Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam

- Các cơ quan quản lý vĩ mô cần hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính, tăng cường năng lực dự báo kinh tế, đưa ra kịp thời các biện pháp mang tính đón đầu, bứt phá tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận được sự hỗ trợ của chính phủ giữ vững sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

doc38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2597 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ nhạy bén, có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề lớn nhất và mang tính chất sống còn với mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một công cụ đặc biệt quan trọng trong chính sách tiền tệ để chính phủ các nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nó là một công cụ rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, vài năm trở lại đây, áp lực giảm lạm phát làm chính sách lãi suất đang diễn biến rất căng thẳng và phức tạp. Nó luôn là một vấn đề nóng, gây nhiều tranh cãi và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đã có nhiều ý kiến cho rằng lãi suất quá cao thời gian qua đã làm quá nhiều doanh nghiệp thậm và chí cả ngân hàng bị phá sản, gây trì trệ cho nền kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy… Vậy, lãi suất của Việt Nam thời gian qua diễn biến ra sao? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?... là những câu hỏi đặt ra cần được quan tâm nghiên cứu. Vì những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về sự biến động lãi suất của Việt Nam thời gian qua và phân tích định lượng sự ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả sản suất kinh doanh của Tổng Công ty Giấy Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu sự biến động lãi suất của Việt Nam trong những năm gần đây. - Phân tích định lượng sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho Tổng công ty giấy Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động lãi suất Việt Nam thời gian qua; kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giấy Việt Nam; mối quan hệ giữa lãi suất với kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giấy Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, Thị Trấn Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ. Về thời gian: + Thời gian thực tập: Từ 17/12/2012 đến 14/01/2013. + Thời gian thu thập số liệu: Từ năm 1991 đến năm 2011. - Về nội dung: Vì số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ cho nghiên cứu này của Tổng Công ty Giấy Việt Nam (công ty mẹ) chỉ có từ năm 2005 - 2011 (số lượng mẫu nhỏ), nên trong báo cáo này tôi sử dụng số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty - trực thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam (tức công ty giấy Bãi Bằng cũ) từ năm 1991-2011. Kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng tổng công ty thường chiếm khoảng 60% kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ. Do vậy, đề tài tập chung phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng Công ty (thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam), cụ thể là phân tích định lượng sự ảnh hưởng của lãi suất đến sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Văn phòng Tổng công ty giấy Việt Nam. 4. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về Tổng Công ty giấy Việt Nam. Kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng Công ty giấy Việt Nam. Biến động lãi suất của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2011. Sự ảnh hưởng của lãi suất đến sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Văn phòng Tổng Công ty giấy Việt Nam. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho Văn phòng tổng công ty và Tổng công ty giấy Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là tài liệu, số liệu thứ cấp. Tài liệu, số liệu thứ cấp là những loại tài liệu, số liệu đã được công bố thông qua sách, báo, tạp chí, internet, báo cáo… của cơ quan. - Các tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý, cơ sở vật chất, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam, được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của cơ quan. - Số liệu về lãi suất được thu thập dựa vào các nghiên cứu và báo cáo đã được công bố của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel và Stata. 5.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm. - Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, số bình quân… 5.4. Phương pháp mô hình a. Lựa chọn mô hình phù hợp Nhằm phân tích định lượng sự ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, tôi thiết lập mô hình hồi quy dạng giản đơn cho 2 đối tượng nghiên cứu (sản lượng sản xuất và lợi nhuận) để biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất với lãi suất (Mô hình 1), và mối quan hệ giữa lợi nhuận với lãi suất (Mô hình 2). Nhìn chung, sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Văn phòng Tổng công ty giấy giai đoạn 1991-2011 có xu hướng tăng lên; đồng thời dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Fisher) cho thấy mô hình dạng tuyến tính là phù hợp nhất (mặc dù 2 mô hình này có dạng quan hệ theo nguyên lý của hàm sản xuất Cobb-Douglas nhưng do trong dãy số liệu nghiên cứu có số âm nên mô hình này không phù hợp). Vì vậy, mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất với lãi suất (Mô hình 1), và mối quan hệ giữa lợi nhuận với lãi suất (Mô hình 2) được thể hiện dưới dạng mô hình tuyến tính giản đơn. Mô hình tổng quát có dạng: Y = b0 + b1 *X + Ui Mô hình cụ thể cho 2 trường hợp nghiên cứu được thể hiện như sau: Mô hình 1 : Y1 = b0 + b1X + ui Mô hình 2 : Y2 = k0 + k1X + vi Trong đó: - Y1: Sản lượng sản xuất của Văn phòng tổng công ty Giấy VN. - Y2: Lợi nhuận của Văn phòng tổng công ty Giấy VN. - X: Lãi suất cơ bản bình quân năm. - b0 và k0 lần lượt là hệ số tự do của mô hình 1 và 2. - b1 và k1 lần lượt là hệ số góc của mô hình 1 và 2. - ui, vi lần lượt là các sai số của mô hình 1 và 2. Kết quả kỳ vọng của mô hình là b1 và k1 sẽ mang dấu âm, tức là lãi suất có tỉ lệ nghịch với sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Công ty, cụ thể: Khi lãi suất giảm 1 đơn vị thì sản lượng sản xuất sẽ tăng b1 đơn vị ; và khi lãi suất giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng k1 đơn vị.  b. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng (T-student) Để kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng trong mô hình, tôi sử dụng kiểm định T-student (nếu P_value của tham số chi2) >0,05 thì phương sai của sai số là đồng nhất). Nếu thỏa mãn các điều kiện trên, ta sẽ thu được mô hình biểu diễn sự ảnh hưởng của lãi suất với sản lượng sản xuất và lợi nhuận. Tôi sẽ phân tích kết quả báo cáo từng mô hình và so sánh với lý thuyết kinh tế về sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó rút ra các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1.1. Khái quát về Tổng công ty giấy Việt Nam Theo Quyết định số 983/2010/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, và Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì: Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên viết tắt: VINAPACO Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Địa chỉ trụ sở chính: 25A - Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội Địa điểm kinh doanh chính: Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng Công ty Giấy Việt Nam (địa điểm tại tỉnh Phú Thọ) tiền thân là Công ty Giấy Bãi Bằng được thành lập từ năm 1982 trong sự kế thừa kết quả lao động sáng tạo không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư và tập thể công nhân Việt Nam và Thụy Điển trong suốt 8 năm (từ 1974 đến 1982) bằng vốn viện trợ không hoàn lại, gần 2,7 tỷ cuaron của Chính phủ Vương quốc Thụy Điển. Địa điểm kinh doanh chính của công ty đặt tại thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ với tổng diện tích khoảng 100ha. Sản phẩm chính của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấy phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt. Theo quyết định số 29/QĐ/TTg ngày 1/2/2005 và quyết định số 09/QĐ-BCN ngày 4/3/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương): Tổng công ty Giấy Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty giấy Bãi Bằng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm các lâm trường nay là các Công ty Lâm nghiệp, Công ty giấy Tissue Sông Đuống, Công ty Chế biến và xuất khẩu dăm mảnh, Ban quản lý DA Giấy Bãi Bằng giai đoạn II và các chi nhánh. 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty Giấy Việt Nam đã và đang cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng và cũng đã vươn ra thị trường một số nước trong khu vực như Maláyia, Thái Lan, Singapore, Sri Lanka, Hồng Kông, Đài Loan… Tổng công ty hiện đang sở hữu một công trình sản xuất khép kín từ khâu trồng rừng, chế biến nguyên liệu, sản xuất điện, hóa chất, sản xuất bột và giấy đến khâu bảo dưỡng, vận tải. Hiện nay, tổng công ty gồm có 27 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị sự nghiệp, 1 công ty con, 12 công ty liên kết nằm trải dài từ Bắc vào Nam. Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam với số lượng cán bộ công nhân viên hơn 5000 người là những cán bộ, kỹ sư có trình độ và công nhân lành nghề được tổ chức, điều hành theo phương thức quản lý Bắc Âu. Hiện nay, Tổng công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng Giấy Bãi Bằng với tổng mức đầu tư là 5.059 tỷ đồng: Xây dựng một Nhà máy sản xuất bột giấy thương phẩm 250.000 tấn/năm và 150.000 tấn giấy/năm với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. * Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty: - Sản xuất và kinh doanh Giấy cuộn, Giấy in, Giấy viết và Giấy Tissue… - Sản xuất và kinh doanh nguyên liệu giấy. * Sản phẩm chính của Tổng công ty: là bột giấy và các loại giấy thành phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt. 1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Tổng công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty được thể hiện ở các sơ đồ sau đây: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam LÃNH ĐẠO TỔNG CÔNG TY NHÀ MÁY HÓA CHẤT NHÀ MÁY GIẤY XN BẢO DƯỠNG NHÀ MÁY ĐIỆN XN VẬN TẢI Phân xưởng bột Phân xưởng nguyên liệu Phân xưởng giấy Văn phòng Xử lý nước thải Văn phòng Phân xưởng cơ khí Phân xưởng điện Phân xưởng khí Phân xưởng điện Phân xưởng nước Văn phòng Phân xưởng lò hơi Phân xưởng nhiên liệu Phân xưởng sửa chữa Vận tải thủy Vận tải bộ Văn phòng vận tải Phân xưởng xây dựng Ngành Hypo Ngành Axetylen Phân xưởng xút Văn phòng Phân xưởng Clo ( (Nguồn: Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam) Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC Phó TGĐ Tài chính Phó TGĐ Kinh doanh Phó TGĐ đầu tư XDCB Phó TGĐ Kỹ thuật, SX Phó TGĐ Lâm nghiệp Phòng Lâm sinh Phụ trách hoạt động lâm sinh của các đơn vị thành viên, hoạt động khảo sát thiết kế, vận tải, dăm mảnh… Phòng XDCB Phụ trách các hoạt động liên quan đến dự án và đầu tư xây dựng cơ bản Văn phòng Phụ trách các hoạt động về tổ chức, lao động, kế hoạch, XNK và thiết bị phụ tùng Phòng TCKT Phụ trách hoạt động tài chính kế toán của TCT và các đơn vị trực thuộc Phòng Kinh doanh Phụ trách hoạt động kinh doanh của Tổng kho, CN TCT tại TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội… Phòng Kỹ thuật Phụ trách kỹ thuật sản xuất của Nhà máy Giấy, Hóa chất, Điện, Xí nghiệp Bảo dưỡng, Cty Giấy Tissue Sông Đuống… (Nguồn: Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam) 1.5. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 1.1. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam 2007 - 2011 ĐVT: đồng Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tốc độ PTLH (%) Tốc độ PTBQ (%) Vay và nợ ngắn hạn Tốc độ PTLH (%) Tốc độ PTBQ (%) Vay và nợ dài hạn Tốc độ PTLH (%) Tốc độ PTBQ (%) 2007 232.627.216.592 - 138,79 844.780.986.826 97,64 938.947.833.117 - 102,23 2008 291.687.352.197 125,39 801.043.954.338 94,82 1.012.422.391.154 107,83 2009 388.748.530.282 133,28 737.716.988.576 92,09 963.520.550.263 95,17 2010 451.184.802.640 116,06 828.332.719.459 112,28 993.230.367.306 103,08 2011 621.939.092.583 137,85 786.459.539.258 94,94 1.003.076.018.025 100,99 (Nguồn: Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam) Vì quy mô sản xuất lớn nên Tổng công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, tức vốn chủ sở hữu không đủ để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy Tổng công ty phải huy động vốn từ bên ngoài bằng cách đi vay và chiếm dụng vốn (chủ yếu là vay và vay ngân hàng). Dễ nhận thấy, tổng số nợ phải trả từ 2007 đến 2011 luôn lớn hơn vốn chủ sở hữu, tức tỷ trọng nợ phải trả luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và tỷ trọng này ngày càng có xu hướng tăng dần. Tốc độ phát triển liên hoàn mỗi năm của vay và nợ ngắn hạn luôn lớn hơn tốc độ phát triển liên hoàn mỗi năm của vay và nợ dài hạn. Vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên với tốc độ bình quân 2007-2011 là 138,79% trong khi vay và nợ dài hạn có xu hướng giảm đi, tốc độ bình quân 2007-2011 là 97,64%. Vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng lên mỗi năm và tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2007-2011 là 102,23%. Với lượng tiền vay hàng năm lớn và tăng mỗi năm, Tổng công ty chắc chắn đã gặp không ít khó khăn khi mà tình hình lãi suất vài năm trở lại đây quá căng thẳng. Và năm 2009, lần đầu tiên kể từ năm 1983 thì công ty đã lỗ hơn 4000 triệu đồng. Tuy lãi suất cho vay từ 2007 trở lại khá cao nhưng Tổng công ty vẫn tiếp tục vay và thậm chí còn vay nhiều hơn, chứng tỏ công ty rất cần vốn và cũng đã tận dụng được nguồn vốn này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất và lợi nhuận giai đoạn này tăng giảm thất thường và có xu hướng giảm vào 2012. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Giấy VN 2.1.1. Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 2.1. Kết quả SXKD của Văn phòng Tổng công ty giai đoạn 1981 – 2011 Năm Sản lượng SX Sản lượng TT Giá trị SXCN Doanh thu TT Nộp NSNN LN sau thuế ĐVT Tấn Tấn Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng 1981 6.069 6.069 15 68 18 5 1982 11.424 10.034 20 283 137 27 1983 9.716 11.106 320 319 209 -20 1984 18.734 18.462 663 487 69 58 1985 22.652 23.893 796 224 77 46 1986 30.499 32.028 1.113 878 315 138 1987 27.482 29.656 955 4.169 1.363 1.000 1988 23.732 23.456 1.019 23.589 2.563 1.115 1989 26.180 17.952 898 44.077 5.574 1.642 1990 30.301 32.187 68.503 91.053 13.284 4.295 1991 28.756 21801 82.680 188.463 34.924 6841 1992 30.356 23191 81.482 234.639 83.530 7349 1993 27.546 20278 73.007 207.588 61.985 0 1994 32.654 31903 78.140 303.262 50.087 1479 1995 50.620 48030 439.722 512.978 46.725 36894 1996 55.689 53050 545.060 533.284 46.997 33506 1997 53.630 56238 519.119 585.014 53.180 50649 1998 60.029 61540 589.879 672.275 58.831 60644 1999 63.101 67530 620.768 638.675 60.975 52944 2000 68.652 71240 643.149 721.626 75.374 66427 2001 82.036 77082 730.243 793.176 72.798 65169 2002 98.653 81720 750.323 816.593 67.765 68430 2003 58.326 62163 500.888 645.650 40.389 31500 2004 93.652 78205 907.994 857.089 40.836 8074 2005 99.365 99560 926.580 1.123.218 52.657 42327 2006 101.159 101201 1.005.173 1.222.341 67.732 67515 2007 109.654 107107 1.010.146 1.414.647 85.144 66426 2008 112.030 96008 1.098.651 1.480.011 96.350 83823 2009 77.613 82102 1.518.584 1.250.477 107.455 -4016 2010 92.177 91106 2.846.000 1.326.455 179.449 55761 2011 78.321 95836 2.726.125 1.296.847 165.489 31529 (Nguồn Văn phòng tổng công ty) Giai đoạn 1981 – 1990 là giai đoạn khởi đầu với sự trợ giúp của Thụy Điển về chuyên gia, cố vấn kỹ thuật, tài chính, quản lý, điều hành và tình hình máy móc, trang thiết bị còn mới, phụ tùng thay thế luôn có sẵn. Tuy nhiên, do mới bước vào thị trường và tình hình vĩ mô đất nước những năm 1983 đến 1991 bất ổn với lạm phát quá cao cho nên bước đầu Tổng công ty đã có sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận khá eo hẹp. Từ năm 1991 trở đi, hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn do cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty quản lý và điều hành. Đầu thời kỳ này, máy móc của Tổng công ty xuống cấp, công nghệ lạc hậu, không còn viện trợ để nhập vật tư, phụ tùng thay thế. Tuy nhiên, sản lượng cũng như các chỉ tiêu kinh tế khác của Tổng công ty đã không ngừng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tổng công ty đã cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và tiến tới xâm nhập thị trường nước ngoài. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo dài đến cuối năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Tổng Công ty Giấy Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng này làm cho năm 2009 Tổng công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đều giảm so với trước. Tổng công ty đã phải giảm tải sản xuất vì thị trường tiêu thụ suy giảm. Bước sang năm 2010 tình hình kinh doanh của Tổng công ty bớt khó khăn hơn và dần đi vào ổn định trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. 2.1.2. Phân tích sự biến động về sản lượng sản xuất và lợi nhuận Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều chỉ tiêu phản ánh (như sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…), nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất với sản lượng sản xuất và lợi nhuận của công ty (vì lãi suất là yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của công ty, đó là lợi nhuận). Sự biến động về sản lượng sản xuất và lợi nhuận của công ty giai đoạn 1991-2011 được tổng hợp ở bảng và biểu đồ sau: Bảng 2.2. Kết quả sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Văn phòng Tổng công ty giai đoạn 1981 – 2011 Năm Sản lượng SX (Tấn) Tốc độ PTLH (%) Tốc độ PTBQ (%) Lợi nhuận (sau thuế) (Triệu đồng) Tốc độ PTLH (%) 1991 28.756   - 105,399 6.841   - 1992 30.356 105,56 7.349 107,43 1993 27.546 90,74 0 0,00 1994 32.654 118,54 1.479   - 1995 50.620 155,02 36.894 2494,52 1996 55.689 110,01 33.506 90,82 1997 53.630 96,30 50.649 151,16 1998 60.029 111,93 60.644 119,73 1999 63.101 105,12 52.944 87,30 2000 68.652 108,80 66.427 125,47 2001 82.036 119,50 65.169 98,11 2002 98.653 120,26 68.430 105,00 2003 58.326 59,12 31.500 46,03 2004 93.652 160,57 8.074 25,63 2005 99.365 106,10 42.327 524,24 2006 101.159 101,81 67.515 159,51 2007 109.654 108,40 66.426 98,39 2008 112.030 102,17 83.823 126,19 2009 77.613 69,28 -4.016 -4,79 2010 92.177 118,76 55.761 -1388,47 2011 78.321 84,97 31.529 56,54 (Nguồn: Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam) Biểu đồ 2.1: Sự biến động của sản lượng sản xuất và lợi nhuận giai đoạn 1991-2011 của Văn phòng Tổng công ty Nhìn vào kết quả của bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 chúng ta thấy sản lượng sản xuất có xu hướng tăng lên từ 1991-2011 với tốc độ phát triển bình quân đạt 105,399%; Sản lượng sản xuất bình quân 70.191 tấn/năm và đạt lớn nhất 112.030 tấn (2008). Lợi nhuận của công ty biến động nhiều hơn, bình quân 39.680 triệu đồng/năm và tăng giảm khá thất thường, nhất là trong giai đoạn 2003-2011. Giai đoạn 1991 – 2002: Đây là thời kỳ đất nước ta mới đổi mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, máy móc của Tổng công ty xuống cấp, công nghệ lạc hậu, không còn viện trợ để nhập vật tư, phụ tùng thay thế. Khó khăn bước đầu làm sản lượng sản xuất được nhỏ nhất là 27.546 tấn (1993). Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự cố gắng của tập thể công nhân viên tổng công ty, sản lượng cũng như các chỉ tiêu kinh tế khác của Tổng công ty không ngừng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng sản xuất và lợi nhuận năm 2002 lần lượt là 98.653 tấn và 68.430 triệu đồng (đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập công ty và đi vào sản xuất kinh doanh năm 1981). Giai đoạn 2003 – 2011: Đến 2003, Tổng công ty đã có vị thế khá lớn trên thị trường. Tuy lợi nhuận tăng giảm thất thường, cao nhất đạt 83.823 triệu đồng vào năm 2008 và lỗ 4.016 triệu đồng vào năm 2009 nhưng nhìn chung sản lượng sản xuất vẫn khá ổn định và tăng dần đến năm 2008. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc, Tổng công ty đã cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, mang lại doanh thu, lợi nhuận đáng kể và Tổng công ty đã bước đầu xâm nhập được vào thị trường quốc tế. Từ 2009, công ty gặp khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam nói chung đang suy thoái và có những bất ôn. Năm 2009, sản lượng sản xuất giảm bất ngờ và lợi nhuận âm, công ty đã lỗ lần đầu tiên kể từ năm 1983. Đây có lẽ là do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Đến năm 2010 sản lượng, lợi nhuận đã bắt đầu phục hồi. Năm 2011, tuy sản lượng giấy tiêu thụ tăng nhưng lợi nhuận công ty lại giảm so với 2010, có lẽ lãi suất quá cao đã làm chi phí của công ty tăng cao và tăng nhiền hơn tốc độ tăng của giá bán. Hi vọng trong 2012 và những năm tới, công ty sẽ gặp những điều kiện thuận lợi hơn và có những quyết định đúng đắn để ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế, giữ vững sự ổn định của kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2. Sự biến động lãi suất của Việt Nam thời gian qua Từ 1991 ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay. Đến năm 2000, cơ chế điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động được Ngân hàng nhà nước áp dụng thay cho cơ chế lãi suất trần. Vì vậy từ 1991-1999 số liệu về lãi suất tôi thu thập là lãi suất trần cho vay bình quân năm; từ 2000-2011 số liệu về lãi suất là lãi suất cơ bản bình quân năm. Do số liệu lãi suất được công bố của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là (trang chủ Ngân hàng nhà nước Việt Nam) chỉ công bố số liệu về lãi suất từ năm 2000 trở lại đây, còn giai đoạn 1991 – 1999 không công bố. Trong giai đoạn 1991 – 1999, lãi suất được công bố ở các nguồn khác (các trang web) của Việt Nam khá chênh lệch nhau. Vì vậy, để đồng nhất về số liệu, tôi quyết định sử dụng số liệu trong các nghiên cứu và báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Số liệu về lãi suất được thu thập dựa vào một báo cáo đã công bố của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua mạng Internet, tại Diễn đàn cao học kinh tế, (caohockinhte.vn) và được thể hiện ở bảng và biểu đồ dưới đây: Bảng 2.3: Lãi suất của Việt Nam giai đoạn 1991-2011 Năm Trần ls cho vay BQ năm (%) 1991 25,6 1992 25,2 1993 26,4 1994 20 1995 16,8 1996 18,9 1997 10,8 1998 12 1999 6 Năm Ls cơ bản BQ năm (%) 2000 6 2001 4,8 2002 4,8 2003 5 2004 5 2005 5 2006 6,5 2007 6,5 2008 10,25 2009 8 2010 9 2011 15 (Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) Biểu đồ 2.2: Sự biến động chính sách lãi suất của VN giai đoạn 1991-2011 Từ kết quả ở bảng và biểu đồ trên chúng ta thấy sự biến động của lãi suất Việt Nam giai đoạn 1991-2011 là khá mạnh. Những năm đầu lãi suất rất cao và giảm dần từ 1991 đến 1999, ổn định ở mức thấp đến 2005, sau đó có xu hướng tăng dần từ 2006-2011. Như vậy, sự biến động của lãi suất được chia thành 3 giai đoạn: 1991-1999, 2000-2005 và 2006-2011. Diễn biến lãi suất giai đoạn 1991-1999: Hệ thống ngân hàng hai cấp tại Việt Nam ra đời ngày 23-5-1990 khi Ngân hàng Nhà nước được cấu trúc lại cho phù hợp với chức năng của ngân hàng trung ương hiện đại, tách biệt với chức năng ngân hàng thương mại. Các ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trước đây và ngân hàng chính sách vào thời điểm đó cũng lần lượt được chuyển đổi để trở thành ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, gọi là ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại quốc doanh. Giai đoạn trước năm 1991: Ngân hàng Nhà nước can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì suốt thời kỳ này này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có của nó. Vì lạm phát thời kỳ này rất cao (trên 700% năm 1986 và vẫn ở 3 chữ số năm 1987 và 1988) nên lãi suất ở mức trên 25% vẫn là lãi suất âm (nhỏ hơn lạm phát). Giai đoạn 1991- 1995: Từ 1991, lạm phát đã cơ bản được kiềm chế chỉ còn mức 5-6% và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất. Giai đoạn này, ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình và chắc chắn họ sẽ đưa mức lãi suất cao hơn mức lạm phát. Đây thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. Sự thay đổi từ việc ấn định các mức lãi suất cụ thể sang quy định trần và sàn lãi suất, cho phép các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định mức lãi cụ thể của đơn vị mình là bước chuyển biến quan trọng để tiến tới quá trình tự do hoá lãi suất, làm cho lãi suất linh hoạt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của Ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, cơ chế này vẫn khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, làm giảm tác dụng kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Và để đảm bảo lạm phát không quay trở lại ngay sau hki vừa kiềm chế được nó, lãi suất giai đoạn này ở mức cao 25,6%/năm (1991) và giảm dần xuống còn 16.8%/năm năm 1995. Giai đoạn 1996 – 1999: Trần lãi suất được điều hành linh hoạt trong thời kỳ từ năm 1996 - 2000. Ngân hàng Nhà nước cũng đã bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động. Thay thế cho khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi và tối đa về tiền vay, Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định các mức lãi suất "trần" theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do biến động kinh tế khu vực và thế giới. Và lãi suất đã giảm mạnh từ 18,9%/năm năm 1996 xuống còn 6%/năm năm1999. Tới cuối tháng 1-1998, quy định chênh lệch lãi suất được xóa bỏ, chỉ giữ lại quy định trần lãi suất cho vay. Như vậy, trong giai đoạn 1991-1999, chính sách lãi suất đã dần dần hoàn thiện và thích hợp hơn thời kỳ trước đó. Lãi suất đã trở thành một công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Quy định trần lãi suất cho vay do nhà nước khống chế đã bảo vệ các doanh nghiệp, giúp họ có cơ hội phát triển và góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2000-2005: Cơ chế điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động được Ngân hàng nhà nước áp dụng kể từ tháng 8-2000 thay cho cơ chế lãi suất trần. Hai chỉ tiêu này được công bố chính thức định kỳ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời trong trường hợp cần thiết. Đến tháng 5-2001, Ngân hàng nhà nước từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng ngoại tệ. Và kể từ sau tháng 5-2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng trong hoạt động tín dụng. Với tình tình vĩ mô khá ổn định, lạm phát ở mức thấp nên lãi suất cơ bản và lãi suất cho vay giai đoạn này khá thấp và ổn định ở mức một con số. Điều này rất thuận lợi và nó đã kích thích, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ. Tuy nhiên, lãi suất thấp và ổn định dường như đã kết thúc khi mà tình hình diễn biến lãi suất đã thay đổi từ cuối năm 2005. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2005 – 2011: Nhìn chung, lãi suất giai đoạn này không ổn định và có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể lãi suất biến động thế nào và nguyên nhân vì sao? Chúng ta hãy cùng phân tích qua hai giai đoạn nhỏ từ 2005-2008 và từ 2009-2011 như sau: Giai đoạn 2005 – 2008: Sau 5 năm lãi suất ổn định ở mức thấp, sự cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền nhằm tăng lượng tiền cho vay của các ngân hàng đã làm lãi suất mất ổn định và xu hướng tăng dần từ 2005, mở đầu bằng việc Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là thành viên đầu tiên đưa mức lãi suất huy động VND vượt mức 9%/năm kỳ hạn 12 tháng. Song, phải 2 năm sau đó, 2007 cuộc đua lãi suất huy động VND mới chính thức khởi tranh với tín hiệu đầu tiên từ Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, ở sản phẩm “Tiết kiệm điện tử” với lãi suất 9,48%/năm. Đến 2008, trước sự vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ. Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên tục có điều chỉnh và triển khai quyết liệt và thời điểm này, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 10.25%/năm. Với quy chế điều hành là cho phép tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 15.4%/năm. Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất đã bùng nổ và nhà nước đã không kiểm soát được. Biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% và thậm chí lên đến 27 %/năm. Những tháng sau đó, cuộc đua diễn ra càng thêm căng thẳng cho đến tận cuối năm này. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Lãi suất cơ bản từ 5%/năm năm 2005 tăng lên 10.25%/năm năm 2008, điều này đã gây khó khăn trực tiếp cho các doanh nghiệp khi mà lãi suất quá cao khiến họ phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh và hi vọng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới. Giai đoạn 2009-2011: Sau năm 2008 đầy biến động, lãi suất huy động và cho vay VND trong năm 2009 đều ổn định dần theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động lại bắt đầu bộc lộ từ giữa năm này. Từ tháng 7 đến tháng 11, sự cạnh tranh làm các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các mốc 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Bước vào năm 2010, những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận khống chế mức tối đa là 12%/năm. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều ngân hàng đã huy động vốn ở mức 13%, 14%, rồi 15%/năm…, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra nhưng đến đầu 2011 lại tiếp tục bị phá vỡ trước cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng. Lãi suất cơ bản đã ở mức 15%-cao nhất kể từ năm 2006, theo đó mức lãi suất cho vay tối đa lên 22,5% và lãi suất cho vay thực tế nhiều ngân hàng lên tới 25% để đảm bảo lợi nhuận cho mình. Điều này làm quá nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, giải thể và phá sản, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Đến ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư chính thức áp trần 14%/năm, buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm quy định trần, tuy nhiên vẫn có nhiều những giao dịch ngầm và một số ngân hàng đã bị xử lý do sai phạm. Và trong giai đoạn này, lãi suất đã tăng từ 8%/năm (2009) lên 15%/năm năm 2011. Bước vào năm 2012, tình hình lãi suất đã dịu đi. Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ 11/6. Tuy nhiên, chính sách vĩ mô luôn có độ trễ và các doanh nghiệp đang còn rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và vay vốn thời điểm hiện tại. Chỉ tính 3 quý đầu 2012, đã có thêm 12.000 doanh nghiệp tuyên bố ngừng sản xuất, giải thể và phá sản. Nền kinh tế Việt Nam còn chưa thể khởi động lại và theo dự báo của Ngân hàng thế giới thì sẽ còn ảm đạm đến hết năm 2013, nếu không có đủ những động thái tích cực của Chính phủ. 2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty giấy Việt Nam 2.3.1. Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến sản lượng sản xuất Với mô hình đã được lựa chọn, kết hợp với số liệu ở phụ biểu 01 và xử lý bằng phần mềm Stata 11.0 tôi thu được kết quả như sau: Kết quả ước lượng mô hình: Bảng 2.4: Kết quả ước lượng mô hình Tên biến Hệ số P-value R12 0,6247 0,000 Hệ số tự do: bo 104166,3 0,000 X -2882,057 0,000 (Nguồn: Phụ biểu 02) Từ kết quả ước lượng ở bảng 2.4, ta có phương trình hồi quy như sau: Y1= 104166,3 – 2882,057X + ui Kiểm định ý nghĩa thống kê các tham số ước lượng của mô hình: - Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: Với giả thuyết của mô hình là: Ho: Không có mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng sản xuất (R12=0). H1: Tồn tại mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng sản xuất (R12≠0). Dựa vào kết quả bảng 2.4, ta có P-value của R12 = 0,000 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, mô hình trên có ý nghĩa thống kê. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: + Kiểm định b0: Ho: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và hệ số tự do (b0=0). H1: Có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và hệ số tự do (b0≠0). Theo kết quả bảng 2.4, ta có P-value của b0 = 0,00 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, hệ số tự do b0 có ý nghĩa thống kê trong mô hình. + Kiểm định b1: Ho: Không có mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng sản xuất (b1=0). H1: Lãi suất có ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất (b1≠0). Theo kết quả bảng 2.4, ta có P-value của biến X = 0,00 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, b1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Ho: Phương sai của sai số đồng nhất H1: Phương sai của sai số thay đổi Từ kết quả bảng 2.4, ta có: (Prob > chi2) = 0,1519 > 0,05 => Chưa đủ cơ sở bác bỏ Ho, chấp nhận Ho. Vậy, mô hình 1 không có hiện tượng phương sai của sai số bị thay đổi. Phân tích ý nghĩa của mô hình: R12 = 0,6247 cho biết rằng mối quan hệ hồi quy ở mức tương đối cao, nhân tố lãi suất đã giải thích được 62,47% sự thay đổi sản lượng sản xuất hàng năm của doanh nghiệp. Còn 37,53% sự thay đổi của sản lượng sản xuất là do các yếu tố khác. bo = 104166,3 cho biết rằng khi lãi suất bằng 0 thì sản lượng sản xuất của doanh nghiệp là 104166,3tấn/năm. Nói cách khác, trong điều kiện nguồn lực hiện tại thì công ty có sản lượng sản suất lớn nhất là 104166,3tấn/năm. b1 = -2882,057 chính là hiệu ứng biên, cho biết rằng khi lãi suất tăng lên 1 đơn vị (tức 1% = 0,01) thì sản lượng sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm đi 2882,057 tấn. Điều này hoàn hoàn phù hợp với lý thuyết kinh tế. 2.3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận Với mô hình đã được lựa chọn, kết hợp với số liệu ở phụ biểu 01 và phần mềm Stata 11.0 tôi thu được kết quả như sau: Kết quả ước lượng mô hình: Bảng 2.5: Tóm tắt kết quả báo cáo 2 Tên biến Hệ số P-value R22 0,3642 0,004 Hệ số tự do: k0 65583,97 0,000 X -2197,505 0,004 (Nguồn: Phụ biểu 03) Từ kết quả bảng 2.5, ta có phương trình hồi quy: Y2 = 65583,97 – 2197,505 X + vi Kiểm định ý nghĩa thống kê của kết quả ước lượng mô hình: - Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: Với giả thuyết của mô hình là: Ho: Không có mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận (R22=0). H1: Tồn tại mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận (R22≠0). Theo kết quả trên, ta có P-value của R22 = 0,004 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, mô hình có ý nghĩa thống kê. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: + Kiểm định k0: Ho: Không có mối quan hệ giữa lãi suất và hệ số tự do (k0=0). H1: Có mối quan hệ giữa lãi suất và hệ số tự do (k0≠0). Theo kết quả bảng 2.5, ta có P-value của k0 = 0,000 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, k0 có ý nghĩa thống kê trong mô hình. + Kiểm định k1: Ho: Không có mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận (k1=0). H1: Lãi suất có ảnh hưởng đến lợi nhuận (k1≠0). Theo kết quả ở bảng 2.5, ta có P-value của biến X = 0,004 Bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Vậy, biến k1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Ho: Phương sai của sai số đồng nhất H1: Phương sai của sai số thay đổi Theo kết quả trên, ta có: (Prob > chi2) = 0,1247 > 0,05 => Chưa đủ cơ sở bác bỏ Ho, chấp nhận Ho. Vậy, mô hình 2 không có hiện tượng phương sai của sai số bị thay đổi. Phân tích ý nghĩa kết quả ước lượng: R22 = 0,3642 cho biết rằng mối quan hệ hồi quy ở mức tương đối thấp và chưa đạt mức trung bình, nhân tố lãi suất chỉ giải thích được 36,42% sự thay đổi lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp. Các yếu tố khác ngoài lãi suất ảnh hưởng đến 63,58% sự thay đổi của lợi nhuận. k0 = 65583,97 cho biết rằng khi lãi suất bằng 0 thì lợi nhuận của doanh nghiệp là 65583,97 triệu đồng. Hay với các nguồn lực hiện tại thì lợi nhuận lớn nhất của công ty là 65583,97 triệu đồng. k1 = -2197,505 cho biết rằng khi lãi suất tăng lên 1 đơn vị (tức 1% = 0,01) thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi 2197,505 triệu đồng. Điều này cũng hoàn toàn đúng với lý thuyết kinh tế. 2.4. Nhận xét chung Từ những kết quả ở trên, chúng ta đã chứng minh được lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Tổng công ty Giấy Việt Nam nói chung và Văn phòng Tổng công ty nói riêng. Mối quan hệ này là tỉ lệ nghịch, lãi suất tăng thì sản lượng sản xuất và lợi nhuận công ty sẽ giảm và ngược lại. Cụ thể, khi lãi suất tăng tăng lên 1% thì sản lượng sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm đi 2.882,057 tấn bằng 4,11% sản lượng trung bình giai đoạn 1991-2011; và khi lãi suất tăng lên 1% thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi 2.197,505 triệu đồng tương đương 5,54% lợi nhuận bình quân giai đoạn 1991-2011. Lãi suất ảnh hưởng khá nhiều (62,47%) đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất trong khi sự thay đổi lợi nhuận chỉ bị ảnh hưởng 36,42% bởi lãi suất. Như vậy, trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất thì sản lượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lãi suất (trên 50%) còn lợi nhuận thì chưa chắc do lợi nhuận còn phụ thuộc vào doanh thu, tổng chi phí và các yếu tố khác đến 63,58%. 2.5. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho Văn phòng tổng công ty và Tổng công ty Giấy Việt Nam Lãi suất tiền vay là chi phí đầu vào và trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động của lãi suất đối với hoạt động của công ty, tôi có một số giải pháp nhằm khai thác các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của lãi suất để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và phát triển bền vững của công ty như sau: - Tìm, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm vốn, tối thiểu hóa các chi phí không cần thiết. - Tính toán và dự báo thật đầy đủ, chính xác về chi phí lãi vay khi xem xét, đánh giá hiệu quả và quyết định thực hiện đối với các phương án/dự án mở rộng hay thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tích cực và chủ động chuẩn bị các biện pháp đối phó, thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro về biến động lãi suất trên thị trường. - Trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nguồn lực dự phòng, giúp cho công ty đứng vững trong các cú sốc về lãi suất. - Sử dụng thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận trong điều kiện lãi suất thấp, đồng thời hạn chế rủi ro thua lỗ khi lãi suất biến động ngoài dự đoán. - Thường xuyên tăng cường năng lực tự chủ về tài chính, tăng cường vốn chủ sở hữu, chiếm dụng vốn, đa dạng hóa các kênh huy động  vốn, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay Ngân hàng. KẾT LUẬN 1. Những kết quả đạt được Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một vấn đề mà đã có khá nhiều nghiên cứu trước đây. Nhưng, định lượng sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chưa nhiều nghiên cứu làm được. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất cần thiết, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà chính sách lãi suất thời gian qua đã gây nhiều bàn cãi và các doanh nghiệp bị phá sản là quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước mà mục tiêu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại chỉ còn 7 năm… Qua nghiên cứu này, chúng ta đã thấy rằng lãi suất có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và khá lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đại điện là Tổng công ty Giấy Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra lãi suất ảnh hưởng lớn (hơn 60%) đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất của doanh nghiệp và khi lãi suất tăng tăng lên 1% thì sản lượng sản xuất sẽ giảm đi 2882,057 tấn bằng 4,11% sản lượng trung bình giai đoạn 1991-2011. Mặt khác, lãi suất ảnh hưởng gần 40% tới sự thay đổi của lợi nhuận, khi lãi suất tăng lên 1% thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đi 2197,505 triệu đồng tương đương 5,54% lợi nhuận bình quân giai đoạn 1991-2011. Để kết quả sản xuất kinh doanh được tốt hơn và nền kinh tế đất nước đi lên thì trong thời gian tới phải cần thêm rất nhiều sự nỗ lực của cả các doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và nhất là các cơ quan quản lý vĩ mô. Các doanh nghiệp cần chủ động các biện pháp đối phó với diễn biến lãi suất và áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần chung vai chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vì lợi ích chung. Các cơ quan quản lý vĩ mô cần có những chính sách đúng đắn và kịp thời để điều tiết nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp… Có như thế thì các doanh nghiệp mới có cơ hội vươn lên và khởi động lại quá trình sản xuất kinh doanh, giúp nền kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong những năm sau. 2. Những tồn tại Nghiên cứu này mới thu thập và phân tích được số liệu của Văn phòng Tổng công ty, lấy kết quả đại diện cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đề tài mới phân tích được sự ảnh hưởng của lãi suất đến sản lượng sản xuất và lợi nhuận của Văn phòng Tổng công ty, chưa phân tích được đầy đủ các mối quan hệ khác giữa lãi suất với kết quả sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty. Đề tài chưa kiểm tra được hiện tượng tự tương quan của mô hình trong khi rất cá thể tồn tại hiện tượng này khi mà R2 chỉ ở mức trung bình và số liệu sử dụng là số liệu theo chuỗi thời gian. 3. Kiến nghị Đối với nhà nước: Lãi suất là công cụ rất nhạy cảm và có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, vậy nên cần hết sức thận trọng và tính toán khi thực hiện các chính sách về công cụ này. Thời gian qua, việc điều hành lãi suất của Chính phủ chưa thực sự đem lại những hiệu quả cao và gây nhiều tranh cãi. Đứng trên góc độ lợi ích của toàn nền kinh tế, tôi có một số ý kiến sau: Để sử dụng lãi suất như là một công cụ có hiệu lực và có hiệu quả, cần thiết phải xem lại vai trò lãi suất như là công cụ xử lý tình huống trong việc kiềm chế lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp chứ không phải chỉ một trong hai. Dù xem lãi suất chỉ là công cụ kinh doanh, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, chấp nhận giảm lợi nhuận hạ lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để đôi bên đều có lợi. Có như vậy mới có thể cứu các doanh nghiệp tránh khỏi sự sụp đổ hàng loạt, ngân hàng mới tồn tại dài lâu. Cần quay trở lại với nguyên lý bất di bất dịch là lãi suất không chỉ là công cụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn là công cụ góp phần kiểm soát lạm phát, chứ không coi đó chỉ là công cụ đi theo lạm phát để đi đến việc xác định mức lãi suất tùy thuộc vào mức lạm phát như đã được vận hành trong hiện tại. Các cơ quan quản lý vĩ mô cần hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính, tăng cường năng lực dự báo kinh tế, đưa ra kịp thời các biện pháp mang tính đón đầu, bứt phá tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận được sự hỗ trợ của chính phủ giữ vững sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Đối với các nhà nghiên cứu: Do còn hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn nên báo cáo còn có một số những tồn tại nhất định. Do vậy, cần có thêm các nghiên cứu để hoàn thiện và ước lượng chính xác, toàn diện hơn sự ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Hồng Thắng (2008), Nhìn lại lộ trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam, Học viện ngân hàng. Báo Giáo dục Việt Nam, Lãi suất và xử lý lãi suất trong nền kinh tế hiện nay, baomoi.com. Diễn đàn cao học kinh tế, Kho data Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, caohockinhte.vn. Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Các đợt lạm phát từ 1986 đến nay, Vnecon.vn. Đặng Thị Hoa (2011), Phân tích chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu giấy vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội. Đỗ Thị Thủy (2011), Tác động của lãi suất cho vay tới hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Trịnh Quang Thoại (2011), Bài giảng Kinh tế lượng, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội. Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam (1991-2011), Bảng cân đối kế toán, Phòng Tài chính Kế toán, Phú Thọ. Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam (1991-2011), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Phòng Tài chính Kế toán, Phú Thọ. PHỤ BIỂU Phụ biểu 1: Sản lượng sản xuất, lợi nhuận của VINAPACO và lãi suất của Việt Nam giai đoạn 1991-2011 Năm Sản lượng GSX (Tấn) Lợi nhuận (sau thuế) (Triệu đồng) Trần ls cho vay BQ năm (%) Năm Sản lượng GSX (Tấn) Lợi nhuận (sau thuế) (Triệu đồng) Ls cơ bản BQ năm (%) 1991 28.756 6841 25,6 2000 68.652 66427 6 1992 30.356 7349 25,2 2001 82.036 65169 4,8 1993 27.546 0 26,4 2002 98.653 68430 4,8 1994 32.654 1479 20 2003 58.326 31500 5 1995 50.620 36894 16,8 2004 93.652 8074 5 1996 55.689 33506 18,9 2005 99.365 42327 5 1997 53.630 50649 10,8 2006 101.159 67515 6,5 1998 60.029 60644 12 2007 109.654 66426 6,5 1999 63.101 52944 6 2008 112.030 83823 10,25 2009 77.613 -4016 8 2010 92.177 55761 9 2011 78.321 31529 15 (Nguồn: Văn phòng Tổng công giấy Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) Phụ biểu 2. Kết quả ước lượng mô hình 1 Phụ biểu 3: Kết quả ước lượng mô hình 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam.doc
Luận văn liên quan