SD Hàng tồn kho trong năm 2011 giảm 35.274.279.706 VND (so với năm 2010), còn trong năm 2010 thì SD hàng tồn kho lại tăng lên là 54.295.266.985 VND (so với năm 2009). Điều đó cho thấy trong năm 2011 Kinh Đô đã giải phóng được thêm hàng tồn kho, thu hồi được thêm vốn nằm ứ đọng trong hàng tồn kho. Điều này có thể do Kinh Đô đang thay đổi chính sách dự trữ hàng tồn kho, thay đổi trong định mức sản xuất, hoặc cũng có thể do hoạt động bán hàng tốt hơn, hoặc do sự thay đổi trong công nghệ đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.
SD Các khoản phải trả trong năm 2011 tăng 137.986.606.744 VNĐ (so với năm 2010), trong khi đó SD các khoản phải trả trong năm 2010 giảm 788.888.268.100 VNĐ (so với năm 2009). Điều đó cho thấy trong năm 2011 Kinh Đô đã tăng cường chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. Việc làm này bên cạnh đem lại lợi ích cho Kinh Đô là có nguồn vốn chi phí thấp ( thường là miễn phí) tuy nhiên đây chỉ là nguồn vốn ngắn hạn và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và tới mối quan hệ với nhà cung cấp.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH_ĐỀ TÀI SỐ 3
Công ty phân tích: Công ty cổ phần Kinh Đô
Mã CK: KDC
Ðuờng link download BCTC của công ty CP Kinh Đô dã duợc E & Y kiểm toán:
Nhóm SV thực hiện:
1. Nguyễn Hồng Biên
CQ510357
2. Lưu Xuân Đức
CQ510998
3. Nguyễn Văn Khải
CQ511809
4. Lương Đình Quyết
CQ512543
5. Lương Khắc Thiên
CQ512831
6. Trần Văn Tuấn
CQ513275
7. Nguyễn Văn Trung
CQ513201
GVHD: TS. Phạm Thị Thủy
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Kinh Đô
1.1. Liên hệ chi tiết:
- Ðịa chỉ: 141 Nguyễn Du, Phuờng Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh
- Ðiện thoại: +84-()08-38.27.08.38
Fax: +84-(0)8-38.27.08.39
Email: kido.co@kinhdofood.com
Website:
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính
- Chế biến nông sản thực phẩm
- Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
Sản phẩm và thị phần:
- Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp
- Bánh trung thu: 75-80% thị phần
- Kẹo các loại.
Thị trường tiêu thụ: chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty.
Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Công ty.
1.3. Chiến lược phát triển
- Đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị dinh dưỡng cao, khẩu vị mới lạ... Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ 20% đến 30%, đến năm 2010 doanh thu đạt 3000 tỷ (xuất khẩu đạt 30 triệu USD)
- Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ phát triển sang các lĩnh vực khác như xây dựng, đầu tư tài chính...
- Hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP
1.4. Tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 12/12/2005, 25 triệu cổ phiếu KDC (KDC là mã giao dịch của Kinh Đô) của công ty chính thức giao dịch lần đầu tại Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.
II. Nội dung phân tích
2.1. Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Kinh Đô năm 2011 và năm 2010:
(Bảng phân tích được đính kèm File này)
2.2. Nhóm các chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn:
2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số này ở các năm 2010 và 2011 lần lượt là : 4,28 và 2,96.
Năm 2011 hệ số giảm 1,31 lần tương đương với tốc độ giảm 30,68%, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả.Cụ thể tốc độ tăng của tổng tài sản năm 2011 so với 2010 là 15,45%, tôc độ tăng nợ phải trả là 66,56%. Năm 2011 Nợ phải trả tăng cao là do 2 nguyên nhân:
-Thứ nhất: Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm và đầu tư vào các hoạt động khác nên tăng cường nợ vay để đầu tư, cụ thể Tài sản dài hạn năm 2011 tăng 11,88%, Nợ ngắn hạn tăng 70,67%, Nợ dài hạn tăng 33.87%.
-Thứ hai: Do chính sách tài chính của công ty tăng cường sử dụng nguồn vốn vay nhắm mục đích gia tăng lợi nhuận của công ty, gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên cả 2 năm hệ số đều lớn hơn 2 là tín hiệu tốt của doanh nghiệp khi mà 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo lớn hơn 2 đồng tài sản. Doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán.
Trong năm 2011, các đối thủ cạnh tranh cùng ngành với Kinh Đô như Hải Hà và Bibica cũng có khả năng thanh toán tổng quát như Kinh Đô. Thậm chí Bibica còn tốt hơn rất nhiều (3,71). Hải Hà dù thấp hơn một chút (2,63) nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát. Điều này khiến cuộc cạnh tranh thị trường sẽ cân bằng giữa các công ty với nhau.
2.2.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 và 2011 lần lượt là 2,23 và 1,43. Năm 2011 giảm 0,79 lần so với năm 2010 tương đương với tốc độ giảm 35.61% điều này cũng cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm, nguyên nhân là do tốc độ tăng nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn. Cụ thể tốc độ tăng TSNH năm 2011 so với 2010 là 9,89% trong khi đó tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 70,67% (Chủ yếu tăng do 2 khoản mục Nợ và vay ngắn hạn tăng 131,94% và khoản Phải trả người lao động tăng 191,9%), điều này là phù hợp với chính sách tài chính của doanh nghiệp như đã nói ở trên. Năm 2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,23 đồng TSNH, năm 2011 là 1,43 đồng.Nhìn chung cả 2 năm hệ số này vẫn lớn hơn 1doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ít nhất trong thời gian ngắn. Do TSNH lớn hơn Nợ ngắn hạn => TSDH < Nợ dài hạn+ VCSH, chứng tỏ tình hình tài chính công ty vẫn ổn định.
Cũng trong năm 2011, các đối thủ cạnh tranh của Kinh Đô có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt hơn Kinh Đô. Đối với Hải Hà là 1,64 và Bibica là 2,01. Xét về mặt tích cực thì Kinh Đô đang dần chiếm dụng vốn của đối tác được nhiều hơn nhưng tiêu cực ở đây chính là chính sách kinh doanh mạo hiểm.
2.2.3. Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 và 2011 lần lượt là 1.81 và 1.21, nếu các chủ nợ đòi nợ doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán mà không cần phải thanh lý hàng tồn kho.Năm 2011 hệ số giảm 0,6 lần tương đương với tốc độ giảm 33,16% vẫn do nguyên nhân tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn so với tốc độ tăng của TSNH. Tuy nhiên là doanh nghiệp sản xuất thì hệ số này thường phải ≥ 2 mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán.
Xét về mặt này thì không chỉ Kinh Đô mà các đối thủ của Kinh Đô cũng đang không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Hải Hà chỉ đảm bảo ở mức 0,68 và Bibica là ở mức 1,43. Đều thấp hơn hệ số đảm bảo là 2.
2.2.4. Khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời năm 2010 và 2011 lần lượt là 0,64 và 0,54. Ta thấy cả 2 năm chỉ số này đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên nếu toàn bộ số nợ ngắn hạn công ty có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm thì hệ số này chỉ cần lớn hơn 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán. Nếu toàn bộ số nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng thì đấy được coi là 1 cảnh báo với doanh nghiệp về mất khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu này của các doanh nghiệp cùng ngành như Hải Hà và Bibica lần lượt là 0,42 và 0,29. Điều này cho thấy chung trong toàn ngành đang không đảm bảo được khả năng thanh toán tức thời.
Kết luận: Nhìn chung năm 2011 các hệ số của nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn đều giảm so với năm 2010 điều này cũng dễ hiểu do doanh nghiệp đang theo đuối chính sách tài chính mạo hiểm hơn,tăng cường sử dụng nguồn vốn nợ với mục đích tăng lợi nhuân và gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu( Hế số nợ tăng cao => ROE sẽ tăng).
(ROE= Tỷ suất sinh lời của tài sản/(1-Hệ số nợ)
Điều này khá phù hợp và phản ánh tương đối chính xác tình hình kinh tế tài chính trong 2 năm 2010 và 2011. Bởi lẽ trong 2 năm 2010 và 2011 tình hình kinh tế Thế giới nói chung (đặc biệt ở Châu Âu gặp khá nhiều khó khăn) và cả Việt Nam cũng có nhiều khó khăn. Lạm phát 2 con số, lãi suất ngân hàng cũng ở mức cao. Tiền trong các doanh nghiệp nói chung là không nhiều.
2.3. Nhóm các chỉ tiêu thanh toán dài hạn:
2.3.1. Hệ số nợ :
Tỷ số nợ phản ánh trong 100 đồng tài sản của doanh nghiệp đầu tư có 23 đồng tài sản ( năm 2010), 34 đồng (năm 2011) từ vốn vay bên ngoài. Có thể thấy tỷ số năm 2011 cao hơn năm 2010 44,27 %. Qua thực tế cho thấy giai đoạn 2010-2011, kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng, vẫn còn rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn để khôi phục sản suất là hợp lý. Việc tăng hệ số nợ gây ra tăng rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong 2 năm tỷ số này vẫn thấp , chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình của doanh nghiệp vẫn khả quan, tác động tích cự đến hoạt đọng kinh doanh. Đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.
Năm 2011,tỷ số nợ tăng do các nguyên nhân:
Nợ phải trả năm 2011 tăng 66,56% so với năm 2010, chủ yểu là tăng các khoản nợ ngắn hạn như: vay ngắn hạn, phải trả người lao động, các chi phí phải trả…Còn các khoản nợ dài hạn chủ yếu tăng ở mục phải trả dài hạn khác, trợ cấp mất việc làm. Như vậy trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn chịu rủi ro trong thanh toán.
Hệ số này của Kinh Đô là trung bình nếu đem so sánh với Hải Hà (0,38) và Bibica (0,27). Điều này cho thấy không chỉ Kinh Đô mà còn cả Hải Hà và Bibica đều đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.
2.3.2. Hệ số nợ trên vốn chủ:
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ này năm 2011 tăng 0,2 so với năm 2010, tức tăng 63,26%. Tỷ lệ tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp tăng hình thức huy động vốn bằng vay nợ, chủ yếu là vay ngắn hạn, điều này tạo áp lức thanh toán cho doanh nghiệp trong ngắn hạn,với mức tăng 63,26% là khá cao, DN cần cân nhắc việc đi vay nợ và huy động vốn chủ sợ hữu cho hợp lý, tránh mất cân đối và tăng rùi ro trong thanh toán. Tuy nhiên hình thức huy động vốn này giúp dn kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Chỉ tiêu này thì Kinh Đô cũng nằm ở mức trung bình so với 2 công ty trên. Với Hải Hà là 0,61 và Bibica là 0,27. Ðiều này cho thấy các doanh nghiệp này đều đang giữ sự hợp lý về nguồn vốn, tránh mất khả năng thanh toán.
2.3.3. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Trong năm 2011 chỉ tiêu này giảm 10,18 % so với năm 2010, củ thể: năm 2010: cứ 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng 20,57 đồng tài sản dài hạn, còn năm 2011: cứ 1 đồng nợ dài hạn chỉ được đảm bảo bằng 18,48 đồng ts dài hạn, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp bị giảm xuống
Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn ( tốc độ tăng nợ dài hạn là 33,87%, tốc độ tăng của tài sản dài hạn là 20,24%).
Qua phân tích cho thấy, DN tăng mạnh các khoản vay nợ, đầu tư ít vào các tài sản ngắn hạn cũng như dài hạn, có thể DN đang muốn khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiếm thuế, hoặc theo đuổi 1 chiến lược kinh doanh mới ( như đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết), hoặc khả năng đảm bảo các khoản nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn giảm xuống thật sự. Để có kết luận cụ thể cần xem xét chỉ số này của Kinh Đô với trung bình ngành hoặc với các công ty khác cùng linh vực.
So sánh với Bibica (hệ số là143,8) thì hệ số thanh toán nợ dài hạn của Kinh Đô đang rất thấp, DN cần kết hợp hài hòa giữa các chính sách, chiến lược phát triển với khả năng thanh toán thực của công ty, tránh tăng rủi ro, gây áp lực thanh toán trong tương lai.
2.3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi nợ vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lải nợ vay, đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tính dụng.
Khả năng trả nợ lãi nợ vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán phí lại tiền vay năm 2011 giảm so với năm trước 66,37%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm xuống do các khoản vay ngắn hạn , vay dài hạn của doanh nghiệp tăng lên khá cao, tuy nhiên xét trên thực tế thời điểm hiên tại, nhà nước đang có chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng, khuyến khích vay vốn, mở rộng sản xuất …nên áp lực trả nợ của DN sẽ không quá lo, dự báo tăng trưởng trong tương lai của DN là tốt.
Chỉ tiêu này thì Kinh Đô kém rất xa so với các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể Hải Hà là 8,76 và Bibica là 8,22. Điều này cản trở cho Kinh Đô trong huy động vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm phân tích người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ dài hạn, và khả năng này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy việc giảm hệ số này xuống còn 2,98 không thể kết luận ngay Kinh Đô bị mất khả năng thanh toán lãi vay dài hạn được, mà cần xem xét dưới nhiều góc độ.
2.3.5. Hệ số nợ /tài sản đảm bảo
Hệ số nợ/ tài sản dảm bảo 2010 là 0,26, năm 2011 là 0,37. Hệ số này tăng cho thấy tình hình đảm bảo nợ bằng tài sản giảm đi 1 phần. Tuy nhiên không phải DN đang mất khả năng thanh toán nợ bằng các tài sản khi có rủi ro vì hệ số còn thấp và việc tăng này có thế có chiến lược kinh doanh của DN thay đổi trong ngắn hạn, DN vẫn có thể đưa ra các quyết đinh đầu tư kinh doanh tích lũy lợi nhuận trong tương lai.
Kết luận: như vậy qua phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán dài hạn của DN cho thấy DN vẫn có 1 cơ cấu tài chính an toàn, đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi có rủi ro, tuy các chỉ số an toàn có giảm đôi chút nhưng điều này là không lo ngại. DN cần sử dụng đúng và hợp lý các khoản vay ngắn và dài hạn vào các mục tiêu kinh doanh củ thể nhằm tạo ra lợi nhuận và tăng uy tín và chất lượng tài chính của mình.
2.4. Nhóm chỉ tiêu dòng tiền:
2.4.1. Hệ số dòng tiền /Nợ vay đến hạn trả
Hệ số dòng tiền /Nợ vay đến hạn trả năm 2011 đã tăng 33,53 lần so với năm 2010, điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản Nợ vay đến hạn trả bằng lưu tiền từ HĐKD đã được cải thiện rất rõ nét….Nếu như tại năm 2010, Hệ số dòng tiền /Nợ vay đến hạn trả là -18,24 (âm), nguyên nhân là do lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD là -820.515.012.219 VNĐ, điều đó cho thấy tiền từ HĐKD k có để có thể thanh toán cho Nợ vay đến hạn trả.
Tuy nhiên đến năm 2011 thì Hệ số dòng tiền /Nợ vay đến hạn trả là 15,29 >1 .Điều đó cho thấy Tiền từ HĐKD đã dư thừa để thanh toán đc hết toàn bộ cho các khoản Nợ vay đến hạn trả.
Nguyên nhân là do:
-(A) Sự thay đổi của Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
Năm 2010, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD là -820.515.012.219 VNĐ (âm), sang đến năm 2011 lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD là 933.111.559.008 VNĐ. Đó là 1 sự thay đổi rất lớn và theo chiều hướng lạc quan hơn rất nhiều.Và do những sự thay đổi chủ yếu sau:
Mặc dù lợi nhuận trước thuế của năm 2011 đã giảm 327.111.387.042 VND (tương đương giảm 48,37%) so với năm 2010, song Khấu hao và khấu trừ lại tăng 114.425.168.463 VND ( tương đương tăng 131,53%). Khấu hao tăng lên là do trong năm Kinh Đô đã chi thêm nhiều tiền hơn cho mua sắm và xây dựng TSCĐ (có thể thấy rõ điều này tại Mã số 21 của BC lưu chuyển tiền tệ).
Bên cạnh đó, Lãi từ hoạt động đầu tư trong năm 2011 của Kinh Đô đã giảm 583.372.922.174 VND (tương đương giảm 83,33%). Đây là sự suy giảm đáng kể và ảnh hưởng rất lớn đến Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Kinh Đô.Sự giảm sút đáng kể này có thể là do Kinh Đô đã có sự thay đổi lớn trong chính sách đầu tư, hoặc có thể do môi trường đầu tư thay đổi, hoặc là do sự yếu kém trong quản lý các khoản đầu tư này.
Chi phí lãi vay năm 2011 đã tăng 74.671.093.997 VND (tương đương tăng 175,52%) so với 2010.Nguyên nhân là do trong năm 2011 Kinh Đô đã đi vay nhiều tiền hơn từ bên ngoài. Cụ thể, Tiền vay nhận được năm 2011 đã tăng 1.031.039.519.922 VND (tương đương tăng 116,69%) so với năm 2010 (Mã số 33 trên BC lưu chuyển tiền tệ). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đã tăng từ -271.010.33.578 VND (âm) lên 365.704.065.710VND
SD các khoản phải thu trong năm 2011 đã giảm tới 368.476.239.477 VND (so với năm 2010), còn trong năm 2010 chỉ giảm có 40.724.734.956 VND (so với năm 2009). Điều đó cho thấy Kinh Đô đã thu hồi được thêm nhiều Khoản nợ phải thu từ khách hàng. Đây là dấu hiệu rất tích cực.
SD Hàng tồn kho trong năm 2011 giảm 35.274.279.706 VND (so với năm 2010), còn trong năm 2010 thì SD hàng tồn kho lại tăng lên là 54.295.266.985 VND (so với năm 2009). Điều đó cho thấy trong năm 2011 Kinh Đô đã giải phóng được thêm hàng tồn kho, thu hồi được thêm vốn nằm ứ đọng trong hàng tồn kho. Điều này có thể do Kinh Đô đang thay đổi chính sách dự trữ hàng tồn kho, thay đổi trong định mức sản xuất, hoặc cũng có thể do hoạt động bán hàng tốt hơn, hoặc do sự thay đổi trong công nghệ đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.
SD Các khoản phải trả trong năm 2011 tăng 137.986.606.744 VNĐ (so với năm 2010), trong khi đó SD các khoản phải trả trong năm 2010 giảm 788.888.268.100 VNĐ (so với năm 2009). Điều đó cho thấy trong năm 2011 Kinh Đô đã tăng cường chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. Việc làm này bên cạnh đem lại lợi ích cho Kinh Đô là có nguồn vốn chi phí thấp ( thường là miễn phí) tuy nhiên đây chỉ là nguồn vốn ngắn hạn và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và tới mối quan hệ với nhà cung cấp.
Năm 2011 Kinh Đô còn có thêm Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh là 95.628.083.095 VNĐ, còn trong năm 2010 thì không có khoản thu này. Điều đó cũng có thể hiểu là vì trong năm 2011 Kinh đô đã chi nhiều hơn cho hoạt động kinh. Cụ thể là Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh năm 2011 đã tăng 56.071.383.879 VNĐ ( tương đương tăng 647,89%) so với năm 2010.
-(B) Sự thay đổi của Nợ vay đến hạn trả
2010
2011
Chênh lệch
+/-
%
Nợ vay đến hạn trả (VNĐ)
44.986.162.246
61.031.616.431
16.045.454.185
35,67%
Như vậy, Nợ vay đến hạn trả năm 2011 đã tăng 16.045.454.185 VNĐ so với năm 2010 tương đương tăng 35,67%. Tuy nhiên Khoản vay đến hạn trả này chưa đáng lo ngại vì vẫn nằm trong khả năng thanh toán của Kinh Đô.
2.4.2. Hệ số dòng tiền / Nợ ngắn hạn
Hệ số dòng tiền / Nợ ngắn hạn năm 2011 đã tăng 2,33 lần so với năm 2010, điều đó cho thấy khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn bình quân bằng tiền thu từ HĐKD đã đc cải thiện..
Trong năm 2010 thì Hệ số dòng tiền / Nợ ngắn hạn là -1,57 (âm) cho thấy Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD k có để có thể thanh toán cho Nợ ngắn hạn bình quân.
Thì trong năm 2011 đã là 0.66<1 .Tuy khả năng thanh toán đã đc cải thiện xong vẫn nhỏ hơn 1 nên chưa thể đảm bảo thanh toán đc đủ Nợ ngắn hạn bình quân.
Nguyên nhân do:
-Như mục (A) đã phân tích.
-(C) Nợ ngắn hạn bình quân
2010
2011
Chênh lệch
+/-
%
Nợ ngắn hạn bình quân (VNĐ)
1.341.311.299.354
1.414.304.100.912
72.992.801.558
5,44%
Như vậy trong năm 2011, Nợ ngắn hạn bình quân đã tăng 72.992.801.558 VNĐ so với năm 2010. Điều đó cho thấy Kinh Đô đang tăng cường chiếm dụng vốn ngắn hạn, có chi phí sử dụng vốn thấp (thậm chí miễn phí).
Kết luận: Nhóm chỉ tiêu dòng tiền của công ty năm 2011 đã tăng cao so với năm 2011. Điều này cho thấy mặc dù các chỉ tiêu thanh toán ngán hạn và dài hạn của DN có giảm nhưng chưa ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn đang tự chủ được tình hình tài chính của mình. Tạo điều kiện phát triển bền vững trong tương lai.
2.5. Kết luận
Khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn của Kinh Đô có giảm nhưng bù lại khả năng thanh toán liên quan đến dòng tiền đã tăng cao. DN chưa phải lo lắng về tình hình tài chính trong tương lại gần. Tuy nhiên trong tương lai xa, DN cần có chính sách hợp lý để đảm bảo tình hình thanh toán ngắn hạn và dài hạn được cải thiện và duy trì ở mức hợp lý nhất. Tạo điều kiện duy trì và phát triển DN phồn thịnh trong tương lai.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che1bba7_c491e1bb81_3_cc3b4ng_ty_ce1bb95_phe1baa7n_kinh_c491c3b4_2782.docx