần và từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22h – 6h sáng ngày hôm sau. b. Chiến lược và chính sách. Chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một công ty. Quy hoạch tổng thể lại việc gây ô nhiễm tiếng ồn nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, xây dựng được cơ sở chính sách luật pháp để bảo vệ môi trường. c. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường Giới hạn tối đa cho phép của tiếng ồn: theo QCVN 6:2010/BTNMT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng tới các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn tối đa cho phép ở trong các hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa, và các khu vực có quy định đặc biệt khác từ 6h – 21h và từ 21h – 6h lần lượt là 55dB và 45dB. Giới hạn tối đa cho phép ở các khu vực trung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính từ 6h – 21h và từ 21h – 6h lần lượt là 70dB và 55dB. d. Thanh tra bảo vệ môi trường. Thanh tra là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan thanh tra và các tổ chức thanh tra nhân dân nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục VD: Trong Văn bản 4018 ngày 13-12-2009 của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương do Phó Giám đốc Võ Thị Ngọc Hạnh ký gửi Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh có báo cáo về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa VII về khiếu nại liên quan đến Công ty Tân Hiệp Phát, như tình trạng thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường; tiếng ồn vẫn chưa khắc phục; san lấp mặt bằng lấn đất của các hộ dân xung quanh; lấn rạch gây ngập úng… Các sai phạm này đã bị cơ quan chức năng xử phạt gần 40 triệu đồng. 2. Công cụ kinh tế. a. Thuế môi trường. Là một trong những biện pháp kinh tế được phối hợp sử dụng trong các chính sách môi trường của một quốc gia, nhằm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm các chất phát thải và sử dụng các sản phẩm mà các chất thải và sản phẩm này có tiềm năng hoặc gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người Thuế trực thu: VD: Trong quá trình sản xuất thép => có gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc cua công nhân, của người dân xung quanh khu vực gần nhà máy. => nhà máy sẽ phải nộp thuế về tiếng ồn mà mình gây ra => Đó là thuế trực thu. Thuế gián thu: VD: Khi một công ty sản xuất oto có gây ra tiếng ồn => họ phải bỏ chi phí để khắc phục ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình sản xuất => khi chiếc ôtô đó được đưa ra thị trường thì nhà sản xuất sẽ tính thêm chi phí khắc phục ô nhiễm tiếng ồn vào giá của xe => người mua xe sẽ chịu thuế thông qua giá của chiếc xe mà mình mua => đó là thuế gián thu. b. Thuế tài nguyên. c. Phí môi trường. Là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất gây ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường. Trong lĩnh vực ô nhiễm tiếng ồn, tiếng ồn rất khó xác định tổng lượng ô nhiễm, nồng độ chất gây ô nhiễm hay thiệt hại mà con người phải hứng chịu cho nên phí môi trường chỉ áp dụng tốt cho chất thải nước, không khí. d. Lệ phí môi trường. Là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. VD: một cơ sở sản xuất cơ khí đủ điều kiện về tiêu chí thân thiện với môi trường trong đó cơ sở đó đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn do cách xa khu dân cư, bảo hộ tốt cho công nhân, không gây tiếng ồn quá mức cho phép…thì cơ sở đó sẽ được chứng nhận cơ sở sản xuất thân thiện với môi trường e. Trợ cấp môi trường. Bao gồm các nội dung cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tác quản lý môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn với lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường. VD: Như một nhà máy, cơ sở sản xuất đang hoạt động trong tình trạng máy móc cũ kỹ, gây ra tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến hoạt động sống của người dân xung quanh nên cơ sở này muốn đầu tư một khoản chi phí để cải tạo máy móc, mua vật liệu cách âm, xây tường chắn…thì cơ sở này có thể sẽ được hưởng trợ cấp như là vay vốn với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế…nhằm bảo vệ môi trường chung cho cơ sở đó và người dân sống quanh khu vực đó. Hệ thống ký quỹ hoàn trả. Doanh nghiệp xản xuất trước khi đầu tư phải đặt cọc ngân hàng một khoảng tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho công việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác bảo vệ môi trường. Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ khoảng kinh phí cần thiết để xử lý hoặc khắc phục ô nhiễm môi trường. Mục đích của hệ thống ký quỹ hoàn trả là hạn chế khả năng gây ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình sản xuất, tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. g. Quỹ môi trường Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:  - Phí và lệ phí môi trường  - Tiền thu được từ các hoạt động như văn hoá, thể thao, từ thiện, xổ số, phát hành trái phiếu... VD: Hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn tài chính để có chi phí áp dụng các biện pháp khắc phục,kiểm soát, xử lý ô nhiễm tiếng ồn do cơ sở mình gây ra... Hỗ trợ do quỹ môi trường cung cấp thường dưới hình thức hỗ trợ về tài chính với các điều khoản ưu đãi để khuyến khích các dự án đầu tư BVMT, hỗ trợ các dự án triển khai. Quỹ môi trường thậm chí còn hỗ trợ tiền cho nạn nhân bị ô nhiễm. h. Bồi thường thiệt hại về môi trường. Khi bị người dân khiếu nại về một cơ sở sản xuất nào đó gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, thì cơ sở sản xuất đó sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người dân đó một khoản tiền để trả chi phí khám chữa bệnh và các chi phí khác có liên quan. 3. Công cụ kĩ thuật. Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm: - Quan trắc môi trường là tập hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, tổ chức đảm bảo kiểm soát một cách hợp liên tục và hệ thống trạng thái và khuynh hướng phát triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đối với nhiều quy mô và nhiều loại đối tượng chịu tác động của các hoạt động con người. - Quan trắc môi trường thường xuyên quan trắc địa điểm gây ra tiếng ồn, thanh tra, giám sát các khu vực gây ra tiếng ồn để từ đó đưa ra những kết quả phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu, hạn chế tiếng ồn. - Quy hoạch môi trường: quy hoạch các khu công nghiệp, khu sản xuất gây ra tiếng ồn lớn tránh xa các khu dân cư, trường học… VD: quy hoạch sân bay, đường sắt… Đánh giá môi trường: là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu môi trường phục vụ xây dựng dự các dự án kinh tế - xã hội hoặc đề xuất chính sách và biện pháp quản lý phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quy mô quốc tế, quốc gia, vùng và địa phương. Đánh giá môi trường tiếng ồn chủ yếu là ở các thành phố lớn dân cư đông, nhộn nhịp, giao thông tấp nập, nhiều khu công nghiệp. Việt Nam có 2 thành phố bị ô nhiễm trầm trọng là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của nước ta ngày càng nghiêm trọng, vì vậy cần xây dựng một dự án cụ thể nào đó như xây dựng khu công nghiệp, khu nhà xưởng, đường giao thông để cho việc đánh giá DTM thực hiện một cách chính xác, xem trong quá trình thực hiện thì tiếng ồn có tác động xấu gì tới sức khỏe của con người từ đó rút ra được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn. 4. Công cụ phụ trợ. Công cụ phụ trợ là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, mà dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. công tác giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường đã và đang được xã hội quan tâm. - Giáo dục môi trường: Là quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Hoạt động của dự án Giáo dục môi trường - Truyền thông môi trường: là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Dọn vệ sinh, truyền thông và phát các tài liệu truyền thông môi trường. 5. VÍ DỤ THỰC TẾ: a.Việt Nam. Hiện nay, các thành phố ở Việt Nam quá ồn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Người dân không biết họ đang gây ô nhiễm. Cả chính quyền cũng thế. Hằng ngày, ngoài tiếng còi thì người dân còn phải hứng chịu đủ thứ tiếng ồn khác nhau như tiếng rao bán hàng rong, tiếng nhạc của các quán cà phê, tiếng “zô zô” của dân nhậu về khuya, tiếng thử xe máy của tiệm sửa xe, và cả tiếng loa của đài phát thanh huyện, xã… Về luật thì chúng ta cũng đã có, ví dụ bảng cấm sử dụng còi khi đi qua các bệnh viện, trường học nhưng tài xế vẫn bấm còi vô tư vì chẳng khi nào bị phạt. Đặc biệt về ý thức của người tham gia giao thông, khi tắc đường xe không dịch chuyển được cũng là lúc còi xe hoạt động hết công suất tiếng nổ của động cơ, tiếng người nói chuyện, tiếng còi xe đã tạo nên một không khí đinh tai nhức óc. . b. Nước ngoài. Theo Ủy ban Giải quyết tranh chấp môi trường quốc gia Hàn Quốc, những người chịu các loại ô nhiễm tiếng ồn sẽ được nhận tối đa 1,34 triệu won (tương đương 1.400USD) tiền bồi thường. Vào ngày 09/04/2006, Ủy ban Giải quyết tranh chấp môi trường quốc gia Hàn Quốc đã đưa ra những tiêu chuẩn chi tiết về việc bồi thường về thiệt hại môi trường. Kế hoạch này nhằm giải quyết hiệu quả hơn những tranh chấp giữa những người gây ô nhiễm và những nạn nhân của các loại ô nhiễm trong đó có ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí. Theo đó, người phải chịu mức tiếng ồn hơn 70 đềxiben sẽ được đền từ 50.000 đến 510.000 won, số tiền bồi thường phụ thuộc vào giai đoạn chịu tiếng ồn. Các cá nhân sẽ nhận được tối đa 1,34 triệu won nếu họ phải chịu tiếng ồn hơn 100 đềxiben. Theo Ủy ban Giải quyết tranh chấp môi trường quốc gia Hàn Quốc, người dân có thể đăng ký đòi tiền bồi thường nếu họ chịu tiếng ồn quá 70 đềxiben từ các công trường xây dựng và tiếng ồn quá 65 đềxiben từ đường bộ và đường sắt. Ngoài ra, dân sống trong các khu chung cư có thể được bồi thường nếu họ chịu tiếng ồn hơn 50 đềxiben do hàng xóm gây ra. Ủy ban Giải quyết tranh chấp môi trường quốc gia Hàn Quốc ước tính có khoảng 250.000 người dân Hàn Quốc phải chịu các loại ô nhiễm tiếng ồn. Khoản tiền những nạn nhân này đòi người gây ô nhiễm bồi thường có thể lên tới 220 tỷ won. Còn tính tổng cộng số tiền bồi thường cho những nạn nhân của ô nhiễm nước và ô nhiễm tiếng ồn lên đến mức 370 tỷ won. Năm 2005, Ủy ban Giải quyết tranh chấp môi trường quốc gia Hàn Quốc giải quyết 384 ca tranh chấp môi trường với số tiền bồi thường là 70 tỷ won. Người dân Hàn Quốc có thể được bồi thường ô nhiễm tiếng ồn quá 65 đềxiben từ đường sắt. (Ảnh đường sắt Việt Nam, chỉ có tính chất minh họa) III. Kết luận-Kiến nghị. 1. Kết luận. Để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề bức xúc và bảo vệ môi trường chúng ta cần phải nêu cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động sinh thái, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi trường quy mô hành tinh, … Đồng thời con người phải hiểu được tự nhiên và xã hội vừa thống nhất vừa phụ thuộc lẫn nhau, trong đó con người là một phần của tự nhiên. Vì vậy, loài người cần phải quản lý môi trường của chính mình thông qua các hoạt động hướng tới phát triển bền vững. Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện quản lý môi trường quốc gia. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ khác nhau, tùy các điều kiện khác nhau mà các nhà quản lý sử dụng các biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất. Ngoài các biện pháp quản lý khác nhau ở các cấp chính quyền, việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân, có thể là sự thay đổi hành vi của người dân. 2. Kiến nghị. Để giải quyết vấn đề bức súc về ô nhiễm tiếng ồn thì phải làm gì? Một vài kiến nghị cải thiện tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay: Có đường dây nóng liên kết người dân với thanh tra môi trường. Có hệ thống đo tiếng ồn tại các nút giao thông đông đúc. Tuyên truyền tác hại của ô nhiễm tiếng ồn, đặt văn minh lịch sự khi tham gia giao thông của người dân lên hàng đầu. Tăng cường quan trắc môi trường tiếng ồn thường xuyên. UBND Xã, Cụm dân cư nên có một tổ chức chuyên thu hồi giải quyết khiếu nại của người dân. Đặc biệt đòi quyền và lợi ích khi bị tác động của ô nhiễm tiếng ồn gây nên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptĐề tài Ô nhiễm tiếng ồn và các công cụ quản lý ô nhiễm tiếng ồn.ppt
Luận văn liên quan