Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 THÔNG TIN VỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.1 Tên Đề Tài Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường. 1.1.2 Sự Cần Thiết Của Đề Tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên là gánh nặng trong việc gia tăng dân số do tập trung quá nhiều lao động, dẫn đến cơ sở hạ tầng giao thông không còn đủ đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đi lại của người dân. Tình hình giao thông đô thị tại Tp. HCM đang trở nên bức xúc, đặc biệt là những khu vực đô thị hóa cao hoặc mới hình thành. Xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất trong số các cửa ngõ của thành phố, hiện nay đang là điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính quyền thành phố trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải tạo, mở rộng tuyến giao thông huyết mạch này nhưng vẫn không mang tính bền vững vì lưu lượng giao thông tăng quá nhanh. Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên một cách lâu dài và bền vững, Chính phủ đã cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, với sự tài trợ của nguồn vốn ODA Nhật Bản. Nó sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giao thông của TP.HCM. Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ khởi công vào năm 2009 và đến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành, theo điều 18 Luật BVMT 2005, dự án cần lập Báo cáo ĐTM. Tháng 10, năm 2006 Chủ đầu tư là Sở Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Chợ Nhỏ - Bến xe Suối Tiên” nhằm nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có hại và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động trên đến môi trường khu vực Dự án. Cũng theo mục 6 điều 20 của Luật BVMT 2005, dự án cần có Kế hoạch quản lý môi trường nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả của các giải pháp BVMT đã đề xuất. Và trong thực tế, một kế hoạch như vậy luôn được đề xuất và cập nhật nhằm đảm bảo dự án phát triển thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này một kế hoạch như vậy chưa được đề cập đến trong báo cáo ĐTM và chưa được xây dựng cho dự án. Trên cơ sở đó, trong Khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt, sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” nhằm tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án, phân tích ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến môi trường, qua đó sinh viên sẽ xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường cho Dự án. Đây là một Dự án thực mà sinh viên đã áp dụng như nghiên cứu điển hình để xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam (thông tư 05/2008 BTNMT – TT) và chính sách của JBIC, Dự án đường sắt nội đô tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Nội dung và kết quả được trình bày trong khuôn khổ Khóa luận. Do sự hiểu biết của sinh viên có hạn nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Mọi góp ý của thầy cô và các bạn đều được trân trọng tiếp thu để nội dung của khoá luận chặt chẽ hơn. 1.1.3 Mục Tiêu Nghiên Cứu  Mục tiêu lâu dài: Bảo vệ môi trường khu vực dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho dân cư khu vực dự án khi tuyến đường sắt được thi công và vận hành.  Mục tiêu cụ thể:  Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và những tác động có hại đến môi trường của Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên;  Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Suối Tiên. 1.1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu Khu vực các quận của Tp Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt đi qua như quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9. 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1 Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Tổng Hợp Số Liệu Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để thực hiện chương 3, với các thông tin về Dự án Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án thu thập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP). Cùng với đó là tham chiếu tài liệu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án do Trung tâm nghiên cứu Dịch vụ và Công nghệ Môi trường (ETC) thực hiện dưới sự giám sát của liên danh NJPT. 1.2.2 Phương Pháp Khảo Sát Phương pháp này áp dụng để khảo sát các thành phần môi trường khu vực dự án. Quá trình là cần thiết, với mục đích khẳng định các số liệu tham khảo về thành phần môi trường khu vực Dự án là đáng tin cậy. Phương pháp này nhằm đánh giá cảm quan các thành phần môi trường khu vực Dự án (được nêu trong chương 3 của khóa luận này) sau khi sinh viên đã được tham chiếu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án. 1.2.3 Phương Pháp Phỏng Vấn Phương pháp áp dụng để phỏng vấn nhân dân trong khu vực Dự án. Trong quá trình thực tập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), sinh viên được thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhân dân các phường Long Bình, quận 9 và phường 22, quận Bình Thạnh để tìm hiểu rõ hơn về đền bù và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án. Phương pháp này giúp sinh viên hiểu được một cách chân thực nhất điều kiện sống của người dân khi chưa có và khi thực hiện Dự án. Điều đó khái quát được một số tác động của Dự án đến môi trường xã hội (chương 3). 1.2.4 Phương Pháp So Sánh Dùng để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án và các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN - 1995, TCVN - 2001, TCVN - 2006). Sau khi có được các số liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án cũng như phân tích các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, những số liệu này sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn phù hợp nhằm kết luận mức độ ô nhiễm môi trường. Một số tiêu chuẩn sử dụng để đối chiếu như: TCVN 5942:1995 (tiêu chuẩn nước mặt), TCVN 5944:1995 (tiêu chuẩn nước ngầm), Phương pháp này được áp dụng để hoàn thành chương 3 và 4 của Khóa luận này. 1.2.5 Phương Pháp Tham Khảo Ý Kiến Của Các Chuyên Gia Trong quá trình viết khóa luận, sinh viên đã tham khảo một số ý kiến từ các chuyên gia môi trường của VITTEP như cử nhân Huỳnh Phước Lộc (cử nhân kinh tế môi trường), cử nhân Phú Trần Liêm (cử nhân môi trường) về kế hoạch quản lý môi trường trong khoá luận của mình. Sự hướng dẫn của các chuyên gia đã giúp sinh viên có cơ sở thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (chương 4). 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án: môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái. Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội: tại Quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9: dân số, điều kiện sống, giáo dục, nghề nghiệp Phân tích các ảnh hưởng của Dự án: đến môi trường tự nhiên và dân cư trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường: Khái niệm, quá trình phát triển và nội dung. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án: tìm hiểu khung pháp lý quản lý môi trường cho Dự án; xác định Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm giữa các tổ chức này; đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và lập chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. 1.4 TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận tốt nghiệp được trình bày như sau:  Chương 1 Giới thiệu chung Là chương đề cập đến những thông tin về Khóa luận tốt nghiệp: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài của Khóa luận.  Chương 2 Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường Là chương xây dựng khái niệm Kế hoạch Quản lý Môi trường, điểm lại quá trình thực hiện KQM ở một số dự án và những nội dung chính của Kế hoạch QLMT.  Chương 3 Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và Các ảnh hưởng đến môi trường Chương này giới thiệu khái quát dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án và ảnh hưởng của dự án đến môi trường.  Chương 4 Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án Đây là một nội dung lớn của khóa luận, trình bày những nội dung quan trọng của Kế hoạch quản lý môi trường như: cơ sở pháp lý, nguyên tắc và tổ chức thực hiện, các giải pháp giảm thiểu - quản lý môi trường và quan trắc môi trường.  Chương 5 Kết luận chung Rút ra một số kết luận về quá trình xây dựng Kế hoạch Quản lý Môi trường cho Dự án. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có 2 phụ lục: (i) Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án: Trình bày đầy đủ các kết quả khảo sát nền môi trường của Dự án và (ii) Hướng dẫn Nội dung Kế hoạch Quản lý Môi trường của Nhà thầu: Đề xuất cách trình bày một Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường của Nhà thầu. Nội dung Khóa luận có tổng cộng 73 trang (bao gồm cả 2 phụ lục), với 35 bảng và 18 hình.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG THÔNG TIN VỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên Đề Tài Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường. Sự Cần Thiết Của Đề Tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên là gánh nặng trong việc gia tăng dân số do tập trung quá nhiều lao động, dẫn đến cơ sở hạ tầng giao thông không còn đủ đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đi lại của người dân. Tình hình giao thông đô thị tại Tp. HCM đang trở nên bức xúc, đặc biệt là những khu vực đô thị hóa cao hoặc mới hình thành. Xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất trong số các cửa ngõ của thành phố, hiện nay đang là điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính quyền thành phố trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải tạo, mở rộng tuyến giao thông huyết mạch này nhưng vẫn không mang tính bền vững vì lưu lượng giao thông tăng quá nhanh. Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên một cách lâu dài và bền vững, Chính phủ đã cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, với sự tài trợ của nguồn vốn ODA Nhật Bản. Nó sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giao thông của TP.HCM. Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ khởi công vào năm 2009 và đến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành, theo điều 18 Luật BVMT 2005, dự án cần lập Báo cáo ĐTM. Tháng 10, năm 2006 Chủ đầu tư là Sở Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Chợ Nhỏ - Bến xe Suối Tiên” nhằm nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có hại và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động trên đến môi trường khu vực Dự án. Cũng theo mục 6 điều 20 của Luật BVMT 2005, dự án cần có Kế hoạch quản lý môi trường nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả của các giải pháp BVMT đã đề xuất. Và trong thực tế, một kế hoạch như vậy luôn được đề xuất và cập nhật nhằm đảm bảo dự án phát triển thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này một kế hoạch như vậy chưa được đề cập đến trong báo cáo ĐTM và chưa được xây dựng cho dự án. Trên cơ sở đó, trong Khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt, sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” nhằm tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án, phân tích ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến môi trường, qua đó sinh viên sẽ xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường cho Dự án. Đây là một Dự án thực mà sinh viên đã áp dụng như nghiên cứu điển hình để xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam (thông tư 05/2008 BTNMT – TT) và chính sách của JBIC, Dự án đường sắt nội đô tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Nội dung và kết quả được trình bày trong khuôn khổ Khóa luận. Do sự hiểu biết của sinh viên có hạn nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Mọi góp ý của thầy cô và các bạn đều được trân trọng tiếp thu để nội dung của khoá luận chặt chẽ hơn. Mục Tiêu Nghiên Cứu Mục tiêu lâu dài: Bảo vệ môi trường khu vực dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho dân cư khu vực dự án khi tuyến đường sắt được thi công và vận hành. Mục tiêu cụ thể: Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và những tác động có hại đến môi trường của Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên; Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Suối Tiên. Phạm Vi Nghiên Cứu Khu vực các quận của Tp Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt đi qua như quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Tổng Hợp Số Liệu Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để thực hiện chương 3, với các thông tin về Dự án Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án thu thập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP). Cùng với đó là tham chiếu tài liệu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án do Trung tâm nghiên cứu Dịch vụ và Công nghệ Môi trường (ETC) thực hiện dưới sự giám sát của liên danh NJPT. Phương Pháp Khảo Sát Phương pháp này áp dụng để khảo sát các thành phần môi trường khu vực dự án. Quá trình là cần thiết, với mục đích khẳng định các số liệu tham khảo về thành phần môi trường khu vực Dự án là đáng tin cậy. Phương pháp này nhằm đánh giá cảm quan các thành phần môi trường khu vực Dự án (được nêu trong chương 3 của khóa luận này) sau khi sinh viên đã được tham chiếu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án. Phương Pháp Phỏng Vấn Phương pháp áp dụng để phỏng vấn nhân dân trong khu vực Dự án. Trong quá trình thực tập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), sinh viên được thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhân dân các phường Long Bình, quận 9 và phường 22, quận Bình Thạnh để tìm hiểu rõ hơn về đền bù và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án. Phương pháp này giúp sinh viên hiểu được một cách chân thực nhất điều kiện sống của người dân khi chưa có và khi thực hiện Dự án. Điều đó khái quát được một số tác động của Dự án đến môi trường xã hội (chương 3). Phương Pháp So Sánh Dùng để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án và các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN - 1995, TCVN - 2001, TCVN - 2006). Sau khi có được các số liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án cũng như phân tích các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, những số liệu này sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn phù hợp nhằm kết luận mức độ ô nhiễm môi trường. Một số tiêu chuẩn sử dụng để đối chiếu như: TCVN 5942:1995 (tiêu chuẩn nước mặt), TCVN 5944:1995 (tiêu chuẩn nước ngầm),… Phương pháp này được áp dụng để hoàn thành chương 3 và 4 của Khóa luận này. Phương Pháp Tham Khảo Ý Kiến Của Các Chuyên Gia Trong quá trình viết khóa luận, sinh viên đã tham khảo một số ý kiến từ các chuyên gia môi trường của VITTEP như cử nhân Huỳnh Phước Lộc (cử nhân kinh tế môi trường), cử nhân Phú Trần Liêm (cử nhân môi trường) về kế hoạch quản lý môi trường trong khoá luận của mình. Sự hướng dẫn của các chuyên gia đã giúp sinh viên có cơ sở thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (chương 4). NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án: môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái. Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội: tại Quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9: dân số, điều kiện sống, giáo dục, nghề nghiệp … Phân tích các ảnh hưởng của Dự án: đến môi trường tự nhiên và dân cư trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường: Khái niệm, quá trình phát triển và nội dung. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án: tìm hiểu khung pháp lý quản lý môi trường cho Dự án; xác định Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm giữa các tổ chức này; đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và lập chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành. TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa luận tốt nghiệp được trình bày như sau: Chương 1 Giới thiệu chung Là chương đề cập đến những thông tin về Khóa luận tốt nghiệp: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài của Khóa luận. Chương 2 Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường Là chương xây dựng khái niệm Kế hoạch Quản lý Môi trường, điểm lại quá trình thực hiện KQM ở một số dự án và những nội dung chính của Kế hoạch QLMT. Chương 3 Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và Các ảnh hưởng đến môi trường Chương này giới thiệu khái quát dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án và ảnh hưởng của dự án đến môi trường. Chương 4 Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án Đây là một nội dung lớn của khóa luận, trình bày những nội dung quan trọng của Kế hoạch quản lý môi trường như: cơ sở pháp lý, nguyên tắc và tổ chức thực hiện, các giải pháp giảm thiểu - quản lý môi trường và quan trắc môi trường. Chương 5 Kết luận chung Rút ra một số kết luận về quá trình xây dựng Kế hoạch Quản lý Môi trường cho Dự án. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có 2 phụ lục: (i) Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án: Trình bày đầy đủ các kết quả khảo sát nền môi trường của Dự án và (ii) Hướng dẫn Nội dung Kế hoạch Quản lý Môi trường của Nhà thầu: Đề xuất cách trình bày một Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường của Nhà thầu. Nội dung Khóa luận có tổng cộng 73 trang (bao gồm cả 2 phụ lục), với 35 bảng và 18 hình. Chương 2 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Việc xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) là một bước quan trọng trong công cuộc BVMT ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 10/01/1994. Luật này quy định việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ quá trình phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường bao gồm Lời nói đầu, bảy chương và 55 điều. Trong luật BVMT năm 1994, việc quy định lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chỉ nằm trong một phần của Chương II (Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường) gồm điều 17 và 18. Luật lần đầu tiên đề cập đến nghiên cứu ĐTM như một công cụ để quản lý môi trường. Tiếp theo Nghị định 175/CP được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, đã dành trọn 3 chương (từ điều 9 đến 20) quy định cụ thể về đối tượng, nội dung, yêu cầu ĐTM và quy định lập, thẩm định báo cáo ĐTM. Từ đây, một số văn bản pháp luật ra đời có quy định nghĩa vụ ĐTM. Tuy nhiên trong các văn bản đầu này chưa đề cập đến khái niệm “Kế hoạch Quản lý Môi trường”. Trong Luật BVMT năm 2005 dành riêng Mục 2, Chương III gồm 6 Điều để hướng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT quy định rõ các đối tượng phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM); báo cáo ĐTM và bản cam kết Bảo vệ Môi trường, phân cấp thẩm định báo cáo ĐTM và bản cam kết BVMT, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM. Và lần đầu tiên khái niệm Kế hoạch quản lý môi trường được đề cập đến một cách đơn giản trong Luật bảo vệ môi trường 2005. Theo đó các dự án cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Thực tế cho thấy nghiên cứu ĐTM ở Việt Nam cho đến năm 2009 đã có 15 năm phát triển và các nhà quản lý cũng như tư vấn đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Các văn bản của Luật và dưới Luật (nhất là Luật BVMT 2005) được qui định tỷ mỉ và chi tiết qua các thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, một lần nữa khái niệm Kế hoạch quản lý môi trường lại không được hướng dẫn tỷ mỷ như nó cần phải có. Những năm qua, trong các loại hình dự án đầu tư phát triển nổi lên loại hình ODA. Đây là một dạng đầu tư đặc biệt với số vốn lớn thường đầu tư vào các công trình hạ tầng và mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn so với mục đích kinh tế (so với các dự án FDI). Tuy nhiên chính các loại hình dự án này luôn đi kèm những đòi hỏi mang tính nhân văn cao, tính xã hội cao và đôi khi đi kèm cả những áp lực về chính trị. Có thể nói trong chừng mực nào đó các nhà tư vấn, nhà quản lý trong nước đã học được những khái niệm mới về công bằng, về nhân quyền và bảo vệ môi trường thông qua đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức tài chính nước ngoài qua các dự án ODA của WB, ADB, JBIC… Các nhà tài trợ có các yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án do mình tài trợ. Cũng như các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có Đánh giá tác động môi trường cho dự án, và đặc biệt các dự án cần có một Kế hoạch hành động tổng hợp nhằm thực thi hiệu quả các hoạt động, giải pháp giảm thiểu tác động xấu của dự án đã đề ra trong nghiên cứu ĐTM thường gọi là Kế hoạch quản lý môi trường. Nội dung Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã được phân tích, đánh giá. Như vậy yêu cầu của cả Việt Nam và các nhà tài trợ đều tương đồng với nhau về mặt bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các đòi hỏi của nhà tài trợ về quản lý môi trường chi tiết hơn, cụ thể hóa về các mặt kỹ thuật, tài chính, thời gian và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong khi đó tại Việt Nam, Luật mới chỉ qui định cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường trong ĐTM. Và thực tế thực hiện ĐTM ở Việt Nam cho thấy đến năm 2009, kế hoạch này đã được đưa vào trong báo cáo ĐTM nhưng hầu hết đều thiếu tính khả thi mà chỉ mang tính đối phó với qui định của pháp luật. Có thể nhận xét vấn đề phát sinh do một số lý do sau: (i) văn bản nhà nước chưa có qui định, hướng dẫn chi tiết; (ii) các nhà tư vấn chưa quen với công việc mới; (iii) và các nhà quản lý cũng chưa hình dung ra sự cấp thiết và các đòi hỏi của một Kế hoạch quản lý môi trường. Mặc dù vậy cũng cần khẳng định một điều: mục tiêu BVMT của chính phủ Việt Nam tương đồng với chính sách của các nước phát triển. Pháp luật và qui định về BVMT của Việt Nam đang tiếp cận gần với các yêu cầu của các tổ chức tài chính nước ngoài về BVMT. Tóm lại: Kế hoạch quản lý môi trường là một văn bản khung về công tác quản lý môi trường bao gồm các chương trình giám sát và các báo cáo theo quy định. Kế hoạch quản lý môi trường có tính đặc thù đối với từng dự án hay địa điểm (Thuật ngữ quản lý dự án ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006). Mục tiêu cơ bản của việc lập Kế hoạch quản lý môi trường: Đảm bảo phòng tránh ảnh hưởng xấu (trực tiếp hay gián tiếp) đến môi trường, dân cư và người thực hiện dự án; Đảm bảo xác định, đánh giá đầy đủ các rủi ro và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu; Đảm bảo là các công việc được tiến hành sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường trong phạm vi cho phép; Duy trì việc trao đổi thông tin với tất cả các bên có liên quan. Kế hoạch quản lý môi trường phải được xây dựng cho các giai đoạn sau: Thiết kế sơ bộ Dự án; Thi công (triển khai Dự án); Vận hành. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUA CÁC DỰ ÁN Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của mình với các dự án đóng vai trò chiến lược quan trọng. Các dự án này luôn phải tuân thủ các qui định yêu cầu BVMT của Việt Nam nhưng bên cạnh đó các dự án cũng cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhà tài trợ về BVMT, trong đó có yêu cầu về xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường. Một số dự án điển hình với Kế hoạch quản lý môi trường được điểm lại như sau: 2.2.1 Dự Án Cải Tạo Hệ Thống Đường Của Việt Nam (Road network Improvement Project) Dự án do WB tài trợ và Ban quản lý dự án PMU 18 thay mặt cho Nhà nước Việt Nam làm chủ đầu tư. Nghiên cứu ĐTM và Kế hoạch quản lý môi trường do tư vấn Berger Group, Inc. thực hiện hoàn thành tháng 12 năm 2003. Tài liệu được xây dựng theo hướng dẫn của WB (OP 4.01- Annex B). Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Tổng quan dự án Các hợp phần của Chương trình cải thiện hệ thống giao thông bộ Kế hoạch giảm thiểu tác động Kế hoạch giám sát môi trường Phát triển năng lực và đào tạo Tiến độ thực hiện và chi phí Mối liên hệ giữa Kế hoạch quản lý môi trường và dự án 2.2.2 Dự Án Phát Triển Giao Thông Thành Phố Hà Nội (Hanoi Urban Transport Development project) Dự án do WB tài trợ là một phần quan trọng của Qui hoạch tổng thể Giao thông đô thị Hà Nội. Dự án có tên phát triển giao thông thành phố Hà Nội viết tắt là HUTDP. Kế hoạch quản lý môi trường cho giai đoạn tiền khả thi được tư vấn MVA Asia Limited thực hiện tháng 4 năm 2006. Kế hoạch quản lý môi trường này là một phần của báo cáo ĐTM cho dự án. Các yêu cầu của nhà tài trợ WB thể hiện trong đánh giá môi trường (OP/BP/GP 4.01). Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Giới thiệu chung Tổng quan dự án, mục tiêu và khung pháp lý của Kế hoạch QLMT Mô tả dự án Tên, vị trí, các hợp phần Tóm tắt các tác động của dự án Các giải pháp giảm thiểu Giai đoạn thiết kế Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành Liên quan tới cộng đồng và các trở ngại Quan trắc môi trường Quản lý môi trường và quan trắc 2.2.3 Dự Án Đường Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây (Express way Long Thanh – Dau Giay) Dự án có tên là xây dựng đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Dự án gồm 2 đoạn đường từ nút giao thông An Phú tới quốc lộ 51. Và đoạn từ nút giao quốc lộ 51 đến Dầu Giây. Dự án do JBIC (Ngân hàng Nhật bản về Hợp tác quốc tế) tài trợ. Báo cáo nghiên cứu ĐTM do Trung tâm khoa học công nghệ và BVMT xây dựng. Kế hoạch quản lý môi trường do nhóm chuyên gia SAPROF (Nhóm trợ giúp đặc biệt của dự án) tư vấn xây dựng hoàn thành tháng 8 năm 2007. Chủ đầu tư đại diện cho phía Việt Nam là VEC. Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng với một số nội dung chính sau: Giới thiệu chung Tổng quan dự án Mục tiêu và khung pháp lý của Kế hoạch QLMT Cơ sở pháp lý và các tiêu chuẩn áp dụng Mô tả dự án Tên, vị trí, các hợp phần Tóm tắt các tác động của dự án Kế hoạch quản lý môi trường Kế hoạch giảm thiểu tác động Kế hoạch giám sát môi trường (các thành phần môi trường) Phát triển năng lực Kế hoạch thực hiện và Chi phí Mối liên hệ giữa Kế hoạch quản lý môi trường và dự án Nhận xét chung: Các dự án trên đều thuộc nhóm các dự án ODA đầu tư vào công trình hạ tầng cơ sở. Các dự án đều tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu về BVMT của chính phủ Việt Nam thông qua trình và nộp các báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó dự án tuân thủ yêu cầu của nhà đầu tư về đánh giá môi trường. Các Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng như một phần không thể tách rời của báo cáo ĐTM. Các kế hoạch này được xem xét và bổ sung theo từng giai đoạn phát triển của dự án. Một điểm đặc biệt là cho đến nay các kế hoạch này luôn được tư vấn thực hiện như một phần trợ giúp của cơ quan tài trợ. NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Để đi đến quyết định lập kế hoạch quản lý môi trường cần: Xem lại kế hoạch triển khai dự án; Kiểm kê các hoạt động chính của dự án; Đối chiếu các hoạt động đó với điều kiện thực tế của khu vực; Cân nhắc các tác động có thể của các hoạt động này đối với môi trường tự nhiên, dân cư trong khu vực dự án. Quyết định về việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường. Khẳng định quyết tâm BVMT thông qua các chương trình hành động. Kế hoạch quản lý môi trường bao gồm 4 thành phần chương trình chủ yếu được trình bày trong Bảng 2.1 sau đây. Bảng 2.1 Thành phần chương trình của Kế hoạch quản lý môi trường Giảm thiểu  Các vấn đề môi trường    Các biện pháp giảm thiểu    Chi phí    Trách nhiệm thể chế   Quan trắc  Biến số cần đo đạc    Địa điểm    Cách thức đánh giá    Thời điểm đánh giá    Chi phí    Trách nhiệm   Xây dựng năng lực  Nhu cầu thiết bị (số lượng và chi phí)    Nhu cầu đào tạo (loại hình, xác định đối tượng, địa điểm, chi phí).   Tổ chức thực hiện  Hệ thống điều phối/tổ chức thực hiện từ công tác quan trắc đến công tác đưa ra quyết định quản lý môi trường   Nội dung Kế hoạch quản lý môi trường bao gồm: Khái quát Dự án; Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án; Xác định các vấn đề môi trường của Dự án; Đối chiếu Luật và Quy định của các bên liên quan – Yêu cầu pháp lý; Tổ chức thực hiện; Chương trình giảm thiểu; Quan trắc môi trường; Xây dựng năng lực. Một số nội dung chính được điểm lại như sau: Khái quát Dự án Lập một bản mô tả ngắn gọn về Dự án, quy mô và phạm vi của dự án và khu vực dự án, thời gian tiến hành dự án. Cần có một bản đồ khu vực dự án bao gồm các thông tin về: vị trí của dự án, các thành phố và thị trấn chính, các trục đường chính và đường tàu, các sông và hồ chính, và các vùng bảo vệ, khu vực nhạy cảm sinh học và các di sản văn hóa và lịch sử. Nếu dự án được thực hiện tại các khu vực có dân tộc thiểu số cũng cần cung cấp rõ thông tin về nhóm dân tộc, số lượng người và điều kiện sinh hoạt của họ. Khảo sát hiện trạng Môi trường khu vực Dự án Chủ dự án sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án trong giai đoạn tiền thi công (khảo sát môi trường nền), như một phần của quá trình quan trắc môi trường. Mục tiêu chính của công tác khảo sát hiện trạng môi trường như sau: Thu thập thông tin cơ sở về điều kiện tự nhiên để xác định môi trường nền khu vực Dự án; Cập nhật thông tin mới nhất về điều kiện tự nhiên của Dự án. Dữ liệu này sẽ được dùng làm cơ sở để tham chiếu cho các quan trắc môi trường tiếp theo; Xác định các vấn đề môi trường quan trọng trong giai đoạn tiền thi công, thi công và vận hành, phục vụ việc soạn thảo Kế hoạch Quản lý Môi trường. Xác định các vấn đề môi trường của Dự án Xác định cụ thể các tác động tiêu cực do hoạt động triển khai của dự án mà có thông qua các báo cáo: Nghiên cứu khả thi, Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án; qua quan sát trong quá trình thanh tra tại chỗ và các số liệu môi trường thích hợp khác. Các tác động môi trường được xác định dựa vào tác nhân, quy mô, đối tượng, mức độ và thời gian xảy ra tác động. Từ đó, trong Kế hoạch quản lý môi trường sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường khu vực dự án. Các tác động phải được tính đến trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành dự án. Với các thành phần chịu tác động như: xã hội (người dân, công trình văn hóa,…); chất lượng không khí, ồn, rung; chất lượng nước mặt, nước ngầm; chất lượng đất; cảnh quan đô thị,… Đối chiếu Luật và Quy định của các bên liên quan – Yêu cầu pháp lý Một dự án muốn được thực thi buộc phải đáp ứng những đòi hỏi về mặt pháp lý của Nhà nước sở tại. Hơn nữa, dự án còn phải thỏa mãn yêu cầu của Nhà tài trợ (nếu có). Vì vậy, trước khi dự án được triển khai, Chủ đầu tư cần đối chiếu tất cả các văn bản pháp lý của các bên liên quan, sao cho dự án tuân thủ đến mức tối đa những quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, các văn bản pháp lý bảo vệ môi trường gần như đã hoàn chỉnh với việc Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường 2005, kèm theo là các nghị định, thông tư,… hướng dẫn thực hiện luật. Mà gần nhất là việc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư 05/2008 – TT BTNMT, hướng dẫn thực thi các công tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện dự án sẽ được xác định thông qua việc phân công vai trò, trách nhiệm, tổ chức và trách nhiệm báo cáo của các tổ chức thực hiện. Mà nổi bật nhất là vai trò của Chủ đầu tư và Nhà thầu. Chủ đầu tư: chịu trách nhiệm chính trong việc chọn Nhà thầu; giám sát, đôn đốc các đơn vị thi công. Nhà thầu (cả chính và phụ): chịu trách nhiệm về các việc xây dựng và theo dõi các hoạt động chính đặc hiệu mà nhà thầu phải thực hiện trong Kế hoạch quản lý môi trường. Bao gồm: Áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng; Đảm bảo an toàn cho công nhân và người dân địa phương trong quá trình xây dựng. Ngoài vai trò của Chủ đầu tư và Nhà thầu, tùy hoàn cảnh của dự án có thể có Giám sát độc lập (hay Tư vấn độc lập) do Nhà tài trợ hoặc Chủ đầu tư chỉ định. Cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường. Một công tác quan trọng trong Kế hoạch quản lý môi trường là Báo cáo định kì của từng đơn vị thực hiện, trong đó cần xác định rõ: Ai báo cáo; Báo cáo cho ai; Tần suất thực hiện báo cáo. Việc báo cáo phải bám sát các yêu cầu đã đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền và cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chương trình giảm thiểu Lập bảng giảm thiểu căn cứ vào các vấn đề đã được xác định trong phần đánh giá các tác động ở trên. Đối với từng vấn đề đã được xác định nêu rõ các biện pháp giảm thiểu nên áp dụng. Kế hoạch giảm thiểu phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành dự án. Quan trắc môi trường Đối với mỗi vấn đề trong bảng kế hoạch giảm thiểu xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong quá trình triển khai dự án. Công tác quan trắc môi trường cần được xác định rõ: Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường; Thời gian và tần suất quan trắc. Các địa điểm quan trắc môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ chính xác thích hợp. Xây Dựng Năng Lực Các hoạt động xây dựng năng lực có thể không phải là yêu cầu trực tiếp trong việc xây dựng dự án hoặc quá trình thực hiện dự án, nhưng việc này cũng cần phải được thực hiện như một phần của dự án để nâng cao trình độ cán bộ hoặc nâng cấp các nguồn thiết bị. Những hoạt động này bao gồm đào tạo, tham quan hoặc chương trình mua sắm thiết bị. Cần tính toán số người được đào tạo, tập huấn hay số trang thiết bị cần được mua sắm, thay thế. Qua đó ước tính chi phí để thực hiện. Chương 3 DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG GIỚI THIỆU DỰ ÁN Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Bộ Xây dựng thẩm định và trình Chính phủ phê duyệt (tờ trình số 44/TTr – BXD ngày 11/08/2006). Theo đó dự án Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên được đưa vào quy hoạch đứng vị trí số 1 trong hệ thống 6 tuyến tàu điện ngầm của Tp. Hồ Chí Minh. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên đã được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 06/04/2007. Tuyến Bến Thành – Suối Tiên được xác định là tuyến tàu điện ngầm ưu tiên xây dựng đầu tiên trong hệ thống đường sắt đô thị của Tp.Hồ Chí Minh vì nó giữ vai trò rất quan trọng, là tuyến nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, nối trung tâm Thành phố với các quận đông dân cư như quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, cụm giải trí du lịch Suối Tiên và bến xe Miền Đông mới. Tương lai, tuyến có thể nối dài đến Tp. Biên Hòa và các khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên có chiều dài 19,7km, trong đó đi ngầm 2,6km và đi cao 17,1km, thuộc dạng đường sắt đô thị tốc độ cao, khối lượng vận chuyển lớn, như là một phần của sự phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tương lai, góp phần cải thiện tình trạng giao thông của Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn đi ngầm dài 2,6km: Bắt đầu từ công trường Quách Thị Trang (ga số 1), đi ngầm dưới đường Lê Lợi gồm 2 tuyến đường ngầm đơn chạy song song; từ ngã tư Lê Lợi – Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố (ga số 2), qua trụ sở công ty điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực nhà máy Ba Son (ga số 3). Đoạn đi cao dài 17,1km: Tuyến vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía bắc xa lộ Hà Nội. Đến khoảng km18 + 535 tuyến vượt sang phía nam xa lộ Hà Nội để vào ga số 14 (ga bến xe Suối Tiên mới), sau đó tuyến rẽ phải vào Depot Long Bình. Toàn tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7 km thuộc TP.HCM, và một phần tuyến nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương: Từ ga Bến Thành (Km0 – 245) đến rạch Thị Nghè (Km2 + 400) thuộc địa bàn quận 1; Từ rạch Thị Nghè (Km2 + 400) đến sông Sài Gòn (Km4 + 766) thuộc địa bàn quận Bình Thạnh; Từ sông Sài Gòn (Km4 + 766) đến Rạch Chiếc (Km8 + 657) thuộc địa bàn quận 2; Từ Rạch Chiếc (Km8 + 657) đến Bến xe Suối Tiên (Km19 + 501) thuộc địa bàn quận 9, Thủ Đức và một phần tuyến nằm trên địa bàn huyện Dĩ An – tỉnh Bình Dương. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN Hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án đường sắt đô thị Tp Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên được khảo sát bởi Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Công nghệ và Môi trường (ETC) dưới sự quản lý của liên danh NJPT. Mục tiêu chính của đợt khảo sát là thu thập những dữ liệu nền về điều kiện tự nhiên, để cập nhật những dữ liệu cũ nhất về điều kiện tự nhiên của Dự án và nhằm xác định những vấn đề môi trường liên quan trong suốt giai đoạn tiền xây dựng, xây dựng và giai đoạn hoạt động. Để đạt được những mục tiêu này, quá trình khảo sát được thực hiện tại hiện trường nhằm tập hợp những dữ liệu và thu thập các mẫu gồm không khí, tiếng ồn, rung động, nước mặt, nước dưới đất và đất (nơi thải bỏ chất thải). Kết quả phân tích những thông số này sẽ là dữ liệu nền môi trường cho việc đánh giá và lập kế hoạch quản lý môi trường. Chất Lượng Không Khí Sơ đồ các vị trí giám sát chất lượng không khí, ồn, rung được thể hiện trong Hình 3.2 sau. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.1 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này. Bảng 3.1 Kết quả khảo sát chất lượng không khí Ngày  Vị trí  Thông số     Bụi (mg/m3)  SO2 (mg/m3)  NO2 (mg/m3)  CO (mg/m3)   18/08/08  Bến Thành  0,50  0,205  0,190  9,78   19/08/08  Ba Son  1,67  0,222  0,119  11,31   20/08/08  CV Văn Thánh  0,33  0,208  0,108  12,14   20/08/08  Thảo Điền  0,10  0,138  0,166  10,95   22/08/08  Rạch Chiếc  0,40  0,153  0,107  11,26   23/08/08  Nhà hát TP  0,30  0,129  0,121  11,83   25/08/08  Thủ Đức  1,10  0,124  0,120  9,65   26/08/08  Bình Thái  0,10  0,162  0,072  11,18   27/08/08  Khu CNC  0,40  0,181  0,093  10,97   28/08/08  Suối Tiên  0,80  0,077  0,060  11,47   TCVN 5937 – 2005  0,3  0,35  0,2  30   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét chất lượng không khí khu vực Dự án: Hầu hết nồng độ bụi ở các khu vực khảo sát đều cao hơn nồng độ tiêu chuẩn TCVN 5937 – 2005 (trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3). Nồng độ bụi tại Ba Son, Thủ Đức, Bình Thái cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần vì trong thời điểm khảo sát tại khu vực Dự án có nhiều xe cộ qua lại. Nồng độ SO2 trong đợt khảo sát đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 – 2005 (trung bình 1 giờ là 0,35 mg/m3). Nồng độ SO2 cao nhất tại Ba Son và có giá trị thấp nhất ở Ga Suối Tiên.Vì vậy, môi trường không khí tại khu vực Dự án là không bị ô nhiễm SO2. Tương tự như SO2, nồng độ NO2 ở hầu hết các điểm khảo sát là thấp hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 – 2005 (trung bình 1 giờ là 0,2 mg/m3). Nồng độ NO2 cao nhất là ở Bến Thành, thấp nhất là ở Ga Suối Tiên. Theo bảng trên, có thể thấy môi trường không khí tại khu vực Dự án không bị ô nhiễm NO2. Nồng độ CO trong đợt khảo sát này đều thấp hơn nồng độ tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937 – 2005 (trung bình 1 giờ là 30 mg/m3). Nồng độ CO cao nhất tại Văn Thánh và nồng độ CO thấp nhất tại Thủ Đức. Dựa vào bảng kết quả ta thấy rằng nồng độ CO thay đổi không đáng kể. Tiếng Ồn Kết quả phân tích tiếng ồn tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.2 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này. Bảng 3.2 Kết quả tiếng ồn tại vị trí khảo sát Ngày (10h)  Vị trí lấy mẫu  Kết quả (dBA)     Leq  L10  L90   18/08/2008  Bến Thành  69,3  71,1  66,6   19/08/2008  Nhà hát Thành phố  65,1  66,9  61,8   20/08/2008  Ba Son  71,6  74,0  66,0   21/08/2008  CV Văn Thánh  57,9  60,9  48,7   22/08/2008  Thảo Điền  73,8  74,4  65,9   23/08/2008  Rạch Chiếc  67,8  70,7  60,0   25/08/2008  Bình Thái  68,8  71,3  59,4   26/08/2008  Thủ Đức  69,0  71,1  62,0   27/08/2008  Khu CNC  63,9  66,0  58,9   28/08/2008  Ga Suối Tiên  54,7  58,4  46,2   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét tiếng ồn khu vực Dự án: Hầu hết các giá trị ồn đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998. Hoạt động của người dân trong khu vực dân cư, công viên và giao thông là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Sinh hoạt hàng ngày của dân cư đã gây ra tiếng ồn và làm chúng vượt tiêu chuẩn cho phép. Thảo Điền – khá gần đường giao thông, là điểm có độ ồn cao nhất. Rung Động Kết quả phân tích rung động tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.3 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này. Bảng 3.3 Kết quả rung động tại vị trí khảo sát Ngày (10h)  Tên trạm  Kết quả (Leq-dB)   18/08/2008  Bến Thành  48,1   19/08/2008  Nhà hát Thành phố  52,5   20/08/2008  Ba Son  50,3   21/08/2008  Công viên Văn Thánh  45,7   22/08/2008  Thảo Điền  47,8   23/08/2008  Rạch Chiếc  46,1   25/08/2008  Bình Thái  57,6   26/08/2008  Thủ Đức  53,0   27/08/2008  Khu công nghệ cao  46,6   28/08/2008  Ga Suối Tiên  46,9   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét mức rung động tại khu vực Dự án: Nhìn chung, giá trị rung động trong đợt khảo sát này thì không ổn định. Tất cả các giá trị đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (75dBA). Giá trị này phụ thuộc vào hoạt động xung quanh vị trí khảo sát và hoạt động giao thông. Giá trị rung cao nhất là ở Bình Thái. Chất Lượng Nước Mặt Sơ đồ các vị trí giám sát nước mặt được thể hiện trong Hình 3.3 sau.    Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.4 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này. Bảng 3.4 Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt Tên vị trí  BX Suối Tiên  Rạch Chiếc  Thảo Điền  CV Văn Thánh  Ba Son  TCVN 5942 - 1995, mức A   Ngày thực hiện  15/08/08  6/9/2008  6/9/2008  6/9/2008  6/9/2008    Thông số  Đơn vị         Nhiệt độ  0C  30,2  28,6  30,6  29,8  28,9  -   pH  -  6,45  6,68  6,53  6,33  6,31  6,0 – 8,5   SS  mg/l  111  182  116  85  53  20   BOD5  mgO2/l  29  7,2  7,0  18,0  31,0  < 4   COD  mgO2/l  45  18  22  50  68  < 10   DO  mgO2/l  0,4  3,0  2,3  1,2  1,7  ≥ 6   Tổng N  mg/l  2,94  2,77  3,32  8,40  9,17  -   Tổng P  mg/l  0,76  0,37  0,46  1,66  1,70  -   Dầu/mỡ  mg/l  0,77  0,25  1,17  0,67  1,67  0   Tổng Coliforms  MPN/100 ml  4.300  4.600  9.300  240.000  460.000  5.000   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét chất lượng nước mặt khu vực Dự án: Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các giá trị nêu trong bảng trên đều vượt giới hạn TCVN 5942 – 1995, cột A. Chứng tỏ rằng, nước tại khu vực Suối Cái, Rạch Chiếc, sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng được thải ra từ nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đợt khảo sát này, hàm lượng Tổng Coliform ở một số vị trí vượt tiêu chuẩn đối với nguồn loại A (giới hạn cho phép là 5.000 MPN/100 ml). Nước có chứa nhiều vi sinh sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Hàm lượng của Tổng Coliform phụ thuộc vào nguồn nước thải và khí hậu ở vị trí quan trắc. Chất Lượng Nước Dưới Đất Sơ đồ các vị trí giám sát chất lượng nước dưới đất được thể hiện trong Hình 3.4 sau.    Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất được tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.5 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này. Bảng 3.5 Kết quả khảo sát chất lượng nước dưới đất Tên vị trí  BX Suối Tiên  CNC  Thủ Đức  Bình Thái  Rạch Chiếc  Tân Cảng  Nhà hát TP  Bến Thành  TCVN 5944-1995   Thời gian lấy mẫu  15/08  15/08  15/08  15/08  15/08  16/08  22/08  22/08    Thông số  Đơn vị            pH  -  6,90  6,35  7,00  6,50  6,62  6,29  7,10  6,47  6,4 – 8,5   Độ màu  Pt-Co  0  0  1  1  1  1  1  0  5-50   TDS  mg/l  460  165  92  123  52  132  283  102  -   SS  mg/l  9  5  6  5  9  15  5  4  -   Độ dẫn điện  µS/cm  961  405  217  319  115  238  684  223  -   COD  mgO2/l  4  1  1  5  4  6  3  6  -   Tổng N  mg/l  3,68  2,97  4,45  7,05  0,06  3,22  4,121  2,583  -   Tổng P  mg/l  0,06  0,01  0,02  0,04  0,01  0,19  0,068  0,003  -   T.Coliform  MPN/100ml  4  3  3  3  3  3  3  2  3   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét chất lượng nước dưới đất khu vực Dự án: Dựa vào kết quả khảo sát, chất lượng nước dưới đất ở khu vực dự án khá tốt. Theo số liệu từ Bảng 3.5, pH của nước dưới đất tại khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944-1995 (6,4 – 8,5). Nhiều mẫu nước dưới đất tại các khu vực như Ga Suối Tiên, Khu Công nghệ cao, Bến Thành, kết quả độ màu là 0 Pt-Co. Tại các khu vực còn lại, độ màu dao động từ 1 – 2 Pt–Co. Nếu chỉ xét riêng về mặt độ màu thì chất lượng nước mặt tại khu vực dự án là rất tốt. Kết quả phân tích TDS tại tất cả các giếng không nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước dưới đất (TCVN 5944-1995: 750 – 1.500 mg/l), cụ thể là thấp hơn giới hạn dưới của tiêu chuẩn (750 mg/l). Nồng độ COD dao động từ 1 - 6 mgO2/l. Giá trị cao nhất là 6 mgO2/l đo được tại nhiều vị trí. Nồng độ COD cao trong nước dưới đất chứng tỏ rằng nước dưới đất bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Mặc dù cũng như SS, COD không có quy định trong TCVN 5944-1995, tuy nhiên nồng độ COD đo được trong đợt khảo sát này là không đáng kể và có thể chấp nhận được. Nhìn chung, nước dưới đất trong khu vực dự án không bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Kết quả phân tích cho thấy có sự xuất hiện của Coliform ở tất cả các mẫu. Tại một vài mẫu ở các khu vực như Suối Tiên, Khu Công nghệ cao – Thủ Đức, Tân Cảng và nhà hát Thành phố… hàm lượng Coliform tổng đạt bằng giá trị tới hạn của TCVN 5944-1995 (3 MNP/100ml). Mặc dù ở các khu vực còn lại, nước dưới đất vẫn có dấu hiệu bị ô nhiễm Coliform, tuy nhiên hàm lượng Coliform vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Chất Lượng Đất Sơ đồ các vị trí giám sát chất lượng đất được thể hiện trong Hình 3.5 sau. Kết quả phân tích chất lượng đất tại một số vị trí khảo sát được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.6 sau. Nội dung đầy đủ có trong Phụ lục 1 của Khóa luận này.    Bảng 3.6 Kết quả khảo sát chất lượng đất Thời gian lấy mẫu  Số vị trí  Thông số     pH  Độ axít  T. N  T.P  Dầu/mỡ  CN-  Tổng chất hữu cơ     -  (me/100g)  %  %  (mg/Kg)  (mg/Kg)  %   15/08/2008  BX Suối Tiên  5,03  0,51  0,084  0,023  260  KPH  0,985    CNC  5,93  0,13  0,056  0,023  80  KPH  0,563    Bình Thái  7,45  0,13  0,098  0,101  40  KPH  1,270    Phước Long  5,06  0,38  0,308  0,092  100  KPH  5,630    Rạch Chiếc  8,46  0,13  0,140  0,098  200  KPH  2,390   16/08/2008  An Phú  7,18  0,38  0,336  0,158  340  KPH  7,670    Thảo Điền  8,02  0,13  0,028  0,015  250  0,200  0,422    Tân Cảng  7,59  0,13  0,140  0,096  200  0,135  2,670    CV Văn Thánh  5,89  0,13  0,196  0,100  160  0,240  3,450    Nhà hát Tp  7,98  0,13  0,196  0,213  340  KPH  3,660    Bến Thành  6,56  0,027  0,308  0,014  KPH  KPH  0,879   Nguồn: ETC, 2008. Nhận xét chất lượng đất khu vực Dự án: Trên cơ sở các mẫu đất đã phân tích trong khu vực Dự án cho thấy chưa phát hiện tình trạng bị ô nhiễm ở môi trường đất trên vùng này. Một số chỉ tiêu cơ bản trong đất như lượng dầu mỡ, kim loại nặng hay thuốc trừ sâu,… tại khu vực Dự án đều nằm trong giới hạn tự nhiên của khu vực. Tài Nguyên Sinh Vật Và Các Hệ Sinh Thái Tài nguyên sinh học trên cạn Các kiểu hệ sinh thái sau: Kiểu sinh thái cây thân gỗ: phân bố chủ yếu ở gần đường và khu dân cư. Các cây chủ yếu là cây trồng lấy gỗ, lấy bóng mát và một số cây gỗ mọc tự nhiên còn sót lại, có thể là các loài: Ceiba pentandra, Ficus microcarpa, Eugenia oblata, Eucalytus teriticornis, Sonnertia caeseolari,… Kiểu sinh thái cây bụi: gồm hầu hết các cây bụi mọc rải rác với các loài thường gặp như: Annona glabra, Malpighi glabra, Melaleuca cajeputi, Hisbicus tiliaceus. Các loại này phân bố trên hai dạng đất chính là đất đã được canh tác nông nghiệp hoặc vùng đất phèn tiềm tàng, nhiễm mặn vào mùa khô. Kiểu sinh thái hỗn hợp cỏ - dừa nước: chiếm diện tích lớn trong vùng nghiên cứu, đây là vùng đất trũng có các kênh rạch bao bọc. Hai loài cỏ là Duclis và loài Sacciolepis myuros và Eleocharis dừa nước (Nipa fruitican) chiếm ưu thế và có nhiều nơi chúng mọc thành đám thuần. Ngoài ra còn có một số loài mọc xen kẽ như Pacicum repens, Phragmates karka, Cryptocoryne ciliata. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã. Kiểu sinh thái hỗn hợp dừa nước – mái dầm: là kiểu sinh thái chỉ thị cho nước lợ ven sông. Dừa nước (Nipa fruitican) mọc xen kẽ với các đám mái dầm (Aglaodora griffithii) tạo nên một lớp thảm xanh trên đất ngập nước gần như liên tục trên sông. Kiểu hệ sinh thái này cũng chiếm diện tích khá lớn trong khu vực. Hệ sinh thái ven sông và kênh rạch: thực vật phân bố hai bên kênh rạch và ven sông Sài Gòn thuộc địa phận Thủ Thiêm là các loài Nipa fruiticans, Sonneratia caeseolaris, Polygonum hydropiper, Stenochlaena palustris. Các loài cây mọc sát mép nước như các loài Monochoria hastate, Phragmates karka, Annona glabra. Tất cả đều là thực vật ưa ẩm, chịu mặn. Động vật khu vực này khá phong phú. Kiểu sinh thái đồng ruộng: diện tích ruộng lúa nhỏ, địa hình thấp (0,5 – 0,7 m/alt), đất phèn, chua nên chỉ cấy lúa vào mùa mưa. Mùa khô (tháng 1 đến tháng 5) đất ruộng bỏ không và các loài cỏ như Scripus articulatus, Eleocharis, Lemma, Panicium,…mọc kín ruộng. Diện tích lúa ngày càng thu hẹp vì năng suất lúa thấp, hiệu quả kinh tế kém. Động vật ở đây có nhiều loài cá như Flutaalba, Anabas testudinues, Ophiocephalus stritatus, … Hệ sinh thái vườn: chỉ có một loài cây duy nhất được trồng tập trung thành vườn cây ăn trái đó là dừa (Cocos nucifera). Hiện chỉ còn 27ha, do năng suất trái cây thấp và việc tiêu thụ kém làm diện tích dừa ngày một thu hẹp. Kiểu sinh thái thổ cư: các loài thực vật phân bố trên đất thổ cư bao gồm các loài cây ăn trái và một số cỏ hoang dại như Glinus oppositifolius, Hibiscus, … đây là các loài ưa Nitrat và chịu tác động thường xuyên của con người. Hệ động vật: Thành phần động vật trên cạn ở đây cũng thay đổi do quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có một số loài phổ biến của các lớp như: Lớp ếch nhái (Amphibia) có: Cóc, Ngóe, Nhái Cây, Ếch, Ễnh Ương,…; Bò sát (Reptilia): Rắn Nước, rắn Sọc Dừa, rắn Mòng, Thạch Sùng, Thằn Lằn, …; Lớp chim (Aves): Chim Âu, Chào Mào, Cốc Nhỏ; Động vật có vú (Mamalia): Chuột Đất, Chuột Đồng, Chuột Chù. Nhìn chung thành phần loài của hệ động vật và thực vật ở đây tương đối nghèo nàn và không có loài sinh vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam có ở khu vực triển khai dự án. Tài nguyên thủy sinh Theo Trung tâm KHCN bảo vệ môi trường (tháng 4/2004), các loài thủy sinh trong khu vực dự án, mà điểm khảo sát là sông Sài Gòn, như sau: Phiêu sinh thực vật: có 1.520.000 tế bào/m3, loài ưu thế là Melosira granulata và loài này có 703.000 tế bào/m3; Phiêu sinh động vật: số lượng cá thể 7.584 con/m3, loài ưu thế là Thermocylops hyalinus; Động vật đáy: số lượng cá thể 16.900 con/m3, loài ưu thế là Limnodrilus hoffmeisteri Caaparede. Kết quả trên cho thấy số lượng cá thể của loài thủy sinh trong khu vực sông Sài Gòn tương đối ổn định, các loài ưu thế là các loài ưa môi trường nước lợ nhạt và nhiều phèn. Khu vực kênh của Thành phố số lượng các thể của các nhóm thủy sinh rất khác biệt, nhưng trong số đó phiêu sinh thực vật có số lượng cá thể lớn. Các loài ưu thế là các loài ưa môi trường nước nhiễm bẩn và nhiều phèn. Động vật đáy: Khu vực kênh rạch nội thành, tại nhiều điểm không còn động vật đáy do bị nhiễm bẩn nặng, bùn đen thối hủy diệt động vật đáy. Do nhiễm bẩn các loài nhuyễn thể bị chết, chỉ các loài Corbicula leviscula, Corbicula castanea, Limnoperna siamens tồn tại ở khu vực xa nguồn bẩn như cầu Đen, cầu Ông Tranh. Đáng lưu ý là các loài Polychaeta di nhập từ biển thích ứng tốt với điều kiện độ mặn thấp, nhiễm bẩn và nhiễm phèn của khu vực Dự án. Các loài cá, tôm: Đã xác định được 34 loài cá trên sông Sài Gòn, thuộc vào 19 họ. Trong 34 loài này thì có 25 loài có tầm quan trọng kinh tế. 13 loài tôm thuộc vào 4 họ cũng được xác định. Thực vật phù du: Có 151 loài tảo thuộc 6 nhóm đã được xác định ở sông Sài Gòn và các kênh rạch. Loài đặc trưng thuộc về bộ Bacillariophyta (72 loài chiếm 47,7% tổng số loài). Ở hầu hết các mẫu, các loài đặc trưng cho môi trường ô nhiễm trung bình đã được tìm thấy. Ví dụ như: Oscilatoria limnetica, O. nigro – viridis, O. subbrevis, Arthrospira gomotiana,…Các loài biểu hiện nước lợ bao gồm: Leptoccylindrus danicus, Chactoceros, Compactom,…. Động vật phù du: Số lượng của các loài động vật phù du tìm thấy trong khu vực dự án như sau: Rotatoria (47 con), Larva (4 con), Copepoda (8 con), Ostracoda (1 con), Protozoa (2 con), Cladocera (3 con). Động vật đáy: Chỉ có 8 loài thuộc 4 lớp động vật đáy được tìm thấy trong bùn đáy ở sông Sài Gòn và các kênh rạch trong dự án. Giun nhiều tơ có 2 loài; giun ít tơ có 2 loài; chân bụng có 3 loài và ấu trùng côn trùng chỉ có 1 loài. Trứng cá, cá con, ấu trùng tôm: Trong 13 mẫu thu được ở 9 địa điểm bao gồm cả nước lớn và nước ròng, chỉ có 3 mẫu ở rạch Nước Lên, sông Sài Gòn và giồng Ông Tổ có chứa trứng cá. Tại các điểm khác, trứng cá bị hủy diệt do ô nhiễm nước trầm trọng. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN Tình hình dân số và mật độ dân số các quận có dự án đi qua được trình bày theo biểu đồ như hình 3.6 và 3.7 sau.   Nhận xét: Qua hai biểu đồ trên, ta có thể thấy Dự án đi qua các quận nội thành (quận 1, Bình Thạnh) có dân số và mật đô dân số rất cao, còn các quận ngoại thành (quận 2, Thủ Đức, 9) thì dân số và mật độ dân số còn thấp. Do đó, có thể thấy tác động của Dự án đến dân cư trong khu vực là đáng kể. Tại quận Bình Thạnh, qua khảo sát các hộ bị ảnh hưởng (BAH) bởi dự án, tình hình độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của người dân được thể hiện như sau.     Nhận xét: Tỷ lệ trẻ em, thiếu niên (dưới 18 tuổi) trong độ tuổi chưa đến trường và độ tuổi đi học chiếm 25,13%, ngoài việc phải chịu tác động tiêu cực chung với gia đình, việc di dời chỗ ở cũng có thể thay đổi môi trường học tập của các em. Trong khi đó, số người hết tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp là 12,12%. Ở thời điểm hiện tại, trình độ văn hóa chuyên môn của người dân bị ảnh hưởng tại quận Bình Thạnh là tương đối thấp, thực tế với trình độ văn hóa này thì nghề nghiệp của họ cũng chỉ là lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, hoặc làm dịch vụ không đòi hỏi trình độ chuyên môn. Với các nghề nghiệp hiện nay của người dân bị ảnh hưởng, cho thấy số người có thu nhấp 1-3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,20%, 3 – 5 triệu đồng chiếm 41,59%, và trên 5 triệu đồng là 27,43%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08.NOI DUNG KLTN.doc