Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc

LỜI MỞ ĐẦU Trung Quốc là một nước lớn, có nền văn minh phát triển sớm và thường xuyên chinh phục, bành trướng đồng hóa các dân tộc, quốc gia lân cận. Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước phương Đông như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật, so với luật pháp trung cổ phương Đông, luật pháp Trung Quốc tương đối phát triển và đã trở thành cơ sở cho nhiều bộ luật của các quốc gia khác trong cùng thời kì. Ngay từ những buổi đầu thành lập, Nhà nước Trung Hoa đã xây dựng hệ thống pháp luật cho riêng mình. Tuy nhiên, pháp luật Trung Hoa nguyên thủy hầu như không để lại dấu ấn trong hệ thống lịch sử pháp luật Trung Quốc. Nhưng đến thời kì phong kiến thì pháp luật Trung Quốc lại có những nét độc đáo riêng biệt. Nghiên cứu về những đặc trưng của pháp luật phong kiến Trung Quốc không chỉ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về một trong những nét văn hóa độc đáo của người Trung Hoa mà qua đó còn có được những nhận thức đúng đắn về tầm ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc đến nhiều nước trong khu vực. Bởi vậy, trong bài tiểu luận lần này, em xin phép được thực hiện đề tài: “Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc”. Vì đây là một vấn đề mang phạm vi rộng, em đã cố gắng đi sâu nghiên cứu nhưng do kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trung Quốc là một nước lớn, có nền văn minh phát triển sớm và thường xuyên chinh phục, bành trướng đồng hóa các dân tộc, quốc gia lân cận. Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước phương Đông như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật, so với luật pháp trung cổ phương Đông, luật pháp Trung Quốc tương đối phát triển và đã trở thành cơ sở cho nhiều bộ luật của các quốc gia khác trong cùng thời kì. Ngay từ những buổi đầu thành lập, Nhà nước Trung Hoa đã xây dựng hệ thống pháp luật cho riêng mình. Tuy nhiên, pháp luật Trung Hoa nguyên thủy hầu như không để lại dấu ấn trong hệ thống lịch sử pháp luật Trung Quốc. Nhưng đến thời kì phong kiến thì pháp luật Trung Quốc lại có những nét độc đáo riêng biệt. Nghiên cứu về những đặc trưng của pháp luật phong kiến Trung Quốc không chỉ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về một trong những nét văn hóa độc đáo của người Trung Hoa mà qua đó còn có được những nhận thức đúng đắn về tầm ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc đến nhiều nước trong khu vực. Bởi vậy, trong bài tiểu luận lần này, em xin phép được thực hiện đề tài: “Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc”. Vì đây là một vấn đề mang phạm vi rộng, em đã cố gắng đi sâu nghiên cứu nhưng do kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG Cơ sở hình thành và phát triển cũng như các loại nguồn cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc Cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật phong kiến Trung Quốc Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Sự hình thành và phát triển của nhà nước gắn với sự hình thành và phát triển của pháp luật. Do đó, cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật cũng dựa trên cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước: Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu ruộng đất đóng vai trò chủ đạo và sự tồn tại của công xã nông thôn tạo nên cơ sở vật chất của nhà nước quân chủ chuyên chế. Cơ sở chính trị - xã hội: giai cấp địa chủ phong kiến hầu hết là trung và đại địa chủ - đây là giai cấp thống trị trong xã hội. Cơ sở tư tưởng: là học thuyết chính trị nho giáo. Các loại nguồn cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc Luật pháp phong kiến Trung Quốc có 5 nguồn chủ yếu: Lệnh: Chiếu chỉ của hoàng đế ban ra. Luật: Qui định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thương nghiệp. Cách: những cách thức làm việc của quan chức nhà nước. Thức: thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử,... Lệ: án lệ. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc Pháp luật phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa Lễ và Hình Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung, trọng tâm của Nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và củng cố tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua – tôi, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ chồng – vợ. Đó là trật tự của xã hội phong kiến. Hình là hình phạt hay nói rộng ra là pháp luật. Từ thời Tây Chu, lễ dần dần trở thành một thể chế chính trị, hỗ trợ cho hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị- phù hợp với tình hình xã hội nên việc áp dung lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt trong triều đại nhà Tần, Tần thủy Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kì này rất mờ nhạt. Từ nhà Hán trở đi, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng nho giáo để quản lí nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ - nội dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với hình luật để chủ trương xây dựng và thực thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp dụng các nguyên tắc: Đức chủ hình dụ Lễ pháp tịnh dụng            Nhà nước phong kiến Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương ngũ thường”của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lí của đạo nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội (thập ác). Trong đó các tội trái với đạo hiếu có 6 tội (ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn). Các tội bất trung với hoàng đế phong kiến có 4 tội (mưu phản quốc, mưu đại nghịch, mưu phản loạn, đại bất kính).Trong quan hệ hôn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là theo luật pháp quy định, người chồng có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm một trong 7 điều sơ suất (thất suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ chồng, miệng lưỡi nói năng lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luât pháp từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ”. Hay nói cách khác luật pháp luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của đẳng cấp của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến           Tuy nhiên, việc dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Xuất hiện hiện tượng “tội đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lí luận khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác nhau). Các quan lại tùy tiện trong cách xét xử, có điều kiện phát sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng thư chủ trương dùng sách “Xuân thu” của Khổng tử để làm cơ sở cho việc xử án. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, giữa qui phạm pháp luật với qui phạm đạo đức Trong xã hôi phong kiến Trung Quốc, tồn tại hai quan điểm đối lập nhau đó là: Quan điểm của Pháp gia và quan điểm của Nho gia. Hai quan điểm này như hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. Từ đó đặt ra câu hỏi nên dùng pháp luật mà trừng trị? Hay nên dùng đạo đức mà giáo dục? Quan điểm của hai trường phái này được thể hiện tương ứng qua hai học thuyết pháp trị và đức trị. Học thuyết pháp trị           Nói về học thuyết này, phải kể đến Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của pháp gia. Ông cho rằng “Pháp”, “Thế”, “Thuật” là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống nhất đó, “Pháp” là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ, “Thế’ là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn “Thuật” là phương pháp, cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương. Trước hết nói về “Pháp”. Hàn Phi Tử cho rằng, nội dung của “Pháp” là thưởng và phạt. Ông gọi đó là hai đòn bầy trong tay vua đề giữ vững chính quyền. Ông chê Thương Ưởng chỉ biết phạt tội mà không biết thưởng công và cho rằng cần phải thực hiện toàn diện cả hai mặt khuyến khích và răn đe thông qua thưởng và phạt. Pháp luật cũng vì thế mà phải rõ ràng, minh bạch, chí công vô tư” không khoan dung người mình yêu, không khắc nghiệt người mình ghét. Tất cả nhằm mục đích thực hiện “Pháp” để cứu loạn cho dân chúng, trừ họa cho thiên hạ. Với nội dung và mục đích như trên, “Pháp” thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định phải trái, tốt xấu và sẽ làm cho nhân tâm, vạn sự đều qui về một mối, đều lấy “Pháp” làm chuẩn. Cùng với “Pháp”, “Thế” là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị. “Thế” trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm quyền mà trước hết là nhà vua. “Thế” còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận nước. Theo Hàn Phi: “nếu không có sự trợ giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”. Để nâng cao thế của nhà vua, pháp gia chủ trương trong nước nhất nhất mọi thứ đều phải tuân theo pháp lệnh của vua kể từ hành vi, lời nói đến tư tưởng. Bên cạnh đó, pháp gia rất chú ý đến “Thuật” trong đường lối pháp trị. “Thuật” là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn...trong việc tuyển người, dùng người, giao việc,...mà nhờ đó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể “trị quốc bình thiên hạ”.        Có thể nói, tư tưởng chủ đạo của pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn “trị quốc bình thiên hạ” được. Học thuyết chính trị của pháp gia đã được Tần Thủy Hoàng ra sức vận dụng, thi hành bằng mọi thủ đoạn và hình phạt tàn ác theo 3 căn cứ: Pháp luật phải triệt đến cùng tội ác và kịp thời trừng trị tội ác khi nó chưa kịp xảy ra. Pháp luật phải được thi hành nghiêm khắc với mọi người, không có riêng ai được ở ngoài vòng pháp luật. Pháp luật phải thay đổi theo diễn biến của thời thế không có pháp luật nào trước sau không đổi. Thời biến chuyển mà pháp luật không biến chuyển thì loạn. Vì vậy mà nhà Tần đã thành công trong việc kết thúc cục diện phân tán cát cứ, thống nhất đất nước Trung Hoa sau những năm dài chiến tranh khốc liệt. Nhưng cũng chính bởi quá đề cao vai trò của pháp trị mà dẫn tới sự sụp đổ của nhà Tần, tạo điều kiện cho việc phục hồi tư tưởng đức trị của Nho giáo. Học thuyết đức trị Theo Khổng Tử, pháp luật chỉ làm người ta sợ mà không dám làm điều ác, khi có thể dấu đươc hành vi phạm tội, khi có thể tránh được sự trừng phạt thì kẻ xấu vẫn làm điều ác. Nếu dùng đức trị mà cai trị dân, khi biến quyền lợi của giai cấp phong kiến thành quyền lợi của dân, thì họ sẽ không vì sợ pháp luật nhưng vì sợ xấu hổ trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt mà không làm điều ác nữa. Thực hành đức trị, giai cấp phong kiến đưa ra những lợi ích, những trật tự xã hội trở thành qui tắc xử sự hàng ngày của moi người, thành nghĩa vụ củ người dân. Do đó, nó là phương tiện lừa bịp của giai cấp thống trị; nó khiến cho kẻ áp bức bóc lột dân lại trở thành ân nhân của người dân. Cũng theo Khổng Tử, đức trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị. Nghĩa là đạo đức sẽ được củng cố bằng những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử trong cuộc sống.           Từ đời Hán trở đi, Đức trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng như trong chính sách cai trị của nhà nước. Vua chúa, với địa vị độc tôn, không thi hành pháp luật một cách nghiệm chỉnh. Đến thời Đường, Đức trị của nho giáo còn được bổ sung thêm thuyêt Nhân trị của phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu nhân độ thế. Sang đời Tống, Minh, sự suy yếu của đạo đức nho giáo được biểu hiên qua sự suy thoái của triều đại, một số học giả khôi phục lại học thuyết pháp trị nhưng không thành. Đến cuối đời Thanh, nho giáo và tư tưởng đức trị cũng bị phê phán kịch liệt. Tóm lại, trong suốt thời kì phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng tồn tại với nhau, tương hỗ nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì nho giáo giữ vị trí thượng tôn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện một cách công khai.            Pháp trị là tư tưởng chủ đạo và thực hành ở thời kì xã hội chiếm hữu nô lệ (cụ thể là thời Xuân Thu - Chiến Quốc) và ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến trung Quốc (nhà Tần). Còn Đức trị (của nho giáo) là tư tưởng chủ đạo được thực hành gần như suốt trong chế độ phong kiến từ Hán đến Thanh. Và đương nhiên trong suốt quá trình đó tư tưởng pháp trị trong một chừng mực nhất định đã được lồng ghép và hòa trộn vào đức trị. Pháp trị hay đức trị đều cùng một bản chất, đó chỉ là những biện pháp cai trị khác nhau, chỉ là sự khác nhau về việc áp dụng pháp luật. Đánh giá chung về tầm ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, pháp luật Trung Quốc thể hiện ở 2 điểm nổi bật: Tư tưởng pháp trị pháp lí nho giáo. Tư tưởng pháp luật kết hợp với cả đức trị và pháp trị.            Chính bởi hai đặc trưng nổi bật trên đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến pháp luật các nước khác, trong đó có thể kể đến Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là luật tùy – Đường. Qua quá trình tiếp thu văn mình Trung Quốc, các nhà làm luật Nhật Bản học hỏi các hình thức pháp luật như chiếu chỉ, đạo dụ của Hoàng đế, luật, lệnh, cách , thức, lệ. Tư tưởng Nho giáo Trung Quốc thấm đượm vào nội dung của luật pháp Nhật Bản. Đó là việc luật pháp hóa các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ theo qui tắc tam cương của Nha giáo. Đó là sự tương hỗ lẫn nhau giữa lễ - hình trong việc định hướng và điều chỉnh các hành vi xử sự của con người trong trật tự xã hội phong kiến. Nói về sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến Trung Quốc, không thể không kể đến Việt Nam. Việt Nam  đã vận dung nhiều hình thức pháp lí và chế định pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp luật phong kiến Việt Nam đã dựa vào và thể chế hóa nội dung cơ bản của đạo nho. Tư tưởng đức trị, lễ nghĩa của nho giáo là sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị từng bước được thẩm thấu vào luật pháp phong kiến Việt Nam, trở thành tư tưởng chủ đạo của các nhà làm luật Việt Nam, nhất là từ thời Lê trở đi. Vua Lê thánh Tông đã đặt ra 24 điều giáo hóa để giữ lấy luân thường đạo lí trong gia đình và thuần phong mĩ tục trong xã hội, thực chất đó là những quy tắc lễ nghĩa của đạo nho. Vua Lê Huyền Tông đã ra một đạo chỉ trong đó có một điều đã tóm tắt tất cả tinh thần của đạo chỉ: “làm người phải lấy tấm gương, ngũ thường làm đường lối mà theo” .Bộ luật Hồng Đức và bộ luật Gia Long thực chất là sự thể chế hóa tư tưởng đức trị và lễ nghĩa của nho giáo, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, giữa lễ và hình. Đó chính là sự tiếp thu những đặc trung cơ của pháp luật phong kiến Trung Quốc. KẾT LUẬN           Lịch sử luôn là sự bí ẩn của muôn đời, tự thân nó đã chứa đựng rất nhiều điều chúng ta chưa biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ. Pháp luật phong kiến Trung Quốc với những đặc trưng của mình có tầm ảnh hưởng quan trong đến xã hội phong kiến Trung Hoa nói chung và luật pháp của các quốc gia khác nói riêng trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu về pháp luật phong kiến Trung Quốc có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trong. Bởi đó chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để xây dựng một đất nước Trung Hoa vững mạnh và hưng thịnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2005. Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội – 2006. Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội – 1997. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Tập I, Nxb. TPHCM – 1991. Nguồn internet. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Cơ sở hình thành và phát triển cũng như các loại nguồn cơ bản 2 của pháp luật phong kiến Trung Quốc II. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc 2 1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc kết hợp lễ và hình 2 Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị 3 và pháp trị III. Đánh giá chung về tầm ảnh hưởng của pháp luật phong kiến 5 Trung Quốc Kết luận 6 Tài liệu tham khảo 7 Mục lục 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc.doc