Thanh tra NH Nhà nước đã kết luận: Các khoản vay liên quan đến công ty gia
đình ông Thành và nhóm công ty liên quan đến Công ty Thành Thành Công đều trái
quy định. Bởi, Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép một NH cho nhóm công ty
liên quan đến thành viên HĐQT vay quá 25% vốn điều lệ của NH đó. Trong khi đó, số
tiền mà Sacombank cho các công ty gia đình ông Thành và nhóm công ty liên quan đến
Công ty Thành Thành Công vay đã lên tới 7.000 tỉ đồng, tương đương hơn 51% vốn
điều lệ của NH này - 10.700 tỉ đồng. Vì thế, NH Nhà nước đã đề nghị đến hết tháng
12-2013, Sacombank phải giảm tỉ lệ cho vay đối với nhóm công ty liên quan đến ông
Thành và Công ty Thành Thành Công về mức 25% vốn điều lệ. Các khoản nợ bao gồm
tiền cho vay và đầu tư trái phiếu vào nhóm công ty này, trong đó có các khoản vay đã
đến hạn phải trả và còn thời hạn vay. Như Công ty Tân Thắng, chuyên kinh doanh bất
động sản, Đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, đường Ninh Hòa.nằm trong nhóm
công ty liên quan, còn nợ Sacombank song năng lực trả nợ khá tốt.
31 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích báo cáo tài chính SacomBank giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ
mặt bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động lên tới 18%,
NHNN buộc phải định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14% bao gồm cả các
khoản khuyến mại. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp can thiệp bằng hành chính và
không chắc các ngân hàng sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định này.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng, chất lượng tín dụng còn thấp, tín nhiệm tín dụng hạ:
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ 1.9% cuối năm 2009 lên 2.5% vào cuối năm 2010. Đặc biệt
là khoản nợ lên tới khoảng 26,000 tỷ đồng của 10 NHTM cho Vinashin vay nếu như
đưa vào nợ xấu thì sẽ đẩy NPL lên mức 3.2%. Từ nhiều yếu tố như lạm phát cao, thâm
hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và đặc biệt là vụ Vinashin mà cả
2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và S&P đã hạ bậc tín nhiệm tín dụng
bằng ngoại tệ của Việt Nam sang mức triển vọng tiêu cực, đồng thời Moody’s cũng hạ
bậc tín hiệm của 6 NHTM bao gồm Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội
(SHB), Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Việt Nam sẽ khó khăn hơn trên thị trường vốn quốc tế và tăng thêm rủi ro cho các
NHTM. Chúng ta phải đối mặt với khả năng tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ bằng
ngoại tệ để hút vốn.
Năm 2011:
Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, kế hoạch hợp nhất
ngân hàng lần đầu tiên được công khai là những sự kiện nổi bật của năm.
Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở 7%, ngày 24/2, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết 11 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát tăng
trưởng tín dụng 2011 dưới 20% và tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt hơn 12%,
thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.
NHNN lần đầu tiên công khai kế hoạch hợp nhất ngân hàng
Trước tháng 12, ba ngân hàng gồm Đệ Nhất (FicomBank), Việt Nam Tín Nghĩa
(TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đã có thời điểm bị mất khả năng thanh toán do
dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Để tránh bất ổn tại 3 ngân hàng tác động xấu đến
hệ thống, ngày 6/12, NHNN đã chấp thuận cho 3 ngân hàng này được hợp nhất và lấy
tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Đây là kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng đầu tiên
được NHNN thực hiện sau khi công bố chủ trương tái cơ cấu toàn diện vào tháng 10.
NHNN điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo ngày
Đầu năm 2011, giá USD trên thị trường tự do lên tới 21.500 đồng, cao hơn giá
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 8
USD n iêm yết tại ngân hàng tới 10%. Nhằm tránh cho cán cân thương mại thâm hụt
lớn, ngày 11/2 NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% lên 20.693
đồng/USD. Đồng thời, biên độ giao dịch USD giảm từ +/- 3% xuống +/- 1%, tỷ giá
bình quân liên ngân hàng cũng sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo ngày, thay vì cố định
kéo dài.
Tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 14 lần, với mức tăng 0,85% so với
ngày 7/9.Về phía thị trường tự do, những giao dịch USD trái phép không những bị phạt
tiền lên tới 500 triệu đồng mà còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, theo quy định tại Nghị
định 95 của Chính phủ.
Bỏ quy định cho vay không quá 80% vốn huy động
Từ 1/9, theo quy định tại Thông tư 22 của NHNN, tỷ lệ cho vay không được quá
80% vốn huy động được quy định trong Thông tư 13 năm 2010 đã được hủy bỏ.
Như vậy, chi phí huy động của ngân hàng được giảm bớt, tạo điều kiện giảm lãi suất
cho vay. Sau thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực, nhiều ngân hàng đã dành những gói
cho vay hạn mức từ 500 – 3.000 tỷ đồng với lãi suất 17 – 19%/năm, so với mức lãi suất
21 – 23%/năm trước đó.
Năm 2012
Lãi suất, tỷ giá và thanh khoản hệ thống ngân hàng không quá căng thẳng như
trước. Song không vì thế mà việc điều hành chính sách, hoạt động của các nhà băng
bớt đi chật vật.
Cú sốc tại ACB
Ngày 21/8/2012, thị trường rúng động trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên
(còn gọi là “bầu” Kiên), nguyên là thành viên Hội đồng Sáng lập, nguyên Phó chủ tịch
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu (ACB), bị bắt một ngày trước đó để “điều tra về
một số sai phạm trong hoạt động kinh tế”. Cú sốc tại ACB tiếp tục mở rộng khi ngày
23/8, ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc, bị bắt về tội cố ý làm trái quy định của
nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Và hơn một tháng sau đó 4 cựu
lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị bị khởi tố. Tổng tài sản của ngân hàng này đến cuối
quý 3/2012 giảm tới khoảng 67.000 tỷ đồng được cho là do ảnh hưởng từ các sự cố đó.
Còn với thị trường, các tin đồn có một “cơ sở thực tế” để bùng phát và gây hoang mang
trong công chúng.
“Đánh động” sở hữu chéo
Hình thành từ nhiều năm trước, nhất là trong giai đoạn 2005 - 2007, song vấn đề
sở hữu chéo trong các ngân hàng thương mại mới thực sự được đặt ra đậm nét trong
năm 2012. Và lần đầu tiên trong nghị quyết của phiên họp Chính phủ thường kỳ (tháng
10/2012), giảm sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng là yêu cầu chính thức đặt ra.
Thay đổi lớn tại Sacombank
Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi Ban điều hành tại Sacombank với việc ông
Đặng Văn Thành, ông Đặng Hồng Anh và các thành viên khác xin từ nhiệm các chức
danh quản lý tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Sự kiện trên gắn với
kế hoạch “thâu tóm” Sacombank của một nhóm nhà đầu tư ròng rã hơn một năm trước,
thu hút sự chú ý đặc biệt của thị trường. Cơ cấu quản trị và ban điều hành mới chủ yếu
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 9
là người đến từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Phương
Nam (Southern Bank).
Một năm sa sút của các nhà băng
Hầu hết các Ngân hàng đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng tài
sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự tính sụt giảm mạnh. Tăng
trưởng tín dụng thấp là đa số, thậm chí cả năm vẫn âm; lợi nhuận kém và có cả trường
hợp lỗ; nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn và có trường hợp ăn cả vào vốn chủ sở
hữu… Đi cùng với thực tế trên là nhiều đợt cắt giảm và xáo trộn nhân sự, cắt giảm
lương thưởng ghi nhận trong năm 2012.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 10
III. Giới thiệu về Sacombank:
1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) là một trong
những NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay. Sacombank được thành lập theo
giấy phép số 006/NH - GP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 5 tháng 12 năm
1992. Ngày 21/12/1991, NHTMCP Sài Gòn thương tín chính thức giao dịch với tên gọi
là Sacombank, trên có sở hợp nhất của bốn tổ chức tín dụng: Ngân Hàng Kinh Tế Phát
Triển Gò Vấp (chi nhánh Gò Vấp), hợp tác xã tín dụng Tân Bình (chi nhánh Tân Bình),
hợp tác xã tín dụng Thành Công (chi nhánh Trần Hưng Đạo), hợp tác xã tín dụng Lữ
Gia (chi nhánh Sài Gòn) với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng. Trụ sở
chính của Sacombank hiện tại đặt tại số 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2. Các giai đoạn phát triển chính :
Ngày 21/12/1991 Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức đi vào hoạt động
với tên giao dịch là Sacombank.
Tháng 5/1995, Sacombank tiến hành đại hội đại biểu cổ đông, ông Đặng Văn
Thành giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị. Đồng thời thành lập nhóm hoạch định
chính sách tập trung xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 1996 – 2010.
Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp hội Viễn thông liên Ngân
hàng toàn cầu (SWIFT), gia nhập Hiệp hội thẻ Quốc tế Visa, Master.
Năm 2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24
với công ty TEMENOS (Thụy Sĩ), khởi đời quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân
hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Ngày 6/6/2006, Sacombank chính thức trở thành NHTMCP đầu tiên tại Việt
Nam niêm yết tên sở giao dịch chứng khoán Tp HCM.
Ngày 16/6/2008, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chính thức trở thành tập đoàn
tài chính Sacombank. Trong đó ngân hàng Sacombank sẽ đóng vai trò hạt nhân chi
phối hoạt động của 10 công ty thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính, BĐS
và một số lĩnh vực khác
Tháng 09 năm 2009, Saco mbank hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp
hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất
cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước
Tháng 10 nă m 2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại
Campuchia.
Tháng 12 nă m 2011 Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng
Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 11
Tháng 02 nă m 2012 Cổ phiếu STB của Sacombank được lựa chọn đưa vào
nhóm cổ phếu VN3
Tháng 06 năm 2012 Sacombank vinh dự là một trong 50 đơn vị được bình
chọn vào danh sách “50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” năm 2012 do
Tạp chí Nhịp cầu đầu tư và Công ty Chứng khoán Thiên Việt thực hiện.
1.3 Vốn điều lệ
Đến thời điểm 31/12/2012, với mức vốn điều lệ khoảng 10.740 triệu đồng, được
đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP có vốn điều lệ hàng đầu tại Việt Nam
1.4 Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và hoạt động, đến nay Sacombank đã phát triển
lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng bán lẻ với một mạng lưới hoạt động rộng khắp cả
nước và mở rộng sang các nước Đông Dương gồm 416 điểm giao dịch, trong đó có 72
Chi nhánh/Sở Giao dịch, 336 Phòng giao dịch, 01 quỹ tiết kiệm trong nước; 01 chi
nhánh, 1 phòng giao dịch tại Lào và 01 Ngân hàng con, 04 chi nhánh tại Campuchia.
1.5 Phương châm hoạt động
Phương châm hành động trong kịch bản của Sacombank ở thời kỳ hậu WTO là
quyết tâm “biến cơ hội thành lợi thế so sánh – biến cạnh tranh thành động lực phát
triển – biến sở đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác – và biến thách thức thành
đòn bẩy thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập”.
1.6 Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và Khu vực.
1.7 Sứ mệnh
Không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông.
Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên.
Góp phần vào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng
1.8 Giá trị cốt lõi:
Tiên phong làm người mở đường và chấp nhận vượt qua thách thức để khám phá
những hướng đi mới.
Luôn luôn đổi mới, năng động và sáng tạo để biến những khó khăn, thách thức
thành cơ hội để phát triển.
Cam kết với mục tiêu chất lượng bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao
nhất đối với khách hàng và đối tác.
Trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội theo phương châm hoạt động: “Đồng hành
cùng phát triển”.
Tạo dựng sự khác biệt với những Sản phẩm - Phương thức kinh doanh và Mô
hình quản lý mang tính đột phá và sáng tạo
1.9 Chiến lược, mục tiêu đề ra của Sacombank
Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011- 2020 tiếp tục kiên định với
mục tiêu “trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt
động HIỆU QUẢ - AN TOÀN - BỀN VỮNG.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 12
Chương 2 : Phân tích báo cáo tài chính Sacombank giai đoạn 2008-
2012
I. Phân tích giá trị thị trường của Cổ phiếu
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự
7,161 7,138 11,802 17,864 16,870
Chi phí lãi và các khoản thu nhập
tương tự
(6,014) (4,835) (7,911) (12,022) (10,372)
Thu nhập lãi ròng 1,147 2,303 3,891 5,842 6,497
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 672 1,246 1,436 1,686 1,292
Chi phí hoạt động dịch vụ (110) (210) (293) (644) (606)
Lãi từ hoạt động dịch vụ 562 1,036 1,143 1,041 686
Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối
510 314 (502) 204 218
Lãi từ mua bán chứng khoán kinh
doanh
87 16 18 (186) 4
Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (88) 413 (151) (11) (387)
Thu nhập từ cổ tức, góp vốn, mua cổ
phần
120 87 523 (242) (83)
Lãi/lỗ thuần khác 116 (73) 135 106 (82)
Tổn g thu nhập từ hoạt động kinh
doanh
4,096 5,056 6,755 6,853
Chi phí hoạt động (1,270) (1,639) (2,178) (3,589) (4,154)
Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro t ín
dụng
1,184 2,457 2,878 3,166
2,699
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (74) (282) (318) (395) (1,331)
Lợi nhuận trước thuế 1,110 2,175 2,560 2,771 1,368
Thuế thu nhập DN (155) (504) (650) (775) (365)
Lợi nhuận sau thuế 955 1,671 1,910 1,996 1,002
EPS 1,869 2,771 2,373 2,241 1,029
P/E 17.01 9.74 8.04 6.20 20.68
DIV thực tế 15% 15% 15% 14% 6%
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 13
Phương thức thanh toán Cổ phiếu Cổ phiếu T iền mặt Cổ phiếu T iền
mặt
1. EPS (earning per share)
Kết thúc năm 2012 LNTT của STB giảm xuống còn 1.368 tỷ đồng, bằng
phân nửa kết quả đạt được năm 2011, mà cụ thể là đã giảm tớ i -50,6% do chi phí
trích lập dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh. Theo đó, LNST cũng giảm còn
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 14
1.002 tỷ đồng, giảm 49,8% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng chi phí trích lập dự
phòng và chi phí hòa động là vì năm 2012 tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn gia
tăng rủi ro mất khả năng thanh toán tiền vay của người đi vay, đây cũng là tình hình
chung của toàn hệ thống ngân hàng khi nợ xấu gia tăng mạnh trên toàn hệ thống Ngân
hàng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,3% năm 2011 lên đến 8,82% trong năm 2012, riêng
Sacombank tăng từ 0,56% lên 1,97%. Đồng thời do nhu cầu vay không cao nên Ngân
hàng phải đưa ra nhiều chương trình ưu đãi để thu hút Khách hàng.
Tỷ lệ nợ xấu phân theo nhóm TCTD
Lợi ích cổ đông theo đó cũng bị ảnh hưởng theo. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
bị giảm từ 2.241 đồng/CP năm 2011 còn 1.029 đồng/CP năm 2012, tương ứng đã bị
hao hụt mất hơn 54%.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 15
2. Tỷ lệ chi trả cổ tức
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Hình thức Cổ tức bằng
cổ phiếu
Cổ tức bằng
cổ phiếu
Tiền mặt, cổ
phiếu
Cổ tức bằng
cổ phiếu
-
Tỷ lệ chi trả 15% (~ 20:3) 15% (~ 20:3) 17% 14% -
Mỗi CĐ sở
hữu 01 CP sẽ
hưởng 01
quyền cứ 20
quyền được
nhận 3 CP
mới.
Mỗi CĐ sở
hữu 01 CP sẽ
hưởng 01
quyền cứ 20
quyền được
nhận 3 CP
mới.
Trả cổ tức
tiền mặt 15%
(1.500đ/CP).
Phát hành cổ
phiếu cho cán
bộ cốt cán
STB 2%
CĐ sở hữu 1
CP thì nhận
được 1
quyền nhận
cổ phiếu. Cứ
100 quyền thì
được
nhận 14 CP
mới.
-
Trong giai đoạn 2008-2011, tỷ lệ chi trả cổ tức của STB là khá ổn định (14-
15%/năm). Trong đó chủ yếu là trả cổ tức dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu. Đây là cách giúp tổng tăng giá trị vốn cổ phần của STB phù hợp với
định hướng gia tăng vốn điều lệ qua các năm tương ứng.
3. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập P/E
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
P/E 17.01 9.74 8.04 6.20 20.68
Ta dễ dàng nhận thấy chỉ số P/E của Sacombank biến động không ổn định
qua các năm, từ năm 2008 là 17,01 giảm mạnh về 9,74 năm 2009 và giảm nhẹ trong
các năm 2010,2011; sau đó bất ngờ tăng cao trở lại năm 2012 là 20.68 (đây là mức
cao nhất trong 05 trở lại đây). Chuỗi sự kiện này dường như diễn tả sự kỳ vọng của
các nhà đầu tư khi cho rằng năm 2011 chính là đáy của Sacombank và tin rằng cổ
phiếu Sacombank sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm sau.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 16
4. ROE - ROA:
ROE của STB không thuộc nhóm cao nhất nhưng khá ổn định qua các năm và thường
xuyên ở mức xấp xỉ gấp đôi trung bình ngành (8.57%). Tương tự như vậy, nếu so với
ROA trung bình ngành là 1.32% (nguồn: Vietnam Credit, 2009) thì chỉ số này của STB
qua các năm luôn ở mức chấp nhận được và khá ổn định. Khi đánh giá chất lượng lợi
nhuận thì tiêu chí ổn định được đặt lên hàng đầu do tin rằng STB vẫn sẽ tiếp tục tạo ra
giá trị thặng dư cho nhà đầu tư trong một thời gian dài
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 17
5. Tỷ lệ lãi biên NIM
Tỷ lệ NIM của một số Ngân hàng niêm yết
(nguồn STB, BVSC)
Tỷ lệ lãi biên của Sacombank có xu hướng tăng lên khá nhanh cho thấy hiệu quả
hoạt động tín dụng ngày càng được cải thiện. NIM của STB từ mức 2,06% trong năm
2008 (gần thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết) đã tăng lên 3,24% năm 2009 và
đạt mức cao 3,57% trong năm 2010 (chỉ sau CTG). Tính đến hết quý 1 năm 2011, NIM
của ngân hàng đã xấp xỉ 4,16%. Thu nhập lãi của NH bao gồm lãi t ín dụng, lãi từ trái
phiếu và lãi từ kinh doanh liên ngân hàng. Như vậy, NIM của STB được cải thiện trong
năm 2010 do ngân hàng đã tận dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN từ cuối quý
2 để mở rộng tín dụng, đồng thời ngân hàng đã đưa ra chính sách lãi suất thỏa thuận
linh hoạt để tối đa hóa thu nhập tín dụng trong khi vẫn duy trì tăng trưởng tài sản sinh
lời ở mức cao là 48,5% trong năm 2010 so với 2009.
Đến năm 2011, mặc dù tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 20%/năm, tăng
trưởng tín dụng thấp nhưng STB vẫn duy trì NIM cao nhờ kiểm soát chi phí huy động
giúp cải thiện margin. Ngoài ra, tỷ lệ vay từ các TCTD/ cho vay các TCTD của STB
luôn nhỏ hơn 100% tức là STB cho vay nhiều hơn đi vay trên thị trường liên ngân hàng
(năm 2010 là 73%, năm 2009 là 18%) và khoản tiền gửi tại các TCTD chiếm hơn 14%
tổng tài sản của ngân hàng cũng góp phần làm tăng thu nhập lãi cho STB. Thu nhập từ
lãi trá i phiếu là nguồn tương đối ổn định nên khó có thể làm NIM thay đổi nhiều.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 18
6. Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi:
Thu nhập lãi:
Khoản
mục
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số dư Số dư % tăng Số dư % tăng Số dư % tăng
TCTD 249.425 127.163 -
49,02%
98051.542 671,09% 4.648.231 374,05%
Khách
hàng
55.247.904 77.359.055 40,21% 78.448.928 1,41% 94.079.957 19,93%
55.497.329 77.486.218 39,62% 79.429.470 2,51% 98.728.188 24,30%
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cho vay trong năm 2011 không cao là do
Sacombank thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng phù hợp với diễn biến của thị
trường.Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của các chính sách hạn chế cho vay phi sản xuất và
ngưng cho vay vàng, nên đối tượng cho vay bị thu hẹp. Ngoài ra, lãi suất thị trường
cao, không khuyến khích khách hàng nhận nợ vay cũng là những nguyên nhân làm tốc
độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng trong năm 2011 có phần sụt giảm so với tốc độ
tăng trưởng của những năm trước.Trong bối cảnh tình hình thị trường tín dụng còn
nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ nền kinh tế, Sacombank đã chú trọng khai thác tối đa
cho vay phân tán, kết hợp chính sách kiểm soát chi phí huy động tốt giúp cải thiện
margin năm 2011 khá hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động tín dụng tuy không tăng trưởng
mạnh về dư nợ cho vay nhưng thu lãi thuần vẫn có tốc độ tăng cao (tăng 71,22% so
năm 2010) và đóng góp 84,41% vào tổng thu nhập của Ngân hàng.
Trong năm 2012, dư nợ tín dụng của Sacombank đạt được mức tăng trưởng
khả quan, cụ thể, tăng 19.299 tỷ đồng, trong đó, dư nợ đối với tổ chức kinh tế và
dân cư tăng 15.631 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,93% so với cuối năm 2011 và chiếm
hơn 95% trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2012. Dư nợ
cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác cũng tăng trưởng mạnh trong năm, đạt
4.648 tỷ đồng, tăng 374,05% so với năm 2011. Tổng dư nợ của Sacombank vào cuối
năm 2012 là 98.728 tỷ đồng, tăng 24,30% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 65,40%
trong tổng giá trị tài sản của Ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động này cũng giúp đóng
góp 92,64% vào tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 19
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập của STB
Thu nhập ngoài lãi của STB giảm dần qua các năm từ 57%/ tổng thu nhập năm
2008 giảm xuống chỉ còn 7% trong năm 2012. Điều này chủ yếu là vì Sacombank bị lỗ
đầu tư chứng khoán do tình hình khó khăn chung của thị trường chứng khoán trong đó
năm 2010 lỗ 151 tỷ đồng và năm 2012 lỗ 387 tỷ đồng. Ngoài ra còn có yếu tố sự cạnh
tranh giữa các ngân hàng về dịch vụ ngày càng tăng do đó để cạnh tranh thu hút khách
hàng STB cũng phải chịu chấp nhận giảm các chi phí dịch vụ.
7. CAR và LDR
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
CAR 12,16% 11,41% 9,97% 11,66% 9,53%
Dư nợ/TTS 50% 56% 54.64% 57% 65%
LDR (tỷ lệ cấp tín dụng trên huy
động vốn)
57% 64% 61.4% 71% 80%
CAR: Có một thực tế không thể đảo ngược là còn rất nhiều ngân hàng bao gồm
cả quốc doanh và các NHTM cổ phần khó có thể đảm bảo hệ số CAR 9% từ thời điểm
đầu tháng 10-2010 theo như thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN
quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Chưa kể
tới việc mới đây đại diện các ngân hàng trung ương nhóm họp tại Thụy Sĩ đã lên tiếng
ủng hộ việc thắt chặt hơn các quy định về an toàn vốn trong Basel III. Như vậy quy
định về tỷ lệ CAR sẽ có khả năng còn tăng cao khi Việt Nam muốn tiệm cận dần với
các tiêu chuẩn thế giới.
Sacombank là một trong số ít các ngân hàng hiện tại đã đạt yêu cầu về tỉ lệ này.
Không những thế, trong các năm gần đây, hệ số an toàn vốn của STB chưa xuống dưới
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 20
10% và thường xuyên ở mức 11- 12%. Trong bối cảnh nền kinh tế thời hậu suy thoái
và chúng ta chưa hoàn toàn loại trừ được khả năng sẽ có suy thoái kép thì việc quản trị
rủi ro và an toàn vốn là điều tối quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Điều này cũng có
quan hệ mật thiết tới lợi nhuận và sự phát triển bền vững của ngân hàng các giai đoạn
về sau.
Tuy nhiên, CAR của STB chỉ ở mức trung bình so với các NHTMCP niêm yết
khác, thấp hơn so với mức tiêu chuẩn Basel II trên thế giới (12%) và hệ số CAR bình
quân của các NHTM khu vực châu Á – Thái Bình Dương (13.1%).
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) của Sacombank tăng khá nhanh từ mức
57% trong năm 2008 lên đến 80% cuối năm 2012 . LDR tăng lên cho thấy STB ngày
càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng để tài
trợ cho tăng trưởng tín dụng. LDR tăng lên cũng thể hiện khả năng thanh khoản của
ngân hàng đã giảm đi so với những năm trước do mức độ cạnh tranh huy động từ thị
trường liên ngân hàng ngày càng gay gắt.
II. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Giai đoạn 2008-2010 dòng tiền khá ổn định nhưng giai đoạn 2011-2012, xuất
hiện dòng tiền chi ra cho cả ba hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ và hoạt
động tài chính.
1. Hoạt động kinh doanh
Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dòng tiền cho ta thấy hoạt động kinh doanh là hoạt
động tạo ra tiền chính của ngân hàng Sacombank. Từ năm 2008-2010, ngân hàng có
dòng tiền dương dồi dào từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính để đáp ứng
nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm
dần qua các năm và đuợc thay vào đó là sự gia tăng của dòng tiền từ hoạt động tài
chính.
Mặc dù trong 2 năm 2011-2012, STB đã giảm các khoản cho vay của khách
hàng nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của NH vẫn bị âm. Điều này xuất
phát từ việc, trong giai đoạn trước đặc biệt là 2010, STB đã gia tăng các khoản công
nợ hoạt động như các khoản nợ chính phủ, NHNN, các khoản tiền gửi, tiền vay
của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của khách hàng cá nhân, phát hành các giấy tờ có giá
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 21
dẫn đến năm 2011-2012, các chi phí lãi và chi phí tương tự tăng cao, STB phải trả các
khoản công nợ hoạt động trên chưa kể đến tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản
lý, công vụ đã tăng gấp 1,5 lần năm trước.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động
kinh doanh
2012 2011 2010 2009 2008
01 T hu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự nhận được 16,757,667 17,296,369 11,044,188 6,744,166 7,145,508
02 Chi phí lãi và các chi phí tương
tự đã trả
(10,368,650
)
(11,831,478
)
(7,635,424) (4,773,564)
(5,734,155
)
03 T hu nhập từ hoạt động dịch vụ
nhận được 686,489 1,041,395 1,142,758 1,036,192 562,349
04 Chênh lệch số tiền thực
thu/thực chi từ hoạt động kinh
doanh
(ngoại tệ, vàng và chứng khoán)
286,504 104,732 (564,117) 335,667 689,059
05 (Chi phí)/thu nhập khác (598) 52,075 60,727 15,780 21,381
07 Tiền chi trả cho nhân viên và
hoạt động quản lý, công vụ (4,242,313) (2,859,254) (1,883,135) (1,395,784)
(1,171,620
)
08 Tiền thuế thu nhập doanh
nghiệp thực nộp
(750,858) (803,762) (646,034) (348,997) (208,679)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh trước những
thay đổi vốn lưu động
2,368,241 3,000,077 1,518,963 1,613,460 1,303,843
Thay đổi tài sản hoạt động
11 Giảm/(tăng) tiền gửi và cho
vay các tổ chức tín dụng khác 251,364 6,203,625 (8,269,040) (2,286,697) 2,501,520
12 Giảm/(tăng) về chứng khoán
kinh doanh
2,036,146 (4,348,284)
(11,758,386
)
(1,440,867) 3,809,779
13 (Tăng)/giảm các công cụ tài
chính phái sinh và các tài sản tài
chính khác
(380,525) 4,230 602,363 (602,517) (2,017)
14 (Tăng)/giảm cho vay khách
hàng
(16,836,273
) (4,274,644)
(22,830,717
)
(24,651,178
) 368,916
16 Giảm/(tăng) khác về tài sản
hoạt động
647,271 (1,767,158) (714,847) (435,102) (511,688)
Thay đổi công nợ hoạt động
17 (Giảm)/tăng nợ Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2,129,609) (2,559,192) 1,205,641 3,562,172 (698,016)
18 (Giảm)/tăng tiền gửi và vay
các tổ chức tín dụng khác
(8,093,063) (2,564,000) 12,653,733 (1,749,189) (26,070)
19 T ăng/(giảm) tiền gửi của khách
hàng 32,366,446 (2,508,916) 17,819,143 14,387,453 1,896,876
20 (Giảm)/tăng phát hành giấy tờ
có giá
(9,840,159) (7,329,428) 6,199,660 14,718,413 2,461,683
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 22
21 (Giảm)/tăng vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư, cho vay mà tổ chức
tín dụng chịu rủi ro
(168,579) 2,479,802 127,467 960,775 11,169
23 (Giảm)/tăng khác về công nợ
hoạt động
(1,532,085) 11,230,960 6,129,037 339,940 (437,923)
24 Chi từ các quỹ của tổ chức tín
dụng
(283,004) (282,538) (249,375) (192,307) (193,560)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh
(1,593,829) (2,715,466) 2,433,642 4,224,356 10,484,512
2. Hoạt động đầu tư
Giai đoạn 2008-2012 Sacombank đều đặn thực hiện chi cho hoạt động đầu tư
trong đó năm 2011 có số tiền chi đầu tư cao nhất, gần gấp 2 lần năm 2010. Có thể thấy
được chiến lược kinh doanh chú trọng hoạt động bán lẻ, phát triển hệ khách hàng cá
nhân mà ngân hàng đưa ra và họ liên tục đầu tư vào mở rộng mạng lưới các điểm giao
dịch, hệ thống ATM, POS, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và tính hiệu
quả của hệ thống phân phối để nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Mặc khác
dòng tiền thu được từ các hoạt động đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản lại
không cao, không đủ bù đắp cho dòng tiền chi ra này.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
đầu tư
2012 2011 2010 2009 2008
01 Mua sắm tài sản cố định (886,743) (1,873,541) (1,574,225) (1,430,381) (1,204,482)
02 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 24,496 414,058 488,085 34,657 157,234
07 Tiền chi đầu tư, góp vốn vào các
đơn vị khác - (150,223) (195,321) (681,476) (16,233)
08 Tiền thu từ thanh lý các khoản đầu
tư, góp vốn vào các đơn vị khác và các
khoản đầu tư dài hạn khác
106,770 260,565 750,769 2,028,764 151,976
09 Thu cổ tức và lợi nhuận từ đầu tư
vào các đơn vị khác
55,275 108,435 75,503 60,863 141,510
10 Lưu chuyển tiền thuần từ việc
chuyển đổi một công ty con thành
công ty liên kết
- 79,046 - - -
II Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động đầu tư (700,202) (1,161,660) (455,189) 12,427 (769,995)
Xét về hoạt động đầu tư, góp vốn vào các đơn vị khác (mua công ty con,
góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác) nhìn chung cũng mang lại hiệu quả
làm tăng dòng tiền vào của STB.
3. Hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính 2012 2011 2010 2009 2008
01 T ăng vốn điều lệ - 1,560,447 1,768,894 817,374 -
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 23
02 Tăng vốn đầu tư của cổ đông thiểu số
vào các công ty con
- - 310,154 - -
04 Cổ tức đã trả cho các cổ đông (40,103) (1,337,624) - (229) (458)
05 Tiền chi mua cổ phiếu quỹ (56,320) (1,450,558) - 516,078 (351,923)
III Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
tài chính
(96,423) (1,227,735) 2,079,048 1,333,223 (352,381)
Từ năm 2008-2010 có dòng tiền vào lớn từ tăng vốn cổ phần từ góp vốn và/hoặc
phát hành cổ phiếu. Và kết quả là sự thay đổi cơ cấu chủ sở hữu của Sacombank cùng
vụ thay đổi nhân sự cấp cao đình đám trong ngành ngân hàng. Chủ tịch Hội đồng quản
trị của Sacombank, ông Đặng Văn Thành đã từ nhiệm vào tháng 11/2012 và lên thay
ông là ông Phạm Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank. Đồng thời, cơ cấu
nhân sự HĐQT và cơ cấu ban giám đốc cũng có sự thay đổi rất lớn.
Năm 2011-2012, dòng tiền hoạt động tài chính bị âm là do STB chi cổ tức bằng
tiền mặt trong khi các giai đoạn trước chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu năm 2010,
STB không có dòng chi trả cổ tức thì sang năm 2011, dòng tiền chi trả cổ tức rất cao,
gấp 5841 lần so với năm 2009, và tương tự năm 2012, dòng tiền chi trả cổ tức gấp 175
lần so với năm 2009, nguyên nhân là do sang năm 2011-2012, STB mới thông qua tỷ lệ
chi trả cổ tức năm 2010-2011 và tiến hành chi trả cổ. Đồng thời, trong giai đoạn 2008-
2010, STB không có dòng tiền chi mua cổ phiếu quỹ thì sang năm 2011-2012, STB đã
mua 1 lượng lớn cổ phiếu quỹ với tổng giá trị là 1.506,878 triệu đồng. Mặc dù việc
mua lại cổ phiếu quỹ này đã được phê duyệt của Hội đồng đầu tư tài chính của Ngân
hàng số 30/BB–HĐĐTTC ngày 1 tháng 11 năm 2011 nhưng theo các chuyên gia phân
tích thì đó chính là biện pháp phòng vệ của ông Đặng Văn Thành và gia đình trước lực
dồn tấn công nhằm thao túng HĐQT của ngoại lực bên ngoài.
2012 2011 2010 2009 20008
IV Giảm tiền và các khoản tương
đương tiền
(2,390,454) (5,104,861) 4,057,501 5,570,006 9,362,136
V Tiền và các khoản tương đương
tiền đầu năm
19,523,985 27,677,230 23,619,729 18,049,723 8,687,587
Giảm tiền và các khoản tương đương
tiền do thanh lý công ty con
- (3,048,384) - - -
VII Tiền và các khoản tương đương
tiền cuối năm
17,133,531 19,523,985 27,677,230 23,619,729 18,049,723
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 24
Nhìn chung, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ của Sacombank
tương đối thấp so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Cho thấy Sacombank chỉ giữ
lại một lượng tiền nhỏ để đảm bảo duy trì hoạt động của ngân hàng, nhằm mục tiêu
không phát sinh dòng tiền dư thừa tại ngân hàng.
Chương III: Khả năng quản trị rủi ro của Sacombank thông qua hoạt
động và phản ứng với thị trường của Sacombank qua các giai đoạn:
I. Rủi ro về thanh khoản
Rủi ro về thanh khoản luôn là một trong những rủi ro lớn nhất của ngành ngân
hàng,tất cả các Ngân hàng đều phải đối mặt.
Trong các Ngân Hàng TMCP, Sacombank thực sự có tính thanh khoản rất tốt khi theo
đuổi chính sách thường xuyên giữ tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế/cho
vay >1. Không như nhiều ngân hàng khác dùng tiền vay – tiền gửi từ các tổ chức tín
dụng khác để làm nguồn vốn lâu dài cho vay lại. Phần lớn phần chênh lệch đó được
Sacombank đầu tư vào chứng khoán niêm yết, trái phiếu, vàng, cho vay liên ngân hàng.
Chỉ duy nhất giai đoạn nửa cuối năm 2011 khi NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền
tệ, thanh khoản của hầu hết các ngân hàng nào cũng bị đe dọa nghiêm trọng, giai đoạn
này thanh khoản của Sacombank có dấu hiệu bị ảnh hưởng thể hiện qua số dư tiền gửi
từ dân cư và tổ chức kinh tế sụt giảm chỉ đạt 75.092 tỷ đồng trong khi cho vay đạt
80,538 tỷ đồng,tuy nhiên khoản chênh lệch này được bù đắp bằng việc phát hành các
chứng khoán ( 17.616 tỷ đồng :chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu). Thế nên trong giai
đoạn này Sacombank vẫn đảm bảo thanh toán được cho bất kỳ khách hàng rút tiền gửi.
Để có thể giữ được thanh khoản đó là nhờ Sacombank có cơ chế linh hoạt trong huy
động vốn qua các chương trình khuyến mãi liên tục tập trung vào nhu cầu của nhiều
đối tượng khách hàng khác nhau, khi huy động bị giảm sút với uy tín của mình
Sacombank lựa chọn vay liên ngân hàng ở mức vừa phải, phát hành chứng chỉ tiền gửi
và trái phiếu với lãi suất thấp hơn đi vay liên ngân hàng bằng mọi giá với lãi suất cao.
Đồng thời phần lớn dư nợ tín dụng là tài trợ vốn lưu động với thời gian trả nợ ngắn,
nên khi thanh khoản thị trường khó khăn thì Sacombank thuận lợi hơn trong việc điều
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 25
chỉnh thanh khoản nhờ việc “ thu nợ đến hạn nhưng hạn chế giải ngân mới” Nên khả
năng thanh khoản của ngân hàng khá ổn định.
Rủi ro về thanh khoản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi
suất của ngân hàng, nếu thanh khoản của một ngân hàng yếu kém sẽ dễ dẫn đến những
giai đoạn mất thanh khoản phải huy động vốn bằng mọi giá => đẩy lãi suất huy động,
đi vay lên cao.
II. Rủi ro lãi suất:
Rủi ro về thay đổi lãi suất gây ra những tác động xấu đến thu nhập, tài sản của
ngân hàng. Rủi ro về lãi suất thường có mối quan hệ mật thiết với rủi ro thanh khoản.
Thông thường khi lãi suất biến động mạnh chúng ta có thể thấy sẽ ảnh hưởng
mạnh trước tiên đến lợi nhuận của các ngân hàng. Vì đi theo những biến động mạnh
của lãi suất thường là các biến động của kinh tế vĩ mô: lạm phát, thanh khoản, tăng
trưởng GDP... các vấn đề liên quan đến lãi suất tác động nhiều đến thu nhập và tài sản
của ngân hàng ngoài tín dụng như: chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh, ...
Nên ở bài thuyết trình này tác động của rủi ro lãi suất nhóm chỉ thu hẹp trong tác động
của lãi suất đến lợi nhuận thuần từ lãi của Sacombank. Không tính đến các tác động vĩ
mô khác, lãi suất tăng cao tác động làm giảm dư nợ cho vay và tăng tiền gửi tiết kiệm
làm áp lực giảm biên lợi nhuận. Khi lãi suất giảm, ngoài tác động giảm số dư tiền gửi
ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng, còn làm ngân hàng chịu áp lực giảm lãi
suất tiền vay tuy nhiên các khách hàng tiền gửi khi thấy xu hướng giảm lãi suất thường
gửi kỳ hạn dài nên làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của ngân hàng.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
LN từ HĐKD 1146 2302 3980 5842 6495
Tổng dư nợ
35,008
59,657
82,484
80,538 96,333
Biên lợi nhuận 3.27% 3.86% 4.83% 7.25% 6.74%
Ở Việt Nam, thông thường khi lạm phát cao kéo theo lãi suất tiền gửi cao
NHNN thường giảm cung tiền để kìm hãm lạm phát, gây khó khăn cho các tổ chức tín
dụng. Đối với các ngân hàng thiếu thanh khoản họ phải huy động từ dân cư với lãi suất
“ qua đêm” rất cao và đi vay liên ngân hàng với lãi suất phi mã. Còn đối với
Sacombank trong giai đoạn 2008 đến 2012, khi lãi suất tăng giảm liên tục, trường hợp
lãi suất tăng cao làm tăng lợi nhuận so với năm trước đó là năm 2011 nhờ dự đoán
trước tình hình lãi suất tăng cao nên Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái
phiếu với kỳ hạn dài nên lãi suất huy động bình quân thấp hơn biểu lãi suất huy động
thông thường đồng thời các khoản cho vay đều được điều chỉnh biên độ tự động hàng
tháng, hàng quý ( tùy khoản vay) theo hơn biểu lãi suất huy động thông thường nên
biên lợi nhuận tăng đột biến so với năm 2010 kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh cũng gia tăng đột biến dù tổng dư nợ vay giảm nhẹ. Điều Sacombank
không làm được trước đó vào năm 2008 ,khi năm 2008 lãi suất tăng cao nhưng biên lợi
nhuận vẫn không thay đổi nhiều so với năm 2007 và năm 2009.
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy riêng khía cạnh rủi ro thay đổi lãi suất ảnh
hưởng lên lợi nhuận biên của Sacombank trong giai đoạn 2008 – 2012 đều được giải
quyết triệt để, thậm chí chuyển đó thành cơ hội gia tăng lợi nhuận biên. Nhưng nhìn
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 26
chung rủi ro lãi suất còn ảnh hưởng đến lạm phát, thanh khoản, thị trường, nợ xấu,
sức khỏe tài chính của khách hàng…nhất là sức khỏe tài chính của khách hàng: khi
những dự án đầu tư, phương án kinh doanh của họ không lường trước được những thay
đổi lãi suất lớn nên dễ lâm vào kiệt quệ tài chính dẫn đến nợ xấu. Những tác động này
thường có độ trễ nên khi lãi suất thay đổi có thể chưa ảnh hưởng ngay mà sẽ gây tác
động xấu sau đó đến Sacombank: dẫn chứng rõ nhất là lợi nhuận sau thuế năm 2012 bị
sụt giảm mạnh do nợ xấu tăng cao vì hệ quả từ giai đoạn lãi suất tăng đột biến trước
đó.
III. Rủi ro thị trường:
Đối với ngân hàng có hoạt động kinh doanh chứng khoán cao như Sacombank
thì rủi ro thị trường làm giảm giá trị các chứng khoán nắm giữ cũng tác động không
nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng giá trị chứng
khoán 10,222 10,364 22,015 24,717 20,954
Lời/lỗ (2) 100 (133) (196) (384)
Trong giai đoạn từ năm 2008 -2012 ta có thể thấy Sacombank chỉ đạt lợi nhuận
từ các hoạt động kinh chứng khoán vào năm 2009. Như vậy trong giai đoạn này hoạt
động Sacombank chịu tác động khá lớn của rủi ro thị trường. Khả năng quản trị rủi ro
thị trường của Sacombank trong giai đoạn này thực sự không được đánh giá tốt. Các
năm 2010,2011, 2012 dù mức đầu tư lớn hơn 20.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận từ hoạt
động này luôn mang lại khoản lỗ lớn. Trong tổng giá trị chứng khoán này thì chủ yếu
là chứng khoán đầu tư thường xuyên chiếm trên 90%, mục tiêu chủ yếu của các chứng
khoán đầu tư này ngoài việc sinh lợi còn nhằm để giữ thanh khoản cho Sacombank.
IV. Rủi ro tỷ giá:
Các ngân hàng Việt Nam nói chung đều nhận tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại
tệ. Việc mất cân đối giữa lượng tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ có thể dẫn đến
việc Ngân hàng chuyển ngoại tệ của khách hàng thành VND để cho vay VND. Điều
này sẽ dẫn đến rủi ro tỷ giá trực tiếp đến ngân hàng, do tỷ giá tăng mạnh, tỷ giá tăng
quá mạnh khiến ngân hàng bị lỗ do chênh lệch giá khi phải mua lại ngoại tệ để trả cho
khách hàng gửi tiền.
Trong lúc tìm hiểu nhóm không có số liệu cụ thể về chênh lệch giữa lượng tiền
gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ của Sacombank. Tuy nhiên dựa vào khả năng huy
động tốt, lượng kiều hối qua Sacombank –SBR lớn nhất nước nhiều năm liền giá trị
các công cụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn trong giai đoạn này không quá cao chỉ từ 250
tỷ đến 1500 tỷ thì rất có thể trạng thái huy động ngoại tệ của Sacombank cao hơn cho
vay ngoại tệ, các khoản chênh lệch này được chuyển thành VND để cho vay, đầu tư
khác sinh lợi và có thể là hầu hết các khoản này đã được Sacombank kiểm soát rủi ro tỷ
giá bằng các hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn
V. Rủi ro về nghiệp vụ:
Trong báo cáo kiểm toán kết quả kinh doanh 6 tháng 2012, PWC đã đưa ra vấn
đề lưu ý như sau: Mặc dù PWC không đưa ra kết luận ngoại trừ nhưng PWC lưu ý đến
thuyết minh 2.11 và thuyết minh 15 (iii) của báo cáo là trong kỳ Ngân hàng đã ký một
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 27
số thoả thuận với 7 cá nhân để mua và bán lại cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng
khoán Beta, CTCP Chứng khoán Phương Nam và Ngân hàng cổ phần Bưu điện Liên
Việt với tổng số tiền 757,26 tỷ đồng. Các thoả thuận này có các kỳ hạn 6 tháng hoặc 12
tháng kể từ ngày ký thoả thuận. Đây là một hoạt động kinh doanh mới có giá trị trọng
yếu của Ngân hàng và ngân hàng đã xây dựng chính sách kế toán của mình và áp dụng
cho các hoạt động kinh doanh này.
Sau soát xét, hạng mục lãi lỗ từ hoạt động mua, bán chứng khoán đầu tư đã thay
đổi từ mức 77,97 tỷ đồng lãi thuần sang lỗ 40,1 tỷ đồng sau soát xét. Đây là điểm chủ
yếu khiến lãi sau soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng mẹ giảm 122,77 tỷ
đồng so với trước soát xét.
Đây là lưu ý lần đầu tiên xuất hiện tại báo cáo kiểm toán của Sacombank, và
việc chuyển lãi thành lỗ sau soát xét là do trong thỏa thuận dù giá bán lại của ngân
hàng tương lai sẽ cao hơn giá mua để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên khi
kiểm toán giá thị trường của các chứng khoán này sụt giảm phải trích lập dự phòng dẫn
đến mức lỗ trên, phía ngân hàng thì lập luận do các khoản phải thu này vẫn trong hạn
và giá trị cổ phiếu sụt giảm chưa đến 75% nên chưa trích lập dự phòng.
Hiện tại chưa có quy định kế toán về các giao dịch mua và bán lại cổ phiếu có kỳ hạn,
Ngân hàng đã tự xây dựng chính sách kế toán của mình và áp dụng cho nghiệp vụ này
do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xảy ra tranh chấp.
VI. Rủi ro tín dụng:
1. Rủi ro từ Nợ xấu:
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng dư nợ
35,008
59,657
82,484
80,538
96,333
Nợ xấu
208
384
444
463
1,973
Tỷ lệ 0.59% 0.64% 0.54% 0.57% 2.05%
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank ở mức xấp xỉ 1% đầu năm 2008 – khủng hoảng
kinh tế đầu tiên. Sau đó được kiềm chế xuống mức thấp dưới 0,7%. Đến cuối năm
2012 nợ xấu của Sacombank tăng vọt lên mức 2,05%, điều chưa từng xảy ra trong
nhiều năm liền. Đây là thời điểm khủng hoảng nợ xấu thực sự nổ ra ở ngành ngân
hàng Việt Nam nói chung, khi NHTW thanh tra các tổ chức tín dụng và đưa nhiều
khoản nợ vào danh mục nợ xấu, tuy theo đánh giá của nhiều người thì số nợ xấu thực
vẫn chưa phát lộ hết, nhưng cuộc tổng thanh tra này cũng đã phát lộ ra phần nợ xấu rất
lớn.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức tương đối an toàn so với hệ thống
Ngân Hàng Việt Nam nói chung. ( theo công bố của TCTD cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu
toàn hàng là 4,1%, nhưng theo NHNN là 8,8%)
Còn so sánh với các ngân hàng TMCP quy mô tương đương đang niêm yết thì
tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của Sacombank thấp hơn ACB ( 2,68%) và cao hơn EIB
(1,37%), MBB (1,97%).
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 28
Để giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung của ngành ngân
hàng, Sacombank đã đặt ra một chính sách tín dụng chặt chẽ, chọn lựa khách hàng kỹ
lưỡng và thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng để có hướng xử lý kịp thời.
2. Nợ xấu từ các công ty con công ty liên kết:
Trong các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 có thể nói
Sacombank là ngân hàng có nhiều công ty con, công ty liên kết nhất tạo thành
Sacombank-Group với giai đoạn cao nhất là hơn 10 công ty con, công ty liên kết ( đến
cuối năm 2012 chỉ còn 4 công ty con 100% vốn và công ty liên kết SBS). Trong đó nổi
bật và gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho Sacombank Công ty CP Chứng Khoán Ngân
Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS).
Ngoài việc hỗ trợ công ty con này với lãi suất cho vay thấp, Sacombank còn
phải chịu rủi ro đối với các khoản lỗ lớn từ việc sụt giảm giá cổ phiếu của công ty con.
Minh chứng rõ nhất của rủi ro này là trường hợp SBS, ngoài chịu sự sụt giảm giá trị
11% cổ phần chứng khoán của SBS ( âm vốn chủ sở hữu, ngày rời sàn thị giá còn 900
đồng/cp, giá cao nhất từng đạt được là 42.000 đồng/cp) Sacombank còn phải chịu thêm
khoản trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng của SBS và chỉ có một giải pháp duy nhất là
chuyển toàn bộ thành cổ phần vì SBS không thể chi trả được Sacombank buộc phải
theo đuổi việc vực dậy SBS để tự cứu lấy khoản đầu tư của mình.
Trong giai đoạn này, ciệc thành lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết trong
nhiều lĩnh vực khiến Sacombank gặp thêm nhiều rủi ro và rõ ràng Sacombank không
thể kiểm soát được hết các rủi ro này khi các công ty con hoạt động không hiệu quả
lần lượt phải chuyển nhượng lại cho các đối tác khác với giá thấp hơn ( Cty Đầu Tư Sài
Gòn Thương Tín, Công ty kho vận Thiên Sơn…) hay lỗ âm cả vốn chủ sở hữu ( SBS).
Tuy nhiên từ năm 2012, HĐQT “mới” của Sacombank đã thay đổi chính sách “nhiều
con” này và tinh giảm, thoái vốn, đến cuối năm 2012 chỉ còn 4 công ty con liên quan
đến lĩnh vực tài chính,ngân hàng, trang sức.
3. Nợ xấu từ cổ đông lớn:
Như nhiều ngân hàng khác ở Việt Nam, Sacombank vẫn đối mặt với rủi ro nợ
xấu bắt nguồn từ các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các cổ đông lớn – nắm quyền
chi phối ngân hàng. Rủi ro này thực sự được phát lộ từ sau sự kiện cấn trừ nợ của
Nguyên Chủ Tịch và Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT của Sacombank.
Ngày 03/04/2013, ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng (NH) Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank), cho biết: Các doanh nghiệp (DN) gia đình và DN liên quan
đến ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank, đã từng vay của NH
này 7.000 tỉ đồng. Nhóm các doanh nghiệp liên quan đến Công ty Thành Thành Công
(bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Đặng Văn Thành - đang đảm nhận vai trò cố vấn) hiện
còn nợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 3.900 t ỉ đồng
Sau đó, theo thông tin được công bố ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng
Anh (con ông Thành, đồng thời là thành viên HĐQT Sacombank) đã ủy quyền cho
HĐQT được toàn quyền mua, bán gần 80 triệu cổ phiếu mà 2 ông đang nắm giữ với
giá 20.000 đồng/cổ phiếu, để thanh toán các khoản vay 1.596 tỉ đồng liên quan trực
tiếp đến các công ty của gia đình ông Thành. Đây là số tiền Sacombank đã cho nhóm
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 29
DN này vay nhiều năm trước và trước tháng 5-2012 (thời điểm ông Thành còn nắm giữ
chức danh chủ tịch HĐQT Sacombank).
Đề cập tính pháp lý và nguyên tắc tín dụng khi Sacombank cho các công ty gia
đình ông Thành vay tiền, ông Phú cho rằng các khoản vay này đều có tài sản thế chấp
là cổ phiếu, bất động sản, hàng hóa tồn kho, máy móc, nhà xưởng… nhưng chưa chắc
đã đầy đủ.
Thanh tra NH Nhà nước đã kết luận: Các khoản vay liên quan đến công ty gia
đình ông Thành và nhóm công ty liên quan đến Công ty Thành Thành Công đều trái
quy định. Bởi, Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép một NH cho nhóm công ty
liên quan đến thành viên HĐQT vay quá 25% vốn điều lệ của NH đó. Trong khi đó, số
tiền mà Sacombank cho các công ty gia đình ông Thành và nhóm công ty liên quan đến
Công ty Thành Thành Công vay đã lên tới 7.000 t ỉ đồng, tương đương hơn 51% vốn
điều lệ của NH này - 10.700 tỉ đồng. Vì thế, NH Nhà nước đã đề nghị đến hết tháng
12-2013, Sacombank phải giảm tỉ lệ cho vay đối với nhóm công ty liên quan đến ông
Thành và Công ty Thành Thành Công về mức 25% vốn điều lệ. Các khoản nợ bao gồm
tiền cho vay và đầu tư trái phiếu vào nhóm công ty này, trong đó có các khoản vay đã
đến hạn phải trả và còn thời hạn vay. Như Công ty Tân Thắng, chuyên kinh doanh bất
động sản, Đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, đường Ninh Hòa...nằm trong nhóm
công ty liên quan, còn nợ Sacombank song năng lực trả nợ khá tốt.
Theo thông tin từ ông Thành trả lời báo giới các khoản nợ vay này đều tốt và
trong hạn, Hội đồng quản trị cũ coi các công ty này như khách hàng và không liên
quan đến ông Đặng Văn Thành, thì nhóm cổ đông mới coi các công ty này có liên quan
đến ông Đặng Văn Thành và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro.
Tuy nhiên theo nhận định của nhóm, có thể có 2 nguyên nhân trong việc cấn trừ
nợ:
1/ Tất cả các khoản nợ này đều tốt, việc cấn trừ nợ tốt trong tổng dư nợ của nhóm
công ty này nhằm đưa về tỷ lệ cho vay trên vốn điều lệ đúng quy định dưới 25%. (
3.900 tỷ dư nợ - 1600 tỷ xử lý ~ 2.300 tỷ dư nợ thỏa điều kiện của Ngân Hàng NN)
2/ Phần cổ phiếu cấn trừ này dùng để xử lý những khoản nợ xấu, sử dụng sai mục
đích hoặc không có tài sản đảm bảo đầy đủ.
Nếu nguyên nhân thứ 2 xảy ra thì thêm nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra:
- Liệu số cổ phiếu trên đã đủ cấn trừ hết những khoản nợ cần phải xử lý chưa.
Con số nợ xấu từ cổ đông này thực sự còn bao nhiêu, một phần hay hầu hết dư nợ khi
mà các công ty thành viên này ( chủ yếu là bất động sản) đang gặp nhiều khó khăn
trong bối cảnh bất động sản đang khó khăn hơn bao giờ hết.
- Ngoài nhóm cổ đông lớn này thì còn tồn tại nhóm cổ đông nào khác trong ngân
hàng.
- Tình hình chung của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam đang tồn tại: thường
phát sinh dư nợ khổng lồ từ các công ty có liên quan đến các cổ đông lớn. Phần lớn dư
nợ này tài trợ cho bất động sản. Trong hoàn cảnh thị trường bất động sản đóng băng thì
các khoản nợ này cũng trên đà biến thành nợ xấu, chưa kể đến các khoản vay vàng vật
chất, lãi suất vay tăng cao trong giai đoạn 2010-2012. Trước tình hình chung của ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 30
ngân hàng và tình hình của Sacombank trong giai đoạn này nhóm cũng có những nhận
xét và những câu hỏi đặt ra như sau:
- Rõ ràng Sacombank cũng không ngoại lệ, vẫn tồn tại tình trạng cho vay thiếu
kiểm soát đối với các công ty, nhóm người liên quan đến cổ đông lớn.
- Việc xử lý những khoản vay này vẫn mới được khoản hơn 1/3, phần còn lại liệu
có phải nợ xấu, nợ xấu tiềm tàng hay không, liệu có còn đủ tài sản để xử lý những
khoản nợ còn lại nếu đó là nợ xấu.
- Nhóm cổ đông lớn mới liệu có lặp lại điệp khúc tài trợ thiếu kiểm soát cho các
công ty liên quan như nhóm cổ đông lớn cũ hay không. Khả năng tỷ lệ xảy ra việc này
cũng khá cao khi trong nhóm cổ đông này có những thành viên sở hữu những công ty
bất động sản, chứng khoán… Tuy nhiên theo đánh giá của nhóm khả năng này tuy xảy
ra cao nhưng sẽ khó xảy ra trong vòng 1-3 nă m tới do NHNN đang thực hiện nhiều đợt
thanh tra rất gắt gao để kiểm soát vấn đề nợ xấu.
Khả năng quản trị của Sacombank khá tốt ở mảng quản trị rủi ro thanh khoản,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và nhìn chung quản lý tốt mảng rủi ro nợ xấu từ việc cấp tín
dụng cho các khách hàng không có liên quan đến ngân hàng và cổ đông lớn thể hiện
qua mức nợ xấu thấp so với toàn ngành. Tuy nhiên, Sacombank vẫn chịu tác động của
rủi ro thị trường và rủi ro nợ xấu lớn khi tài trợ khá nhiều và dễ dãi cho các công ty, cá
nhân có liên quan đến ngân hàng hoặc cổ đông lớn. Sau khi thay đổi hội đồng quản trị
vào nửa đầu năm 2012 thì việc quản trị rủi ro của Sacombank đã có chuyển biến khi
lần lượt thoái vốn ở các công ty thành viên cũ và xử lý những khoản nợ liên quan đến
nhóm cổ đông lớn cũ tiềm ẩn rủi ro. Tuy nhiên việc HĐQT mới sau khi xử lý những
khoản nợ này sẽ không để tái lập lại tương tự hay lại dùng ngân hàng như công cụ để
tài trợ các công ty sân sau vẫn là một câu hỏi cho chúng ta.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 5- NH Đêm 2-K22 Page 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rose Peter S. & Sylvia C. Hudgins . Bank Management and Financial Services.
Mc Graw Hill International Edition. 2007.
2. Rose. P. S. Quản trị ngân hàng Thương mại, bản dịch Việt ngữ của Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân (2001).
3. Trương Quang Thông, Quản trị ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản kinh tế
2012.
4. www.sacombank.com.vn
5. www.sbv.gov.vn
6. www.vneconomy.vn
7. www.thesaigontimes.vn
8. www.cophieu68.vn
9. www.cafef.vn
10. www.acb.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trang_b_a_8042.pdf