Các thương lái chủyếu bán cá trực tiếp cho người tiêu dùng (67,8%), người bánlẻ ở
các chợ địa phương (21,1%) hoặc bánlại cho các thương lái nhỏhơn (11,1%) và bán
theo hình th ức thuận mua vừa bán, không cóhợp đồng trước.
Hình thức thanh toán: Khi bán cá cho người tiêu dùng hay th ương lái nhỏhơn thì
được thanh toán tiềnmặtmộtlần nhưng khi bán cho người bánlẻ thì 50% người
thương lái thu tiền mặt ngay, 50% cho ng ười bánlẻ thiếudưới hình th ứcgối đầu.
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu & Tiêu dùng nội địa
Đa số người nuôi cá tra với quy mô lớn đã bán sản phẩm trực tiếp cho công ty chế
biến thuỷ sản chiếm 86,2% sản lượng cá tra từ người nuôi. Đây là kênh phân phối
chính và cũng là kênh phân phối ngắn nhất của chuỗi. Công ty chế biến xuất khẩu
khoảng 77,6% sản lượng cá của chuỗi, phần còn lại (8,6%) bán cho thị trượng nội địa
(các siêu thị).
Tương ứng với mỗi kênh thị trường sẽ có chi phí và lợi ích khác nhau trong toàn bộ
chuỗi cũng như trong từng tác nhân tham gia chuỗi. Sự khác nhau này sẽ được mô tả
chi tiết trong phần phân tích kinh tế chuỗi.
4.2.4 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá tra
4.2.4.1 Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng (GTGT) được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi giá mua vào chưa trừ
đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân. Đối với người nuôi cá tra thương phẩm thì
tổng chi phí bao gồm chi phí mua cá giống và các chi phí tăng thêm khi nuôi cho đến
cá đem bán. Đối với các tác nhân khác (thương lái, chủ vựa, người bán lẻ, công ty chế
biến) thì chi phí mua vào là chi phí mua cá tra thương phẩm và các chi phí tăng thêm
như chi phí vận chuyển, thuê nhân công hoặc phương tiện vận chuyển/bảo quản. Giá
trị gia tăng của các tác nhân theo từng kênh phân phối được trình bày ở Bảng 4.19,
4.20 và 4.21 dưới đây.(các chỉ tiêu tính toán được qui đổi dựa trên 1kg cá tra thương
phẩm).
Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa
Người sản xuất bán cá tra cho thương lái với giá 13.700 đồng/kg, chi phí mua giống
qui ra 1kg cá tra thương phẩm là 1.600 đồng. Vậy GTGT mà người sản xuất tạo ra
trong kênh phân phối này là 12.100 đồng/kg cá tra. Tương tự, người thương lái mua cá
tra từ người sản xuất và bán cho chủ vựa cá với giá 15.900 đồng/kg, GTGT của tác
nhân thương lái là 2.200 đồng/kg cá tra. Cuối cùng, chủ vựa mua cá của thương lái và
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
57
bán cho người tiêu dùng với giá 20.500 đồng/kg, GTGT của chủ vựa là 4.600
đồng/kg.
Tổng GTGT của kênh phân phối này là 18.900 đồng/kg, trong đó người sản xuất cá
tra tạo ra GTGT cao nhất trên 1kg cá tra được tiêu thụ (64 %), chủ vựa (24,3 %) và
người thương lái (11,7 %). Cần chú ý rằng đây không phải là kênh tiêu thụ chính sản
phẩm cá tra của toàn chuỗi vì kênh này tiêu thụ chỉ có 4,6% lượng cá tra được sản
xuất ra.
Bảng 4.19: Giá bán, giá mua và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 1
ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra
Tác nhân
Khoản mục
Nông dân Thương lái Chủ vựa Tổng
Giá bán 13,7 15,9 20,5
Chi phí mua 1,6 13,7 15,9
Giá trị gia tăng 12,1 2,2 4,6 18,9
% Giá Trị gia tăng 64,0 11,7 24,3 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thu gom à Người bán lẻ à Người tiêu dùng nội địa
Bảng 4.20: Giá bán, giá mua và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 2
ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra
Tác nhân
Khoản mục
Nông dân Thương lái Bán lẻ Tổng
Giá bán 13,7 16,95 20,5
Chi phí mua 1,6 13,7 16,95
Giá trị gia tăng 12,1 3,25 3,55 18,9
% Giá trị gia tăng 64,0 17,2 18,8 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Cũng giống như kênh phân phối 1, người sản xuất bán cá tra cho thương lái và GTGT
mà người sản xuất cá tạo ra trong kênh phân phối này vẫn là 12.100 đồng/kg cá tra.
Người thương lái mua cá tra từ người sản xuất và bán cho người bán lẻ với giá 16.950
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
58
đồng/kg (cao hơn khi bán cho chủ vựa), GTGT của thương lái trong trường hợp này
lên đến 3.250 đồng/kg. Người bán lẻ sau đó bán cho người tiêu dùng với giá 20.500
đồng/kg, GTGT của người bán lẻ là 3.550 đồng/kg.
Tổng GTGT trong kênh cũng là 18.900 đồng (bằng với kênh 1), người sản xuất cá tra
tạo ra GTGT (64 %), người bán lẻ (18,8 %) và người thương lái (17,2%). Trong kênh
phân phối này GTGT được phân phối lại giữa người thương lái và người bán lẻ do giá
bán của hai tác nhân này thay đổi.
Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu/Tiêu dùng nội địa
Bảng 4.21: Giá bán, chi phí, giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 3
ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra
Tác nhân
Khoản mục
Nông dân Công ty chế biến Tổng
Giá bán 14,5 33,6
Chi phí mua 1,6 14,5
Giá trị gia tăng 12,9 19,1 32,0
% Giá trị gia tăng 40,3 59,7 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008 Ghi chú: tính theo 1 kg cá tra thương phẩm
Tổng GTGT trong kênh phân phối 3 là 32.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Người sản
xuất bán cá tra cho công ty chế biến với giá 14.500 đồng/kg (cao hơn bán cho thương
lái) và GTGT của người sản xuất trong kênh phân phối 3 ở mức 12.900 đồng/kg.
Công ty chế biến xuất khẩu philê cá tra với giá trung bình 48.000 đồng/kg, nếu quy
theo 1 kg cá tra nguyên liệu thì đầu ra công ty bán được với giá 33.600 đồng. GTGT
của công ty chế biến là 19.100 đồng/kg.
Công ty chế biến tạo ra GTGT cao nhất chuỗi trong kênh phân phối này (chiếm 59,7
% GTGT của chuỗi), GTGT mà công ty chế biến tạo ra gấp gần 1,5 lần người sản xuất
cá tra.
Cần chú ý rằng, bản thân GTGT của các tác nhân trong chuỗi chưa nói lên được lợi
nhuận của mỗi tác nhân vì chưa trừ đi chi phí tăng thêm của họ. Phân tích sau đây sẽ
cho kết quả rõ hơn về giá trị gia tăng thuần (hay lợi nhuận) của mỗi tác nhân trong
chuỗi cũng như của toàn chuỗi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
59
4.2.4.2 Giá trị gia tăng thuần của chuỗi
Giá trị gia tăng thuần hay còn gọi là Lợi nhuận được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng
trừ đi các chi phí tăng thêm. Chi phí tăng thêm của người sản xuất bao gồm các khoản
chi phí như thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế (tấm cám, cá biển…), thuốc thú y
thủy sản (TYTS), chuẩn bị ao, thuê lao động, xăng dầu, chi phí lãi vay…; Đối với các
tác nhân còn lại thì chi phí tăng thêm gồm chi phí vận chuyển, giao dịch, thuê lao
động, chi phí lãi vay, khấu hao máy móc thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với
công ty chế biến) v.v…
Cá tra được sản xuất và phân phối qua các kênh phân phối, GTGT của các tác nhân
tạo ra ở mỗi khâu khác nhau và các khoản chi phí tăng thêm phát sinh cũng khác nhau
nên lợi nhuận được phân phối cho các tác nhân trong mỗi kênh cũng khác nhau. Bảng
4.22 thể hiện giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân theo 3 kênh thị trường như sau:
Bảng 4.22: Chi phí tăng thêm và Giá trị gia tăng thuần của chuỗi
ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra
Tác nhân
Kênh 1
Nông dân Thương lái Chủ vựa
Công ty
chế biến Tổng
Chi phí tăng thêm 10,8 0,9 -
Giá trị gia tăng 12,1 2,2 4,7 18,9
Giá trị gia tăng thuần 1,3 1,3 - -
Kênh 2 Nông dân Thương lái Bán lẻ
Chi phí tăng thêm 10,8 1,2 -
Giá trị gia tăng 12,1 3,25 3,55 18,9
Giá trị gia tăng thuần 1,3 2,05 - -
Kênh 3
Chi phí tăng thêm 10,8 17,0
Giá trị gia tăng 12,9 19,1 32
Giá trị gia tăng thuần 2,1 2,1 4,2
% giá trị gia tăng thuần/kg 50 50 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Ghi chú: Tính theo 1 kg cá tra thương phẩm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
60
Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa
· GTGT người sản xuất tạo ra là 12.100 đồng/kg cá tra và các khoản chi phí tăng
thêm rất cao (10.800 đồng/kg) nên lợi nhuận của người sản xuất là 1.300 đồng/kg.
· GTGT của thương lái là 2.200 đồng/kg, bán trực tiếp cho chủ vựa nên phát sinh
chi phí tăng thêm 900 đồng/kg, người thương lái còn lời được 1.300 đồng khi mua
bán 1 kg cá tra.
· Lợi nhuận của người nuôi cá tra tương đương người thương lái nhưng người nuôi
mất thời gian đầu tư dài (trung bình khoảng 6 tháng) để nuôi cá tra trong khi đó
thương lái chỉ cần thời gian ngắn đã có thể quay vòng vốn.
Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻ à Người tiêu dùng nội địa
· Giống như kênh phân phối 1, lợi nhuận của người sản xuất cá tra trung bình là
1.300 đồng/kg.
· GTGT của thương lái đến 3.250 đồng/kg, do bán cá cho người bán lẻ có giá cao
hơn. Tuy nhiên, chi phí tăng thêm là 1.200 đồng/kg (cao hơn khi bán cho chủ vựa)
lợi nhuận là 2.050 đồng/kg cá tra cao hơn so với bán cho chủ vựa.
Trong kênh phân phối này, lợi nhuận của thương lái khi bán cá tra cho người bán lẻ ở
các chợ cao hơn khi bán cho chủ vựa cá. Do bán được với giá cao hơn nên lợi nhuận
của người thương lái cũng cao hơn.
Trong kênh 1 và 2 chưa tính được phần trăm giá trị gia tăng thuần/kg cho toàn chuỗi
vì thiếu dữ liệu của chủ vựa và người bán lẻ không được điều tra.
Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu
· GTGT của người nuôi cá tra khi bán cho công ty chế biến là 12.900 đồng/kg, chi
phí tăng thêm là 10.800 đồng/kg. Vì vậy, giá trị gia tăng thuần ở mức 2.100
đồng/kg. Trong khi đó GTGT của công ty chế biến rất cao (19.100 đồng/kg cá
nguyên liệu) nhưng chi phí tăng thêm cũng cao (17.000 đồng/kg cá nguyên liệu)
nên lợi nhuận tính trên 1 kg nguyên liệu đầu vào của công ty chế biến chỉ khoảng
2.100 đồng.
· Tổng lợi nhuận của chuỗi là 4.200 đồng/kg cá nguyên liệu, trong đó người nuôi cá
tra nhận được 50% và Công ty chế biến nhận được 50%.
Tóm lại, đây là kênh có lợi nhất cho cả người nuôi và công ty chế biến. Tuy nhiên, để
biết rõ thêm về sinh kế của chuỗi chúng ta cần xét thêm yếu tố lao động đầu tư vào
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
61
chuỗi như thế nào. Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng 4.23 và 4.24 dưới đây
(chỉ tính trên các chủ thể chính của chuỗi đó là người nuôi, thương lái và chế biến).
Bảng 4.23: Phân tích laođộng tham gia chuỗi giá trị cá trong năm 2007 của các tác nhân
Lao động tham gia
(người)
Số tháng tham
gia trong năm
(tháng)
Chi phí lao
động / tháng
(ngàn đồng)
Tổng giá trị
lao động
(ngàn đồng)
1. Nông dân
- Lao động nhà 2 12 1.000 24.000
- Lao động thuê thường xuyên (Nam) 3 10 1.363 40.890
- Lao động thuê công nhật (Nam) 11 1 2.400 26.400
- Lao động thuê thường xuyên (Nữ) 3 11 1.233 40.689
- Lao động thuê công nhật (Nữ) - - - -
Tổng cộng số tháng và chi phí 98=(2*12)+(3*10)+(4*11) 131.979
2. Thương lái cá tra
- Lao động nhà 3 2 1.000 6.000
- Lao động thuê thường xuyên (Nam) 3 2 1.000 6.000
- Lao động thuê công nhật (Nam) 2 1 1.650 3.300
Tổng cộng số tháng và chi phí 14 = (3*2)+(3*2)+(2*1) 15.300
3. Công ty chế biến
- Lao động trực tiếp 2.250 10 2.000 45.000.000
- Lao động Quản lý 37 10 6.500 2.405.000
- Lao động gián tiếp 110 10 2.500 2.750.000
Tổng cộng số tháng và chi phí 23.970=22.500+370+1100 50.155.000
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
62
Bảng 4.24: Kết quả sản xuất - kinh doanh và lao động trong toàn chuỗi giá trị cá tra
Nông dân Thương lái Công ty Tổng
1.Thời gian LĐ thamgia trong năm(tháng) 98 14 23.970
2. Giá trị lao động ( triệu đồng) 132 15,3 50.155
3. Sản lượng cá (kg) 219.526 30.295 189.231
4. Giá bán (đ/kg) 13.700 16.600 33.600
5. Lợi nhuận (đ/kg) 1.400 1.800 2.150 5.350
6. Tổng lợi nhuận (triệu đồng) 307,3 54,5 406,8 768,6
7. Tổng thu nhập (triệu đồng) 3.007,5 502,9 6.358,2 9.868,6
8. Giá trị lao động (đ/kg) 658,4 637,5 1.671,8 2.967,7
9. % giá trị lao động/kg 22,2 21,5 56,3 100,0
10. % Giá trị gia tăng thuần/kg 26,2 33,6 40,2 100,0
11. % Tổng lợi nhuận 40,0 7,1 52,9 100,0
12. % Tổng thu nhập 30,5 5,1 64,4 100,0
Nguồn: Phân tích theo kết quả khảo sát, 2008
Nhận xét chung:
· Nông dân đóng góp 22,2% lao động; Nhận được từ chuỗi 26,2% giá trị gia tăng
thuần/kg; 40% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng thu nhập chuỗi.
· Thương lái đóng góp 21,5% lao động; Nhận được 33,6% giá trị gia tăng
thuần/kg; 7,1% tổng lợi nhuận và 5,1% tổng thu nhập trong chuỗi.
· Lao động tham gia nhiều nhất vào chuỗi là lao động thuộc công ty chế biến
(56,3%) gấp 2,5 lần so với người nuôi 2,6 lần so với người thu gom; Nhận
được 40,2% giá trị gia tăng thuần/kg; 52,9 tổng lợi nhuận chuỗi và 64,4% tổng
thu nhập chuỗi.
4.3 PHÂN TÍCH SWOT
Ngành nuôi trồng thủy sản của An Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều
năm qua. Có được thành tựu đó là nhờ được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự
phối hợp của các Ban, Ngành và các địa phương trong việc thực hiện chương trình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
63
phát triển thủy sản cũng như các thành phần kinh tế trong ngành thủy sản hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế chung
của tỉnh; Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn , thách thức
4.3.1 Điểm mạnh
Cụ thể các điểm mạnh của An Giang trong phát triển ngành thủy sản
· Về điều kiện tự nhiên, mặt nước, nguồn lợi, nhân lực, thức ăn tự nhiên và
nguồn thức ăn nông nghiệp rẻ tiền, dễ kiếm cho sản xuất thủy sản.
· Các cơ sở chế biến gần nguồn nguyên liệu, có điều kiện rút ngắn kênh thị
trường, đầu tư mới thêm 7 công ty chế biến thủy sản. Điều này tạo cơ hội để
người sản xuất cá tra có thị trường tiêu thụ tại chỗ
· Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thâm nhập thị trường. Nhiều cơ sở đạt các
tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO, HACCP, GMP…Hàng thủy sản của
VN ngày càng có uy tín và chỗ đứng trên các thị trường nhập khẩu của quốc tế.
· Thuế suất xuất khẩu bằng 0 tạo điều kiện cạnh tranh về giá với thủy sản của các
nước khác
· Bước đầu hình thành liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi để ngành hàng cá
tra phát triển bền vững hơn: Liên kết người sản xuất cá tra giống và người nuôi
cá tra thương phẩm; Liên kết người nuôi cá tra thương phẩm và các công ty chế
biến…Hiện nay đã có 3 hội nuôi cá sạch:
- Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang (AGIFISH) thành lập Liên hợp sản
xuất cá sạch APPU với 29 hội viên.
- Công ty TNHH Nam Việt thành lập Hội nuôi cá sạch NAVICO với 130 hội
viên tham gia.
- Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) thành lập Hội sản
xuất cá sạch AFIEX với 12 hội viên tham gia.
4.3.2 Cơ hội
Cụ thể những cơ hội của An Giang trong phát triển ngành thủy sản
· Những chủ trương, chính sách, chương trình, chiến lược phát triển thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước.
· Hoạt động hữu hiệu của các tổ chức như: Sự hỗ trợ của Chi nhánh 6
NAFIQUAVED trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng của công
ty cũng như kiểm tra và phân tích mẫu cá đầu vào
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
64
· Hợp tác, thu hút đầu tư của các tổ chức và cá nhân nước ngoài, tiếp thu công
nghệ, phương tiện, kỹ thuật hiện đại.
· Tìm kiếm và mở rộng thị trường VASEP và TTXTTM đang có những hoạt
động nhằm quảng bá sản phẩm cá da trơn Việt Nam để tìm kiếm thị trường mới
và tiếp cận thị trường tiềm năng. Cá tra Việt Nam có cơ hội củng cố những thị
trường lớn hiện tại (thị trường EU, Mỹ, Nhật…) cá tra An Giang đã xuất sang
63 nước, trong đó có một số thị trường mới ở Trung Đông, Nam và Trung
Mỹ,… và có cơ hội thâm nhập các thị trường tiềm năng như:
- Ai Cập: Sản lượng thủy sản của Ai Cập đang có xu hướng giảm do các vùng
nuôi cá nước ngọt bị ô nhiễm; Chính phủ Ai Cập chỉ đánh thuế nhập khẩu thủy
sản đông lạnh ở mức 5% (mức thấp nhất so với các hàng hóa nhập khẩu khác);
- Colombia: Sản lượng cá đánh bắt của nước này giảm; Do hương vị và cách
trình bày, cá da trơn Việt Nam có thể sánh với loại cá da trơn của Colombia;
- Ucraina: Thị trường tiêu thụ thủy sản mạnh nhưng sản lượng thủy sản Việt
Nam xuất sang Ucraina lại hiện còn rất nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ. Dự kiến
trong thời gian tới, chắc chắn nhu cầu của Ucraina về sản phẩm cá tra, ba sa
Việt Nam sẽ phát triển.
4.3.3 Những điểm yếu
Nhìn chung những điểm yếu hiện diện trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cá tra
của tất cả các tác nhân tham gia ở tỉnh An Giang như sau:
· Vốn hạn chế, công nghệ CBXK chưa cao, xuất khẩu thô nhiều. Tỷ giá
USD/VND dao động ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm GTGT từ cá tra
của các công ty chế biến.
· Cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất, bảo quản và Chế biến hạn chế. Chưa có
thủy lợi cho NTTS. Môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước thải từ các ao cá
bị dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng.
· Nhiều yếu tố mang tính tự phát, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi:
Giửa người sản xuất và các công ty chế biến nên không hoạch định được sản
lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu không gặp nhau, sản lượng cá nguyên
liệu có lúc dư thừa làm cho giá giảm có lúc thiếu hụt làm giá tăng rất cao;
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
65
· Công tác dự báo và thông tin thị trường chưa được chú trọng, sự am hiểu luật
pháp quốc tế còn hạn chế, hoạt động tiếp thị kém, hình thức tiếp thị chưa đa
dạng.
· Giá cả, chất lượng nguyên liệu đầu vào (cá giống, thức ăn, thuốc…) và thị
trường chưa ổn định. Đối với người sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng cá thấp nên khó
tiêu thụ, Các công ty chế biến cạnh tranh giá để giành khách hàng làm cho giá
sản phẩm GTGT từ cá tra thấp.
· Nước ta chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá tra để làm chuẩn mực giới
thiệu và định giá sản phẩm trong thương mại, nhưng nhà nhập khẩu thì biết rõ
các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá tra nên họ luôn ở thế chủ động trong
việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra; Chưa có
chuẩn chất lượng để đánh giá chất lượng cá giống; Đăng ký cấp giấy chứng
nhận sản xuất theo quy trình nuôi cá sạch hao tốn nhiều chi phí và thời gian;
· Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường nội
địa.
· Người sản xuất cá tra giống, cá tra thương phẩm thiếu kỹ thuật và thiếu kinh
nghiệm; Tỷ lệ hao hụt khi sản xuất cá tra giống cao. Thiếu nguồn cá tra giống
có chất lượng; Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao (thức ăn công nghiệp,
nguyên liệu để chế biến thức ăn tự chế, xăng dầu…); cạnh tranh lao động cao
giữa các nhà máy chế biến
4.3.4 Những thách thức
Nhìn chung có những thách thức hiện diện trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cá
tra là:
· Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu; Tổ chức Hòa bình xanh
(Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh sách vàng: Danh sách
vàng gồm các loài cá được khuyến cáo là có thể chuyển qua danh mục màu đỏ
nếu không được xử lý tốt (danh sách màu đỏ gồm các loài cá được nuôi và chế
biến không nhân đạo, hoặc nếu nuôi và chế biến nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái và sản phẩm bị “cấm cửa” ở nhiều nước trên thế giới);
· Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh ATTP. Yêu cầu về tính
trung thực kinh tế, ghi nhãn đúng. Yêu cầu đồng nhất chất lượng của khách
hàng lớn. Yêu cầu về khả năng truy nguyên nguồn gốc. Yêu cầu ngày càng cao
của nhà nhập khẩu về bảo vệ môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội. Xu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
66
hướng giá giảm đối với sản phẩm nuôi; Nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu
dùng ở thị trường nội địa bị bảo hòa
· Ô nhiễm môi trường, Suy giảm nguồn lợi thủy sản.
· Cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN, Nam Á.
· Lạm dụng thuốc trong phòng trị dịch bệnh và xử lý môi trường nuôi thủy sản
Các nguyên nhân chính:
- Chưa có quy hoạch phát triển thủy sản của toàn vùng ĐBSCL và kết quả đánh
giá sức tải tối đa của hai dòng sông Hậu và Sông Tiền nên ngành gặp khó khăn
trong xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển thủy sản tại địa phương.
- Do còn yếu tố cảm tính, chủ quan trong xây dựng quy hoạch nên chậm trễ về
tiến độ thực hiện và một số vùng quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của nhà
đầu tư, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, gây trở ngại cho các nhà đầu tư.
- Chưa có sự quan tâm đúng mức về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nên việc bố trí chủ động cấp thoát nước và
xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
- Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đế định hướng
phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung của
ngành.
- Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định khi
thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
- Thị trường xuất khẩu thủy sản chưa thật sự ổn định, người nuôi và doanh
nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt thông tin.
- Việc triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản
phẩm còn chậm, thị trường tiêu thụ nội địa chưa được khai thác triệt để.
- Trong năm qua, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các
rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu (EU, Mỹ,...), do đó cũng làm cho
người nuôi bất an trong sản xuất.
Cụ thể những điểm yếu và thách thức của các khâu trong chuỗi như sau:
(1) Nguyên liệu đầu vào
§ Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao (thức ăn công ngiệp, nguyên liệu để chế biến
thức ăn tự chế, xăng dầu…);
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
67
§ Chất lượng thức ăn công nghiệp chưa cao do gian lận trong kinh doanh (thức ăn
công nghiệp không đúng độ đạm, bị gian lận trong bao bì);
§ Không đánh giá được chất lượng thuốc thủy sản;
§ Không có thuốc trị đúng bệnh cho cá;
(2) Sản xuất/chế biến
§ Môi trường nước bị ô nhiễm nên cá dễ bệnh và chết;
§ Thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của cá làm cá dễ
bị bệnh;
§ Chưa có chuẩn chất lượng để đánh giá chất lượng cá giống;
§ Tỷ lệ hao hụt khi sản xuất cá tra giống cao;
§ Thiếu nguồn cá tra giống có chất lượng;
§ Người sản xuất cá tra giống, cá tra thương phẩm thiếu kỹ thuật và thiếu kinh
nghiệm;
§ Người sản xuất cá tra thương phẩm không chủ động được cá giống;
§ Rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sản phẩm GTGT từ cá tra;
§ Thiếu lao động có kinh nghiệm trong khâu chế biến và cạnh tranh lao động cao
giữa các nhà máy chế biến
(3) Thị trường
§ Giá cả cá tra giống, cá tra thương phẩm không ổn định;
§ Người sản xuất, công ty chế biến thiếu thông tin thị trường;
§ Khả năng dự báo thị trường của người sản xuất, công ty chế biến ở mức thấp;
§ Người sản xuất cá tra bị thương lái ép giá (nếu bán cho thương lái);
§ Đối với người sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng cá thấp nên khó tiêu thụ;
§ Nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu dùng ở thị trường nội địa bị bảo hòa;
§ Các công ty chế biến cạnh tranh giá để giành khách hàng làm cho giá sản phẩm
GTGT từ cá tra thấp (giá cá tra phi lê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chỉ
khoảng 2,8-3 USD/kg);
§ Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá tra để làm chuẩn mực giới
thiệu và định giá sản phẩm trong thương mại nên nhưng nhà nhập khẩu thì biết rõ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
68
các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá tra nên họ luôn ở thế chủ động trong
việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra;
Thách thức bên ngoài cho phát triển bền vững
ü Yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo ATTP.
ü Kiện chống bán phá giá và các xử lý hình sự.
ü Yêu cầu về tính trung thực kinh tế, ghi nhãn đúng.
ü Yêu cầu đồng nhất chất lượng của khách hàng lớn.
ü Yêu cầu về khả năng truy nguyên nguồn gốc.
ü Cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN, Nam Á.
ü Xu hướng giá giảm đối với sản phẩm nuôi.
ü Yêu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu về bảo vệ môi trường, đảm bảo
trách nhiệm xã hội.
(4) Tổ chức và quản lý
· Huyện Châu Phú bị khoanh vùng sản xuất cá loại 2 nên cá có chất lượng, đạt
yêu cầu vẫn bị áp đặt giá cá loại 2;
· Thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi: Người sản xuất và các công ty
chế biến nên không hoạch định được sản lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu
không gặp nhau, sản lượng cá nguyên liệu có lúc dư thừa làm cho giá giảm có
lúc thiếu hụt làm giá tăng rất cao;
(5) Tài chính
· Người sản xuất thiếu vốn;
· Ngân hàng không giải ngân khi giá cá giảm (mua thức ăn để duy trì cá nuôi);
· Lãi suất cao;
· Tỷ giá USD/VND dao động ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm GTGT từ
cá tra của các công ty chế biến.
(6) Cơ sở hạ tầng
Không có điều kiện để xử lý nước thải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến những hộ nuôi cá tra trong vùng, đặc biệt nếu
nguồn nước thải từ các ao cá bị dịch bệnh. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
69
sinh hoạt của người dân trong vùng do những hộ dân ở khu vực nông thôn chủ yếu sử
dụng nước từ sông ngòi, kênh rạch;
(7) Chính sách luật lệ
· Chính sách quản lý về VSATTP nên khó tiêu thụ cá;
· Chính sách quản lý diện tích nuôi cá tra, không cho tăng diện tích nuôi một
cách tùy ý;
· Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu;
· Đăng ký cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình nuôi cá sạch hao tốn
nhiều chi phí và thời gian;
· Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh
sách vàng.
4.4 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI
4.4.1 Xác định tầm nhìn
Dựa vào phân tích chuỗi giá trị hiện tại và phân tích SWOT tầm nhìn của chiến lược
nâng cấp chuỗi là “Phát triển thị trường cá bền vững với chất lượng cao hơn và
giá cạnh tranh”.
4.4.2 Chọn chiến lược nâng cấp
Chiến lược nâng cấp được chọn là “Chiến lược kết hợp giữa giảm chi phí và cải
tiến chất lượng”. Sơ đồ 4.2 dưới đây. Chiến lược này tập trung vào việc tăng đầu ra
với số lượng và chất lượng tốt hơn, giảm chi phí chuỗi và tăng lợi thế cạnh tranh. Các
lợi ích cho toàn chuỗi nói chung và cho người nuôi cá nói riêng như sau:
· Tăng thêm việc làm và việc làm mới nhờ thị trường tăng trưởng
· Đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
· Đầu tư các chương trình nâng cao chất lượng cá nuôi
· Phát triển thị trường cá chất lượng cao với giá ổn định
· Đạt được hiệu quả trong quản lý và công nghệ dẫn đến giảm giá thành và sản
xuất với qui mô lớn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
70
Sơ đồ 4.2: Chiến lược giảm chi phí chuỗi và nâng cao chất lượng
4.4.3 Các giải pháp hành động thực hiện nâng cấp chuỗi
Các giải pháp liên hoàn để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong chuỗi
từ "ao nuôi đến bàn ăn" nhằm khắc phục các mối nguy cũng như giảm tối đa các rủi
ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ cá tra xuất khẩu, đặc biệt
là hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như
phát triển bền vững ngành cá. Để đạt được những yêu cầu trên, điều đầu tiên là cần có
một hội thảo do tỉnh tổ chức bao gồm tất cả các tác nhân trong chuỗi và nhà hỗ
trợ/thúc đẩy chuỗi để thảo luận, hiểu rõ và quyết tâm thực hiện tốt các vấn đề sau
đây.
4.4.3.1 Khâu sản xuất giống
Cần chú ý nâng cao chất lượng giống, nhưng trước hết là cá giống phải đạt được tiêu
chuẩn khỏe, sạch bệnh. Trong quá trình sản xuất giống không được dùng hoá chất
kháng sinh quá ngưỡng cho phép. Đặc biệt là không được sử dụng thuốc kích dục hay
các loại hoá chất kháng sinh bị cấm sử dụng, vì đây chính là những nguyên nhân làm
chất lượng cá giống thấp và không đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình nuôi do
Đầu vào
Sản xuất
Chế biến
Thương mại
Người
cung
cấp
đầu
vào
Người
nuôi
Công
ty chế
biến
Bán sỉ
Bán lẻ
Xuất
khẩu
-Thị trường
tăng trưởng
-Giá ổn định
-Chất lượng
cao
Số lượng
Người
tiêu
dùng
Thu nhập
Lao động
Quản lý và công nghệ
à Giảm giá thành đơn vị
à Số lượng lớn hơn
à Chất lượng cao hơn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
71
số lượng hao hụt rất lớn, thậm chí có những ao nuôi sử dụng loại giống cá có chất
lượng kém bị mất trắng. Để khắc phục tình hình này cần:
· Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư thêm
các trại sản xuất cá giống có chất lượng cao. Các DNCB cá xuất khẩu nên nghiên
cứu đầu tư vào lĩnh vực này, cùng với việc đầu tư vùng nuôi cá thương phẩm, làm
nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến.
· Nghiên cứu để bảo tồn, nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh để cung cấp cho
các trại giống. Nếu có thể nên chú ý phát triển, lưu giữ đàn cá giống gốc ông bà.
Đầu tư cho nhiệm vụ này cần giao cho Viện nghiên cứu NTTS thực hiện, có sự hỗ
trợ vốn của nhà nước và mời các Cty chế biến XK cá tham gia đầu tư vốn thực
hiện.
· Nghiên cứu để lai tạo, hoặc đánh bắt trong tự nhiên đàn cá bố mẹ có chất lượng
tốt, đặc biệt là cá thịt trắng, nuôi chóng lớn để nuôi dưỡng, bảo tồn và cung cấp
cho các trại giống sinh sản nhân tạo giống cá có chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Việc này rất cần có sự tham gia của các Viện nghiên cứu thủy sản nước ngọt trong
ngành, nhất là các đơn vị, cơ quan ở phía Nam. Các GĐ DN cần tham gia liên kết,
hỗ trợ, kí hợp đồng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của các
Viện/Trường để thụ hưởng, ứng dụng các kết quả nghiên cứu này trong quá trình
sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của mình.
4.4.3.2 Qui hoạch vùng nuôi an toàn
Song song với việc tổ chức sản xuất giống thật tốt, đảm bảo có đàn giống khoẻ, sạch
bệnh thì cần phải có qui hoạch vùng nuôi cá để đảm bảo môi trường và tránh hiện
tượng phát triển tự phát, theo phong trào không kiểm soát được. Đây chính là nguyên
nhân của sự phát triển thiếu bền vững.
· Tổ chức điều tra rà soát qui hoạch đã có và hiện trạng nuôi cá hiện nay của địa
phương, căn cứ vào tình hình môi trường, điều kiện về đất đai, diện tích mặt nước,
điều kiện nuôi cá sạch và an toàn, qui chế quản lý vùng nuôi cá để tiến hành thực
hiện qui hoạch.
· Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá nuôi cần phải căn cứ vào các qui luật của kinh
tế thị trường - nhất là qui luật cung cầu, qui luật giá trị để tính toán cân đối trong
quá trình qui hoạch, nhằm tạo điều kiện cho qui hoạch có tính khả thi cao, không
để xảy ra tình trạng qui hoạch treo, qui hoạch trên giấy, không khả thi, không đưa
được vào cuộc sống. Việc qui hoạch này cần hoàn thành sớm để ngăn chặn tình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
72
trạng phát triển quá nóng như hiện nay, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường rất
cao và đồng thời có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về thị trường
tiêu thụ cũng như có nguy cơ thua lỗ nặng của một số DN chế biến cá nhỏ và vừa.
· Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến và ATVSTP, trong đó ưu tiên áp dụng các giải
pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nuôi giúp cá chóng lớn, kích cỡ đồng đều,
thịt trắng. Hiện nay đã có chế phẩm sinh học để xử lý nước trong quá trình nuôi cá
rất có hiệu quả, có thể vừa làm sạch môi trường nước vừa làm cho cá nuôi có thịt
trắng. Chế phẩm này đã được Viên nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thử nghiệm
thành công để sử dụng trong nuôi cá đạt kết quả rất tốt.
4.4.3.3 Nhà máy chế biến cá xuất khẩu
· Điều tra, thống kê lại các nhà máy hiện có đang hoạt động chế biến cá xuất khẩu
để có qui hoạch xây dựng hệ thống nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phù hợp của
tỉnh trong tình hình mới.
· Cục chế biến thương mại Nông Lâm Thủy sản cần có văn bản hướng dẫn cho các
địa phương thực hiện qui hoạch. Cục cũng cần tiến hành khẩn trương việc qui
hoạch tổng thể hệ thống nhà máy chế biến cá nói riêng và thủy sản nói chung cho
toàn ngành, nhưng ưu tiên thực hiện cho nhà máy chế biến cá trước tiên. Điều kiện
tiêu chuẩn để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phải được qui định
rõ ràng để các chủ đầu tư và các địa phương có cơ sở thực hiện. Điều kiện tiêu
chuẩn này phải được thống nhất với các cơ quan liên quan, nhưng chủ yếu là Cục
NAFIQUAVED, Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ và Hiệp hội VASEP, vì đây là
các tổ chức đại diện cộng đồng chế biến cá. Tiêu chuẩn xây dựng các nhà máy
CBTS, đặc biệt là CB cá XK cần căn cứ vào tiêu chuẩn HACCP để quy định
hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các Cty tư vấn lập dự án khả thi và Cty tư vấn lập
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cũng như cung cấp cho các địa phương phê duyệt
các dự án đầu tư đảm bảo chế biến các mặt hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn chất
lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương.
4.4.3.4 Tổ chức các Liên hiệp sản xuất cá sạch, ATVSTP
Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu và tập thể
hoặc cá nhân nuôi cá. Khi thực hiện nội dung này cần tham khảo mô hình Liên hiệp
sản xuất cá sạch của Agifish An Giang (APPU), vì đây là tổ chức điển hình trong lĩnh
vực này đã có những thành công tốt trong việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và
người chế biến. Trong qui hoạch xây dựng vùng nuôi cũng như tiêu chí thẩm định,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
73
phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá xuất khẩu cũng cần nêu một
cách cụ thể, đầy đủ chủ trương này.
Sơ đồ 4.3: Mô hình Liên hợp sản xuất cá sạch AGIFISH An Giang
Về qui trình kỹ thuật nuôi cá cần tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà khoa học trong
ngành thủy sản, chủ yếu là của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II. Đặc biệt
là nên có sự hợp tác chặt chẽ giữa DN và nhà khoa học với nhau để gây dựng và tạo
đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh (nghiên cứu để mua từ các tàu đánh bắt từ Biển hồ -
Campuchia hoặc ở các dòng sông lớn vùng ĐBSCL). Sản xuất đủ lượng giống chất
lượng tốt, đảm bảo sạch bệnh và cung cấp ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề
nuôi cá một cách hiệu quả, bền vững cho toàn vùng ĐBSCL và cho cả nước. Các DN
chế biến xuất khẩu cá cần đầu tư/tài trợ để giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu
những đề tài KH cần thiết phục vụ cho phát triển nghề nuôi cũng như chế biến cá tra
XK. Việc này có thể thực hiện theo đơn đặt hàng của các DNCB theo hình thức hợp
đồng trọn gói. Khả năng hợp tác này sẽ rất to lớn và hiệu quả, nếu được đồng tình
hưởng ứng của các GĐ và các nhà KH trong ngành chắc chắn sẽ tạo được sự phát
triển mạnh mẽ hơn đối với ngành hàng cá XK, đồng thời làm cho khách hàng nước
ngoài sẽ tin tưởng cao hơn vào chất lượng cá xuất khẩu (XK) của VN.
HĐ 1
HĐ 2
HỘ NUÔI CÁ
AGIFISH
NGÂN
HÀNG CTY THỨC ĂN CTY THUỐC TT GIỐNG
APPU
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
74
4.4.3.5 Tổ chức nhóm liên kết trong cộng đồng các DNCB cá XK
Điều này rất quan trọng trong hội nhập, đây là cơ sở để thành lập các tập đoàn thủy
sản lớn sau này. Mục tiêu của việc tổ chức này là xây dựng 3 tăng và 3 giảm.
· Ba tăng là: - Tăng cường phối hợp hành động trong sản xuất - kinh doanh
- Tăng uy tín chất lượng và hiệu quả kinh tế (tăng lợi nhuận)
- Tăng sức cạnh tranh với nước ngoài.
· Ba giảm là: - Giảm cạnh tranh nội bộ
- Giảm rủi ro
- Giảm giá thành/chi phí sản xuất.
Thành phần tham gia vào các tập đoàn hoặc nhóm liên kết nên có Ngân hàng hoặc các
tổ chức tài chính (kể cả trong và ngoài nước) tham gia với tư cách là thành viên. Vì
đây là những nguồn đầu tư mạnh có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và thế
giới, họ sẽ hỗ trợ các Tập đoàn trong quá trình hoạt động và phát triển một cách bền
vững và có trách nhiệm vì bao gồm cả lợi ích của các tổ chức tài chính này.
4.4.3.6 Tài chính
Cần nghiên cứu để tạo nguồn tài chính đủ phục vụ cung ứng vốn cho cộng đồng
DNCB cá xuất khẩu hoạt động theo hai hướng:
(1) Mời Ngân hàng tham gia vào các nhóm liên kết nuôi trồng, chế biến cá xuất khẩu
(2) Tự thân cộng đồng DN đứng ra tổ chức Cty Tài chính/Ngân hàng của riêng mình
theo luật pháp qui định/cho phép.
4.4.3.7 Thị trường
Cần củng cố và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Chú ý tập trung giải quyết thật tốt
các vướng mắc của thị trường Mỹ, đồng thời mở rộng các thị trường mới ở Trung
Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Riêng Châu Á cần chú trọng thị trường Nhật với loại cá
thịt trắng chất lượng cao. Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia cũng là thị
trường tốt, có tiềm năng. Đối với thị trường Mỹ cần thực hiện tốt qui trình nuôi và chế
biến cá, bảo đảm tính minh bạch để có thể xuất khẩu cá vào Mỹ với mức thuế thấp
nhất.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
75
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
- An Giang có được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, đồng bằng...),
về con người biết vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực
tiễn nên năng suất, sản lượng nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Với diện tích và
lồng bè nuôi lớn nhất và chi phí sản xuất thấp nhất ĐBSCL. Sản xuất cá tra đã dần
chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và đang từng bước trở thành
một ngành sản xuất chính (trong tương lai sẽ phát triển thành qui mô công nghiệp),
thu hút nhiều lao động của tỉnh (đã tạo công ăn việc làm cho 17.500 người/năm 2007
tăng gần 3 lần so với năm 2005). Sản lượng chế biến xuất khẩu chiếm 77,6%, tiêu
dùng nội địa chiếm 22,4%. Hiên nay cá tra có mức giá thấp hơn các loại cá khác nên
có lợi thế cạnh tranh với các loại cá khác trong thị trường nội địa. Qua đó cho thấy
tiềm năng phát triển ngành hàng cá tra còn rất lớn. Tuy nhiên, còn một số khó khăn
hạn chế như sau: Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng những năm qua chủ yếu theo
chiều rộng, Kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, thiếu tính ổn định, bền vững. Các biểu hiện trong kết quả nghiên
cứu cho thấy phổ biến ở các tác nhân là thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cho sản
xuất và tiêu thụ, giá cả không ổn định chi phí đầu vào thường tăng cao (giá thành 1kg
cá tăng 42% so với năm 2006), giá đầu ra bấp bênh… Nếu xét trong toàn chuỗi thì
người sản xuất giống và người nuôi cá thương phẩm còn đối mặt với rất nhiều rủi ro,
thua lỗ. Trong sản xuất đầu vào chất lượng con giống chưa bảo đảm, thiếu kiểm tra.
Bên cạnh thời tiết thay đổi bất thường, công tác quản lý vệ sinh môi trường, chất
lượng và VSATTP chưa tốt, cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư thủy lợi phục vụ thủy sản
còn hạn chế làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe
đời sống con người và làm cho cá dễ bị dịch bệnh cần phải quan tâm giải quyết.
- Các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa chú trọng đến thị trường nội địa. Sản
phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra có thịt màu vàng được nuôi nhỏ lẻ tự phát do các hộ gia
đình đem bán ở chợ dạng tươi sống. Hoặc cá tra nguyên liệu đưa vào các công ty chế
biến không đạt yêu cầu cho xuất khẩu (kích cỡ, màu sắc…) và các phụ phẩm (đầu cá
tra) được cung cấp ra thị trường nội địa. Một phần cá tra chế biến đông lạnh có bày
bán ở hệ thống siêu thị bán lẻ trên toàn quốc. Trong chuỗi giá trị hiện tại ở An Giang
có 3 kênh thị trường:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
76
Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa
Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻ à Người tiêu dùng nội địa
Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu & Tiêu dùng nội địa
Đối với kênh phân phối 1 và 2, cá tra được phân phối chỉ tiêu dùng nội địa chiếm
13,8% (Kênh 1: 4,6%; Kênh 2: 9,2%) qua 2 tác nhân trung gian nên chi phí gia tăng ở
nhiều khâu và lợi nhuận của người sản xuất cá tra trung bình 1 kg cá thấp hơn chỉ đạt
62% so với kênh 3 và Kênh 3 là kênh có lợi cho cả người nuôi và công ty chế biến.
Tuy nhiên lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong
chuỗi chủ yếu tập trung cho công ty chế biến. Mặc dù công ty chế biến thu hút rất
nhiều lao động của xã hội nhưng mức lương lao động trực tiếp còn thấp so với các loại
lao động khác trong công ty. Trong các tác nhân của chuỗi thì người nuôi còn đối mặt
với rất nhiều rủi ro. Với tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập chưa hợp lý giữa các tác nhân
như trên cho thấy tính kém bền vững của chuỗi.
- An Giang nuôi cá tra có lợi thế nhất so với các tỉnh ĐBSCL về tài nguyên thiên
nhiên, kinh nghiệm sản xuất. Diện tích sản lượng hàng hóa lớn, chi phí sản xuất thấp,
tiềm năng phát triển sản xuất còn rất lớn. Tỉnh đang đầu tư mới thêm 7 công ty chế
biến thủy sản tạo cơ hội để người sản xuất cá tra có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Bước
đầu hình thành mối liên kết giữa người sản xuất cá tra giống và người nuôi cá tra
thương phẩm; Liên kết người nuôi cá tra thương phẩm và các công ty chế biến… thuế
suất xuất khẩu bằng 0 tạo điều kiện cạnh tranh về giá với thủy sản của các nước khác,
thương hiệu cá tra Việt Nam đã tạo chỗ đứng cho sản phẩm giá trị gia tăng từ cá trên
thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã phát sinh những bất cập như tình trạng ô nhiễm
môi trường, sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ; Khả năng kiểm
soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh, rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ làm
tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm; Nguy cơ tụt hậu của các nước đi sau. Việt Nam
gia nhập AFTA, WTO thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng như tỉnh An Giang
sẽ phải chịu sự cạnh tranh giữa các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Trung
Quốc, Ấn Độ, Đài Loan...Luật lệ buôn bán của các nước vẫn còn phức tạp, đó là
những thách thức không nhỏ với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
- Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra và tăng lợi nhuận chuỗi cũng như tăng
sức cạnh tranh sản phẩm cá trên thị trường cần có chiến lược nâng cấp chuỗi – Chiến
lược kết hợp giảm chi phí và cải tiến chất lượng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
77
5.2 ĐỀ NGHỊ
Kết quả nghiên cứu phân tích của đề tài còn mang tính lý thuyết, để áp dụng vào thực
tế có hiệu quả đề nghị Nhà nước, các ngành chức năng chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng
chương trình hành động thực hiện nâng cấp chuỗi với chiến lược giảm chi phí và cải
tiến chất lượng. Cần thực hiện đồng bộ và đặc biệt quan tâm các vấn đề sau :
- Đầu tư nghiên cứu, áp dụng Khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học
vào khâu sản xuất giống, phổ biến áp dụng kỹ thuật nuôi và công nghệ chế biến tiên
tiến đảm bảo không tác động xấu đến môi trường.
- Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước nhất là công tác bảo vệ môi trường
nước đồng thời với việc quy hoạch quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm ngặt.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm các tác nhân trong chuỗi
Ø Nhà nước: Phát triển khung thể chế pháp lý phù hợp
Ø Nông dân: Quản lý chất lượng tốt hơn ở trại nuôi
Ø Nhà cung cấp dịch vụ đầu vào: Bảo đảm chất lượng
Ø Nhà cung cấp thuốc TYTS: Cung cấp thông tin chính xác và sử dụng hiệu
quả
Ø Nhà chế biến/xuất khẩu: Liên kết với nông dân qua hợp đồng tiêu thụ, cung
cấp thông tin thị trường đồng thời mở rộng phát triển thị trường.
Tóm lại, ngành nuôi cá tra đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự
hợp tác, liên kết cộng đồng cần phải được đề cao hơn lúc nào hết. Cần tập trung giải
quyết các vấn đề còn tồn tại hạn chế trong nước từ khâu sản xuất cá giống, cá nguyên
liệu cho đến khâu chế biến, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm nhằm giảm chi phí,
nâng cao thu nhập chuỗi cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì tính cạnh tranh
và bền vững của ngành hàng cá rất quan trọng này của Đồng bằng sông cửu long.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2006
Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu thị trường và tín dụng trong nghề cá Việt Nam" năm 2002 tại Hà
Nội. (Cập nhật: 2/4/2006).
Lưu Thanh Đức Hải và Võ Thị Thanh Lộc (2000), Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh,
NXB Thống kê.
Nguyễn Thị Kim Hà (2007), Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cá da trơn ở ĐBSCL (luận văn thạc sĩ
kinh tế-Trường Đại học Cần Thơ).
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm
2008, Kế hoạch sản xuất 2009
Sở Thủy sản An Giang (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngành thủy sản năm 2007, kế hoạch phát triển
ngành thủy sản năm 2008
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo sơ kết chương trình Phát triển nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2000- 2005 và Kế hoạch đến năm 2010
Tiếng Anh
Kaplinsky, R., and M. Morris (2000) A Handbook for Value Chain Research, The Institute of
Development Studies.
PingSun L. (1999), Final report of the fish marketing study in Tien Giang province.
Porter, E. M. (1985), Competitive advantage: creating and sustaining superior performance, the Free Press, New
York
Sinh, L.X. et al (2005) Management and development of aquatic resources in freshwater wetland areas of
the Mekong Delta of Vietnam: Can we adjust to a new situation? Proceedings of the National
Workshop on Environmental Economics and Evaluation of the wetlands, Vietnamese Association of
Environmental Economics, Hanoi, 4-6 May 2004, p.76-97 (Vietnamese).
Sinh L. X. et al (1997), Marketing freshwater fish seed in the Mekong River Delta, Vietnam, WES
Aquaculture Project, Cantho University.
Sinh L. X. et al (1997), Marketing fresh-water table fish in the central area of the Mekong River Delta,
Vietnam, WES-Aquaculture Project, Cantho University.
Dai, T.V and Thuan, L.T (2005), Market structure and marketing channel analysis: the case of Pangasius
in the Mekong River Delta – Vietnam, NPT programme (B3), Vietnam – The Netherlands.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
79
PHỤ LỤC
DANH SÁCH ĐÁP VIÊN
1. Danh sách đáp viên là Trại cá giống
STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại
1 Sang AG 076 891280
2 Dữ AG
3 Trần Đức Trường AG 0918 612405
4 Ngyễn Thanh Sang Châu Phú - AG 0906 900419
5 Trần Ngọc Hà AG
6 Bùi Văn Mướt AG 0986 664803
7 Nguyễn Văn Cư Châu Phú - AG 076 679354
8 Phạm Quốc Hữu Châu Phú - AG 0949 496204
9 Vĩnh AG 0976 632629
10 Sĩ AG 0983 736347
2. Danh sách đáp viên là người nuôi cá tra
STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại
1 Nguyễn Văn Ơn Châu Thành - AG 0168 9003347
2 Hoàng Văn Thuộc Châu Thành - AG
3 Lê Huy Cường Châu Phú - AG 0918 268005
4 Lữ Văn Út Em Châu Phú - AG 0916 177626
5 Nguyễn Thanh Bình Châu Phú - AG 076 230823
6 Phạm Ngọc Dũng Châu Phú - AG 076 686863
7 Bùi Văn Tần Châu Phú - AG 0916 194989
8 Phạm Thị Vén Châu Thành - AG 0168 719724
9 Trương Tiến Sĩ Châu Thành - AG 0913 152742
10 Trần Văn Đấu Châu Thành - AG
11 Lê văn Nhẹn Châu Phú - AG 0909 092422
12 Thái Châu Thành - AG 0919 848904
13 Dương Minh Quyền Châu Thành - AG 0918 989819
14 Cao Thanh Hương Châu Phú - AG 076 214772 / 0973590133
15 Võ Tuấn Hải Châu Phú - AG 076 686008 / 0919216905
16 Nguyễn Văn Nện Châu Phú - AG 0917 187313
17 Huỳnh Văn Hộ Châu Phú - AG 076 688434
18 Nguyễn Bảo Toàn Châu Phú - AG 0912 916042
19 Lương Từ Sơn Châu Phú - AG 0939 285438
20 Lê Hải Nam Châu Thành - AG 0908 999777
21 Nguyễn Văn Chiến Châu Phú - AG 076 686253 / 0915428876
22 Nguyễn Văn Để Châu Thành - AG
23 Trần Thị Nùng Châu Phú - AG 0916 719669
24 Lê Văn Công Châu Phú - AG 0919 949166
25 Lê Thanh Tùng Châu Thành - AG 076 836300 / 0932992997
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
80
26 Phan Văn Tùng Châu Thành - AG 0939 460135
27 Trương Văn Khởi Châu Thành - AG 0983 944470
28 Lê Hồng Ngọc Châu Thành - AG 076 650009
29 Hiếu Châu Thành - AG
30 Nguyễn Văn Hom Châu Thành - AG 076 661087
3. Danh sách đáp viên là Thương lái cá Tra
STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại
1 Nguyễn Thị Diệu Châu Thành - AG
2 Trần Thị Mun Châu Thành - AG 0122 2175250
3 Nguyễn Văn Chúng Châu Thành - AG 076 500122
4 Tô Thị Thuỷ AG 0982 321175
5 Đỗ Thị Dàm AG
6 Nguyễn Thị Việt Hoa AG
7 Đặng Thị Hồng AG
8 Nguyễn Thị Bé Nàn AG
9 Trần Thị Nga AG
4. Danh sách đáp viên là người tiêu dùng
STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại
1 Võ Văn Nết AG
2 Nguyễn Thị Phỉ AG
3 Lê Thị Kim Thơi AG
4 Trần Thị Bưng AG
5 Đoàn Thị Xê AG
6 Huỳnh Thị Nhừ AG
7 Đào Thị Nhang AG
8 Nguyễn Thị Trum AG
9 Nguyễn Thị Hai AG
10 Hồ Thị Kẻ AG
11 Phạm Thị Hường AG
12 Trịnh Thị Tím AG
13 Nguyễn Văn Hào AG
14 Thu AG
15 Trần Văn Dân AG
16 Dương Thị Phụng AG
17 Nguyễn Thị Thanh Thuý AG
18 Nguyễn Văn Lượm AG
19 Mai Thị Nương AG
20 Trương Thị Mát AG
21 Nguyễn Thị Thuỷ AG
22 Huỳnh Thị Bông AG
23 Đòan Vũ Đông AG
24 Trần Văn Dứt AG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
81
25 Tống Thị Phiếu AG
26 Nguyễn Kim Nghị AG
27 Tô Thị Kim Yến AG
28 Nguyễn Thị Nhanh AG
29 Nguyễn Thị Chớn AG
30 Nguyễn Thị Tiến AG
31 Trần Văn Sang AG
32 Phạm Thị Út AG
33 Lê Kim Lý AG
34 Phạm Thị Nhanh AG
35 Phan Thị Giang AG
36 Nguyễn Thị Hằng AG
37 Huỳnh Thị Bé Tám AG
38 Nguyễn Thị Lệ Em AG
39 Võ Thị Ngọc Diệp AG
40 Lê Thị Nguyên Hồng AG
41 Lê Thị Tẽn AG
42 Trần Thị Tuyết Trinh AG
43 Nguyễn Kim Liên AG
44 Lê Thị Bồng AG
45 Lý Mỹ Duyên AG
46 Trần Thị Mai Lan AG
47 Nguyễn Kim Loan AG
48 Phan Thị Ngữ AG
49 Phạm Vĩnh Thạo AG
50 Nguyễn Thị Kim Hương AG
51 Châu Thị Hận AG
52 Trương Hoa Ngọc AG
53 Lý Thị Hoàng Anh AG
54 Trần Khánh Hiền AG
55 Đặng Thị Hà AG
56 Ngô Thị Nguyệt AG
57 Nguyễn Thị Thu Hằng AG
58 Trinh AG
59 Kim Oanh AG
60 Nguyễn Thị Cẩm Hường AG
61 Tuyết Mai AG
62 Liễu AG
63 Nguyễn Thị Huệ AG
64 Huỳnh Kim Loan AG
65 Nguyễn Thị Mỹ AG
66 Phan Văn Tuấn AG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
82
67 Đào Kim Hà AG
68 Nguyễn Thị Bạch Tuyêt AG
69 Phạm Thị Vân AG
70 Phạm Thị Thu Hoa AG
71 Nguyễn Thị Thanh Kim AG
5. Danh sách phỏng vấn KIP –
facilitators/supporters
STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại
1 Huỳnh Văn Chúc Tân Châu - AG 076 532180
2 Lê Trần Minh Hiếu Châu Phú - AG 076688220/09190994006
3 Lê Ngọc Quỳnh Châu Thành - AG 076 650567 /0918717820
4 Huỳnh Thị Khắc Hạnh Châu Phú - AG 076 688220 /0918655598
5 Trang Trường Nhã Tân Châu - AG 076 532 180/0918353534
6 Dương Tấn Lực An Phú - AG 076 511797 /0974558292
7 Đỗ Văn Tài An Phú - AG 076 510407 /0918752361
8 Lâm Trí Hùng Châu Thành - AG 076 836270 /0958152199
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang.PDF