Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex - Hậu Giang

Công ty nên áp dụng mô hình kinh doanh khép kín: “ sản xuất – mua gom – chế biến – tiêu thụ ” đã được một số công ty xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thủy sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh, kho lạnh) để đáp ứng nhu cầu cho những nơi tiêu thụ lớn như khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chế xuất.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8995 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex - Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hương 54 SVTH:Phạm Ngọc Giàu mức thấp dưới 13 -14 ngàn đồng, giá thức ăn vượt trên 8 ngàn đồng/kg. khiến người nuôi thua lỗ. Khó khăn của người nuôi thủy sản là giá nhập khẩu các loại nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản tăng cao, các công ty tăng ngay giá bán. Ngược lại khi giá Thế Giới hạ, công ty thức ăn lại quên giảm giá liền. 4.2.3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, chính vì vậy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 3 năm qua có xu hướng ngược nhau. Cụ thể tình hình được thể hiện trong bảng sau: BẢNG 4.14 : CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2006 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Tổng CP 87.737 100 52.355 100 43.546 100 -35.382 -40,33 -44.191 -50,37 CPBH 72.581 82,73 38.359 73,27 27.704 63,62 -34.222 -47,15 -44.877 -61,83 CP QLDN 15.156 17,27 13.996 26,73 15.842 36,38 -1.160 -7,65 686 4,53 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Chi phí bán hàng trong 3 năm qua có xu hướng giảm, năm 2007 chi phí bán hàng giảm 34.222 triệu đồng về giá trị (về tỷ lệ giảm 47,15%) so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 thì chi phí bán hàng lại giảm 44,877 triệu đồng về giá trị (giảm 61,83% về tỷ lệ) so với năm 2006. Chi phí bán hàng của công ty có xu hướng giảm, đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty. Bởi vì công ty đã thực hiện nhiều biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm được chi phí nguyên liệu, sắp xếp hợp lý trong quy trình vận chuyển, giao nhận nguyên liệu và hàng hóa. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp thì năm 2007 giảm 1.160 triệu đồng (giảm 7,65% về tỷ lệ) so với năm 2006 nhưng sang năm 2008 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 686 triệu đồng (về tỷ lệ tăng 4,53%) so với năm 2006. Đây cũng là chiều hướng tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì đã hạn chế được chi phí quản lý doanh nghiệp một cách tích cực. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 55 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Khó khăn chủ yếu mà công ty Cổ phần thủy sản Cafatex gặp phải, đó là áp lực từ các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu. Không riêng Cafatex mà nhiều công ty xuất khẩu thủy sản khác trong nước cũng ở mức cao 10% - 20%, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. 4.2.4. Tình hình tổng chi phí BẢNG 4.15 : TÌNH HÌNH TỔNG CHI PHÍ ĐVT : Triệu đồng 2006 2007 2008 CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2006CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % GVHB 939.762 811.121 748.980 -128.641 -13,69 -190.782 -20,30 CPBH 72.581 38.359 27.704 -34.222 -47,15 -44.877 -61,83 CP QLDN 15.156 13.996 15.842 -1.160 -7,65 686 4,53 Tổng CP 1.027.499 863.476 792.526 -164.023 -15,96 -234.973 -22,87 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thủy Sản Cafatex) Qua bảng 4.15, cho chúng ta thấy được sự tương quan với nhau của các nhân tố trong tổng chi phí. Tổng chi phí sẽ thay đổi như thế nào nếu các yếu tố khác thay đổi chẳng hạn như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  CP =  GVHB +  CPBH +  CP QLDN Năm 2007/2006: (- 164.023) = (- 128.641 ) + (- 34.222 ) + ( - 1.160 ) Từ biểu thức trên cho thấy tổng chi phí giảm 164.023 triệu đồng do chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, đây là đều đáng mừng cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải quan tâm là giảm các khoản chi phí trên nhưng có đem lại lợi nhuận cao cho công ty hay không? Đây là vấn đề được các cấp lãnh đạo trong công ty quan tâm khi đã tối thiểu được chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn hàng bán. Năm 2008/2006 : ( - 234.973 ) = ( - 190.782 ) + ( - 44.877 ) + 686 Tương tự năm 2007, năm 2008 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 686 triệu đồng so với năm 2006 nhưng không làm tổng chi phí tăng lên mà tổng chi Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 56 SVTH:Phạm Ngọc Giàu phí lại giảm nhiều hơn so với năm 2006 là 234.973 triệu đồng tương ứng giảm 22,87% về tỷ lệ. Năm 2008 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex nói riêng, ngoài trở ngại do giải pháp thắt chặt tài chính tiền tệ, giá nguyên nhiên liệu tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng thì bên cạnh còn phải đương đầu với thách thức khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách bảo hộ và các vụ kiện chống phá giá lẫn chi phí sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm tra rất cao. Đã gây cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty gặp rất nhiều sự cố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong năm 2008. 4.2.5. Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ BẢNG 4.16 : TỶ SUẤT LÃI GỘP / DOANH THU ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 CHỈ TIÊU Lãi gộp Doanh thu Tỷ suất Lg (%) Lãi gộp Doanhthu Tỷ suất Lg (%) Lãi gộp Doanh thu Tỷ suất Lg (%) Tôm các loại 60.769 575.094 10,57 2.427 26.784 9,06 18.987 231.957 8,19 Cá các loại 50.267 481.272 10,44 289.458 867.047 33,38 47.787 584.911 8,17 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex) Mỗi nhóm hàng đều có tỷ suất lợi nhuận khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ thì tỷ suất lợi nhuận của công ty nói chung cũng khác nhau. Nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty và ngược lại. Nếu trong quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng lên. Vì vậy, trong kết cấu hàng hóa tiêu thụ nên tăng khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm khối lượng hàng hóa tiêu thụ có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tính vào tổng doanh thu sau khi cộng doanh thu từ các mặt hàng nên ta xét tỷ suất Lg/DT. Dựa vào Bảng 4.16, chúng ta sẽ thấy được ảnh hưởng của cơ cấu hàng hóa đến mức lãi gộp. Nhìn chung, tỷ suất Lg của mặt hàng cá trong 2 năm 2006 và 2007 là cao nhất. Tuy nhiên trong năm 2008 mặt hàng tôm tăng và chiếm tỷ suất Lg cao nhất. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 57 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Năm 2006, tỷ suất Lg và doanh thu mặt hàng tôm cao nhất, còn mặt hàng cá cũng đạt doanh thu cao nhưng tỷ suất Lg thấp hơn so với mặt hàng tôm. Năm 2007, tình hình kinh doanh của công ty có chuyển biến rõ rệt, doanh thu mặt hàng tôm giảm một cách đáng kể, cụ thể tỷ suất Lg giảm xuống còn 9,06% so với năm 2006 là 10,57%. Riêng mặt hàng cá thì nổi trội lên hẳn với doanh thu 867.047 triệu đồng so với năm 2006 là 481.272 triệu đồng, về tỷ suất Lg thì tăng lên 33,38% so với năm 2006 là 10,44%. Đây là ưu thế của mặt hàng cá tra, basa Việt Nam đang chiếm độc quyền trên thị trường Thế giới đã đưa doanh thu và tỷ suất Lg mặt hàng cá lên cao nhất trong năm 2007. Năm 2008, doanh thu và tỷ suất Lg mặt hàng cá giảm xuống một cách đột ngột, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại của công ty và người nuôi cá tra, basa ở Việt Nam, nguyên nhân là cuối năm 2007 và đầu năm 2008 do cuộc khủng hoảng thừa cá tra và cá basa, nhiều hộ gia đình nuôi đã thu lỗ nên bỏ nghề nuôi cá tra, cá basa. Cụ thể doanh thu giảm xuống còn 584.911 triệu đồng, còn tỷ suất Lg giảm xuống còn 8,17% so với năm 2007. BẢNG 4.17 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: % CHỈ TIÊU TỶ SUẤT GIÁVỐN 2006 TỶ SUẤT GIÁ VỐN 2007 TỶ SUẤT GIÁ VỐN 2008 Tôm các loại 54,73 29,97 28,43 Cá các loại 45,27 70,03 71,57 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex) Bên cạnh đó, ta cũng xét đến tỷ suất giá vốn hàng bán để thấy được nhân tố giá vốn hàng bán cũng có ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến lợi nhuận. Bảng 4.17 cho chúng ta thấy được tỷ suất giá vốn hàng bán của các mặt hàng tăng giảm không đều. Qua các năm tỷ suất giá vốn mặt hàng cá luôn ở mức cao. Năm 2007 và 2008 tỷ suất giá vốn trên 70%, chỉ có năm 2006 tỷ suất giá vốn đạt được 45,27% và thấp hơn mặt hàng tôm trong năm 2006 đạt được 54,73%. Còn mặt hàng tôm thấp hơn mặt hàng cá, năm 2007 đạt được 29,97% trong khi mặt hàng cá đạt là 70,03%, năm 2008 thì chỉ đạt được 28,43% trong khi mặt hàng cá đạt được 71,57% và đây là tỷ suất giá vốn cao nhất trong 3 năm của 2 mặt hàng tôm và cá. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 58 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Như vậy, dựa vào tỷ suất Lg/giá vốn hàng bán của 2 mặt hàng chủ đạo, ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán của mặt hàng cá cao nhất nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu và lợi nhuận. Được như vậy là do công ty nằm ở Hậu Giang gần nguồn nguyên liệu dồi dào từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng …nên tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đồng thời Ban lãnh đạo của Công ty có bước đi đúng đắn vào mặt hàng độc quyền là cá tra, basa đưa doanh thu và lợi nhuận mặt hàng cá lên cao hơn mặt hàng tôm. 4.2.6. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex Mục tiêu cuối cùng mà công ty mong đợi là lợi nhuận trước thuế, để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận công ty, tuy có những nhân tố ảnh hưởng không nhiều nhưng nhưng nhân tố đó cũng góp một phần đáng kể đến lợi nhuận của công ty. Để thấy được điều đó chúng ta hãy phân tích bảng số liệu sau: BẢNG 4.18 : TỔNG KẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 KL hàng hóa tiêu thụ (tấn) 8.849 10.108 9.513 Doanh thu 1.063.099 893.831 817.311 Các khoản giảm trừ 12.303 9.827 1.559 Giá vốn hàng bán 939.762 811.121 748.980 CHBH & CP QLDN 87.737 52.355 43.546 LN trước thuế 8.126 5.349 4.414 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex) Nhìn chung thì lợi nhuận năm 2006 với 8.126 triệu đồng là trội nhất nhưng khối lượng hàng hóa tiêu thụ 8.849 tấn lại nhỏ nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do năm 2006 mặt hàng cá và tôm đang lên ngôi trên thị trường xuất khẩu, sang năm 2007 và 2008 thì lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm xuống còn 5.349 triệu đồng với khối lượng hàng hóa tiêu thụ cao nhất là 10.108 tấn vào năm 2007. Riêng năm 2008 thì lợi nhuận trước thuế là 4.414 triệu đồng với khối lượng hàng hóa tiêu thụ là 9.513 tấn. Tuy khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng nhưng do giá bán giảm mạnh vào năm 2007 và 2008 nên doanh thu giảm từ 1.063.099 triệu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 59 SVTH:Phạm Ngọc Giàu đồng năm 2006 giảm xuống 893.831 triệu đồng năm 2007 và 817.311 triệu đồng năm 2008. Nguyên nhân mà sản lượng tăng nhưng lợi nhuận lại giảm gấp đôi là do giá bán giảm mặc dù công ty đã tối thiểu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp xuống rất nhiều nhưng vẫn không thể kéo lợi nhuận công ty tăng so với năm trước. Đây là vấn đề khó khăn mà công ty Cafatex đang gặp phải trong năm 2007 và năm 2008. 4.3. ĐÁNH GIÁ CÁC TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu sự tác động của chất lượng công tác mà còn ảnh hưởng bởi quy mô kinh doanh của công ty. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của công ty, phải sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. BẢNG 4.19 : PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/DOANH THU ĐVT:Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Qua bảng 4.19 cho thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần giảm từ năm 2006 đến năm 2008. Trong năm 2006, trung bình cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,76 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, hay nói cách khác là lợi nhuận sau thuế chiếm 0,76% trong doanh thu thuần. Sang năm 2007, tỷ suất lợi CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1. LN ròng 8.126 5.311 4.298 2. DT thuần 1.063.099 893.831 817.311 ROS (%) 0,76 0,59 0,53 ROS LN sau thuế DT thuần = Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 60 SVTH:Phạm Ngọc Giàu nhuận/doanh thu giảm xuống còn 0,59% hay cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,59 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự năm 2008, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần giảm xuống còn 0,53% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,53 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm dần và còn khá thấp. Mặc dù doanh nghiệp kinh doanh có lời nhưng lợi nhuận sau thuế năm sau giảm so với năm trước nên làm cho tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần năm sau giảm so với năm trước. Nguyên nhân của sự biến động cùng chiều nói trên có thể là do trong 3 năm qua công ty gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm làm cho doanh thu giảm xuống, nhưng về chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán cũng giảm theo nhưng không đáng kể nên lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo với một tỷ lệ gần bằng doanh thu thuần. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty có chiều hướng giảm thật sự là một vấn đề đáng xem xét khi mà giá nguyên vật liệu lại tăng cao. Vì vậy, công ty muốn kinh doanh có hiệu quả hơn lợi nhuận tăng cao hơn thì cần có những biện pháp quản lý chi phí hiệu quả hơn đặc biệt là hạ thấp giá vốn hàng bán một cách hợp lý hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty. Đây là vấn đề mà công ty đang cần phải thực hiện ngay trong năm 2009. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Ví dụ cụ thể vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, ta tiến hành các bước sau: - Xác định đối tượng cần phân tích: LN/DT năm sau – LN/DT năm trước - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận , cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn: + Nhân tố lợi nhuận: + Nhân tố doanh thu: LN năm sau – LN năm trước DT năm trước LN năm sau DT năm sau – DT năm trước Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 61 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng lên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng chính là hiệu của tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm sau và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm trước Từ các bước trên, ta lập bảng sau: BẢNG 4.20 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/DOANH THU ĐVT: % CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 1. LN - 0,26 - 0,11 2. DT - 3,14 - 5,62 Tổng cộng - 3,40 - 5,73 (Nguồn : Bảng 4.19_ Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008) (Ghi chú: Các bảng 4.20, 4.22, 4.24, 4.26, 4.28 đều thực hiện phương pháp như trên) Nhìn vào bảng 4.20, ta thấy năm 2007, tỷ suất này giảm về số tuyệt đối là 3,40% so với năm 2006. Năm 2008, tỷ suất lại tiếp tục giảm còn 5,73% so với năm 2007. Nhìn chung tốc độ giảm của nhân tố lợi nhuận và doanh thu đã làm ảnh hưởng tốc độ giảm của tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty Cổ phần thủy sản Cafatex. 4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản (ROA) ROA đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ công ty có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. ROA LN sau thuế Tổng tài sản bình quân = Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 62 SVTH:Phạm Ngọc Giàu BẢNG 4.21 : PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/TỔNG TÀI SẢN ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Qua bảng 4.21 cho chúng ta thấy tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân của năm 2006 là 1,59% giảm mạnh so với năm 2007 là 1,35% tức là giảm 0,24%. Đây là những biểu hiện cần quan tâm đến, song song đó chỉ số này có sự giảm nữa vào năm 2008 là 0,70% tức là giảm 0,65% so với năm 2007. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân là 1,59% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,59 đồng tiền lời cho công ty. Sang năm 2007 thì tạo ra 1,35 đồng tiền lời trong 100 đồng tài sản đầu tư vào kinh doanh. Tương tự năm 2008 thì tạo ra 0,70 đồng tiền lời. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân của công ty giảm qua các năm nhưng xét về mặc lợi nhuận chưa thật sự gây lỗ hay khó khăn cho công ty. Nhưng không vì thế mà công ty không tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, không quan tâm đến lợi nhuận mà cần nhanh chóng chuyển đổi tình thế trên. Vì vậy, công ty nên thúc đẩy sản xuất, tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng hơn là chú trọng việc sử dụng tài sản có hiệu quả hơn để mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1. LN ròng 8.126 5.311 4.298 2. TTS bình quân 512.583 393.172 610.074 ROA (%) 1,59 1,35 0,70 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 63 SVTH:Phạm Ngọc Giàu BẢNG 4.22 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/TỔNG TÀI SẢN ĐVT: % CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 1. LN - 0,55 - 0,26 2. TTS - 4,45 1,98 Tổng cộng - 5,00 - 1,72 (Nguồn : Bảng 4.21_ Phân tích tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản) So với năm 2006, năm 2007 tổng tài sản của công ty giảm gần gấp đôi, chính vì vậy làm cho tỷ suất này giảm 4,45%, sự sụt giảm trong lợi nhuận làm tỷ suất này giảm xuống 0,55%. Do đó, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản giảm đến 5%, và điều này chủ yếu là do việc thanh lý tài sản của công ty. Năm 2008, tài sản tăng gấp đôi năm 2007 nên tỷ suất chỉ tăng 1,98%, đồng thời vì lợi nhuận giảm lên nên tỷ suất này giảm 0,26%. Tổng hợp lại, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản giảm hơn năm 2007 là 1,72%. 4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROE) ROE đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả của cổ đông. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu hay còn gọi là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) mang ý nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Hệ số này còn là chỉ tiêu mà các nhà, các thành viên góp vốn vào công ty quan tâm đến vì chỉ tiêu này cho thấy họ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trên số vốn mà họ đầu tư vào công ty. ROE LN sau thuế VCSH bình quân = Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 64 SVTH:Phạm Ngọc Giàu BẢNG 4.23 : PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN /VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Nhìn chung thì qua 3 năm tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cũng luôn biến động, giảm xuống từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể là năm 2006 tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 6,23% tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 6,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân là 4,62% vào năm 2007, giảm đi 1,61 đồng (hay giảm 25,84%) so với năm 2006, tức là lợi nhuận sau thuế mà chủ sở hữu thu được là 4,62 đồng trong 100 đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào công ty. Tương tự, năm 2008 thì lợi nhuận sau thuế mà chủ sở hữu thu được là 3,94 đồng trong 100 đồng vốn mà họ đầu tư vào công ty giảm 0,68 đồng về giá trị (về tỷ lệ giảm 14,72%) so với năm 2007. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu giảm từ năm 2006 đến năm 2008 và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cũng tương đối cao, hay nói cách khác chủ sở hữu bỏ vốn ra kinh doanh thu lại tiền lời cũng tương đối. Đây là chiều hướng tốt cho công ty, vì nếu chủ sở hữu, các thành viên góp vốn vào công ty kinh doanh có lời sẽ thu hút họ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào công ty. Do đó, giúp cho công ty có thêm vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp, chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với tình hình công ty và thị trường xuất khẩu thủy sản để mang lại lợi nhuận cao hơn để thu hút ngày càng nhiều vốn của các nhà đầu tư. CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1. LN ròng 8.126 5.311 4.298 2. VCSH bình quân 130.448,5 115.006 108.971,5 ROE (%) 6,23 4,62 3,94 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 65 SVTH:Phạm Ngọc Giàu BẢNG 4.24 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐVT: % CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 1. LN -2,16 -0,88 2. VCSH -34,39 -71,22 Tổng cộng -36,55 -72,10 (Nguồn : Bảng 4.23_ Phân tích tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) 4.3.4. Tỷ suất lợi nhuận / giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy ta phải phân tích tỷ suất lợi nhuận/giá vốn hàng bán để thấy rõ sự ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận của công ty. BẢNG 4.25 : PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN /GIÁ VỐN HÀNG BÁN ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Qua bảng 4.25 cho thấy, chỉ tiêu này giảm xuống sau mỗi năm. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận/giá vốn hàng bán là 0,86%, nghĩa là trong 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về 0,86 đồng lợi nhuận, năm 2002 đem lại 0,65 đồng, năm 2003 là 0,57 đồng. Sự biến động của chỉ tiêu này là do những nguyên nhân sau: CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1. LN ròng 8.126 5.311 4.298 2. Giá vốn hàng bán 939.762 811.121 748.980 LN/GVHB (%) 0,86 0,65 0,57 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 66 SVTH:Phạm Ngọc Giàu BẢNG 4.26 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/GIÁ VỐN HÀNG BÁN ĐVT: % CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 1. LN - 0,30 - 0,12 2. GVHB - 4,13 - 6,92 Tổng cộng - 4,43 - 7,04 (Nguồn : Bảng 4.25_ Phân tích tỷ suất lợi nhuận/giá vốn hàng bán) Chỉ tiêu này năm 2007 giảm hơn năm 2006 là 4,43% chủ yếu là do lợi nhuận giảm làm tỷ suất này giảm xuống 0,30%. Nhưng đồng thời giá vốn hàng bán cũng giảm xuống làm cho tỷ suất lợi nhuận/giá vốn hàng bán giảm đi 4,13%. Chỉ tiêu này năm 2008 có sự giảm nhẹ, lợi nhuận giảm làm tỷ suất giảm 0,12%, nhưng giá vốn hàng bán cũng giảm nên làm tăng tỷ suất này 6,92%, do đó mà tỷ suất giảm xuống 7,04%. Tình hình này cho thấy những chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 do đầu tư vào tài sản cố định đã tăng lên đáng kể, mang lại lợi nhuận không nhiều. Sang năm 2008, công ty đã gặp phải khó khăn do tình trạng nuôi cá tự phát, thiếu quy hoạch, chất lượng cá thấp, việc tranh mua, tranh bán, ép giá … đã phá vỡ tính bền vững của nghề nuôi cá tra, basa.. 4.3.5. Tỷ suất lợi nhuận / chi phí bán hàng Trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì yếu tố chi phí bán hàng có tác động rất rõ rệt đến lợi nhuận của công ty. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng phản ánh một phần hiệu quả của công ty sau khi bỏ ra chi phí bán hàng để đem về lợi nhuận công ty. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng phản ánh qua bảng số liệu sau: BẢNG 4.27 : PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN /CHI PHÍ BÁN HÀNG ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1. LN ròng 8.126 5.311 4.298 2. Chi phí bán hàng 72.581 38.359 27.704 LN/CPBH(%) 11,20 13,85 15,51 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 67 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Sự biến động của chỉ tiêu này qua 3 năm diễn ra như sau: năm 2006, cứ 100 đồng chi phí bán hàng bỏ ra sẽ góp phần tạo nên 11,2 đồng lợi nhuận, năm 2007 tăng lên 13,85 đồng lợi nhuận và năm 2008 tăng lên 15,51 đồng lợi nhuận. BẢNG 4.28 : TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/CHI PHÍ BÁN HÀNG ĐVT: % CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 1. LN - 3,88 - 2,64 2. CPBH - 15,52 - 40,34 Tổng cộng - 19,40 - 42,98 (Nguồn : Bảng 4.27 _ Phân tích tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng) Thông qua bảng tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng, ta nhận thấy, năm 2007 do tối thiểu hóa chi phí quảng cáo, tiếp thị nên chi phí bán hàng giảm mạnh làm giảm tỷ suất đi 15,52%, lợi nhuận giảm nhưng chỉ làm giảm tỷ suất xuống 3,88%, tổng hợp hai nhân tố khiến tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng giảm 19,4%. Năm 2008, lợi nhuận giảm với tốc độ chậm hơn tốc độ giảm chi phí bán hàng (cụ thể chi phí tiếp thị, quảng cáo năm 2007 là 431.480 triệu đồng nhưng sang năm 2008 thì còn 150.665 triệu đồng tức là giảm 186%) làm cho tỷ suất này giảm hơn năm 2007 là 42,98%. 4.4. TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích công ty ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của công ty. Trong quá trình phân phối lợi nhuận, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý, phù hợp quy định của nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Bất kỳ công ty nào cũng muốn công ty của mình hoạt động một cách có hiệu quả tốt nhất, chính vì thế mỗi công ty phải có chính sách phân phối lợi nhuận phù hợp với mục tiêu mà công ty đề ra vào đầu năm. Thông bảng phân phối tình hình Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 68 SVTH:Phạm Ngọc Giàu lợi nhuận của công ty mà khách hàng và cổ đông có thể biết được chính xác tình hình hoạt động của công ty vào cuối năm tài chính. Tình hình phân phối lợi nhuận từ năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: BẢNG 4.29 : TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CPTS CAFATEX QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 LN trước thuế năm nay 8.126 5.349 4.414 Thuế TNDN - 559 115 LN sau thuế năm nay 8.126 4.790 4.299 LN PP năm trước chuyển sang 72.028 7.769 4.570 Tổng LN phân phối 80.154 12.559 8.869 Phân phối lợi nhuận CP không hợp lệ 650 421 388 Thù lao HĐQT, BKS 360 403 453 Quỹ DT bắt buộc 3.601 727 440 Quỹ KTPL 4.007 627 443 Quỹ DPTC 8.015 1.255 886 Chia cổ tức 4.447 753 532 Bổ sung vốn KD 51.305 3.803 2.056 Số dư LNPP cuối năm 7.769 4.570 4.114 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Năm 2006, tổng lợi nhuận phân phối đạt được 80.154 triệu đồng và công ty đã phân phối lợi nhuận cho chi phí không hợp lệ là 650 triệu đồng, trích lập quỹ doanh thu bắt buộc 3.601 triệu đồng, quỹ khen thưởng phúc lợi là 4.007 triệu đồng, số dư lợi nhuận phân phối cuối năm được chuyển sang năm 2007 là 7.769 triệu đồng. Đây cũng là một điểm tích cực thúc đẩy cán bộ công nhân viên công ty yên tâm công tác, nâng cao năng suất lao động nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Sang năm 2007 và 2008 thì tình hình phân phối lợi nhuận có xu hướng trích lập ít lại cho phù hợp với tình hình lợi nhuận trong năm 2007 và 2008. Vì 2 năm này lợi nhuận trong năm đã giảm xuống nên công ty phải giảm các khoản trích Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 69 SVTH:Phạm Ngọc Giàu lập các quỹ giảm đi nhưng vẫn đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả tốt. Cụ thể năm 2007, chi phí không hợp lệ đã giảm xuống còn 421 triệu đồng do nguyên nhân năm 2007 công ty có chính sách tiết chi phí không hợp lệ và các khoản tiền phạt. Quỹ dữ trữ bắt buộc giảm còn 727 triệu đồng, quỹ khen thưởng phúc lợi là 627 triệu đồng vẫn giảm so với năm 2006, năm 2007 có sự khác biệt là quỹ dự phòng tài chính là 1.255 triệu đồng vì công ty muốn đề phòng những rủi ro về tài chính trong năm 2007. Sang năm 2008, tình hình phân phối lợi nhuận của công ty đã gần ổn định so với năm 2007 nhưng cũng có một vài chỉ tiêu trích lập giảm xuống, cụ thể về chi phí không hợp lệ đã giảm còn 388 triệu đồng, điều đó chứng tỏ công ty đã thấy được sự thiệt hại về khoản chi phí này đã có biện pháp tối thiểu khoản chi phí không hợp lệ xuống để tăng những khoản trích lập khác như tăng khoản thù lao hội đồng quản trị và ban kiểm soát là 453 triệu đồng cho sự quản trị công ty đạt hiệu quả, đây cũng là hình thức khen thưởng có hiệu quả của công ty. Quỹ dữ trữ bắt buộc là 440 triệu đồng giảm so với năm 2006 và 2007. Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng giảm còn 443 triệu đồng. Đây là nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế chung đã làm ảnh hưởng đến tình hình phân phối lợi nhuận của công ty Cafatex nói riêng và các doanh nghiệp thủy sản khác nói chung. Tình hình phân phối lợi nhuận còn thể hiện được sự đầu tư vốn của Nhà nước vào Cafatex mỗi năm, tỷ suất góp vốn của Nhà nước được thể hiện qua bảng 4.30 như sau: BẢNG 4.30 : TỶ SUẤT LN/VỐN NHÀ NƯỚC ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Vốn Nhà nước 14.327 14.327 14.327 LN 8.126 5.311 4.298 TS LN/Vốn NN 56,72 37,07 30,00 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex) Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận/vốn Nhà nước qua 3 năm đều trên 30%, điều này chứng tỏ công ty được sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước, bởi vì công ty kinh doanh mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản, mặt hàng đem lại kim ngạch Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 70 SVTH:Phạm Ngọc Giàu xuất khẩu lớn của đất nước. Cụ thể năm 2006 là 56,72% nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 37,07% vì lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2006. Năm 2008 thì tỷ suất này giảm còn 30% vì năm 2008 tình hình công ty gặp khó khăn trong việc xuất khẩu nên tỷ suất có giảm so với 2 năm trước. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, Cafatex đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì, ổn định và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể Cán bộ công nhân viên công ty đã phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần đóng góp ngân sách tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 71 SVTH:Phạm Ngọc Giàu CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2006, 2007, 2008 đã cho thấy: Với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của công ty ngày càng có cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của Đất nước trong thời kỳ hội nhập. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần phải có những biện pháp nhằm ổn định doanh thu, quản lý tốt chi phí để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, tôi xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm ổn định doanh thu và lợi nhuận đồng thời quản lý tốt chi phí của công ty. 5.1. ỔN ĐỊNH DOANH THU Ổn định doanh thu là mục tiêu cần đạt được của hầu hết các doanh nghiệp, vì công ty kinh doanh thu được doanh thu càng cao càng tốt và tối thiểu là ổn định được doanh thu của công ty. Doanh thu của công ty từ 3 nguồn: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu và đây là phần thu nhập chính của công ty do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy ổn định doanh thu của công ty chủ yếu là ổn định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể là ổn định được giá bán của từng loại mặt hàng xuất khẩu trong tình cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao. Ổn định giá bán tôm và cá xuất khẩu:  Công ty cần xây dựng chiến lược giá cho phù hợp từng sản phẩm tôm các loại và cá các loại xuất khẩu, vừa đảm bảo nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo tính cạnh tranh. Năm 2007 và 2008 giá xuất khẩu tôm giảm 92,64% và 28,49% so với năm 2006. Mặt hàng cá co xu tăng giảm không đều, cụ thể tăng vào năm 2007 là 1,95% và giảm vào năm 2008 là 28,48% so với năm 2006 nhưng giá nguyên vật liệu lại tăng cao không ngừng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 72 SVTH:Phạm Ngọc Giàu  Để có thể ổn định giá bán tôm và cá, công ty nên thực hiện tốt việc đảm bảo độ tin cậy về an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc thực hiện hợp đồng về thời gian giao hàng cũng như chất lượng tôm và cá đông lạnh.  Công ty nên có chính sách chiết khấu 5% đối với những khách hàng mua với số lượng lớn sản phẩm hay có thêm chính sách chiết khấu 10% đối với những khách hàng trả tiền trước hạn để có dư vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.  Công ty chỉ chuyên về chế biến mặt hàng tôm và cá đông lạnh xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp nên công ty có ưu thế chủ động được giá cả, đồng thời một phần giá thủy sản của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của thế giới. Do đó công ty nên có những chiến lược tiếp cận được nhiều thị trường nước ngoài để tiến hành xuất khẩu trực tiếp, từ đó mới có thể chủ động được giá cả xuất khẩu hơn. Từ đó công ty đưa ra giá xuất khẩu mềm hơn và hấp dẫn hơn đối với những khách hàng khó tính. 5.2. QUẢN LÝ TỐT CHI PHÍ Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thủy sản xuất khẩu ngoài việc ổn định doanh thu thì quản lý tốt chi phí cũng là một biện pháp hiệu quả vì chi phí của công ty còn rất cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.  Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ mà công ty phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, bởi vì chi phí quản lý doanh nghiệp luôn chiếm trên 15% trong tổng chi phí của công ty. Công ty nên giảm chi phí quản lý doanh nghiệp còn dưới 10% trong tổng chi phí của công ty. Chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch… hạn chế chi phí công tác phí.  Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay không? Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 73 SVTH:Phạm Ngọc Giàu  Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo. 5.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 5.3.1. Thi đua khen thưởng  Thực hiện chính sách khen thưởng – kỷ luật hợp lý, tổ chức những chương trình sinh hoạt đoàn thể nhân những ngày lễ, những dịp kỉ niệm để cán bộ công nhân viên công ty được vui chơi, nghỉ ngơi và du lịch tham quan, thắt chặt thêm tình đoàn kết nội bộ công ty.  Đề ra những chỉ tiêu thi đua phù hợp nhằm khuyến khích phong trào thi đua làm việc trong toàn nhà máy sôi động hơn, hiệu quả hơn. Bộ phận công đoàn có chính sách quà tặng cho sinh nhật công nhân lao động, có bằng khen khi công nhân lao động không sử dụng ngày nghỉ phép trong năm, được tuyên dương khi có thành tích tốt trong sản xuất.  Sử dụng lao động hợp lý, có chính sách nhân sự thỏa đáng sẽ giúp công ty có điều kiện sử dụng năng lực, óc sáng tạo và tay nghề của công nhân kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Hàng năm tổ chức cuộc thi tay nghề giỏi cho các công nhân kỹ thuật để họ có cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức kinh nghiệm kỹ thuật với nhau giữa các phân xưởng đồng thời có dịp trò chuyện, vui chơi trong những dịp lễ lớn như Tết, kỉ niệm ngày thành lập công ty…  Tóm lại với nguồn nhân lực dồi dào, kỹ năng làm việc cao, năng lực tốt, đoàn kết thống nhất thì không chỉ ổn định mà còn tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận công ty còn có thể đạt được những thành tựu cao hơn nữa trong tương lai. 5.3.2. Marketing hướng về chất lượng  Quan tâm và giữ chân khách hàng lớn và quen thuộc bằng chính sách ưu đãi, uy tín về sản phẩm xuất khẩu của công ty. Thường xuyên thăm dò khách hàng thông qua việc hàng quý gửi khách hàng phiếu góp ý, sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và giải quyết những khiếu nại về sản phẩm của công ty cho khách hàng hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 74 SVTH:Phạm Ngọc Giàu  Theo dõi để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót trong giao, vận chuyển sản phẩm xuất khẩu đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua chất lượng sản phẩm vì đây là yếu tố quyết định uy tín của công ty.  Công ty nên hết sức chú trọng đến thị hiếu, kiểu dáng sản phẩm, mẫu mã, phong cách bán hàng … Về bán hàng, nếu công ty đưa sản phẩm vào hội chợ thì phải qua hệ thống đại lý, ký hợp đồng với các đầu mối phân phối chứ không phải cứ bày ra đó mà bán.  Thông qua hệ thống đại lý phân phối đó sẽ cung cấp mẫu mã hoặc tư vấn cho công ty nhanh chóng nắm được thị hiếu khách hàng cũng có thể làm sẵn một số mẫu mà thị trường chấp nhận được, nhanh chóng xây dựng thương hiệu cá tra, basa Việt Nam. Những biện pháp trên chỉ mang tính chủ quan và thiếu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên, qua các chiến lược, tôi cũng mong muốn góp vào một chút gì đó vào sự phát triển vững mạnh của công ty. 5.4. MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH TRONG NĂM 2009  Mục tiêu đặt ra cho năm 2009 là phấn đấu duy trì và ổn định lợi nhuận đồng thời nhận định tình hình suy thoái và khủng hoảng kinh tế, cụ thể là kế hoạch xuất khẩu 12.000 tấn cá thực phẩm đạt kim ngạch 33,6 triệu USD, 2.000 tấn tôm với kim ngạch 16,4 triệu USD.  Để đạt được kết quả trên, công ty nói chung và sự nổ lực không ngừng của mỗi lao động nói riêng là yếu tố cực kỳ quan trọng của trên 2.000 lao động. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh đã và đang được công ty đẩy mạnh cùng với giải pháp quan trọng hàng đầu là làm tốt công tác thị trường, đặc biệt quan tâm đến những thị trường mới có tiềm năng tiêu thụ lớn như: Trung Đông, Nam Mỹ và các nước Bắc Phi … để bù vào những thị trường bị suy giảm do khủng hoảng tài chính. Đồng thời, công ty cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, bên cạnh mặt hàng cá tra, basa fillet truyền thống … để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.  Công ty có những hoạch định cụ thể xu hướng phát triển, trong đó tiêu chí chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh tiếp tục được chú trọng – là yếu tố sống còn để ổn định sản xuất và xuất khẩu. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 75 SVTH:Phạm Ngọc Giàu  Công ty cần tăng cường quản lý tốt định mức sản xuất và năng suất sản lượng, giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh là mục tiêu chính trong công tác quản trị công ty.  Để phát triển ổn định và bền vững hơn, công ty Cổ phần thủy sản Cafatex cần xác định những khó khăn trong tình hình giảm phát cũng là lúc cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý, hiệu quả sử dụng lao động trong toàn công ty, để từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân lao động. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động sản xuất cá sạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mới và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cho các xí nghiệp, hướng tới mục tiêu sản xuất có trách nhiệm với cộng đồng và bảo vệ môi trường. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 76 SVTH:Phạm Ngọc Giàu CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1. KẾT LUẬN Thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp. Vì vậy, thị trường thủy sản tăng hay giảm đều tác động trực tiếp đến đời sống người dân nói chung và đời sống của toàn thể công nhân Cafatex nói riêng cũng như tình hình lợi nhuận của công ty. Năm 2009 sẽ tiếp tục là năm đầy thử thách đặt ra cho cộng đồng công ty thủy sản nói chung và công ty Cổ phần thủy sản Cafatex nói riêng, với bản lĩnh, kinh nghiệm thương trường quốc tế của công ty Cafatex đã khá dầy sau những biến cố trắc trở về xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là năm 2008 với tình hình khủng hoảng tài chính. Cuối cùng Cafatex đã có sự thích ứng thời cuộc tốt, nhanh nhạy và năng động đã tạo nên những lợi thế rõ rệt. Bằng chứng là Thủy Sản của công ty Cổ phần thủy sản Cafatex đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó EU, Nhật Bản, Nga, các nước Đông Âu, Hàn Quốc, Nam Mỹ, Trung Đông … là những thị trường lớn. Trong 3 năm qua từ năm 2006 – 2008 thì công ty Cổ phần thủy sản Cafatex gặp không ít khó khăn, trắc trở về việc xuất khẩu thủy sản sang những thị trường khó tính. Đặc biệt là trở ngại về giá nguyên liệu tăng cao, do các giải pháp thắt chặt tài chính tiền tệ nên lãi suất tăng. Đồng thời, Cafatex còn phải đương đầu với thách thức khắc khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chính sách bảo hộ và các vụ kiện chống phá giá lẫn chi phí sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng rất cao. Nhưng với bãn lĩnh của Cafatex đã ổn định được tình hình lợi nhuận của mình. Tuy năm 2007 và 2008 có giảm so với năm 2006 nhưng Cafatex đã tạo được nhiều việc làm, hàng ngàn gia đình có thu nhập, giúp ổn định dân sinh – xã hội tỉnh Hậu Giang. Tiềm năng thủy sản Việt Nam khá lớn nhưng nhìn lại chưa được phát huy tối đa thế mạnh là điều đáng trăn trở. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu Cafatex nói riêng và cộng đồng công ty thủy sản nói chung dù tăng liên tục nhưng chưa đi vào bài bản do nhiều nguyên nhân đã phân tích trong bài làm. Nhu cầu thị trường cũng vậy, có lúc công ty không bám sát khiến người nuôi và công ty lúng túng. Dù bối cảnh khó khăn nhưng Cafatex vẫn giữ vững phát triển ngành thủy Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 77 SVTH:Phạm Ngọc Giàu sản, trong đó sản phẩm cá tra, basa là lợi thế “số 1” cần tiếp tục phát huy đưa sản phẩm thủy sản Việt Nam đi xa hơn. 6.2.KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà nước Chính phủ cần có chủ trương khoanh nợ, đáo nợ vay năm cũ cho các công ty chế biến, xuất khẩu và người nuôi. Đồng thời tiếp tục cho vay tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp. Có chỉ đạo cụ thể đối với các công ty sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản và các nhà chế biến xuất khẩu ký kết hợp đồng với người nuôi. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng thừa – thiếu là rất khó, nhưng ta có thể cân đối một cách tương đối, giảm thiệt hại cho công ty, người nuôi. Công ty phải có giải pháp cho từng thời điểm. Cho nên cần có sự hợp tác giữa Nhà nước – doanh nghiệp – Nông dân, có khả năng khống chế được sự mất cân đối về cung cầu cả ở trong nước và xuất khẩu. Điều chỉnh tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng biên độ tỷ giá. Nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ chính (USD, euro, yên Nhật và rúp Nga) theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cho phép ngân hàng nới rộng biên độ tỷ giá từ -5% đến +5% (thay cho mức 3% hiện nay) để cung cầu thị trường quyết định mức tăng tỷ giá giao dịch cụ thể. Tạo thuận lợi về vốn, giống, thức ăn chăn nuôi cho các hộ nuôi thủy sản. Nhà nước nên có chính sách giúp người nuôi giảm được thuế VAT khi mua thức ăn, giống vật nuôi, thuốc hóa chất và các loại vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản. Nhà nước cần nhanh chóng quản lý trại nuôi và vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn và quy hoạch. Song song đó, Nhà nước phải xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển hệ thống kho lạnh và kho lạnh ngoại quan, chính sách giảm thuế cho các công ty sử dụng nhiều lao động nữ. Bên cạnh đó, Nhà nước tăng cường hỗ trợ đấu tranh chống các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng. Nhà nước hỗ trợ dịch vụ cung ứng vốn, giống, cơ sở vật chất, kỹ thuật nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm … cho nhân dân là yêu tố có tính chất quyết định để Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 78 SVTH:Phạm Ngọc Giàu tăng sản lượng và chất lượng thủy sản. Bộ thủy sản và các địa phương nghiên cứu, xem xét, cơ cấu lại lực lượng khai thác ven biển một cách hợp lý và chuyển dần sang khai thác trên vùng lãnh hải ven bờ theo phương châm khai thác vừa canh tác, canh tác để khai thác. Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian và tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp có nhu cầu thủy sản lớn. 6.2.2. Đối với công ty Công ty nên áp dụng mô hình kinh doanh khép kín: “ sản xuất – mua gom – chế biến – tiêu thụ ” đã được một số công ty xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thủy sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh, kho lạnh) để đáp ứng nhu cầu cho những nơi tiêu thụ lớn như khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chế xuất. Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng, chợ buôn bán thủy sản ở các vùng có sản lượng hàng hóa thủy sản lớn. Các trung tâm này cung cấp các thông tin về: kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, con giống, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (yêu cầu về thủy sản sạch) … của các nhà tiêu thụ trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công ty nên liên kết với nông dân để nuôi cá theo phương thức: công ty hỗ trợ vốn, đầu tư ao, giống … Chính phương thức này công ty sẽ giải quyết được vấn đề thừa, thiếu nguyên liệu, tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm. Công ty không được mạ băng quá 30% (chỉ nên 10%), bởi công ty bán phi lê các tra chứ không phải bán nước đá, nhằm giữ uy tín con cá tra Việt Nam. Không có quốc gia nào cạnh tranh (giảm giá bán, nâng cao tỷ lệ mạ băng) vừa qua đều do chúng ta tự hại nhau, làm hình ảnh con cá tra Việt Nam bị xấu đi trong cái nhìn của các khách hàng. Những công ty xuất khẩu thủy sản nên ngồi lại để cùng bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Vì Việt Nam đang độc quyền mặt hàng cá tra nhưng lại bán như với tư cách của người không phải độc quyền. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 79 SVTH:Phạm Ngọc Giàu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. 2. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê. 3. Huỳnh Đức Lộng (1997). Phân tích hoạt động Kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống Kê. 4. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1997). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê. 5. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống Kê. 6. “ Thiếu nguyên liệu thủy sản xuất khẩu ”, Sài Gòn Tiếp Thị, 2009. 7.“ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản 2009 – 2010 ”, Vietnam.net, 2009. 8. “ Sát cánh cùng doanh nghiệp thủy sản ”, Sài Gòn Giải Phóng, 2009. 9. “Liên kết ngành hàng cá tra ở ĐBSCL ”, Sài Gòn Tiếp Thị, 2009. 10. “Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến tình hình thủy sản Thế Giới ”, Theo vietfish.com, 2009. 11. “ Cá tra sẽ trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực ”, Sài Gòn Giải Phóng Online, 2009. 12. – vietnam.vn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 80 SVTH:Phạm Ngọc Giàu PHỤ LỤC Cách tính bảng 4.20, 4.22, 4.24, 4.26, 4.28. Bảng 4.20: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/DT Chênh lệch năm 2007/2006: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố doanh thu: Chênh lệch năm 2008/2007: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố doanh thu: Bảng 4.22: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/TTS Chênh lệch năm 2007/2006: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố tổng tài sản: Chênh lệch năm 2008/2007: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố tổng tài sản: 5.311 – 8.126 1.063.099 = - 0,26% 5.311 893.831 – 1.063.099 = - 3,14% 4.298 - 5.311 893.831 = - 0,11% 4.298 817.311 – 893.831 = - 5,62% 5.311 – 8.126 512.583 = - 0,55% 5.311 393.172 – 512.583 = - 4,45% 4.298 - 5.311 393.172 = - 0,26% 4.298 610.074 – 393.172 = 1,98% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 81 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Bảng 4.24: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/VCSH Chênh lệch năm 2007/2006: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố vốn chủ sở hữu: Chênh lệch năm 2008/2007: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố vốn chủ sở hữu: Bảng 4.26: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/GVHB Chênh lệch năm 2007/2006: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố giá vốn hàng bán: Chênh lệch năm 2008/2007: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố giá vốn hàng bán: 5.311 – 8.126 939.762 = - 0,30% 5.311 811.121 – 939.762 = - 4,13% 4.298 - 5.311 811.121 = - 0,12% 4.298 748.980 – 811.121 = - 6,92% 5.311 – 8.126 130.448,5 = - 2,16% 5.311 115.006-130.448,5 = - 34,39% 4.298 - 5.311 115.006 = - 0,88% 4.298 108.971,5-115.006 = - 71,22% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 82 SVTH:Phạm Ngọc Giàu Bảng 4.28: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/CPBH Chênh lệch năm 2007/2006: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố chi phí bán hàng: Chênh lệch năm 2008/2007: Nhân tố lợi nhuận: Nhân tố chi phí bán hàng: 5.311 – 8.126 72.581 = - 3,88% 5.311 38.359 – 72.581 = - 15,52% 4.298 – 5.311 38.359 = - 2,64% 4.298 27.704 – 38.359 = - 40,34 % Luận văn tốt nghiệp GVHD: Lê Phước Hương 27 SVTH: Phạm Ngọc Giàu CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX (CaFatex Corporation) BAN ISO – MARKETING PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN DỰ ÁN BAN NGUYÊN LIỆU PHÒNG TIẾP THỊ & BÁN HÀNG P. XUẤT NHẬP KHẨU Trong đó: - Kho thành phẩm P. CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM Trong đó: - P. Kiểm cảm quan - P. Kiểm sinh hóa - Nhóm quản lý chất lượng - Nhóm kiểm tra nguyên liệu P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trong đó: - Kho vật tư PHÒNG CƠ ĐIỆN LẠNH Trong đó: - Tổ vận hàng - Tổ điện, điện tử, điện lạnh - Tổ sửa chữa thiết bị PHÒNG TỔNG VỤ Trong đó: - Đội xe - Đội bảo vệ PCCC - Đội vệ sinh thu gom - Trạm Y tế - Tổ BHLĐ - Nhà ăn - Ban dự án BAN KIỂM SOÁTĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC VP Đại diện tại TP HỒ CHÍ MINH XƯỞNG SƠ CHẾ TÔM XƯỞNG TÔM BẮC MỸ VÀ CHÂU ÂU XƯỞNG TÔM NHẬT BẢN TRẠM THU MUA TÔM LÁNG TRÂM TRẠMB THU MUA TÔM VĨNH LỢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM CAFATEX CẦN THƠ DL 65 XÍ NGHIỆP THỦY SẢN TÂY ĐÔ XƯỞNG ĐIỀU PHỐI TINH CHẾ TÔM SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC 31/03/2007 Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty CPTS Cafatex

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ phần Thủy Sản Cafatex - Hậu Giang.pdf
Luận văn liên quan