Nguồn lực của hộ/trang trại gồm: nguồn lao động, nguồn đất đai và nguồn vốn, tưliệu sản
xuất.
Phân tích nguồn lao động của hộcần chú ý:
- Tình hình cung lao động: dựa vào khảnăng cung lao động của gia đình hộ/trang trại
và thuê mướn
- Tình hình cầu lao động: dựa vào nhu cầu lao động của gia đình và các hoạt động
mang tính thời vụ
Phân tích nguồn lao động cần chú ý đến kỹnăng lao động, đặc biệt là kỹnăng quản lý
sản xuất kinh doanh nông nghiệp, điều này là cực kỳquan trọng
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích kinh tế trang trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bị có thể tham gia thực
hiện, thời gian sử dụng và thời gian không sử dụng... Mục đích là để tìm ra tất cả các
hoạt động mà máy móc, trang thiết bị đó có thể thực hiện được.
5 Dùng phương pháp loại trừ, loại trừ những hoạt động mà máy móc, trang thiết bị đó
thực hiện không khả thi, không có hiệu quả do không đúng kỹ thuật, không đúng chức
năng hoặc không đủ điều kiện.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
13
5 Trên cơ sở những hoạt động còn lại mà máy móc, trang thiết bị thực hiện có hiệu quả,
đúng chức năng, chọn ra một hoặc hai hoạt động mà móc máy, trang thiết bị thực hiện
sẽ cho kết quả và hiệu quả nhất. Đó chính là hoạt động hợp lý mà máy móc trang thiết
bị đó cần được bố trí.
Tương tự lựa chọn hoạt động hợp lý cho tất cả các máy móc, trang thiết bị khác, trên cơ
sở đó xem xét nên thay đổi như thế nào với ngành nghề dịch vụ gì, thời gian hoạt động ra
sao, cần đầu tư thêm những gì là tốt nhất.
Kết hợp phân tích tất cả các nguồn lực của hộ/trang trại: đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản
xuất sẽ giúp hộ/trang trại tìm ra các khả năng, phương án tốt nhất và hợp lý nhất sử dụng
nguồn lực của hộ/trang trại.
Khả năng hay phương án hợp lý nhất là khả năng hay phương án sử dụng tốt nhất đất đai, lao
động và tiền vốn. Nếu một phương án sử dụng đất đai tốt nhất nhưng lao động và tiền vốn
không đáp ứng được và không có biện pháp khắc phục thì đó chưa phải là phương án tốt. Tuy
nhiên, việc lựa chọn khả năng, phương án tốt nhất của hộ/trang trại cần chú ý đến mức độ đáp
ứng mục tiêu của hộ/trang trại và nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, một khả năng hay phương án tốt nhất là khả năng hay phương án đáp ứng được mục
tiêu đề ra, sử dụng hợp lý và triệt để các yếu tố nguồn lực và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Báo cáo nghiên cứu trường hợp phân tích nguồn lực đất đai và lao động của hộ/trang trại.
Trường hợp nghiên cứu là ông Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu của nông hộ:
- Nâng cao thu nhập và làm giàu, trở thành một hộ khá giả trong xã.
- Tạo điều kiện tốt để cho con ăn học đầy đủ, có thể theo học các trường chuyên nghiệp (đại
học, cao đẳng), có nghề nghiệp ổn định sau này.
Phân tích nguồn lực đất đai
Đất đai của hộ anh Thuỷ được phản ánh ở bảng 1. Như vậy hộ anh Thuỷ có 70 sào1 đất nông
nghiệp được sử dụng chủ yếu cho trồng cam, ngô. Toàn bộ diện tích này đều do công ty Cao
su Cà phê Nghệ An (CTCSCPNA) quản lý và giao khoán cho hộ gia đình anh với thời hạn 50
năm, trong đó có 20 sào được mua lại quyền nhận khoán từ hộ nông dân khác, việc mua bán
này không có trong quy định của công ty và được thực hiện một cách không chính thức.
Bảng 1. Tình hình sử dụng đất của nông hộ
Chỉ tiêu Diện tích (Sào)
Tỷ lệ
(%) Nguồn gốc đất và tình trạng quản lý
Tổng diện tích 70,6 100
1. Diện tích vườn & nhà ở 0,6 0,8 Đã có sổ đỏ (đất mua lại từ hộ khác)
2. Diện tích trồng cây hàng năm
(ngô) 20,0 28,3 Đất công ty giao 50 năm (từ năm 1993)
3. Đất trồng cây lâu năm (cam) 40,0 56,7
- Cam kinh doanh năm thứ 8 (12 năm
tuổi) 20,0 28,3 Đất công ty giao 50 năm từ năm 1993
- Cam kiến thiết cơ bản năm thứ 4 20,0 28,3 Mua lại từ hộ nông dân khác (thời gian sử dụng 50 năm tính từ năm 1992)
4. Diện tích đất trống (chưa trồng
trọt) 10,0 14,2
Đất nông trường giao 50 năm (từ năm
1993)
1 1 sào = 500m2.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
14
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006.
Phân tích hiện trạng nguồn đất đai:
Diện tích đất đai sản xuất của hộ anh Thuỷ là 70 sào gồm 4 thửa. Các thửa ruộng này được
phân bố ở 2 địa điểm cách nhau chỉ 500m, đây là một sự thuận lợi cho việc quản lý chăm
sóc. Hiện trạng đất đai của 2 thửa trồng cam (40 sào) là loại đất thịt gò đồi khá phù hợp với
cây cam. Đối với thửa trồng ngô (20 sào) và thửa chưa sử dụng (10 sào) là loại đất thịt đồng
bằng khá phù hợp với cây trồng hàng năm. Tuy nhiên, điều kiện thuỷ lợi 2 thửa này khá khó
khăn, ít chủ động. Thửa trồng ngô, thuỷ lợi chỉ giải quyết được trong vòng 1-2 tháng. Thửa
chưa sử dụng hoàn toàn không chủ động thuỷ lợi.
Phân tích tình hình sử dụng nguồn đất đai:
Hiện tại, 40 sào trồng cam, trong đó có 20 sào cho kết quả khá tốt, 20 sào đang còn trong
thời kỳ kiến thiết cơ bản. Kết quả trồng cam được thể hiện bảng sau:
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
15
Bảng 2. Kết quả kinh doanh cam thời kỳ 1998 – 2005 theo phương pháp tính khấu hao
vườn cây
Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng
I. Tổng chi phí 1000đ 11.269 11.669 12.045 13.505 14.745 14.195 15.015 16.165 108.609
1. Chi phí trực
tiếp 1000đ 7.100 7.500 7.600 9.060 10.300 9.750 10.570 10.620 72.500
2. Chi phí tài
chính 1000đ 0 0 0 0 0 0 0 1.100 1.100
3. Thuế và phí2 1000đ 700 700 976 976 976 976 976 976 7.256
4. Chi phí khấu
hao 1000đ 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 3.469 27.753
II. Sản lượng tấn 6 10 15 18 18 21 24 10 122
III. Giá bán/tấn 1000đ 2.000 2.200 2.800 3.100 3.600 4.200 1.600 2.800 22.300
IV. Giá trị sản
lượng 1000đ 12.000 22.000 42.000 55.800 64.800 88.200 38.400 28.000 351.200
V. Thu nhập
hỗn hợp (GM) 1000đ 4.200 13.800 33.424 45.764 53.524 77.474 26.854 15.304 270.344
VI. Lợi nhuận 1000đ 731 10.331 29.955 42.295 50.055 74.005 23.385 11.835 242.591
VII. Lợi nhuận
tính cho 1 sào 1000đ 37 517 1.498 2.115 2.503 3.700 1.169 592 12.130
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2006.
Đối với 20 sào đất trồng ngô. Do điều kiện thuỷ lợi không chủ động nên anh trồng ngô. Tuy
nhiên, trồng ngô là giải pháp tình thế. Hiện tại trồng ngô lỗ..
Đối với 10 sào đất chưa sử dụng, do điều kiện không chủ động thuỷ lợi nên diện tích này
chưa sử dụng.
Bảng 3. Tổng hợp kết quả và hiệu quả sử dụng đất đai của hộ năm 2005
ĐVT: 1.000đ
TT Ngành sản xuất Diện tích (sào)
Tổng thu
(1.000đ)
Tổng chi phí
(1.000đ)
Lợi nhuận
(1.000đ)
Lợi nhuận/chi
phí (đồng)
1 Cam kinh doanh 20 28.000 16.165 11.835 0,73
2 Ngô 20 3.150 3.500 -350 -0,10
3 Cam KTCB 20 0 11.310 -11.310 -1
4 Đất chưa sử dụng 10 0 0 0 0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2006.
Khả năng thay đổi của 20 sào đất hiện đang trồng ngô và 10 sào đất chưa sử dụng là trồng
mía sẽ cho kết quả và hiệu quả cao vì hiện nay nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy đường
NAT&L (nhà máy mía Nghệ An) đang thiếu. Tuy nhiên, cần giải quyết chủ động thuỷ lợi.
Phân tích nguồn lực lao động
) Phân tích thực trạng nguồn lao động
Số lượng lao động
Lao động thường xuyên trong gia đình: 2 người (Anh và Chị, con anh đang trong độ
tuổi đi học nên không tham gia lao động)
Lao động thuê thời vụ chăm sóc và thu hái cam: tuỳ vào công việc cụ thể, khi thuê ít
nhất là 2 người như bơm thuốc BVTV, khi thuê nhiều nhất là 25 người cho việc thu hoạch
cam (chỉ 1-2 ngày) những công việc khác thông thường thuê 5 người.
Chất lượng lao động
- Trong gia đình có 2 lao động đều có trình độ văn hoá 12/12, có kiến thức kỹ thuật
tốt, có kế hoạch làm việc khoa học, cẩn thận và cần cù chăm chỉ.
- Cả 2 lao động đều có kinh nghiệm trồng cam và được tập huấn nhiều lần về kỹ thuật
trồng cam, phòng trừ sâu bệnh, có kiến thức thị trường.
2 Bao gồm các khoản phải nộp cho công ty CSCPNA.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
16
) Phân tích tình hình sử dụng lao động
Tình hình sử dụng 2 lao động chính trong gia đình:- Trồng trọt: cam, ngô (cả 2 lao
động chính của gia đình đều tham gia hoạt động này)
- Buôn bán: bán thuốc bảo vệ thực vật trong vùng (chủ yếu là Chị) và buôn cam từ Nghĩa
Đàn đi Nam Định (hoạt động này do Anh Thuỷ phụ trách)
Tình hình sử dụng lao động thuê không thường xuyên:
- Thuê bơm thuốc bảo vệ thực vật : 2 người
- Thuê thu hái cam 25 người.
Như vậy, lao động chính thứ nhất: Anh Thuỷ là cán bộ địa phương, tham gia nhiều
lần tập huấn trồng cam và rất có kinh nghiệm trong việc trồng cam, thị trường cam nên anh là
lao động chính chăm sóc, quản lý vườn cam và buôn cam đi Nam Định là rất phù hợp với kỹ
năng, sở trường và kinh nghiệm của anh, nên hoạt động trồng cam, buôn cam của anh đạt kết
quả khá cao.
Đối với lao động chính thứ 2: Chị Huyền cũng là cán bộ địa phương, cùng với chồng,
chị cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cam. Bên cạnh đó, chị còn là người hiểu biết
về thị trường thuốc bảo vệ thực vật nên có nhiều kinh nghiệm trong việc buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật trong vùng.
Đối với các lao động thuê chăm sóc và thu hoạch cam chủ yếu là người dân địa
phương, được anh chị thuê nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động này.
Hạn chế và những thay đổi trong sử dụng lao động
Hạn chế trong việc sử dụng lao động chính của gia đình (anh Thuỷ và chị Huyền): do
anh Thuỷ là Bí thư chi bộ, vừa trồng và chăm sóc vườn cam, trồng ngô và buôn cam, chị
Huyền là chủ tịch Hội nông dân xã, vừa trồng cam, ngô và bán thuốc bảo vệ thực vật, nội trợ
và chăm sóc gia đình nên kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực kinh doanh của vợ chồng anh
chị là không có. Cụ thể, trong việc làm đại lý buôn cam Nghĩa Đàn đi Nam Định, anh Thuỷ
bức xúc nói: "Quả là kỳ quặc trong buôn bán vào thời buổi hiện nay, tôi mang cam tới cho
họ, họ dùng cam của tôi để bán, khi nào bán hết thì mới trả tiền cho tôi, họ bán bao nhiêu tôi
không được biết và họ trả cho tôi bao nhiêu tuỳ họ. Khi tôi đã đưa cam tới đó mặc dù không
có những thoả thuận nào về giá cả từ trước như tôi không còn cách lựa chọn nào khác. Tôi
không thể mang cam trở về. Họ đi buôn không bao giờ lỗ, đối với họ miễn sao là bán hết số
hàng mà người buôn như chúng tôi mang tới. Rẻ hay đắt thì họ đều tự trích phần lãi cho
mình". Điều đó cho thấy, do không chuyên sâu trong dây chuyền phân phối cam, hạn chế
trong khâu thông tin thị trường và đặc tính của sản phẩm, nên anh Thuỷ hoàn toàn bị động
trong buôn cam. Như vậy một vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần cải thiện thông tin thị
trường từ đại lý ở chợ đầu mối Nam Định tới anh Thuỷ buôn cam ở Nghĩa Đàn.
Hạn chế trong việc sử dụng các lao động thuê không thường xuyên là tính ổn định của lao
động thuê thấp, do thời gian thuê không dài (1-2 ngày) nên nhiều lao động không gắn bó với
vườn cam của gia đình anh chị. Vì vậy, thay đổi lao động thuê của gia đình anh chị thường
xuyên xảy ra, nên nhiều lao động thuê không đảm trách tốt công việc. Nếu anh thay đổi thuê
2 lao động thời vụ bơm thuốc bảo vệ thực vật bằng 1-2 lao động thường xuyên để chăm sóc
vườn cam như cuốc cỏ thay cho sử dụng thuốc diệt cỏ, đồng thời tiến hành trồng các loại cây
ngắn ngày hoặc kết hợp chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả (vườn cam của anh chị sát
với khu đồi) thì kết quả cao hơn.
Như vậy, kế hoạch trồng cam kinh doanh, buôn cam và bán thuốc bảo vệ thực vật đã giúp vợ
chồng anh Thuỷ bước đầu đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao thu nhập và làm giàu, trở
thành một hộ khá giả trong xã. Qua phân tích cũng cho thấy, cam là cây trồng phù hợp ở đất
này, với diện tích ổn định 40 ha là hợp lý, nằm trong khả năng quản lý của anh. Nếu anh
mua thêm hoặc thuê thêm đất để trồng cam có thể dẫn đến kém hiệu quả bỡi những lý do
sau:
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
17
- Mua hoặc thuê thêm đất để trồng cam yêu cầu vị trí đất đó phải gần vườn cam của gia đình
để dễ quản lý và chăm sóc. Điều đó thường rất khó do đất sản xuất của các hộ khác đã ổn
định.
- Phải bỏ ra lượng tiền ban đầu lớn để mua đất hoặc thuê đất
- Vượt quá khả năng quản lý của anh và gia đình
- Chi phí đầu tư thêm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối dài, nếu không có phương án
tốt về vốn có thể dẫn đến khó khăn về vốn.
CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
HỘ/TRANG TRẠI
Mục tiêu của chủ đề:
Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu:
5 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Nội dung phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh?
5 Cách xác định lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại (How
to calculate the profitability of the farm enterprises?)
5 Thế nào là chi phí, thế nào là kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang
trại? Tính toán được chi phí và kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5 Phân tích lợi nhuận, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, trên cơ
sở đó, so sánh, lựa chọn hoạt động có kết quả và hiệu quả cao nhất.
Phương pháp thực hiện:
Phần lớn các nội dung được thực hiện bằng cách làm bài tập và thảo luận nhóm, sau
đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận. Một ít nội
dung mang tính lý thuyết, giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi để học viên trả lời, lớp thảo
luận và giảng viên kết luận.
Nội dung kiến thức thực hiện:
3.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì?
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Thế nào là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại?
Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:
² Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là việc hộ/trang trại phải
xác định, tính toán, phân tích và so sánh tất cả các khoản lợi nhuận, chi phí bỏ ra với
kết quả thu được, trên cơ sở đó đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hoạt động
nhằm lựa chọn hoạt động có hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.2. Tại sao phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại?
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Tại sao phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại? hay nói khác
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại có tầm quan trọng như thế
nào trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại?
Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:
² Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp hộ/trang trại:
) Xác định và tính toán lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ đó giúp hộ/trang trại lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh tốt hơn
) Xác định và tính toán các khoản chi phí phải bỏ ra. Từ đó cân đối và chủ động
nguồn lực và như vậy hoạt động của hộ/trang trại hợp lý hơn.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
18
) Xác định và tính toán kết quả thu được. Nhờ đó hộ/trang trại có thể biết mức độ
đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu của thị trường.
) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các hoạt động của hộ/trang trại. Từ
đó giúp hộ/trang trại ra các quyết định chuẩn xác hơn trong các hoạt động của mình. Cụ thể
hộ/trang trại có thể biết hoạt động nào là hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất, đầu tư cho yếu
tố nào sẽ cho kết quả cao nhất...
) Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại giúp hộ/trang trại xây
dựng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại.
3.3. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là phân tích những nội dung
nào?
Giảng viên tổng hợp và đi đến kết luận: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang
trại được thực hiện qua 4 nội dung chính:
² Phân tích lợi nhuận,
² Phân tích chi phí sản xuất,
² Phân tích kết quả sản xuất,
² Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại.
3.3.1. Lợi nhuận
Chênh lệch giữa kết quả tính bằng giá trị và chi phí sản xuất chính là lợi nhuận trong sản xuất
kinh doanh của hộ/trang trại.
Công thức tính lợi nhuận:
3.3.2. Phân tích chi phí sản xuất
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Thế nào là chi phí?
Giảng viên tổng hợp và đi đến kết luận:
² Chi phí là toàn bộ hao phí mà hộ/trang trại phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh một sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ nhất định nào đó.
² Có 2 loại chi phí là chi phí biến đổi và chi phí cố định.
¾ Chi phí biến đổi là những hao phí biến đổi theo quy mô sản xuất được sử dụng
trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói khác, chi phí biến đổi là
những chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi.
¾ Chi phí cố định là những chi phí cố định (không thay đổi) khi khối lượng sản
phẩm sản xuất ra thay đổi.
Ngoài chi phí sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm của hộ/trang trại cũng tiêu tốn các chi phí và
những khoản chi phí này được gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Chi phí tiêu thụ sản phẩm là
những khoản chi gắn liền với việc bán sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh, chi phí biến đổi được chia ra làm 2 loại:
¾ Chi phí biến đổi là lao động và
Lợi nhuận (đồng) = Giá trị sản xuất (đồng) - Chi phí sản xuất (đồng)
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
19
¾ Chí phí biến đổi không phải là lao động. Chi phí biến đổi không phải là lao
động bao gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ.
Như vậy có thể hiểu chi phí sản xuất bao gồm các loại sau:
) Chi phí biến đổi không phải là lao động, gồm chi phí vật chất và dịch vụ;
) Chi phí biến đổi là lao động;
) Chi phí cố định.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
20
Bài tập nhóm số 7: Các nhóm sắp xếp các loại chi phí và hoàn thành sơ đồ chi phí:
Ví dụ: Chi phí biến đổi
Tổng chi phí
Chi phí cố định
1. Tổng chi phí 2. Chi phí biến đổi
3. Chi phí cố định 4. Chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng tiền
5. Chi phí biến đổi không phải là lao
động chi trả trực tiếp bằng tiền
6. Chi phí cố định không phải chi trả trực
tiếp bằng tiền
7. Chi phí lao động thuê ngoài chi trả
bằng tiền 8. Chi phí biến đổi vật chất của gia đình
9. Chi phí lao động gia đình 10. Chi phí biến đổi không phải là lao động
11. Chi phí biến đổi là lao động
Đáp án bài 7:
1=2+3 2=10+11 3=4+6 10=5+8 11=7+9
Kết thúc bài tập, 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả các nhóm khác thảo luận. Giảng viên kết
luận. Kết luận của giảng viên phải nêu bật các loại và nội dung của các loại chi phí. Cụ thể:
3.3.2.1. Chi phí biến đổi không phải là lao động
Chi phí biến đổi không phải là lao động là những chi phí biến đổi của các yếu tố đầu vào là
vật chất và dịch vụ bên ngoài không phải là lao động, bao gồm chi phí vật tư (giống, phân
bón, thức ăn gia súc,...) và chi thuê dịch vụ bên ngoài (thuê máy làm đất, thuê máy bơm
nước...). Bao gồm 2 loại: (1) chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng
tiền và (2) chi phí biến đổi vật chất của gia đình.
Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền
Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền là những khoản chi phí
biến đổi thuê ngoài mà hộ/trang trại phải chi trả trực tiếp bằng tiền, bao gồm chi mua vật tư
sản xuất như giống, phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc phòng trừ dịch bệnh, thức ăn cho gia
súc,...và các khoản chi trả dịch vụ thuê ngoài như thuê làm đất bằng máy, thuê máy bơm
nước, thuỷ lợi phí, thuê máy tuốt lúa, thuê vận chuyển...
Chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả trực tiếp bằng tiền được xác định chính là
lượng tiền bỏ ra để chi mua các yếu tố vật chất và chi thuê các dịch vụ bên ngoài, nó chính
bằng khối lượng của yếu tố vật chất và dịch vụ đó nhân với giá đơn vị của yếu tố vật chất và
dịch vụ đó.
Chi phí biến đổi vật chất của gia đình
Chi phí biến đổi vật chất của gia đình là những khoản chi mà gia đình bỏ ra nhưng không trả
trực tiếp bằng tiền mà bằng hiện vật của gia đình. Ví dụ giống lúa để lại từ vụ sản xuất trước
của hộ/trang trại; giống lợn con do lợn nái của hộ/trang trại đẻ ra không bán mà để lại nuôi
thịt; phân xanh hộ/trang trại tự làm; cám, khoai, sắn, rau trong vườn do hộ/trang trại tự sản
xuất dùng làm thức ăn gia súc của hộ/trang trại...
Chi phí biến đổi vật chất của gia đình được hạch toán theo giá mua bán hiện tại trên thị
trường. Nó chính bằng khối lượng của sản phẩm bằng hiện vật nhân với giá thị trường của
sản phẩm hiện vật đó. Trong thực tế, hộ/trang trại ít hạch toán chi phí này trong chi phí sản
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
21
xuất sản phẩm vì khó xác định được giá trị và như vậy chi phí này được tính gộp trong thu
nhập hỗn hợp của hộ/trang trại.
3.3.2.2 Chi phí biến đổi là lao động
Chi phí biến đổi là lao động (hay còn gọi là chi phí lao động) là những hao phí về lao động
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó. Bao gồm 2 loại: (1) chi phí lao động thuê ngoài chi trả
bằng tiền và (2) chi phí lao động gia đình.
Chi phí lao động thuê ngoài chi trả bằng tiền
Chi phí lao động thuê ngoài chi trả bằng tiền là chi phí lao động mà gia đình phải thuê ngoài
để phục vụ sản xuất khi đến mùa vụ hoặc khi cần thiết.
Chi phí lao động thuê ngoài chi trả bằng tiền được hạch toán bằng tổng lượng tiền chi trả
hoặc bằng số công lao động thuê mướn nhân với giá một ngày công thuê mướn ở địa phương
tại thời điểm thuê mướn.
Chi phí lao động gia đình
Chi phí lao động gia đình là chi phí mà các thành viên trong gia đình lao động để sản xuất ra
sản phẩm nhưng không được chi trả bằng tiền như công gia đình chăm sóc, bón phân, công
tỉa dặm hoặc công gia đình cho gia súc ăn, công gia đình chăn dắt gia súc, công của chủ trang
trại quản lý trang trại... Chi phí lao động gia đình bao gồm cả chi phí lao động gia đình đổi
công khi đến mùa vụ.
Chi phí lao động gia đình được hạch toán bằng việc xác định theo giá thị trường của công lao
động thuê. Nó bằng số ngày công lao động gia đình bỏ ra (ước tính) nhân với giá ngày công
lao động thị trường (nếu thuê mướn). Tuy nhiên, trong thực tế, hộ/trang trại không hạch toán
chi phí lao động gia đình vào chi phí sản xuất. Họ thường hay gọi "lấy công làm lãi". Và vì
vậy, chi phí lao động gia đình được tính trong thu nhập hỗn hợp hay giá trị gia tăng.
3.3.2.3 Chi phí cố định
Chi phí cố định là những hao phí không biến đổi theo quy mô sản xuất sản phẩm của hộ/trang
trại, bao gồm các khoản hao phí như tiền thuê mặt bằng hoặc thuê đất sản xuất được trả cố
định hàng tháng hoặc hàng năm; trả lãi tiền vay ngân hàng hàng tháng; chi phí bảo dưỡng,
bảo trì máy móc, thiết bị; khấu hao tài sản cố định... Khấu hao tài sản cố định là chi phí hao
mòn tài sản cố định xảy ra trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Để sản xuất kinh doanh, thông thường hộ/trang trại phải bỏ ra một lượng tiền ban đầu để đầu
tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hoặc tư liệu sản xuất. Các loại tài sản này được gọi là tài
sản cố định. Tài sản cố định thông thường là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng
lâu dài.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, tài sản cố định không bị mất đi mà chỉ hao mòn một phần
giá trị. Vì vậy, đối với tài sản cố định, để xác định chi phí, hộ/trang trại phải tính giá trị hao
mòn của tài sản cố định hay còn gọi là khấu hao. Khấu hao không phải là khoản chi bằng tiền
nhưng vẫn là một chi phí.
Để tính khấu hao một tài sản cố định, hộ/trang trại cần phải biết số năm sử dụng của tài sản
cố định đó, hay số năm tuổi thọ của tài sản cố định đó.
Công thức tính khấu hao tài sản cố định:
Chi phí cố định cũng được chia làm 2 phần: (1) chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng tiền và
(2) chi phí cố định không chi trả trực tiếp bằng tiền.
Chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng tiền là những khoản chi cố định mà hộ/trang trại phải
trả bằng tiền cho người cung cấp như tiền thuê đất, thuê nhà, lãi suất tiền vay, chi sửa chữa,
bảo trì công cụ, dụng cụ và phương tiện sản xuất...
Giá trị của tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định =
Số năm sử dụng tài sản cố định
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
22
Chi phí cố định không chi trả trực tiếp bằng tiền như khấu hao tài sản cố định...
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
23
Bài tập nhóm số 8 xác định chi phí sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
Trường hợp sản xuất Cam ở hộ anh Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa
Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Diện tích trồng cam: 20 sào (1 sào là 500 m2); Năm 2005 là năm vườn cam của anh
Thuỷ đi vào khai thác được 8 năm (thời gian 1 chu kỳ kinh doanh cam là 15 năm).
* Các khoản chi phí đầu vào năm 2006 như sau:
- Anh mua phân bón thúc năm 2005 là: 5.250.000 đồng
- Anh mua thuốc bảo vệ thực vật năm 2005 là: 2.170.000 đồng
- Anh mua dụng cụ chăm sóc và thu hái năm 2005 là: 800.000 đồng (không
phân bổ, không khấu hao)
- Thuê công lao động thời vụ hái cam năm 2005 là: 1.000.000 đồng
- Công lao động gia đình chăm sóc (làm cỏ, bón phân, phun thuốc, tạo tán...)
năm 2005 là: 1.400.000 đồng
- Trả lãi vay năm 2005 là: 1.100.000 đồng
- Các khoản phải nộp cho Công ty năm 2005 là: 976.000 đồng
- Chi phí khấu hao vườn cam năm 2005 là: 3.469.000 đồng
* Sản phẩm đầu ra:
- Sản lượng cam năm 2005: 10.000 kg (10 tấn).
- Đơn giá 1 tấn năm 2005 là: 2.800.000 đồng/tấn.
- Không có sản phẩm phụ.
* Yêu cầu: Anh chị hãy xác định:
+ Chi phí cố định sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Chi phí biến đổi sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Tổng chi phí sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Chi phí chi trả trực tiếp bằng tiền trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Chi phí không chi trả trực tiếp bằng tiền trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm
2005?
3.3.2.4. Xác định chi phí sản xuất
Từ phân tích và tính toán trên, ta có: chi phí sản xuất sẽ bằng tổng tất cả các chi phí
tiêu tốn để sản xuất sản phẩm. Hay chí phí sản xuất BẰNG chi phí cố định CỘNG chi phí
biến đổi không phải lao động CỘNG chi phí lao động.
Cụ thể hơn, chi phí sản xuất BẰNG chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng tiền CỘNG
chi phí cố định không chi trả trực tiếp bằng tiền CỘNG chi phí biến đổi không phải là lao
động chi trả trực tiếp bằng tiền CỘNG chi phí biến đổi vật chất của gia đình CỘNG chi phí
lao động thuê ngoài chi trả bằng tiền CỘNG chi phí lao động gia đình.
Trong thực tế, hộ/trang trại thường chỉ hạch toán chi phí trực tiếp chi trả bằng tiền,
gồm chi phí cố định chi trả trực tiếp bằng tiền, chi phí biến đổi không phải là lao động chi trả
trực tiếp bằng tiền và chi phí lao động thuê ngoài chi trả trực tiếp bằng tiền. Các loại chi phí
khác không phải chi trả trực tiếp bằng tiền ít khi được hộ/trang trại chú ý và hạch toán.
3.3.3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
Giảng viên cho ví dụ cụ thể trong thực tế, sau quá trình sản xuất kinh doanh, hộ/trang trại thu
được những kết quả gì?
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời. Gợi ý của giảng viên sao cho hướng học
viên xác định kết quả theo 2 thước đo là thước đo về mặt hiện vật (kết quả bằng hiện vật) và
thước đo về mặt giá trị (kết quả bằng giá trị).
3.3.3.1. Kết quả bằng hiện vật
Kết quả sản xuất kinh doanh bằng hiện vật là toàn bộ khối lượng vật chất của sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ được sản xuất ra.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
24
Trong thực tế, kết quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại có thể có nhiều loại khác nhau và
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Thông thường, kết quả sản xuất kinh doanh của
hộ/trang trại bao giờ cũng có 1 hoặc nhiều sản phẩm chính và có thể có nhiều loại sản phẩm
phụ (phụ phẩm).
Kết quả về mặt hiện vật cho ta biết quy mô, số lượng và chất lượng của sản phẩm mà
hộ/trang trại mong đợi khi kết thúc quá trình sản xuất. Kết quả về mặt hiện vật cũng phản ánh
mức độ đáp ứng các mục tiêu bằng hiện vật của hộ/trang trại. Ví dụ mục tiêu của hộ/trang trại
về lượng thóc đạt được, số con vật nuôi hoặc số trứng, sữa đạt được... Tuy nhiên, dựa vào kết
quả bằng hiện vật người nông dân chưa thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của quá trình sản
xuất đó, mà phải dựa vào kết quả bằng giá trị.
3.3.3.2. Kết quả bằng giá trị
Kết quả sản xuất kinh doanh bằng giá trị chính là giá trị của sản lượng sản phẩm sản xuất ra,
nó chính là doanh thu hoặc giá trị sản xuất của hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang
trại.
Kết quả bằng giá trị được xác định trên cơ sở kết quả bằng hiện vật nhân với giá đơn vị sản
phẩm được bán trên thị trường.
Cần chú ý rằng, trong thực tế, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có thể được sử dụng
với nhiều mục đích: đem bán thu tiền; để lại gia đình làm lương thực, thực phẩm hoặc làm
thức ăn cho gia súc; để lại làm giống cho quá trình sản xuất tiếp theo... Vấn đề đặt ra là làm
sao phải xác định được hết giá trị của nó, từ đó mới đánh giá được quá trình sản xuất đó có
hiệu quả hay không? Nên sản xuất nữa hay không? Hay nên sản xuất sản phẩm khác...?
Như vậy, giá trị sản phẩm sản xuất của nông hộ/trang trại bao gồm 2 loại: (1) giá trị
sản phẩm chính; (2) giá trị sản phẩm phụ.
Giá trị sản phẩm chính
Giảng viên cần hướng dẫn để học viên đưa ra các ví dụ cụ thể về sản phẩm chính để xác định
giá trị của chúng một cách đầy đủ. Giá trị sản phẩm chính bao gồm:
9 Sản phẩm chính bán ra thị trường: giá trị của sản phẩm chính đem bán được xác
định bằng khối lượng sản phẩm chính đem bán nhân với giá bán đơn vị của sản phẩm chính.
9 Sản phẩm chính được để lại ăn (phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hộ/trang trại):
giá trị của nó được xác định bằng khối lượng sản phẩm chính để lại ăn nhân với giá thị
trường của sản phẩm chính.
9 Sản phẩm chính được để lại làm giống hoặc làm đầu vào của quá trình sản xuất
tạo sản phẩm khác. Ví dụ lúa lấy lại làm giống; gạo lấy làm bún để bán, nấu rượu; sắn lấy
làm thức ăn gia súc... Giá trị của nó được xác định bằng khối lượng sản phẩm để lại nhân với
giá thị trường của sản phẩm tại thời điểm sử dụng.
Giá trị sản phẩm phụ (phụ phẩm)
Sản phẩm phụ (phụ phẩm) là những sản phẩm đi kèm sau khi thu hoạch sản phẩm chính và
giá trị của nó chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng giá trị của sản phẩm chính.
Tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau, giá trị của sản phẩm phụ cũng được xác định khác nhau,
bao gồm:
9 Sản phẩm phụ đem bán. Trong thực tế, nhiều hộ/trang trại thu hoạch sản phẩm chính
xong, phần sản phẩm phụ được bán một lần với lượng tiền nhất định như rơm rạ sau khi thu
hoạch lúa, phân chuồng trong chăn nuôi... Giá trị của nó bằng tổng lượng tiền thu được khi
đem bán.
9 Sản phẩm phụ để ăn hoặc làm đầu vào của quá trình sản xuất khác như cám trong
xay xát gạo, dây và lá khoai lang sau khi thu hoạch củ... làm thức ăn gia súc. Giá trị của nó
được xác định theo giá thị trường hay giá đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo.
Như vậy, toàn bộ giá trị của tất cả các loại sản phẩm mà hộ/trang trại thu được từ kết quả sản
xuất kinh doanh của hộ/trang trại được gọi là giá trị sản xuất hoặc doanh thu.
3.3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
25
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta phải xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh?
V Hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa gì trong việc sử dụng các yếu tố nguồn lực
và lựa chọn sản phẩm để sản xuất của nông hộ/trang trại?
Giảng viên tổng hợp và giải thích cho học viên hiểu:
² Chúng ta phải xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh là vì nguồn lực của chúng ta
luôn có hạn. Vậy chúng ta phải tính toán như thế nào để với số lượng các nguồn lực
hạn chế đó nhưng ta có thể sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc đạt
được giá trị kinh tế/lợi nhuận cao nhất.
Giảng viên đặt câu hỏi sau và chia lớp thành 3 nhóm nhỏ để thảo luận:
V Vậy, để biết được hoạt động nào có hiệu quả kinh tế, chúng ta phải sử dụng những
tiêu thức nào? hay nói khác, chúng ta phải sử dụng chỉ tiêu nào để xác định hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ? Cách xác định từng chỉ tiêu đó?
Giảng viên gợi ý cho học viên hiểu: có 2 cách xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh:
(1) Lợi nhuận tính bình quân cho một đơn vị yếu tố đầu vào và
(2) Thu nhập là phần chênh lệch giữa kết quả bằng giá trị và chi phí trực tiếp bằng
tiền của hộ/trang trại.
3.3.4.1. Lợi nhuận tính bình quân cho một đơn vị yếu tố đầu vào
Trong sản xuất kinh doanh, hộ/trang trại bỏ ra 3 yếu tố nguồn lực chính: đất đai, lao động và
tiền vốn làm đầu vào sản xuất. Các công thức xác định lợi nhuận tính bình quân cho một đơn
vị yếu tố đầu vào của sản xuất như sau:
3.3.4.2. Thu nhập của hộ/trang trại
Thu nhập của hộ/trang trại là toàn bộ giá trị sản phẩm hộ/trang trại thu được sau khi trừ đi chi
phí sản xuất mà hộ/trang trại chi trả trực tiếp bằng tiền.
Công thức xác định thu nhập hỗn hợp:
Thu nhập = Giá trị sản xuất - Chi phí sản xuất chi trả
(đồng) (đồng) trực tiếp bằng tiền (đồng)
Thu nhập Giá trị Chi phí biến đổi Chi phí lao động thuê Chi phí cố định
= sản xuất - chi trả trực tiếp - ngoài chi trả trực tiếp - chi trả trực tiếp
(đồng) (đồng) bằng tiền (đồng) bằng tiền (đồng) bằng tiền (đồng)
Lợi nhuận/1 ngày Tổng lợi nhuận (đồng)
công lao động (đồng) Tổng ngày công lao động (ngày công)
=
Lợi nhuận/1 ha (1 sào) đất/năm Tổng lợi nhuận/năm (đồng)
(đồng/ha (sào)/năm) Tổng diện tích đất sản xuất (ha/sào) =
Lợi nhuận/1 đồng vốn/năm Tổng lợi nhuận/năm (đồng)
(đồng/năm) Tổng số vốn sản xuất/năm (đồng) =
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
26
Bài tập số 9: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
Trường hợp sản xuất Cam ở hộ anh Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa
Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong bài tập số 8.
Anh chị hãy xác định:
+ Thu nhập hỗn hợp trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Lợi nhuận trong sản xuất cam của anh Thuỷ năm 2005?
+ Lợi nhuận tính trên 1 sào trồng cam của anh Thuỷ năm 2005?
CHỦ ĐỀ 4: PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CẢI THIỆN THU
NHẬP, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA HỘ/TRANG TRẠI
Mục tiêu của chủ đề:
Kết thúc chủ đề này, các học viên có thể hiểu:
5 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì? Tầm quan trọng trong việc
phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại?
5 Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại và các biện
pháp phòng tránh, khắc phục rủi ro.
5 Một số biện pháp nhằm cải thiện thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của hộ/trang trại.
Phương pháp thực hiện:
Phần lớn các nội dung được thực hiện bằng cách làm bài tập tình huống và thảo luận
nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên kết luận.
Nội dung kiến thức thực hiện:
4.1. Phân tích rủi ro
4.1.1. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nông hộ/trang trại là gì?
Giảng viên gợi ý và đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại, có phải lúc nào hộ/trang trại đầu tư đều
thu được kết quả như mong muốn hoặc có thể gặp phải nhiều trường hợp kết quả sản
xuất kinh doanh giảm thấp? Số lượng sản phẩm mất mát, hư hỏng hoặc giảm thấp
không lường trước được thường do một số nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân
này được gọi là rủi ro. Vậy, rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là gì?
Thu nhập/1 đồng vốn/năm Tổng thu nhập/năm (đồng)
(đồng/năm) Tổng số vốn sản xuất/năm (đồng) =
Thu nhập/1 ngày Tổng Thu nhập (đồng)
công lao động (đồng) Tổng ngày công lao động (ngày công)
=
Thu nhập/1 ha (1 sào) đất/năm Tổng thu nhập/năm (đồng)
(đồng/ha (sào)/năm) Tổng diện tích đất sản xuất (ha/sào) =
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
27
Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:
² Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nông hộ/trang trại là sự mất mát khối lượng sản
phẩm hoặc sự giảm sút kết quả sản xuất một cách đáng kể so với kết quả đạt được
trong điều kiện sản xuất bình thường mà hộ/trang trại không thể tính toán, dự đoán
trước.
² Hay nói khác, rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại là những tác hại bất
thường xảy ra mà hộ/trang trại không thế lường trước nhưng phải chấp nhận để xử lý.
4.1.2. Tại sao hộ/trang trại phải phân tích rủi ro?
Giảng viên đặt câu hỏi để học viên trả lời:
V Một vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta phải phân tích rủi ro? Phân tích rủi ro có tầm
quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
Giảng viên tổng hợp ý kiến trả lời, giải thích để đi đến kết luận:
² Phân tích rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sản xuất kinh doanh của
hộ/trang trại, giúp hộ/trang trại:
Nhận biết và dự đoán được các loại rủi ro thường xảy ra;
Phân loại rủi ro, nhận ra các loại rủi ro có thể phòng tránh và rủi ro không thể
phòng tránh nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro;
Có biện pháp chủ động phòng tránh hoặc khắc phục rủi ro, tránh thiệt hại đáng
tiếc xảy ra.
Việc phân loại rủi ro là rất quan trọng, có nhiều cách để phân loại rủi ro như sau:
1. Dựa vào yếu tố rủi ro bên trong hoặc bên ngoài hộ/trang trại có rủi ro từ bên trong của
hộ/trang trại như bệnh dịch, tai nạn lao động... và rủi ro từ bên ngoài của hộ/trang trại như
thời tiết khí hậu, thị trường...
2. Dựa vào yếu tố gây ra rủi ro ta có thể phân rủi ro do tự nhiên thời tiết khí hậu, rủi ro do
yếu tố sinh học, rủi ro do yếu tố kinh tế, thị trường, rủi ro do chính sách của chính phủ và các
rủi ro khác.
Căn cứ vào điều này giúp chúng ta tập trung và nhận ra đâu là rủi ro chính, cốt lõi và quan
trọng từ đó tập trung phòng tránh hoặc có biện pháp khắc phục rủi ro này.
4.1.3. Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại
Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm làm bài tập nhóm để xác định các
loại rủi ro thường xảy ra trong sản xuất kinh doanh trong thực tế ở địa phương.
Sau đó, đại diện các nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên rút ra kết luận. Kết
luận của giảng viên cần tập trung vào một số rủi ro thường gặp sau:
) Rủi ro do thiên nhiên: Thiên nhiên thường gây ra nhiều rủi ro hết sức bất thường.
Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, rủi ro do thiên nhiên thường xuyên và chủ yếu. Các
loại rủi ro do thiên nhiên như hạn hán làm khô kiệt nước tưới; bão lụt gây ngập úng, xói lở
đồng ruộng; dịch bệnh làm cây sinh trưởng phát triển kém, mất mùa, ô nhiễm môi trường làm
vật nuôi bệnh tật, động đất, núi lửa...
) Rủi ro do thị trường hoặc xã hội gây ra: Các loại rủi ro do thị trường hoặc xã hội
gây ra cũng là rủi ro thường gặp trong điều kiện hiện nay, đặc biệt trong quá trình toàn cầu
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các loại rủi ro do thị trường gây ra thường gặp như lượng một loại vật tư nông nghiệp
nào đó trên thị trường khan hiếm; giá cả vật tư nông nghiệp hoặc dịch vụ thuê ngoài tăng cao;
thiếu tiền vốn phải vay ngoài với lãi suất tiền vay cao; giá cả đầu ra của sản phẩm giảm
mạnh; nhu cầu thị trường của sản phẩm giảm; sản phẩm từ nước ngoài hoặc vùng khác chất
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
28
lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn, tiện dụng hơn... xâm nhập cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm
của hộ.
Rủi ro do xã hội gây ra thường gặp như tai nạn lao động, gặp kẻ xấu phá hoại hoặc lừa
đảo, hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, thiếu an toàn gây ra cháy nổ, sản phẩm nhiễm
bẩn, nhiễm độc thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm bị xã hội lên án...
) Rủi ro do chính sách nhà nước: nhà nước thay đổi chính sách theo hướng bất lợi
cho sản phẩm của hộ/trang trại.
Rủi ro do sự thay đổi về chính sách của nhà nước thường gặp như đất đai của hộ/trang
trại nằm trong khu quy hoạch nhà nước thu hồi; chính sách quy hoạch của nhà nước nhưng bị
thất bại ví dụ quy hoạch vùng nguyên liệu mía nhưng xa nhà máy đường hoặc nhà máy
đường di dời hoặc không có thị trường sản phẩm đầu ra; thay đổi của nhà nước làm hạn chế
hoặc cạn kiệt các yếu tố đầu vào sản xuất của hộ, hoặc nhà nước khuyến khích các loại sản
phẩm thay thế và hạn chế sản phẩm hộ/trang trại đang sản xuất...
4.1.4. Biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro
Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để xác định các loại rủi ro
thường xảy ra trong sản xuất kinh doanh nêu trên.
Sau đó, đại diện các nhóm báo cáo kết quả và lớp thảo luận, giảng viên rút ra kết luận. Kết
luận của giảng viên cần tập trung vào một số biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro sau:
a.Biện pháp dự đoán trước để loại bớt rủi ro thường gặp
Đây là biện pháp phòng tránh rủi ro chủ động và tích cực, bằng những kinh nghiệm thực tế
với những rủi ro thường gặp hoặc thông qua người nhiều kinh nghiệm, chuyên gia để loại bỏ
tối đa các rủi ro. Cụ thể:
) Hộ/trang trại phải xác định mục tiêu, phân tích nguồn lực và thị trường, xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, nhằm chủ động phòng và tránh rủi ro về thị
trường tiêu thụ, giá cả đầu ra, thiên tai, dịch bệnh...
) Bố trí lịch thời vụ chính xác tránh thời điểm dịch bệnh bùng phát, tránh lụt bão, hạn
hán...
) Chủ động vật tư trang thiết bị tránh thời điểm vật tư khan hiếm, giá cả vật tư tăng
cao;
) Chủ động thời điểm thu hoạch và bán sản phẩm đầu ra ở lúc giá cao, tránh lúc giá
cả sản phẩm đầu ra xuống thấp...
b. Biện pháp chủ động san sẻ rủi ro
Đây là biện pháp mới tiên tiến, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học
tính toán qua nhiều năm, nhiều chu kỳ sản xuất các rủi ro có thể xảy ra và xác định mức thiệt
hại trung bình của các rủi ro. Dựa vào những tính toán này, nhà nước hoặc các công ty bảo
hiểm thành lập quỹ bảo hiểm sản xuất kinh doanh. Hộ/trang trại sản xuất kinh doanh tham gia
mua bảo hiểm khi được mùa hoặc lúc sản xuất bình thường để khi có rủi ro nhà nước hoặc
công ty bảo hiểm sẽ chi trả bảo hiểm để hộ khắc phục và xử lý rủi ro.
c. Biện pháp san sẻ rủi ro với cộng đồng
Biện pháp san sẻ rủi ro với cộng đồng là biện pháp xử lý rủi ro bằng việc tham gia vào các
hoạt động phòng ngừa chung của cộng đồng như cùng chung dập dịch bệnh, thực hiện chung
theo các phong trào phòng chống của địa phương, của cộng đồng. Khi có thiên tai xảy ra,
hộ/trang trại phải ý thức tự giác cùng cộng đồng để dập dịch bệnh và cùng san sẻ rủi ro
chung. Thực hiện tốt điều này giúp hộ có thể phần nào tránh được các rủi ro lây lan.
d. Biện pháp chấp nhận để khắc phục rủi ro
Biện pháp chấp nhận để khắc phục rủi ro là biện pháp xử lý rủi ro bằng cách chấp nhận rủi ro
(trường hợp bất khả kháng) và tìm cách khắc phục khác. Sau khi đã áp dụng tất cả các biện
pháp đối phó ở trên mà vẫn còn có một phần lớn hậu quả rủi ro hiện tại không thể khắc phục
nổi, thì hộ/trang trại buộc phải chấp nhận rủi ro.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
29
Trường hợp này thông thường hộ/trang trại phải điều chỉnh lại các mục tiêu, chấp nhận mất
mát nguồn lực, thay đổi phương án sản xuất khác có lợi hơn và rút kinh nghiệm để phòng
tránh rủi ro lần sau.
4.2. Các biện pháp nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang
trại
Giảng viên đưa ra tình huống để các nhóm phân tích và đưa ra các phương án để nâng cao
thu nhập và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại.
Bài tập số 10: Bài tập tình huống nâng cao thu nhập hỗn hợp của hộ/trang trại
Trường hợp sản xuất Cam ở hộ anh Đặng Thanh Thuỷ, thôn Tân Thịnh, xã Nghĩa Hiếu,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An dựa trên cơ sở tình huống trong bài tập số 8.
Tình huống:
1. Như bài tập 8.
2. Do lao động thuê hái cam không có, nên anh quyết định dùng lao động của gia đình hái
toàn bộ cam mà không thuê lao động. Nếu gia đình anh hái cam, thời gian hái sẽ dài ra, nên
sản lượng thu hái và thời điểm bán cam có khác. Cụ thể sản lượng:
+ 3 tấn đầu vụ (hái sớm), bán với giá 3.000.000 đồng/tấn
+ 3 tấn chính vụ, bán với giá 2.800.000 đồng/tấn
+ 3 tấn cuối vụ, bán với giá 2.900.000 đồng/tấn
+ Khoảng 1 tấn hái không kịp, hư hỏng.
3. Anh Thuỷ bán cả sản lượng vườn cam năm 2005 cho ông Thiện buôn cam với giá cả vườn
cam năm 2005 là 26.000.000 đồng. Được biết, trong trường hợp này anh Thuỷ không phải
mua dụng cụ chăm sóc và thu hái năm 2005.
Anh chị hãy xác định các biện pháp khác nhau để nâng cao thu nhập hỗn hợp trong hoạt động
thu hoạch và bán cam năm 2005 của anh Thuỷ? Theo anh chị, anh Thuỷ nên chọn tình huống
1 hoặc tình huống 2, giải thích vì sao? có số liệu chứng minh.
Kết thúc bài tập số 10. Giảng viên đưa ra một số kết luận và biện pháp sau:
) Cách thay đổi nào tốt nhất làm tăng thu nhập của hộ/trang trại. Các hộ/trang trại có
thể so sánh các cách khác nhau tìm xem cách nào là cách tốt nhất là tăng thu nhập của
hộ/trang trại
) Thay đổi nhằm giảm chi phí: Các hộ/trang trại có thể so sánh chi phí từ các yếu tố
nguồn lực đưa vào sản xuất của hộ với nhau và với thị trường. Từ đó quyết định sử dụng
nguồn lực hiện tại hoặc thay đổi nguồn của hộ hoặc thuê mướn nguồn lực trên thị trường.
Một số các trường hợp cụ thể thay đổi nhằm làm giảm chi phí sản xuất:
Trong điều kiện sản lượng sản phẩm làm ra không đổi hoặc tăng lên, hộ/trang trại có
thể:
¾ Thay đổi nguồn lực của hộ làm chi phí giảm hoặc sử dụng nguồn lực dư thừa thay
nguồn lực khan hiếm để có lợi hơn.
¾ Lựa chọn nguồn lực bên ngoài có chi phí thấp thay cho nguồn lực của hộ có chi phí
cao. Ví dụ thuê lao động thời vụ thay cho thuê lao động thường xuyên; thuê máy móc thiết bị
trong thời gian ngắn thay vì phải bỏ vốn mua máy móc thiết bị...
¾ Thay đổi lịch thời vụ nhằm điều chỉnh thời gian sản xuất sử dụng khối lượng nguồn
lực ít khan hiếm và giá cả thấp.
) Thay đổi nhằm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị sản xuất: hộ/trang trại hoàn toàn có
thể lựa chọn thời gian thu hoạch và thời gian bán sản phẩm để tăng doanh thu hoặc tăng giá
trị sản xuất.
Các trường hợp thay đổi nhằm tăng doanh thu hoặc tăng giá trị sản xuất thường gặp:
Thay đổi lịch thời vụ sớm hơn hay muộn hơn để chọn thời điểm thu hoạch có sản
phẩm đầu ra khan hiếm và giá bán cao hơn so chính vụ.
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
30
Thay đổi nguồn lực đầu vào, đặc biệt là yếu tố công nghệ mới để tăng khối lượng sản
phẩm sản xuất ra.
Thay đổi trong khâu tiêu thụ sản phẩm như khuyến mãi, giảm giá, hậu đãi... nhằm
tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu.
) Thay đổi lịch thời vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Thay đổi
lich thời vụ để tránh thiên tai dịch bệnh và sử dụng hợp lý đầu vào có giá cả thấp và tiêu thụ
sản phẩm đầu ra với giá bán cao. Thay đổi cơ cấu muà vụ như sản xuất vụ đông và đông
xuân, bỏ hè thu... Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng cây trồng, vật nuôi có giá
trị kinh tế cao sẽ ...
) Thay đổi phương hướng sản xuất và ngành nghề dịch vụ: trong một số trường hợp,
sản xuất ngành nghề dịch vụ hiện tại không có hiệu quả, hộ/trang trại cần suy nghĩ sản xuất
ngành nghề dịch vụ khác phù hợp với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất.
5. Kết luận
5.1. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại và mục tiêu của hộ/trang trại
Cần nhấn mạnh: Kinh tế hộ khác kinh tế trang trại về quy mô đầu tư sản xuất, sử dụng các
yếu tố nguồn lực (đất đai, lao động, vốn) và tính chất sản xuất của kinh tế hộ và kinh tế trang
trại khác nhau.
Mục tiêu của hộ thường là mục tiêu gia đình. Mục tiêu trang trại thường là mục tiêu
tài chính. Tuy nhiên, đạt được mục tiêu tài chính là rất quan trọng, nhờ đó nên hộ/trang trại
đạt mục tiêu gia đình.
5.2. Nguồn lực của hộ/trang trại
Nguồn lực của hộ/trang trại gồm: nguồn lao động, nguồn đất đai và nguồn vốn, tư liệu sản
xuất.
Phân tích nguồn lao động của hộ cần chú ý:
- Tình hình cung lao động: dựa vào khả năng cung lao động của gia đình hộ/trang trại
và thuê mướn
- Tình hình cầu lao động: dựa vào nhu cầu lao động của gia đình và các hoạt động
mang tính thời vụ
Phân tích nguồn lao động cần chú ý đến kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng quản lý
sản xuất kinh doanh nông nghiệp, điều này là cực kỳ quan trọng
Phân tích nguồn đất đai của hộ cần chú ý:
- Hình thức sở hữu đất đai của hộ/trang trại (giao cấp lâu dài, thừa kế, thuê mướn, khai hoang
phục hoá…
- Điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, chất đất, thời tiết khí hậu, vị trí địa lý…
- Điều kiện sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng khác…
- Phân tích khả năng/phương án thay đổi để sử dung đất đai tốt nhất.
Phân tích nguồn vốn và tư liệu sản xuất của hộ cần chú ý:
- Vốn cố định như đầu tư đất đai, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi, máy móc thiết
bị… và vốn lưu động dùng vào sản xuất như tiền mua giống, phân thuốc,…
- Cần phân tích và xác định vốn nào là cần thiết hơn, hạn chế về vốn là gì? từ đó xác
định xem hộ/trang trại có cần phải tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất?
- Phân tích tư liệu sản xuất cần chú ý đến hiện trạng, tình hình sử dụng và khả năng
thay đổi để sử dụng tư liệu sản xuất tốt hơn.
Phân tích các yếu tố nguồn lực cần phối hợp cả 3 yếu tố nguồn lực chính của hộ/trang
trại. Tìm ra những điểm thuận lợi nhất của các yếu tố nguồn lực và hạn chế của chúng, từ đó
đề ra biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó giúp hộ/trang trại lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
tốt nhất.
5.3 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại cần chú ý:
- Phân tích lợi nhuận, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất mà bất kỳ hộ/trang trại nào cũng
quan tâm
DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
31
- Phân tích chi phí. Cần nhấn mạnh, chi phí sản xuất chi trả trực tiếp bằng tiền và chi phí sản
xuất không chi trả trực tiếp bằng tiền (thường là chi phí hiện vật của gia đình). Từ đó xác
định thu nhập của hộ/trang trại.
- Phân tích kết quả sản xuất cần chú ý kết quả bằng giá trị, cơ sở để xác định thu nhập của
hộ/trang trại
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ/trang trại cần chú ý:
+ Lợi nhuận tính trên một đơn vị nguồn lực (lợi nhuận/ha đất, lợi nhuận/sào, lợi nhuận/ngày
công lao động, lợi nhuận/1 đồng vốn…)
+ Thu nhập của hộ (GM - Gross Margin) tính trên một đơn vị nguồn lực (GM/ha đất,
GM/sào, GM/ngày công lao động, GM/1 đồng vốn…)
5.4. Phân tích rủi ro cần chú ý
- Phân loại rủi ro để có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hoặc khắc phục rủi ro
- Xác định các rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp phòng
tránh, giảm thiểu hoặc khắc phục rủi ro.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_88__558.pdf