Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
tại Công ty Á Đông Vi Na đã giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát hơn trong
việc ra quyết định kinh doanh. Qua đó, giúp cho công ty thấy được mối quan hệ
mật thiết của 3 yếu tố quyết định sự thành cộng của, đó là chi phí – khối lượng –
lợi nhuận. Từ khối lượng sản phẩm tiêu thụ và các chi phí tương ứng, công ty sẽ
xác định được lợi nhuận. Vấn đề được đặt ra là công ty phải có những biện pháp
để kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy,
công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm, ưu nhược điểm để có
những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí, và
đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ C-V-P (chi phí - khối lượng - lợi nhuận) tại công ty TNHH tin học Á Đông Vi Na, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhuận trước thuế. Ví dụ: nhóm sản phẩm loa Sony
có tỷ lệ số dư đảm phí là 19.33% nghĩa là trong một đồng doanh thu có 0.1933
đồng số dư đảm phí.
Để thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua khái niệm tỷ lệ
số dư đảm phí, ta giả sử năm 2012 công ty dự kiến tăng doanh thu của nhóm loa
Sony lên 5%, tương ứng tăng 978,495,455 đ (= 5% x 19,569,909,091), số dư đảm
phí sẽ chiếm 189,119,025 đ (= 19.33% x 978,495,455). Do nhóm sản phẩm này
đã vượt qua điểm hoà vốn nên doanh thu tăng 5% thì số dư đảm phí cũng tăng
5%, tương ứng 189,119,025 đ (= 5% x 3,782,380,503), đây cũng là mức tăng của
lợi nhuận kế toán trước thuế.
Và thông qua việc phân tích tỷ lệ số dư đảm phí càng cho ta thấy nhà
quản trị không thể căn cứ vào số dư đảm phí để quyết định tăng doanh thu sản
phẩm.Thực tế ở đây, nhóm tai nghe Sony có số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm
phí cao nhất trong 4 nhóm. Nếu tăng doanh thu cùng một lượng thì nhóm tai
nghe Sony là sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Như đã nói ban đầu, các sản phẩm này là khác nhau và không thể thay
thế cho nhau, do đó nhà quản trị không thể tăng sản lượng sản phẩm này thay thế
cho sản phẩm khác trong cùng một hợp đồng. Mặt khác cũng không thể tăng
doanh thu sản phẩm này thay cho sản phẩm khác trong khi nhu cầu thị trường
của sản phẩm thay thế không lớn.
Điều này có ý nghĩa đối với quyết định của nhà quản trị, ví dụ công ty
nên nhập mặt hàng về nhiều để bán, nên tập trung chào bán, ký gửi hoặc
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 43
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
marketing, quảng cáo nhiều hơn cho nhóm sản phẩm nào để có lợi nhuận cao
nhất. Tuy nhiên quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không đổi như giá
bán, chi phí bán hàng…nhưng thực tế chúng ta thấy rằng rất khó để thực hiện nên
điều này chỉ đúng trên mặt lý thuyết.
3.1.2. Cơ cấu chi phí
a) Biến phí
Về giá vốn hàng bán, nhìn vào bảng 2.1, ta nhận thấy những điều sau:
Giá mua hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng 95.5% (25,859,142,530 /
27,078,634,624) và chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khoảng 4.5%
(1,219,492,094 / 27,078,634,624) trong giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán của nhóm sản phẩm loa Sony chiếm tỷ trọng cao nhất
(khoảng 54.14%) trong 4 nhóm sản phẩm, trong đó:
Giá mua hàng hoá của nhóm sản phẩm loa Sony chiếm tỷ trọng cao nhất
(khoảng 52.25%) trong 4 nhóm sản phẩm vì đơn giá mua trung bình của
nhóm sản phẩm này có giá trị lớn gấp 3 – 4 lần so với các nhóm còn lại.
Chi phí vận chuyển của nhóm sản phẩm loa Sony chiếm tỷ trọng cao
nhất (94.8%) trong 4 nhóm sản phẩm vì kích thước và khối lượng (tính
luôn thùng) của mỗi đơn vị sản phẩm loa tương đối lớn hơn nhiều so với
các sản phẩm khác. Cùng trên một quãng đường và phương tiện vận
chuyển có khối lượng tương đương, thì số lượng loa Sony có thể vận
chuyển ít hơn nhiều so với các mặt hàng cón lại. Cho nên, chi phí vận
chuyển đầu vào khi phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm loa cũng sẽ lớn
hơn so với những mặt hàng còn lại.
Giá vốn hàng bán của nhóm sản phẩm USB Sony chiếm tỷ trọng thấp
nhất (khoảng 9.63% ) trong 4 nhóm sản phẩm, trong đó:
Giá mua hàng hoá của nhóm sản phẩm USB Sony chiếm tỷ trọng thấp
nhất (khoảng 10.04%) vì đơn giá mua trung bình của nhóm sản phẩm
này có giá trị thấp nhất trong 4 nhóm.
Chi phí vận chuyển của nhóm sản phẩm USB Sony chiếm tỷ trọng thấp
nhất (1.06%) trong 4 nhóm sản phẩm vì kích thước và khối lượng (tính luôn bao
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 44
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
bì) của mỗi đơn vị sản phẩm USB tương đối nhỏ hơn nhiều so với các sản phẩm
khác. Vì vậy, trong mỗi đợt vận chuyển hàng trên cùng một quãng đường với
phương tiện vận tải có khối lượng tương đương thì số lượng USB có thể chở lớn
hơn nhiều so với các mặt hàng còn lại (đặc biệt là loa Sony). Cho nên, ta có thể
thấy sự chênh lệch rất lớn về chi phí vận chuyển giữa nhóm USB Sony và nhóm
loa Sony.
Về biến phí bán hàng, ta thấy nhóm loa Sony có biến phí bán hàng chiếm
tỷ trọng cao nhất (khoảng 50.32%) và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là nhóm USB
Sony (khoảng 11.88%) trong 4 nhóm sản phẩm. Nhìn chung, nhóm sản phẩm nào
có doanh thu càng cao thì có biến phí bán hàng càng cao và ngược lại.
Ta thấy biến phí quản lý doanh nghiệp tại công ty chủ yếu là những khoản
chi phí dịch vụ mua ngoài khác, trong đó:
Biến phí quản lý doanh nghiệp ở tháng 05/2011 chiếm tỷ trọng cao nhất
(khoảng 10.92%) và thấp nhất là ở tháng 01/2011 (khoảng 7.30%). Nhìn
chung, biến phí quản lý doanh nghiệp có sự chênh lệch không nhiều giữa
các tháng.
Biến phí quản lý doanh nghiệp của nhóm sản phẩm loa Sony chiếm tỷ
trọng cao nhất (khoảng 65.89%) và chiếm tỷ trọng thấp nhất (khoảng
7.15%) là của nhóm USB Sony.
b) Định phí
Về định phí bán hàng, nhìn vào bảng 2.4, ta thấy:
Lương và các khoản trích theo lương của bộ phận kinh doanh chiếm tỷ
trọng cao hơn trong tổng định phí bán hàng (khoảng 52%); còn chi phí
marketing, quảng cáo chỉ chiếm khoảng 48%.
Nhóm loa Sony có tổng định phí chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng
59.61%) trong 4 nhóm sản phẩm, thấp nhất là nhóm USB Sony (khoảng
6.26%). Tương tự với định phí đơn vị, chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm
loa Sony với 59.61% và thấp nhất là nhóm USB Sony với 3.52%.
Về định phí quản lý doanh nghiệp, nhìn vào bảng 2.9, ta thấy:
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 45
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng cao hơn (khoảng 68%) trong tổng định phí quản lý doanh
nghiệp; còn chi phí dịch vụ mua ngoài chỉ chiếm khoảng 32%.
Nhóm loa Sony có tổng định phí chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng
50.59%) trong 4 nhóm sản phẩm và thấp nhất là nhóm USB Sony
(khoảng 10.36%). Tương tự với định phí đơn vị, chiếm tỷ trọng cao nhất
là nhóm loa Sony với 66.19% và thấp nhất là nhóm USB Sony với
6.18%.
c) Cơ cấu chi phí
Nhìn vào hình vẽ 2.5, ta thấy được các nhóm sản phẩm đều có biến phí
chiếm tỷ lệ rất cao, trên 85%. Riêng nhóm USB Sony có biến phí chiếm tỷ lệ cao
nhất (90.50%) và định phí chiếm tỷ lệ thấp nhất (9.50%). Với cơ cấu này, USB
Sony là nhóm sản phẩm có biến phí chiếm tỷ lệ cao nên khi tăng, giảm doanh thu
thì lợi nhuận ít có sự biến động hơn so với các nhóm khác.
Có thể nói tai nghe và thẻ nhớ Sony là nhóm có cơ cấu chi phí tốt hơn
các nhóm sản phẩm còn lại, vì định phí chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm
khác nên khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng sẽ tăng nhanh hơn các nhóm sản
phẩm khác.
Vậy, nhận định trên có đúng hay không? Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của
kết cấu chi phí đối với lợi nhuận, ta nhìn vào bảng sau:
Bảng 2.14 Báo cáo DT theo SDĐP, đòn bẩy và SL hoà vốn năm 2011
C ỉ tiêu Nhóm tai nghe Sony Nhóm loa Sony Nhóm USB Sony Nhóm thẻ nhớ Sony
Doa thu 6,626,818,182 19,569,909,091 3,489,145,455 6,525,818,182
Biế phí 5,033,733,364 15,787,528,588 2,825,806,645 5,490,212,049
SDĐP 1,593,084,818 3,782,380,503 663,338,810 1,035,606,133
Định phí 583,141,849 1,726,112,765 296,652,562 635,506,897
Lợi nhuận 1,009,942,969 2,056,267,738 366,686,247 400,099,236
Đòn bẩy HĐ 1.5774 1.8394 1.8090 2.5884
SL hoà vốn 7,370 5,275 11,346 13,890
SL tiêu thụ 20,135 11,560 25,370 22,635
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 46
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Căn cứ vào độ lớn đòn bẩy hoạt động, nếu ta tăng hay giảm doanh thu
các nhóm sản phẩm thì tốc độ tăng, giảm lợi nhuận của thẻ nhớ Sony là cao nhất
và tai nghe Sony là nhỏ nhất nhưng giá trị tăng giảm lợi nhuận thì ngược lại. Điều
này không đúng với nhận định lúc đầu; để hiểu rõ vấn đề hơn, ta tiến hành phân
tích từng nhóm sản phẩm.
Nhóm tai nghe và USB Sony
Trong cơ cấu chi phí, ta thấy nhóm USB Sony có tỷ trọng định phí thấp
hơn nhóm tai nghe Sony, nên theo cách suy đoán thông thường thì tốc độ tăng lợi
nhuận của nhóm USB sẽ thấp hơn nhóm tai nghe Sony. Tuy nhiên, khi nhìn vào
chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động trong bảng 2.14 thì ta lại thấy USB Sony là nhóm sản
phẩm có tốc độ tăng, giảm lợi nhuận (1.8090 lần) lớn hơn nhóm tai nghe Sony
(1.5774 lần). Trong khi đó, tỷ lệ số dư đảm phí của nhóm USB (19.01%) lại thấp
hơn nhóm tai nghe (24.04%) nên lợi nhuận dù có tăng cũng không cao như vậy.
Phải chăng cách suy luận thông thường không đúng? Để tìm câu trả lời, ta thử
xét đến hai yếu tố sau:
Đòn bẩy hoạt động
Nhóm USB Sony có tỷ trọng biến phí trong tổng chi phí cao hơn so với
nhóm tai nghe Sony; nhưng chênh lệch giữa giá bán và giá vốn hàng bán của
nhóm USB Sony (33.74%) lại thấp hơn nhóm tai nghe Sony (42.66%) khiến cho
số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí của nhóm USB (19.01%) nhỏ hơn nhóm tai
nghe Sony (24.04%).
Bên cạnh đó, định phí và tỷ trọng định phí của nhóm USB thấp hơn
nhóm tai nghe Sony. Ngoài ra, tỷ trọng định phí trong số dư đảm phí của nhóm
USB Sony (44.72%) lại lớn hơn so với nhóm tai nghe Sony (36.60%). Chính
điều này làm cho tỷ trọng lợi nhuận trong số dư đảm phí của nhóm tai nghe Sony
(63.40%) cao hơn nhóm USB Sony (55.28%).
Kết hợp 2 điều trên lại, phần nào làm cho nhóm USB Sony có đòn bẩy
hoạt động lớn hơn nhóm tai nghe Sony.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 47
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Sản lượng hoà vốn
Nhìn vào sản lượng tiêu thụ của 2 nhóm sản phẩm: tai nghe và USB
Sony cũng có thể giải thích cho việc đòn bẩy của sản phẩm. Ta thấy, trong khi
sản lượng tiêu thụ của nhóm tai nghe Sony đã vượt qua 173.19% so với sản
lượng hoà vốn thì nhóm USB Sony chỉ mới vượt qua 123.61%, mà càng xa điểm
hoà vốn thì độ lớn đòn bẩy càng nhỏ nên nhóm USB Sony có độ lớn đòn bẩy lớn
hơn nhóm tai nghe Sony.
Sau khi xét 2 yếu tố trên, USB Sony là nhóm sản phẩm có lợi nhuận
nhạy cảm với sự biến thiên doanh thu hơn nhóm tai nghe Sony. Nếu doanh thu
giảm trên 55% thì lợi nhuận của nhóm USB Sony âm trong khi nhóm tai nghe
Sony vẫn có lời.
Nhóm thẻ nhớ Sony
Nhóm thẻ nhớ Sony có tỷ biến phí trong tổng chi phí gần như thấp nhất
trong 4 nhóm. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng cao trong giá bán
(cao nhất trong 4 nhóm) cho nên nhóm thẻ nhớ Sony có tỷ lệ số dư đảm phí thấp
nhất.
Nhóm thẻ nhớ Sony có tỷ trọng định phí (10.37%) gần như cao nhất
trong 4 nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ trọng định phí trong số dư đảm phí
(61.37%) lại là cao nhất trong 4 nhóm nên tỷ trọng lợi nhuận trong số dư đảm phí
(38.63%) là thấp nhất.
Mặc khác, khoảng cách giữa sản lượng tiêu thụ và sản lượng hoà vốn của
nhóm này (62.96%) là thấp nhất nên có độ lớn đòn bẩy hoạt động lớn nhất
Như vậy, thẻ nhớ Sony là nhóm sản phẩm có lợi nhuận nhạy cảm nhất
với sự biến thiên của doanh thu. Nếu doanh thu giảm trên 38% thì lợi nhuận của
nhóm thẻ nhớ Sony âm trong khi các nhóm khác vẫn có lời.
3.1.3. Các chỉ tiêu hoà vốn
Nhóm USB Sony có doanh thu hoà vốn (số tuyệt đối) nhỏ nhất trong 4
nhóm và cao nhất là nhóm loa Sony. Khoảng cách giữa doanh thu hoà vốn và
doanh thu của nhóm thẻ nhớ Sony thấp nhất trong 4 nhóm (tương tự như sản
lượng hoà vốn).
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 48
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Nhóm thẻ nhớ Sony có thời gian hoà vốn cao nhất (221 ngày), và thấp
nhất là nhóm tai nghe Sony (132 ngày). Nếu xét cùng một đơn vị thời gian, thì
trong khi các nhóm sản phẩm khác bắt đầu có lời thì nhóm thẻ nhớ Sony vẫn
chưa thu hồi được vốn.
Tỷ lệ hoà vốn của các nhóm sản phẩm tỷ lệ thuận với thời gian hoà vốn
và đòn bẩy hoạt động. Tỷ lệ hoà vốn được hiểu như là thước đo của sự rủi ro,
trong khi sản lượng hoà vốn càng ít càng tốt thì tỷ lệ hoà vốn cũng vậy, càng thấp
càng an toàn. Tương đương ở đây, nhóm tai nghe Sony có tỷ lệ hoà vốn thấp nhất
(36.60%), chứng tỏ trong 100% sản lượng tiêu thụ thì chỉ có 36.60% sản lượng
hoà vốn, còn lại 63.40% (100% - 36.60%) là sản lượng đem lại lợi nhuận; vậy
nên có độ an toàn cao nhất. Trong khi đó, nhóm thẻ nhớ Sony có tỷ lệ hoà vốn
cao nhất (61.37%), trong 100% sản lượng tiêu thụ đã có đến 61.37% là sản lượng
hoà vốn, chỉ còn 38.63% là sản lượng đem lại lợi nhuận; mặc khác, lợi nhuận của
nhóm này có độ nhạy cảm tương đối cao khi doanh thu thay đổi (vì có độ lớn đòn
bẩy lớn nhất = 2.5884) cho nên nhóm này có sự rủi ro cao nhất trong 4 nhóm.
Những nhóm sản phẩm nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ có mức độ
rủi ro cao hơn các nhóm có tỷ lệ doanh thu an toán cao. Nếu hoạt động kinh
doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì nơi
nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn. Cụ thể ở công ty, nhóm thẻ
nhớ Sony sẽ lỗ nhiều hơn các nhóm sản phẩm khác. Điều này khá tương đồng
với quan điểm khi phân tích tỷ lệ hoà vốn.
Mô hình CVP truyền thống mà công ty đang áp dụng để phân tích sử
dụng 3 dữ liệu đầu vào là giá bán, biến phí đơn vị và định phí để đánh giá hiệu
quả của từng quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, theo tôi thấy nếu sử dụng mô
hình này trong tình hình thực tế hiện nay thì sẽ có nhiều hạn chế vì:
Không xem xét đến chi phí sử dụng vốn của mỗi quyết định kinh doanh.
Không xem xét đến cấu trúc tài sản cần cho mỗi quyết định.
Không xem xét đến rủi ro của mỗi quyết định.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 49
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
3.1.4. Phân tích dự báo doanh thu và lợi nhuận mục tiêu
Công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối
lượng - lợi nhuận trong kỳ hiện tại để cung cấp thông tin cho các quyết định lựa
chọn phương án kinh doanh trong tương lai chứ chưa thực hiện được việc dự báo
doanh thu cũng như phân tích lợi nhuận mục tiêu. Điều này làm cho các quyết
định lựa chọn phương án kinh doanh sẽ có mức độ rủi ro cao hơn.
3.2. Giải pháp cho thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty
3.2.1. Phân tích dự báo doanh thu
Có nhiều phương pháp dự báo thống kê khác nhau nên việc áp dụng
phương pháp này hay phương pháp khác hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động
của nhân tố chính. Tuy nhiên, phương pháp chung là so sánh độ lệch chuẩn của
con số dự báo với con số thực tế. Đây là cách chúng ta sẽ thực hiện, nhưng trước
hết ta nhìn vào bảng sản lượng tiêu thụ của từng nhóm sản phẩm qua các tháng
của năm 2011 và sử dụng lại đồ thị 2.4.
Bảng 2.15 Sản lƣợng tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trong năm 2011
Tháng Tai nghe Sony Loa Sony USB Sony Thẻ nhớ Sony
1 1,050 850 1,950 1,550
2 1,230 940 2,050 1,780
3 1,400 940 2,030 1,820
4 1,500 950 2,030 1,815
5 1,720 1,050 2,065 1,900
6 2,065 1,185 2,335 2,065
7 2,240 1,245 2,470 2,225
8 2,050 1,175 2,450 1,965
9 1,695 800 1,960 1,845
10 1,905 1,020 2,065 1,900
11 1,680 725 2,000 1,980
12 1,600 680 1,965 1,790
(Nguồn: phòng kế toán)
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 50
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Hình vẽ 2.4 Sản lƣợng tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trong năm 2011
Ta sẽ dủng mô hình hồi quy theo thời gian để dự báo sản lượng tiêu thụ
của năm 2012.
Phương trình hồi quy có dạng: Y = a + b.t
Trong đó:
a = y / N
b = yt / t
2
Theo phương pháp này, dựa vào các phụ lục: PL 02.05, PL 02.06, PL
02.07, PL 02.08; ta thiết lập được hàm xu thế của các nhóm sản phẩm như sau:
Nhóm tai nghe Sony : Y = 1,677.92 + 49.40 x t
Nhóm loa Sony : Y = 963.33 – 10.52 x t
Nhóm USB Sony : Y = 2,144.17 + 3.71 x t
Nhóm thẻ nhớ Sony : Y = 1,886.28 + 17.25 x t
Dựa vào các phương trình trên, ta có được bảng dự báo sản lượng tiêu
thụ của từng nhóm sản phẩm qua các tháng của năm 2012 và báo cáo thu nhập
theo số dư đảm phí của sản lượng dự báo như sau:
-
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tai nghe Sony
Loa Sony
USB Sony
Thẻ nhớ Sony
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 51
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Bảng 2.16 Dự báo sản lƣợng tiêu thụ trong năm 2012
Tháng
Tai
nghe
Sony
Loa
Sony
USB
Sony
Thẻ
nhớ
Sony
1
2,024
890
2,140
2,007
2
2,073
879
2,144
2,024
3
2,122
869
2,148
2,042
4
2,172
858
2,151
2,059
5
2,221
848
2,155
2,076
6
2,271
837
2,159
2,093
7
2,320
827
2,162
2,111
8
2,369
816
2,166
2,128
9
2,419
806
2,170
2,145
10
2,468
795
2,174
2,162
11
2,518
784
2,177
2,180
12
2,567
774
2,181
2,197
Tổng
27,544
9,982
25,926
25,223
Bảng 2.17 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của sản lƣợng dự báo năm 2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Nhóm tai nghe
Sony
Nhóm loa Sony
Nhóm USB
Sony
Nhóm thẻ nhớ
Sony
DT 9,065,375,589 16,898,012,637 3,565,656,168 7,271,930,122
BP 6,886,062,407 13,632,043,785 2,887,771,526 6,117,920,736
SDĐP 2,179,313,182 3,265,968,852 677,884,642 1,154,009,386
ĐP 583,141,849 1,726,112,765 296,652,562 635,506,897
LN 1,596,171,334 1,539,856,087 381,232,080 518,502,489
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 52
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Do tình hình lạm phát nói chung kết hợp với tình hình khủng hoảng của
thị trường tin học nói riêng hiện nay, nên trong năm 2012 chi phí ít nhiều cũng có
sự thay đổi. Ta thử xét 2 tình huống sau để thấy được sự thay đổi của lợi nhuận
các sản phẩm trong năm 2012:
Tình huống 1: Biến phí tăng 5%.
Tình huống 2: Biến phí và định phí tăng 5%.
Ta có kết quả tính toán như sau (dựa vào hàm scenarios):
Tình huống 1 Tình huống 2
BP nhóm tai nghe 6,886,062,407 7,230,365,527 7,230,365,527
BP nhóm loa 13,632,043,785 14,313,645,974 14,313,645,974
BP nhóm USB 2,887,771,526 3,032,160,102 3,032,160,102
BP nhóm thẻ nhớ 6,117,920,736 6,423,816,773 6,423,816,773
ĐP nhóm tai nghe 583,141,849 583,141,849 612,298,941
ĐP nhóm loa 1,726,112,765 1,726,112,765 1,812,418,403
ĐP nhóm USB 296,652,562 296,652,562 311,485,191
ĐP nhóm thẻ nhớ 635,506,897 635,506,897 667,282,242
KQ lợi nhuận
LN nhóm tai n he 1,596,171,334 1,251,868,213 1,222,711,121
LN n óm l a 1,539,856,087 858,253,898 771,948,260
LN nhóm USB 381,232,080 236,843,503 222,010,875
LN nhóm thẻ nhớ 518,502,489 212,606,452 180,831,107
Tổng LN 4,035,761,989 2,559,572,067 2,397,501,363 3,832,996,190
Biến thay đổi
Các biến không
đổi
2012
2011
Ta thấy doanh thu không đổi khi chi phí tăng lên thì lợi nhuận giảm ở từng
tình huống, nhìn chung lợi nhuận ở 2 trường hợp đều giảm so với năm 2011.
Việc dự báo doanh thu có thể là điều không chắc chắn, nhưng việc thay
đổi cơ cấu chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm là điều chắc chắn (trong trường giá
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 53
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
bán không đổi hoặc giảm). Do đó, cơ cấu chi phí các sản phẩm của công ty như
trên không có gì bất hợp lý và có khả năng xảy ra.
Đây là vấn đề khi công ty đang có dự định mở ra một show-room bán lẻ
trong năm 2012, khi đó các nhóm sản phẩm có thể rơi vào tình huống 2. Tuy
nhiên, do định phí mang tính chất phân bổ nên nhà quản trị của công ty có thể
thay đổi tỷ trọng định phí các nhóm sản phẩm này mà tăng ở các nhóm khác
(chiếm tỷ trọng doanh thu thấp, tỷ trọng định phí thấp hoặc ở những nhóm sản
phẩm sẽ là chủ lực của công ty) nhằm duy trì lợi nhuận ở mức cao nhất có thể.
3.2.2. Phân tích lợi nhuận mục tiêu
Một trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà
quản lý là “ Cần tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong
muốn?”
Công ty đặt ra mục tiêu là trong năm 2012 lợi nhuận của mỗi nhóm sản
phẩm phải tăng thêm 5% thì sản lượng cần phải thực hiện của mỗi nhóm sản
phẩm là bao nhiêu để đạt mức lợi nhuận đó. Ta theo dõi bảng sau:
Bảng 2.18 Lợi nhuận mục tiêu năm 2012
Chỉ tiêu
Nhóm tai nghe
Sony
Nhóm loa Sony Nhóm USB Sony
Nhóm thẻ nhớ
Sony
Doanh thu 6,626,818,182 19,569,909,091 3,489,145,455 6,525,818,182
Biến phí 5,033,733,364 15,787,528,588 2,825,806,645 5,490,212,049
SDĐP 1,593,084,818 3,782,380,503 663,338,810 1,035,606,133
Định phí 583,141,849 1,726,112,765 296,652,562 635,506,897
LN trước
thuế (2011)
1,009,942,969 2,056,267,738 366,686,247 400,099,236
LN tă g so
với 2011
5.00% 5.00% 5.00% 5.00%
Mứ ăng 50,497,148 102,813,387 18,334,312 20,004,962
LN trướ
thuế (2012)
1,060,440,118 2,159,081,125 385,020,559 420,104,198
SDĐP ĐV 79,120 327,196 26,147 45,752
SL cần thực
hiện (*)
20,773 11,874 26,071 23,072
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 54
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
* Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận phải đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1-t) trong đó t là thuế xuất
thuế thu nhập doanh nghiệp. (Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
nay là 25%)
Câu hỏi đặt ra là “ muốn đạt lợi nhuận sau thuế mong muốn là A thì các
nhóm sản phẩm cần phải được tiêu thụ một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu.
Muốn trả lời được câu hỏi này ta cần tính được lợi nhuận kế toán trước thuế bằng
cách lấy: Lợi nhuận sau thuế mong muốn / (1 - Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp). Sau đó áp dụng công thức (*) để tính ra lương sản phẩm cần phải thực
hiện.
Công ty đặt ra cho các chi nhánh là lợi nhuận sau thuế năm 2012 phải
bằng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 thì lượng sản phẩm cần phải thực
hiện của từng nhóm sản phẩm là bao nhiêu? (Biết thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 25%)
Từ lợi nhuận trước thuế năm 2011 ta suy ra được được lợi nhuận sau
thuế năm 2012 và tính ra được lợi nhuận trước thuế mong muốn của 2012 như
sau:
Bảng 2.19 Lợi nhuận trƣớc và sau thuế mong muốn năm 2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Nhóm tai nghe
Sony
Nhóm loa Sony
Nhóm USB
Sony
Nhóm thẻ
nhớ Sony
LN sau thuế 1,009,942,969 2,056,267,738 366,686,247 400,099,236
LN trước thuế 1,346,590,626 2,741,690,317 488,914,996 533,465,648
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 55
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Từ lợi nhuận trước thuế mong muốn, ta tính được sản lượng cần phải được
tiêu thụ của mỗi nhóm sản phẩm như sau:
Tai nghe Sony : (583,141,849 + 1,346,590,626) / 79,120 = 24,390 (cái)
Loa Sony : (1,726,112,765 + 2,741,690,317) / 327,196 = 13,655 (cái)
USB Sony : (296,652,562 + 488,914,996) / 26,147 = 30,045 (cái)
Thẻ nhớ Sony : (635,506,897 + 533,465,648) / 45,752 = 25,550 (cái)
3.2.3. Cải thiện mô hình C-V-P truyền thống
Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả của từng quyết định kinh
doanh thì trong mô hình CVP cần phải đưa thêm các biến: chi phí sử dụng vốn,
cấu trúc tài sản cần cho mỗi quyết định, rủi ro của các quyết định.
Mức lợi nhuận tối thiểu cho một quyết định kinh doanh có thể được xác
định như sau:
NT = Ko x TA
Trong đó :
Ko : Chi phí sử dụng vốn
TA : Tổng tài sản cần sử dụng cho một quyết định kinh doanh
Theo mô hình CVP truyền thống, điểm hoà vốn được xác định như sau :
pQ = vQ + FC
Tuy nhiên theo tác giả cách xác định điểm hoà vốn như trên là chưa
chính xác vì chưa tính đến chi phí sử dụng vốn, vì vậy điểm hoà vốn theo mô
hình CVP có kết hợp với chi phí sử dụng vốn được xác định như sau:
pQ = vQ + FC + (Ko x TA)
Vì tài sản cần cho một quyết định bao gồm TS ngắn hạn và TS dài hạn
nên điểm hoà vốn có thể được xác định như sau :
pQ = vQ + FC + (( Ko x CA) + (Ko x FA))
pQ = vQ + FC + ((Ko x pQ)/Rn + (Ko x FA))
Trong đó:
Rn : Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (Doanh thu thuần / TS ngắn
hạn bình quân)
CA: Tài sản ngắn hạn
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 56
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
FA: Tài sản dài hạn
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một hàm ước lượng chi
phí sử dụng vốn như sau :
Ko = Krs + B( Km + Krs )
Trong đó :
Krs: rủi ro của tài sản nhàn rỗi
Km: rủi ro của tài sản đem đi đầu tư vào thị trường chứng khoán
B: rủi ro hệ thống của dự án kinh doanh
(B là một hàm ước lượng rủi ro hệ thống của dự án kinh doanh,
hàm này gồm 3 biến: Rủi ro của doanh thu, rủi ro của biến phí, rủi
ro của định phí)
* Áp dụng quan điểm mới vào tình hình thực tế tại công ty:
(phân tích số tổng chứ không phân tích theo từng nhóm sản phẩm)
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu
36,211,690,909
Biến phí
29,137,280,646
SDĐP
7,074,410,263
Định phí
3,241,414,073
Lợi nhuận
3,832,996,190
Tài sản ngắn hạn bình quân = 18,133,045,022 đ
Hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn (Rn) = DT / TS ngắn hạn BQ =
36,211,690,909 / 18,133,045,022 = 1.997
Tài sản dài hạn = 2,618,112,189 đ
Tỷ lệ rủi ro của tài sản nhàn rồi: 5%
Tỷ lệ rủi ro của tài sản đem đi đầu tư: 15%
Ước lượng rủi ro hệ thống của công ty: 1.5
=> Chi phí vốn được ước lượng:
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 57
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Ko = krs + B(km – krs)
Ko = 0.05 + 1.5 x (0.15 – 0.05) = 0.2
Theo quan điểm CVP truyền thống:
Điểm hoà vốn: pQ – vQ – FC = 0
454,350Q – 365,587Q - 3,241,414,073 = 0
=> Q = 36,518
Theo quan điểm CVP có kết hợp với chi phí sử dụng vốn:
Điểm hoà vốn: pQ - vQ - FC - ((Ko x pQ)/Rn + (Ko x FA)) = 0
454,350Q – 365,587Q - 3,241,414,073 – [(0.2 x
454,350Q)/1.997)] + (0.2 x 2,618,112,189) = 0
=> Q = 52,036
Qua phân tích trên thấy rằng: lãi ròng của công ty được trình bày trên
BCTC thực chất chỉ là chi phí sử dụng vốn. Tiêu thụ ở mức 52,036 sản phẩm thì
công ty mới chỉ đạt đến điểm hoà vốn.
Qua phân tích trên ta thấy rằng việc kết hợp Chi phí sử dụng vốn trong
phân tích CVP sẽ giúp công ty đánh giá chính xác hơn về điểm hòa vốn, từ đó
giúp nhà quản trị của công ty đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, phù
hợp.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Về việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị
Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không
hề mới, nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ được ghi nhận chính thức
trong Luật kế toán ban hành ngày 17/6/2003. Theo đó, kế toán quản trị được hiểu
là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản
trị và quyết định kinh tế, tài chính nội bộ nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà
quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong tương lai.
Chính vì vậy, để phát huy hết thế mạnh và khắc phục những hạn chế của
mình, Công ty Á Đông Vi Na cần tiến hành xây dựng một hệ thống cũng như áp
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 58
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
dụng công tác kế toán quản trị và áp dụng như một hệ thống thiết yếu trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Để làm được như vậy thì phải giải quyết những vấn đề
sau:
Xác lập hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển
hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng
thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị.
Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện
nay, cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý,
bộ phận kinh doanh.
Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng
đa dạng hóa nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin
hiện đại.
Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động
kinh doanh tự động hóa. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề
áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động
tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
Ngoài ra, để kế toán quản trị sớm đi vào thực tế tại các doanh nghiệp ở
Việt Nam, tác giả còn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và
các tổ chức đào tạo, tư vấn kinh tế, kế toán.
3.3.2. Về việc tăng doanh thu
Nắm vững nhu cầu thị trường, đánh giá vòng đời phát triển của sản phẩm
để xem sản phẩm nào đang trong thời kỳ “thịnh”, là hàng “hot” dễ bán, những
sản phẩm nào khó bán, khó tiêu thụ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
và thị trường về các khía cạnh khách quan (giá thị trường, đối thủ cạnh tranh,
tình hình làm phát…) và chủ quan (mẫu mã, chất lượng, thương hiệu…).
Tích cực khai thác nguồn hàng tốt, phương thức mua bán thuận tiện. Nhà
quản trị cần đánh giá và dự báo về mặt hàng chủ lực, dự toán số lượng cần nhập
vì số lượng nhập có ảnh hưởng ít nhiều đến giá nhập. Nếu đánh giá được mặt
hàng chủ lực và dự báo đúng nhất về sản lượng tiêu thụ và nhập được số lượng
lớn với giá rẻ hơn thì sẽ làm cho biến phí đơn vị giảm xuống.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 59
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì khối lượng hàng hoá
bán ra tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng và kéo theo lợi nhuận tăng. Do đó khi
lập phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù
hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để họ đón nhận và chấp nhận
thanh toán. Ngoài ra doanh nghiệ ần phải lưu ý vấn đề có đủ khả năng
về tài chính, nhân lực, kỹ thuật để kinh doanh mặt hàng đó.
Giá cả sản phẩm có tác động lớn tớ ụ sản phẩm. Xác định
giá cho sản phẩm hay dịch vụ trong kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng đây
là công việc doanh nghiệp không thể làm tuỳ tiện được. Vì thế, nếu doanh nghiệp
thực hiện tốt chính sách giá cả sẽ dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm, thu được tiền
hàng nhanh. Khi doanh nghiệp định giá bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ phải
cân nhắc sao cho giá bán đó có thể đạt được một mức bán nào đó cao nhất có thể.
Theo đuổi mục tiêu này các doanh nghiệp thường nghĩ rằng doanh số bán cao sẽ
đồng nghĩa với việc lợi nhận cao. Nhưng trên thực tế không phải khi nào doanh
số bán cao cũng có nghĩa là lợi nhuậ òn ngược lại. Để tối đa
doanh số bán, nhà quản trị ở công ty nên nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả sản
phẩm với lượng bỏn trờn thị trường biểu hiện ở hệ số co giăn của cầu theo giá.
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố số òn đối với cả doanh nghiệp
thương mại. Hàng hoá có chất lượng cao thường được bán với giá cao, doanh
nghiệp có sản phẩm tốt, người tiêu dùng dễ chấp nhận mua. Trên thị trường có
rất nhiều sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng không chỉ lựa chọn hàng có giá rẻ
òn lựa chọn những hàng có chất lượng tốt. Do đó, chất lượng hàng hoá là
nhân tố kích thích tiêu thụ và mở rộng thị phần trong cạnh tranh với các đối thủ
khác. Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy
cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm luôn là cạnh tranh sắc bén có hiệu quả và
lâu bền nhất, chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị sản phẩm cũng như uy tín
cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc cần đảm bảo chất lượng tốt thì đổi mới sản
phẩm cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nếu doanh nghiệp đổi mới sản phẩm
thành công sẽ tạo ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng, sản phẩm đó sẽ thay thế
rất nhanh chóng những sản phẩm khác, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 60
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Kết cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng về từng loại sản phẩm chiếm trong
tổng số sản phẩm sản xuất, tiêu thụ. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi có thể
làm thay đổi doanh thu tiêu thụ. Mỗi loại sản phẩm đều có tác dụng nhất định
trong việc làm thoả măn nhu cầu người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường,
nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, ngày càng phong phú, do đó để ồn
tại và phát triển thì doanh nghiệp phải đưa ra một kết cấu mặt hàng tiêu thụ phù
hợp nhất để đáp ứng tối đa nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, từ
đó sẽ làm tăng khối lượng tiêu thụ và làm tăng doanh thu. Nếu doanh nghiệp tăng
tỷ trọng bán ra những mặt hàng có giá bán cao, giảm tỷ trọng những sản phẩm có
giá bán thấp thỡ dự tổng khói lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá không đổi
nhưng tổng doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Nhưng dù thay đổi kết
cấu mặt hàng tiêu thụ thế nào đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo kế hoạch sản
xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đă ký hợp đồng.
Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nhưng
họ luôn muốn chọn cho mình một hàng hoá phù hợp với thị hiếu như: mẫu mă,
màu sắc, mùi vị…do đó doanh nghiệp cạnh tranh nhau cả về hàng cung ứng phù
hợp với thị hiếu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều đó sẽ chiếm
được thị phần cao và có được doanh thu lớn.
Nếu sử dụng các thể thức thanh toán thu được tiền ngay như thanh toán
bằng séc, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi…doanh nghiệp có thể thu được tiền ngay
sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu tăng. Trong
những trường hợp nhất định, bán hàng trả chậm cũng giúp doanh nghiệp tăng
được doanh thu nhưng mức độ rủi ro cao.
3.3.3. Về việc kiểm soát và giảm chi phí
Để quản trị chi phí hiệu quả thì phải tập trung làm tốt những việc sau:
Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động
tối ưu cho từng đơn vị trong toàn công ty trong từng thời kỳ.
Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận hợp
lý, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty, vừa đảm bảo lợi ích hợp
pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 61
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư
vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho Công ty có mức
độ tăng trưởng cao và bền vững.
Kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử
dụng lãng phí, sai mục đích.
Lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo
những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích
hoạt động của từng bộ phận trong công ty. Như vậy, phải có sự nghiên
cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ
vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty.
Thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách
nhiệm của phòng kế toán mà tất cả các bộ phận cũng phải tham gia để
chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí và các chi phí phải được
phân bổ thành từng loại cụ thể.
Phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những
thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng
xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời
khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và
biết được nguyên nhân biến động chi phí, công ty sẽ xác định các chi phí
và kiểm soát được từng bộ phận nhân viên.
Phải thành lập bộ phận quản lý chi phí tại từng bộ phận trong Công ty.
Bộ phận quản lý chi phí này dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo
doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương,… Sau đó tiến hành phân loại,
tổng hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí, so sánh kết quả phân
loại của kỳ này với kỳ trước của đơn vị mình với các đơn vị cùng ngành,
cùng lĩnh vực sản xuất. Qua đó, bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra các
mặt mạnh cũng như những thiếu sót của đơn vị trong kỳ. Ngoài ra, bộ
phận quản lý chi phí còn giúp Ban giám đốc công ty hoạch định chiến
lược chi tiêu ngắn và dài hạn dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như
từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng đến sự
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 62
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
tồn tại của Công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường
vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các dự án
của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất,...
Để cắt giảm chi phí được hiệu quả, ta phải:
Điều đầu tiên cần phải tính đến: phân tích qui trình tạo nên giá trị gia
tăng để biết đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu (có thể trực tiếp hay
gián tiếp). Theo đó, chi phí tốt là loại chi phí mang lại giá trị gia tăng cho
doanh nghiệp, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng - chi phí góp
phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như:
công ty đang kinh doanh các mặt hàng tin học, kỹ thuật số.. khách mua
hàng tại công ty không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn quan tâm
nhiều đến chất lượng dịch vụ: giao hàng tận nhà, bảo hành sản phẩm
trong vòng 7 giờ, chép nhạc – phim… vì theo xu hướng hiện nay, bất kỳ
doanh nghiệp nào ngoài kinh doanh mặt hàng thông thường đều phải
kinh doanh thêm một mặt hàng khác gọi là “dịch vụ” để hỗ trợ cho các
mặc hàng kia. Như vậy, chi phí mà công ty bỏ ra để nâng cao chất lượng
dịch vụ là chi phí tốt. Khách hàng được đáp ứng tốt về nhu cầu dịch vụ
cho nền họ sẽ mua hàng hoặc giới thiệu người khác mua hàng nhiều hơn
tại công ty. Ngược lại, chi phí xấu là chi phí có thể loại bỏ mà không làm
giảm lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, những chi phí phát sinh do những lỗi
lầm trong hệ thống quản lý gây ra hay những quyết định sai lầm trong
kinh doanh và quản lý. Tất nhiên, sau khi nhận dạng ra các loại chi phí,
cần cắt giảm chi phí xấu và giữ hoặc tang chi phí tốt.
Xác định mức tồn kho hợp lý, dự đoán tình hình thị trường lâm sản và
các loại vật liệu có mức biến động cao để có kế hoạch mua vào với khối
lượng nhiều, tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi
phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán được, công ty nên tồn trữ với
khối lượng vừa đủ dùng để không phải gánh chịu một khoản chi phí lớn.
Bên cạnh đó, công ty nên tìm thêm nhiều nhà cung cấp và phát huy tốt
mối quan hệ với họ để có sự cạnh tranh về giá cả.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 63
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
Lập dự toán chi phí ngắn hạn đối với chi phí quản lý doanh nghiệp để
quản lý cụ thể hơn. Đồng thời, phân công, phân cấp quản lý chi phí, tăng
cường hệ thống kiểm soát nội bộ.
Công ty nên thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận có liên quan
để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra định kỳ hàng tháng, Công ty nên tiến hành phân tích tình hình
lợi nhuận để thường xuyên thấy được biến động của lợi nhuận, qua đó
thấy được nguyên nhân tăng, giảm của lợi nhuận, từ đó đề ra những biện
pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa những
điểm mạnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
3.3.4. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nƣớc
Để áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp thì nhất thiết phải có sự
can thiệp từ phía Nhà nước, bằng những hành động cụ thể sau: không nên ràng
buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ
thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận
tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp.
Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị;
và về lâu dài, Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế - tài
chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán
quản trị ở doanh nghiệp.
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Trang 64
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
tại Công ty Á Đông Vi Na đã giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát hơn trong
việc ra quyết định kinh doanh. Qua đó, giúp cho công ty thấy được mối quan hệ
mật thiết của 3 yếu tố quyết định sự thành cộng của, đó là chi phí – khối lượng –
lợi nhuận. Từ khối lượng sản phẩm tiêu thụ và các chi phí tương ứng, công ty sẽ
xác định được lợi nhuận. Vấn đề được đặt ra là công ty phải có những biện pháp
để kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy,
công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm, ưu nhược điểm để có
những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí, và
đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Phần kết luận Trang 65
GVHD: Ths. Trần Thị Quỳnh Hương SVTT: Trần Nguyễn Minh Toàn
PHẦN KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận là một việc làm hết
sức cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ của 3
nhân tố chính, quyết định sự thành công của mỗi công ty . Từ khối lượng bán ra
với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận thu về. Và để có thể ra
quyết định nhằm tối đa hoá lợi nhuận thì vấn đề tiên quyết đầu tiên là phải kiểm
soát chi phí. Muốn được như vậy thì mỗi công ty phải biết được cơ cấu chi phí
của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp trong
việc kiểm soát và điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động.
Mặt khác, công ty cũng dựa trên mối quan hệ này để thiết lập những chiến lược
kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
Đối với em, đề tài này hết sức thú vị, nhưng để có thể làm được đòi hỏi sự
chính xác về số liệu, khả năng phân tích và phải nắm rõ tình hình hoạt động của
công ty.
Em hy vọng rằng thông qua bài nghiên cứu này phần nào có thể giúp công
ty quản lý, hoạt động hiệu quả hơn và có sự quan tâm đúng mức đến kế toán
quản trị nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay và khi công ty muốn
mở rộng kinh doanh trong thời gian tới.
Phụ lục PL 02.01: Bảng kê chi tiết biến phí bán hàng của nhóm sản phẩm tai nghe Sony năm 2011
ĐVT: đồng
CP tem BH CP bao bì CP bảo hành
Hoa hồng cho
NV giao nhận
Hoa hồng cho
NV kinh doanh
Hoa hồng đại lý
Tổng biến phí Tổng biến phí Tổng biến phí Tổng biến phí Tổng biến phí Tổng biến phí
1 168,000 892,500 1,575,000 210,000 3,372,727 8,263,182 14,481,409
2 196,800 1,045,500 1,845,000 246,000 4,103,636 10,053,909 17,490,845
3 224,000 1,190,000 2,100,000 280,000 4,854,545 11,893,636 20,542,182
4 240,000 1,275,000 2,250,000 300,000 5,090,909 12,472,727 21,628,636
5 275,200 1,462,000 2,580,000 344,000 5,496,364 13,466,091 23,623,655
6 330,400 1,755,250 3,097,500 413,000 6,721,818 16,468,455 28,786,423
7 358,400 1,904,000 3,360,000 448,000 7,453,636 18,261,409 31,785,445
8 328,000 1,742,500 3,075,000 410,000 6,509,091 15,947,273 28,011,864
9 271,200 1,440,750 2,542,500 339,000 5,489,091 13,448,273 23,530,814
10 304,800 1,619,250 2,857,500 381,000 6,198,182 15,185,545 26,546,277
11 268,800 1,428,000 2,520,000 336,000 5,532,727 13,555,182 23,640,709
12 256,000 1,360,000 2,400,000 320,000 5,445,455 13,341,364 23,122,818
Tổng 3,221,600 17,114,750 30,202,500 4,027,000 66,268,182 162,357,045 283,191,077
Tháng Tổng
(Nguồn: phòng kế toán)
Phụ lục PL 02.02: Bảng kê chi tiết biến phí bán hàng của nhóm sản phẩm loa Sony năm 2011
ĐVT: đồng
CP tem BH CP bao bì CP bảo hành
Hoa hồng cho
NV giao nhận
Hoa hồng cho
NV kinh doanh
Hoa hồng đại lý
Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP
1 136,000 935,000 3,655,000 170,000 14,281,818 34,990,455 54,168,273
2 150,400 1,034,000 4,042,000 188,000 15,474,545 37,912,636 58,801,582
3 150,400 1,034,000 4,042,000 188,000 15,516,364 38,015,091 58,945,855
4 152,000 1,045,000 4,085,000 190,000 15,869,091 38,879,273 60,220,364
5 168,000 1,155,000 4,515,000 210,000 18,238,182 44,683,545 68,969,727
6 189,600 1,303,500 5,095,500 237,000 20,532,727 50,305,182 77,663,509
7 199,200 1,369,500 5,353,500 249,000 21,159,091 51,839,773 80,170,064
8 188,000 1,292,500 5,052,500 235,000 20,163,636 49,400,909 76,332,545
9 128,000 880,000 3,440,000 160,000 13,127,273 32,161,818 49,897,091
10 163,200 1,122,000 4,386,000 204,000 18,154,545 44,478,636 68,508,382
11 116,000 797,500 3,117,500 145,000 11,836,364 28,999,091 45,011,455
12 108,800 748,000 2,924,000 136,000 11,345,455 27,796,364 43,058,618
Tổng 1,849,600 12,716,000 49,708,000 2,312,000 195,699,091 479,462,773 741,747,464
TổngTháng
(Nguồn: phòng kế toán)
Phụ lục PL 02.03: Bảng kê chi tiết biến phí bán hàng của nhóm sản phẩm USB Sony năm 2011
ĐVT: đồng
CP tem BH CP bao bì CP bảo hành
Hoa hồng cho
NV giao nhận
Hoa hồng cho
NV kinh doanh
Hoa hồng đại lý
Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP
1 312,000 1,170,000 2,340,000 390,000 2,640,455 6,469,114 13,321,568
2 328,000 1,230,000 2,460,000 410,000 2,747,818 6,732,155 13,907,973
3 324,800 1,218,000 2,436,000 406,000 2,750,455 6,738,614 13,873,868
4 324,800 1,218,000 2,436,000 406,000 2,757,455 6,755,764 13,898,018
5 330,400 1,239,000 2,478,000 413,000 2,853,182 6,990,295 14,303,877
6 373,600 1,401,000 2,802,000 467,000 3,257,500 7,980,875 16,281,975
7 395,200 1,482,000 2,964,000 494,000 3,433,136 8,411,184 17,179,520
8 392,000 1,470,000 2,940,000 490,000 3,395,182 8,318,195 17,005,377
9 313,600 1,176,000 2,352,000 392,000 2,723,545 6,672,686 13,629,832
10 330,400 1,239,000 2,478,000 413,000 2,855,227 6,995,307 14,310,934
11 320,000 1,200,000 2,400,000 400,000 2,755,000 6,749,750 13,824,750
12 314,400 1,179,000 2,358,000 393,000 2,722,500 6,670,125 13,637,025
Tổng 4,059,200 15,222,000 30,444,000 5,074,000 34,891,455 85,484,064 175,174,718
TổngTháng
(Nguồn: phòng kế toán)
Phụ lục PL 02.04: Bảng kê chi tiết biến phí bán hàng của nhóm sản phẩm thẻ nhớ Sony năm 2011
ĐVT: đồng
CP tem BH CP bao bì CP bảo hành
Hoa hồng cho
NV giao nhận
Hoa hồng cho
NV kinh doanh
Hoa hồng đại lý
Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP Tổng BP
1 248,000 930,000 1,860,000 310,000 3,927,273 9,621,818 16,897,091
2 284,800 1,068,000 2,136,000 356,000 5,178,182 12,686,545 21,709,527
3 291,200 1,092,000 2,184,000 364,000 5,405,455 13,243,364 22,580,018
4 290,400 1,089,000 2,178,000 363,000 5,440,909 13,330,227 22,691,536
5 304,000 1,140,000 2,280,000 380,000 5,529,091 13,546,273 23,179,364
6 330,400 1,239,000 2,478,000 413,000 5,946,364 14,568,591 24,975,355
7 356,000 1,335,000 2,670,000 445,000 6,245,455 15,301,364 26,352,818
8 314,400 1,179,000 2,358,000 393,000 5,585,455 13,684,364 23,514,218
9 295,200 1,107,000 2,214,000 369,000 5,386,364 13,196,591 22,568,155
10 304,000 1,140,000 2,280,000 380,000 5,529,091 13,546,273 23,179,364
11 316,800 1,188,000 2,376,000 396,000 5,767,273 14,129,818 24,173,891
12 286,400 1,074,000 2,148,000 358,000 5,317,273 13,027,318 22,210,991
Tổng 3,621,600 13,581,000 27,162,000 4,527,000 65,258,182 159,882,545 274,032,327
TổngTháng
(Nguồn: phòng kế toán)
Phụ lục PL 02.05: Bảng phân tích dự báo sản lƣợng 2012 của nhóm tai nghe Sony theo phƣơng pháp hồi quy đơn
Tháng
Sản lƣợng
2011 (y)
t t
2 y.t
Dự báo SL
năm 2012
(Y)
1 1,050 -6 36 (6,300) 2,024
2 1,230 -5 25 (6,150) 2,073
3 1,400 -4 16 (5,600) 2,122
4 1,500 -3 9 (4,500) 2,172
5 1,720 -2 4 (3,440) 2,221
6 2,065 -1 1 (2,065) 2,271
7 2,240 1 1 2,240 2,320
8 2,050 2 4 4,100 2,369
9 1,695 3 9 5,085 2,419
10 1,905 4 16 7,620 2,468
11 1,680 5 25 8,400 2,518
12 1,600 6 36 9,600 2,567
20,135 0 182 8,990 27,544
Phụ lục PL 02.06: Bảng phân tích dự báo sản lƣợng 2012 của nhóm loa Sony theo phƣơng pháp hồi quy đơn
Tháng
Sản lƣợng
2011 (y)
t t
2 y.t
Dự báo SL
năm 2012
(Y)
1 850 -6 36 (5,100) 890
2 940 -5 25 (4,700) 879
3 940 -4 16 (3,760) 869
4 950 -3 9 (2,850) 858
5 1,050 -2 4 (2,100) 848
6 1,185 -1 1 (1,185) 837
7 1,245 1 1 1,245 827
8 1,175 2 4 2,350 816
9 800 3 9 2,400 806
10 1,020 4 16 4,080 795
11 725 5 25 3,625 784
12 680 6 36 4,080 774
11,560 0 182 (1,915) 9,982
Phụ lục PL 02.07: Bảng phân tích dự báo sản lƣợng 2012 của nhóm USB Sony theo phƣơng pháp hồi quy đơn
Tháng
Sản lƣợng
2011 (y)
t t
2 y.t
Dự báo SL
năm 2012
(Y)
1 1,950 -6 36 (11,700) 2,140
2 2,050 -5 25 (10,250) 2,144
3 2,030 -4 16 (8,120) 2,148
4 2,030 -3 9 (6,090) 2,151
5 2,065 -2 4 (4,130) 2,155
6 2,335 -1 1 (2,335) 2,159
7 2,470 1 1 2,470 2,162
8 2,450 2 4 4,900 2,166
9 1,960 3 9 5,880 2,170
10 2,065 4 16 8,260 2,174
11 2,000 5 25 10,000 2,177
12 1,965 6 36 11,790 2,181
25,370 0 182 675 25,926
Phụ lục PL 02.08: Bảng phân tích dự báo sản lƣợng 2012 của nhóm thẻ nhớ Sony theo phƣơng pháp hồi quy đơn
Tháng
Sản lƣợng
2011 (y)
t t
2 y.t
Dự báo SL
năm 2012
(Y)
1 1,550 -6 36 (9,300) 2,007
2 1,780 -5 25 (8,900) 2,024
3 1,820 -4 16 (7,280) 2,042
4 1,815 -3 9 (5,445) 2,059
5 1,900 -2 4 (3,800) 2,076
6 2,065 -1 1 (2,065) 2,093
7 2,225 1 1 2,225 2,111
8 1,965 2 4 3,930 2,128
9 1,845 3 9 5,535 2,145
10 1,900 4 16 7,600 2,162
11 1,980 5 25 9,900 2,180
12 1,790 6 36 10,740 2,197
22,635 0 182 3,140 25,223
Phụ lục PL 03.01: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí phân theo nhóm sản phẩm năm 2011
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán quản trị - Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
2. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu – Th.S Nguyễn Tấn Bình
3. Dự báo doanh thu - Thiết lập và thẩm định dự án – PGS. TS. Phước Minh
Hiệp – Th.S Lê Thị Vân Đan
4. Các chuyên đề, khoá luận có liên quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cdtn_phan_tich_cvp_mssv_09241701_tailieuvn_5944.pdf