LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm cao hơn sự đầy đủ là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công trình cao cấp nói chung, ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới đáp ứng được nhu càu của khách hàng. Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người ở và người sở hữu. Ví như một người muốn xây một ngôi nhà cho gia đình mình ở thì ngoài việc thuê một một người thiết kế giỏi người đó sẽ tìm một công ty xây dựng tầm cỡ về khả năng xây dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được như họ mong muốn. Chính vì vậy mà vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó.
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao. Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Để có thể nắm bắt quá trình và triển vọng phát triển của ngành xây dựng, chúng ta cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của mình. Bài tiểu luận dưới đây xin đưa ra những nhận định tổng quát nhất về thực trạng ngành xây dựng dựng cũng như triển vọng phát triển của ngành, các công ty trong ngành và một số cơ hội đầu tư, gồm những ý chính:
1. Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế
2. Tổng quan về ngành
2.1. Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành
2.2. Đặc thù của ngành
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng
3.1. Nhân tố chính trị
3.2. Nhân tố xã hội
3.3. Nhân tố kinh tế
3.4. Nhân tố công nghệ
4. Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay
5. Thông tin về các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và một số lựa chọn đầu tư
6. Kết luận
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 21451 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích ngành xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm cao hơn sự đầy đủ là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công trình cao cấp nói chung, ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới đáp ứng được nhu càu của khách hàng. Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người ở và người sở hữu. Ví như một người muốn xây một ngôi nhà cho gia đình mình ở thì ngoài việc thuê một một người thiết kế giỏi người đó sẽ tìm một công ty xây dựng tầm cỡ về khả năng xây dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được như họ mong muốn. Chính vì vậy mà vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó.
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao. Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Để có thể nắm bắt quá trình và triển vọng phát triển của ngành xây dựng, chúng ta cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của mình. Bài tiểu luận dưới đây xin đưa ra những nhận định tổng quát nhất về thực trạng ngành xây dựng dựng cũng như triển vọng phát triển của ngành, các công ty trong ngành và một số cơ hội đầu tư, gồm những ý chính:
Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế
Tổng quan về ngành
Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành
Đặc thù của ngành
Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng
Nhân tố chính trị
Nhân tố xã hội
Nhân tố kinh tế
Nhân tố công nghệ
Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay
Thông tin về các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và một số lựa chọn đầu tư
Kết luận
Vị trí của ngành xây dựng trong nền kinh tế
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy vị trí quan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành xây dựng là 1 ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn.
Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô thị trên cả nước, cùng 150 khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị và nông thôn.
Ngành xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị. Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự án đã và đang được triển khai. Hiện cả nước có khoảng trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho hệ thống cấp thoát nước. Hiện đã có trên 300 dự án cấp thoát nước được triển khai với công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm, đảm bảo cho 70% dân số đô thị được cấp nước sạch. Công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang hướng mạnh tới các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng đạt trên 17%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao như xi măng, gạch ceramic, granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước và được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới.
Bằng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã tự đảm đương được hoặc nhận thầu hầu hết các công trình xây dựng quan trọng của quốc gia, nhiều công trình của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Có thể kể đến các công trình lớn như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án nhiệt điện Cà Mau, thủy điện Buôn Lốp, cầu Thủ Thiêm …
Các doanh nghiệp xây dựng cũng đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực hợp tác với các nước trong khu vực về phát triển đô thị, thủy điện bằng việc góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia. Ngoài ra, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn đang tích cực triển khai giúp Lào lập điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Thủ đô Viên Chăn.
Công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã thoát ra khỏi khung hoảng kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng và nổi bật của ngành xây dựng. Qua đó càng thấy rõ vai trò đi đầu của ngành xây dựng trong việc nâng cao kinh tế và phát triển đất nước.
Tổng quan về ngành
Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành
a. Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện
Xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp và các mục đích khác. Sản phẩm của xây dựng thủy lợi là hồ chứa nước, kênh dẫn nước, trạm bơm tưới tiêu nước, đập chắn nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng.
b. Chuyên ngành cảng, công trình biển
Xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven biển, tàu thuyền, phục vụ giao thông đường thủy.
c. Chuyên ngành cầu đường
Xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm sông, núi, làm nhà máy hoặc cho các mục đích khác, đường sắt, sân bay, cầu đường thành phố.
d. Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp
Là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến và đa dạng. Ngành xây dựng dân dụng lại có chuyên xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà công cộng. Mỗi loại nhà có những yêu cầu công nghệ khác nhau nên phải có chuyên môn được đào tạo riêng. Công trình nhà máy nhiệt điện khác với nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu khác với nhà máy xi măng. Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần được đào tạo dể có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng.
e. Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất đến cất giữ, bảo quản, chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng: trại chăn nuôi, cơ sở chế biến…
f. Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị
Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ thống thoát và xử lý nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được sạch sẽ.
g. Chuyên ngành môi trường
Xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân cư, sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi trường vi khí hậu, thông gió, các phân xưởng sản xuất, vận chuyển thu gom rác, xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Đặc thù cơ bản của ngành
- Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp làm theo định mức nhân công: được tổ chức theo khoa học. Sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều có mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi phải hình thành những kiến thức và kỹ năng ở từng chuyên ngành.
- Công cụ trong sản xuất: công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụ chuyên chở. Công cụ lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy móc đồ sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục mét, công nghệ xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hóa để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế.
- Sản phẩm của xây dựng là phương tiện cho các hoạt động lao động sản xuất dịch vụ khác: nhà máy để sản xuất công nghiệp, cầu, đường là phương tiện của ngành giao thông, đê đập là phương tiện của ngành thủy lợi…
Nhiều khi sản phẩm xây dựng còn là mục đích của phúc lợi: nhà ở, công trình công cộng. Phân định sản phẩm nào là mục đích hoặc là phương tiện nhằm có chính sách đầu tư hiệu quả.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: chiếm diện rộng, vật liệu là phương tiện thi công phải chuyển từ nơi khác đến địa điểm xây dựng.việc chiếm diện rộng còn làm cho việc bảo vệ,gìn giữ quá trình xây dựng gặp khó khăn.
- Thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, xây dựng hàng năm, nhiều năm nên tác động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn.
Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, của con người, nhiều khi thay đổi như trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình chắp vá, thiếu đồng bộ. Ngoài ra sản phẩm xây dựng còn do nhiều người, có các nghề nghiệp khác nhau tham gia nên nó có tính phức hợp. Hoạt động tổ chức xây dựng đòi hỏi phải có trình độ tổ chức khoa học cao.
- Đóng góp của ngành xây dựng là một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài... Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây dựng phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây dựng.
Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng không thể hiện rõ. Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (phương tiện cơ giới, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng...
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành xây dựng
3.1. Nhân tố xã hội
- Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì hiện đang thiếu lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.
Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang được đánh giá là hấp dẫn, có thể sử dụng và thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sư, thạc sĩ…
Bên cạnh những thuận lợi, nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó khăn: Một là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn, nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận, dễ dàng bằng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực, tệ nạn xã hội vốn đồng hành với nhiều công trường. Hai là, chế độ tiền lương chưa hợp lý. Tuy tiền lương đã áp dụng cơ chế thị trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước của công nhân xây dựng với các ngành nghề khai thác mỏ và điện thì tiền lương của công nhân xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nên chưa có sức hút mạnh đối với người lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao. Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng. Các hoạt động đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phối hợp và gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có gắn với thị trường xây dựng.
Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động làm theo công trình. Như nhà ở chỉ được dựng tạm với ít tôn và cây. Môi trường ẩm thấp cùng với suốt ngày làm dưới trời nắng nên dễ dàng sinh bệnh tật. Do đó, để bền vững với nghề này đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt, kiên trì với cái khó. Làm việc trong điều kiện mưa nắng, vất vả, nặng nhọc, không phải người lao động nào cũng muốn gắn bó với nghề xây dựng, cho dù mức thu nhập không quá thấp so với nhiều ngành nghề khác. Theo các chủ thầu xây dựng thì bình quân thu nhập của 1 người làm nghề xây dựng từ 70-100.000 đ/ngày, những thợ có tay nghề cao có thể được trả 150.000 đ/ngày. Thế nhưng hiện nay, nhiều công ty xây dựng đang rất thiếu nhân lực mặc dù các doanh nghiệp đều thực hiện trả lương khá cao.
- Nhu cầu nhà ở ngày càng cao kèm theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều hơn nữa những công trình đồ sộ với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện. Ngành xây dựng cần phải tìm tòi cái mới, áp dụng khoa học công nghệ, các sáng chế khoa học để chất lượng công trình ngày càng phát triển và hoàn hảo.
3.2. Nhân tố chính trị
Chúng ta sắp bước vào năm thứ mười của thế kỷ XXI, nhưng chế độ chính sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động, đơn cử một trong những quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đó là “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”! Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 thì ngày 07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”, Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nghị định 16/2005 thi hành được 1 năm 7 tháng 22 ngày thì lại ban hành Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 16/2005! Và rồi 5 ngày, 4 năm sau, ngày 12/2/2009 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ( Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) lại thay thế Nghị định 16/2005 và 112/2006.
Như vậy chưa đầy 6 năm trời, công tác “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” đã có tới 3 Nghị định của Chính phủ! “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” là một lĩnh vực qủan lý tổng thể của nhiều lĩnh vực khác, bên cạnh đó còn có những lĩnh vực quản lý cụ thể. Một khi thay đổi chủ trương, chính sách thì nó kéo theo thay đổi nhiều mặt quản lý và kinh tế. Ngành Xây dựng cần sớm nhấn mạnh luật lệ, chính sách để mọi mặt trong xây dựng có thể ổn định chính sách cụ thể, cần nhanh chóng có kế hoạch rà soát lại các chế độ chính sách tổng thể và chế độ chính sách cụ thể liên quan đến “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” được bàn bạc xem xét một cách khoa họcVà chúng tôi đề nghị trong quy định “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” không nên tách việc quản lý dự án vốn trong nước và vốn ODA như hiện nay ( Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA ). Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được huy động vào mục đích xây dựng đô thị sự phong phú của nguồn vật liệu cũng như nhiều công nghệ kỹ thuật mới được du nhập từ nước ngoài tạo ra sự đột phá. Bởi dù là nguồn vốn nào cũng phải tuân thủ pháp luật của ta và theo thông lệ Quốc tế, chúng ta cũng nên áp dụng những quy định của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn ( FIDIC ) đối với công trình trong nước, rối đây chắc nhiều dự án sẽ nhiều nhà thầu quốc tế tham gia chứ không chỉ là vốn ODA do vậy các dự án sử dụng vốn trong nước cũng phải theo thông lệ Quốc tế.
Hiện nay ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nước ngoài, hợp tác để đòi hỏi công nghệ và hợp tác để cùng phát triển. Vì vậy cần có những chính sách cũng như những văn bản hướng dẫn cụ thể để vấn đề đầu tư xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài cho ngành xây dựng.
3.3. Nhân tố kinh tế
Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trường thế giới. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trường thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả nguyên vật liệu trên thị trường Việt Nam. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỉ giá và lạm phát. Vì thế cần có sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa diễn ra đã ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên nó đã tác động đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Vì vậy cần phân tích đánh giá một cách đầy đủ tác động và kiến nghị các giải pháp để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất chống suy giảm kinh tế và duy trì phát triển kinh tế.
Cần có các giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn nhà nước cho 2 lĩnh vực chủ yếu là hạ tầng cơ sở và nhà ở, và những công trình có hiệu quả cao. Đặc biệt trong điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế nước ta còn rất yếu kém cần tập trung xây dựng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó cần rà soát, kiên quyết đầu tư tập trung, dứt điểm chống dàn trải, kiên quyết đình hoãn các dự án công trình chưa cấp bách, hiệu quả đầu tư kém.
Đối với dự án xây dựng công trình cần sửa đổi bổ sung các quy định trong Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, nhà thầu trong nước (các loại thiết bị, kết cấu thép, sản xuất trong nước trong gói thầu EPC, các nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát… trong các dự án, việc sử dụng nhân lực địa phương…) để không phải nhập thiết bị, kết cấu vật tư có thể sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu công nhân không đòi hỏi kỹ thuật cao. Đó là một số giải pháp tạm thời để ngành xây dựng có thể vượt qua cơn khủng hoảng tìm lại vị thế của mình.
3.4. Nhân tố công nghệ
Việt Nam ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật luôn mang đến những thành công nhất định. Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các hoạt động thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, chuyển giao công nghệ rất cần thiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong các hoạt động giao dịch mua - bán công nghệ. Nhằm hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp trong quá trình mua - bán chuyển giao công nghệ, trang bị các công nghệ, thiết bị mới hiện đại hoá sản xuất, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ mà doanh nghiệp cần tìm mua, các thông tin cho phép doanh nghiệp có thể so sánh, đối chiếu giữa tính toán trên các dự án và thực tế giá cả thị trường, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định phù hợp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị .
Đáp ứng theo từng yêu cầu cụ thể: trang thiết bị đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất đồng bộ, trong nước hoặc nước ngoài, tư vấn chuyển giao công nghệ.- Tư vấn, xây dựng dự án đầu tư công nghệ và thiết bị, đàm phán, soạn thảo, kiểm tra hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng góp vốn liên doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp.
Trong ngành xây dựng, chúng ta cần đánh giá công nghệ, lựa chọn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ thích hợp, định giá trị công nghệ, xác định phương thức, điều kiện thanh toán, phí chuyển giao công nghệ, đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra cần có hoạt động giám sát quá trình chuyển giao công nghệ, hỗ trợ công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin về công nghệ hỗ trợ công tác nghiên cứu và chế tạo, hỗ trợ các đơn vị tham gia giới thiệu tuyên truyền về các sản phẩm của các đơn vị thông qua các kênh hội chợ triển lãm, hội nghị, chợ mạng.
Các doanh nghiệp xây dựng cần có sự giúp đỡ về tư vấn và đại diện pháp lý trong việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng. Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và nước ngoài, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ.
4. Cơ hội và thách thức của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay
Cũng như trên đã đề cập thì hiện nay các ngành xây dựng của chúng ta phát triển khá mạnh mẽ, về nhân sự cũng như vốn đầu tư, trình độ của các công ty, chính vì điều này mà họ đã cho ra được các công trình thế kỷ, Việt Nam ngày càng có nhiều các kỹ sư giỏi đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành xây dựng của Việt còn gặp phải một số các khó khăn cơ bản sau:
+ Thứ nhất nguồn nhân lực của chúng ta có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết là những lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng chưa có trình độ chuyên môn nên hàng năm tai nạn nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn cũng như năng xuất lao động chưa cao.
+ Thứ hai cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng.
+ Khi việt Nam ra nhập WTO thì ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt họ có cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho các tập đoàn xây dựng của chúng ta phải cạnh trang gay gắt.
+ Khi các tập đoàn xây dựng của nước ngoài nhảy vào Việt ngoài việc trình độ của họ cao và chất lượng sản phẩm của chúng ta thì không thể không nhắc tới việc markieting và quảng cáo của họ thực sự đã tạo nên các thành công lớn của họ. Nhưng tại Việt Nam các tập đoàn xây dựng cuả chúng ta hầu hết hoạt động dựa trên các mối quan hệ mà chưa phát hiện ra một biện pháp khá hiệu quả đó là Marketing ngoài việc chứng tỏ chất lượng của họ cao và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì họ còn có rất nhiều hoạt động khác bổ trợ cho mình. Khi các tập đoàn xây dựng nhảy vào Việt Nam thì việc họ gặp khó khăn đầu tiên là làm thế nào để cho khách hàng Việt Nam biết tới mình và hàng loạt các chương trình Marketing của họ đã được thực hiện và từ các hoạt động đó họ đã lôi kéo được khá nhiều khách hàng về phía mình.
Ðể tiếp tục hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ nhất là tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng để loại bỏ các qui định chồng chéo, bất cập, không đồng bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định về thủ tục hành chính của ngành xây dựng, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động.
Thứ hai là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý ngành xây dựng, trong đó nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầu tư xây dựng công trình, quản lý và phát triển đô thị; chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; mô hình tổ chức của bộ máy quản lý đô thị ở các cấp và chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở, thị trường bất động sản phát triển.
Thứ ba là nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành xây dựng trong thời kỳ hội nhập. Đẩy mạnh nghiên cứu KHKT, ứng dụng công nghệ xây dựng mới nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và rút ngắn thời gian xây dựng công trình. Tập trung chỉ đạo phát triển lực lượng xây dựng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Xây dựng, hình thành, phát triển một số Tập đoàn kinh tế đủ mạnh để có sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Vấn đề sau cùng nhưng rất quan trọng, đó là: Nâng cao năng lực và chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng kiến trúc. Xây dựng và phát triển phải dựa trên cơ sở của quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành. Các đồ án quy hoạch khi đã được phê duyệt cần phải được công khai cho nhân dân biết và thực hiện, là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động đầu tư, xây dựng và quản lý xây dựng, đặc biệt là ở đô thị.
5. Thông tin về các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và một số lựa chọn đầu tư.
Cổ phiếu ngành xây dựng hiện nay đang là một trong những sự lựa chọn của các nhà đầu tư.Thị trường chứng khoán hiện nay có nhiều phiên tăng rồi cũng không ít phiên giảm. Nhà đầu tư đang hoang mang khi xu hướng thị trường chưa rõ nét. Họ muốn tìm những cổ phiếu nào không giảm giá trong tương lai, nếu tăng được thì càng tốt. Và cổ phiếu xây dựng là một trong những ứng cử viên sáng giá... Cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng hiện nay trên hai sàn có rất nhiều, nhất là sàn Hà Nội với nhiều mã có liên quan đến thương hiệu Sông Đà. Ở TP. HCM ít hơn nhưng so với cổ phiếu các ngành nghề khác thì vẫn còn vượt trội. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ chú ý đến những cổ phiếu thanh khoản có khả năng chuyển nhượng dễ dàng còn giá lên hay xuống thì còn tuỳ thuộc vào thị trường chung. Dưới đây là mã chứng khoán và một vài số liệu chủ yếu của các công ty xây dựng đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán: gồm có 65 công ty:
STT
Mã CK
Tên công ty
EPS (nghìn đồng)
PE
KLGD Khớp lệnh TB 10 phiên
KL cổ phiếu lưu hành
Vốn hóa thị trường (tỉ đồng)
BVPS (nghìn đồng)
PB
ROA
ROE
1.
B82
Công ty cổ phần 482
4,25
8,43
20.880
1.500.000
53,7
15,25
249,10
5%
28%
2.
CDC
Công ty cô phần đầu tư và xây lắp chương dương
4,31
13,42
145.620
6.465.715
373,72
24,28
380,24
5%
15%
3.
C92
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 492
1,2
22
11.390
1.200.000
31,68
12,53
385,94
1%
14%
4.
CIC
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cotec
1,75
12,42
33.820
2.718.596
58,99
19,89
127,09
2%
9%
5.
CID
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
1,18
21,15
3.030
1.082.000
27,05
13,37
187.61
4%
9%
6.
CNT
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư
2,41
11,22
160.127
7.944.300
214,5
22,83
126,83
2%
19%
7.
CTN
Công ty cổ phần xây dựng công trình ngầm
1,93
16,08
99.390
4.814.400
149,25
21,71
153,75
2%
9%
8.
DCC
Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Descon
1,79
14,26
163.238
9.900.000
252,45
20,33
136,64
5%
9%
9.
DIC
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại DIC
1,41
26,68
201.405
15.199.540
566,98
36,68
203,29
2%
6%
10.
DIG
tổng công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
1,44
20,1
107.650
5.500.000
158,95
12,14
684,22
15%
37%
11.
FPC
Công ty cổ phần Full Power
3,01
10,75
532.460
15.000.000
486
12,46
165,91
- 5%
-7%
12.
HBC
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa bình
3,39
6,64
24.503
8.900.000
200,25
13,81
108,29
2%
4%
13.
HUT
Công ty cổ phần Tasco
3,45
9,58
43.170
3.500.000
115,5
20,36
264,32
2%
20%
14.
ICG
Công ty cổ phần xây dựng song hồng
3,89
6,79
20.310
3.500.000
92,4
19,98
287,99
6%
17%
15.
L10
Công ty cô phần Lilama 10
3,39
6,96
23.512
8.900.000
210,04
13,81
177,22
7%
22%
16.
L18
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18
3,45
10,1
39.490
3.500.000
121,8
20,36
173,81
3%
17%
17.
L61
Công ty cổ phần Lắp máy 69-1
1,83
12,01
30.940
7.015.000
154,33
14,58
157,38
5%
13%
18.
L62
Công ty cổ phần Lilama 69-2
3,91
5,96
15.990
3.000.000
69,9
19,15
121,7
7%
19%
19.
LCG
Công ty cổ phần LICOGI 16
10,64
7,99
709.884
20.400.000
1,734
32,49
261,6
18%
32%
20.
LUT
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Lượng Tài
0,98
23,45
13.560
5.550.000
127,65
23,45
206,16
3%
9%
21.
MCG
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam
2,48
18,54
808.604
14.520.000
667,92
14,87
292,22
5%
9%
22.
MEC
Công ty cổ phần Someco Sông Đà
4,06
10,32
39.030
4.000.000
167,6
20,36
201,37
3%
20%
23.
PVA
Công ty cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An
1,58
13,21
47.640
10.000.000
209
13,21
397,85
2%
21%
24.
QTC
Công ty cổ phần Công trình giao thông Vận tải Quảng Nam
4,57
5,14
2.600
1.200.000
28,2
20,02
119,5
3%
12%
25.
S12
Công ty cổ phần Sông Đà 12
1,57
21,9
62,240
5.000.000
171,5
13,40
280,17
2%
12%
26.
S55
Công ty cổ phần Sông Đà 505
5,1
9,91
59.540
2.496.000
126.05
37,15
144,21
7%
14%
27.
S64
Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04
3,66
10,21
29.800
2.000.000
74,8
24,31
158,95
8%
15%
28.
S74
Công ty cổ phần Sông Đà 7.04
5,93
7,62
29.680
4.000.000
180,8
15,18
323,99
7%
24%
29.
S91
Công ty Cổ phần Sông Đà 9.01
2,08
19,23
20.310
1.500.000
60
14,57
300,97
3%
14%
30.
S96
Công ty cổ phần Sông Đà 9.06
2,33
34,84
95.420
2.500.000
202,5
13,49
694.91
5%
17%
31.
S99
Công ty Cổ phần Sông Đà 909
4,57
12,57
78.190
4.447.940
255,31
15,57
401,13
15%
29%
32.
SD2
Công ty cổ phần Sông Đà 2
3,1
14,17
107.500
4.853.500
213,55
22,32
207,99
3%
14%
33.
SD3
Công ty Cổ phần Sông Đà 3
2,96
13,16
79.910
7.999.678
311,99
26,32
150,45
5%
11%
34.
SD4
Công ty cổ phần Sông Đà 4
1,84
17,02
54.990
7.500.000
235,5
11,89
263,34
3%
16%
35.
SD5
Công ty Cổ phần Sông Đà 5
9,3
7,64
35.050
6.094.000
432,67
25,40
316.35
7%
37%
36.
SD6
Công ty Cổ phần Sông Đà 6
5,28
10,01
137.060
6.000.000
317,4
32,45
160.11
4%
16%
37.
SD7
Công ty cổ phần Sông Đà 7
43,7
11,2
243.570
9.000.000
477
38,44
145.84
4%
12%
38.
SD8
Công ty cổ phần Sông Đà 8
0,26
114,34
24.600
2.800.000
82,6
11,11
266.54
0%
2%
39.
SD9
Công Ty Cổ Phần Sông Đà 9
5,59
12,52
348.810
15.000.000
1.050
19,69
391.38
7%
28%
40.
SDD
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
0,51
52,44
191.760
4.015.000
106,4
13,89
191.95
2%
4%
41.
SDJ
Công ty cổ phần Sông Đà 25
1,59
16,76
23.380
3.676.800
98,17
14,60
286.13
2%
9%
42.
SDS
Công ty cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà
3,08
10,08
12.140
1.284.400
39,82
13,03
277.21
1%
26%
43.
SDT
Công ty Cổ phần Sông Đà 10
6,58
9,04
133.350
11.661.000
693,83
35,77
192.64
7%
18%
44.
SIC
Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà
3,02
14,08
156,470
5.000.000
212,5
21,9
190.22
4%
14%
45.
SJC
Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01
2,72
14,51
25.860
2.641.900
104,09
20,97
222.35
3%
13%
46.
SJE
Công ty Cổ phần Sông Đà 11
5,17
9,1
123.660
4.955.300
233,39
25,47
201.66
4%
20%
47.
SJM
Công ty cổ phần Sông Đà 19
1,98
22,15
79.270
1.500.000
65,7
13,72
318.62
4%
14%
48.
SNG
Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10.1
12,72
6,65
8.860
1.900.000
160,74
36,16
234.48
9%
35%
49.
SSS
Công ty cổ phần Sông Đà 6.06
1,25
29,38
31.990
2.500.000
75
13,37
225.87
4%
9%
50.
STL
Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long
3,91
17,43
259.930
10.000.000
682
15,16
451.83
2%
26%
51.
V11
Công ty cổ phần Xây dựng số 11
1,95
12,7
49.340
5.000.000
124
17,9
144.53
2%
11%
52.
VC1
Công ty Cổ phần Xây dựng số 1
5,4
9,93
109.020
7.400.000
396,64
21,7
117.90
4%
11%
53.
VC2
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2
6,78
9,0
52.530
5.417.965
330,5
33,02
277.15
7%
21%
54.
VC3
Công ty cổ phần Xây dựng số 3
4,79
15,56
104.020
7.920.400
590,07
23,92
334.95
4%
20%
55.
VC5
Công ty cổ phần Xây dựng số 5
2,45
11,63
39.400
5.000.000
142,5
17,20
168.60
2%
15%
56.
VC6
Công ty cổ phần Vinaconex 6
3,48
10,02
18.650
3.800.000
132,62
16,86
204.19
55
22%
57.
VC7
Công ty cổ phần Xây dựng số 7
2,39
15,51
85.450
4.924.800
182,22
16,95
234.24
3%
14%
58.
VCC
Công ty cổ phần Vinaconex 25
2,55
10,87
38.370
4.000.000
110,8
13,99
213.92
3%
13%
59.
VCG
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
1,71
34,57
2.914.660
185.080.387
10.919,74
16
399.59
1%
9%
60.
VE1
Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 1
Chưa đủ số liệu để tính
61.
VE9
Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 9
1,29
14,72
36.620
3.100.000
58,9
11,88
162.52
4%
12%
62.
VHL
Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
6,58
7,14
20.812
7.750.000
364,25
23,92
182.45
8%
29%
63.
VMC
Công ty cổ phần VIMECO
5,06
14,23
54.490
6.500.000
468
27,15
288.56
3%
21%
64.
VNE
Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam
3,69
4,64
417.730
31.721.080
542,43
11,63
149.21
6%
32%
65.
CMC
Công ty cổ phần Đầu tư CMC
Chưa đủ số liệu để tính
Số liệu EPS tính tới Quý III năm 2009
Trong số các ngành chủ chốt của nền kinh tế, ngành xây dựng “bị” coi là sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2009 do sự cắt giảm đầu tư, giá nguyên vật liệu tăng và thị trường BĐS trầm lắng. Do đó, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc ngành này rớt thảm là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự sụt giảm đã xuống sâu đến mức quá rất nhiều giá trị thực…Do tình hình kinh tế chung năm 2009 gặp nhiều biến động xấu, nên hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều hạ mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, mức hạ không đủ lớn đến mức có thể khiến giá cổ phiếu biến động mạnh đến như hiện tại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng và trong quý I vẫn đạt được những kết quả khả quan. Đơn cử như Công ty cổ phần Xây dựng công trình ngầm (mã chứng khoán: CTN) quý I/2009, lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng, quý II ước đạt 6 tỷ đồng (kế hoạch năm 2009 là 17 tỷ đồng). Hiện tình hình kinh doanh của Công ty vẫn ổn định. Giá trị thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) năm 2009 của CTN sẽ khoảng trên 3000 đồng. Trong khi đó, thị giá hiện tại chỉ xoay quanh mệnh giá. Tức P/E tương lai chỉ khoảng hơn 3 lần. Một doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết được nhiều nhà đầu tư lưu tâm là Công ty cổ phần Xây dựng số 5 (mã chứng khoán: SC5) trong quý I/2009 đã lọt vào top 10 những công ty có EPS cao nhất- 2749 đồng. Trong khi đó, giá SC5 chỉ quanh quẩn ở mốc trên 30.000 đồng/cổ phiếu. “Dòng họ” Sông Đà nổi tiếng trên sàn Hà Nội dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn “cho ra” được những kết quả khá khả quan. 6 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Sông Đà 19 (mã chứng khoán: SJM) đạt được 47% kế hoạch sản lượng cả năm; lợi nhuận ước đạt 2,2 tỷ đồng, bằng 50% kế hoạch năm. Trong khi ấy, giá SJM đã có lúc xuống dưới mệnh giá. Hay Công ty cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà có EPS quý I khá ấn tượng- 1312 đồng. Dù vậy, thị giá vẫn chỉ nằm trong khoảng 13-14 ngàn đồng/cổ phiếu. Hay Công ty cổ phần Sông Đà 6 (mã chứng khoán: SD6), Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 đều có EPS quý I trên dưới 1000 đồng, nhưng thị giá vẫn chấp chới đầu 1x.Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS lớn cũng chịu chung số phận. Cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh BĐS hàng đầu Việt Nam- Hoàng Anh Gia Lai- đã có lúc rơi xuống đầu 7x. Cổ phiếu danh giá một thời như Vinaconex còn thê thảm hơn nhiều, chỉ còn 14-15 ngàn đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu các doanh nghiệp nhỏ thì tê liệt, chào bán ê hề nhưng gần như không có giao dịch.So với mức giảm chung của TTCK Việt Nam, cổ phiếu các công ty xây dựng và kinh doanh BĐS luôn đứng ở top đầu. Về mặt tâm lý, điều này hoàn toàn hợp lý do những khó khăn chồng chất của ngành này. Tuy nhiên, nếu bình tĩnh, nhà đầu tư có thể lại thấy đây là cơ hội đầu tư cực tốt. Bởi lẽ…Việc các công ty xây dựng và giảm chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2009 là tất yếu, nhưng chỉ tiêu được đề ra vẫn khá khả quan. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đã dự báo được tình hình thị trường nên có những bước phòng bị từ xa.
Do đó, mục tiêu lợi nhuận của năm 2009 cơ bản có thể hoàn thành, thậm chí khả năng vượt hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp nền kinh tế vĩ mô được cải thiện ở giai đoạn cuối năm. Hơn nữa, trong trung và dài hạn, nhu cầu xây dựng của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức cao do đất nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Do đó, khó khăn của ngành xây dựng chỉ là tạm thời. Về giá, giá cổ phiếu nói chung đã xuống đến mức hấp dẫn, trong khi giá cổ phiếu ngành xây dựng còn rơi nhanh hơn mức chung. Điều ấy có nghĩa, giá cổ phiếu ngành này rẻ hơn cả những cổ phiếu rẻ của ngành khác.
Lựa chọn một số công ty tiềm năng:
Qua một số chỉ tiêu cơ bản, chúng ta có thể thấy những công ty sau đây rất có tiềm năng để đầu tư trong lĩnh vực xây dựng:
1.Công ty Cổ phần LICOGI 16 (HOSE)
Nhóm ngành: Bất động sảnVốn điều lệ: 204,000,000,000 đồngKL CP đang niêm yết: 20,400,000 cpKL CP đang lưu hành: 20,400,000 cpGiới thiệu:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH :
Công ty cổ phần Licogi 16 trước đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (Licogi) được thành lập theo quyết định số 427/QĐ – BXD ngày 08/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở tổ chức lại Chi Nhánh của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng tại Tp Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi thành lập Công ty đã chú trọng thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Bằng phương pháp tổ chức thi công chuyên nghiệp, luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, hiện nay Công ty là một trong các Nhà thầu có uy tín và được nhiều Chủ đầu tư tín nhiệm.
Với mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề, Công ty còn là Chủ đầu tư Dự án khu dân cư Long Tân 4 giai đoạn, tổng diện tích 240ha thuộc thành phố mới Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, Dự án khu dân cư Trung tâm thương mại Ngãi Giao thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, dự án Nhà văn phòng tại 24A Phan Đăng Lưu, P.7, Q. Phú Nhuận, HCM; dự án Trường cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật LICOGI tại Nghi Sơn Thanh Hóa; dự án khu công nghiệp luyện kim tại Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa; Dự án dây chuyền thiết bị bê tông đầm lăn tại thủy Điện Bản Chát.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Năm 2005 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm 2006 Công ty Xây dựng số 16 chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Licogi 16 theo Quyết định số 327/QĐBXD ngày 28/02/2006 và Quyết định số 844/QĐBXD ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty chính thức nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cấp ngày 02/06/2006.
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH :
Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, sân bay, bến cảng, đường dây và các trạm biến thế điện; các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, nền móng công trình.
Sản xuất, mua bán vật tư, thiết bị, phụ tùng và các loại vật liệu xây dựng, ống cống bê tông, bê tông thương phẩm; gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng; cốp pha định hình, dàn giáo, khung nhà công nghiệp (không sản xuất, gia công tại trụ sở).
Mua bán, cho thuê thiết bị vật tư kỹ thuật; tư vấn đầu tư. Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị, các sản phẩm cơ khí và kết cấu định hình.
Đầu tư, kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Mua bán máy móc, vật tư ngành xây dựng, thí nghiệm vật liệu xây dựng, khai thác đá, khai thác đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Địa chỉ: 49B Phan Đăng Lưu, phường 7, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí MinhĐiệnthoại:84-(8)38411375 Fax:84-(8)38411376Email:cc16@hcm.vnn.vnWebsite:
Chỉ tiêu
Quý 4-2008
Quý 1-2009
Quý 2-2009
Quý 3-2009
Tổng doanh thu(*)
216,182,481
102,380,765
168,712,828
1166,634,091
Tổng lợi nhuận trước thuế
120,965,171
42,761,538
63,162,447
70,106,936
Lợi nhuận ròng(**)
69,705,037
35,222,856
52,032,223
57,771,722
Tổng tài sản
889,720,520
1,202,147,552
1,323,152,609
1,225,589,819
Vốn chủ sở hữu
523,834,746
544,215,769
605,295,057
662,832,232
Năm 2008 dù chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song LCG vẫn là một trong những công ty dẫn đầu về tính ổn định trong tình hình khó khăn chung. Doanh thu năm 2008 vẫn tăng mạnh so với năm 2007, gần gấp hai lần, từ hơn 297 tỷ đồng lên hơn 445 tỷ đồng. Nguyên nhân là do LCG vẫn duy trì được tỷ lệ doanh thu ở mức ổn định từ hai nguồn: doanh thu từ hoạt động đầu tư các khu đô thị và doanh thu từ các hợp đồng xây dựng. Điều này cho thấy, LCG có mối quan hệ khá tốt đẹp với các bạn hàng và khách hàng. Sang năm 2009, trải qua những tháng khó khăn của đầu năm, nhờ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã phần nào giúp LCG giảm bớt gánh nặng chi phí, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong quý III, LCG đã kiếm được hơn 122.8 tỷ đồng doanh thu , bằng 91.4% so với cùng kỳ năm trước, và lũy kế 9 tháng đạt hơn 388.8 tỷ đồng, tăng 18.36% so với năm 2008. Chỉ số EPS, ROA, ROE rất cao trong khi chỉ số PE vẫn ở mức trung bình so với các công ty trong ngành. Cho thấy, năng lực của LCG vẫn còn tiềm tàng, hứa hẹn trong tương lai sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, có xu hướng tiến tới mức của trung bình ngành và là công ty rất đáng để đầu tư.
2. Công ty cổ phần sông Đà 5 (HNX)
Nhóm ngành:Xây dựngVốn điều lệ: 60,940,000,000 đồngKL CP đang niêm yết: 6,094,000 cpKL CP đang lưu hành: 6,094,000 cpGiới thiệu:
Lịch sử hình thành:
Công ty cổ phần Sông Đà 5, tiền thân là Công ty Xây dựng thuỷ điện Vĩnh Sơn . Công ty là doanh nghiệp Nhà nước – đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 5 theo Quyết định số 1720/QĐ – BXD ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Từ ngày 13/12/2006 Công ty cổ phần Sông Đà 5 được chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung trâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 74/QĐ-TTGDCKHN của Trung Tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng công trình công nghiệp, nhà các loại;
Xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt; Thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn;
Xây dựng công trình ngầm dưới đất, dưới nước, công trình đường bộ;
Khai thác, sản xuất, kinh doanh: Điện, vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện kim loại, phụ tùng xe máy, thiết bị, phụ kiện xây dựng;
Đầu tư, xây dựng, lắp đặt và vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ;
Mua, bán, nhập khẩu: vật tư, phụ tùng, xe máy, thiết bị thị công;
Đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên kết;
Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân.
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Địa chỉ: Thị trấn Ít Ong, Huyện Mường La, Tỉnh Sơn LaĐiện thoại: 84-(22) 3831 342 Fax: 84-(22) 3831 342Email: Info@songda5.com.vnWebsite:
Chỉ tiêu
Quý 4-2008
Quý 1-2009
Quý 2-2009
Quý 3-2009
Tổng lợi nhuận trước thuế
11,780,845
14,512,101
18,813,973
11,555,635
Lợi nhuận ròng(**)
11,780,845
14,512,101
18,813,973
11,555,635
Tổng tài sản
746,959,790
865,040,312
827,853,467
758,161,642
Tổng nợ
621,707,904
725,734,525
682,415,456
603,403,743
Tổng công ty Sông Đà và chủ đầu tư đánh giá là số 1 trong công tác thi công xây lắp bê tông thuỷ điện về chất lượng và tiến độ được giao. Công ty đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2009, phấn đấu đạt lợi nhuận 6 tháng cuối năm 21,2 tỷ đồng.
Đến nay, các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị SXCN đạt 565,5 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch năm; doanh thu đạt 551,4 tỷ đồng, bằng 69% kế hoạch năm; đạt lợi nhuận 32,8 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch năm.
Công ty dự kiến, đến quý III/2009, tổng giá trị SXCN đạt 199,1 tỷ đồng, doanh thu đạt 176,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 10,6 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu cụ thể cho các công trình trọng điểm: Thủy điện Sơn La, đạt tổng khối lượng thi công 54.423 m3; Thủy điện Bản Vẽ, tiếp tục đổ bê tông phần còn lại và hoàn thiện nhà máy; Thủy điện Nậm Chiến 2 và Thủy điện Tuyên Quang, kết thúc các hạng mục còn lại.
Công ty phấn đấu 6 tháng cuối năm 2009, tổng giá trị SXCN đạt 383 tỷ đồng, doanh thu đạt 353,4 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 21,2 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, Ban lãnh đạo Công ty đưa ra nhiều giải pháp cụ thể về việc thực hiện các công trình thủy điện Sơn La, Nậm Chiến 2, Bản Vẽ, Tuyên Quang. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp về tổ chức nhân sự, cơ giới - vật tư, kỹ thuật - chất lượng, kinh tế - kế hoạch tài chính, đặc biệt là giải pháp về thị trường và đầu tư, nâng cao năng lực thiết bị thi công, vận hành hiệu quả các dự án. Với bề dày truyền thống trong xây dựng thuỷ điện, trưởng thành từ những công trình lớn như Thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, Tuyên Quang, Sơn La, công ty đang tiếp tục triển khai một số dự án mới: Thuỷ điện Hủa Na (1.000 tỷ), Thuỷ điện Luông Prabăng (2.500 tỷ)
Ngoài sở trường thi công xây lắp các công trình thuỷ điện, Công ty đã vươn tới làm chủ các công nghệ thi công cầu đường, với các công trình giao thông như: Đường GL04, Đường CB03, Đường vào nhà máy Thuỷ điện Sêsan 3, Đường ĐT176 (đoạn Chiêm Hoá - Na Hang + đoạn tránh ngập lòng hồ Na Hang – Yên Hoa) tỉnh Tuyên Quang, Đường Tây Nghệ An...
Trong lĩnh vực xây lắp, công ty luôn coi trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư các trang thiết bị thi công và sản xuất vật liệu tiên tiến nhất. Việc áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn theo tiêu chuẩn, công nghệ khoan nổ mìn… đã góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ, an toàn lao động, hoàn thành nhiệm vụ, tăng hiệu quả, uy tín của Nhà thầu Sông Đà 5 trong xây lắp. Các chỉ số chủ yếu của công ty cũng rất lý tưởng, PE chỉ ở mức trung bình, chỉ số ROA, ROE cao so với mặt bằng chung các công ty, cùng với uy tín hoạt động lâu năm Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà luôn là sự lựa chọn hàng đầu để đầu tư.
6. Kết luận
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội Nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 8-9 tháng 6 năm 2009, Ngành xây dựng Việt Nam sẽ tăng trưởng 2 con số. Năm 2008, bong bóng bất động sản phát nổ, lãi suất leo thang do thực hiện chính sách bình ổn kinh tế cùng với giá xi măng, sắt thép tăng vọt... đã làm cho GDP của ngành xây dựng sụt giảm. Mặc dù con số tuyệt đối không lớn (-0,4%), song đây là lần đầu tiên ngành xây dựng có tăng trưởng âm kể từ đầu cuộc khủng hoảng Đông Á một thập niên về trước. Sang năm 2009, khi lãi suất ngân hàng đã thấp hơn nhiều nhờ vào các biện pháp kích thích nền kinh tế của các Chính phủ và giá xi măng, sắt thép giảm mạnh, ngành xây dựng đã phục hồi rõ rệt. Quý I/2009, GDP của ngành tăng trưởng 6,9%.
Tóm lại, sau hơn 20 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành xây dựng đã có bước phát triển nhanh chóng, đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng, trong quản lý và phát triển đô thị, tạo dựng hành lang pháp lý theo hướng thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Việc ra đời Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... vừa tạo sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng quản lý nhà nước và hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp, vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm xây dựng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và các yêu cầu của ngành xây dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, ngành xây dựng đã và đang triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp… Những cố gắng đó đang góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tích cực. Hàng ngàn, hàng vạn công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật, đô thị hiện đại không ngừng mọc lên làm cho diện mạo đất nước ngày càng thêm đổi mới. Chúng ta tin tưởng khả năng và triển vọng phát triển của ngành xây dựng nói chung và các công ty xây dựng nói riêng trên thị trường chứng khoán nước nhà, tìm hiểu sâu rộng về ngành và có những kế hoạch đầu tư đúng đắn để không chỉ mang lại nguồn lợi cho bản thân mà còn mang lại tương lai phát triển cho đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích ngành xây dựng.doc