MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Tr. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2 KHÁCH THỂ
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
6.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.3 Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong việc nghiên cứu đề tài
1.3. Sự khác nhau giữa ĐH Mở và ĐH khác
1.4. Đặc điểm sinh viên và giảng viên ở trường ĐH Mở
1.5. Hoạt động dạy học ở trường ĐH Mở
1.6. Quản lý hoạt động giảng dạy ở trường ĐH Mở
1.7. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
1.8. Quản lý phối hợp dạy học
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỰC LƯỢNG GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM.
2.1. Tổng quan về trường ĐH Mở TP. HCM.
2.2. Thực trạng giảng dạy ở trường ĐH Mở TP. HCM
2.3. Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM
2.4 Nhận định thực trạng
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN ĐH MỞ TP HCM.
3.1 Cơ sở của các biện pháp
3.2 Đề xuất một số biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, các điều
kiện để hình thành nhóm mạnh cũng như việc xây dựng tầm nhìn trong tương lai
cho nhóm. Các lớp tập huấn Quản lý kinh tế hộ sẽ giúp cho cộng đồng nắm rõ
hơn việc thu chi trong gia đình. Tỷ lệ hộ Khmer được tập huấn về kỹ thuật quản
lý là 20,8%, còn thấp hơn so với tình hình chung của dự án là 35,4%. Sự thụ
động của một số thành viên Khmer trong nhóm là nguyên nhân khiến cho hoạt
động nhóm có người Khmer tham gia kém hiệu quả. Ngoài ra, việc quản lý chi
tiêu kém hiệu quả khiến cho nhiều hộ Khmer có nguy cơ tái nghèo sau khi vừa
thoát nghèo.
Các lớp tập huấn về thương mại dịch vụ bao gồm: dịch vụ ăn uống, buôn
bán nhỏ... có 11,3% hộ Khmer tham gia. Bên cạnh đó, 1,9% hộ Khmer tham gia
dự án còn được tập huấn về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong số các hộ Khmer tham gia dự án, có 9,4% hộ được tập huấn về các
nội dung khác như kỹ thuật vận hành máy nông nghiệp, bình đẳng giới... đồng
thời dự án còn giúp cho mọi người hiểu tầm quan trọng của môi trường thông
qua lớp tập huấn bảo vệ môi trường.
Hầu hết thành viên tham gia có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế, cụ thể
như: các nhóm máy nông nghiệp có thể tự ghi chép sổ sách kế toán, có thể hạch
toán lợi nhuận và tính toán hiệu quả kinh doanh đạt được trong quá trình sản xuất
và làm dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít thành viên thụ động,
chưa có thói quen cập nhật và ghi chép sổ sách dẫn đến tình trạng bội chi hoặc
bội thu, không đúng qui chế qui định.
Để tư vấn và giúp cho cộng đồng cũng như Ban thực hiện dự án giải quyết
những khó khăn vướng mắc và hỗ trợ cho địa phương xây dựng kế hoạch, ban
quản lý dự án cũng mời chuyên gia tư vấn thuộc các lĩnh vực như: máy nông
nghiệp, chuyên gia chăn nuôi bò, chuyên gia tài chính… tiếp xúc và làm việc
trực tiếp với nhóm cộng đồng để ghi nhận thông tin, trao đổi,tư vấn, giải đáp và
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 47 SVTH: Lương Thanh Phong
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà cộng đồng thường gặp phải trong quá
trình sản xuất cũng như tham gia thực hiện dự án
4.3.2.3. Mô hình sản xuất
Để củng cố lý thuyết và thay đổi cách nhìn của nông dân về tập quán sản
xuất, Dự án đã phối hợp với địa phương xây dựng các mô hình trình diễn để
người dân có thể học tập từ kinh nghiệm như: mô hình trồng nấm rơm, mô hình
trồng mía, đậu xanh, nuôi cá … Với phương pháp hỗ trợ trọn gói cho người dân
từ khâu cung cấp kiến thức quản lý đến kỹ thuật và vốn đã mang lại hiệu quả
thiết thực cho các mô hình, giúp người dân có thể thay đổi tập quán sản xuất.
Cụ thể như: chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh, xen canh lúa – màu
và các hình thức sản xuất kết hợp: lúa – bò, lúa – cá, chuyển từ sạ lan sang sạ
hàng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (do sử dụng phân thuốc đúng cách, xử
lý chất thải đúng qui định), tận dụng triệt để quỹ thời gian và phụ phẩm nông
nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, cải thiện đất canh tác (do luân
canh hoa màu) và giúp cho hộ dân Khmer trên địa bàn mạnh dạng nhân rộng mô
hình từ những mô hình hiệu quả mà dự án mang lại, góp phần cùng địa phương
thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Bảng 25: MỨC ĐỘ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
Mức độ Trong dự án (%)
Tỷ lệ nhân rộng 77,36
Toàn Ấp/Khóm 90,24
Toàn Xã 9,76
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Qua điều tra, 77,4% hộ Khmer cho biết mô hình sản xuất của họ đã được
những hộ Khmer lân cận học tập và áp dụng. Điều đó cho thấy mức độ tác động
của dự án đến mô hình sản xuất của người dân trong vùng dự án là rất cao. Phạm
vi lan tỏa của các mô hình là trong ấp, khóm (90,2%) và toàn xã (9,8%). Nhìn
chung phạm vi nhân rộng của các mô hình còn nhỏ mặc dù tỷ lệ nhân rộng là khá
cao. Những mô hình chủ yếu được triển khai thí điểm ở một số địa phương trong
giai đoạn gần đây nên cần có biện pháp giới thiệu và chứng minh tính hiệu quả
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 48 SVTH: Lương Thanh Phong
để người dân áp dụng rộng rãi.
Hình 5: Tỷ lệ các loại mô hình đƣợc ngƣời dân khmer nhân rộng
Như đã đề cập trước đó, hình thức chăn nuôi được đánh giá cao, chiếm tỷ lệ
57% trong số các hình thức được nhân rộng, đặc biệt là hoạt động nuôi bò. Đây
là con vật dễ nuôi, sinh lợi cao, ngoài ra địa phương có nguồn cỏ tự nhiên nên
không tốn chi phí đầu vào. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này rộng rãi gây ô
nhiễm do những hộ không tham gia không biết cách xử lý phân đúng cách, việc
gia tăng số lượng lớn người nuôi bò trong thời gian ngắn gây thiếu hụt nguồn
nguyên liệu sẵn có.
Nuôi trồng thủy sản cũng được người dân mạnh dạng áp dụng, những mô
hình VAR (vườn ao ruộng) và nuôi tôm sú, tôm càng xanh được nhân rộng.
Nhưng do những hộ không tham gia dự án không được tập huấn về cách xử lý
nước đúng cách, thả tôm giống không đúng thời vụ gây rất nhiều khó khăn cho
những hộ khác do phải sử dụng nguồn nước chung, nhất là vào thời điểm có dịch
bệnh. Những biện pháp quản lý linh hoạt và đồng nhất rất cần thiết cho những
vùng này.
Các mô hình trồng trọt được nhân rộng nhiều với tỷ lệ 37%, chỉ sau các mô
hình chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu là các mô hình trồng màu. Đây là một hình
thức trồng trọt mới ở địa phương nên đòi hỏi cường độ tập huấn cao bên cạnh các
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 49 SVTH: Lương Thanh Phong
chuyến tham quan thực tế. Tuy nhiên đầu ra được hỗ trợ tích cực thông qua các
chương trình giới thiệu truyền hình và báo chí, nên thu hút được nhiều thương lái
ở những địa phương khác với mức giá bán cao.
Hoạt động buôn bán nhỏ chiếm 4% trong tổng số các loại hình được nhân
rộng. Hình thức này cũng được hộ tham gia đánh giá cao nhưng khó nhân rộng vì
cần nguồn vốn cao và mức tăng thu nhập còn thấp so với tình hình chung của các
hoạt động khác.
2% mô hình được nhân rộng còn lại bao gồm các hoạt động sản xuất hàng
thủ công như đan lát, đan đát, xe chỉ tơ dừa... Những hình thức sản xuất này tạo
thu nhập dễ dàng nhưng khó mở rộng vì đòi hỏi đầu tư cao (mua máy xe chỉ tơ
dừa) và nguồn nguyên liệu ở địa phương hạn chế.
Khả năng lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật từ những mô hình trong dự án được
người Khmer đánh giá cao và được cho là sẽ phát triển bền vững trong thời gian
tới. Bằng chứng là có rất nhiều hộ muốn xin tham gia vào nhóm cộng đồng. Sau
khi dự án kết thúc, mô hình sản xuất theo nhóm cộng đồng này được kỳ vọng là
sẽ tiếp tục được gìn giữ và mở rộng ra nhiều địa phương.
Bảng 26: KHẢ NĂNG LAN TOẢ VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
ĐVT: %
Mức độ Dự án NCĐS Dự án khác
Cao 75,6 66,7
Trung bình 15,6 25,0
Thấp 8,9 8,3
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Khi đánh giá về sức lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật của dự án trong cộng
đồng dân cư, 75,6% hộ Khmer cho rằng khả năng nhân rộng và áp dụng các mô
hình của dự án NCĐS cao, 15,6% đánh giá trung bình và 8,9% đánh giá thấp.
Những hộ đánh giá thấp thường thuộc nhóm buôn bán nhỏ do hoạt động của họ
đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Những dự án khác chỉ được 66,7% người dân Khmer
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 50 SVTH: Lương Thanh Phong
đánh giá cao về sức lan tỏa, số còn lại cho rằng dự án mà họ tham gia không ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của cộng đồng.
Hình 6: Nguồn ngân sách dùng để nhân rộng các mô hình
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Nguồn vốn dùng để nhân rộng mô hình chủ yếu là nguồn vốn cá nhân tích
lũy tự có. Trong số các nguồn vốn dùng để nhân rộng mô hình thì 66,52% là vốn
cá nhân, 31,79% là vốn vay bên ngoài. Các nguồn vốn vay gồm các ngân hàng
thương mại, các Hội – Đoàn thể và vay từ các cá nhân khác.
Đa phần những nguồn vốn vay này có lãi suất cao, thời hạn hoàn vốn ngắn
nên hiệu quả sử dụng không cao. Tâm lý e dè và sợ thua lỗ khiến cho nhiều hộ
dân không thể mở rộng quy mô sản xuất dù mô hình được áp dụng có hiệu quả.
Những hỗ trợ từ dự án khác rất ít, chỉ chiếm 1,69% trong tổng số các nguồn vốn
người dân địa phương dùng để mở rộng sản xuất.
Sự thiếu hụt về nguồn vốn khiến khả năng nhân rộng các mô hình sản xuất
của dự án NCĐS bị giảm đáng kể và tình hình sản xuất chung của người dân
Khmer bị trì trệ và kém hiệu quả.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 51 SVTH: Lương Thanh Phong
4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA
NGƢỜI KHMER THAM GIA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG
TỈNH TRÀ VINH
Mô hình hồi quy tương quan đa biến được áp dụng để ước lượng các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của người Khmer tham gia dự án NCĐS tỉnh Trà Vinh
trong một năm. Các biến giải thích đưa vào mô hình bao gồm: số hoạt động hộ
tham gia, Cường độ tập huấn, số nội dung được tập huấn, mức hỗ trợ quy về tiền
mặt và số lao động có việc làm của hộ.
- Số hoạt động: một hộ dân khi tham gia vào dự án có thể tham gia nhiều
hơn một hoạt động của hợp phần đó. Chẳng hạn như gia đình có thể vừa tham gia
hoạt động trồng lúa, vừa có thể tham gia nhóm trồng màu, vừa nuôi bò vừa nuôi
heo, hoặc nuôi tôm, nuôi cá… Số hoạt động không bị giới hạn nếu hộ nhận thấy
mình có đủ khả năng và lao động để tham gia các hoạt động trên.
- Cường độ tập huấn: là số lần hộ được tập huấn trong một năm. Tập huấn
được chia làm nhiều khóa trong các khoảng thời gian khác nhau, bao gồm tập
huấn về lý thuyết và hướng dẫn thực hành. Số lần tập huấn được tính dựa trên số
lớp học và số lần thực tập thực tế mà hộ tham gia.
- Số nội dung được tập huấn: tùy thuộc vào các hoạt động của nhóm mà hộ
tham gia, nội dung tập huấn sẽ được triển khai khác nhau. Ví dụ như trong hoạt
động nuôi bò sẽ có các nội dung như: nuôi bò vỗ béo, nuôi bò sinh sản, kỹ thuật
làm đá liếm... Bên cạnh các hoạt động sản xuất chính, nội dung tập huấn còn
được mở rộng về các hoạt động chung trong địa phương như: kỹ thuật trồng lúa,
cây ăn quả... Hầu hết các hộ đều học qua các nội dung trên cho dù có liên quan
đến hoạt động sản xuất của mình hay không.
- Mức hỗ trợ: bao gồm hỗ trợ tiền mặt và hiện vật trong một năm. Các hỗ
trợ về hiện vật gồm hạt giống, vật nuôi hoặc cá giống, tôm giống. Những hiện vật
này được quy về tiền mặt theo giá trị tại thời điểm hỗ trợ. Các hỗ trợ thường có
thời hạn hoàn trả là một năm, đối với những hỗ trợ có giá trị lớn như máy nông
nghiệp thì mức hỗ trợ được tính bình quân từng năm theo thời hạn hoàn vốn.
- Số lao động có việc làm: là số người trong gia đình có việc làm. Số lao
động có việc làm bao gồm số lao động được đào tạo, có việc làm lương ổn định
và số lao động của hộ có việc làm từ các hoạt động sản xuất.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 52 SVTH: Lương Thanh Phong
Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN
Các
biến
Diễn giải các biến Hệ số
Mức ý
nghĩa
VIF
Constant Hằng số - 0,711 0,953 -
X1 Số hoạt động hộ tham gian - 22,531 0,003 1,140
X2 Cường độ tập huấn (lần) 7,209 0,000 1,179
X3 Số nội dung được tập huấn 7,700 0,106 1,179
X4 Mức hỗ trợ (triệu đồng) - 0,145 0,647 1,036
X5 Số lao động có việc làm 4,248 0,047 1,059
R
2
= 0,462
Adjusted R
2
= 0,405
Sig. = 0,000
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập năm 2010 bằng SPSS 16.0
Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số R2 = 46,2%, tức là 46,2% sự
thay đổi của thu nhập được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.
Giá trị Sig = 0,000, với mức ý nghĩa 1% thì có ít nhất 1 biến trong mô hình
có tác động đến thu nhập của hộ. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta
thấy không có hệ số VIF nào lớn hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến.
5 biến giải thích trong mô hình có 3 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là số
hoạt động, cường độ tập huấn và số lao động. Trong đó, 2 biến có tác động cùng
chiều với thu nhập.
Từ kết quả phân tích ta viết được phương trình hàm thu nhập như sau:
Thu nhập = – 0,711 - 22,531 (hoạt động) + 7,209 (lần tập huấn) + 7,7
(nội dung tập huấn) -0,145 (mức hỗ trợ) + 4,248 (lao động) (*)
Giải thích phương trình hàm thu nhập:
- Số hoạt động (X1)
Nếu các yếu tố khác không đổi thì theo phương trình hồi quy cho thấy, khi
hộ tham gia thêm một hoạt động, thu nhập trong một năm của hộ sẽ giảm đi
22,531 triệu đồng. Ảnh hưởng của số hoạt động đến thu nhập rất lớn. Điều này
có thể giải thích do phải quan tâm đến nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ các
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 53 SVTH: Lương Thanh Phong
hoạt động, hộ có thể lơ là một vài hoạt động không cần thiết dẫn đến thua lỗ hoặc
sản xuất không hiệu quả. Do vậy khi thành lập nhóm, cần xác định những hoạt
động nào là cần thiết cho nhóm, đối tượng nào đủ khả năng tham gia và sản xuất
hiệu quả nhất, phù hợp nhất cho một hoạt động nào đó.
- Cường độ tập huấn (X2)
Hệ số của cường độ tập huấn là 7,209 cho thấy cường độ tập huấn tỷ lệ
thuận với thu nhập và mỗi một khóa tập huấn hộ tham gia khi các yếu tốt khác
không đổi sẽ làm thu nhập của hộ gia đình tăng trung bình 7,209 triệu/năm.
Những hộ Khmer có trình độ học vấn thấp, khó tiếp thu và nắm bắt những kỹ
thuật mới, do đó việc tăng cường các lớp tập huấn nhằm đưa các kỹ thuật mới,
tiến bộ khoa học vào sản xuất giúp tăng hiệu quả sản xuất. Mức độ tập huấn có
thể theo định kỳ là hàng tháng hoặc hàng quý, đặc biệt là phải phù hợp với chu
kỳ mùa vụ. Bên cạnh những lớp lý thuyết thì những buổi học thực tế trên đồng
ruộng rất hữu ích. Ngoài ra, cần tổ chức thường xuyên thăm hỏi, hướng dẫn tại
từng gia đình để tăng hiệu quả tập huấn.
- Số lao động có việc làm (X5)
Số lao động có việc làm tỷ lệ thuận với thu nhập hàng năm của hộ, do trình
độ và chất lượng lao động còn thấp nên tác động chưa nhiều so với những yếu tố
khác. Từ phương trình (*) cho biết, cứ mỗi lao động có việc làm hàng năm thì
thu nhập của hộ tăng lên 4,3 triệu đồng/năm (nếu các yếu tố khác không đổi).
Việc đào tạo và nâng cao trình độ lao động, từ đó cải thiện tình hình việc làm tại
địa phương rất cần thiết.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 54 SVTH: Lương Thanh Phong
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NGƢỜI KHMER
TỈNH TRÀ VINH
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.1. Những điểm mạnh
- Điều kiện sản xuất thuận lợi: Diện tích đất nông nghiệp ngày một tăng,
các hoạt động chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng được nguồn
nguyên liệu sẵn có và thời gian nông nhàn, tỉnh có hệ thống nước ngọt và nước
mặt giúp đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi trồng.
- Lao động dồi dào: Số người trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động
dồi dào là nhân tố quan trọng để phát triển đời sống của người Khmer nói riêng
và kinh tế tỉnh Trà Vinh nói chung
- Tinh thần cộng đồng cao: Các nhóm cộng đồng hoạt động mạnh mẽ ở địa
phương, thành viên có sự am hiểu và gắn bó với lẫn nhau. Người dân Khmer
luôn quan tâm thăm hỏi và động viên, trao đổi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất,
- Mô hình sản xuất hiệu quả: Những mô hình sản xuất mới được áp dụng
với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần tăng thu
nhập, cải thiện đời sống của nông hộ người Khmer.
5.1.2. Những điểm yếu
- Trình độ dân trí thấp: Tỷ lệ mù chữ trong cộng đồng người Khmer cao và
có sự chênh lệch lớn giữa trình độ văn hóa. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp
thu những kiến thức mới cũng như phổ biến các lợi ích của chương trình, dự án
hỗ trợ.
- Hạn chế về vốn: Diện tích đất canh tác và lao động dồi dào trong khi
nguồn vốn đầu tư hạn chế gây khó khăn cho việc mở rộng qui mô sản xuất, tăng
cường trang thiết bị và cơ giới hóa nông nghiệp. Các hộ phải đi vay mượn bên
ngoài với lãi suất cao khiến thu nhập và kinh tế hộ không ổn định, từ đó hiệu quả
sản xuất cũng giảm.
- Thiếu tổ chức trong tiêu thụ: Thông tin về thị trường còn hạn chế và việc
người dân bị ép giá của một số loại sản phẩm. Đặc biệt là những hoạt động dịch
vụ như máy gặt đập, sấy lúa … phải tự di chuyển sang những địa phương khác để
hoạt động do địa phương không có nhu cầu.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 55 SVTH: Lương Thanh Phong
- Mô hình áp dụng không đồng bộ: Kỹ thuật sản xuất không được áp dụng
đồng đều dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc khan hiếm nguồn nguyên
liệu trong sản xuất do không có kế hoạch hiệu quả. Chính quyền địa phương
chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ và bao quát việc nhân rộng mô hình sản xuất
một cách tùy ý, kém hiệu quả.
5.1.3. Các cơ hội
- Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương:
Chính quyền Trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm đến việc phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc và phát triển toàn diện vùng đồng
bào Khmer.
- Các chương trình – dự án hỗ trợ: Các nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài
nước tại địa phương trong thời gian qua khá dồi dào. Bao gồm các chương trình
xóa đói giảm nghèo của Chính phủ và các nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ các
nước khác là cơ hội để người dân vươn lên thoát nghèo. Cụ thể như các dự án hỗ
trợ về nhà ở, tư liệu sản xuất, Chương trình 135 giai đoạn 2 và các chính sách trợ
giá, trợ cước hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình 134 hỗ trợ đất sản
xuất cho người dân tộc...
- Hệ thống ngân hàng phát triển: Thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam
ngày một phát triển với sự hình thành và hoạt động hiệu quả của hệ thống ngân
hàng, quỹ tín dụng ... Đây là điều kiện rất tốt, góp phần hỗ trợ vốn cho các hộ sản
xuất của làng nghề, giúp hộ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại
vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cơ hội tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến: Những mô hình, kỹ thuật sản
xuất mới luôn được Sở Nông Nghiệp và Trung tâm khuyến nông hướng dẫn áp
dụng thường xuyên. Năng lực cán bộ khuyến nông và việc đầu tư chuyển giao
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa nông nghiệp luôn được quan tâm
phát triển. Nhiều mô hình chứng tỏ được hiệu quả và được người dân mạnh dạn
áp dụng, cường độ lao động chân tay giảm và năng suất ngày càng tăng.
5.1.4. Các thách thức
- Tình trạng tái nghèo của những hộ vừa thoát nghèo và cận nghèo : Do
quản lý chi tiêu không hiệu quả và thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng
sản xuất, một số hộ sau khi thoát khỏi tình trạng nghèo đói có nguy cơ tái nghèo.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 56 SVTH: Lương Thanh Phong
Ngoài ra, các chương trình dự án tập trung phần lớn vào mục tiêu xóa đói giảm
nghèo mà còn chưa quan tâm đến những hộ cận nghèo.
- Sự biến động của thị trường: Sự biến động về giá cả của nông phẩm có xu
hướng ảnh hưởng tiêu cực do phần đông người nông dân Khmer chưa nắm đầy
đủ thông tin về thị trường. Dễ thấy tình trạng được mùa mất giá và chi phí đầu
vào cao khiến cho lợi nhuận thấp hoặc dẫn đến thua lỗ.
- Sự gia tăng cách biệt giàu nghèo: Tỷ lệ tăng thu nhập khác nhau giữa hộ
có thu nhập cao và thu nhập thấp khiến cho cách biệt về thụ nhập ngày một tăng,
gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển kinh tế một cách bình đẳng và
bền vững. Những hộ giàu thì lại có thêm nhiều thu nhập, trong khi những hộ
nghèo lại tăng thu nhập rất ít.
- Lao động rời địa phương tìm việc làm thu nhập cao hơn: Tình trạng lao
động rời địa phương do thiếu cơ sở sản xuất ngày một nhiều do lao động được
đào tạo tốt, nhưng lại thiếu cơ sở để hoạt động. Một phần do thu nhập thấp và
thiếu vốn đầu tư nên phải đi làm thuê cho những địa phương khác có thu nhập
cao hơn.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 57 SVTH: Lương Thanh Phong
SWOT
Điểm mạnh (S)
1. Điều kiện sản xuất thuận lợi
2. Nguồn lao động dồi dào
3. Tinh thần cộng đồng cao
4. Mô hình sản xuất hiệu quả
Điểm yếu (W)
1. Trình độ dân trí thấp
2. Hạn chế về vốn
3. Mô hình áp dụng không đồng bộ
4. Thiếu tổ chức trong khâu tiêu thụ
Cơ hội (O)
1. Chính quyền, hội - đoàn thể quan tâm
2. Hỗ trợ của các chương trình - dự án
3. Tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến
4. Hệ thống ngân hàng phát triển
CHIẾN LƢỢC SO
1. O1,2S2: đào tạo lao động
2. O3S1: áp dụng khoa học kỹ thuật
3. O1S4: tham quan giới thiệu mô hình
4. O4S1,2: giải pháp hỗ trợ phù hợp
CHIẾN LƢỢC WO
1. O1,2,4W2: giải pháp về vốn
2. O1,2W3: quản lý mô hình sản xuất
3. O1W4: cung cấp thông tin thị trường
Thách thức (T)
1. Sự di chuyển của lao động
2. Sự biến động của thị trường
3. Tình trạng tái nghèo
4. Gia tăng cách biệt giàu nghèo
CHIẾN LƢỢC ST
1. T1S1: tạo việc làm cho lao động, xây
dựng cơ sở sản xuất tại địa phương
2. T3,4S3: duy trì hoạt động nhóm sản xuất
hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm.
CHIẾN LƢỢC WT
1. T4W1: cải thiện trình độ lao động
2. T2W4: giới thiệu sản phẩm
3. T3W2: cải thiện quản lý chi tiêu và
đồng vốn.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 58 SVTH: Lương Thanh Phong
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH
TRÀ VINH
5.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập
5.2.1.1. Giải pháp về lao động
- Thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ, chú trọng nâng cao năng lực
sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đào tạo lao động các kỹ năng về
trồng trọt, chăn nuôi và thương mại dịch vụ.
- Tìm hiểu, áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm
tạo việc làm phù hợp cho lao động ở địa phương, bên cạnh việc phát triển hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cơ sở sản xuất nhằm thu hút lao
động ở địa phương.
- Tăng cường các hoạt động tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm thu nhập cho
người dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và hộ nghèo không có đất sản xuất, tận
dụng thời gian nông nhàn.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn để cập nhật những kỹ thuật mới, tăng
cường độ tập huấn và nội dung tập huấn nhằm cải thiện trình độ sản xuất. Có
hướng dẫn thực hành cụ thể và theo dõi, kiểm tra sau khi các khóa học kết thúc.
5.2.1.2. Giải pháp về vốn
- Chính quyền địa phương và các Hội đoàn thể cần tạo điều kiện thuận lợi
cho người đồng bào Khmer tiếp cận với nguồn vốn từ các chương trình dự án
của tỉnh và Trung ương. Cung cấp thông tin cũng như truyền đạt về mục đích của
các chương trình, dự án một cách hiệu quả để thu hút người dân tham gia và hoạt
động tích cực.
- Phát triển hệ thống tín dụng ở nông thôn nhằm năng cao khả năng tiếp cận
nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng, gia tăng thời hạn
tín dụng và hạn mức tín dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất và mùa vụ.
- Thành lập các quỹ tiết kiệm riêng với nguồn vốn cho vay xoay vòng để
đảm bảo vốn vay được cung cấp cho những hộ cần thiết nhất, tạo nguồn vốn vay
ổn định và dễ tiếp cận. Hình thức này cũng có thể áp dụng cho các nhóm cộng
đồng có cùng hoạt động sản xuất.
- Cải thiện tình hình quản lý chi tiêu, tích lũy vốn của các hộ Khmer để mở
rộng qui mô sản xuất thông qua các lớp tập huấn về quản lý kinh tế hộ. Hướng
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 59 SVTH: Lương Thanh Phong
dẫn và giám sát việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay đúng mục đích,
đảm bảo các hộ sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất hiệu quả, tránh
tình trạng vay vốn để thõa mãn những nhu cầu không cần thiết.
5.2.1.3. Hoạt động sản xuất
- Tiếp tục tăng cường các hình thức sản xuất có hiệu quả cao, áp dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Tuy
nhiên, nông hộ cần chọn lọc những hoạt động sản xuất phù hợp với khả năng của
mình, tránh tình trạng áp dụng tràn lan nhiều mô hình.
- Duy trì các hoạt động nhóm cộng đồng để hỗ trợ lẫn nhau và chia sẽ kinh
nghiệm trong sản xuất. Hoạt động sản xuất theo nhóm giúp cho việc quản lý dễ
dàng hơn và tránh được tình trạng gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất
giữa các nhóm do áp dụng mô hình không đồng bộ.
- Xây dựng các chuyến tham quan thực tế giúp người dân học hỏi những
mô hình hiệu quả trong địa phương và các tỉnh khác, nhằm giới thiệu và và nhân
rộng những mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở
địa phương.
5.2.1.4. Giải pháp về thị trƣờng
- Báo đài, các phương tiện truyền thông thường xuyên cập nhật các tin tức
về giá cả thị trường, những biến động và xu hướng về nhu cầu tiêu dùng, giúp
cho người dân có cơ sở tổ chức sản xuất phù hợp.
- Hỗ trợ người dân trong việc giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm những nguồn
tiêu thụ sản phẩm ổn định, chống lại sức ép về giá của thương lái.
- Chính quyền địa phương xây dựng các chính sách bình ổn về giá để hạn
chế chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận sản xuất. Đồng thời thường xuyên mở các
cuộc triển lãm, hội chợ giới thiệu nông phẩm và các giống cây trồng mới.
5.2.1.5. Giải pháp về quản lý
- Tổ chức sản xuất đồng bộ và có biện pháp quản lý tình hình nhân rộng mô
hình để đảm bảo tính hiệu quả.
- Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ
và kỹ năng giao tiếp với người dân, nhất là đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
- Theo dõi địa bàn để tìm hiểu kịp thời nhu cầu và tình hình sử dụng vốn,
đảm bảo đáp ứng nguồn vốn đúng đối tượng cần thiết.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 60 SVTH: Lương Thanh Phong
- Quản lý và sử dụng tốt các nguồn hỗ trợ này, bên cạnh việc huy động
những nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước
5.2.2. Đối với các chƣơng trình – dự án
Xây dựng chiến lược tiếp cận người dân hiệu quả. Ban quản lý cần truyền
đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, hỗ trợ người dân trong những thủ tục
cần thiết. Đồng thời dựa vào sự hỗ trợ của các hoạt động Hội – Đoàn thể để cung
cấp thông tin về các chương trình, dự án cũng như giám sát, động viên người dân
tham gia dự án và hoạt động tích cực.
Chú trọng đào tạo việc làm cho các đối tượng lao động có trình độ thấp,
thiếu đất sản xuất và các đối tượng lao động là nữ. Nghiên cứu kỹ nhu cầu của
địa phương cũng như những điều kiện tự nhiên ở địa phương để có những hỗ trợ
phù hợp. Bên cạnh đó cần hỗ trợ theo nhiều hình thức, nhất là tăng cường tập
huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất của người dân.
Cụ thể đối với các hình thức hỗ trợ như:
- Vốn: tăng cường mức hỗ trợ đối với những hộ sản xuất có hiệu quả cũng
như tăng cường mức hỗ trợ chung trên cơ sở có nghiên cứu nhu cầu về vốn của
người dân trong vùng dự án. Xét duyệt vốn linh hoạt, căn cứ vào diện tích đất
canh tác của từng hộ, số lượng lao động, trình độ lao động.
- Hiện vật: đảm bảo chất lượng của hiện vật hỗ trợ. Đối với các hiện vật là
vật nuôi cần hỗ trợ thêm về dịch vụ thú y, có chính sách hỗ trợ chi phí sữa chữa
cho những hiện vật là máy móc có giá cao.
- Kỹ thuật: đội ngủ giảng viên nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm, các mô hình
học tập sát với thực tế và có hướng dẫn thực hành cụ thể. Tăng cường nội dung
và cường độ tập huấn để nâng cao hiệu quả kinh tế cúa các hoạt động sản xuất
mà hộ tham gia.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 61 SVTH: Lương Thanh Phong
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Trà Vinh sau 5 năm thực hiện và triển khai
đã mang lại những kết quả khả quan, đáng khích lệ. Thu nhập và việc làm của
người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Trong đó
các đối tượng hưởng lợi được quan tâm như hộ Khmer và phụ nữ ở nông thôn đã
nhận được những hỗ trợ thiết thực và hữu ích. Dự án đã để lại những bài học quý
báu về công tác quản lý nguồn vốn hỗ trợ, đội ngũ cán bộ được đào tạo sẽ là nhân
tố thúc đẩy sự phát triển ở địa phương trong thời gian tới, cũng như phần lớn
người nông dân Khmer tham gia dự án đã học tập được những phương pháp sản
xuất hiệu quả, rèn luyện tinh thần tự cường, tự lực cánh sinh nhằm đưa địa
phương khỏi tình trạng đói nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc và
bình đẳng.
Mặc dù công tác vận động người dân tộc gặp nhiều khó khăn như sự khác
biệt về tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí thấp… nhưng với sự nhiệt tình của cán
bộ địa phương và am hiểu của quản lý đã giúp nhiều hộ tự tin hơn trong sản xuất.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế của vùng tăng trưởng
và thông thương với những khu vực khác, bên cạnh việc tăng cường năng lực
khuyến nông giúp cho hiệu quả sản xuất và năng suất ngày một tăng cao.
Đáng kể nhất là hình thức hoạt động nhóm được áp dụng rộng rãi và người
dân tích cực tham gia. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc được thực hiện tốt, tình
nghĩa hàng xóm làng giềng được tăng cường, giúp ích rất nhiều trong việc sản
xuất thông qua những kinh nghiệm được chia sẽ, động viên nhau cùng tiến. Các
hoạt động mới được áp dụng tại địa phương giúp cho nhiều hộ tăng thu nhập và
độ phì nhiêu của đất nông nghiệp được cải thiện. Nhiều người dân mạnh dạn
nhân rộng mô hình sản xuất và đem về lợi ích kinh tế chung cho địa phương.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cần quan tâm các vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi
trường, thiếu hụt vốn đầu tư và tạo việc làm cho lao động sau khi được đào tạo.
Bên cạnh đó sự trông chờ, ỷ lại của người dân và tình trạng cán bộ quản lý thiếu
hiệu quả cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả của dự án.
Nếu khắc phục tốt những vấn đề trên, quản lý và sử dụng hiệu quả những
nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước thời gian tới, sẽ mang lại sự phát triển bền
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 62 SVTH: Lương Thanh Phong
vững cho tỉnh nhà, đời sống người dân nông thôn được cải thiện toàn diện trong
tương lai.
6.2. KIẾN NGHỊ
Đối với các hộ Khmer
- Trong tình hình sản xuất như hiện nay, các hộ phải chủ động học hỏi thêm
kiến thức khoa học kỹ thuật thay cho những kinh nghiệm đã lạc hậu. Các hộ khác
chưa tham gia dự án nên học hỏi các mô hình sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu
quả kinh tế cao từ nhóm các hộ tham gia dự án.
- Sử dụng vốn hỗ trợ và vốn vay hiệu quả. Đối với các khoản thu có từ sự
hỗ trợ của dự án, người dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tư cho giai đoạn
tiếp sau đó.
- Liên kết với các hộ nông khác cùng sản xuất học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, cùng phối hợp để chống lại sức ép về giá. Thường xuyên cập nhật thông tin
và giá cả thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Đối với chính quyền địa phương
- Đối với các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thoải mái và thông thoáng
hơn cho các hộ nông dân trong việc vay vốn sản xuất. Bởi vì hiện nay đa số nông
hộ nhận thấy thủ tục vay mượn ở các tổ chức tín dụng còn phức tạp và qua nhiều
khâu.
- Các trung tâm khuyến nông cần chú trọng nâng cao kiến thức và kỹ thuật
sản xuất cho các nông hộ. Bên cạnh việc đưa vào các kỹ thuật sản xuất mới cũng
nên nghiên cứu kỹ tình hình địa phương để tạo ra phương pháp phù hợp mà
người nông dân có thể ứng dụng được vào sản xuất, tăng cường hỗ trợ về kỹ
thuật.
- Ngoài ra cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc
sản xuất và sinh hoạt của người dân, đồng thời tạo nhiều cơ sở thu hút lao động
tại địa phương, tạo thu nhu nhập và việc làm cho nông hộ trong thời gian nông
nhàn. Quan tâm chỉ đạo sâu sát tình hình thực tế ở địa phương và có những định
hướng phát triển phù hợp.
Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập người Khmer Trà Vinh
GVHD: ThS. Đinh Công Thành 63 SVTH: Lương Thanh Phong
Đối với nhà nước
- Đối với nhà nước cần ban hành các chính sách để góp phần ổn định giá cả
đầu ra và đầu vào cho sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa
phương khi đưa ra các chính sách hỗ trợ, cũng như áp dụng ưu đãi cho đối tượng
người dân tộc. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên có biện pháp hạ giá chi phí vật tư
nông nghiệp trong tình hình hiện nay để giúp giảm chi phí sản xuất.
- Nhà nước cần có các chính sách về tín dụng, đầu tư, hỗ trợ việc phát triển
kinh tế để kế thừa và phát huy các hoạt động của dự án NCĐS sau khi kết thúc
thời gian hoạt động tại địa phương.
- Kết hợp với các chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn về kỹ thuật,
trong hoàn cảnh nông sản hội nhập như hiện nay cho nông dân. Để nông dân hiểu
rõ hơn về nhu cầu thị trường cũng như đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của người
tiêu dùng, từ đó có hướng sản xuất phù hợp.
Đối với các chương trình và dự án:
- Triển khai những mô hình sản xuất phù hợp, có nghiên cứu, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm cải thiện tình hình thu nhập. Quản lý các mô
hình hiệu quả, xem xét lựa chọn những hoạt động cần thiết và thích hợp với từng
hộ tham gia trong những vùng dự án cụ thể.
- Mở rộng hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo hoặc những hộ vừa thoát
nghèo có nguy cơ tái nghèo, đặc biệt là những hộ Khmer nghèo không có đất sản
xuất, phụ nữ ngoài tuổi lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. TS. Mai Văn Nam (2009). Giáo trình quản trị dự án phát triển, NXB GD.
2. TS. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB VH – TT.
3. TS. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn
Hóa Thông Tin.
4. Tổng cục thống kê tỉnh Trà Vinh. Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm
2009, NXB Thống Kê, Trà Vinh.
5. Hoàng Xuân Thành, Đinh Thị Thu Phương, Phạm Việt Sơn, Hà Mỹ Thuận,
Đinh Mỹ Giang (2009). Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một
số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam, Báo cáo của ActionAid Việt Nam.
6. Phạm Sinh Thủy (2009). “Tác động của dự án duy trì và phát triển sinh kế
của người dân vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên”. Đại
học Thái Nguyên.
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, TPHCM.
8. Ngô Kim Yến, Tiago Wandshneider (2005). Tài liệu hướng dẫn khuyến
nông theo định hướng thị trường, Tài liệu của CIAT, Helvetas Vietnam.
TIẾNG ANH
9. Canadian International Development Agency. Statistical Report On
International Assistance 2008 – 2009, CIDA, Canada.
WEBSITE
PHỤ LỤC 1
BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ THU NHẬP GIỮA
CÁC HỘ ĐIỀU TRA SỬ DỤNG Ở MỨC Ý NGHĨA 5%
Ranks
Dân tộc Số mẫu Mean Rank
Sum of
Ranks
Thu nhập hàng
tháng
Kinh 239 159,86 38205,50
Khmer 68 133,42 9072,50
Tổng 307 - -
Test Statistics
a
Thu nhập
Mann-Whitney U 6726,500
Wilcoxon W 9072,500
Z -2,174
Asymp. Sig. (2-tailed) 0,030
a. Biến phân nhóm: Dân tộc
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÂN BIỆT VỀ THU NHẬP GIỮA CÁC HỘ
ĐIỀU TRA
Tests of Equality of Group Means
Mô hình
Wilks'
Lambda F df1 df2
Mức ý
nghĩa
Tuổi chủ hộ 0,998 0,595 1 249 0,441
Giới tính chủ hộ 1,000 0,099 1 249 0,754
Trình độ chủ hộ 0,952 12,603 1 249 0,000
Nhân khẩu 0,989 2,699 1 249 0,102
Số lao động 0,991 2,356 1 249 0,126
Lao động nữ 0,983 4,216 1 249 0,041
Lao động có việc làm 0,992 1,939 1 249 0,165
Tham gia Dự án NCĐS 0,998 0,542 1 249 0,462
Số hoạt động hộ tham gia 0,983 4,320 1 249 0,039
Mức hỗ trợ (đồng) 0,996 1,010 1 249 0,316
Số nội dung tập huấn 0,924 20,368 1 249 0,000
Cường độ tập huấn 0,999 0,277 1 249 0,599
a Các ma trận hiệp phương sai có tổng cộng 250 bậc tự do.
Eigenvalues
Function Eigenvalue % of Variance Cumulative %
Canonical
Correlation
1 .188(a) 100.0 100.0 .398
Wilks' Lambda
Test of Function(s) Wilks' Lambda Chi-square Bậc tự do Mức ý nghĩa
1 .841 41.947 12 .000
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÂN BIỆT VỀ THU NHẬP GIỮA CÁC HỘ
ĐIỀU TRA
Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients
Mô hình
Hệ số chuẩn hóa
1
Tuổi chủ hộ -0,004
Giới tính chủ hộ -0,212
Trình độ chủ hộ 0,597
Nhân khẩu -0,287
Số lao động 0,280
Lao động nữ -0,452
Lao động có việc làm -0,101
Tham gia Dự án NCĐS 0,134
Số hoạt động hộ tham gia 0,382
Mức hỗ trợ (đồng) 0,153
Số nội dung tập huấn 0,570
Cường độ tập huấn 0,127
PHỤ LỤC 3
BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MỨC TĂNG THU NHẬP TRUNG BÌNH
GIỮA CÁC HỘ KHMER TRONG VÙNG DỰ ÁN
SỬ DỤNG Ở MỨC Ý NGHĨA 10%
Ranks
Tham gia Số mẫu Mean Rank
Sum of
Ranks
Tỷ lệ tăng thu
nhập (%)
Không 15 26.83 402.50
Có 53 36.67 1943.50
Tổng 68 - -
Test Statistics
a
Tỷ lệ tăng thu nhập
Mann-Whitney U 282.5000
Wilcoxon W 402.5000
Z -1.7150
Asymp. Sig. (2-tailed) .0860
a. Biến phân nhóm: Tham gia
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ
Model Summary
Mô
hình
Hệ số hồi qui
R
Hệ số xác định
R
2
Hệ số xác định
R
2
điều chỉnh
Độ lệch chuẩn
trung bình
1 .680
a
.462 .405 21.185
a. Biến độc lập: (Hệ số tự do), lao động, nội dung tập huấn, mức hỗ trợ,
hoạt động, cường độ tập huấn
ANOVA
b
Mô hình Tổng bình
phương
Độ tự do
(df)
Phương sai F Sig.
Nguồn biến động
Sai số dư
Tổng
18129.396
21093.561
39222.957
5
47
52
3625.879
448.799
8.079 .000
a
a. Biến độc lập: (Hệ số tự do), lao động, nội dung tập huấn, mức hỗ trợ,
hoạt động, cường độ tập huấn
b. Biến phụ thuộc: Thu nhập của hộ Khmer tham gia dự án
Mô hình B Std.Error T Sig
Hằng số
Số hoạt động (X1)
Cường độ tập huấn (X2)
Nội dung tập huấn (X3)
Mức hỗ trợ (X4)
Lao động (X5)
-.711
-22.531
7.209
7.700
-.145
4.248
11.891
7.114
1.585
4.665
.343
2.078
-.060
-3.167
4.549
1.650
-.423
2.044
.953
.003
.000
.106
.674
.047
1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ DÂN
Yêu cầu: Phỏng vấn trực tiếp 10 đến 15 hộ dân (30 phút/hộ)
Địa điểm: Theo hướng dẫn của cán bộ cộng đồng
PHẦN QUẢN LÝ
Họ và tên đáp viên: .....................................................................................................
Tuổi: ........................ Giới tính: Nam Nữ
Dân tộc: ...................
Trình độ học vấn: ........................................................................................................
Nghề nghiệp hiện tại: ..................................................................................................
Số nhân khẩu: ..............................................................................................................
Trong đó, số lao động: ............................. Lao động nữ: ...........................................
Bao nhiêu người trong tuổi lao động có việc làm: .....................................................
Thu nhập bình quân/tháng của gia đình: .....................................................................
Hộ có tham gia Hội đoàn thể không? Nếu có tên tổ chức: .........................................
PHẦN THẢO LUẬN
A. NHÓM ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
- Hợp phần (1, 2, 3, 4):................................................................................................
- Hoạt động: ................................................................................................................
- Số lượng thành viên của nhóm: ................................................................................
- Địa chỉ: Ấp ................................. Xã ......................................Huyện ......................
B. MỨC ĐỘ TIẾP CẬN DỰ ÁN
1.1 Mức độ hiểu biết thông tin dự án?
1. Không biết
2. Có nghe nói nhưng không rõ nội dung
3. Biết rõ nội dung cụ thể
1.2 Kênh thông tin để tiếp cận dự án?
1. BTHDA cấp xã
2. Hội đoàn thể
3. Bà con, hàng xóm
4. Khác (ghi rõ) ................................................................................................
1.3 Hiểu biết về mục đích dự án?
1. Không biết
2. Có nghe nói nhưng không rõ mục đích
3. Biết rõ mục đích dự án .................................................................................
C. TÌNH HÌNH THAM GIA DỰ ÁN
1. Hình thức hỗ trợ từ dự án: (nhiều lựa chọn)
1. Tiền mặt
2. Hiện vật
3. Tập huấn kỹ thuật
4. Khác (ghi rõ): ..................................................
2
2. Tổng nhu cầu hỗ trợ vốn so với số vốn được duyệt?
Đối với hỗ trợ vốn:
1. Nhu cầu hỗ trợ: ............................... triệu đồng
2. Số vốn được duyệt: ........................ triệu đồng
Đối với hỗ trợ hiện vật:
1. Nhu cầu hỗ trợ: ......................................................
2. Số hiện vật được duyệt: .........................................
Đối với hỗ trợ tập huấn:
1. Nhu cầu hỗ trợ về nội dung: ..................................
2. Nội dung được tập huấn: .......................................
3. Số lần cần tập huấn: ..............................................
4. Số lần đã tập huấn: ................................................
3. Mức độ hài lòng đối với số vốn được duyệt?
Rất hài lòng 5 4 3 2 1 Rất không hài lòng
Ý kiến về vấn đề xét hỗ trợ dự án:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
4. Mức hỗ trợ có phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh không?
Rất phù hợp 5 4 3 2 1 Rất không phù hợp
5. Các khó khăn trong quá trình nhận hỗ trợ từ dự án?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
6. Công tác quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ từ dự án như thế nào?
Rất tốt 5 4 3 2 1 Rất không tốt
7. Sự phù hợp mục đích hỗ trợ từ dự án như thế nào?
Rất phù hợp 5 4 3 2 1 Rất không phù hợp
8. Được cung cấp thông tin thị trường?
Rất tốt 5 4 3 2 1 Rất không tốt
9. Nâng cao nhận thức, kiến thức mới?
Rất tốt 5 4 3 2 1 Rất không tốt
10. Thuận tiện cho đi lại sinh hoạt và làm ăn?
Rất tốt 5 4 3 2 1 Rất không tốt
3
11. Tham gia cộng đồng?
Ông/bà có tham gia quản lý Dự án: 1. Có 2. Không
Tham gia ý kiến về quản lý Dự án: 1. Có 2. Không
Đề xuất ý tưởng: 1. Có 2. Không
Tham gia lập kế hoạch: 1. Có 2. Không
Tham gia khác (ghi rõ): 1. Có 2. Không
12. Ông/bà đã tham gia bao nhiêu khóa tập huấn? ....................khóa
Nội dung khóa tập huấn: ..................................................................................
Đơn vị tập huấn: ...............................................................................................
13. Mức độ hài lòng đối với các yếu tố trong đợt tập huấn
Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 6 7
1. SỰ ĐÁP ỨNG (RES)
1.1. Các yêu cầu đề nghị của học viên trong lớp
học được đáp ứng nhanh chóng.
1.2. Giảng viên sẵn lòng đến thăm hoạt động
sản xuất kinh doanh của nông dân trong suốt
khóa học
1.3. Giảng viên chịu khó giảng giải thấu đáo các
thắc mắc, câu hỏi do học viên nếu ra trong lớp
học
1.4. Giảng viên luôn quan tâm giúp đỡ học viên
sau khi khóa học kết thúc.
2. SỰ CẢM THÔNG (EMP)
2.1. Giảng viên luôn thể hiện sự quan tâm đến
sản xuất và đời sống của học viên
2.2. Giảng viên gần gũi và thân thiện với học
viên.
2.3. Giảng viên thông cảm với những khó khăn
trong học tập của học viên
2.4. Giảng viên luôn nắm bắt nhu cầu học viên
3. SỰ ĐẢM BẢO (ASS)
3.1. Kỹ thuật áp dụng được chỉ dẫn rõ ràng đầy
đủ
3.2. Giảng viên có nhiều kinh nghiệm
3.3. Cách trình bày rõ ràng, hướng dẫn dễ hiểu
3.4. Phần hướng dẫn thực hành đầy đủ, thực
tiễn
3.5 Trao đổi trong lớp học sôi nổi, dễ hiểu
3.6 So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô
hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông
dân được thực hiện tốt.
4. SỰ TIN CẬY (REL)
4.1. Ban tổ chức thực hiện đúng những gì đã
thông báo với lớp học
4.2. Sinh hoạt, học tập của lớp đúng giờ, đúng
4
ngày
4.3 Giảng viên luôn lắng nghe và giải quyết
những khó khăn của học viên
4.4. Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy,
chính xác
5. PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH
5.1. Nơi học tập thuận lợi, dễ chịu
5.2. Dụng cụ, trang thiết bị học tập đầy đủ, phù
hợp
5.3. Mô hình trình diễn của lớp học được tổ
chức chu đáo.
5.4. Kết hợp tốt của ban tổ chức lớp học.
14. Đánh giá như thế nào về lợi ích của các buổi tập huấn (1 không tốt -> 10 rất
tốt)
- Kiến thức sx mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Tài liệu đọc dễ hiểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Cán bộ dạy dễ hiểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Có thể áp dụng thực tế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Trao đổi kinh nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- Thời gian phù hợp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1. Các mô hình phát triển kinh tế/nhóm hoạt động dự án thực hiện có được người
dân hoặc các tổ chức khác nhân rộng hay không?
Có Không
Mức độ nhân rộng: ...............................................................
2. Loại hình nào được nhân rộng?
1. ...........................................................................................
2. ...........................................................................................
3. ...........................................................................................
3. Nguồn ngân sách nào đã được sử dụng để nhân rộng các mô hình?
Nguồn 1: ...............................................................................
Nguồn 2: ...............................................................................
Nguồn 3: ...............................................................................
4. Khả năng lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật trong cộng đồng dân cư như thế nào?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Các nhóm hoạt động này đã đóng góp như thế nào vào mục tiêu tạo thu nhập,
việc làm cho người dân, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng phụ nữ, người dân
tộc thiểu số?
1. Tỷ lệ tăng thu nhập của hộ: .............................................................. %
2. Tỷ lệ hộ ngoài nhóm hoạt động tăng thu nhập: ................................ %
5
3. Số lao động của hộ có việc làm từ các hoạt động: ........................... LĐ
4. Số lao động nữ của hộ có việc làm từ các hoạt động: ...................... LĐ
5. Số lao động ngoài nhóm có việc làm từ các hoạt động: ................... LĐ
6. Số lao động nữ ngoài nhóm có việc làm từ các hoạt động: .............. LĐ
7. Số trẻ đến trường trước khi tham gia dự án: ..................................... trẻ
8. Số trẻ đến trường sau khi tham gia dự án: ........................................ trẻ
9. Tỷ lệ trẻ đến trường sau khi tham gia dự án: .................................... %
6. Hỗ trợ của dự án đã ảnh hưởng thế nào đến thu nhập của người dân từ khi họ
tham gia dự án?
Rất quan trọng 5 4 3 2 1 Rất không quan trọng
7. Những hỗ trợ của dự án đã đủ giúp người nghèo tự tin và duy trì cuộc sống ổn
định?
1. Rất tự tin 2. Tự tin 3. Bình thường
8. Người dân có thể dễ dàng tiếp cận QPTCĐ để được vay vốn khi cần thiết
không?
Rất khó khăn 5 4 3 2 1 Rất thuận lợi
9. Việc tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình thực tế đã giúp cho người
dân có được những lợi ích gì?
Rất hữu ích 5 4 3 2 1 Rất không hữu ích
Nêu rõ một số bằng chứng cụ thể:
10. Mức độ quan trọng của dự án đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ?
Rất quan trọng 5 4 3 2 1 Rất không quan trọng
11. Tiến độ hỗ trợ có phù hợp/hợp lý chưa?
Rất hợp lý 5 4 3 2 1 Rất không hợp lý
12. Các thuận lợi khi người dân tham gia các hoạt động tạo thu nhập?
13. Các khó khăn khi người dân tham gia các hoạt động tạo thu nhập?
14. Các thuận lợi khi chính quyền địa phương quản lý các nhóm hoạt động tạo
thu nhập này?
15. Các khó khăn khi chính quyền địa phương quản lý các nhóm hoạt động tạo
thu nhập này?
16. Các điểm mạnh của dự án trong lĩnh vực tạo việc làm, tăng thu nhập?
17. Các điểm yếu của dự án trong lĩnh vực tạo việc làm, tăng thu nhập?
18. Phương pháp hỗ trợ của dự án:
1. Hỗ trợ một phần (chỉ cấp vốn hoặc chỉ hỗ trợ kỹ thuật) ..........................
2. Hỗ trợ trọn gói (cung cấp kiến thức quản lý, kỹ thuật, vốn,v.v.) .............
3. Kết quả và tác động chung của dự án đối với người dân trong vùng dự án
6
.....................................................................................................................................
19. Đánh giá chung của nhóm
1. Mức độ hài lòng đối với dự án:
Rất hài lòng 5 4 3 2 1 Rất không hài lòng
2. Thuận lợi: ..........................................................................................................
3. Các vướng mắc: .................................................................................................
4. Các kiến nghị .....................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người khmer tỉnh trà vinh.pdf