Phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp

Phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp (có nêu ví dụ minh hoạ) Mọi ngành luật đều có một đối tượng điều chỉnh riêng, phù hợp với đặc điểm của từng ngành luật. Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh xuất phát từ sự khác nhau về chức năng của các ngành luật. Cũng như các ngành luật khác, đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp Việt Nam là những quan hệ xã hội, tức là những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người. Ngành luật hiến pháp tác động đến những quan hệ xã hội đó nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, phù hợp với ý chí của nhà nước. Mỗi ngành luật có một phạm vi đối tượng điều chỉnh riêng. Phạm vi đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT HIẾN PHÁP TUẦN SỐ 1 Đề tài: Phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp (có nêu ví dụ minh hoạ) Sinh viên: NGUYỄN LÂM SƠN Lớp: KT32B. Mã số SV: KT32B016 Hà Nôi: 08/09/2009 Phân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp (có nêu ví dụ minh hoạ) * * * Mọi ngành luật đều có một đối tượng điều chỉnh riêng, phù hợp với đặc điểm của từng ngành luật. Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh xuất phát từ sự khác nhau về chức năng của các ngành luật. Cũng như các ngành luật khác, đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp Việt Nam là những quan hệ xã hội, tức là những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người. Ngành luật hiến pháp tác động đến những quan hệ xã hội đó nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, phù hợp với ý chí của nhà nước. Mỗi ngành luật có một phạm vi đối tượng điều chỉnh riêng. Phạm vi đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. Từ đây ta có thể thấy đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp có hai đặc điểm nổi bật là: + Thứ nhất: Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có nghĩa là phạm vi điều chỉnh của nó rất rộng lớn. + Thứ hai: Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất có nghĩa là Luật Hiến Pháp không điều chỉnh tất cả các quan hệ trong lĩnh vực đó mà chỉ điều chỉnh những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực đó. Vậy thì những quan hệ xã hội như thế nào được gọi là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất? Quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất đó chính là những quan hệ xã hội nền tảng cho sự hình thành và thay đổi những quan hệ khác trong cùng lĩnh vực. Luật hiến pháp có đối tượng điều rất rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà nước. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội. Ngược lại, luật hiến pháp chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội, có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là những quan hệ giữa công dân, xã hội với nhà nước và quan hệ cơ bản xác định chế độ nhà nước.( trang 8 giáo trình luật hiến pháp Việt Nam - trương ĐH Luật Hà Nội) Một số ví dụ để chứng minh cho hai đặc điểm về đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp như đã phân tích ở trên Ví dụ như trong lĩnh vực kinh tế, luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội sau: các quan hệ xác định loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước đối với nên kinh tế. Trong lĩnh vực chính trị cũng vậy luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa nhà nước với Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận; các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, chính sách đối ngoại của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Những quan hệ xã hội này là cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và nhà nước, luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côn dân. Hay như trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Qua sự phân tích và những vĩ dụ đã chứng minh ở trên ta thấy đôi tượng điều chỉnh của luật hiến pháp nổi lên hai đặc điểm là luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất; phạm vi điều chỉnh bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là hai đặc điểm đặc thù để phân biệt luật hiến pháp với các luật chuyên ngành khác, chính vì xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của nó mà người ta con gọi luật hiến pháp là đạo luật gốc mà các quy phạm pháp luật chuyên ngành khác khi ban hành phai dựa trên luật hiến pháp tức là không được trái với những quy định của luật hiến pháp./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Truờng Đại học Luật Hà Nội, Gíáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. - Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb. ĐHQG Hà Nội,2005. - Hiến pháp Việt Nam - Mạng Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp (có nêu ví dụ minh hoạ).doc