Phân tích dự báo cầu về mắt hàng trà xanh C2 trên thị trường Việt Nam

Mục lục Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề ước lượng và dự báo cầu. 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu. 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2. Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về ước lượng và dự đoán cầu. 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1. Lý luận chung về cầu. 2.1.2. Cầu cá nhân, cầu thị trường. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu. 2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu. 2.2.1. Xác định hàm cầu thực nghiệm 2.2.2. Ước lượng cầu của ngành với hãng chấp nhận giá. 2.2.3. Ước lượng cầu với hãng định giá. 2.2.4. Các phương pháp dự đoán cầu. 2.2.5. Một số cảnh báo khi dự đoán. 2.3. Tổng quan tình hình khách thể của các công trình đã nghiên cứu về ước lượng và dự đoán cầu. 2.4. Phân tích nội dung của ước lượng cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 trên thị trường Hà Nội Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ước lượng và dự đoán cầu của hãng trà xanh C2 3.1 Phương pháp nghiên cứu. 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình thị trường trà xanh C2 và ảnh hưởng của nhân tố giá đến thị trường này. 3.2.1. Giới thiệu chung về công ty URC và mặt hàng trà xanh C2. 3.2.1. Tổng quan thị trường trà xanh và ảnh hưởng nhân tố giá đến thị trường trà xanh C2 3.3. Kết quả phiếu điều tra và kết quả phân tích dữ liệu. 3.3.1. Ước lượng cầu trà xanh C2. 3.3.2. Dự đoán cầu trà xanh C2. Chương 4: Các kết luận và đề xuất về việc triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà xanh C2. 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 4.2. Các đề xuất, kiến nghị 4.2.1. Các đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp. 4.2.2. Các đề xuất, kiến nghị với nhà nước. 4.3. Những hạn chế khi nghiên cứu và đặt vấn đề nếu tiếp tục nghiên cứu.

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích dự báo cầu về mắt hàng trà xanh C2 trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Trong thời gian nghiên cứu về thị trường cầu về mặt hàng trà xanh C2 và các tài liệu tham khảo cho bài thảo luận, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thạc sỹ Ninh Hoàng Lan - Tổ bộ môn Kinh tế Vĩ mô- Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đề nghiên cứu còn có những hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy nhóm chúng em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên khác có quan tâm tới vấn đề này. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty URC (Universal Robina Corporation) Việt Nam, thư viện của trường Đại học Thương Mại cùng rất nhiều các bạn sinh viên cũng như các anh chị đã đi làm đã giúp đỡ chúng em có những số liệu và thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài thảo luận trên! Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thạc sỹ Ninh Hoàng Lan đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này! Chúng em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong một nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt hiện nay, có thể nói, sự nhanh nhạy về thông tin cũng như khả năng dự báo thị trường của các doanh nghiệp chính là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn với mỗi doanh nghiệp. Trong một thời đại mà công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt như ở Việt Nam hiện nay, việc thu thập thông tin, qua đó đưa ra được các ước lượng và dự báo cầu của thị trường trở nên một vấn đề vô cùng cấp thiết, đó chính là yếu tố sẽ tạo lên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Những thông tin được dự báo chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều phương án hơn để tiếp cận với thị trường, đồng thời tạo nên sự khác biệt và thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn, từ đó giúp tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp cực kỳ lớn mạnh. Chính vì vậy, tốc độ và chất lượng của các ước lượng và dự báo cầu của các doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn đứng vững trên một thị trường đã trở nên chuẩn bị bão hòa như ở Việt Nam hiện nay. Và đặc biệt, đối với một thị trường cực kỳ rộng lớn và biến đổi không ngừng như thị trường nước giải khát hiện nay, thì nguồn thông tin và số liệu ước lượng dự báo cầu lại càng trở nên quan trọng và mang ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp hiểu rằng, mỗi bước đi của mình, mỗi hành động của mình, từ đó thể hiện bởi kết quả của chính mình thực sự được quyết định bởi chính những phản hồi từ khách hàng, từ những con số dự báo và ước lượng cầu của thị trường. Qua đó, có thể thấy được tầm ảnh hưởng lớn lao của chính những con số đó. Thực sự, đó là những con số biết nói, nói lên rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự đem lại hiệu quả cao hay không, rằng phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai nên phải như thế nào… Chính vì vậy việc nghiên cứu lập kế hoạch triển khai dự đoán và ước lượng cầu của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Xác lập và tuyên bố vấn đề ước lượng và dự báo cầu Xuất phát từ thực tiễn trên, và qua một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược kinh doanh và cơ chế nghiên cứu ước lượng dự báo cầu của mặt hàng trà xanh C2 thuộc công ty URC, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Lập dự án triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 của công ty URC giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.” nhằm tìm hiểu và khai thác, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với dự án triển khai ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng C2 giai đoạn hiện nay tại Hà Nội. Chính vì vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng cũng như cách thức triển khai dự án dự báo và ước lượng cầu và các giải pháp nhằm tăng hiệu suất hoạt động của công tác dự báo và ước lượng cầu C2 và phát triển doanh số bán cũng như sản lượng tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội. Các mục tiêu nghiên cứu Với những định hướng như vậy, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu các mục tiêu sau: Về mặt lý luận, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về các lý luận chung về cầu: cầu thị trường, cầu cá nhân, độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố khác, các dạng hàm cầu cơ bản, và các nhân tố ảnh hưởng tới hàm cầu. Đồng thời, đưa ra một số phương pháp ước lượng và dự đoán cầu cùng một số cảnh báo khi dự đoán. Trên cơ sơ các lý luận đó, đề tài sẽ đề cập tới một số vấn đề thực tiễn đặt ra cho việc ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng trà C2 của công ty URC: Đưa ra được thực trạng thị trường nước giải khát trà xanh nói chung và nước giải khát trà xanh C2 nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Phân tích thực được đưa ra bên trên, đưa ra những thành công, hạn chế của các công tác dự báo và ước lượng cầu, đồng thời đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Đề xuất giải pháp và đưa ra một số kiến nghị để có thể mở rộng thị trường và tăng doanh số tiêu thụ mặt hàng trà xanh nói chung và trà xanh C2 nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tất cả người tiêu dùng mặt hàng trà C2 từ mọi tầng lớp, từ công nhân, viên chức tới sinh viên học sinh. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Với mục tiêu lập kế hoạch triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 trên địa bàn Hà Nội, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội. Về mặt thời gian: Do tính chất cập nhật của đề tài là ước lượng và dự báo cầu, đề tài sẽ chỉ giới hạn thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến hết tháng 10 năm 2010 Chương 2. Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về ước lượng và dự đoán cầu 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1. Lý luận chung về cầu Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu. 2.1.2. Cầu cá nhân, cầu thị trường + Cầu cá nhân: chỉ tồn tại nếu cá nhân đó sẵn sang và có khả năng mua, phụ thuộc 2 yếu tố: giá cả thị trường, lượng tiền mà cá nhân có. + Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hóa dịch vụ mà mọi người sẵn sang và có khả năng mua ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. 2.1.3. Độ co giãn của cầu theo giá(E) + Phản ánh bằng phần trăm thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng đó thay đổi 1%. + Công thức tính: E = + Do luật cầu nên E luôn âm + Các giá trị độ co dãn: > 1 Cầu co dãn < 1 Cầu kém co dãn = 1 Cầu co dãn đơn vị - Hàm cầu cơ bản: Hàm cầu tuyến tính Q = a + bP + cM + dPr + eN Trong đó: a: hệ số chặn b,c,d,e: hệ số liên quan P: giá của hàng hóa M: thu nhập Pr: giá hàng hóa liên quan N: số lượng người ( dân số) 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu + Giá của hàng hóa Theo luật cầu thì số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá hàng hóa hoặc dịch vụ giảm. + Thu nhập người tiêu dùng Thu nhập là một yếu tố để xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa của người tiêu dùng cũng tăng và ngược lại, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu cũng khác nhau. Những hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thông thường, hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thứ cấp. + Giá cả hàng hóa liên quan: chia làm 2 loại Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác khi giá một loại hàng hóa thay đổi thì cầu của hàng hóa kia cũng thay đổi theo. Ví dụ như trà xanh C2 và trà xanh Không độ… Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia giảm đi. Ví dụ như Kem đánh răng và bàn chải đánh răng... + Dân số: dân số càng nhiều thì cầu càng tăng. + Các kỳ vọng: Cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai, thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm và ngược lại… Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng… 2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu 2.2.1. Xác định hàm cầu thực nghiệm Ta có hàm cầu tổng quát: Q = f(P, M, Pr, N) Xác định hàm cầu thực nghiệm tuyến tính: Q = a + bP + cM + dPr + eN Các giá trị độ co giãn của cầu được ước lượng là: ; ; Xác định hàm cầu thực nghiệm phi tuyến: Q = aPbMcPrdNe - Để ước lượng hàm cầu này ta phải chuyển về loga tự nhiên: LnQ = lna + blnP + clnM + dlnPr + elnN - Với dạng hàm cầu này, độ co dãn là cố định: ; ; 2.2.2. Ước lượng cầu của ngành với hãng chấp nhận giá - Vấn đề đồng thời: Dữ liệu quan sát được về giá và lượng được xác định một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau. - Phương pháp 2SLS ( Phương pháp bình phương nhỏ nhất): Xác định các tham số ước lượng sao cho tổng bình phương các khoảng cách từ đường hồi quy đến tất cả các điểm dữ liệu là nhỏ nhất. + Bước 1: Xác định phương trình cung và cầu của ngành. Ví dụ: Cầu: Q = a + bP + cM + dPr Cung: Q = h + kP + l + Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của nghành Hàm cầu được định dạng khi hàm cung có ít nhất một biến ngoại sinh nằm trong phương trình hàm cầu. + Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu. + Bước 4: Ước lượng cầu của nghành bằng phương pháp 2SLS Xác định rõ biến nội sinh và biến ngoại sinh. 2.2.3. Ước lượng cầu với hãng định giá Đối với hãng định giá, vấn đề đồng thời không tồn tại và đường cầu của hãng có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước ( OLS). + Bước 1: Xác định hàm cầu của hãng định giá. + Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu của hãng. + Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS. 2.2.4. Các phương pháp dự đoán cầu Dự đoán cầu là một khoa học và nghệ thuật để dự đoán lượng cầu trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cầu của 1 mặt hàng cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự đoán cầu cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. Dự đoán cầu có thể sử dụng phương pháp: dự đoán theo chuỗi thời gian, dự đoán theo muà vụ- chu kì, sử dụng mô hình kinh tế lượng… - Dự đoán theo chuỗi thời gian: Mô hình chuỗi thời gian sử dụng thời gian trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán cầu các giá trị trong tương lai. + Cho rằng biến cần dự đoán tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời gian Qt = a + bt + Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b = + t Nếu b > 0 biến cần dự đoán tăng theo thời gian Nếu b < 0 biến cần dự đoán giảm theo thời gian Nếu b = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ: + Sử dụng biến giả để tính sự biến động này. Nếu có N giai đoạn thì có (N-1) biến giả. + Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ Nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó Nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác + Dạng hàm: Qt = a +bt + c1D1 +…+ cn-1Dn-1 Dự đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng: + Bước 1: Ước lượng các phương trình cầu và cung của nghành. + Bước 2: Định vị cung và cầu của nghành trong giai đoạn dự đoán. + Bước 3: Xác định giá cung và cầu trong tương lai. 2.2.5. Một số cảnh báo khi dự đoán - Dự đoán càng xa tương lai thì khoảng biến thiên hay miền không chắc chắn càng lớn. - Mô hình dự đoán được xác định sai: thiếu biến quan trọng, sử dụng hàm không thích hợp…đều giảm độ tin cậy của dự đoán. - Dự đoán thường thất bại khi xuất hiện những “điểm ngoặt” – sự thay đổi đột ngột của biến được xem xét. 2.3. Tổng quan tình hình khách thể của các công trình đã nghiên cứu về ước lượng và dự đoán cầu. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, việc ước lượng và dự đoán cầu của thị trường mặt hàng mà mình sản xuất là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Ngay cả trong nền kinh tế nhà nước cũng vậy, các chính sách vĩ mô được đưa ra có chuẩn xác và phù hợp hay không có ảnh hưởng một phần không nhỏ ở các chính sách ước lượng và dự báo cầu các mặt hàng thiết yếu của nhà nước. Một số công trình tiêu biểu về ước lượng và dự báo cầu đã được đưa ra, ví dụ như đề tài : “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH Thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” của Nguyễn Thị Lệ - Khoa Kinh tế - trường Đại học Thương mại hay bài viết “Ước lượng cầu tiền của Việt Nam giai đoạn 2000-2006 bằng mô hình véc tơ” của PGS. TS. Trần Thọ Đạt và ThS. Hà Quỳnh Hoa trên tạp chí: Kinh tế và Phát triển, số đặc san tháng 12/2007. Công trình đã đề cập tới một phương pháp mới để ước lượng cầu tiền của Việt Nam, đó là phương pháp mô hình véc tơ. Qua đó đưa ra những dự báo về lượng cầu tiền cũng như các lĩnh vực tài chính khác của Việt Nam trong thời kỳ sau đó. Đây là một trong những tiền đề quan trọng trong công tác ước lượng và dự báo cầu tiền của quốc gia. Rõ ràng, những vấn đề liên quan tới ước lượng và dự đoán cầu luôn giành được sự quan tâm của rất nhiều các tác giả cũng như các công trình liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên phương diện ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải khát nói chung hay về nước trà C2 nói riêng thì vẫn chưa có nhiều các công trình đề cập tới. Cũng có thể đã có một số các bài viết liên quan tới ước lượng và dự đoán cầu nhưng đa số đều là những vấn đề mang tính chất tổng quan, ít đi sâu vào tình hình thực tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đưa ra đề tài này, với mong muốn góp một phần vào cái nhìn tổng quan thị trường cầu nước giải khát nói chung và cụ thể là nước giải khát C2 nói riêng. 2.4. Phân tích nội dung của ước lượng cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 trên thị trường Hà Nội Trong đề tài nghiên cứu này nhóm sẽ đi sâu vào phân tích và dự báo cầu về sản phẩm nước giải khát trà C2 của công ty URC trên địa bàn thành phố Hà Nội đến tháng 10 năm 2010. Đề tài tập trung vào chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp phân tích, ước lượng và dự báo của mặt hàng nước giải khát trà C2 cho doanh nghiệp. Đề tài áp dụng nhiều phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu qua điều tra chọn mẫu và dựa trên một số phương pháp dự báo định lượng để dự báo về cầu của trà C2 của công ty URC. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một định hướng kinh doanh mặt hàng trà C2 của công ty và các cửa hàng cho đến năm 2010. Qua việc phân định về nội dung nghiên cứu của đề tài ta thấy đề tài: “Lập dự án triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 của công ty URC vào giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội” là một đề tài mang tính mới, có kế thừa và vận dụng những thành tựu từ công trình nghiên cứu trước, đồng thời cũng có hướng đi riêng, phù hợp với nội dung định hướng của đề tài và mặt hàng nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ước lượng và dự đoán cầu của hãng trà xanh C2 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi là phương pháp điều tra chọn mẫu. Do số lượng người tiêu dùng mặt hàng trà xanh C2 trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất lớn, trong khi cơ sở kỹ thuật và thời gian có hạn, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu cầu về mặt hàng trà C2 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng của mẫu điều tra là các cửa hàng trà C2 trong một số quận huyện thuộc thành phố Hà Nội, như Cầu Giấy, Từ Liêm, Đông Anh… từ đó sẽ thu thập được các số liệu cầu tiêu thụ mặt hàng này, và từ đó đưa ra kết quả ước lượng và dự báo cầu. 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng, phương pháp hồi quy mẫu nhằm phân tích và đánh giá về số lượng tiêu thụ cũng như nhu cầu của thị trường với mặt hàng trà C2 trên địa bàn Hà Nội. Qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra các kết quả ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng này, từ đó có thể đề xuất một vài phương án thích hợp nhằm cải thiện doanh số cũng như sản lượng tiêu thụ của mặt hàng C2. Song song với việc phân tích định tính và định lượng các kết quả thu được, đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá sự tăng trưởng về cả mặt chất và mặt lượng của các chỉ tiêu được nghiên cứu. 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình thị trường trà xanh C2 và ảnh hưởng của nhân tố giá đến thị trường này 3.2.1. Giới thiệu chung về công ty URC và mặt hàng trà xanh C2 Hình 1. Logo của công ty URC URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines. Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem… Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế. URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương. Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2. 3.2.1. Tổng quan thị trường trà xanh và ảnh hưởng nhân tố giá đến thị trường trà xanh C2 Trà xanh không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt Nam cũng như các nước Á đông khác, nhưng trong cuộc sống hiện đại với nhiều mối lo về sức khỏe và người ta cũng hiểu được những lợi ích của trà xanh, thì vị thế của cây trà mới được đề cao đến thế trong cuộc sống. Vì vậy tốc độ tăng trưởng của mặt hàng nước giải khát trà xanh luôn đạt mức cao (trên 30%/ năm). Riêng năm qua, mức tăng trưởng đạt đến 97% (trong khi thị trường hàng tiêu dùng nhanh nói chung chỉ tăng trưởng 11% - theo nguồn TNS ). Đây là một mức phát triển mà không có một loại nước giải khát nào đạt được, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng đang rất lớn và đây thực sự là một thị trường rất giàu tiềm năng. Như chúng ta đã biết, đi tiên phong trong thị trường trà xanh là Tân Hiệp Phát Group với sản phẩm trà xanh Không độ. Ngoài ra thì còn có những cái tên quen thuộc khác như 100 của Tribeco, Queen Tea, Pure Green (Uniliver ), Lipton Pure Green của Pepsi, Wormdearm, Shinki của San Miguel... Nên mặc dù là thương hiệu trà xanh số 1 tại thị trường Philipine, và URC Việt Nam đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 14,5 triệu đô, nhưng tại thời điềm ra mắt thị trường Việt Nam, C2 dường như rơi vào tình thế bị động vì đến sau, và trà xanh Không Độ khi đó được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền thông rầm rộ đã nhanh chóng chiếm được thị trường béo bở này. Mãi đến tháng 9/2008, C2 mới gia tăng nỗ lực marketing thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, kết hợp quảng cáo với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm gia tăng thị phần, nhưng do bị rơi vào thế bị động vì đến sau và do những chiến lược định vị không hợp lí nên C2 vẫn không thể qua mặt sản phẩm Không độ trên thị trường trà xanh. Có thể khẳng định rằng, giá cả là một trong những yếu tố có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến chi tiêu của người tiêu dùng, và qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu của một mặt hàng - thường là tiêu chuẩn quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng. Trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của C2 là trà xanh Không Độ định giá sản phẩm cao hơn khoảng 20% so với giá trung bình của thị trường (7000VNĐ/ Chai 500ml) thì C2 đã chọn cho mình một chiến lược  định giá thâm nhập hợp lí ( 3500đ/ chai 330 ml), nhờ vậy C2 nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam. 3.3. Kết quả phiếu điều tra và kết quả phân tích dữ liệu Để có thể có được những số liệu cần thiết phục vụ cho việc ước lượng và dự báo cầu mặt hàng trà C2 giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm chúng tôi đã triển khai thu thập số liệu về thị trường trà xanh C2 của tất cả các đối tượng tiêu dùng mặt hàng này trên một số cửa hàng tại một vài quận huyện khu vực Hà Nội qua các phương tiện truyền thông cũng như điều tra cá nhân. Công cuộc thu thập dữ liệu đã giúp thu về 12 mẫu trong 12 tháng từ tháng 11 năm 2009 đến hết tháng 10 năm 2010. Và kết quả thu được như sau: STT Q P1 P2 M T 1 1716 4.5 6.5 1.545 1 2 1731 5 7 1.55 2 3 1787 5 7 1.624 3 4 1798 5 7 1.632 4 5 1764 5 7 1.66 5 6 1798 5 7 1.659 6 7 1912 5 7.5 1.637 7 8 1898 5.5 7.5 1.745 8 9 1921 5.5 7.5 1.845 9 10 1848 6 7.5 1.854 10 11 1860 7 8 1.856 11 12 1859 7 8 1.86 12 Hình 2. Bảng số liệu thị trường tiêu thụ trà C2 và các nhân tố liên quan khác Ở bảng số liệu trên : Q : sản lượng tiêu thụ trung bình trà xanh trên địa bàn Hà Nội ( thùng/ tháng) P1: giá của trà xanh C2 (nghìn đồng/chai) P2 : giá của trà xanh (nghìn đồng/chai) M : thu nhập trung bình của người dân (triệu đồng/tháng) T : biến chỉ thời gian ( quy ước T=1 tương ứng tháng 11 năm 2009 chạy đến T=12 tương ứng tháng 10 năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, sản lượng tiêu thụ mặt hàng tiêu thụ trà xanh C2 có xu hướng tăng theo thời gian ( từ 1716 thùng vào tháng 11 năm 2009 lên đến 1859 thùng vào tháng 10 năm 2010). Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng trà C2 có xu hướng tăng theo thời gian. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng số lượng tiêu thụ trà xanh C2 có sự tăng đột biến vào tháng 5 (1912 thùng) đến tháng 7 (1921thùng) ;( tương ứng với T= 7, 8,9), tức là đây là loại mặt hàng tiêu thụ mà có ảnh hưởng rõ rệt bởi yếu tố mùa hay thời tiết, vào mùa hè thì sản lượng tiêu thụ có sự gia tăng đột biến. Cũng qua sự thay đổi của thời gian, sản lượng tiêu thụ cũng có xu hướng tỉ lệ với mức thu nhập, còn mức giá của loại hàng hóa này thì cũng không có ảnh hưởng nhiều lắm tới lượng tiêu thụ, điều này có thể giải thích bởi mức thu nhập có xu hướng tăng bên trên. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng mặt hàng gần như thiết yếu này cũng có xu hướng tăng, bất chấp việc giá có tăng đi chăng nữa. Như vậy, độ co giãn của cầu theo giá sẽ nhỏ hơn độ co giãn của cầu theo thu nhập. 3.3.1. Ước lượng cầu trà xanh C2 Và qua quá trình ước lượng, chúng ta có được bảng kết quả eviews sau đây: Hình 3. Bảng kết quả ước lượng mô hình cầu C2 Phân tích kết quả ước lượng: Mô hình hồi quy mẫu : Q = 184.3525 – 127.195P1 + 238.4945P2 + 344.382M + 1.209003T Trong đó : Q : sản lượng tiêu thụ trà xanh trung bình trên địa bàn Hà Nội ( thùng/tháng ) P1: giá của trà xanh C2 (nghìn đồng/chai) P2 : giá của trà xanh (nghìn đồng/chai) M : thu nhập trung bình của người dân (triệu đồng/tháng) T : biến chỉ thời gian. Xét dấu và nêu ý nghĩa của các tham số. Tham số b = -127.195. Dấu của hệ số P1 là dấu âm ⇒ giá và lượng cầu của sản phẩm trà xanh C2 biến động ngược chiều tuân theo đúng quy luật cầu. Ý nghĩa : Nếu giá của một chai trà xanh C2 tăng lên 1000đ/chai thì lượng tiêu thụ trung bình trên địa bàn sẽ giảm 127.195 thùng/tháng. - Tham số c = 238.4945. Dấu của hệ số P2 dương ⇒ lượng cầu của sản phẩm trà xanh C2 và giá của sản phẩm trà xanh biến động cùng chiều vì đây là hai hàng hóa thay thế nhau. Ý nghĩa : Nếu giá của trà xanh C2 tăng 1000đ/chai thì lượng tiêu thụ trung bình trà xanh C2 trên địa bàn sẽ tăng lên 238.4945 thùng/tháng. - Tham số d = 344.382. Hệ số của M dương ⇒ thu nhập và lượng cầu của trà xanh C2 biến động cùng chiều vì vậy có thể nói đây là hàng hóa thông thường. Ý nghĩa : Nếu thu nhập trung bình của người dân tăng lên 1tr/tháng thì lượng cầu tiêu thụ trà xanh C2 sẽ tăng lên 344.382 thùng/tháng. 2. Kiểm định ý nghĩa thống kê. P_value = 0.7034 ⇒ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 70,34 %. P_value = 0.0003 ⇒ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 0.03%. P_value = 0.0018 ⇒ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 0,18%. P_value = 0.0985 ⇒ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa tối thiểu là 9,85%. 3 . Kiểm định sự phù hợp của mô hình. = 0.951116 ⇒ mô hình giải thích được 95.1116% là do các yếu tố bên trong tác động còn 4.8884% do các yếu tố bên ngoài tác động vào lượng tiêu thụ trà xanh C2 trên địa bàn Hà Nội. 3.3.2. Dự đoán cầu trà xanh C2 Vì mặt hàng để dự đoán cầu của chúng ta là nước giải khát trà xanh C2 nên lượng cầu của mặt hàng này sẽ có sự biến động theo mùa vụ. Vì vậy chúng ta sẽ chọn phương pháp dự đoán cầu theo mùa vụ chu kì bằng cách sử dụng biến giả. Ta sẽ dự báo trong vòng 1 năm tức 4 quý nên sẽ có 3 biến giả: D1; D2; D3 Lúc này phương trình hồi quy của ta sẽ là: Qt= a + bP1 + cP2 + cM + dT + c1D1 + c2D2 + c3D3 Trong đó: Q : sản lượng tiêu thụ trung bình trà xanh trên địa bàn Hà Nội ( thùng/ tháng) P1: giá của trà xanh C2 (nghìn đồng/chai) P2 : giá của trà xanh (nghìn đồng/chai) M : thu nhập trung bình của người dân (triệu đồng/tháng) T : biến chỉ thời gian ( quy ước T=1 tương ứng tháng 11 năm 2009 chạy đến T=12 tương ứng tháng 10 năm 2010) D1= 1 nếu là mùa đông ( từ tháng 10 đến tháng 12); D1= 0 nếu là thời gian khác. D2= 1 nếu là mùa xuân ( từ tháng 1 đến tháng 3 ); D2= 0 nếu là thời gian khác. D3= 1 nếu là mùa thu ( từ tháng 7 đến tháng 9 ); D3= 0 nếu là thời gian khác. Như vậy, chúng ta sẽ có bảng số liệu sau khi sử dụng biến giả như sau: STT Q P1 P2 M T D1 D2 D3 1 1716 4.5 6.5 1.545 1 1 0 0 2 1731 5 7 1.55 2 1 0 0 3 1787 5 7 1.624 3 1 0 0 4 1798 5 7 1.632 4 0 1 0 5 1764 5 7 1.66 5 0 1 0 6 1798 5 7 1.659 6 0 1 0 7 1912 5 7.5 1.637 7 0 0 0 8 1898 5.5 7.5 1.745 8 0 0 0 9 1921 5.5 7.5 1.845 9 0 0 0 10 1848 6 7.5 1.854 10 0 0 1 11 1860 7 8 1.856 11 0 0 1 12 1859 7 8 1.86 12 0 0 1 Hình 4. Bảng số liệu biến giả Sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng, ta thu được kết quả như sau: Hình 5. Bảng eviews ước lượng giá trị liên quan tới biến giả Từ bảng Eviews trên ta thu được phương trình hồi quy biến giả như sau: Qt= 2342.096 + 95.74974P1 – 129.9923P2 +43.13654M + 0.961143T – 295.3820D1 – 226.2276D2 – 219.4843D3 Sau đây ta sẽ dự đoán sản lượng trung bình tiêu thụ trà xanh C2 các tháng tiếp theo với: P*1= 7, P*2= 8, M* = 1.86: Sản lượng tiêu thụ trung bình tháng 11 năm 2010: T =13, D1= 1; D2= D3= 0 là: Qt1 = 2342.096 + 95.74974*7 – 129.9923*8 + 43.13654*1.86 + 0.961143*13 – 295.3820*1 = 1769.7526 ( thùng) Hoàn toàn tương tự với các tháng còn lại ( từ tháng 11 nưam 2010 đến tháng 10 năm 2011) ta thu được bảng kết quả sau: ( với quy ước T=13 tương ứng tháng 11 năm 2010 lần lượt tới T= 24 tương ứng tháng 10 năm 2011) STT T D1 D2 D3 Q ( thùng/ tháng) 1 13 1 0 0 1769.753 2 14 1 0 0 1770.714 3 15 1 0 0 1771.675 4 16 0 1 0 1841.79 5 17 0 1 0 1842.752 6 18 0 1 0 1843.713 7 19 0 0 0 2070.901 8 20 0 0 0 2071.863 9 21 0 0 0 2072.824 10 22 0 0 1 1854.301 11 23 0 0 1 1855.262 12 24 0 0 1 1856.223 Hình 6. Bảng số liệu dự báo cầu Như vậy, ta có thể thấy sản lượng tiêu thụ C2 vẫn có xu hướng ảnh hưởng theo mùa vụ, cao nhất là vào mùa hè ( 2072.824 thùng) và thấp nhất vẫn là vào mùa đông ( 1769.753 thùng). Tuy nhiên, sản lượng này lại có xu hướng tăng dần theo từng năm. Cụ thể, mức tiêu thụ thấp nhất của kỳ đã nghiên cứu là 1716 thùng vào tháng 10/ 2009 thấp hơn mức tương ứng của năm 2011 cũng là tháng 10/2010 là 1769.753 thùng; còn mức tiêu thụ cao nhất của kỳ đã nghiên cứu là 1921thùng vào tháng 6/2010 cũng ít hơn mức tiêu thụ cao nhất của kỳ dự đoán là tháng 6/ 2011 là 2072.824 thùng. Như vậy, mức sản lượng tiêu thụ mặt hàng C2 có xu hướng tăng theo thời gian, điều này là có lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng này. Chương 4: Các kết luận và đề xuất về việc triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu a. Những thành tựu đạt được. Như những phần trên chúng tôi đã đề cập, trước khi trà C2 có mặt tại thị trường Việt Nam, thì đi tiên phong trong thị trường trà xanh là Tân Hiệp Phát Group với sản phẩm trà xanh Không độ, tiếp theo đó là rất nhiều các sản phẩm giải khát khác của các tập đoàn khác nhau. Chính vì vậy, dường như C2 rơi vào tình thế bị động vì là kẻ đến sau những “ đại gia” trong làng nước giải khát không ga trên. Nhưng đến tháng 9/2008, C2 đã gia tăng nỗ lực marketing thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, kết hợp quảng cáo với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm gia tăng thị phần và cũng đã bước đầu định vị trong một tỉ lệ các khách hàng tên tuổi của chính mình và tạo dần được niềm tin với thị trường. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ đó, trà xanh C2 đã chiếm một thị phần lớn trong thị trường nước giải khát trà xanh đóng chai và là đối thủ chính của Không Độ. Về chiến dịch phân phối, C2 đã bước đầu xây dựng được kênh phân phối hiệu quả và một chiến lược định giá thâm nhập rất hợp lí. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong việc thâm nhập thị trường nước giải khát của C2. Trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của C2 là trà xanh Không Độ định giá sản phẩm cao hơn khoảng 20% so với giá trung bình của thị trường (7000VNĐ/ Chai 500ml) thì C2 đã chọn cho mình một chiến lược  định giá thâm nhập hợp lí ( 3500đ/ chai 330 ml), nhờ vậy C2 nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai Việt Nam. b. Những hạn chế Cũng chính bởi gắn mác là kẻ đến sau, nên việc thâm nhập thị trường cũng như cạnh tranh của C2 cũng gặp không ít hạn chế. Thứ nhất, người ta thường ví thị trường như một miếng bánh, miếng bánh ngon thì tất sẽ nhiều người sẽ nhảy vào khai thác. Trong những năm gần đây, thị trường nước uống và nước giải khát tại Việt Nam phát triển rất sôi động, trong đó phân khúc trà xanh đóng chai đã có những bước tiến mà không một loại nước giải khát nào có thể làm được. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt nhãn hàng khác nhau khi thị trường đã phát triển. Do trà xanh là sản phẩm khá mới, nó mới chỉ xuất hiện 5 năm trở lại đây nên vẫn là mặt hàng tiềm năng để các hãng nước giải khác thâm nhập và phát triển. Điều này sẽ gây ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các thị hãng. Dẫn tới doanh thu có thể giảm. Và bởi C2 là thương hiệu đến sau khi đã có khá nhiều thương hiệu khác cũng về trà xanh, nên việc vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi Thứ hai, về chiến dịch marketing, phân phối. Trước hết, C2 lựa chọn định vị “mát lạnh & thanh khiết” (Cool & Clean). Là thương hiệu đến sau (trong nhìn nhận của người tiêu dùng), lẽ ra C2 nên chọn cho mình một đặc trưng khác biệt thay vì cũng chỉ là giải khát và có lợi cho sức khoẻ. Nhân vật đại diện thương hiệu trong phim quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng hãy chuyển từ nhu cầu tiêu dùng nước ngọt sang trà xanh C2. Thông điệp này có ba điểm hạn chế: (1) C2 tự hạn chế đối tượng tiêu dùng sản phẩm khi chỉ hướng vào những khách hàng tiêu dùng nước ngọt thay vì có thể mở rộng sang thì trường nước tinh khiết đóng chai, các loại nước giải khát khác. Theo những thông tin mà chúng tôi thống kê trên thị trường, phần lớn người tiêu dùng chọn trà xanh như là một lựa chọn khôn ngoan thay thế nước tinh khiết chứ không phải nước ngọt. (2) Chiến dịch truyền thông C2 phần lớn hướng đến mục tiêu hình thành “lực kéo” nhưng chưa chú trọng đến “lực đẩy” nhằm tạo ra độ sẵn sàng về hàng hoá tại điểm bán. (3) Nếu việc chuyển từ tiêu dùng nước ngọt sang trà xanh là hợp lý thì trà xanh mà khách hàng lựa chọn là Không độ chứ không là C2. Tại sao lại có điều này? Bởi vì C2 đã không cung cấp cho khách hàng bất kỳ lý do thuyết phục nào để chọn tiêu dùng ngoại trừ những lý do mà người tiêu dùng đã được đáp ứng bởi Không độ là tinh khiết và có lợi cho sức khoẻ. Mức độ không sẵn sàng C2 tại điểm bán, cộng với lý do lựa chọn C2 chưa đủ sức thuyết phục đã vô tình giúp Không độ hưởng lợi từ ngân sách marketing của C2. Thứ ba, với mức tăng trưởng đạt tới 97% thì mặt hàng C2 của URC là một mặt hàng béo bở cho những hàng giả hàng nhái lợi dụng danh nghĩa để kiếm lời và gây ảnh hưởng ko tốt tới người tiêu dùng cũng như làm tổn thất to lớn tới danh thương hiệu và lợi nhuận của công ty. Cũng như hàng giả hàng nhái vào thời gian gần đây thì trà xanh C2 đã có một số thông tin là có vật thể lạ xuất hiện trong chai trà xanh (Chai nước trà xanh C2 này có một đám lợn cợn nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Đám lợn cợn này trông giống như con dấm được hình thành sau nhiều ngày lên men, nằm tràn cả mặt chai – Nguồn tin từ Dantri.vn ) làm hoang mang người tiêu dùng và làm cho người tiêu dùng quay lưng lại với C2. 4.2. Các đề xuất, kiến nghị 4.2.1. Các đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp Thứ nhất, về chiến lược kinh doanh, trà xanh C2 cần điều chỉnh chiến lược để tạo được sự khác biệt giữa C2 và Không độ. Các hoạt động marketing, PR hướng đến tính cách sành điệu mà C2 đang triển khai ở Philipines có lẽ sẽ hiệu quả hơn cho C2 tại Việt Nam. Bên cạnh đó, C2 cũng cần chú ý đến các công cụ tạo lực đẩy để gia tăng mức độ bao phủ hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ví dụ, tỷ lệ phần trăm giảm ung thư thực quản nếu uống trà xanh với liều lượng hợp lý, hay các tác dụng hữu ích khác như ngăn lão hóa da, giảm stress… Tổng Giới tính Sản phẩm dùng thường xuyên nhất Nam Nữ Trà uống liền Nước tinh khiết Nước ngọt có ga Số mẫu 100 50 50 50 50 50 Giải nhiệt 41 32 50 40 33 50 Mát cho cơ thể 18 16 20 25 10 17 Tỉnh táo trong công việc 16 22 10 15 13 20 Tốt cho sức khỏe 12 16 8 18 7 10 Lọc chất độc cho cơ thể 8 10 6 18 0 3 Sảng khoái hơn 8 6 10 10 10 3 Ngăn ngừa ung thư 7 8 6 8 7 7 Ngăn lão hóa da 6 4 8 5 3 10 Dễ ngủ 5 2 8 5 0 10 Chắc răng 4 2 6 3 7 3 Dễ chịu, thoải mái hơn 4 4 4 8 3 0 Giảm stress 4 4 4 8 3 0 Lợi tiểu 4 6 2 0 0 13 Giải khát 4 4 4 0 10 3 Hình 7. Tác dụng và chức năng của trà xanh Do đó, đây là lúc Trà xanh C2 nên chuyển dần từ quảng cáo lý tính sáng cảm tính, ngoài những giá trị lý tính mà người tiêu dung đã có mức nhận thức khá cáo như “trà xanh thiên nhiên”, “giải nhiệt”, “mát cho cơ thể”.. cần phải tìm kiếm một giá trị cảm tính để đem đến sự khác biệt cào cho sản phẩm này so với các sản phẩm khác. Ngoài ra, C2 có thể mở rộng sang thị trường nước tinh khiết đóng chai và các loại nước giải khát khác chứ không nhất thiết là chỉ tập trung vào thị trường trà xanh vốn đã khá khắc nghiệt và cạnh tranh mang tính chất sống còn như hiện nay. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn các chương trình hỗ trợ bán hàng, khuyến mãi với chính sách đẩy làm trọng tâm góp phần thu hút, giữ chân các đại lý….Mối nguy lớn nhất của một thương hiệu dẫn đầu đôi khi không đến từ đối thủ mà đến từ sự ngủ quên trên vị trí ấy. Muốn tạo sự khác biệt với chính đối thủ cạnh tranh của mình, thì ngoài việc cải thiện chất lượng sản phẩm, thì một yếu tố không nhỏ để có thể giữ chân và thu hút thêm các khách hàng mục tiêu đó chính là nhờ các dịch vụ khuyến mãi và các dịch vụ sau bán này. Đôi khi, các khách hàng lựa chọn sản phẩm của một công ty chỉ vì chính sách khuyến mại hay các dịch vụ sau bán thỏa mãn được nhu cầu của họ, còn sản phẩm thì vốn đã trở nên ngày càng bão hòa trên thị trường, thế nên điều này sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể tới vị thế cũng như tính cạnh tranh của thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn có lợi cho thị trường cầu của doanh nghiệp. Cuộc chiến trên thị trường trà xanh Việt Nam hiện nay hứa hẹn rất nhiều kịch tính khi các đại gia nước giải khát (Lipton Pure Green của Pepsi, Wormdearm, Shinki của San Miguel…) đã tham gia vào thị trường này. Nhưng với lợi thế về kênh phân phối và chiến lược giá hợp lí, chắc chắn trà xanh C2 sẽ đứng vững và ngày càng phát triển tại thị trường Việt Nam! 4.2.2. Các đề xuất, kiến nghị với nhà nước Để nâng cao chất lượng kế hoạch ước lượng và dự đoán cầu của doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn, tăng tính cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện nay, đặc biệt là khi mở cửa hội nhập, với sự xuất hiện của rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế vô cùng lớn, thì không phải chỉ cần sự cố gắng của bản thân các doanh nghiệp mà còn cần có chính sách phát triển và hỗ trợ phù hợp của nhà nước. Để bảo về cho các ngành sản xuất trong nước cũng như là làm cho sản phẩm sản xuất trong nước thì người nhà nước ta đã có khẩu hiệu “Người việt nam dùng hàng Việt Nam” thì mặt hàng trà xanh C2 của URC sẽ có những lợi thế nhất vô cùng to lớn để mở rộng và phát triển sản phẩm của mình. 4.3. Những hạn chế khi nghiên cứu và đặt vấn đề nếu tiếp tục nghiên cứu Do hiểu biết và số liệu nhóm tìm được chưa thật sự đầy đủ, bởi tiềm lực có hạn nên nhóm chỉ đưa ra được các số liệu ước lượng dựa trên các mẫu điều tra mà không thể kiểm soát được toàn bộ đám đông, do đó việc nghiên cứu còn thiếu sót nhiều: Những phân tích về số liệu lượng tiêu thụ cũng như mức thu nhập của các đối tượng chưa thật sự được chặt chẽ và tỉ mỉ. Hơn nữa, bài làm cũng chưa đưa ra được sự so sánh nào gọi là hoàn thiện về các chỉ số của C2 với trà xanh Không độ, để có thể từ đó có cái nhìn rõ rệt hơn về tình hình hoạt động của mặt hàng trà xanh C2 của công ty URC. Từ những hạn chế mà nhóm chưa làm được, nhóm có một vấn đề đặt ra như sau: Theo các chuyên gia phân tích, hiện nay, thị trường của ngành nước giải khát, đặc biệt là nước giải khát tự nhiên không ga như C2 đang là một trong những thị trường khá nóng, chắc chắn sẽ có ngày càng nhiều các hãng khác gia nhập vào miếng bánh béo bở này. Tuy nhiên, sự khác biệt đặt ra cho các hãng trong lĩnh vực này với sản phẩm của mình là phải thế nào để có thể khắc một dấu ấn đủ lớn vào tâm trí người tiêu dùng? Và do đó, công tác ước lượng và dự báo cầu của các ngành này có cần phải cải tiến độc đáo và hoàn thiện hơn chăng? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế học quản lý – Đại học thương mại Luận văn “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH Thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” của Nguyễn Thị Lệ - Khoa Kinh tế - trường Đại học Thương mại DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU SỬ DỤNG Hình 1. Logo của công ty URC……………………………………...17 Hình 2. Bảng số liệu thị trường tiêu thụ trà C2 và các nhân tố liên quan khác……………………………………………………20 Hình 3. Bảng kết quả ước lượng mô hình cầu C2………………….22 Hình 4. Bảng số liệu biến giả…………………………………………25 Hình 5. Bảng eviews ước lượng giá trị liên quan tới biến giả……..26 Hình 6. Bảng số liệu dự báo cầu……………………………………..27 Hình 7. Tác dụng và chức năng của trà xanh………………………32 Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa – Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM Nhóm 13 ( lần 1 ) Thời gian, địa điểm. Thời gian. 8h, thứ 3, ngày 26 tháng 10 năm 2010. Địa điểm. Trước cửa thư viện đại học Thương Mại. Nội dung. Làm đề cương và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ của từng người, ấn định thời gian nộp bài là ngày 5/11/2010. Thành viên tham gia. Các thành viên trong nhóm tham gia họp nhóm đầy đủ và tích cực. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010. Thư ký Nhóm trưởng Cộng hòa – Xã hội – Chủ nghĩa – Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM Nhóm 13 ( lần 2 ) Thời gian, địa điểm. Thời gian. 9h15’, thứ 6, ngày 5 tháng 11 năm 2010. Địa điểm. Trước cửa thư viện đại học Thương Mại. Nội dung. Các thành viên nộp bài cá nhân và nhóm trưởng tổng hợp bài của nhóm. Phân công người thuyết trình, làm slide. Thành viên tham gia. Các thành viên trong nhóm tham gia họp nhóm đầy đủ và tích cực. Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2010. Thư ký Nhóm trưởng PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN Nhóm 13 Môn : Kinh tế học quản lý Lớp học phần : 1006MIEC0511 STT Họ và tên sinh viên Mã SV Lớp HC Số buổi tham gia họp nhóm Điểm cá nhân Chữ ký Điểm nhóm chấm Ghi chú 1 Đào Huy Trường 2 Đỗ Xuân Trường 3 Nguyễn Anh Tuấn 4 Nhữ Xuân Trình 5 Nguyễn Văn Tuân 6 Đỗ Hữu Viết 7 Nguyễn Văn Việt 8 Nguyễn Thị Yến 9 10 Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Xác nhận của thư ký Xác nhận của nhóm trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích dự báo cầu về mắt hàng trà xanh C2 trên thị trường Việt Nam.doc
Luận văn liên quan