Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung .2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .2 1.3.1. Không gian .2 1.3.2. Thời gian 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Phương pháp luận 4 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế hiện đại 4 2.1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu 4 2.1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu .5 2.1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 6 2.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu .8 2.1.3. Tài trợ xuất nhập khẩu .9 2.1.3.1. Khái niệm .9 2.1.3.2. Đặc điểm của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 9 2.1.3.3. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 10 2.1.3.4. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng thương mại .11 2.1.4 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 15 2.1.4.1 Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 16 2.1.4.2 Dư nợ trên vốn huy động (%, lần) 16 2.1.4.3 Hệ số thu nợ (%, lần) .16 2.1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 17 2.1.4.5 Dư nợ trên tổng dư nợ (%) .17 2.1.4.6. Tỷ lệ dư nợ cho vay tài trợ XNK trên tổng dư nợ (%) .17 2.1.4.7. Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng nguồn vốn (%) .17 2.1.4.8. Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng doanh số cho vay (%) .18 2.2. Phương pháp nghiên cứu .18 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .18 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .18 CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .20 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 20 3.2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIETINBANK CẦN THƠ 22 3.2.1. Huy động vốn 22 3.2.2. Cho vay tín dụng .22 3.2.3. Bão lãnh .22 3.2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại .22 3.2.5. Ngân quỹ .22 3.2.6. Thẻ và ngân hàng điện tử .22 3.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN .23 3.4. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU NHÂN SỰ .24 3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .27 3.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 34 3.6.1. Thuận lợi 34 3.6.2. Khó khăn 34 3.7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ 35 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ 38 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG 38 4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA BA NĂM 39 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay 42 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ .48 4.2.3. Phân tích dư nợ tín dụng .53 4.2.4. Hệ số thu nợ .58 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM .61 4.3.1. Dư nợ tài trợ XNK /Vốn huy động .63 4.3.2. Dư nợ tài trợ XNK /Tổng dư nợ .63 4.3.3. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ XNK .63 4.3.4. Hệ số thu nợ tài trợ XNK .64 4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK .65 4.4. ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM 65 4.4.1. Tổng chi phí TT XNK/thu nhập TTXNK .67 4.4.2. Tổng Thu Nhập TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK .67 4.4.3. Tổng Chi Phí TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK .67 4.4.4. Lợi Nhuận TT XNK/Tổng Thu Nhập TT XNK 67 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ .69 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG CỦA CHI NHÁNH .69 5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK 70 5.3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO 72 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 6.1. Kết luận .75 6.2. Kiến nghị .75 6.2.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành 76 6.2.2. Đối với VIETINBANK Cần Thơ 76 6.2.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

pdf86 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tỷ trọng thay đổi nhất qua ba năm trong số các ngành cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Như đã phân tích, nhóm ngành này bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Tuy là nhóm ngành được tài trợ đứng sau cùng, sau các ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực nhưng qua ba năm ngành phân bón vật tư nông nghiệp có những thay đổi đáng kể và nhìn vào đồ thị, ta thấy ngành lương thực và ngành phân bón vật tư nông nghiệp hầu như có xu hướng phát triển tương tự nhau, cụ thể: năm 2006 doanh số thu nợ của ngành này chiếm 12% trong tổng doanh số thu nợ các ngành, năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên chiếm 13% tỷ trọng trọng các ngành, đến năm 2008 doanh số này lại giảm chiếm tỷ lệ là 12,5% nghĩa là giảm hơn 7% so với năm 2007. Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với ngành phân bón vật tư nông nghiệp tăng trong năm 2007 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng thuộc nhóm ngành này khi đến vay vốn tại ngân hàng đã được nâng lên rõ rệt, thêm vào đó là sự năng động, nhiệt tình trong công tác tín dụng của các cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng, vì vậy khi cho vay thì doanh số thu lại luôn được đảm bảo kịp thời và khá đầy đủ. Đến năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên doanh số thu nợ của ngành này giảm nhẹ. Do nước ta là nước đặc thù về nông nghiệp, 80% dân số làm nghề nông, Đồng Bằng Sông Cửu Long còn là vựa lúa của cả nước, đa số người dân ở đây sinh sống nhờ vào nông nghiệp, do đó đây là nhóm ngành có tiềm năng phát triển. Trong tương lai, ngành này có khả năng sẽ vượt qua những ngành có tỷ trọng tài trợ chiếm ưu thế như ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực. d) Ngành nghề khác Từ năm 2006 đến năm 2008 doanh số thu nợ của ngành khác này giảm về tỷ trọng cũng như doanh số. Cụ thể là, năm 2007 doanh số thu nợ đạt 54.529 triệu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 61 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân đồng giảm 5.529 triệu đồng tức 9,2% so với năm 2006, đến năm 2008 đạt 50.720 triệu đồng giảm 3.809 triệu đồng tức 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay ngành này giảm đáng kể trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ ở lĩnh vực này không phải là vấn đề làm cho doanh số thu nợ giảm, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có đang cần sự trợ giúp về phương hướng hoạt động kinh doanh để có thể có được một thế vững trong nền kinh tế thị trường phức tạp như hiện nay. 4.2.3. Phân tích dư nợ tín dụng Dư nợ theo ngành nghề kinh tế là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, công tác thu nợ trong từng lĩnh vực. Qua đó, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đang đầu tư trong từng lĩnh vực chưa thu được tại thời điểm báo cáo. Ta có tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng sau: Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 62 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân Bảng 9 : DƯ NỢ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 NGÀNH Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chế biến thủy sản 123.312 54 261.221 76 469.014 87,6 137.909 111,8 207.793 79,5 Lương thực 45.671 20 31.311 9 2.510 0,5 -14.360 -31,4 -28.802 -92,0 Phân bón - vật tư nông nghiệp 41.104 18 16.303 5 9.843 1,8 -24.801 -60,3 -6.460 -39,6 Khác 18.268 8 35.525 10 54.203 10,1 17.257 94,5 18.678 52,6 TỔNG 228.355 100 344.361 100 535.570 100 116.006 50,8 191.209 55,5 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ) Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 63 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản “Có” sinh lời lớn và quan trọng của các Ngân hàng thương mại. Đối với VIETINBANK Cần Thơ đây là phần tài sản lớn và mang lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng. Với phương châm, mở rộng quy mô tài trợ gắn liền với chỉ tiêu an toàn và hiệu quả, nhìn chung, tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm có những thay đổi phức tạp theo chiều hướng tăng. Năm 2007 dư nợ tăng 116.006 triệu đồng tức tăng 50,8% so với năm 2006, năm 2007 tăng 191.209 triệu đồng tức tăng 55,5% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này, một mặt là do doanh số cho vay của các lĩnh vực chiếm ưu thế mà Ngân hàng tài trợ tăng như thủy sản và phân bón vật tư nông nghiệp, mặt khác là do các khách hàng đã không thể thanh toán hết phần nợ trong năm do làm ăn không hiệu quả. Qua đó cho thấy trong ba năm VIETINBANK Cần Thơ đã đề ra mục tiêu tăng trưởng cho vay theo hướng chậm nhưng chắc, không cho vay theo số lượng mà tiến hành sàn lọc kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay. Dư nợ tăng có nghĩa là đã có sự cân bằng trong cơ chế mối quan hệ giữa cho vay và thu nợ. Rõ ràng dư nợ tăng sẽ làm tăng rủi ro một cách rõ rệt nhưng sẽ làm lợi nhuận tăng theo, nếu chỉ xem xét rong phạm vi hẹp, dư nợ tăng có nghĩa là lượng vốn tồn đọng tại ngân hàng giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn tăng xuống có ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung thì chất lượng cho vay của Ngân hàng qua việc so sánh dư nợ với doanh số cho vay là khá tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng thì cần phải có các chính sách thích hợp để cân đối giữa doanh số cho vay và thu nợ. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 64 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Khác Phân bón vật tư No Lương thực Chế biến thủy sản Sơ đồ 7: DƯ NỢ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH QUA 3 NĂM CỦA VIETINBANK a) Ngành chế biến thủy sản Như đã phân tích ở phần trên, ngành chế biến thủy sản có doanh số cho vay và doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành và qua bảng 9 ta thấy đây cũng là ngành có dư nợ cao nhất. Nhìn vào đồ thị 3 và đồ thị 4 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay của lĩnh vực chế biến thủy sản giai đoạn 2006 – 2007 tăng và tỷ trọng doanh số thu nợ thì lại giảm. Do sự ảnh hưởng của hai khoản mục trên đã làm cho đường dư nợ của ngành này cũng tăng với một tốc độ chóng mặt: năm 2006 ngành này chiếm tỷ trọng là 54%, năm 2007 tỷ trọng tăng lên 76% và năm 2008 tỷ trọng đạt mức 87,6% trong tổng dư nợ cho vay các ngành. Điều đó chứng tỏ rằng ngành chế biến thủy sản là ngành được VIETINBANK Cần Thơ đầu tư tài trợ nhiều nhất so với những ngành còn lại cho nên qua ba năm tỷ trọng đầu tư tài trợ cho ngành này có tăng đáng kể. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dư nợ cho vay ngành này là doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm, ngoài ra việc tăng doanh số dư nợ của nhóm ngành này qua ba năm là do ngân hàng đã có những chính sách và sự quan tâm chưa thực sự đúng đắn đối với ngành chiếm tỷ trọng tương đối lớn như thủy sản. b) Ngành lương thực Dư nợ của ngành lương thực giảm xuống rõ rệt kể cả sản lượng và tỷ trọng gần như chạm đáy, cụ thể: năm 2006 dư nợ là 45.617 triệu đồng, năm 2007 là Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 65 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 31.311 triệu đồng, năm 2008 là 2.510 triệu đồng chiếm tỷ trọng lần lượt qua ba năm như sau, năm 2006 là 20%, năm 2006 là 20% và năm 2007 là 0,5%. Sự biến động về tỷ trọng dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của nhóm này là do tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian qua có nhiều biến đổi do ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động của kinh tế thế giới. c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp Qua bảng 11 ta có thể nhận ra rằng dư nợ đối với nhóm ngành này có xu hướng giảm dần qua ba năm và là ngành có dư nợ đứng thứ ba trong cơ cấu các ngành. Năm 2006, dư nợ là 41.104 triệu đồng, chiếm 18% tổng dư nợ trong năm. Sang năm 2007, dư nợ là 16.303 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5% trong cơ cấu các ngành. Năm 2008 thì dư nợ xuống rất thấp đạt mức cao nhất là 9.843 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 1,8% trong tổng dư nợ các ngành được cho vay tài trợ. Như đã nêu ở phần trên, đây là nhóm ngành rất có tiềm năng phát triển nên các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực này, do đó doanh số cho vay ở nhóm ngành này tăng lên làm cho dư nợ tín dụng tăng lên. d) Ngành nghề khác Đây là ngành có dư nợ tín dụng chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng dư nợ các ngành được đầu tư tài trợ của Ngân hàng. Dư nợ qua ba năm như sau: năm 2006 dư nợ nhóm ngành này chiếm tỷ trọng 8%, năm 2007 tỷ trọng này tăng lên và đạt 10%, và tỷ trọng này tiếp tục tăng nhưng không đáng kể đạt tỉ trọng 10,1% ở năm 2008. Dư nợ của nhóm ngành này qua ba năm tăng nhẹ là do tốc độ giảm của doanh số cho vay lớn hơn của doanh số thu nợ, ngoài ra ngân hàng cũng đã có những chính sách đúng đắn để giữ ổn định tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành này. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 66 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 4.2.4. Hệ số thu nợ Bảng 10: HỆ SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM ĐVT: % NGÀNH 2006 2007 2008 Chế biến thủy sản 74 74 65 Lương thực 106 111 122 Phân bón - vật tư nông nghiệp 162 139 108 Khác 48 76 73 Tổng 81 85 78 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ) Nhìn chung, công tác thu nợ của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm thực hiện khá tốt cho nên qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu nói chung và đối với từng ngành kinh tế nói riêng qua ba năm là khá cao. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2007 đa số đều ở mức cao trên 70%, từ đó ngân hàng có thể yên tâm hơn vì đồng vốn mà mình đã bỏ ra cho vay có thể thu hồi lại một cách có hiệu quả. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn mang lại hiệu quả mặc dù giảm nhưng khả năng thu hồi nợ vẫn đảm bảo. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thu nợ theo từng ngành là khác nhau, mức cao nhất đạt được là 162% và mức thấp nhất vẫn đạt trên 45%. Trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại VIETINBANK Cần Thơ, doanh số thu nợ có dấu hiệu khả quan. Cụ thể: Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 67 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 Chế biến thủy sản Lương thực Phân bón vật tư No Khác 2006 2007 2008 Sơ đồ 8 : HỆ SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM CỦA VIETINBANK a) Ngành chế biến thủy sản: Năm 2006-2007 hệ số này là 74% nhưng sang năm 2008 thì hệ số này giảm xuống còn 65%, là mức thấp nhất so với hệ số thu nợ của tất cả các nhóm ngành còn lại trong cơ cấu đầu tư tài trợ của Ngân hàng. Nguyên nhân là do công tác thu nợ gặp phải nhiều khó khăn. Trong năm 2008 việc kinh doanh của các công ty xuất khẩu thủy sản không được thuận lợi, trong năm này có nhiều biến động xảy. Các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng, nhà nhập khẩu Mỹ không có vốn để mua hàng, các doanh ngiệp xuất khẩu Việt Nam phải cho nhà nhập khẩu Mỹ nợ tiền hàng, khi bán xong mới có tiền thanh toán. Hai thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam là Mỹ và châu Âu. Kinh tế Mỹ đang khó khăn, kéo theo thị trường châu Âu khó theo càng làm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ rút vốn đầu tư ở châu Âu, khiến đồng Euro, đồng bảng Anh có khả năng mất giá, nhà nhập khẩu châu Âu bị lỗ. Vì vậy việc xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu dần thêm khó. b) Ngành lương thực: Nhìn vào đồ thị ta thấy hệ số thu nợ của ngành ngành lương thực là rất khả quan, có chiều hướng tốt nhất trong các ngành. Năm 2006 hệ số thu nợ của ngành là 106%, năm 2007 là 111% và đến năm 2008 hệ số này đạt mức 122%. Có được Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 68 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân kết quả này một phần là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy. Mặt khác chỉ số giá lương thực tháng 5 năm 2008 tăng 7,25% so với tháng 4 và tăng 52,88% so với tháng 12 năm 2007. Đây là tốc độ tăng giá lương thực cao nhất trong 21 năm đổi mới, đã góp phần tăng doanh thu cho các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn. c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp: Đây là nhóm ngành có hệ số thu nợ giảm qua ba năm: năm 2006 hệ số thu nợ của ngành là 162%, năm 2007 là 139% và năm 2008 thì hệ số này tăng đạt mức 108%. Tuy giảm nhưng hệ số thu nợ của ngành phân bón vật tư nông nghiệp vẫn ở mức lý tưởng. Trong vài năm qua, tiêu thụ phân bón của Việt Nam gia tăng mạnh. Ngành sản xuất phân bón trong nước vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu nhưng cũng đa dần thoát khỏi sự bảo hộ của nhà nước tự tạo cho mình vị trí nhất định trên thị trường. Do ngành phân bón nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu nên chính sách xuất khẩu của các quốc gia cung cấp phân bón lớn trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến tình hình phân bón tại Việt Nam. Vì thế hệ số thu nợ ngành này giảm nhẹ qua 3 năm là do ảnh hưởng của tình hình thế giới, ngoài ra việc sản xuất phân bón giả của một nhóm người cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở ngành này. d) Ngành khác: Nhóm ngành này có sự thay đổi rất khác so với các nhóm ngành còn lại. Nhìn vào đồ thị ta dễ dàng nhận ra được đây là nhóm ngành duy nhất có chiều hướng tăng rồi lại giảm qua ba năm: năm 2006 tỷ lệ này là 48%, năm 2007 tỷ lệ này vọt lên đến 76% vậy mà sang năm 2008 tỷ lệ này lại giảm còn 73%. Có thể nói qua 2 năm 2006-2007 ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ, hệ số này tăng đều. Ngoài ra còn do nền kinh tế phát triển làm cho khách hàng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng. Đến năm 2008 hệ số thu nợ có sự thay đổi, giảm chỉ còn 73%, có hai nguyên nhân căn bản giải thích cho hiện tượng này: - Thứ nhất đó là sự tăng lên quá nhanh của doanh số cho vay. Thực vậy, trong năm này ngân hàng không ngừng mở rộng tín dụng trong đó cho vay trung và Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 69 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân dài hạn tăng lên so với trước làm cho doanh số cho vay của VIETINBANK tăng nhanh hơn doanh số thu nợ của ngân hàng. - Thứ hai là sự giảm doanh số thu nợ và nguyên nhân căn bản là do ngân hàng cùng với việc tăng cho vay trung và dài hạn làm cho thời hạn thu nợ kéo dài làm cho doanh số thu nợ giảm. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác đã được phân tích trong phần về doanh số thu nợ của ngân hàng. 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM Nhìn chung, hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xét về mặt rủi ro tín dụng thì hoạt động này có thể nói là rất tốt thể hiện qua dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn… luôn ở mức thấp hơn so với các hình thức tín dụng khác. Nguyên nhân do đặc điểm của hoạt động này như loại tài trợ này có độ an toàn cao, thời gian thu hồi nhanh, mặt khác khách hàng thường là những khách hàng truyền thống, có uy tín nên nhân viên tín dụng của ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro về phía khách hàng. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 70 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ QUA BA NĂM NĂM KHOẢN MỤC Đơn vị tính 2006 2007 2008 1.Vốn huy động Triệu đồng 507.330 511.369 827.472 2. Tổng dư nợ Triệu đồng 711.386 636.138 687.143 3. Doanh số cho vay tài trợ XNK Triệu đồng 826.198 797.618 867.475 4. Doanh số thu nợ tài trợ XNK Triệu đồng 667,308 681,612 676,266 5. Dư nợ tài trợ XNK Triệu đồng 228,355 344,361 535,570 6. Dư nợ bình quân tài trợ XNK Triệu đồng 315,838 286,358 439,966 7. Nợ xấu tài trợ XNK Triệu đồng 5,614 4,586 3,743 8. Dư nợ tài trợ XNK/Vốn huy động= (5)/(1) Lần 0.45 0.67 0.65 9. Dư nợ tài trợ XNK/ Tổng dư nợ=(5)/(2) Lần 0.32 0.54 0.78 10. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ XNK=(7)/(5) Lần 0.025 0.013 0.007 11. Hệ số thu nợ tài trợ XNK=(4)/(3) Lần 0.81 0.85 0.78 12. Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK=(4)/(6) Vòng 2.1 2.4 1.5 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ) Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 71 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 4.3.1. Dư nợ tài trợ XNK /Vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này qua lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng luôn tăng, qua bảng số liệu cho thấy bình quân 0,45 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia trong năm 2006, năm 2007 là 0,67 đồng dư nợ. Sang năm 2008 bình quân cũng có 0,65 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia cung. Điều này cho thấy đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, tuy tài trợ là sản phẩm chính nhưng lợi nhuận thực tế mang lại từ những dịch vụ đi kèm như thu từ phí dịch vụ phí thanh toán, phí chuyển tiền, phí phát hành L/C… đã góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng có thể tránh được rủi ro trong tài trợ vì thời gian thường ngắn hạn (rủi ro do lạm phát và rủi ro về khả năng thanh toán là rất thấp). Do đó, ngân hàng càng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì thế trong thời gian tới bên cạnh việc áp dụng các chính sách phù hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn này cho vay các lĩnh vực đang phát triển cần nhu cầu vốn lớn đặc biệt là tài trợ xuất nhập khẩu nhằm gia tăng lợi nhuận. 4.3.2. Dư nợ tài trợ XNK /Tổng dư nợ Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu sẽ giúp chúng ta đánh giá được quy mô hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Nhìn chung, tài trợ XNK chỉ là một nghiệp vụ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, lợi ít mà nó mang lại không ít (từ các dịch vụ đi kèm). Nhìn vào bảng trên ta thấy được dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng dư nợ toàn ngân hàng, tỉ lệ này tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2006 chiếm 0,32 lần trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh, đến năm 2007 chiếm 0,54 lần, tăng so với năm 2006 và sang năm 2008 thì đạt 0,78 lần cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy qui mô hoạt động tín dụng tài trợ XNK ngày càng phát triển và trong tương lai ngân hàng vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa trong trong lĩnh vực cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. 4.3.3. Tỷ lệ nợ xấu tài trợ XNK Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 72 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Vì vậy có thể nói, nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu nợ quá hạn cao thể hiện hoạt động tín dụng không tốt và ngược lại. Trong tất cả các loại tín dụng theo thời hạn: ngắn, trung hay dài hạn thì ở mỗi ngân hàng đều có nợ quá hạn cao hay thấp do chính sách của mỗi ngân hàng. Cũng như phân tích ở trên, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài trợ XNK một cách rõ rệt. Ta nhận thấy tỷ số này luôn ổn định và duy trì ở giá trị nhỏ hơn 0,03 lần do sự tài trợ gắn liền với thương vụ. Điều này cho thấy loại tài trợ này có độ an toàn cao, vốn của ngân hàng sử dụng có hiệu quả hơn. Đây cũng là lợi thế và khác biệt so với các hình thức tín dụng khác tại chi nhánh. Nguyên nhân là do trong thời gian qua khách hàng tham gia trong lĩnh vực này là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và hoạt động kinh doanh đạt hiệu cao nên luôn trả nợ đúng thời hạn. Mặt khác, có được kết quả này là do ngân hàng tích cực phòng ngừa và chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu để không phát sinh tình trạng nợ quá hạn. Đối với lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của VIETINBANK Cần Thơ có thể nói đây là một ưu thế rất lớn của Ngân hàng khi hoạt động trong lĩnh vực này, thể hiện qua các năm tình hình của Ngân hàng không để phát sinh nợ quá hạn quá 3%. Đó cũng chính là đặc điểm khác biệt so với các hình thức tín dụng khác. Bên cạnh đặc điểm của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là cho vay dựa trên các hợp đồng đã ký để sản xuất nên có nguồn thu nợ ổn định và đúng kỳ hạn, ngoài ra còn do đặc điểm của khách hàng tại Ngân hàng tham gia trong lĩnh vực này đa số là những khách hàng uy tín và có khả năng thanh toán các món nợ tốt. Thêm vào đó, còn do cán bộ tín dụng tại Ngân hàng có sự quan tâm và tinh tế trong khâu thẩm định, xem xét cẩn thận các hợp đồng xuất nhập khẩu của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu xin tài trợ. 4.3.4. Hệ số thu nợ tài trợ XNK Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng. Qua bảng số liệu cho thấy, trong thời gian qua hệ số thu nợ tài trợ XNK tăng rồi giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2006 ở mức 0,81 lần, đến năm 2007 là 0,85 lần và sang năm 2008 giảm xuống còn 0,78 lần. Tuy có giảm Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 73 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân nhưng hệ số thu nợ tín dụng của ngân hàng qua 3 năm vẫn ở mức cao. Ngân hàng luôn phấn đấu và tích cực trong công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu VIETINBANK Cần Thơ là có hiệu quả, khả năng thu hồi nợ cao. 4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua luôn tăng. Năm 2006 vòng vốn tín dụng là 2,1 vòng, sang năm 2007 là 2,4 vòng, tăng 0,3 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm chỉ còn 1,5 vòng. Nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng liên tục tăng qua năm 2006-2007 cho thấy công tác thu hồi vốn năm sau cao hơn năm trước và khả năng sinh lời vốn của ngân hàng luôn tăng. Sang năm 2008, do 2 chi nhánh cấp 2 đã tách ra khỏi chi nhánh Cần Thơ nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ và dư nợ bình quân làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm. Nhìn chung, thời gian tài trợ thường là ngắn hạn vì thời hạn tài trợ gắn liền với thời gian thực hiện từng thương vụ kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Do vậy mà ngân hàng có thời gian thu hồi vốn nhanh. 4.4. ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA 3 NĂM. Có thể nói, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, phân tích tình hình lợi nhuận là điều kiện bắt buộc khi đi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 74 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân Bảng 12 : HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU QUA BA NĂM TẠI VIETINBANK 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2006 2007 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tổng thu nhập TT XNK Triệu đồng 32.632 32.826 40.700 194 0,6 7.874 24,0 2. Tổng chi phí TT XNK Triệu đồng 29.256 22.405 35.804 -6.851 -23,4 13.399 59,8 3. Lợi nhuận TT XNK Triệu đồng 3.376 10.421 4.895 7.045 208,7 -5.525 -53,0 4. Chi phí TTXNK /Tổng thu nhập TT XNK Lần 0,90 0,68 0,88 5. Tổng Thu Nhập TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK Lần 0,14 0,10 0,08 6. Tổng Chi Phí TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK Lần 0,13 0,07 0,07 7. Lợi Nhuận TT XNK/Tổng Thu Nhập TT XNK Lần 0,10 0,32 0,12 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VIETINBANK Cần Thơ) Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 75 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 4.4.1. Tổng chi phí TT XNK/thu nhập TTXNK Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì Chi nhánh phải bỏ ra 90 đồng chi phí vào năm 2006, 68 đồng và 88 đồng chi phí vào năm 2007 và 2008. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng là chấp nhận được qua các năm vì chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Tuy nhiên chỉ số này ở VIETINBANK Cần Thơ qua 3 năm vẫn còn cao, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí qua các năm tương đương với tốc độ tăng của thu nhập và làm cho lợi nhuận của Chi nhánh đạt được không cao lắm. Do đó, trong thời gian tới Ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những chính sách huy động hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng. 4.4.2. Tổng Thu Nhập TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK Chỉ số này qua 3 năm đều giảm. Cụ thể, Từ năm 2006 chỉ số này là 0,14 lần. Tức là trong 100 đồng dư nợ thì tạo ra được 14 đồng thu nhập. Sang năm 2007 là 0,10 lần (100 đồng dư nợ thì tạo ra được 10 đồng thu nhập) và đến năm 2008 chỉ còn 0,08 lần (100 đồng dư nợ tạo ra 8 đồng thu nhập). NH đã tìm kiếm lợi nhuận từ dư nợ nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân là do tình hình biến động khá phức tạp của Lãi suất cho vay từ năm 2007, 2008 NH đã gánh chịu rủi ro về lãi suất nên thu nhập không bằng các năm trước. 4.4.3. Tổng Chi Phí TT XNK/Tổng Dư Nợ TT XNK Chỉ số này qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, Từ năm 2006 chỉ số này là 0,13 lần. Tức là trong 100 đồng dư nợ thì phải chi ra 13 đồng chi phí. Sang năm 2007 là 0,07 lần (100 đồng dư nợ thì tạo ra được 7 đồng chi phí) và đến năm 2008 là 0,07 lần (100 đồng dư nợ tạo ra 7 đồng chi phí). Nguyên nhân là do từ năm 2006, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến phức tạp, bắt đầu chịu ảnh hưởng từ của kinh tế thế giới, Nên để đạt được thu nhập tăng ổn định thì NH phải chi ra nhiều khoản chẳng hạn như: Chi phí thẩm định, chi phí thông tin… Nhưng NH cũng đã nhận thức được việc tiết kiệm hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận, chỉ tiêu này ở năm 2007 và 2008 đã ổn định ở mức 0,07 lần. 4.4.4. Lợi Nhuận TT XNK/Tổng Thu Nhập TT XNK Nhìn vào bảng số liệu cho thấy qua ba năm tỷ số này tăng rõ rệt. Năm 2006 là 10%. Năm 2007 tăng đáng kể và đạt 32%. Nhưng đến năm 2008 thì giảm còn là Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 76 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 12% và giảm 62,5% so với năm 2007 do tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập. Nên làm cho lợi nhuận giảm. Điều này cho thấy hiệu quả quản lí chi phí của NH chưa tốt. Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 10 đồng lợi nhuận ở năm 2006; 32 đồng lợi nhuận ở năm 2007 và 12 đồng lợi nhuận ở năm 2008. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 77 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN ĐỌNG CỦA CHI NHÁNH - Trong cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng có sự chênh lệch quá lớn giữa các ngành nghề được tài trợ. Điều đó cho ta thấy Ngân hàng tập trung quá nhiều vốn vào việc đầu tư cho một hay một vài ngành nghề nào đó. Và vì vậy nó sẽ mang lại rủi ro rất cao cho Ngân hàng. Một khi khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực này gặp khó khăn hay các chính sách, quy định ban hành áp dụng cho các lĩnh vực này trở nên khắc nghiệt sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng bị giảm sút hay mất khả năng thanh toán nợ vay gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng. - Trong quá trình hội nhập như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động then chốt góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà có rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy với vai trò là một trong những Ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nhưng khách hàng của VIETINBANK Cần Thơ không gồm tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Có một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng không có mối quan hệ tín dụng tài trợ đối với Ngân hàng. Bởi vì các khách hàng của Ngân hàng là những khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm nên doanh số cho vay của Ngân hàng hầu như tăng chậm. Bên cạnh đó, mọi doanh nghiệp có thể mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại và có quyền tự do trong việc lựa chọn ngân hàng cho mình nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì doanh nghiệp luôn luôn có xu Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 78 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân hướng lựa chọn ngân hàng có lợi nhất trong việc kinh doanh của họ. Do đó dẫn đến hiện tượng Ngân hàng bị chia xẻ khách hàng với những ngân hàng khác. - Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại VIETINBANK Cần Thơ chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức tiền tệ chính là VND và USD. Do đó, khi một trong hai đồng tiền này bị biến động sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng. Chẳng hạn như, việc thanh toán các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp ngành thủy sản, phần lớn dựa trên đồng USD, trong khi nguyên liệu, vật tư chủ yếu cho sản xuất đa phần lại dựa vào các nguồn trong nước và thanh toán bằng tiền đồng. Hiện nay, USD đang có xu hướng tăng giá trên thị trường, tiền đồng bị thiếu hụt trong lưu thông do chính sách giảm lượng tiền mặt trong lưu thông của Ngân Hàng Nhà Nước, đồng USD biến động làm cho các NH cũng e dè trong việc thu mua ngoại tệ khiến các doanh nghiệp rất khó bán ngoại tệ thu về sau xuất khẩu để thu hồi vốn, trang trải chi phí sản xuất. Các ngân hàng hiện nay chủ trương hạn chế mua USD và mua với tỷ giá thấp, thấp hơn tỷ giá tự do ngoài thị trường đã tác động đến dòng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế trên đang đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ nhưng bán không được giá cho ngân hàng. Các doanh nghiệp đang phải chịu lỗ, hoặc phải chấp nhận lợi nhuận ít để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký với khách hàng trước đây. Do thiếu vốn tiền đồng và chịu lỗ về tỷ giá khi thu hồi tiền bán hàng, chi phí tăng cao do vật tư tăng giá, doanh nghiệp buộc phải giảm mua nguyên liệu. Điều này sẽ gây thiếu hụt nguyên liệu cho xuất khẩu trong năm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chính điều đó dẫn đến hoạt động của Ngân hàng bị biến động theo. - Mức thu phí dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay trung bình khoảng 1- 2%/năm tưởng rằng đã cao vì ngân hàng không phải bỏ vốn, nhưng xét về mặt giá trị thì mức phí này thấp hơn so với lãi suất tín dụng, trong khi về mức rủi ro cho vay và bảo lãnh là như nhau. Chưa kể ngân hàng phải trích ra một tỷ lệ vốn nhất định từ nguồn vốn kinh doanh để lập phòng ngừa rủi ro. Một số ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ nước ngoài, sau đó lại tiếp tục bảo lãnh cho doanh nghiệp mua hàng trong nước, trong khi việc kiểm soát hàng hóa không chặt chẽ vì quá nhiều con nợ từ bán buôn đến bán lẻ - chịu. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 79 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK - Chi phí hoạt động của Ngân hàng còn cao, cần phải tiết kiệm hơn nữa các loại chi phí hoạt động, giảm bớt số lượng công nhân viên không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của Ngân hàng trong sự phát triển của hiện tại và tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng cần có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bản đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý nợ quá hạn bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì nên tư vấn cho khách hàng nên tự tìm người để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không bán được tài sản, ngân hàng buộc phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền phát mãi tài sản để thu hồi vốn vay. - Đối với khách hàng, Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đây là điều quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức để duy trì hoạt động của mình. Hình thức tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu đa phần là ngắn hạn trong khi đó một số doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất đáp ứng nâng cao năng suất vì vậy Ngân hàng cần mở rộng cho vay trung và dài hạn một mặt giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao năng lực sản xuất, một mặt tăng doanh số cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng có tác dụng hạn chế rủi ro cho Ngân hàng do Ngân hàng nắm bắt những thông tin về khách hàng cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của họ để có thể hổ trợ và tư vấn lúc cần thiết. - Để giải quyết thực trạng đồng tiền bị mất giá và biến động khó lường tỷ giá USD như hiện nay, Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ thanh toán (không nên tập trung vào hai hình thức tiền tệ là VND và USD, cần mở rộng thêm các loại ngoại tệ khác, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn đồng ngoại tệ thanh toán có lợi…), thực hiện chính sách mua lại toàn bộ số ngoại tệ mà các doanh nghiệp đã thu được từ xuất khẩu bằng đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, không thu thêm phí… Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 80 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân - Áp dụng linh hoạt các mức lãi suất vay vốn cho từng đối tượng khách hàng trong từng thời kỳ. Đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn các đối tượng khác do Ngân hàng đã thu được phí dịch vụ để bù đắp cho lãi suất tín dụng. Ngoài ra, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, để không phải bị chia xẻ lượng khách hàng với những ngân hàng khác thì thì VIETINBANK Cần Thơ có thể cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo lãi suất thỏa thuận. Nghĩa là lãi suất sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng theo từng thương vụ. Bởi vì, khi Ngân hàng thả nổi lãi suất và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả thương lượng, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng và điều này sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư. Ngân hàng không còn tìm kiếm đơn phương nữa, mà cả khách hàng cũng tìm đến Ngân hàng do cả hai thấy có thể có nhiều lợi ích qua thương lượng. - Mở rộng dịch vụ tư vấn. Ngân hàng có thể áp dụng giải pháp này bằng cách có thêm một bộ phận tư vấn qui trình, thủ tục tín dụng và tra cứu số dư cho khách hàng, giúp cho khách hàng được hài lòng và bản thân ngân hàng cũng có thể tiết kiệm thêm thời gian xử lý được nhiều chứng từ hơn. Bên cạnh tư vấn khách hàng về mặt tín dụng ngoài ra ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất nhạy cảm đối với các yếu tố thị trường cũng như các chính sách đối với các nước xuất nhập khẩu cho nên việc mở rộng tư vấn đối với các yếu tố này là rất cần thiết. Ta có thể thực hiện thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua đó ta có thể giới thiệu về các dịch vụ của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có thể cung cấp những thông tin về thị trường xuất nhập khẩu hiện tại cũng như uy tín của các đối tác thương mại cho các khách hàng của mình. - Khi VIETINBANK áp dụng hình thức bảo lãnh XNK cần lưu ý các điều vừa nêu ở mục trên và thực hiện quy trình nghiêm ngặt như một khoản cho vay cùng loại: + Thẩm định và lập đủ hồ sơ tín dụng + Phân kỳ kế hoạch thu nợ + Kiểm tra quản lý vốn như quy trình tín dụng + Tổ chức hạch toán nội bảng và ngoại bảng đầy đủ để dễ dàng trong việc kiểm tra. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 81 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 5.3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO - Chi nhánh cần hợp lý hóa hơn nữa về cơ cấu đầu tư cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Mặc dù ngành chế biến thủy sản được xem là thế mạnh và hiện tại nhóm ngành này đạt số dư nợ cao nhất qua nhiều năm tại Ngân hàng nhưng hiện nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Hơn nữa, đây là một trong những ngành được Nhà nước bảo hộ thuế quan do đó, Ngân hàng cần xem xét lại tỷ trọng của từng ngành nghề, không tập trung đầu tư quá lớn vào một ngành nghề. Đồng thời cán bộ tín dụng cần thường xuyên phân tích các biến động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch quản lý nguồn thu nợ và kế hoạch tăng trưởng hay thu hẹp tín dụng trong thời kỳ cho phù hợp. - Rủi ro về tỷ giá là một trong những áp lực kinh doanh đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Rủi ro này có thể gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, VIETINBANK Cần Thơ đã giới thiệu một số sản phẩm phái sinh rất được quan tâm như: hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán, quyền chọn mua… Bên cạnh đó, rủi ro đối tác cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Thời gian qua, Ngân hàng đã giúp khách hàng ngăn ngừa rủi ro này rất thành công thông qua một số sản phẩm như: tín dụng chứng từ (xuất khẩu và nhập khẩu), tín dụng dự phòng, nhờ thu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh thanh toán, (bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn tạm ứng…). Ngoài ra, theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) khuyến nghị, để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, mức vốn cho vay tối đa không vượt quá 85% giá trị của hợp đồng. - Ngân hàng có thể phối hợp với công ty bảo hiểm làm đại lý để người vay được mua bảo hiểm tại Ngân hàng như: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (các doanh nghiệp xuất khẩu rất cần phải bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như thay đổi về tỷ giá, quy mô thị trường, những biến cố về chính trị, thiên tai cũng như những hạn chế hiểu biết về luật lệ khi xảy ra tranh chấp). Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu. Hiện nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 82 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân nước ngoài. Do vậy nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết, nhằm tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. - Để hạn chế rủi ro trong cho vay nhập khẩu khi nhận cầm cố tài sản là hàng nhập khẩu Ngân hàng không những phải chấp hành nghiêm túc các qui định trong qui chế cho vay mà còn phải giúp đỡ khách hàng trong việc lựa chọn đối tác làm ăn, chọn lựa phương thức thanh toán ít rủi ro, trợ giúp khách hàng kiểm tra nội dung hợp đồng mua bán trước khi ký kết, tư vấn về các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngoài ra, giữa Ngân hàng và khách hàng cần phải có cam kết riêng về phương thức quản lý hàng nhập khẩu và tổ chức quản lý chặt chẽ trong quá trình tiêu thụ hàng hoá để tiến hành thu nợ. Ngân hàng cần nắm vững và thường xuyên cập nhật những sửa đổi bổ sung về Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu UCP, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ. Đặc biệt UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 83 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu hóa. Chính vì thế, hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng Công Thương không chỉ là một nghiệp vụ mang lại lợi ích khá lớn cho ngân hàng, mà còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ĐBSCL, những doanh nghiệp còn khá nhiều hạn chế, bất lợi về nguồn vốn và kinh nghiệm khi hòa mình vào “sân chơi chung” của thế giới với truyền thông và liên kết rộng khắp toàn cầu. Qua quá trình phân tích, tìm hiểu thực tế về hoạt động TTXNK của ngân hàng, em nhận thấy: mặc dù được xem là một trong những dịch vụ truyền thống của ngân hàng nhưng TTXNK chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Số lượng khách hàng vẫn còn khá khiêm tốn. Doanh thu từ các dịch vụ tài trợ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu của chi nhánh. Hoạt động TTXNK vẫn chưa được chi nhánh quan tâm và đầu tư đúng mức. Với nền tảng công nghệ hiện đại và đội ngũ các cán bộ công nhân viên ngày càng được trẻ hóa, năng động, được đào tạo tốt, ngân hàng Công Thương Cần Thơ đã không ngừng mang đến cho các KH của mình những sản phẩm dịch vụ mới với chất lượng ngày càng tốt hơn và giá cả hợp lý, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội sở giao phó, đã tạo được niềm tin, ấn tượng tốt trong tâm trí KH. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, Ngân hàng hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa, hoàn toàn có thể đi sâu hơn, khai thác tốt hơn nữa thị trường TTXNK. Trong thời gian sắp tới, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra vô cùng gay gắt. Khi mà các ngân hàng nước ngoài đang chuẩn bị ráo riết các tiền đề cần thiết để “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam thì các ngân hàng nội cũng đang ra sức Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 84 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân nâng cao năng lực, công nghệ, qui mô… để khai thác các thị trường. Do đó, ngân hàng Công Thương Cần Thơ cần có sự đầu tư đúng đắn về nhân lực cũng như vật lực, tìm ra những biện pháp tối ưu để thâm nhập sâu hơn vào thị trường, nhất là thị trường các doanh nghiệp XNK để xác lập vị thế dẫn đầu trong bối cảnh cạnh tranh sắp tới. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành Đối với nhà nước: + Hỗ trợ các NHTMCP liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. + Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho sự cạnh tranh an toàn bình đẳng giữa các ngân hàng. + Sớm ban hành luật giao dịch điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. + Xét giảm thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng. + Cần xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thương mại Nhà Nước với các ngân hàng thương mại cổ phần. + Cần ban hành những chính sách cụ thể và rõ ràng hơn nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các ngân hàng. + Mở nhiều lớp tập huấn và đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên của các ngân hàng. Đối với các cơ quan ban ngành: + Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cần cập nhật và phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản quy định mới của các thị trường xuất khẩu thủy sản; cần có cơ chế, quy trình kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu; kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Cần thực hiện Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: ngành bảo hiểm Việt Nam cần không ngừng hơn nữa nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế, tạo uy tín với các công ty xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài khi họ ký hợp đồng bảo hiểm. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 85 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 6.2.2. Đối với VIETINBANK Cần Thơ + Trước sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ thông tin, mọi ngành nghề đều cần cho mình một website để quảng bá một cách tốt nhất thương hiệu của mình. Ngân hàng là lĩnh vực hoạt động cần có sự quảng bá rộng rãi về hình ảnh, quá trình hoạt động, các sản phẩm cũng như tất cả những gì liên quan đến Ngân hàng để khách hàng có nhiều thông tin về Ngân hàng hơn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh. Chi nhánh ngân hàng Công Thương Cần Thơ nếu xây dựng được Website riêng sẽ có được mức tương tác với khách hàng cao, hỗ trợ các công cụ quảng bá để thu hút khách hàng, mở rộng mối quan hệ với khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với chi nhánh và từ đó phát triển thương hiệu. + Ngân hàng cần có chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu với Ngân hàng. Mở rộng hình thức và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ. Đồng thời, trước sự biến động của thị trường tiền tệ, Ngân hàng nên có chính sách tỷ giá thích hợp, đảm bảo tính cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng để giữ vững thế mạnh của mình trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu. + Yếu tố con người luôn là vấn đề cần được quan tâm trước nhất, vì thế cần nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, bảo đảm cho mỗi cán bộ tín dụng ngoài việc thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn còn phải có khả năng thực hiện các vai trò tư vấn cho khách hàng. Các ngân hàng cần phải đào tạo, tuyển chọn, bố trí cán bộ tín dụng đủ năng lực và đạo đức, bên cạnh đó phải có sự bổ sung, xen kẽ giữa cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm với cán bộ tín dụng mới được đào tạo. Hiện nay, bộ phận Thanh Toán Quốc Tế kiêm Đại Lý Nhận Lệnh Chứng Khoán thuộc phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp chi nhánh VIETINBANK Cần Thơ chỉ còn 2 nhân viên trong khi phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn, điều này phần nào làm hạn chế chất lượng trong việc xử lý chứng từ TTXNK của Ngân hàng. Chi nhánh cần xem xét sự phân công hợp lý số lượng cán bộ với khối lượng công việc, để tránh sự sai sót và chậm trễ nhất là trong hoạt động TTXNK luôn cần sự chính xác tuyệt đối về thời gian và các điều khoản trong hợp đồng luôn phải được đảm bảo chặt chẽ. Để hạn chế rủi ro trong cho vay, ngoài việc tiếp tục áp dụng các biện pháp đã nêu trên, Ngân hàng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 86 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân ràng hơn đối với cán bộ của Ngân hàng: năng lực công tác; phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm; cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng. Có như vậy kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của hoạt động tín dụng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cãi thiện đáng kể. 6.2.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên chủ động tìm những thị trường xuất nhập khẩu để tránh tình trạng tập trung vào một thị trường khi mà những chính sách kinh tế của thị trường đó quá nghiêm khắc dẫn đến hạn chế khả năng xuất nhập khẩu. Đến nay, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu, châu Á của các doanh nghiệp Việt Nam đều được thanh toán bằng đồng USD, thay vì bằng tiền của nước đối tác. Việc gắn chặt với đồng đôla Mỹ trong thanh toán xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã lấy đi cơ hội hưởng lợi từ việc đồng USD suy yếu. Việc phản ứng chậm của các doanh nghiệp xuất khẩu trước các biến động của thị trường tiền tệ cho thấy khả năng cạnh tranh của họ chưa cao, thiếu sự linh hoạt và có xu hướng dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước. Do đó bản thân doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động XNK cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể nhận biết được sự biến hóa khôn lường của thị trường đồng thời đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 87 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TS Lê Văn Tư – Lê Tùng Vân, (2006). Sách “Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. [2]. TS. Ngyuyễn Minh Kiều, (2006). Sách “Nghiệp vụ ngân hàng”, Trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê. [3]. ThS. Thái Văn Đại, (2007). Giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Cần Thơ. [4]. “ Tạp chí ngân hàng” các kỳ trong năm 2006, 2007, 2008 [5]. Website: www.icb.com.vn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam [6]. Website: www.sbv.gov.vn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [7]. Website: www.kiemtoan.com.vn. Kiểm toán Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh cần thơ.pdf
Luận văn liên quan