Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C

Nối tiếp hoạt động thu gom pin diễn ra tại tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc (vào 17/4/2010), Chủ Nhật ngày 18/4 vừa qua, Big C cũng đã tham gia “Ngày hội tái chế rác thải”do Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM tổ chức tại công viên Lê Văn Tám. Đây là một trong những hoạt động của Big C hướng đến chào đón “Ngày Trái Đất”, nhằm gửi đến toàn thể nhân viên và cộng đồng thông điệp “Cùng Big C bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Đã có trên 7.000 lượt người tham gia hội chợ với lượng pin thu gom được khoảng 30kg. Tại gian hàng Big C, hàng trăm lượt khách đã tham gia vào các trò chơi hoạt náo sôi động đầy ý nghĩa về môi trường.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thương mại Lớp: CD12B Nhóm: 07 Đề tài thảo luận: Phân tích chiến lược kinh doanh của hệ thống bán lẻ của siêu thị Big C.  o0--0o  PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU THỊ BIG C * Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên * Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HC * Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ * Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài. * Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa! Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội. Năm thaǹh lập: 1998 Tel: 0437848596 Website: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Phân phối bán Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1751/GP và các giấy phép sửa đổi Ngày cấp: 25/11/1996 Nơi cấp: Bộ Kế hoạch Đầu tư Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên) Hoạt động kinh doanh chiến lược(SBU): - Sản xuất - Bán lẻ - Xuất khẩu Tầm nhìn, sứ maṇg kinh doanh của doanh nghiệp: - Tầm nhìn chiến lược: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng (Nourishing a world of diversity) - Sứ mạng kinh doanh: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quy ́ khách hàng ( Become the reference be the best retailer to satisfy our customer) Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: Tổng doanh thu: - Năm 2007: 1.500.000.000.000 VND tăng (%): 30% - Năm 2008: 2.000.000.000.000 VND tăng (%): 33% Lợi nhuận: - Năm 2007: tăng (%):25% - Năm 2008: tăng (%): 29% Tổng số vốn: 12 triệu USD (1998), vốn điều lệ năm 2008 là 30 triệu USD PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1. Nghành kinh doanh của doanh nghiệp: Tốc độ tẳng trưởng trong 3 năm gần đây là 30% - Tốc độ tăng trưởng năm 2007: tăng 30% - Tốc độ tăng trưởng năm 2008: tăng 33% 2. Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành: Kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ trong khoảng mười năm trở lại đây, ngành công nghiệp bán lẻ Châu A ́đã đạt được thành công vượt bậc . Từ năm 1997 đến 2002 số lượng các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này tăng lên 51% được xếp vào danh sách 30 ngành công nghiệp hàng đầu châu Á.Quy mô thị trường bán lẻ châu Á được mở rộng tăng 30% trong khoảng thời gian 2001 đến 2006 và ước tính năm 2010 tăng thêm 10%. Xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam tại Đồng Nai năm 1998, tới giờ Big C đã tăng trưởng rất mạnh. Đến nay tại Việt Nam đã có đến 10 chi nhánh của Big C Big C Thăng Long Địa chỉ: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng) Điện thoại: 04-3784 8595. Fax: 04-3784 6900 Giờ mở cửa: Từ Thứ Hai đến Thứ Năm: 8h00-22h00; Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật:8h00-22h30 Địa chỉ: Khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 04.3787 7066 Fax: 04.3787 7075. Giờ mở cửa: 8h30-22h00 Big C Hải Phòng Địa chỉ: Lô 1/20 Khu đô thị Ngã Năm, sân bay Cát Bi, Ngô Quyền, Hải Phòng (ngã tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Điện thoại: 031-626 5225. Fax: 031-626 5241. Giờ mở cửa: 8h30 - 22h00 Địa chỉ: Khu Quy Hoạch Bà Triệu - Hùng Vương - Phường Phú Hội – Tp.Huế. Điện thoại: 054.3 936 900 Fax: 054.3 936 928 Giờ mở cửa: 8h00-22h00 Big C Đà Nẵng Địa chỉ: Vĩnh Trung Plaza, 255-257 Hùng Vương, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng Điện thoại: 0511-3 666 000 Fax: 0511-3 666 038 Giờ mở cửa: Mỗi ngày 8h00-22h00 Big C Đồng Nai Địa chỉ: Khu phố 1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai (gần ngã ba Vũng Tàu) Điện thoại: 061-383 3180 Fax: 061-383 3189 Giờ mở cửa: 8h30-21h00 Big C Hoàng Văn Thụ Địa chỉ: 202B Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM (gần nhà thi đấu Quân khu 7) Điện thoại: 08-3997 0256 Fax: 08-3997 0252 Giờ mở cửa: 8h00-22h00 Big C Miền Đông Địa chỉ: 138A Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM (ngã ba Tô Hiến Thành - Sư Vạn Hạnh) Điện thoại: 08-3863 2990 Fax: 08-3863 2978 Giờ mở cửa: 8h30-22h30 Big C An Lạc Địa chỉ: 1231 Quốc lộ 1A, Khu phố 5, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP.HCM (gần vòng xoay An Lạc) Điện thoại: 08-3877 0670 Fax: 08-3877 0680 Giờ mở cửa: 8h30-21h30 Địa chỉ: 792 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Q.Gò Vấp, TP.HCM (Ngã 6 Gò Vấp) Điện thoại: 08.3989 7750 Fax: 08.3989 7740 Giờ mở cửa: 8h00-22h00 3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô. Nhân tố Chính trị- pháp luật: Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến hoạt động của siêu thị .mỗi ngành nghề kimh doanh đều có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng,luật mang tính chất điều chỉnh , định hướng quy định và hoạt động thì phải theo hiến pháp và pháp luật sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế , do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của hệ thống bán lẻ. Yếu tố chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với ngành.Chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi . - Luật chống độc quyền - Luật thuế - Luật lao động - Triết lý về tự do hóa - Luật về đào tạo, huấn luyện người lao động - Các chính sách, triết lý về giáo dục  Nhân tố công nghệ: - Những đổi mới về sản phẩm - Việc áp dụng những kiến thức - Chú trong vào tiền của nhà nước hay tư nhân cho chi tiêu R&D - Những công nghệ mới trong thông tin và truyền đạt.  Nhân tố kinh tế: - Tỷ lệ lạm phát - Lãi suất - Cán cân thanh toán - Thu chi ngân sách - Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân - Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp - Tổng sản phẩm quốc nội  Nhân tố văn hóa- xã hội - Phụ nữ trong lực lượng lao động - Sự đa dạng của lực lượng lao động - Thái độ về chất lượng cuộc sống trong công việc - Những quan tâm tới môi trường - Những thay đổi trong xu thế nghề nghiệp - Những thay đổi về sự yêu thích trong chọn lựa các đặc tính sản phẩm 4. Đánh giá cường độ cạnh tranh. Gia nhập tiềm năng Các bên liên quan khác 5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác Người cung ứng 3. quyền lực thương lượng của người cung ứng Sự thay thế 2. Đe doạ của các sản phẩm /dịch vụ thay thế 1. Đe doạ ra nhập mới 4. Quyền lực thương lượng của người mua Người mua Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 6. Cạnh tranh giữa các DN hiện tại 6. Cạnh tranh giữa các DN hiện tại  Tồn tại rào cản ra nhập ngành: Như chúng ta đã biết BigC là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu, với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam , Thái Lan, Argentina, Urugoay, Venezuela, Brazil, Colombia, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp v…v… Sử dụng trên 190.000 nhân viên. BigC là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam, mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ. Sở dĩ, BigC làm được điều này là do doanh nghiệp đã áp dụng chính xác 5 lực lượng điều tiết của M.Porter BigC đã thành công trong việc tạo ra nhiều rào cản gia nhập làm cho việc gia nhập vào ngành khó khăn và tốn kém hơn. Đầu tiên phải kể đến đó là tính kinh tế theo quy mô, BigC là một hệ thống bán lẻ có mặt rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, quy mô sản xuất của nó là rất lớn làm cho chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm của nó là tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác.Ta có thể lấy ví dụ, đối với cùng một mặt hàng sản phẩm thì những sản phẩm của BigC luôn có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm của siêu thị khác như Star Bow,Hapro,Techsimex. Mặt khác BigC luôn tạo ra cho khách hàng những sự ưu đãi như liên tục có những chương trình khuyến mại hoặc siêu giảm giá nhằm kích thich nhu cầu mua của khách hàng. Ngoài tính kinh tế theo quy mô nó còn tạo dựng được một số hệ thống rào cản khác như : nhu cầu về vốn đầu tư ban đầu và các yếu tố thương mại…Cụ thể hơn ,nó có một hệ thống phân phối phức tạp làm cho BigC Việt Nam có mặt lần đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Đến Nay, các cửa hàng BigC đã hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh. Nó đã gây dựng cho mình được một thương hiệu mà thương hiệu đó không chỉ được biết đến trong phạm vi quốc gia mà phạm vi toàn thế giới. Thang điểm được đánh giá là :5/10  Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng: BigC đã vận dụng rất thành công quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng. Nhờ có quyền lực thương lượng đó mà BigC có thể tăng giá thành của một số sản phẩm nhưng vẫn bảo đảm không vượt quá giá của mặt hàng đó trên thị trường, làm tăng khối lượng cung ứng. Taị Big C đã có 3 nhà sản xuất độc quyền có thương hiệu đó là: WOW, eBon, Casino. Thang điểm đánh giá: 6/10  Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: Tại Big C khách hàng luôn sở hữu được những sản phẩm với giá cả phải chăng nhất. Khách hàng sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu. Vì vậy Big C đã làm cho quyền lực thương lượng từ phía khách hàng ít đi. Thang điểm đánh giá: 7/10.  Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nghành: + Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, + BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng. Vì vậy Big C được đánh giá có sự cạnh tranh khá cao so với các doanh nghiệp khác trong nghành. Thang điểm đánh giá: 7/10.  Đe dọa các sản phẩm thay thế:; Trong năm lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter được áp dụng trong BigC đó là áp lực cạnh tranh từ những sản phẩm thay thế. Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Ta có thể lấy luôn ví dụ sau đó mới đưa ra các nhận định về áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế : Phần lớn khách hàng tại các quầy bán rượu, bia trong BigC là các quý ông vì các quý ông thì có sở thích uống bia, rượu khi đã uống vào rồi thì là say, say thì các phu nhân sẽ không thích. Họ thường đổ lỗi cho bạn bè, đồng nghiệp, đối tác .... để biện cớ cho việc mình tiêu thụ lượng lớn bia để bổ sung doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy bia thỏa mãn nhu cầu gì : + Gặp gỡ đối tác + Tụ họp bạn bè + Bàn công việc với đồng nghiệp .... còn vô vàn lý do khác nhưng ta xét trên phương diện công việc nên chỉ dùng một vài yếu tố để nhận định. Vậy sản phẩm thay thế của bia, rượu là một hàng hóa có thể thay thế các nhu cầu trên. Tại BigC có thể liệt kê một số hàng hóa có thể thay thế được bia rượu : cafe, trà..v..v..Các sản phẩm này có thể thỏa mãn các nhu cầu trên và thêm vào một lợi ích là được mọi người hoan nghênh, đó chỉ là một trong nhiều sản phẩm được bán trong siêu thị bán lẻ BigC.Qua ví dụ trên chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Thang điểm đánh giá: 6/10.  Quyền lực thương lượng của các bên liên quan: Chính phủ:các siêu thị phải đảm bảo thực hiện tốt tất cả các yếu tố pháp luật,ngoài ra phải chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đối với nhà đầu tư,cổ đông:yêu cầu lợi nhuận cao,nếu lợi nhuận thấp thì các cổ đông sẽ dần rút đầu tư vào hệ thống bán lẻ và chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực khác Thang điểm đánh giá: 6/10. Đánh giá: Khả năng cạnh tranh của BigC đối với các doanh nghiệp trong ngành tạo ra sức ép lên ngành tạo nên một cường độ canh tranh gay gắt. Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng nhiều đến số lượng đối thủ cạnh tranh. Ngành kinh doanh siêu thị có cấu trúc tập trung, ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối. Ngoài ra các rào cản rút lui mà BigC đưa ra giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui đó là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của các đối thủ cạnh tranh trở nên khó khăn : • Rào cản vốn đầu tư • Ràng buộc với người lao động • Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. … Thị trường cung cấp dịch vụ siêu thị Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu là Metro, BigC, G7 mart.. Mặc dù các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui .... là cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường . Một điều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vu siêu thị: các khu vui chơi giải trí, quán ăn, nhà hàng... Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn. Như vậy ta thấy được ngành bán lẻ là một ngành hấp dẫn. 5. Các nhân tố thành công chủ yếu (KFS):  Nhân tố nhân lực: Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp và phát triển của hệ thống bán lẻ. Cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên môn, tin học. Đặc biệt những cán bộ phòng nghiệp vụ có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động sáng tạo, nhạy bén trong công việc sẽ là nhân tố quyết định sự thành bại của siêu thị. Bên cạnh đó cần phải có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc. Phải không ngừng bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tư tưởng văn hoá và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. Đây được coi là nhiệm vụ cấp thiết, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển kinh doanh của hệ thống. Bản thân lãnh đạo cũng như cán bộ chuyên trách, cán bộ giao dịch phải là gương sang điển hình để từ đó xây dựng được phong cách văn hoá doanh nghiệp mang đậm bản sắc của ngành.  Nhân tố văn hoá: Văn hoá là toàn bộ những gì con người sáng tạo ra gồm văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá ứng xử. Văn hoá là hành trang không bao giờ thiếu được của loài người trong quá khứ, hiện tại và tương lai… Bất kỳ một ngành nghề nào trong đời sống xã hội cũng liên quan đến văn hoá, làm ra văn hoá và bị văn hoá tác động không ngừng… Với những đặc trưng riêng của các hệ thống bán lẻ là thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cũng rất đa dạng về chủ thể, về trình độ, lại khác nhau về quốc tịch, về giới tính, về lứa tuổi, về màu da dân tộc, khác nhau về mục đích sử dụng sản phẩm dịch vụ….Do đó nhận thức về văn hoá và ứng xử theo văn hoá là một công việc đòi hỏi nhân viên bán hàng phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện,vun đắp không ngừng… Văn hoá vật chất đòi hỏi phải có một hệ thống kinh doanh rộng rãi, lịch sự và hiện đại thuận tiện trưng bày sản phẩm. Trang phục của nhân viên bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong văn hoá vật chất của các siêu thị, giúp cho việc quản lý nội bộ được thuận lợi,tạo nên tác phong trang nghiêm và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc của nhân viên.Qua đó khách hàng thấy được sự tổn trọng và dễ nhận diện được nhân viên mà mình tiếp xúc. Văn hoá tinh thần là tổng thể những giá trị phi vật chất, không xác định bằng các đơn vị đo lường, không xê dịch được trong không gian và cũng không xác định được sao cho đủ số lượng và chất lượng… Văn hoá tinh thần trước tiên phải kể đến giá trị thương hiệu của bản thân đơn vị kinh doanh Văn hóa ứng xử là tổng hợp những yếu tố thái độ và hành vi của con người trong đời sống cộng đồng. Ứng xử có văn hoá là kiềm chế được bản năng của con người làm cho ứng xử giữa con người với nhau hoàn toàn mang tính xã hội,văn minh và đạo lý Nhân viên trước tiên phải ứng xử với nhau sao cho thật văn hoá, ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp sao cho thật hài hoà,kính trên nhường dưới,giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống  Nhân tố công nghệ: Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao vai trò của công nghệ. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thông thoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các siêu thị với nhau cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các siêu thị gần như tương đương nhau thì siêu thị nào cũng có công nghệ tiên tiến hơn. Tại Việt Nam, các siêu thị đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ mới cũng dần được bộc lộ. PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG. Sản phẩm chủ yếu: thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn Thị trường: + Phạm vi: trải rộng khắp cả nước, có chi nhánh tại 6 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Big C còn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường châu Âu, Nam Mỹ, cho các siêu thị trong hệ thống của Casino, Jumbo Score và ngược lại. + Khách hàng: Hướng tới mọi đối tượng khách hàng có thu nhập bình quân tầm trung-thấp trở nên. 1. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN. a) Hoạt động cơ bản: • Hậu cần nhập: Big C là một tập đoàn liên doanh vốn đầu tư là từ nước ngoài, ngoài những hàng hóa nhập khẩu thì đa số hàng hóa mà Big C kinh doanh là ở trong nước. Big C còn sản xuất thịt nguội hiệu eBon theo tiêu chuẩn HACCP vì vậy việc mua nguyên vật liệu tươi và đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết. Giá của thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao trong thời gian qua do phải nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết với giá cao hơn 20-50% so với trước đây. Vì vậy chi phí của nguyên vật liệu tăng cao rất nhiều, gây ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Chi phí dành cho việc kho bãi cũng tăng cao do ảnh hưởng của giá bất động sản. Giá xăng dầu leo thang do vậy kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Tất cả những chi phí hậu cần này gây ảnh hưởng lớn tới những chính sách về giá của Big C vì giá của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá của nguyên vật liệu. Do đó Big C dã liên tục phải có những chính sách đàm phán để giảm được thấp nhất việc tăng giá của sản phẩm. • Sản xuất: Với hệ thống siêu thị lớn việc dảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa cho hệ thống là rất lớn. Big C là nhà sản xuất của nhãn hàng eBon với cá loại thịt nguội ngon tuyệt và giá cả hợp lý. Ngoài ra tại mỗi siêu thị trong hệ thống đều có xưởng làm bánh mì ngay tại siêu thị với các thợ làm bánh chuyên nghiệp cho ra lò các loại bánh mì thơm ngon được khách hàng Việt Nam ưa chuộng ( hơn 50% khách hàng đến Big C có ghé qua quầy bánh mỳ). Với hệ thống siêu thị và khu sản xuất nhãn hiệu riêng của mình và gần 3000 nhân viên mặc dù phải sản xuất số lượng lớn để đáp ứng được đủ nhu cầu nhưng Big C vẫn luôn chú trọng vào từng khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo được số lượng vá cho ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. • Hậu cần xuất: Sản phẩm của Big C luôn gắn liền với giá rẻ, mà chất lượng tốt nên được người dân rất tin tưởng lựa chọn đánh giá cao. Tất cả các siêu thị của BigC điều có hệ thống bảo quản đạt tiêu chuẩn, hàng hóa điều có tem đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. • Marketing và bán hàng: Hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, việc phát triển thương hiệu được Big C thực hiên khá tốt với việc đầu tư vào marketing để nghiên cứu phát triển thị trường và dịch vụ sau bán hàng đã giúp công ty nâng cao doanh số, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Công ty nên tiếp tục duy trì những gì đã đạt được và tiếp tục không ngừng việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh.Bằng chứng là: Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Các chương trình khuyến mãi có qui mô lớn chưa từng có, với gam hàng phong phú theo chủ đề (làm đẹp, nội trợ, mua sắm thiếu nhi, thời trang…) tạo sự chọn lựa đa dạng cho khách hàng, giảm giá mạnh (đến 50% giá trị sản phẩm) như chương trình «Giá rẻ chưa từng thấy» với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu đã được khách hàng rất hoan nghênh. Bên cạnh đó, Big C còn xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động từ thiện. Big C luôn mong muốn trở thành một doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: Tặng nhà tình thương cho tỉnh Đồng Nai (trị giá 150.000.000 VND); Tặng 50.000.000 VND cho Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Đồng Nai; tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại các thành phố: Hà Nội, TP HCM, Biên Hoà, Đà Nẵng và Hải Phòng nhân dịp 1-6 với tổng giá trị là 85.000.000 VND; tặng Quỹ người nghèo thành phố Hà Nội (130.000.000 VND), tài trợ chương trình “Vượt lên số phận” … • Dịch vụ: Hoạt động và các nguyên tắc của Big C trong dịch vụ phân phối cho khách hàng, công tác thu mua, hợp tác với nhà cung cấp, quan hệ với công chúng, cộng đồng, quan hệ với các nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ và nhân viên của hệ thống luôn dựa trên 5 giá trị của Big C: Hài lòng khách hàng, đổi mới, minh bạc, đoàn kết, tương trợ. Big C có chính sách ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách mua hàng có hóa đơn trên 500 nghìn đồng và trong phạm vi 10 km, đổi hàng cho khách với điều kiện hóa đơn còn nguyên vẹn trong vòng 48 tiếng sau khi mua... Ngoài ra công ty còn lập website để gúp khách hàng tìm hiểu về công ty, các loại hàng hóa, các thông tin về khuyến mại đẻ khách hàng lựa chọn. b) Các hoạt động bổ trợ: • Quản trị mua: Việc quản trị mua được công ty thực hiện khá tốt khi mà thị trường đang sốt lên vì khủng hoảng kinh tế thì BigC đã nỗ lực kìm hãm việc tăng giá thông qua việc thương lượng với các nhà cung cấp không tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu. Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính đáng. Trên thực tế, chỉ số giá của phần lớn các mặt hàng tại BigC giảm mạnh so với khung giá cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Áp dụng chính sách giá tốt nhất cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá, bánh mỳ, thực phẩm khô… ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh; cam kết mua số lượng lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí. • Phát triển công nghệ: Big C là thương hiệu của tập đoàn bán lẻ Casino, hệ thống thu mua hiện đại, công nghệ sản xuất của Châu Âu, triển khai ISO trong quản lý, đội ngũ nhân viên có trình độ và có kinh nghiệm. • Quản trị nguồn nhân lực: Hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám, xu hướng lao động, người tài di du học và làm việc luôn tại nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Đó là do họ không được trọng dụng, không tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp. Môi trường làm việc,sự coi trọng vai trò của con người, đối xử công bằng… là cái thiếu trong đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Điều Big C làm được là tạo ra văn hóa đào tạo DN, biến nó thành cơ hội thăng tiến nội bộ cho nhân viên. Họ xem phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động đầu tư chứ không xem đó là chi phí. Giá trị, lợi ích mà họ thu về cao gấp bội so với việc bỏ ra một khoản tiền cho nhân viên của mình đi học: Sự cống hiến của nhân viên. Đây là chiến lược quản trị về nhân lực mà rất ít doanh nghiệp làm được và đạt được thành công như Big C. • Cơ sở hạ tầng tổ chức: Cách Big C bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về overview bên ngoài nếu bạn chưa biết gì về Big bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơi sang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rẽ nhất. Bên trong, các lối đi tương đối rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn, vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng. Cơ sở hạ tầng của Big C mang phong cách hiện đại, tiện nghi, khang trang, công nghệ hiện đại tạo sự thu hút khách hàng, tạo ra sự tin tưởng về chất lượng trong khách hàng. 2. Xác định các năng lực cạnh tranh. Big c tự hào là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng. Big C đã thành công khi sử dụng chiến lược giá rẻ, chất lượng đảm bảo và dịch vụ tiện ích, tiết kiệm cho khách hàng với các đối thủ. Vì vậy Big C đã chiếm được ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác như: Co.op Mart, Metro, Citimart, Hapromart...Đến với Big C khách hàng luôn được đảm bảo mua hàng với giá rẻ nhất, chất lượng đảm bảo và phục vụ tốt. 3. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp a. Mô hình EFAS: Các nhân tố bên ngoài Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Chú giải Cơ hội: Việt Nam gia nhập WTO Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển Thu nhập nguời dân ngày càng tăng Gói kích cầu 1 tỷ USD Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 0,2 0,1 0,1 0,05 0,05 3 4 4 2 3 0,6 0,4 0,4 0,1 0,15 Thách thức: Cạnh trang ngày càng gay gắt Thói quen mua sắm Khủng hoảng kinh tế Nguồn cung ứng hàng hoá Hệ thống chính sách pháp luật 0,2 0,1 0,05 0,1 0,05 4 3 2 3 2 0,8 0,3 0,1 0,3 0,1 Tổng điểm 1 3,25 Từ tổng số điểm 3,25 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến chiến lược của công ty là rất lớn b. Mô hình IFAS: Các nhân tố bên trong Độ quan trọngXếp loại Tổng điểm quan trọngChú giải Điểm mạnh: Kinh nghiệm quản lý Thương hiệu Cơ sở vật chất Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Giá, cơ cấu mặt hàng 0,1 0,05 0,15 0,1 0,2 3 3 4 4 3 0,3 0,15 0,6 0,4 0,6 Điểm yếu: Chi phí cao Thường xuyên quá tải, thanh toán chậm Chất lượng hàng hoá chưa ổn định Hệ thống phân phối còn hẹp Nắm bắt nhu cầu khách hàng chậm 0,05 0,1 0,1 0,05 0,1 2 4 3 3 2 0,1 0,4 0,3 0,15 0,2 Tổng điểm 1 3,15 Từ tổng số điểm là 3,15 ta thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tới chiến lược của công ty là khá lớn. c. Mô thức TOWS: Strengths -Kinh nghiệm quản lý -Thương hiệu -Cơ sở vật chất -Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp -Giá, cơ cấu mặt hàng Weaknesess -Chi phí cao -Thường xuyên quá tải, thanh toán chậm -Chất lượng hàng hoá chưa ổn định -Hệ thống phân phối còn hẹp -Nắm bắt nhu cầu khách hàng chậm Opportunities -Việt Nam gia nhập WTO -Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển -Thu nhập nguời dân ngày càng tăng -Gói kích cầu 1 tỷ USD - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam S-O - Cơ hội mở rộng hệ thống phân phối - Ngày càng mở rộng cơ cấu mặt hàng thêm phong phú. Đặc biệt là những mặt hàng có giá trị lớn, lợi nhuận cao W-O - Nâng cao chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán hiện đại - Mở rộng thêm hệ thống phân phối bằng cả phương thức truyền thống và hiện đại ( bán hàng qua mạng) -Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng, PR… Threats -Cạnh trang ngày càng gay gắt -Thói quen mua sắm - Khủng hoảng kinh tế -Nguồn cung ứng hàng hoá -H -Hệ thống chính sách pháp luật S-T - Nâng cao chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên - Mở rộng cơ cấu mặt hàng, cạnh trạnh cả về giá và chất lượng dịch vụ - Nâng cao chất lượng nguồn cung ứng, tìm kiếm thêm những đối tác cung ứng có chất lượng và uy tín cao W-T - Không ngừng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện thói quen mua sắm của người tiêu dùng - Thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mại, giảm giá…nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC CUẢ DOANH NGHIỆP. 1. Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai. - Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Big C đã thực hiện rất tốt những biện pháp để giảm chi phí một cách tốt nhất như: + Giảm tồn kho và chi phí cung ứng + Thúc đẩy nhanh sự sẳn có của các các bộ phận của thế hệ tiếp + Nâng cao chất lượng của nguyên liệu, phụ tùng được cung ứng + Siết chặt việc tiết kiệm chi phí cho cả hai bên - Chiến lược khác biệt hóa: + Để hưởng ứng các chương trình kích cầu tiêu dùng và quảng bá hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa do Chính phủ phát động. Vì vậy, 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống Big C là hàng sản xuất trong nước + Big C còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hàng Việt với hàng trăm mặt hàng bằng nhiều hình thức hấp dẫn người tiêu dùng. Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn + Xây dựng kênh truyền thông tương tác với người tiêu dùng. Siêu thị được xem như là một điểm quảng cáo cố định, phần lớn diện tích mặt tiền được sử dụng với mục đích truyền thông xây dựng thương hiệu - Chiến lược tập trung: Đối tượng khách hàng mà Big C hướng tới là những người dân có thu nhập tầm trung- thấp trở lên. Big C cũng tập trung vào chiến lược Quảng bá hàng Việt. 2. Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai - Chiến lược chuyên môn hóa: Nhằm làm cho khách hàng luôn hài lòng và thoải mái nhất khi tới Big C mua sắm. Các nhân viên ở đây đã được đào tạo, huấn luyện chuyên môn tác nghiệp một các thành thục nhất. Nhân viên của công ti cũng được phân rõ và yêu cầu thực hiện tốt chuyên môn của mình. Ngoài ra hệ thống siêu thị cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và hiện đại. - Chiến lược đa dạng hóa: Để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu thiết yếu và giải trí của khách hàng Big C đã triển khai các chính sách: + Liên tục nghiên cứu thị trường, nhu cầu của người dân để bổ sung nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu, làm đa dạng hóa sản phảm hơn về số lượng và chủng loại. + Bổ sung nhiều dịch vụ tại siêu thị như: các quấy ăn nhanh, khu vực ẩm thực, cá phê.., để đáp ứng nhiều nhu cầu của khách khi đến siêu thị. PHẦN 5: ĐAŃH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 1. Loại hình cấu chúc tổ chức của Big C 2. Phong cách lãnh đạo của Big C Định hướng con người: BigC luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên thành công. Chính vì thế mà BigC luôn nỗ lực đào tạo đội ngũ công nhân viên và đặt ra mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, tạo ra văn hoá doanh nghiệp tốt đẹp trả lương đãi ngộ và phúc lợi cho người lao động hợp lý. “Chúng tôi luôn tìm kiếm những nhân viên bán hàng giỏi nhất và những chuyên gia lành nghề nhất. Chúng tôi chào đón tất cả các cá nhân năng động, làm việc hết mình để đạt được mục tiêu, không ngại thử thách và muốn góp phần vào thành công của BigC”. BigC đã tạo ra được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, vừa biết kinh doanh vừa yêu truyền thống văn hóa, có tính đoàn kết vượt qua khó khăn…Thâm nhập thị trường: Tổng giám đốc trực tiếp quản lý bộ phận marketing, quản lý các hệ thống cửa hàng chi nhánh và đại lý của mình. BigC Tổng giám đốc hệ thống Big C Việt Nam Giám đốc Big C Thăn g Long Giám đốc Big C The garde n Giám đốc Big C Hải Phòn g Giám đốc Big C Miền Đông Giám đốc Big C Hoàn g Văn Thụ Giám đốc Big C Gò Vấp Giám đốc Big C An Lạc Giám đốc Big C Đồng Nai Giám đốc Big C Huế Giám đốc Big C Đà Nẵng Bộ phận sản xuất Bộ phận bán hàng Bộ phận mua hàng Bộ phận marke ting Bộ phận nhân sự Bộ phận tài chính đã tạo được sự gắn kết giữa lãnh đạo công ty với toàn bộ công nhân viên, đồng thời nắm được tình hình của công ty một cách sát sao, kịp thời đưa ra các quyết định. Đồng thời cũng kết hợp với một số trường Đại học kinh tế, tổ chức cho sinh viên tham quan tìm hiểu hoạt động của siêu thị để đào tạo thêm nguồn nhân lực cho BigC sau này. 3. Một số nhâṇ xét về văn hóa doanh nghiệp của Big C. Big C là một doanh nghiệp luôn muốn hướng tới sự hoàn hảo và hài lòng của khách hàng. Vì vậy hệ thống siêu thị Big C đã không ngừng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ hay tích cực tham gia các phong trào xã hội và đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị. Người tiêu dùng cũng biết đến Big C nhiều hơn qua các hoạt động văn hóa đó • Giải thưởng Dịch vụ Siêu thị tốt nhất 2010 Big C vừa vinh dự nhận được giải thưởng Dịch vụ siêu thị tốt nhất năm 2010. Đây là giải thưởng do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, dựa trên quá trình điều tra tiêu dùng diễn ra xuyên suốt trong năm trên phạm vi cả nước, từ người tiêu dùng trực tiếp đến hệ thống phân phối. Big C là 1 trong 136 doanh nghiệp ở 10 nhóm dịch vụ được người tiêu dùng bình chọn danh hiệu “Dịch vụ tốt nhất năm 2010”, và lần thứ 3 liên tiếp kể từ năm 2008, 2009 Big C vinh dự đón nhận giải thưởng này cho những nỗ lực vượt bậc vì sự hài lòng của khách hàng. Buổi lễ trao giải được tổ chức trọng thể tại khách sạn Rex, TP.HCM, ngày 05/03/2010. • Big C An Lạc tổ chức hiến máu nhân đạo Hưởng ứng phong trào Hiến máu nhân đạo do Hội Chữ Thập Đỏ Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh phát động nhằm đáp ứng hiệu quả việc cung cấp máu cho bệnh nhân, đặc biệt là giúp bệnh nhân nghèo vượt qua những cơn bệnh hiểm nghèo, Ban Giám Đốc Big C An Lạc đã tổ chức buổi hiến máu nhân đạo tại Big C vào sáng ngày 06/04/2010. Đông đảo cán bộ, nhân viên và khách hàng Big C đã đến hiến máu. Tổng số máu thu được là 25 lít cho 105 đơn vị máu. Những người đủ điều kiện tham gia hiến máu nhận được những tiêu chuẩn như quà (thuốc, sữa, quà lưu niệm), phần ăn sáng và hỗ trợ chi phí đi lại, xét nghiệm máu. • Big C tổ chức Ngày hội thu gom pin đã qua sử dụng Ngày 17/4 vừa qua, “Ngày hội thu gom pin đã qua sử dụng” đã đồng loạt diễn ra tại tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc. Hơn 1000 lượt người, gồm khách hàng và nhân viên Big C đã tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Có khoảng 100kg pin đã qua sử dụng được thu gom trong ngày hội. Khách hàng cũng tham gia vào các trò chơi hoạt náo như: đố vui, thi phân loại rác thải, trắc nghiệm kiến thức về môi trường…, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường. • Big C tham gia Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM 2010 Nối tiếp hoạt động thu gom pin diễn ra tại tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc (vào 17/4/2010), Chủ Nhật ngày 18/4 vừa qua, Big C cũng đã tham gia “Ngày hội tái chế rác thải” do Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM tổ chức tại công viên Lê Văn Tám. Đây là một trong những hoạt động của Big C hướng đến chào đón “Ngày Trái Đất”, nhằm gửi đến toàn thể nhân viên và cộng đồng thông điệp “Cùng Big C bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Đã có trên 7.000 lượt người tham gia hội chợ với lượng pin thu gom được khoảng 30kg. Tại gian hàng Big C, hàng trăm lượt khách đã tham gia vào các trò chơi hoạt náo sôi động đầy ý nghĩa về môi trường. • Big C đón nhận giải thưởng “Saigon Times Top 40 – Giá trị xanh 2009” Ngày 24/4/2010 vừa qua, Big C đã vinh dự đón nhận giải thưởng Saigon Times Top 40 – Giá trị xanh 2009 - “Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững”. Đây là giải thưởng thường niên do Saigon Times Group tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những nỗ lực và đóng góp tích cực trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Việt Nam. Với chính sách phát triển bền vững thể hiện qua những hành động cụ thể như: khuyến khích khách hàng sử dụng túi sinh thái LOHAS thay cho túi nilong khi đi mua sắm, tổ chức thu gom pin đã qua sử dụng, tiết kiệm năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường…, Big C đã xây dựng được hình ảnh của một doanh nghiệp xanh luôn đồng hành với sự phát triển bền vững của xã hội. Đây là lần thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2006 Big C được trao giải thưởng vinh dự này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_bigc_0988.pdf
Luận văn liên quan