Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa

Biển và đại dương tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển và đại dương không chỉ là nơi giao thông thuận lợi mà còn là nơi cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào. Là kho khoáng sản giàu có vô tận đủ sức thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người nếu như con người sử dụng và bảo tồn nó một cách đúng mực. Nhiều nhà kinh kế đã kết luận “ Nền kinh tế tương lai là nền kinh tế đại dương thế giới”. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy phạm pháp lý về biển ngày càng cấp bách. Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958, đã đi đến 4 Công ước về luật biển. Hội nghị Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ (1960) nhưng không có kết quả. Và gần đây hội nghị Luật biển lần thứ 2 được tiến hành, họp tất cả 11 khóa trong 9 năm và cuối cung đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ( sau đây gọi tắt là Công ước 1982). Thềm lục địa – vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng và hấp dẫn. Tại hội nghị Luật biển lần thứ nhất ở Gionevơ (1958) cùng với kết quả chung, hội nghị đã thông qua “ Công ước về thềm lục địa”. Đây là một trong những văn kiện pháp lý đầu tiên về thềm lục địa. Trong Công ước 1982 cũng quy định một số vấn đề về thềm lục địa.

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Biển và đại dương tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển và đại dương không chỉ là nơi giao thông thuận lợi mà còn là nơi cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào. Là kho khoáng sản giàu có vô tận đủ sức thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người nếu như con người sử dụng và bảo tồn nó một cách đúng mực. Nhiều nhà kinh kế đã kết luận “ Nền kinh tế tương lai là nền kinh tế đại dương thế giới”. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy phạm pháp lý về biển ngày càng cấp bách. Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958, đã đi đến 4 Công ước về luật biển. Hội nghị Luật biển lần thứ hai cũng tại Giơnevơ (1960) nhưng không có kết quả. Và gần đây hội nghị Luật biển lần thứ 2 được tiến hành, họp tất cả 11 khóa trong 9 năm và cuối cung đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về luật biển ( sau đây gọi tắt là Công ước 1982). Thềm lục địa – vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng và hấp dẫn. Tại hội nghị Luật biển lần thứ nhất ở Gionevơ (1958) cùng với kết quả chung, hội nghị đã thông qua “ Công ước về thềm lục địa”. Đây là một trong những văn kiện pháp lý đầu tiên về thềm lục địa. Trong Công ước 1982 cũng quy định một số vấn đề về thềm lục địa. Với mong muốn tìm hiểu về quy chế pháp lý cũng như cách xác định thềm lục địa trong luật biển quôc tế, em xin chọn đề Phân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa. Do hiểu biết còn chế, thời gian đào sâu nghiên cứu còn chưa nhiều nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô góp ý, chỉnh sửa để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Khái niệm thềm lục địa chính thức được nêu ra trong Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman ngày 28/9/1945, được pháp điển hóa trong Công ước Giơnevơ về thềm lục địa năm 1958. Tuy nhiên, cho đến Hội nghị Luật biển lần thứ ba với sự ra đời của Công ước Luật biển 1982, khái niệm về thềm lục địa mới thực sự hoàn chỉnh, thể hiện được mối quan hệ giữa một khái niệm pháp lý với một hiện tượng vật chất của sự kéo dài tự nhiên của đất liền ra phía biển. I. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 SO VỚI CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ 1958 VỀ THỀM LỤC ĐỊA 1. Ranh giới ngoài của thềm lục địa Điều 1 Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa đã đưa ra định nghĩa Thềm lục địa. Theo đó, thềm lục địa được hiểu là: “đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200m nước hoặc vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài nguyên thiên nhiên của khu vực đó”. Theo quy định này của Công ước, ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định bởi hai tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn độ sâu 200m, pháp điển hóa tiêu chuẩn mà tuyên bố Truman đưa ra – một tiêu chuẩn ấn định. - Tiêu chuẩn khả năng khai thác – một tiêu chuẩn động, mâu thuẫn với tiêu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật khai thác thềm lục địa của quốc gia ven biển. Nó tạo ra sự bất bình đẳng của các quốc gia. Rõ ràng các tiêu chí dùng để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo công ước trên thể hiện sự không khoa học, vì: Thứ nhất, nếu căn cứ vào tiêu chuẩn độ sâu 200m để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa nước ven biển thì giới hạn này thường tỏ ra thiếu thực tế với nước có bờ biển lồi lõm thì thềm lục địa xác định theo tiêu chuẩn này sẽ quá hẹp so với nước có bờ biển bằng phẳng, dẫn đến sự thiếu công bằng trong việc hưởng quyền lợi chính đáng từ việc khai thác, sử dụng thềm lục địa của quốc gia đó. Thứ hai, nếu kết hợp cả tiêu chuẩn để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa sẽ dẫn đến hệ quả: Tiêu chuẩn 200m sẽ triệt tiêu tiêu chuẩn khả năng khai thác hoặc ngược lại. Thứ ba, các tiêu chuẩn này không xuất phát từ bản chất cấu trúc của thềm lục địa (vốn là phần kéo dài tự nhiên của lục địa đất liền), nên việc căn cứ vào khả năng khai thác để hoạch định thềm lục địa sẽ có lợi cho các quốc gia có nền kĩ thuật tiên tiến, điều này ảnh hưởng đến sự tồn tại của vùng di sản chung của loài người (vốn là vùng giáp liền với thềm lục địa phía bên ngoài). Chính do những hạn chế này của công ước Giơnevơ 1958 mà việc áp dụng các quy định của nó trong vấn đề hoạch định thềm lục địa gặp nhiều khó khăn, bất cập và tranh chấp giữa các quốc gia trên thực tế có vùng biển chồng lấn. Khắc phục và hoàn thiện hơn nữa các quy định về thềm lục địa, Hội nghị luật biển Quốc tế lần thứ ba tại NewYork kéo dài 9 năm với 11 phiên họp thực sự là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc xây dựng và pháp điển hóa luật biển với thành công rực rỡ đó là Công ước luật biển 1982. Một trong những thành công của Công ước luật biển 1982 đó là đã đưa ra được định nghĩa thể hiện rõ bản chất của thềm lục địa cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý (khoản 6, 7, 8 Công ước luật biển 1982). Rõ ràng, công ước 1982 đã có sự khắc phục rất lớn so với công ước 1958 và thay đổi về chất trong việc định ra tiêu chuẩn pháp lý – kĩ thuật để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý, nhằm đảm bảo cho nước ven biển có một vùng thềm lục địa trung bình hoặc tối thiểu đối với bờ biển không thuận lợi và cũng là sự giới hạn cần thiết cho một yêu sách về vùng thềm lục địa rộng, để không quá lấn vào biển cả và vùng di sản chung của nhân loại. Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất và tiêu chuẩn khoảng cách thay cho hai tiêu chuẩn không hợp lý được quy định trong công ước 1958 (phụ lục hình vẽ số 1).Việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa được chia làm hai trường hợp: - Trường hợp thứ nhất: Đối với các quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa gần hơn, hoặc chỉ cách đường cơ sở dùng để xác định chiều rộng lãnh hải một khoảng các là 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ được bằng hoặc mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở (khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển 1982). - Trường hợp thứ hai: các quốc gia ven biển có ranh giới ngoài của rìa lục địa lớn hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý đến các khoảng cách 250 hải lý, 300 hải lý, 350 hải lý hoặc rộng hơn thế. Đối với những trường hợp này, các khoản còn lại của Điều 76 Công ước luật biển 1982 đã cụ thể hóa cách thức xác định bằng việc dùng Công thức Gardiner, kết hợp với tiêu chuẩn khoảng cách (tức dựa vào đường cơ sở hoặc đường đẳng sâu) để hiện thực hóa những ranh giới pháp lý này. Theo đó có 2 phương pháp xác định (phụ lục hình vẽ số 2): Ÿ Dựa vào bề dày tầm tích: đường vạch nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa. Điểm xác định được chính là chân dốc lục địa. Có 2 phương pháp để xác định độ dày trầm tích, đó là: khoan trực tiếp vào lớp trầm tích hoặc chạy địa chấn. Ÿ Dựa vào khoảng cách (chân dốc lục địa) đường vạch nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý. Với những quy định cụ thể trên, công ước luật biển 1982 đã xác định và khẳng định mối liên quan giữa thềm lục địa, một khái niệm pháp lý, với rìa lục địa, một hiện thực địa tầng học. Đồng thời nó cũng nêu bật tính chất hơn hẳn của nguyên tắc khoảng cách, nguyên tắc cho phép quốc gia ven biển có thể yêu sách mở rộng thềm lục địa tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở, cho dù tồn tại hay không sự kéo dài tự nhiên về mặt vật chất của thềm lục địa. 2. Quy chế pháp lý Quy chế pháp lý về thềm lục địa được quy định tại Công ước Giơnever năm 1958 và công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 có một số điểm giống nhau về khối lượng quyền, tính chất quyền và mục đích thực hiện quyền. Trong các điểm đó thì tính chất quyền của cả hai công ước đều là thẩm quyền riêng biệt. Tuy nhiên, so với công ước 1958 thì công ước 1982 có một số điểm phát triển, mới hơn. Cụ thể: - Về giới hạn không gian các quyền: Theo quy định tại Điều 3 công ước Giơnever 1958 thì: “Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không được đụng chạm và không được phương hại tới chế độ pháp lý của vùng nước phía trên thềm lục địa cũng như vùng trời trên vùng nước này”. Theo công ước 1982, khoản 1, Điều 78 quy định tương tự như thế: “Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên hay vùng trời trên vùng nước này”. Tuy nhiên khác với công ước 1958, ngoài giới hạn không gian để quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa theo công ước luật biển năm 1982 đã thay đổi nhiều. Nhân tố làm nền tảng cho toàn bộ chế độ pháp lý của thềm lục địa là thuyết thềm lục địa: Là phần kéo dài tự nhiên của lục địa quốc gia ven biển. Nó giải thích tại sao chỉ có quốc gia ven biển chứ không phải quốc gia khác được quyền thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa. Đây là một trong những nhân tố căn bản làm cho chế độ pháp lý của thềm lục địa theo công ước về luật biển năm 1982 có chất mới hơn so với chế độ pháp lý của thềm lục địa theo công ước năm 1958. - Về mục đích thực hiện quyền (quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại thềm lục địa): Khoản 2, Điều 5 Công ước Genieve 1958 quy định: Quốc gia ven biển có quyền xây dựng, duy trì, khai thác và sử dụng ở thềm lục địa các công trình thiết bị và các công trình khác cần thiết cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ các công trình, thiết bị này. Điều 80 (Dẫn chiếu điều 60) công ước luật biển năm 1982 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị công trình ở thềm lục địa. Ÿ Khác với điều 5 công ước Genieve 1958, công ước về luật biển năm 1982 ngoài việc quy định có quyền thực hiện xây dựng, còn có quyền cho phép và quyết định việc xây dựng, khai thác, sử dụng không những công trình và thiết bị mà cả các đảo nhân tạo, các quyền này của các quốc gia ven biển là riêng biệt. Mục đích của việc xây dưng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, công trình và thiết bị được Công ước về luật biển năm 1982 quy định đầy đủ hơn, đó là: Vào các mục đích thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên và các mục đích kinh tế khác. Ÿ Cũng như công ước 1958, Công ước về luật biển năm 1982 quy định rằng các đảo nhân tạo, thiết bị công trình không được hưởng quy chế các đảo. Điều này có ý nghĩa là các đảo nhân tạo, thiết bị công trình không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì tới hoạch định ranh giới các vùng biển. Tuy nhiên, cũng như Công ước Genieve 1958, Công ước về luật biển năm 1982 quy định: các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị thuộc quyền tài phán đối với quốc gia ven biển. Nhưng để khắc phục điểm chưa được của Công ước 1958 về quy chế các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị khác, Công ước về luật biển năm 1982 quy định cụ thể rằng: Các quyền tài phán này bao gồm cả các quyền ban hành luật lệ và quy định về hải quan, thuế khóa, an ninh và nhập cư. Ÿ Về thiết lập vùng an toàn, ngoài điểm tương tự công ước 1958 như: quyền lập vùng an toàn, chiều rộng tối đa là 500m, công ước về luật biển năm 1982 đã quy định rõ hơn về quy chế vùng này: “ Tất cả tầu thuyền phải tôn trọng các vùng an toàn và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, thiết bị công trình và vùng an toàn (Điều 80, dẫn chiếu khoản 6, Điều 60). - Về việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa: Theo Công ước 1958, đây là quyền tối cao của quốc gia ven biển. Theo đó, các quốc gia khác không được thực hiện bất kỳ quyền lực nào, bất kỳ quyền gì ở thềm lục địa của quốc gia ven biển nếu không được sự cho phép của quốc gia này. Đối với Công ước 1982 (Điều 79) tất cả các quốc gia có quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa nhưng phải tuân thủ các điều kiện (không gây cản trở quốc gia ven biển thực hiện quyền của mình tiến hành các biện pháp thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên…). Có thể nói, công ước này đã thể hiện được chức năng đa dạng của khoa học kỹ thuật: gồm các điều khoản điều chỉnh việc nghiên cứu ứng dụng đại dương nhằm sử dụng, khai thác, giữ gìn tài nguyền biển. Do vậy Công ước 1982 đã tạo được một bước tiến đáng kể so với Công ước 1958 về việc điều chỉnh pháp lý quốc tế việc nghiên cứu khoa học ở đáy biển. - Về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển: Đối với vấn đề này, công ước 1982 đã hệ thống toàn bộ các quy phạm pháp lý quốc tế về bảo vệ và gìn giữ môi trường của thềm lục địa. Trước hết là các điều khoản chung, quy định tại phần XII của công ước lần đàu tiên được xây dựng như quy phạm pháp lý chung của các quốc gia bảo vệ môi trường biển. (Điều 192) II. ĐÁNH GIÁ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CỦA CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 SO VỚI CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ 1958 VỀ THỀM LỤC ĐỊA Trên cơ sở nghiên cứu nội dụng của hai bản Công ước là Công ước Giơnevơ 1958 và Công ước Luật biển 1982, chúng ta có thể thấy Công ước 1982 về cơ bản đã có sự kế thừa, phát triển và hoàn thiện các quy định của Công ước 1958 về thềm lục địa. Trước hết sự hoàn thiện hơn của Công ước Luật biển 1982 thể hiện ở việc, công ước đã đưa ra được một định nghĩa mang tính chuẩn xác về bản chất của thềm lục địa được thể hiện rõ cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý: về tự nhiên đó là phần lãnh thổ đất liền mở rộng ra hướng biển, tại đó danh nghĩa chủ quyền tạo cho các quốc gia các dặc quyền có tích chất đương nhiên; về pháp lý, sự mở rộng lãnh thổ này không có ý nghĩa thiết lập vùng lãnh thổ mới của quốc gia, vì theo luật Biển quốc tế, biên giới của quốc gia được giới hạn bởi đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải và đó là sự bắt đầu của thềm lục địa pháp lý có cơ sở từ đất liền. Hơn thế nữa, từ việc phân tích định nghĩa này sẽ thấy mối liên hệ ràng buộc giữa thềm lục địa theo khái niệm pháp lý với cấu trúc địa chất của thềm lục địa tự nhiên. Mối liên hệ này thể hiện ở việc kết hợp danh nghĩa pháp lý của một vùng tuy không thuộc lãnh thổ quốc gia nhưng gắn với lãnh thổ bởi yếu tố kéo dài của lục địa, mà điểm đánh dấu sự chấm dứt tự nhiên của phần kéo dài đó chình là bờ ngoài của rìa lục địa. (Điều 76 Công ước luật Biển 1982). Điểm hoàn thiện tiếp theo của Công ước 1982 đó là đã đưa ra tiêu chuẩn pháp lý kĩ thuật hợp lý, thực chất để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa, thay thế cho hai tiêu chuẩn không hợp lý, không khoa học của công ước 1958 (tiêu chuẩn độ sâu 200m và tiêu chuẩn khả năng khai thác). Việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa một cách chính xác rất cần thiết bởi nó giúp cho việc phân biệt rõ thềm lục địa - một vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia với Vùng di sản chung của loài người. Đồng thời Công ước 1982 cũng đưa ra nguyên tắc pháp lý để các quốc gia có cơ sở tiến hành việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các nước khi tồn tại các vùng biển chồng lấn (Điều 83 Công ước 1982). Rõ ràng nội dung Điều 83 là biểu hiện của sự kế thừa và phát triển của các tập quán quốc tế và Công ước 1958. Điểm đáng chú ý ở đây đó là việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia hữu quan trước hết phải tiến hành bằng con đường thỏa thuận. Phương pháp đường trung tuyến hoặc đường cách đều chỉ được vận dụng khi cần thiết. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận, các bên hữu quan cố gắng đi tới dàn xếp tạm thời để giải quyết tranh chấp. Nhưng tất cả các việc làm trên đều phải đảm bảo nguyên tắc công bằng và không gây phương hại hay cản trở việc các bên đi đến thỏa thuận dứt khoát với nhau. Quy định này đã góp phần không nhỏ trong việc phân định thềm lục địa giữa các quốc gia có thềm lục địa chồng lấn tránh được nhiều mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp. Về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung chính như quy định của Công ước 1958. Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực thì Công ước 1982 đã có những khác biệt góp phần không nhỏ trong việc ổn định quan hệ giữa các quốc gia trong việc sử dụng biển như việc quan tâm tới quyền lợi của các quốc gia đang phát triển bằng việc chiếu cố và khuyến khích các nước này; việc chống ô nhiễm môi trường biển quốc gia ven biển có quyền thong qua các luật lẹ và quy định của nước mình để ngăn ngừa, kiểm soát và chế ngự việc làm ô nhiễm môi trường biển… Sự ra đời của công ước Luật Biển 1982 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế về biển, là sự hoàn thiện hơn về phân định ranh giới cũng như quy chế pháp lý các vùng biển trong đó có thềm lục địa, một bộ phận quan trọng của biển. KẾT LUẬN Thềm lục địa có một vai trò và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế mỗi quốc gia ven biển. Chính vì thế, nơi đây dễ xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý của mỗi quốc gia. Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển, cần phải có những quy định rõ ràng và công bằng về thềm lục địa, đặc biệt là về phương pháp xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa. Quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định, chế độ pháp lý thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. Cụ thể là qua hai Công ước về Luật biển: Công ước 1958 và Công ước 1982. Qua những hội nghị họp bàn về luật biển, Công ước 1982 không những đã kế thừa những điểm đúng đắn của Công ước 1958, mà còn bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hơn. Cong ước 1982 thật sự đã thể hiện rõ sự bình đẳng giữ các quốc gia, đặc biệt là trong cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND; Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, TS Trần Văn Thắng, ThS Lê Mai Anh (chủ biên), Nxb Giáo dục; Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982; Công ước Giơvevơ 1958 về thềm lục địa; Giáo trình Luật quốc tế Đại học Quốc gia HN; Luận văn tốt nghiệp: Vấn đề thềm lục địa trong luật biển hiện đại và quan điểm của Việt Nam - Nguyễn Đăng Nhân; Thềm lục địa - những vấn đề pháp lý quốc tế - Phạm Ngọc Chi; www.vi.wikipedia.org www.phapluattp.vn PHỤ LỤC 9 2 8 Vùng trời quốc tế Vùng trời quốc gia 7 1 3 4 Đường Đẳng sâu 2500m 5 350 HL = 100 HL kể từ đường Đẳng sâu 2500m Thềm lục địa pháp lý > 200HL Thềm lục địa pháp lý 200HL Thềm lục địa địa chất (Rìa lục địa) Bờ ngoài rìa lục địa > 2000HL 6 Bờ ngoài rìa lục địa Bờ Dốc Thềm ĐL Ranh giới phía ngoài lãnh hải Tiếp giáp lãnh hải 24HL Đường cơ sở Lãnh hải 12HL Ranh giới phía ngoài đặc quyền kinh tế Biển cả Đặc quyền kinh tế 200 HK Bờ biển Nội thủy KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ THỀM LỤC ĐỊA THUỘC CẤU TRÚC LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ Ghi chú: Mặt nước biển trung bình Độ cao vùng trời (không quy định trong Luật Quốc tế và Luật Quốc gia) Thềm lục địa địa chất (Từ bờ biển đến bờ ngoài rìa lục địa) Thềm lục địa pháp lý 200 hải lý (Từ RGPNLH đến BNRLĐ = 200 HL) Thềm lục địa pháp lý > 200 hải lý (Từ RGPNLH đến tối đa không quá cách 350 HK kể từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường Đẳng sâu 2500m) Đường Đẳng sâu 2500m (Là đường nối liền các điểm có độ sâu 2500m) Vùng trời quốc gia Vùng trời quốc tế Khoảng không vũ trụ Hình vẽ số 2 TT 1% Chân dốc 200 hải lý mặt biển Ranh giới phía Lục địa Bờ ngoài 60 hải lý lục địa Đường cơ sở Ngoài lãnh hải rìa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích làm sáng tỏ những điểm tiến bộ trong các quy định về cách xác định thềm lục địa theo quy định của Công ước luật biển 1982 so với Công ước Gi.doc