Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế WTO, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn do sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Một chiến lược kinh doanh tổng thể và chi tiết là một nhân tố quyết định không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; chiến lược kinh doanh sẽ là cơ sở định hướng xuyêt suốt và toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển. Hiện tại và tương lai, MISA ngày càng có nhiều các đối thủcạnh tranh đến từtrong nước hoặc nước ngoài. Để giữ được vị trí hiện nay và vươn lên là công ty hàng đầu về lĩnh vực phần mềm, MISA cần tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá cái gì? Nhằm xây dựng hoàn chỉnh và lựa chọn đúng chiến lược lược cạnh tranh, dựa trên năng lực vượt trội của mình. Từ việc xây dựng và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu, MISA sẽ đề ra các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng tốt những lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng nhưcác đối thủ tiềm năng, để xây dựng và phát triển MISA ngày càng vững mạnh.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 14706 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lẫn nhau trong cả quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty cổ phần MISA đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2011 Học viên Nguyễn Văn Thọ 4 Chương I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế hội nhập phát triển hiện nay, các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp cũng như quản lý tài chính công. Công ty cổ phần MISA (sau đây gọi tắt là MISA) cung cấp các sản phẩm, hỗ trợ các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính kế toán. Thành lập năm 1994, với sự nỗ lực sáng tạo và cung cấp, hỗ trợ cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng. Đến nay, MISA đã cung cấp các giải pháp phần mềm hữu ích tới hơn 50.000 ngàn khách hàng trên toàn quốc và trở thành công ty đứng trong hàng TOP 5 các công ty CNTT tại Việt Nam. Với công cuộc hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin , công ty MISA đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành cung cấp phần mềm tài chính kế toán. Là một cán bộ làm công tác quản lý tài chính công, sau khi kết thúc khóa học tôi muốn vận dụng những kiến thức được học để phân tích chiến lược hiện tại và đề xuất hướng phát triển cho công ty MISA trong những năm tiếp theo. 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Đồ án tập trung nghiên cứu “ Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần MISA” 1.3. Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá được chiến lược phát triển kinh doanh của công ty MISA xem đã hợp lý hay chưa? Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà MISA đang phải đối mặt là gì? Chiến lược mà MISA đang theo đuổi là gì? Có gì chưa phù hợp cần hoàn thiện? Thông qua đó tôi muốn mạnh dạn đưa ra một số gợi ý, đề xuất cá nhân của mình về chiến lược của MISA thời gian tới. Tôi hy vọng những nghiên cứu, đóng góp của mình sẽ giúp cho MISA phát triển đúng hướng và vươn tới tầm cao mới. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quát mô hình Delta (Delta Project Model) và bản đồ chiến lược (Strategy Map-SM) và các công cụ phổ biến để phân tích chiến lược như công cụ phân tích PEST, phân tích mô hình SWOT, phân tích 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp…. 5 Nghiên cứu áp dụng lý thuyết để đánh giá chiến lược hiện tại của MISA, phân tích sự phù hợp của việc triển khai, thực thi chiến lược với chiến lược đặt ra của MISA. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược hiện tại đang được MISA áp dụng, đề xuất một số chiến lược cho MISA trong 5 năm tới. Câu hỏi nghiên cứu: Để việc nghiên cứu chiến lược của MISA và hoàn thành bài luận một cách khoa học, khi thực hiện tìm kiếm thông tin và nghiên cứu chiến lược của MISA, tôi có thể sẽ sử dụng bảng các câu hỏi dưới đây để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình như sau: - Chiến lược mà MISA đề ra nằm ở vị trí nào trong tam giác Delta? Chiến lược đó phù hợp với điều kiện thực tế của MISA hay chưa? - Theo lý thuyết của mô hình Delta và Sơ đồ chiến lược thì chiến lược của MISA có những điểm mạnh, điểm yếu như thế nào? - Trong khu vực thị trường hoạt động của MISA đang xảy ra những biến động gì? Các biến động này có liên quan, ảnh hưởng gì đến định hướng tương lai của MISA hay không? - Việc triển khai chiến lược có phù hợp không? 1.5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu: Thông qua việc áp dụng các lý thuyết và kiến thức đã học để có được cái nhìn tổng thể về chiến lược của MISA. Xác định được vị trí hiện tại của MISA, đưa ra những điểm mạnh và những tồn tại để đề xuất phương hướng phát triển phù hợp với chiến lược đã lựa chọn. Từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý để chiến lược đó phù hợp hơn. 1.6. Giới thiệu bố cục của đồ án. Ngoài lời cảm ơn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của đồ án chia làm 7 chương cụ thể như sau: Chương 1: Phần mở đầu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của MISA Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của MISA Chương 6: Đề xuất chiến lược phát triển của MISA giai đoạn 2011-2015 Chương 7: Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 Chương II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược 2.1.1. Khái niệm chiến lược Chiến lược là chỉ ra mục tiêu đủ dài (khoảng 5 năm trở lên), vạch ra con đường đi đến mục tiêu và điều phối nguồn lực để thực hiện được mục tiêu đó. Theo G.Ailleret, chiến lược là việc xác định con đường và phương tiện vận dụng để đạt tới mục tiêu. Theo A. Chandler – 1962, Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. 2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty (Tài liệu học tập môn Quản trị Chiến lược, ĐH Help tháng 5/2011). 2.2. Các bước để hoạch định chiến lược Để vận dụng tốt các mô hình để phân tích chiến lược của MISA trước hết tôi đưa ra quy trình quản trị chiến lược bao gồm các bước sau: - Xem xét sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của MISA - Phân tích môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường bên trong - Lựa chọn và định hình chiến lược của MISA - Xem xét quy trình thực thi chiến lược - Phân tích sự đồng nhất hoặc chưa đồng nhất giữa chiến lược và quá trình thực thi. - Đánh giá quá trình thực thi chiến lược - Đề xuất cải tiến. 2.3. Các mô hình, công cụ sử dụng để phân tích chiến lược 2.2.1. Mô hình Delta (Delta Project Model) Mô hình Delta (Delta Project Model) giúp ta định vị được chiến lược của công ty, bao gồm Cố định hệ thống, Giải pháp khách hàng toàn diện và Sản phẩm tối ưu. Từ đó đưa ra quy trình thực hiện, các chương trình hành động để thực thi mục tiêu chiến lược mà công ty đã định vị. 7 2.2.2. Bản đồ chiến lược Tác giả của bản đồ chiến lược là Robert S Kaplan và David P Norton. Bản đồ chiến lược được xây dựng dựa trên mô hình bảng đánh giá cân bằng (Balance Scorecard System- cùng tác giả), đưa ra một cái nhìn cụ thể và hoàn thiện về quá trình triển khai và thực thi chiến lược. Thẻ điểm cân bằng được phân tích dựa trên 4 vấn đề: tài chính, khách hàng, quy trình quản lý nội bộ và năng lực học hỏi. 2.2.3. Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter Nhà kinh tế học Michael Porter của Đại học Harvad đã đặt ra những vấn đề cốt lõi nhất để sử dụng cho việc phân tích môi trường ngành. Đó là mô hình 5 lực lượng: - Đối thủ trong ngành: Phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong thị trường - Khách hàng: Áp lực đổi mới từ khách hàng, nhà phân phối - Nhà cung cấp: Áp lực từ nhà cung ứng nguyên vật liệu, dữ liệu… - Sản phẩm thay thế: Sự đe dọa từ các sản phẩm có thể thay thế cho lĩnh vực sản phẩm mà công ty đang hoạt động. - Đối thủ tiềm ẩn: Sự đe dọa từ các đối thủ chưa xuất hiện. Hình 3: Mô hình 5 áp lực của Micheal Porter NGÀNH Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại Công ty sắp thành lập Hàng hóa thay thế Nhà cung cấp Người mua Quyền năng của nhà cung cấp Quyền năng của khách hàng Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế Mối đe dọa từ các công ty mới thành lập 8 2.2.4. Mô hình SWOT Ra đời vào những năm 1960 và 1970, do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý. Bao gồm 4 yếu tố cần phân tích, trong đó: S- Strengths - Điểm mạnh của doanh nghiệp W: Weaknesses - Điểm yếu của doanh nghiệp O: Opportunities - Cơ hội dành cho doanh nghiệp T: Threats - Thách thức của doanh nghiệp 2.2.5. Mô hình PEST Do Michael Porter đưa ra nhằm mục đích phân tích môi trường vĩ mô, bao gồm P: Political- thể chế, luật pháp E: Economics- kinh tế S: Sociocultural: văn hóa, xã hội T: Technological: yếu tố công nghệ Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. Chương III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 3.1.1. Trình tự nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu của đồ án, việc phân tích và đánh giá theo các bước sau: - Nhận định chiến lược hiện tại: Thông qua việc phân tích bên trong và bên ngoài MISA bằng những công cụ lý thuyết đã nêu ở chương 2 để nhận định chiến lược hiện tại của MISA. - Phân tích môi trường kinh doanh và định vị chiến lược và đánh giá xem chiến lược có phù hợp với môi trường bên ngoài, cũng như với mục tiêu và sứ mệnh của MISA hay không. 9 - Phân tích quá trình triển khai chiến lược của MISA: Đánh giá việc triển khai có phù hợp với mục tiêu của chiến lược, từ đó đề xuất cải tiến. 3.2. Cách thức thu thập số liệu 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các phương pháp thống kê và phân tích hàng năm của công ty MISA, gồm: - Báo cáo thường niên hàng năm của công ty - Bản tin thường niên - Thu thập thông tin từ các báo cáo khách hàng của MISA: các học viên/ các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ của MISA 3.2.1.Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo MISA, bộ phận kinh doanh và cán bộ hành chính của MISA. - Ban lãnh đạo: Quy trình thành lập, chiến lược hoạt động, khó khăn khi tìm khách hàng và quá trình thực hiện hợp đồng. - Bộ phận kinh doanh: Khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng thuyết phục và khả năng chốt hợp đồng. - Cán bộ hành chính: Các yêu cầu khác nhau của khách hàng, sự phụ thuộc vào nhà cung cấp… 3. 3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin Phương pháp tổng hợp các thông tin trong báo cáo (từ số liệu và tài liệu có sẵn) Phương pháp mô tả việc triển khai hoạt động thực thi công việc từ bảng hỏi Ban lãnh đạo và cán bộ MISA: đưa ra thuận lợi và khó khăn của MISA khi thực thi chiến lược đã đề ra. 3.4. Khó khăn, hạn chế trong quá trình nghiên cứu Thời gian nghiên cứu không có nhiều do công việc vừa đi làm vừa đi học Kiến thức phân tích chiến lược còn hẹp, khả năng phân tích còn hạn chế Việc thu thập thông tin còn có những hạn chế. 10 Chương IV NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA MISA 4.1. Giới thiệu chung về MISA 4.1.1. Thông tin chung 4.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển Tên đơn vị: Công ty Cổ phần MISA (Tên giao dịch: MISA Joint Stock Company, tên viết tắt MISA JSC), thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 1994. Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8-9, Tòa nhà TSB, Lô B1D, Cụm sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và Công nghiệp nhỏ, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. MISA là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm. Công ty Cổ phần MISA là Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong Hoạt động Tin học hoá công tác quản lý tại nhiều Bộ, ngành và tại nhiều tỉnh thành. Sản phẩm của MISA được Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc. Với mục tiêu trở thành phần mềm phổ biến nhất, với những thành công và nhiều giải thưởng lớn có uy tín đã đạt được, MISA đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình với hơn 50.000 khách hàng trên toàn quốc (chi tiết khách hàng và một số dự án tiêu biểu theo phụ lục đính kèm). Sản phẩm và dịch vụ Ngành nghề kinh doanh chính: (1). Dịch vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (2). Sản xuất phần mềm máy tính (3). Dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao CNTT (4). Các lĩnh vực kinh doanh khác theo giấy phép đầu tư Các sản phẩm chính của MISA: ¾ MISA SME.NET – Phần mềm Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ¾ MISA CRM.NET – Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng ¾ MISA Mimosa.NET – Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp ¾ MISA Mimosa.NET X1- Phần mềm tổng hợp báo cáo tài chính HCSN ¾ MISA HRM.NET – Phần mềm quản trị nguồn nhân lực ¾ MISA Bamboo.NET – Phần mềm kế toán xã Mạng lưới Hiện MISA có Trụ sở chính tại Hà Nội, 01 Trung tâm Phát triển phần mềm và 04 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Tp.HCM, Tp.Đà Nẵng, Tp.Buôn Ma Thuột, Tp Cần Thơ và hệ thống các đại lý, cộng tác viên tại 63 tỉnh thành. 11 4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty hiện có trên 500 cán bộ, nhân viên và hệ thống các đại lý, cộng tác viên tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó, cán bộ có trình độ trên đại học 1%, cán bộ có trình độ đại học 77% và cán bộ có trình độ Cao đẳng và THCN 22%, 80% lao động tại công ty nằm trong độ tuổi từ 21-27 Với chiến lược phát triển mạnh mẽ, MISA đã chú trọng đầu tư vào con người cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng tối đa môi trường làm việc hoàn thiện, chuyên nghiệp, phát huy nội lực của CBNV trong công ty. 4.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 – 2010 (1). Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh; hơn 50.000 khách hàng trên toàn quốc đang ứng dụng giải pháp CNTT của MISA trong công tác quản lý tài chính kế toán; Đóng góp của MISA trong việc cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán trên toàn quốc. Năm 2009 Năm 2010 TT Các chỉ tiêu Năm 2008 Thực hiện Tỷ lệ % 2009/2008 Thực hiện Tỷ lệ % 2010/2009 1 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 47,3 89.3 189.2 104,15 116,6 2 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 9,54 17,04 186.3 17,3 101,5 (2). Số lượng đơn vị đang ứng dụng giải pháp CNTT của MISA trong công tác quản lý tài chính kế toán tại một số tỉnh thành (chi tiết theo phụ lục 3 đính kèm) (3). Kết quả đóng góp của MISA trong việc cập nhật kiến thức và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán trên toàn quốc (Năm 2010: 314 cuộc hội thảo khách hàng; 15.252 lượt kế toán doanh nghiệp tham gia hội thảo; 393 khóa tập huấn, đào tạo khách hàng với 9.201 lượt kế toán tham gia) 4.1.2. Chiến lược của công ty: Dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong những năm qua. Từ nay đến năm 2015, với những sản phẩm mới đầy tiềm năng, Công ty kỳ vọng duy trì và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm từ 30% đến 40%. Phấn đấu tới năm 2015, MISA quyết tâm đạt 100.000 khách hàng, phát triển đội ngũ lên 2500 người và mở rộng hệ thống văn phòng đại diện ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đạt doanh số 650 tỉ đồng, lợi nhuận 130 tỉ đồng. 4.1.2.1. Tầm nhìn: Bằng nỗ lực lao động và sáng tạo trong khoa học và công nghệ, MISA mong muốn trở thành một công ty có phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thứ hạng cao trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. 12 4.1.2.2. Sứ mệnh: Hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm đóng góp vào quá trình tin học hóa toàn cầu nói chung và sự phổ biến của phần mềm MISA nói riêng. 4.1.2.3. Giá trị cốt lõi: (1). Sự hài lòng của khách hàng: Luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động. Các sản phẩm,dịch vụ cũng như quy trình kinh doanh của MISA đều hướng tới nhu cầu khách hàng. Mọi hoạt động của MISA đều nhắm tới mục đích mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. (2). Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn được coi là tài sản lớn nhất của MISA. Công ty luôn có chế độ đãi ngộ và phần thưởng xứng đáng để nhân viên hoàn thành tốt mục tiêu được giao và phát huy tối đa khả năng của mỗi người. (3). Tri thức cho cộng đồng: MISA sẵn sàng đem trí thức của mình chia sẻ với cộng đồng thông qua các hoạt động trao học bổng, tài trợ phần mềm phục vụ công tác đào tạo cho các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc. Các sản phẩm miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp khỏi nghiệp cũng chính là trách nhiệm xã hội mà MISA luôn khao khát chia sẻ. Luôn luôn sáng tạo, kế thừa tri thức, kinh nghiệm và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như để tạo ra các sản phẩm , dịch vụ mới mang lại hiệu quả công việc cao cho khách hàng. 4.2. Xác định, phân tích chiến lược hiện tại của MISA theo mô hình Delta và bản đồ chiến lược: 4.2.1. Định vị chiến lược theo mô hình Delta. Với mục tiêu đặt ra, MISA đã xác định chiến lược hoạt động của mình trong tam giác chiến lược là “Giải pháp khách hàng toàn diện” và đề ra một chiến lược hoạt động cho mục tiêu của mình. Việc MISA lựa chọn chiến lược cho mình là Giải pháp khách hàng toàn diện, cho nên các sản phẩm của MISA mang lại cũng rất đa dạng phục vụ tối đa nhu cầu của từng loại khách hàng. 4.2.1.1. Phân tích ngành 4.2.1.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài - Mô hình PEST • P - Các thể chế, chính trị luật pháp: Chính trị ổn định, việc đầu tư phát triên cho ngành CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Cơ chế chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển ngành này • E - Chính sách kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đã đi vào phát triển ổn định, với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới cần phải có có hạ tầng về 13 công nghệ thông tin để phát triển. Phát triển công nghệ thông tin để kéo gần khoảng cách với sự phát triển tiên tiến của thế giới. • S - Yếu tốt dân số và xã hội: Việt Nam là một nước có dân số trẻ, người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, việc học tập và sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm là cần thiết, nhu cầu đào tạo, sử dụng phần mềm rất cao, thuận lợi cho sự phát triển công nghệ thông tin. • T - Yếu tố công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến. Việc áp dụng Công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao. Với xu thế phát triển của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc phát triển đi lên của khoa học công nghệ. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi mở ra đa dạng sản phẩm để phân khúc cạnh tranh. Qua phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài trên có thể thấy, các yếu tố của môi trường bên ngoài tương đối thuận lợi để MISA có thể thực hiện được chiến lược của mình để đi đến mục tiêu cuối cùng. 4.2.1.1.2. Phân tích môi trường ngành (Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter) 4.2.1.2. Xác định vị trí cạnh tranh của MISA 4.2.1.2.1. Phân tích chuỗi giá trị Nguồn lực của công ty (1). Nhân sự: Có trên 500 cán bộ, nhân viên và hệ thống các đại lý, cộng tác viên tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó, cán bộ có trình độ trên đại học 1%, cán bộ có trình độ đại học 77% và cán bộ có trình độ Cao đẳng và THCN 22%, 80% lao động tại công ty nằm trong độ tuổi từ 21-27 Sức ép từ nhà cung cấp  - Nguồn nhân lực; hệ thống văn phòng, trang thiết bị; Dịch vụ - Bao bì, công cụ phần mềm, bản quyền của các hãng nước ngoài. Đối thủ cạnh tranh trong ngành - Cạnh tranh dữ dội các sản phẩm truyền thống  - Sản phẩm có giá trị gia tăng, khác biệt  - Giá cả cạnh tranh, dịch vụ hoàn hảo, đãi ngộ nhân sự  Sức ép từ khách hàng   - Khách hàng có nhiều lựa chọn do sản phẩm đa dạng, phong phú. - Tính nhạy cảm đối với giá sản phẩm.  Nguy cơ từ sản phẩm thay thế Có sự đe dọa từ các sản phẩm có thể thay thế cho lĩnh vực sản phẩm công ty đang hoạt động. Nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn Sự đe dọa từ các công ty phần mềm mới, chuẩn bị thành lập ở thị trường công ty chưa chiếm lĩnh (CT trong nước, nước ngoài) 14 (2). Tài chính: VĐL đến 2010 là: 50 tỷ VND, tổng tài sản: 95 tỷ VND, LN trước thuế đạt 18 tỷ VND. Các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng hàng năm, đảm bảo mục tiêu đề ra. (3). Quy trình thực hiện: các quy trình sản xuất phần mềm, nghiệp vụ bán hàng, sau bán hàng được chuẩn hóa theo các quy trình tác nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận chuyên trách tương ứng, có chức năng nhiệm vụ thực hiện, nghiên cứu và chuẩn hóa các quy trình. (4). Hoạt động bán hàng: Luôn hoạt động hiệu quả, đảm bảo phát triển thương hiệu và hoạt động PR sản phẩm. (5). Hoạt động chăm sóc khách hàng: luôn có các bộ phận chuyên trách phục vụ khách hàng và lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, là cầu nối giữ khách hàng và trung tâm sản xuất phần mềm. Sơ đồ chuỗi giá trị Trong sơ đồ chuỗi giá trị trên, các hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty MISA bao gồm: (1). Các hoạt động hỗ trợ: - Cơ sở hạ tầng quản lý: tài trợ, lập kế hoạch, quan hệ đầu tư - Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, hệ thống đãi ngộ (tiền lương, thăng chức, khen thưởng, phúc lợi) …. - Phát triển công nghệ: thiết kế, thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu thị trường…. - Mua sắm: thiết bị, máy móc, quảng cáo, dịch vụ tư vấn… (2). Các hoạt động chính: 15 - Cung ứng: dự trữ vật tư, thu nhập dữ liệu, dịch vụ, bao bì đóng gói, công cụ phần mềm nước ngoàitiếp cận khách hàng. - Sản xuất phần mềm: Chia thành các dự án, xây dựng sản phẩm, tư vấn nhiệm vụ lập trình; kiểm tra/kiểm soát chất lượng, đóng gói chuẩn bị phát hành; nâng cấp bảo trì (trường hợp thay đổi Thông tư, công nghệ) - Marketing và bán hàng, phân phối sản phẩm: lực lượng bán hàng thực hiện việc tiếp thị giới thiệu sản phẩm, công tác chuyển giao, đào tạo, xúc tiến, quảng cáo, trang web - Dịch vụ sau bán hàng: lắp đặt, bảo trì, hỗ trợ khách hàng, giải quyết vướng mắc, làm trung gian phản ánh mọi thắc mắc của khách hàng về trung tâm phát triển phần mềm. 4.2.1.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu Qua việc phân tích môi trường ngành ta thấy MISA đang có những ưu thế riêng để phát triển và mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm cung cấp đào tạo. Để thấy rõ ta phân tích SWOT cho MISA như sau: S-Điểm mạnh W-Điểm yếu - Công ty đã có thâm niên 17 năm trên thương trường, là một trong 5 công ty hàng đầu về phần mềm. - Tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm phần mềm, phần mềm phổ biến nhất-chuyên nghiệp nhất- dễ sử dụng nhất với dịch vụ tốt nhất, luôn đáp ứng yêu cầu khách hàng. - Có hệ thống tư vấn chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, miễn phí, khách hàng luôn được hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn, sự cố. - Tập thể cán bộ công nhân viên trẻ trung, trí tuệ, đoàn kết phấn đấu, cống hiến vì sự phát triển sự nghiệp chung - Văn hóa MISA - Sản phẩm dịch vụ mang tính truyền thống (sản phẩm đóng gói) - Nhân sự chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng Về cơ cấu lao động theo trình độ: Đội ngũ nhân viên có trình độ cao như tiến sỹ, thạc sỹ chiếm tỷ lệ nhỏ trong công ty. Đội ngũ cán bộ trẻ cần phải đào tạo bồi dưỡng nhiều. - Chi phí hoạt động cao (thuê nhà, cơ sở vật chất), chi phí bán hàng, chi phí quản lý - Để đáp ứng yêu cầu phát triển 5 năm tới, công ty cần có quy mô gấp 5 lần hiện nay (khoảng 2.500 người). O-Cơ hội T-Nguy cơ - Thị trường rộng lớn (cơ quan HCSN: 50.000; doanh nghiệp: 300.000; xã phường thị trấn 11.000) - Số lượng các DN mới thành lập tăng nhanh. - Các thay đổi của chế độ kế toán - Sự cạnh tranh nội bộ ngành. Cạnh tranh dữ dội từ các sản phẩm phần mềm truyền thống (có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp này) về chất lượng, giá và các chiêu thức kinh doanh của các CT phần mềm - Thay đổi quy định của PL về kế toán - Thu hút nhân tài khó khăn, chảy máu chất xám - Sự đòi hỏi của khách hàng 16 Sự phù hợp của chiến lược Chiến lược – SO Chiến lược – WO Chiến lược – ST Chiến lược – WT +Tận dụng thương hiệu để mở rộng mạng lưới nhằm tăng trưởng thị phần trong nước đặc biệt với các thị trường mới xuất hiện. + Sử dụng công nghệ mới và khả năng nghiên cứu phát triển nhằm đưa nhiều sản phẩm mới và tiện ích hơn đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. + Có chiến lược phát triển khách hàng, chú trọng khách hàng truyền thống. + Liên doanh, liên kết với các công ty phần mềm nước ngoài + Tập trung phát triển thị phần, đặc biệt là các doanh nghiệp vừ và nhỏ + Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, hợp lý hóa chi phí cho các sản phẩm đầu vào, đầu ra nhằm hạ giá thành và đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Tạo sự khác biệt hóa cho sản phẩm của MISA nhờ vào thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh của MISA đối với các đối thủ. + Sử dụng công nghệ mới để cung ứng trọn gói dịch vụ sản phẩm cho khách hàng truyền thống, nghiên cứu ứng dụng triển khai các sản phẩm có nhiều tiện ích, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. + Nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ bằng cách tăng cường và nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất. + Ứng dụng công nghệ mới để tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ phần mềm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. + Mở rộng mạng lưới, tăng tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng thị phần. 4.2.2. Quy trình triển khai chiến lược. 4.2.2.1. Chiến lược hành động. Phân khúc các đối tượng khách hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ phần mềm; Lên kế hoạch, phương án chi tiết cho từng sản phẩm phần mềm; Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm tốt nhất. 4.2.2.2. Khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp (phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, quản trị nguồn nhân lực); Doanh nhiệp vừa và nhỏ (phần mềm kế toán doanh nghiệp); Các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp (phần mềm kế toán xã, kế toán hành chính sự nghiệp); Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (hợp tác với các trường đưa phần mềm vào giảng dạy, học tập, thi) 4.2.2.3. Đổi mới cải tiến. 17 Xây dựng các phần mềm theo mô hình hướng dịch vụ; Áp dụng quy trình ISO và CMMi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Chuẩn hóa, đào tạo đội ngũ; tìm kiếm nhân tài; Duy trì cải thiện điều kiện làm việc 4.2.3. Mô hình Delta cho chiến lược hiện tại của công ty GP khách hàng toàn diện, và chất lượng sp Sứ mệnh, giá trị cốt lõi Sứ mệnh: Hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất Giá trị cốt lõi: Sự hài lòng của khách hàng; Động lực cho đội ngũ; Tri thức cho cộng đồng. Triển khai hoạt động Cung cấp các sản phẩm phần mềm: Quản trị, kế toán cho doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp,các trường đại học, cao đẳng, THCN và DN Xác định khách hàng mục tiêu - Các doanh nghiệp. - Các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Hiệu quả hoạt động Doanh thu năm 2010 đạt 104 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009, số lượng khách hàng tăng thêm 20.000. Khách hàng SD phần mềm KTDN 16.000. Khách hàng SD phần mềm HCSN trên 32.000; Số trường ĐH,CĐ, THCN giảng dạy phần mềm: 230. Xác định vị trí cạnh tranh Công ty đã có thâm niên, là một trong 5 công ty hàng đầu về phần mềm. Đã tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm phần mềm, dịch vụ tốt nhất, luôn đáp ứng yêu cầu khách hàng. Cơ cấu ngành Khẳng định vị thế cạnh tranh của MISA trong ngành bằng các sản phẩm hoàn hảo nhất 4 Quan điểm khác nhau (Sơ đồ dựa trên thẻ điểm cân bằng) Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và phát triển Đổi mới cải tiến Xây dựng các phần mềm theo mô hình hướng dịch vụ; Áp dụng quy trình ISO và CMMi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Chuẩn hóa, đào tạo đội ngũ; tìm kiếm nhân tài; Cải thiện điều kiện làm việc MISA 18 4.2.4. Bản đồ chiến lược cho chiến lược hiện tại của công ty MISA 4.2.4.1. Bản đồ chiến lược của công ty 4.2.4.2. Phân tích BSC Nội dung Mục tiêu Thước đo Chỉ tiêu Biện pháp Tài chính - Chi phí tốt nhất cho sản phẩm phần mềm tốt nhất. - Tăng trưởng doanh thu hàng năm đi đôi với phát triển sản phẩm, mở rộng đào tạo. - Doanh thu hàng năm của công ty. Tăng trưởng quy mô và cơ cấu của MISA - Chất lượng sản phẩm phần mềm và các dịch vụ - Thu nhập bình quân so với công ty cùng loại - Tăng trưởng trong doanh thu. - Tăng trưởng trong cơ cấu và quy mô. - Tăng trưởng thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên. - Tuyển dụng các cán bộ giỏi trong nước. - Có nhiều sản phẩm . - Mở rộng đội ngũ marketing để truyền thông, tư vấn tới khách hàng. Khách hàng - Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ - Số lượng các trường giảng dạy chương trình phần mềm. - Số lượng hợp đồng sử dụng phần mềm sản - Tăng trưởng số lương khách hàng sử dụng phần mềm kế toán HCSN, kế toán doanh nghiệp. - Giám đốc chuyên môn trực tiếp đi gặp khách hàng - Tham khảo và nâng cao khả năng sáng tạo Giải pháp giá trị khách hàng Khách hàng đa dạng, nhiều lĩnh vực Nâng cao sự hài lòng đối với khách hàng Xác định khách hàng mục tiêu Chú trọng xây dựng thương hiệu Quy trình cải tiến Quy trình điều tiết và xã hội - Ứng dụng hệ thống Công nghệ thông tin - Tạo nhiều việc làm cho xã hội - Quan tâm đến môi trường Quy trình quản lý khách hàng - Phân đoạn khách hàng - Xác định khách hàng mục tiêu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ban lãnh đạo chuyên nghiệp, có tầm nhìn Làm việc theo nhóm và khả năng tương tác tốt Về mặt khách hàng Về mặt nội tại Về khả năng học hỏi và phát triển Nâng cao giá trị cổ đông dài hạn Chi phí thấp Doanh thu cao Nguồn vốn tăng trưởng ổn định Tạo thu nhập mới Về mặt tài chính Quy trình quản lý hoạt động Sự phối hợp tốt các bộ phận 19 khách hàng tốt nhất. - Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các khóa đào tạo. phẩm của công ty và mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ sau bán hàng . - Số lượng hợp đồng tài trợ phần mềm - Đảm bảo số khách hàng truyền thống trong thẩm mỹ với tiêu chí phong phú và đa dạng - Văn hóa ứng xử khách hàng Quy trình quản lý nội bộ - Có sự thống nhất giữa lãnh đạo tới các cán bộ trong công ty - Áp dụng quy trình ISO và CMMi vào hoạt động sản xuất kinh doanh - Chất lượng công tác tuyển dụng; công tác đào tạo bồi dưỡng - Các chỉ tiêu chất lượng của MISA cũng như các bộ phận - Quản lý hồ sơ, tài liệu. - Nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng - Phân đoạn và quản lý theo khách hàng mục tiêu. - Tất cả các phòng ban đều biết về mọi hợp đồng đang thực hiện của MISA. - Họp phòng để rút ra kinh nghiệm - Thường xuyên trao đổi, góp ý giữa các bộ phận. - Quy trình cho từng bộ phận Năng lực học hỏi và phát triển - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Đội ngũ cán bộ các phòng ban điều hành chuyên nghiệp - Lãnh đạo có tầm nhìn và hiểu biết - Cơ chế chính sách đánh giá năng lực và đãi ngộ theo khả năng và năng suất. - Cán bộ quản lý đánh giá kết quả trong từng tháng. - Năng lực làm việc cá nhân. - Khả năng làm việc nhóm - Đội ngũ nhân lực có trình độ cao - Sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và có tinh thần làm việc nhóm, chấp nhận mọi thử thách. - Xây dựng cơ chế đánh giá và chính sách đãi ngộ - Giữ chân những chuyên gia giỏi với thu nhập tương xứng. - Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ: Thái độ-kỹ năng-kiến thức - Đào tạo đội ngũ đối với kỹ năng, kiến thức nền tảng, tố chất còn thiếu. Tìm kiếm và phát triển nhân tài. - Duy trì môi trường làm việc tốt (năng động, thân thiện và có đánh giá chất lượng thường xuyên). Chương V ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA MISA 5.1. Đánh giá sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của MISA Với mục tiêu đề ra trở thành công ty phầm mềm hàng đầu Việt Nam, có năng lực cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực trong khu vực và thế giới. Cung cấp các sản phẩm phầm mềm quản trị, kế toán tốt nhất cộng đồng. MISA đã bước đầu thành công trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm phần mềm, dịch vụ, tư vấn của mình, tạo dựng được hình ảnh và danh tiếng trên thương trường. Kết quả thực hiện đã thể hiện sự đúng đắn, tính gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của MISA 20 5.2. Đánh giá tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài (bao gồm 4 yếu tố PEST đã được phân tích) đã tạo cho MISA một động lực phát triển rất mạnh mẽ. Chiến lược cũng như các hoạt động mà MISA đã đưa để thực hiện chiến lược bước đầu đã tận dụng được những lợi thế này. Tuy nhiên, trong quá trình gắn kết chiến lược hoạt động với môi trường bên trong của MISA lại chưa mang lại hiệu quả, chủ yếu nằm trong việc thống nhất cách làm việc, quy trình làm việc với tính chất của công việc. Nhân viên bộ phận kinh doanh với áp lực doanh số đã bỏ qua những khách hàng nhỏ làm ảnh hưởng chung đến tiến trình chung của cả MISA. Mặc dù đã tối đa hết lợi thế của MISA nhưng năm vừa qua hợp đồng cung cấp sản phẩm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng. 5.3. Các khó khăn hay vấn đề nảy sinh từ quá trình gắn kết chiến lược của MISA với môi trường cạnh tranh Trong quá trình gây dựng thương hiệu và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, MISA đã gặp phải những khó khăn nảy sinh từ quá trình gắn kết chiến lược của doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh. Hiện nay, với cơ chế chính sách trong việc sử dụng các phần mềm, có rất nhiều công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm. Việc MISA lựa chọn sản phẩm phần mềm nào để phát triển là vấn đề cơ bản vì đây là vấn đề cơ bản nhất cho chiến lược phát triển lâu dài. Việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với xu thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và chiến lược mở rộng kinh doanh của MISA. Thêm vào đó là sức ép từ khách hàng, mỗi nhóm khách hàng đều có nhu cầu về sản phẩm khác nhau, việc mở rộng các sản phẩm mới để tối đa hóa doanh thu yêu cầu MISA phải biết gắn kết các lĩnh vực kinh doanh của mình. 5.4. Các khó khăn hay vấn đề nảy sinh từ quá trình triển khai hay thực chiến lược của MISA Trong quá trình thực thi chiến lược của mình, MISA cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai như sau: Sự cạnh tranh dữ dội từ các sản phẩm phần mềm truyền thống (có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp này). Cạnh tranh về chất lượng, giá, đa dạng sản phẩm và các chiêu thức kinh doanh (cải tiến, quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng…). Cũng như sự lựa chọn của khách hàng. Khó khăn về phía nhân sự để thực thi mục tiêu chiến lược: Tuy có đội ngũ công nhân viên trẻ trung, trí tuệ, đoàn kết phấn đấu và cống hiến vì sự phát triển sự nghiệp chung. Nhưng đội ngũ nhân viên có trình độ cao như tiến sỹ, thạc sỹ chiếm tỷ lệ nhở trong công ty. Đội ngũ cán bộ trẻ cần phải đào tạo bồi dưỡng nhiều. Nhu cầu tuyển mộ nhân lực cũng gặp những khó khăn (trong 5 năm tới, công ty cần có quy mô 25.000 người, gấp 5 lần hiện nay). Nguy cơ chảy máu chất xám nếu không có cơ chế phù hợp để giữ chân người tài. Khó khăn từ điều kiện cơ sở vật chất (thuê mượn) 21 Chương VI ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA MISA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 6.1. Cơ sở đề xuất chiến lược mới cho MISA Mục tiêu tăng trưởng đến 2015: Duy trì và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm từ 30% đến 40%. Phấn đấu tới năm 2015, MISA quyết tâm đạt 100.000 doanh nghiệp, 25.000 đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng phần mềm của MISA, 1000 cơ sở đào tạo đưa các phần mềm vào giảng dạy. Đạt doanh số 650 tỉ đồng, lợi nhuận 130 tỉ đồng. 6.2. Đề xuất điều chỉnh chiến lược cho MISA theo Mô hình Delta và Bản đồ chiến lược Qua sự phân tích việc triển khai các hoạt động thực hiện chiến lược đã đề ra, MISA đã có những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên kết quả chưa như mong muốn của mục tiêu của MISA đặt ra, do có những khó khăn đến từ nhiều phía. Qua đây tôi xin đưa ra đề xuất phát triển chiến lược của MISA đến năm 2015 cùng với kế hoạch thực hiện chiến lược đó: Để đạt được như vậy MISA cần phải thay đổi toàn diện từ mục tiêu hành động, quy trình quản lý nội bộ, nhận thức khách hàng mục tiêu và hoàn thành mục tiêu doanh thu. 6.2.1. Mục tiêu kinh doanh (đã nêu tại mục 6.1) 6.2.2. Vị thế cạnh tranh Để trở thành công ty phần mềm hàng đầu Việt nam, có năng lực cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực. MISA cần khẳng định vị thế cạnh tranh của mình ở những điểm sau: Duy trì và phát triển thị trường hiện có; Phát triển thương hiệu thông qua liên kết các hội nghề nghiệp và phát triển thị trường mới; Liên kết các hãng sản xuất phần mềm nước ngoài. Thực hiện chiến lược “Đại dương xanh” đối với một số sản phẩm phầm mềm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm quản trị doanh nghiệp Online trên nền Internet, theo xu hướng điện toán đám mây (Cloud Computing) 6.2.3. Chiến lược hành động Phân khúc thị trường khách hàng theo sản phẩm; Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực nhà cung cấp (bao gồm cả cung cấp nguồn nhân lực); Mở rộng văn phòng đại diện, hoặc đại lý để phát triển khách hàng, duy trì thương hiệu 22 6.2.4. Chiến lược theo Mô hình Delta và Bản đồ chiến lược 6.2.4.1. Vẽ lại mô hình Delta Với chiến lược mới của MISA là mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm trở thành công ty phần mềm lớn của Việt Nam. GP khách hàng toàn diện, và chất lượng sp Sứ mệnh, giá trị cốt lõi Sứ mệnh: Hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng phần mềm tốt nhất, giải pháp tối ưu nhất với giá thành hợp lý nhất Giá trị cốt lõi: Sự hài lòng của khách hàng; Động lực cho đội ngũ; Tri thức cho cộng đồng. Triển khai hoạt động Cung cấp các sản phẩm phần mềm: Quản trị, kế toán cho doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp,các trường đại học, cao đẳng, THCN và DN Xác định khách hàng mục tiêu - Các doanh nghiệp. - Các bộ, ban, ngành, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Hiệu quả hoạt động Doanh thu năm 2010 đạt 104 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009, số lượng khách hàng tăng thêm 20.000. Khách hàng SD phần mềm KTDN 16.000. Khách hàng SD phần mềm HCSN trên 32.000; Số trường ĐH,CĐ, THCN giảng dạy phần mềm: 230. Xác định vị trí cạnh tranh Là một trong 5 công ty hàng đầu về phần mềm. Đã tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm phần mềm, dịch vụ tốt nhất, luôn đáp ứng yêu cầu khách hàng. Cơ cấu ngành Khẳng định vị thế cạnh tranh của MISA trong ngành bằng các sản phẩm hoàn hảo nhất 4 Quan điểm khác nhau (Sơ đồ dựa trên thẻ điểm cân bằng) Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và phát triển Đổi mới cải tiến Xây dựng các phần mềm theo mô hình hướng dịch vụ; Áp dụng quy trình ISO và CMMi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Chuẩn hóa, đào tạo đội ngũ; tìm kiếm nhân tài; Cải thiện điều kiện làm việc MISA 23 6.2.4.2. Bản đồ chiến lược 6.2.4.2.1. Bản đồ chiến lược 6.2.4.2.2. BSC điều chỉnh Tài chính: Giảm chi phí thuê mướn, chi phí quản lý Khách hàng: Tiếp tục khẳng định vị thế của công ty tại thị trường trong nước, tiếp tục giữ vững là doanh nghiệp cung cấp phần mềm và dịch vụ nội địa tốt nhất; Đưa tới khách hàng sản phẩm phần mềm như một dịch vụ: Với sự phát triển của Internet, các ứng dụng trực tuyến có nhiều thế mạnh nổi trội như có thể làm việc bất cứ đâu, không phải cài đặt, nâng cấp bảo trì…mà đều do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện, người dùng chỉ trả chi phí hàng năm cho các dịch vụ mà không phải đầu tư máy chủ, cơ sở hạ tầng (trong khi vẫn tập trung cung ứng sản phẩm truyền thống. Quy trình nội bộ: Thực hiện chiến lược “Đại dương xanh” đối với một số sản phẩm phầm mềm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm quản trị doanh nghiệp Online trên nền Internet, theo xu hướng điện toán đám mây (Cloud Computing); Mở rộng kinh doanh theo hướng đào tạo tài chính kế toán, dịch vụ kế toán thuê, đại lý thuế; Tăng cường bổ sung đội ngũ lên 2.500 người vào năm 2015 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất của công ty, trong đó tập trung dứt điểm xây dựng Trung tâm phát triển phần mềm máy tính và sản cuất sản phẩm công nghệ thông tin – viễn thông tại khu công nghệ cao Hòa Lạc; Khen thưởng là Giải pháp giá trị khách hàng Khách hàng đa dạng, nhiều lĩnh vực Nâng cao sự hài lòng đối với khách hàng Xác định khách hàng mục tiêu Chú trọng xây dựng thương hiệu Quy trình cải tiến Quy trình điều tiết và xã hội - Ứng dụng hệ thống Công nghệ thông tin - Tạo nhiều việc làm cho xã hội - Quan tâm đến môi trường Quy trình quản lý khách hàng - Phân đoạn khách hàng - Xác định khách hàng mục tiêu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ban lãnh đạo chuyên nghiệp, có tầm nhìn Làm việc theo nhóm và khả năng tương tác tốt Về mặt khách hàng Về mặt nội tại Về khả năng học hỏi và phát triển Nâng cao giá trị cổ đông dài hạn Chi phí thấp Doanh thu cao Nguồn vốn tăng trưởng ổn định Tạo thu nhập mới Về mặt tài chính Quy trình quản lý hoạt động Sự phối hợp tốt các bộ phận 24 động lực, đòn bẩy thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến hết mình của mỗi người. Chính sách lương và cơ hội thăng tiến. Quy trình học hỏi: Tăng cường đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài; Mở các cuộc hội thảo để qua đó định hướng dược thị trường và công nghệ 6.2.4.2.3. Thẻ điểm cân bằng Sơ đồ chiến lược Thẻ điểm cân bằng Kế hoạch Chiến lược kinh doanh 2011- 2015 Mục tiêu chung Hệ thống thẩm định Mục tiêu cụ thể Giải pháp Kết quả - Doanh thu Tăng 30 – 40% - Tập trung vào lĩnh vực chính Tỷ trọng phần mềm HCSN 60%, phần mềm doanh nghiệp 35%, dịch vụ 5% - Chi phí - Cải thiện giá - Sử dụng khai thác tài sản hiệu quả hơn Giảm chi phí từ 10% ƒ Về mặt tài chính + Tăng doanh thu + Giảm chi phí + Tăng vốn, mở rộng quy mô - Tăng tỷ suất lợi nhuận dài hạn - Tăng lợi nhuận - Nâng cao giá trị gia tăng cho khách - Lợi nhuận Tăng 30 – 40% - Mổ rộng quy mô lĩnh vực có lợi nhuận cao và ưu thế cạnh tranh, tăng vốn, phát hành cổ phiếu Lợi nhuận tăng, vốn điều lệ tăng từ 50 tỷ lên 200 tỷ ƒ V ề mặt khách hàng - Giải pháp khách hàng toàn diện - Phân đoạn và xác định khách hàng mục tiêu - Giữ chân, thỏa mãn khách hàng cũ - Tìm kiếm khách hàng mới - Mở rộng đối tác, khách hàng tiểm năng - Duy trì khách hàng cũ - Khách hàng mới - Đối tác chiến lược - Duy trì 100% khách hàng cũ - Tăng 30% khách hàng mới - Mở rộng và tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước - Phân đoạn khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu - Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ - Tìm kiếm nâng cao chất lượng đối tác - Duy trì và phát triển lượng khách hàng ổn định, đón đầu cả khách hàng tương lai - Có các đối tượng chiến lược lớn trong và ngoài nước ƒ Về mặt nội bộ - Có quy trình quản lý hoạt động, khách hàng, cải tiến kỹ thuật - Tiết kiệm hợp lý hóa sản xuất - Chuẩn hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh - Sản xuất hiệu quả - Chất lượng sản phẩm - Rút ngắn thời gian sản xuất phần mềm từ 10 -15% - Năng cao chất lượng sản phẩm - Áp dụng ISO vào sản xuất - Ứng dụng khoa học công nghệ: các phần mềm nổi tiếng của thế giới - Thống nhất, chuẩn hóa quy trình sản xuất, quản lý toàn công ty - Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thời gian thi công, sản xuất ngắn - Quan tâm môi trường và đóng góp phúc lợi xã hội ƒ Về mặt học hỏi và phát triển - Con người là tải sản vô giá, là sức mạnh của MISA - Khoa học kỹ thuật tiên tiến, trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, cập nhật - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc sắc - Đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, tầm nhìn chiến lược - Nhân sự Công ty trình độ cao, chuyên nghiệp - Khả năng tương tác, liên kết lớn - Hạ tầng cơ sở tiên tiến. - Năng lực tầm nhìn lãnh đạo, cán bộ chủ chốt - Khả năng sẵn sàng của các hệ thống thông tin, quản lý tài chính, quản lý khách hàng - Văn hóa doanh nghiệp - Đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao về quản lý - Có trình độ ( cao học, chuyên gia ...) 80% - Sẵn sàng 99% - Văn hóa doanh nghiệp đặc sấc - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, CNV - Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt - Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. - Xây dựng quy chế ứng xử, làm việc văn hóa - Đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, năng động và tầm nhìn chiến lược - Thông tin trao đổi, tác nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, cơ sở hạ tầng, công nghệ cập nhật - Thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc 25 Chương VII KẾT LUẬN Qua việc phân tích chiến lược hiện tại của MISA và quá trình thực hiện chiến lược của MISA trong hơn 15 năm qua nhận thấy, ban lãnh đạo đã thực hiện được một phần mục tiêu đề ra, tuy nhiên hiệu quả chưa được như mong muốn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế WTO, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn do sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Một chiến lược kinh doanh tổng thể và chi tiết là một nhân tố quyết định không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; chiến lược kinh doanh sẽ là cơ sở định hướng xuyêt suốt và toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển. Hiện tại và tương lai, MISA ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh đến từ trong nước hoặc nước ngoài. Để giữ được vị trí hiện nay và vươn lên là công ty hàng đầu về lĩnh vực phần mềm, MISA cần tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá cái gì? Nhằm xây dựng hoàn chỉnh và lựa chọn đúng chiến lược lược cạnh tranh, dựa trên năng lực vượt trội của mình. Từ việc xây dựng và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu, MISA sẽ đề ra các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng tốt những lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như các đối thủ tiềm năng, để xây dựng và phát triển MISA ngày càng vững mạnh. Do không trực tiếp công tác tại MISA, hạn chế về mặt thời gian và đề tài nghiên cứu phong phú, nên việc triển khai nghiên cứu đề tài còn nhiều hạn chế cần được bổ sung và hoàn thiện. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp và xin trân trọng ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng, các giảng viên trường ĐH Help, ĐH Quốc Gia- Khoa Quốc tế và các bạn cùng lớp EV9, để đề tài này được hoàn thiện hơn. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm sự động viên, quan tâm chỉ dẫn tận tình của thầy giáo TS Bùi Đức Tuân để tôi hoàn thiện bản đồ án này. 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập môn Quản trị Chiến lược, ĐH Help 2. TS. Bùi Đức Tuân, Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp môn MGT 510 3. Dương Ngọc Dũng (2005) “Chiến lược cạnh tranh theo thuyết Michael E.Porter”. NXB Tổng hợp Tp. HCM 4. Akker, David A. “Chiến lược kinh doanh”. Biên dịch: Đào Công Bình - Minh Đức. NXB trẻ. 5. TS. Nguyễn Văn Sơn, Bài giảng Quản trị chiến lược kinh doanh 6. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths. Phạm Văn Nam, 2006, Chiến lược và Chính sách kinh doanh. NXB Lao động – Xã hội. 7. Micheal Porter, 1998, Chiến Lược Cạnh Tranh, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật. 8. Đào Duy Huân (2007). “Quản trị chiến lược (trong toàn cầu hóa kinh tế)”. NXB Thống kê 9. Các website khác…. 27 PHỤ LỤC 1 4 quan điểm khác nhau Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trưởng Mô hình Delta Sơ đồ chiến lược Các thành phần cố định vào hệ thống Sản phẩm tốt nhấtCác giải pháp khách hàng toàn diện Sứmệnh kinh doanh Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành Công việc kinh doanh Lịch chiến lược Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động Xác định khách hàng mục tiêu Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng Ma trận kết hợp và ma trận hình cột Thử nghiệm và Phản hồi Hình 1: Mô hình Delta (Theo tài liệu tham khảo của ……..) 28 PHỤ LỤC 2. Bản đồ chiến lược Hình 2: Sơ đồ chiến lược 29 PHỤ LỤC 3 Khách hàng đại diện • Cấp Bộ gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Mía đường I,… • Cấp địa phương gồm các Sở, Ban, Ngành phân bố rộng rãi trên khắp 63 Tỉnh thành, với hơn 50.000 khách hàng trên cả nước. Một số dự án tiêu biểu • Dự án triển khai phần mềm MISA cho trên 700 đơn vị Thi hành án – Bộ Tư pháp • Dự án triển phần mềm kế toán cho toàn ngành – Bộ Nội vụ • Dự án ứng triển khai phần mềm kế toán toàn ngành – Bộ Công thương • Dự án triển khai phần mềm kế toán cho toàn ngành – Bộ Khoa học & công nghệ • Dự án Life – Gap – Bộ Y tế • Dự án triển khai phần mềm kế toán cho toàn ngành – Bộ Thuỷ sản (nay thuộc Bộ NN & PTNT) • Dự án triển khai phần mềm kế toán cho toàn ngành – Tổng cục Thống kê • Dự án triển khai phần mềm MISA cho gần 200 đơn vị Hành chính sự nghiệp tại Đà Lạt • Dự án triển khai phần mềm của MISA toàn tỉnh Hải Dương, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thái Bình và TP Hà Nội. • Dự án triển khai tại Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính BIDV, Công ty Cổ phần Kỹ thuật đóng tàu Vinashin, Công ty Cổ phần Ôtô Hyndai Việt Nam, Công ty TNHH Cafe Trung Nguyên, Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long. • ....Ngoài ra, Công ty MISA đã triển khai, ứng dụng phần mềm của công ty tại nhiều Bộ, Ban, Ngành cũng như nhiều địa phương khác trên toàn quốc. Công ty Cổ phần MISA là thành viên có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều Hội, Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực CNTT và là đối tác của nhiều Bộ, Ban, Ngành ở cấp Trung ương và địa phương tiêu biểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_van_tho_8708.pdf
Luận văn liên quan