Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh Hậu Giang

Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG Luận văn dài 81 trang Chương 1. GIỚI THIỆU .1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2 1.3.1 Không gian 2 1.3.2 Thời gian . 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5 2.1 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels) . 5 2.1.1 Một số khái niệm . 5 2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản . 5 2.1.2.1 Khái niệm 5 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản . 5 2.1.2.3 Vai trò của thị trường nông sản 6 2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm .7 2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian 8 2.1.5 Chức năng của các kênh marketing . 9 2.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ (COST – BENEFIT ANALYSIS) 11 2.3 LÝ THUYẾT VỀ MARKETING BIÊN TẾ VÀ LỢI NHUẬN BIÊN TẾ .12 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .13 2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .13 2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .13 Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG .15 3.1.1 Lịch sử hình thành 15 v 3.1.3 Tình hình dân số .16ố 3.1.4 Tình hình nông nghiệp 17 3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội 17 3.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG 18 3.2.1 Về nông nghiệp 18 3.2.2 Về công nghiệp 19 3.2.3 Về thủ công, mỹ nghệ 19 3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG .19 3.3.1 Định hướng chung 19 3.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009 20 3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác 21 3.3.4 Các giải pháp thực hiện .21 3.4 GIỚI THIỆU VỀ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG .22 3.4.1 Nguồn gốc bưởi Năm Roi 22 3.4.2 Đặc điểm của bưởi Năm Roi 23 3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi 24 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG .25 4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG .25 4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ .25 4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi trồng bưởi 26 4.1.2.1 Thuận lợi 26 4.1.2.2 Khó khăn 26 4.1.3 Tình hình sản xuất 28 4.1.3.1 Vốn sản xuất .31 4.1.3.2 Lao động 31 4.1.3.3 Tình hình canh tác 31 4.1.3.4 Tập quán canh tác .32 4.1.3.5 Việc sử dụng đất .32 vi 4.1.3.6 Giống .32 4.1.3.7 Phân bón và thuốc trừ sâu .33 4.1.3.8 Thu hoạch .33 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34 4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của hai mô hình trồng bưởi Năm Roi theo từng giai đoạn .34 4.2.2 Phân tích Doanh thu – Chi phí - Lợi nhuận của hai mô hình trồng bưởi Năm Roi theo từng giai đoạn 40 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG .42 5.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ .42 5.1.1 Tình hình chung về tiêu thụ nông sản .42 5.1.2 Hoạt động tiêu thụ 43 5.1.2.1 Hình thức bán .43 5.1.2. 2 Hình thức thanh toán .43 5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi Năm Roi 44 5.1.3.1 Chất lượng 44 5.1.3.2 Sản lượng .45 5.1.3.3 Giá, mùa vụ 45 5.2 PHÂN TÍCH KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG 47 5.2.1 Những tác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi 47 5.2.1.1 Nông dân trồng bưởi Năm Roi 48 5.2.1.2 Thương lái 49 5.2.1.3 Vựa .50 5.2.1.4 Doanh nghiệp .51 5.2.1.5 Người bán sỉ .51 5.2.1.6 Người bán lẻ .52 vii 4.1.1.7 Các tác nhân khác .52 5.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG .53 5.3.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên 53 5.3.1.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Thương lái 53 5.3.1.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Vựa .54 5.3.1.3 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Doanh nghiệp .54 5.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp 57 5.4 TÍNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BƯỞI NĂM ROI .58 Chương 6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG .63 6.1 GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT .63 6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông .63 6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân .63 6.1.3 Đối với chính quyền địa phuơng .63 6.1.4. Về tiêu thụ bưởi Năm Roi .64 6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ .65 6.2.1. Đối với nông dân .65 6.2.2. Đối với thương lái .65 6.2.3. Đối với doanh nghiệp 65 6.2.4. Đối với chính quyền địa phương .66 6.2.5. Về phía Nhà nước .67 Chương 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .68 7.1. KẾT LUẬN .68 7.2. KIẾN NGHỊ 68

pdf81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận và chi phí ít hơn giai đoạn 3, do giai đoạn này cây bưởi cho trái ít, chi phí trung bình nên lợi nhuận trung bình. Giai đoạn 3 (gian đoạn cho trái nhiều) có tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận cao so với giai đoạn 2 và giai đoạn 4, đây là giai đoạn cây bưởi cho trái nhiều, cần Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu41 nhiều chi phí chăm sóc nên chi phí cao nhưng sản lượng nhiều nhất do đó lợi nhuận cao nhất, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 314%. Giai đoạn 4 có tổng doanh thu trung bình hàng năm 46.100.000 đồng/1ha, lợi nhuận trung bình hàng năm 30.900.000 đồng/1ha thấp hơn giai đoạn 2 và giai đoạn 3, tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí là 203%, có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 203 đồng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Bảng 4.15 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha Giai đoạn Doanh thu(đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Lợi nhuận/Tổng chi phí (%) Giai đoạn 2 54.800.000 12.000.000 42.800.000 357 Giai đoạn 3 64.200.000 15.500.000 48.700.000 314 Giai đoạn 4 46.100.000 15.200.000 30.900.000 203 Trung bình 55.030.000 14.230.000 40.800.000 286 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Bảng 4.16 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI >=1 ha Giai đoạn Doanh thu(đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Lợi nhuận/Tổng chi phí (%) Giai đoạn 2 50.840.000 10.250.000 40.230.000 392 Giai đoạn 3 59.500.000 15.000.000 44.500.000 297 Giai đoạn 4 45.940.000 13.500.000 32.440.000 240 Trung bình 51.970.000 12.920.000 39.050.000 302 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Tổng doanh thu, lợi nhuận của những hộ có diện tích dưới 1ha và những hộ có diện tích trên 1ha không có sự chênh lệch đáng kể qua từng giai đoạn, nhưng chi phí trung bình của những hộ có diện tích trồng bưởi trên 1ha lại thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn. Điều đó nói lên rằng, hiệu quả sử dụng đồng vốn của những hộ có diện tích trồng bưởi trên 1ha cao hơn nên mô hình trồng bưởi diện tích trên 1ha có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu42 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG 5.1 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ 5.1.1 Tình hình chung về tiêu thụ nông sản Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả trong thời gian đã có nhiều chuyển biến đáng kể: tổng diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng mỗi năm, chủng loại đa dạng và phong phú hơn, có nhiều loại cây ăn quả tham gia xuất khẩu, trong đó có nhiều cây ăn quả đặc sản, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, một số mô hình sản xuất được công nhận EurepGAP và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả cũng còn không ít tồn tại: diện tích sản xuất từng loại cây ăn quả còn nhỏ lẻ, không tập trung, chất lượng quả không đồng đều, quản lý giống chưa chặt chẽ, thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ bảo quản còn hạn chế, thiết bị chế biến chưa tiên tiến, tiêu thụ nội địa là chính, lại bị canh tranh bởi trái cây nhập khẩu, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ còn nhiều hạn chế, xúc tiến thương mại còn chậm và thiếu đa dạng, xuất khẩu tăng nhưng chưa bền vững,...Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành cây ăn quả có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn: áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm cây ăn quả càng gay gắt hơn do hàng trái cây ngoại nhập tràn vào nước ta với nhiều chủng loại chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, bảo quản tốt đã làm cho trái cây trong nước bị cạnh tranh ngay tại sân nhà. Vì vậy, để cây ăn quả có thể phát triển bền vững, hội nhập được với thị trường khu vực và thế giới, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và sự nỗ lực vươn lên của bà con nông dân. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu43 5.1.2 Hoạt động tiêu thụ Trong năm 2008, 100% bưởi Phú Hữu được tiêu thụ nội địa, chủ yếu được các thương lái bán cho các vựa ở Quận 4 – Tp.HCM và vựa ở Cái Răng – Cần Thơ, sau đó các vựa này bán cho các siêu thị ở Cần Thơ và Tp.HCM (siêu thị METRO), các doanh nghiệp và các đại lý ở các tỉnh ĐBSCL. Sản lượng bưởi đặc sản hiện nay của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa, giá cả biến động, chất lượng không đồng đều, thiếu đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy, cần có sự liên kết của các thành viên trong kênh marketing bưởi từ người sản xuất đến người tiêu thụ. 5.1.2.1 Hình thức bán Nông dân ở địa phương vẫn bán bưởi theo cách truyền thống. Bán mão, bán thiên (đếm trái trả tiền), chiếm 65,4% sản lượng. Trước mùa thu hoạch bưởi, nông dân thỏa thuận bán mão toàn bộ sản phẩm trong vườn cho thương lái. Vào những dịp thị trường đang hút hàng, hình thức bán này được thương lái đặc biệt ưa chuộng. Nông dân bán theo kg hay bán chục (14 trái). Cách này chiếm khoảng 34,6% sản lượng. Gần đây, hình thức này khá phổ biến, đặc biệt khi bưởi được thu hoạch vào mùa nghịch hoặc mùa Tết. Với cách thức buôn bán này người nông dân trồng bưởi có thể bán theo giá cạnh tranh trên thị trường nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm chất lượng thấp còn tồn đọng lại. 5.1.2.2 Hình thức thanh toán Nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân và thương lái tương đối tốt. Điều này cũng dễ hiểu bởi như đã nói ở trên sản lượng cung ứng bưởi luôn nhỏ hơn nhu cầu của thị trường, vì vậy thương lái phải mua bán trong một môi trường cạnh tranh cao. Hầu hết thương lái tự đến vườn của nông dân để đặt mua. Thương lái ở địa phương khá uy tín, họ tự thu hoạch và tự vận chuyển. Ở hai hình thức bán mão, bán theo kg hay theo chục thương lái thường ứng tiền trước cho nông dân chiếm 66,7%, trả trước toàn bộ chiếm 26,7%, còn 6,7% trả tiền sau. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu44 Bảng 5.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN (Nguồn: Khảo sát (2009)) 5.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi Năm Roi Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ bưởi thì trong đó có các yếu tố khách quan và chủ quan như kích cỡ bưởi, chất lượng bưởi, màu sắc, thị trường tiêu thụ, mùa vụ, các loại trái cây khác,… 5.1.3.1 Chất lượng Mỗi người tiêu dùng có quan điểm về chất lượng các loại trái cây khác nhau, người thì thích mùi vị của bưởi, người thì thích độ ngọt hay hình dáng và kích cỡ,... Yếu tố chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đến việc tiêu thụ bất kỳ một loại trái cây nói chung và đối với bưởi nói riêng. Qua khảo sát các tác nhân trong kênh tiêu thụ bưởi thì đa phần cho rằng chất lượng của bưởi được quyết định bởi kích cỡ của trái bưởi chiếm 39,1%, kế đến là hình dáng bên ngoài của trái bưởi chiếm 34,8%, sau đó mới đến độ ngon ngọt và bưởi không có hạt. Bảng 5.2 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI Tiêu chuẩn chất lượng Tỷ lệ % trả lời của tác nhân trong kênh Kích cỡ 39,1 Hình dáng (da đẹp, da sáng) 34,8 Chất lượng tốt, ngon ngọt 17,4 Không hạt 8,7 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Tỷ lệ (%) trả lời đối với các tác nhân trong kênhHình thức thanh toán Nông dân Thương lái Vựa Trả bằng tiền mặt 26,7 39,1 66,7 Ứng tiền trước 66,7 52,2 33,3 Trả sau một thời gian 6,7 8,7 0,0 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu45 5.1.3.2 Sản lượng Sản lượng bưởi cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu thụ bưởi. Trong năm, những tháng nghịch mùa giá bưởi tương đối cao nhưng việc tiêu thụ bưởi lại khá dễ dàng, cho dù bưởi chất lượng không được tốt, kích cỡ nhỏ, hình dạng không được đẹp. Ngược lại, vào vụ chính của bưởi, trái bưởi to đẹp và chất lượng tốt nhưng giá bưởi lại thấp việc tiêu thụ lại gặp khá nhiều khó khăn. 5.1.3.3 Giá và mùa vụ Ngày nay, với kỹ thuật canh tác mới, nông dân trồng bưởi có thể kiểm soát được thời gian cho trái của bưởi để có thu nhập cao hơn. Bưởi chính vụ là khoảng tháng 7 - 9, bưởi nghịch mùa cho trái khoảng tháng 2 - 4 và dịp Tết. Bưởi nghịch mùa chất lượng không đạt được như chính vụ và năng suất thấp hơn, nhưng vì giá bán vào thời điểm này cao hơn nên nông dân có thu nhập cao hơn. Tuy quả bưởi trái mùa không đẹp, năng suất không cao nhưng đổi lại giá bán rất hấp dẫn được các thương lái vào tận vườn tìm mua. Theo các hộ nông dân trồng bưởi nhiều năm ở huyện cho biết nếu biết cách xử lý cho bưởi ra quả trái mùa thì trong suốt 1 năm, mỗi ha bưởi có thể thu hoạch được hai vụ: đúng mùa vụ và trái mùa với năng suất cả hai vụ trên dưới 20 tấn quả, thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đây đang là mô hình sản xuất lý tưởng mà nhiều nông dân ở hợp tác xã trồng bưởi Năm Roi Phú Thành thuộc ấp Phú Lễ A đang áp dụng mang lại hiệu quả. Đây cũng là mô hình trồng cây ăn quả chuyên canh có thu nhập rất cao được ngành nông nghiệp Hậu Giang giới thiệu và nhân rộng ra các địa phương khác thực hiện. Hiện nay, giá một chục bưởi (14 trái) trái mùa tại vườn, người dân bán được 120.000 đồng, cao hơn gấp đôi quả bán đúng mùa. Tại xã Phú Hữu và Phú Hữu A của huyện Châu Thành hiện có hàng chục hộ dân đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để xử lý cho bưởi ra "trái mùa; nghịch vụ". Hiện tại bưởi trái mùa đang cho thu họach với năng suất 4 đến 5 tấn trái/ ha. Giá bán mão, thiên trung bình tại vườn khoảng 5,5 triệu/thiên Giá bán theo kg: Loại 1: 1,2kg - 2kg khoảng 5.500đ - 7.000đ trên 40% tổng sản lượng; Loại 2: 800g - <1,2kg 3.000đ – 4.000đ 50% tổng sản lượng; Loại 3: <800g, loại trái nhỏ vỏ xấu, bị trầy <2.500đ khoảng 10% tổng sản lượng. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu46 Khi bán cho thương lái, người dân không tham gia vào việc thu họach, vận chuyển. Việc định giá chủ yếu dựa vào giá thị trường và giá thoả thuận giữa nhà vườn và thương lái chiếm 59,3%. Hầu hết nông dân vẫn không tính ngày công lao động của mình vào chi phí. Điều này làm cho giá trị thực của trái bưởi không được xác định. Bảng 5.3 TÁC NHÂN QUYẾT ĐỊNH GIÁ (Nguồn: Khảo sát (2009)) Có nhiều yếu tố tác động đến giá bán bưởi như mùa vụ, trọng lượng, chất lượng, phương thức thanh toán… Qua khảo sát, có đến 25% giá bưởi phụ thuộc vào mùa vụ, đặc biệt vào mùa nghịch hoặc mùa Tết, thị trường đang hút hàng, giá bưởi rất cao. Kế đến, yếu tố giống tốt, năng suất cao chiếm 19%, 15% giá bán phụ thuộc vào phương thức thanh toán và khoảng cách vận chuyển. Giá bán phụ thuộc vào giá thị trường của nhiều loại trái cây khác chiếm 13%, điều này nói lên rằng, tính cạnh tranh của bưởi Năm Roi ở mức tương đối thấp. Bảng 5.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán Tỷ lệ % trả lời của tác nhân trong kênh Giống tốt, năng suất cao (thương hiệu) 19 Trong lượng 12 Mùa vụ 25 Phương thức thanh toán 15 Khoảng cách vận chuyên dài, ngắn 15 Giá bán hiện tại 13 Khác 1 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Tỷ lệ (%) trả lời đối với các tác nhân trong kênhNhân tố quyết định giá Nông dân Thương lái Vựa Người mua (nông dân trồng bưởi) 25,9 25,9 33,3 Người bán (thương lái thu gom) 14,8 14,8 25,0 Thỏa thuận giữa người mua và người bán 59,3 59,3 41,7 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu47 5.2 PHÂN TÍCH KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG 5.2.1 Những tác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi Những tác nhân trong kênh marketing bưởi Năm Roi bao gồm nông dân, thương lái, vựa, người bán sỉ, người bán lẻ, doanh nghiệp và người tiêu dùng như được trình bày trong hình 5.1. Chuỗi giá trị bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang gồm 2 kênh, kênh quan trọng là kênh: Nông dân -> Thương lái -> Vựa, bán sỉ -> Bán lẻ -> Người tiêu dùng. Đây là kênh chính, chiếm 99% lượng bưởi tiêu thụ tại Phú Hữu. Kênh còn lại là kênh: Nông dân -> Bán lẻ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Nông dân trồng bưởi chủ yếu bán cho thương lái đại phương chiếm 66,13%, 32,9% lượng bưởi nông dân bán cho thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài). Sau đó, các thương lái này bán lại cho vựa và người bán sỉ chiếm 49% trong tổng lượng bưởi thu gom; có 20% lượng bưởi bán cho người bán lẻ; 18% bán cho thương lái lớn; 8% bán cho doanh nghiệp và 5% bán cho người tiêu dùng. Đa phần vựa và người bán sỉ tập trung ở Tp.HCM, Cần Thơ và các tỉnh thành lớn trong cả nước. Cơ sở kinh doanh của họ thường đặt tại chợ đầu mối. Vựa và người bán sỉ hầu hết mua bưởi từ các thương lái địa phương và thương lái đường dài sau đó, chủ yếu họ bán lại cho người mua lẻ chiếm 58% tổng lượng bưởi; 33% lượng bưởi bán cho thương lái lớn, thương lái lớn là những thương lái gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông; 9% bán cho người tiêu dùng. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu48 Hình 5.1 KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG (Nguồn: Khảo sát (2009)) 5.2.1.1 Nông dân trồng bưởi Năm Roi Qua khảo sát ở địa bàn huyện Châu Thành – Hậu Giang năm 2008 cho thấy người nông dân ở đây chủ yếu là trồng bưởi Năm Roi xen canh với cam quýt và có một phần là trồng chuyên canh bưởi Năm Roi. Bưởi Năm Roi ở Phú Hữu – Châu Thành – Hậu Giang có đời sống trung bình khoảng 12 năm, năm bắt đầu cho trái là khoảng năm thứ 3 và giai đoạn cho trái nhiều là từ năm thứ 5 đến năm 9,5 (giai đoạn 3 của cây bưởi). Bưởi cho trái nhiều vào quý 3 của năm và năng suất trung bình trong năm khoảng là 116,88 tấn/ha và giá bán trung bình khoảng 3.064 đồng/kg. Những ai đã từng đi đến Hậu Giang thì có lẽ ai cũng biết đến bưởi Năm Roi ở Phú Hữu, nhờ đó mà việc tiêu thụ của nông hộ trồng bưởi ở đây không gặp mấy khó khăn về tiêu thụ trong những năm gần đây. Năm 2008 bưởi của các nông hộ ở Phú Hữu chủ yếu được các thương lái địa phương đến mua chiếm 66,13% tổng sản 9%5% Thương lái lớn Doanh nghiệpThương lái ngoài tỉnh Thương lái nhỏ Nông dân Bán sỉ Vựa Người tiêu dùngBán lẻ 66,13% 32,9% 0,97% 23% 18% 8% 100% 58% 20% 33% 26% 100% Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu49 lượng, kế đó là các thương lái ở những tỉnh khác chiếm 32,9% tổng sản lượng và một phần còn là 0,97% sản lượng bưởi được bán cho người mua lẻ. 5.2.1.2 Thương lái Thương lái trong hệ thống tiêu thụ bưởi Năm Roi là cầu nối giữa nông dân trồng bưởi và các trung gian khác trong hệ thống marketing bưởi. Thương lái là một mắc xích rất quan trọng trong kênh phân phối bưởi của huyện, thương lái bao gồm thương lái địa phương và thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài). Thương lái thu gom bưởi tại nhiều nhà vườn để có số lượng lớn hơn và chuyển đi tiêu thụ. Họ thường là những người ở trong huyện buôn bán nhiều năm với nghề bưởi nên họ am hiểu rất kỹ về bưởi như mùa vụ, chất lượng,…Họ thu gom bưởi từ các nhà vườn và giao sỉ cho các người bán sỉ. Những thương lái đa phần là vốn ít và phương tiện thô sơ. Họ thu gom bưởi trực tiếp tại nhiều nhà vườn và chuyển đến các thương lái lớn hoặc người buôn sỉ. Thương lái lớn thường là những người cư ngụ gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông. Tại Châu Thành – Hậu Giang cả thương lái nhỏ và thương lái đường dài tập hợp thành một mạng lưới mua bán rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Trong những năm gần đây đội quân thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh ngày một gay gắt nên ai cũng sắm ghe vào tận các vườn cây ăn trái để mua hàng. Thương lái đường dài không chỉ thu gom sản phẩm bưởi của Hậu Giang mà còn thu mua ở các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cần Thơ và bán cho người bán lẻ, bán ra chợ hoặc đi các tỉnh xa. Thương lái thường thu mua bưởi quanh năm. Thông thường trong một chuyến buôn bưởi, thương lái phải đầu tư một số vốn khá lớn, trung bình khoảng từ 12 – 15 triệu/1 chuyến đối với thương lái vừa và nhỏ), 20 – 30 triệu/1 chuyến đối với thương lái lớn. Một tháng, thương lái thường đi buôn từ 2 – 3 chuyến với sản lượng từ 30 – 50 tấn/1 tháng. Do hình thức thu mua từ nông dân theo đơn vị vườn (mua mão) là chính nên thương lái là người đảm trách hết các khâu sau thu hoạch. Đa số thương lái ít quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh nên trình độ ứng dụng công nghệ sau thu hoạch còn thủ công. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu50 *Hao hụt Thương lái thường là đối tượng chịu hao hụt lớn nhất trong toàn chuỗi giá trị của bưởi Phú Hữu – Hậu Giang, bao gồm: - Hao hụt do thời gian kéo dài để thu gom đủ số lượng và hậu quả là số bưởi tồn trữ bị hụt kg hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, các hao hụt này thường không đáng kể, chỉ khoảng 0,5 -1% tuỳ vào thời gian để lâu hay mau (khảo sát năm 2009). - Hao hụt do vận chuyển, bốc vác: Hao hụt này khá cao khoảng 5% (khảo sát năm 2009). Ngoài các hao hụt trên đây, đôi khi thương lái cũng phải chịu thêm mất mát do một số khách hàng không chịu thanh toán theo thỏa thuận. Do không có hợp đồng pháp lý rõ ràng nên thương lái không thể đòi tiền được, đây cũng là một điểm cần có hướng khắc phục, bảo vệ quyền lợi cho thương lái. 5.2.1.3 Vựa Nguồn sản phẩm bưởi của vựa có thể từ thương lái, nông hộ với số lượng lớn, sau đó về họ phân loại bưởi và tiêu thụ. Vựa là những người cung cấp thông tin thị trường cho nông hộ trồng bưởi cũng như thương lái ở địa phương. Vựa có kho bảo quản, dự trữ bưởi và phương tiện chủ yếu để vận chuyển sản phẩm bưởi sau đó đem bán lại kiếm lời. Những người này họ tiêu thụ bưởi nhờ vào kinh nghiệm và mối quan hệ tốt với những bán lẻ. Đồng thời họ am hiểu và nắm bắt về sản phẩm bưởi tốt như giá bán, chất lượng, loại bưởi,… Qua khảo sát năm 2009 cho thấy giá bán bưởi Năm Roi ở chợ đầu mối Cái – Răng – Cần Thơ trong năm biến động qua các quý trong năm. Vào vụ giá bưởi khoảng 4.083 đồng/kg (quý 3) thời gian này bưởi cho sản lượng cao do đó giá giảm, từ tháng 10 cho đến tháng 12 bưởi nghịch mùa cộng với dịp Tết nên giá bưởi cao nhất trong năm khoảng 6.969 đồng/kg và giá giảm dần từng quý . Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu51 Hình 5.2 BIẾN ĐỘNG GIÁ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG THEO QUÝ 5685 5222 4083 6969 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 I II III IV Quý Giá (đồng/kg) Giá (Nguồn: Khảo sát (2009)) 5.2.1.4 Doanh nghiệp Theo kết quả khảo sát, doanh nghiệp mua bưởi Năm Roi ở Phú Hữu Hậu Giang chiếm tỷ lệ thấp khoảng 8%, doanh nghiệp mua chủ yếu từ thương lái địa phương và thương lái đường dài. Thương lái phải chịu chi phí cho việc bốc vác, vận chuyển đến doanh nghiệp. Giá mua của doanh nghiệp trung bình khoảng 4.830 đồng/kg. 5.2.1.5 Người bán sỉ Người bán sỉ thu gom bưởi từ những thương lái để có lượng lớn và phân loại theo kích cỡ để đưa đi tiêu thụ, chủ yếu là được chuyển đi đến các tỉnh khác. Đa số người bán sỉ bưởi tập trung tại Tp.HCM và các tỉnh thành lớn trong nước. Cơ sở kinh doanh của người bán sỉ lớn được đặt tại các chợ đầu mối, trong khi người bán sỉ nhỏ hơn kinh doanh tại các chợ lẻ. Người bán sỉ không chỉ kinh doanh bưởi đơn thuần, mà còn kinh doanh nhiều loại trái cây khác như cam sành, thơm, Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu52 dưa hấu…cùng lúc. Một số người bán sỉ lớn tự tìm đến địa phương để mua sản phẩm, chủ yếu là mua lại từ thương lái. 5.2.1.6 Người bán lẻ Người bán lẻ là những người với đồng vốn ít và phương tiện đơn giản. Người bán lẻ tại Hậu Giang thường chủ động tìm đến vựa, thương lái để thu mua sản phẩm. Đôi khi họ cũng mua lại từ nông dân, rồi đem bán cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán lẻ tỉnh khác thường mua lại từ người bán sỉ ở chợ đầu mối hoặc người bán sỉ nhỏ hơn trực tiếp phân phối sản phẩm đến tận các sạp lẻ. Quy mô bán lẻ tại các tỉnh, thành phố rất đa dạng. Người bán lẻ có thể là những người đẩy xe đẩy bán trên đường, họ cũng có thể là những chủ sạp lớn, với vốn kinh doanh có khi tới hàng chục triệu... 5.2.1.7 Các tác nhân khác Ngoài những tác nhân trên còn có một số tác nhân cũng khá quan trọng trong việc tiêu thụ bưởi, đó là những người cho thuê kho dự trữ, thuê xe, những người vận chuyển sản phẩm, các ngân hàng cung cấp tín dụng, cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra chất lượng,… Tóm lại, kênh tiêu thụ chính của bưởi, thực chất bưởi được mua bán, vận chuyển và phân phối một cách tự phát qua nhiều trung gian làm cho chi phí tăng cao việc vận chuyển cũng tùy tiện cẩu thả làm tăng hao hụt vận chuyển, trái bưởi đến tay người tiêu dùng vừa cao giá vừa giảm phẩm chất. Hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp nói chung được điều phối theo ngành dọc kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến từ những năm 1980. Trong khi đó Việt Nam hiện nay, hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu hệ thống, thiếu kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện tại. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu53 5.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU – HẬU GIANG 5.3.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên 5.3.1.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Thương lái Bảng 5.5 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với thương lái là 140 đồng/kg, trong đó chi phí xăng 68 đồng/kg, chiếm 49%, thuê xe vận chuyển 42 đồng/kg, chiếm 30% do giao thông không thuận lợi, thương lái vận chuyển chủ yếu bằng ghe, thiếu phương tiện phải thuê xe chở đến nơi tiêu thụ. Lợi nhuận biên mà thương lái kiếm được 1.626 (đồng/kg), chiếm 50,75% trên tổng chi phí, nghĩa là thương lái bỏ ra một đồng chi phí marketing thu được khoảng 50,75 đồng/kg lợi nhuận. Bảng 5.5 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA THƯƠNG LÁI Giá và chi phí Chi phí marketing(đồng/kg) Cơ cấu chi phí (%) 1. Giá mua trung bình 3.064 2. Tổng chi phí marketing 140 100,00 - Chi phí nhân công 18 13,00 - Chi phí xăng 68 49,00 - Chi phí bao may miệng 1 0,00 - Chi phí cần xé 1 0,00 - Chi phí thuê xe, ghe 42 30,00 - Chi phí khác 11 8,00 3. Giá bán bình quân 4.830 Ghi chú: * Chi phí nhân công bao gồm chi phí cho thuê mướn lao động và lao động gia đình, chi phí này được tính dựa vào giá thuê lao động một ngày/người và số ngày thuê mướn bình quân và số ngày lao động gia đình trong tháng. * Chi phí khác bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định và lãi vay ngân hàng, các khoảng hao hụt về số lượng và chất lượng bưởi. (Nguồn: Khảo sát (2009)) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu54 5.3.1.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Vựa Bảng 5.6 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với vựa là 226 đồng/kg, trong đó chi phí nhân công 113 đồng/kg, chiếm 50%, do giá lao động thành thị cao hơn nông thôn và chủ yếu lao động thuê mướn; chi phí thuê xe vận chuyển 40 đồng/kg, chiếm 18% do giao thông thuận lợi, ít tốn chi phí vận chuyển, chủ yếu bán tại vựa và người mua họ tự vận chuyển. Lợi nhuận biên mà vựa kiếm được 1.434 đồng/kg, chiếm 28,36% trên tổng chi phí, nghĩa là vựa bỏ ra một đồng chi phí marketing thu được khoảng 28,36 đồng/kg lợi nhuận. Tuy đơn vị lợi nhuận của vựa thấp hơn so với thương lái nhưng vựa thường bán với số lượng lớn nên tổng lợi nhuận cao hơn. Bảng 5.6 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA VỰA Giá và chi phí Chi phí marketing(đồng/kg) Cơ cấu chi phí (%) 1. Giá mua trung bình 4.830 2. Tổng chi phí marketing 227 100,00 - Chi phí nhân công 113 50,00 - Chi phí xăng 9 4,00 - Chi phí bao may miệng 3 1,00 - Chi phí cần xé 28 12,00 - Chi phí thuê xe, ghe 40 18,00 - Chi phí khác 34 15,00 3. Giá bán bình quân 6.490 (Nguồn: Khảo sát (2009)) 5.3.1.3 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Doanh nghiệp Bảng 5.7 chỉ ra tổng chi phí marketing đối với doanh nghiệp là 1.300 đồng/kg, trong đó chi phí đóng container, vận chuyển là 890 đồng/kg, chiếm 68,5%, doanh nghiệp tự vận chuyển. Lợi nhuận biên mà doanh nghiệp kiếm được 1.370 đồng/kg, chiếm 22,3% trên tổng chi phí, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng một đồng chi phí marketing thu được khoảng 22,3 đồng/kg lợi nhuận biên. Lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn so với thương lái và vựa, nhưng doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng và với số lượng lớn nên tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp có được là khá lớn. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu55 Bảng 5.7 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP Giá và chi phí Chi phí marketing (đồng/kg) Cơ cấu chi phí (%) 1. Giá mua trung bình 4.830 2. Tổng chi phí marketing 1.300 100,00 - Chi phí dán tem 20 1,50 - Chi phí đóng container, vận chuyển 890 68,50 - Chi phí hao hụt 20 1,50 - Chi phí tiếp thị 100 7,80 - Chi phí khác 270 20,70 3. Giá bán bình quân 7.500 (Nguồn: Khảo sát (2009)) *Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên Số liệu về lợi nhuận biên, lợi nhuận biên/tổng chi phí của các tác nhân trong kênh marketing bưởi cho thấy những người vựa và doanh nghiệp đứng ở mức thấp nhất và lợi nhuận biên của thương lái thu gom là cao nhất . Đối với thương lái, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 50,57%, trung bình họ buôn bán bưởi khoảng 3 chuyến/tháng, mỗi chuyến khoảng 10 - 15 tấn và vòng quay vốn nhanh. Qua khảo sát, thương lái có lợi nhuận biên là khoảng 1.626 đồng/kg . Vì vậy, đây là tác nhân thu được nhiều lợi nhuận nhất. Đối với vựa, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 28,36% trên tổng chi phí, nghĩa là vựa bỏ ra một đồng chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 28,36 đồng/kg. Tuy đơn vị lợi nhuận của vựa thấp, nhưng vựa thường bán với số lượng lớn nên tổng lợi nhuận cao, vòng quay vốn chậm và đây có thể là tác nhân có mức tổng thu nhập cao. Đối với nông dân trồng bưởi, tỷ suất lợi nhuận biên/tổng chi phí là 14,75% trên tổng chi phí, nghĩa là nông dân bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thu được lợi nhuận khoảng 14,75 đồng/kg. Do đa phần nông dân không đóng thuế nông nghiệp và chỉ thuê mướn lao động ở khâu bồi bùn, làm đất, các khâu còn lại như tưới nước, bón phân phun thuốc, chăm sóc,…chủ yếu tận dụng lao động nhà, giá lao động thuê lại thấp. Đây có thể là tác nhân có mức tổng thu nhập khá cao. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu56 Đối với doanh nghiệp, chi phí marketing là lớn nhất trong các tác nhân, vì các doanh nghiệp là loại hình kinh doanh có tổ chức hoàn chỉnh họ rất coi trọng uy tín nên sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn như chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm,…Lợi nhuận biên/tổng chi phí của doanh nghiệp là 22,3%, nghĩa là trong năm doanh nghiệp sử dụng 1 đồng chi phí thì tạo ra được 22,3 đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp thường có vốn rất cao nên với tỷ suất này thì doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận cũng rất cao từ kinh doanh sản phẩm này. Bảng 5.9 nói lên rằng, khuyến khích các tác nhân tham gia vào kênh marketing bưởi, bởi vì tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân trong kênh khá cao, cao hơn lãi suất ngân hàng (Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Tham gia vào kênh marketing bưởi các tác nhân có lợi nhuận hơn trong cùng đồng vốn bỏ ra so với gởi tiền vào ngân hàng. Đối với nông dân, thương lái, vựa tính cả chi phí lao động nhà, lấy công làm lời thì việc tham gia kênh marketing bưởi vẫn có lợi hơn đem tiền gởi vào ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận biên/tháng là 1,86% vẫn có lợi hơn trong cùng đồng vốn nếu so với việc gởi tiền vào ngân hàng. Bảng 5.8 CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN BIÊN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI Giá mua/ sản xuất (1) Giá bán (2) Marketing biên tế (3) = (2)-(1) Chi phí marketing (4) Tổng chi phí (6) = (1)+(4) Lợi nhuận biên (5) = (3)-(4) Tác nhân trong kênh đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg đồng/kg Nông dân 2.670 3.064 394 0 2.670 394 Thương lái 3.064 4.830 1.766 140 3.204 1.626 Vựa 4.830 6.490 1.660 226 5.056 1.434 Doanh nghiệp 4.830 7.500 2.670 1.300 6.130 1.370 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu57 Bảng 5.9 SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI VỚI LÃI SUẤT NGÂN HÀNG Lợi nhuận biên Tổng chiphí Lợi nhuận biên/ tổng chi phí Lợi nhuận biên/ tổng chi phí/tháng Lãi suất ngân hàng (%/tháng) Tác nhân trong kênh đồng/kg đồng/kg % % % Nông dân 394 2.670 14,75 1,23 1 Thương lái 1.626 3.204 50,75 4,23 1 Vựa 1.434 5.056 28,36 2,36 1 Doanh nghiệp 1.370 6.130 22,3 1,86 1 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Hình 5.3 GIÁ TRỊ TẠO RA ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI 140 1300 226 394 1626 1370 1434 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Nông dân Thương lái Vựa Doanh nghiệp Tá c n hâ n Đồng/kg Chi phí marketing Lợi nhuận biên (Nguồn: Khảo sát (2009)) 5.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp Dựa trên điều kiện sinh thái ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển bưởi Năm Roi đem lại giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại sản phẩm; bán vật tư nông nghiệp và mua lại sản phẩm trái cây; trực tiếp tiêu thụ trái cây hàng hóa. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu58 Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hóa, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao tính chủ động để hoạt động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu quả; có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Về phía các hộ nông dân, được sử dụng đất đai của mình để góp cổ phẩn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp thuê đất sản xuất; được hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản và bao tiêu sản phẩm ổn định lâu dài từ phía doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, người nông dân ngay từ đầu vụ sản xuất xác định rõ lượng vật tư nông nghiệp cần đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, các khoản bảo hiểm giá nông sản... để yên tâm sản xuất. Xác định được trách nhiệm làm vệ tinh của mình, người nông dân chủ động và mạnh dạn hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư phát triển sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, gom đủ nguồn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng với doanh nghiệp. 5.4 TÍNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BƯỞI NĂM ROI * Mức độ khác biệt của sản phẩm Trên thị trường có khá nhiều giống bưởi như bưởi Năm Roi Phú Hữu, bưởi Da Xanh Bến Tre, nhưng sự khác biệt giữa các sản phẩm bưởi chủ yếu là dựa vào các tiêu chí như giống, chất lượng, kích cỡ hay giá bán. Bưởi thường phân loại theo kích cỡ và được phân theo ba loại, loại một có giá cao nhất và giảm dần. Giống bưởi Da Xanh có giá cao hơn bưởi Năm Roi khoảng ba lần nhưng lại có năng suất thấp hơn bưởi Năm Roi khoảng bảy lần. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu59 - Chất lượng: Các loại bưởi chất lượng thường phụ thuộc vào kích cỡ trái bưởi, bưởi Da Xanh được phân thành ba loại, loại 1 từ 1,5 – 2 kg, loại 2 từ 0,8 – 1,4 kg, loại 3 < 0,8 kg. - Giá bán: Bưởi Da Xanh có giá bán cao hơn bưởi Năm Roi Phú Hữu từ 3 – 4 lần, giá loại 1 bán tại vườn khoảng 15.000 – 16.000 đồng/kg. - Năng suất: Ngược lại với giá và chất lượng, bưởi Da Xanh có năng suất rất thấp (15 tấn/ha) so với bưởi Năm roi Phú Hữu (116,88 tấn/ha). - Hình dạng: Bưởi Da Xanh khi chín có màu xanh dạng hình cầu còn bưởi Năm roi Phú Hứu có màu vàng xanh và dạng hình quả lê dẹp. - Về thị trường, bưởi Da Xanh đang có thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thị trường Hà Nội đang là nơi có tiềm năng lớn về tiêu dùng bưởi Da Xanh có nguồn gốc ở Bến Tre, có đến 90% trong tổng sản lượng bưởi này cung cấp cho thị trường Hà Nội. Bưởi Năm Roi có thị trường tiêu thụ mạnh nhất ở Tp.HCM và Cần Thơ, 60,9% trong tổng sản lượng bưởi Năm Roi cung cấp cho thị trường Tp.HCM. Nhờ vào yếu tố giá, năng suất và chất lượng nên bưởi Năm Roi được trồng nhiều và việc tiêu thụ khá thuận lợi ở thị trường nội địa với mức thu nhập thấp như nước ta. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu60 Bảng 5.10 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, NĂNG SUẤT, GIÁ GIỮA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG VỚI BƯỞI DA XANH - BẾN TRE Tiêu chí Bưởi Năm Roi Phú HữuHậu Giang Bưởi Da Xanh Bến Tre Đặc điểm - Dạng trái hình quả lê dẹp - Nặng trung bình 0,9 - 1,45 kg/trái - Vỏ trái khi chín có màu xanh vàng đến vàng sáng, dễ lột và dày trung bình (15 - 18 mm) - Tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi - Nước quả nhiều có vị ngọt chua (độ Brix : 9-11%) - Mùi thơm - Ít đến không hột (0-10 hạt/trái), hạt nhỏ - Tỷ lệ thịt quả >60%. - Dạng trái hình cầu - Có trọng lượng khá to 1,5 - 2 kg /trái - Vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, dễ lột - Tép màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi - Nước quả khá, vị ngọt, không chua (độ brix 9,5-12 %) - Mùi thơm - Nhiều hạt (10-30 hạt/trái), hạt to - Tỷ lệ thịt quả trên 55% Thị trường - Chủ yếu tiêu thụ nội địa, 60,9% tổng sản lượng tiêu thụ tại Tp.HCM, 31,9% các tỉnh thành lớn. - Thị trường nội địa và xuất khẩu, 90% tổng sản lượng cung cấp cho thị trường Hà Nội, 1-2% xuất khẩu sang HongKong, Singapo… Năng suất - Năng suất khoảng 116,88 tấn/ha - Năng suất khoảng 15 tấn/ha Giá - Giá bán trung bình khoảng 3.064đồng/kg. - Giá bán trung bình khoảng 10.000 đồng/kg. (Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang) *Tiếp cận thông tin thị trường Kết quả khảo sát có đến 40 – 65,5% những người kinh doanh bưởi và nông dân trồng bưởi dễ có được thông tin thị trường. Chỉ có một số ít người kinh doanh này là cho rằng họ nắm ít thông tin, 40,8% nông dân trồng bưởi tiếp cận thông tin ở mức bình thường. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu61 Bảng 5.11 MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC TÁC NHÂN (Nguồn: Khảo sát (2009)) Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho những tác nhân trong kênh tiêu thụ này được mô tả ở Bảng 5.12 có 29,7% nông dân trồng bưởi tiếp cận thông tin từ những người trung gian trong kênh phân phối như những người thu gom, thương lái địa phương, vựa…. Nguồn thông tin chủ yếu khác đối với nông dân là qua các cuộc hội thảo, tập huấn ở địa phương chiếm 26,4%, có 21,9% nông dân tiếp cận thông tin từ bạn bè, hàng xóm. Đối với những người kinh doanh bưởi, chủ yếu nhất là họ biết thông tin qua những người kinh doanh khác trong kênh chiếm 48,4%. Những nguồn thông tin khác là từ bạn bè, hàng xóm chiếm 22,6%, trên báo chí, đài phát thanh chiếm 19,3%. Bảng 5.12 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG Nguồn cung cấp thông tin Tỷ lệ trả lời đối với nguồn cung cấpthông tin Nông dân Thương lái Báo chí, truyền hình, phát thanh 15,1 19,3 Người trung gian trong kênh phân phối 29,7 48,4 Hàng xóm, bạn bè 21,9 22,6 Các cuộc hội thảo, tập huấn 26,4 0,0 Các nguốn khác 6,9 9,7 Tổng 100,0 100,0 (Nguồn: Khảo sát (2009)) *Rào cản khi gia nhập ngành Qua khảo sát, những rào cản khi gia nhập ngành đối với thương lái trong kênh marketing bưởi bao gồm thiếu nguồn cung cấp bưởi, giá cả không ổn định, kinh doanh không có lời, đây là rào cản lớn nhất đối với họ khi tham gia kinh doanh bưởi chiếm 27%. Rào cản quan trọng thứ hai của các thương lái khi gia nhập ngành là Tỷ lệ (%) trả lời mức độ tiếp cận thông tinTác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi Rất dễ Khá dễ Bình thường Nông dân 22,2 37,0 40,8 Thương lái 27,6 65,5 6,9 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu62 thiếu thông tin chiếm 19% trong tổng thương lái được phỏng vấn, những thông tin liên quan đến bưởi như giá bán, nơi tiêu thụ, chất lượng bưởi,…Thuế các thương lái phải nộp cho nhà nước cũng khá cao, giấy phép kinh doanh khi gia nhập của thương lái thì rườm rà, cạnh tranh của các thương lái và vốn cũng là vấn đề cho gia nhập ngành của thương lái. Thương lái là một mắc xích khá quan trọng trong việc tiêu thụ bưởi, đa phần nông dân trồng bưởi của huyện tiêu thụ bưởi qua thương lái. Do đó, để tiêu thụ bưởi được thuận lợi thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái gia nhập ngành càng nhiều càng tốt. Bảng 5.13 RÀO CẢN KHI GIA NHẬP NGÀNH ĐỐI VỚI THƯƠNG LÁI Rào cản khi tham gia kinh doanh bưởi Mức độ quan trọngcủa các rào cản Tỷ trọng (%) Thiếu nguồn cung cấp, giá cả không ổn định, kinh doanh không có lời 1 27 Thiếu thông tin 2 19 Giấy phép kinh doanh 3 19 Thuế cao 4 16 Cạnh tranh 5 14 Thiếu vốn 6 5 (Nguồn: Khảo sát (2009)) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu63 CHƯƠNG 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG 6.1 GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT 6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông Về cây lâu năm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật trồng và chăm sóc như tưới nước, cách bón phân, phun thuốc…một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngành khuyến nông, hợp tác xã nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất. Xây dựng các câu lạc bộ nông dân là cầu nối chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. 6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân Hiện nay tình trạng phân giả đang là một vấn đề khó khăn lớn nhất đối với nông dân, làm cho chi phí sản xuất tăng cao và chất lượng bưởi không đạt, gây dư lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân là rất cần thiết, nhằm giúp nông dân an tâm sản xuất đồng thời chất lượng bưởi được đảm bảo. 6.1.3 Đối với chính quyền địa phuơng Để cây bưởi phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất, mặt khác cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu64 Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân, của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp. Hiện nay bưởi Năm Roi là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở xã Phú Hữu, cho nên đi đôi với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng dẫn bà con nắm vững kỹ thuật chăm sóc để bố trí sản xuất hợp lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao. Thực trạng diện tích sản xuất manh mún, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ, công nghệ sau thu hoạch yếu kém thì bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất theo qui trình kỹ thuật GAP hạn chế phun thuốc hoá học để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy khuyến khích họ làm theo. * Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất chuyên canh. Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng. Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc,...Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao. * Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao, tập huấn chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt buộc. 6.1.4 Về tiêu thụ bưởi Năm Roi * Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ ràng. Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng của mình. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu65 * Sự phân công và phối hợp hành động: Thực tế cho thấy rằng, nếu không có sự đồng tình nhất trí cao cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn và nông dân, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. * Các chính sách hỗ trợ: Mở rộng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng dân cư vì lợi ích chung của mọi người. Trước mắt nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn tín dụng ưu đãi, về tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, chính sách thuế, kiểm định chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận,... * Hình thành các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi: Cần có ban điều hành năng động, nhạy bén tình hình thị trường từ đó phân công điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất một cách hợp lý, đáp ứng cung cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ 6.2.1 Đối với nông dân Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua. Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ thông qua các trung gian trong kênh phân phối. 6.2.2 Đối với thương lái Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ. Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến. 6.2.3 Đối với doanh nghiệp Chủ động xây dựng và củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thu hút lượng thương lái địa phương và thương lái đường dài làm vệ tinh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chế biến tiến hành nhập mẫu một số loại máy qui mô nhỏ và vừa phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu66 tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất có thể. 6.2.4 Đối với chính quyền địa phương Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông sản. Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến hợp đồng mua bán. Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới. Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung. Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó, vấn đề xây dựng thương hiệu cho bưởi Năm Roi cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách nhanh, mạnh và chính xác. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu67 6.2.5 Về phía Nhà nước Đầu tư giống xác nhận trên diện rộng và triệt để loại bỏ những giống bưởi không đảm bảo chất lượng. Xây dựng hiệu quả các mô hình kỹ thuật trồng và chế biến nông sản tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ. Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp nên đi sâu vào phân tích bản chất một cách có hệ thống. Vì hiện nay phần lớn thông tin về thị trường chỉ đề cập đến hiện tượng (biến động giá cả, sản lượng tiêu thụ.) mà chưa đi sâu vào phân tích hệ thống (nguyên nhân của hiện tượng tiêu thụ, dự đoán khả năng và các ngưỡng của các yêu cầu). Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu68 CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Ngành trồng bưởi huyện Châu Thành có diện tích giảm liên tục qua ba năm 2006 – 2008 nhưng năng suất và sản lượng thu hoạch không giảm. Tuy nhiên, thị trường đầu ra không đảm bảo, giá cả biến động nhiều gây khó khăn cho các tác nhân trong kênh marketing bưởi, cụ thể gây khó khăn cho nông dân - tác nhân chính cung cấp sản phẩm bưởi. Dây chuyền cung cấp bưởi vẫn tồn tại nhiều trung gian phân phối và thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong kênh. Nông dân trồng bưởi chủ yếu sản xuất nhỏ, manh mún và làm theo kinh nghiệm, chưa hình thành được hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ. Các thành viên trong kênh không quá khó khăn để tiếp cận thông tin, nhưng thông tin có thể không đảm bảo độ tin cậy. Trong kênh marketing, thương lái thu gom là một trong những tác nhân kiếm được lợi nhuận biên cao nhất. Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa và đòi hỏi phải có thêm thông tin để hỗ trợ trong việc đánh giá nhưng những dữ liệu thu thập được nói lên rằng có sự chênh lệch lợi ích không nhỏ giữa các thành viên trong kênh marketing bưởi. 7.2 KIẾN NGHỊ Đề tài đưa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành sản xuất bưởi phát triển ổn định và gia tăng sức mạnh liên kết ngành. * Hình thành hệ thống thông tin thị trường. Với hệ thống đó, các thành viên trong kênh có thể tiếp cận thông tin hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nên tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn cụ thể và chuyên sâu cho từng tác nhân trong kênh riêng biệt với từng chủ đề liên quan ngay tại vườn (nông dân) hoặc cơ sở kinh doanh (thương lái/bán sỉ). Ngoài ra, nên nêu bật tầm quan trọng của việc thực hiện công việc này một cách đồng bộ và xuyên suốt từng khâu trong kênh, không thể chỉ tập trung vào một đối tượng. Các cơ quan nên tổ chức mô hình kiểu mẫu với một hệ thống vận hành suôn sẻ từ khâu thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm cho các nhân tố của chuỗi giá trị đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm đạt chất lượng. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Mai Văn Nam SVTH: Nguyễn Thị Cà Nâu69 * Xây dựng kênh cung ứng và tiêu thụ bưởi hiệu quả trong hệ thống marketing bưởi nhằm giảm chi phí bằng cách giảm bớt các trung gian trong kênh. * Hình thành hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ trái cây nhằm liên kết các nông dân riêng lẻ, những thương lái nhỏ và các doanh nghiệp. Các khóa học về công nghệ sau thu họach cần thiết được tổ chức cho tất cả các tác nhân tham gia nhằm tăng nhận thức và vai trò của từng tác nhân trong kênh. * Các cơ quan chức năng hoạch định chiến lược về việc tiêu thụ bưởi, cung cấp thêm nguồn thông tin về sản phẩm và công nghệ áp dụng từ các nước tiên tiến, xúc tiến thương mại, tìm thị trường xuất khẩu mới cho bưởi Việt Nam, cũng như hỗ trợ một phần kinh phí cho từng dự án cụ thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh hậu giang.pdf
Luận văn liên quan