Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một nền tảng cho mối quan hệ ấy. Trong nhiều năm qua hàng hóa của Việt Nam ngày càng xuất khẩu được nhiều hơn sang Hoa Kỳ với quy mô và chủng loại ngày càng được mở rộng. Các quy định trong Hiệp định thương mại giữa hai nước đã tạo những điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong xu thế phát triển hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy đề tài này mong muốn đóng góp một phần quan trọng vào việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có một cái nhìn tổng thể hơn về những tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, để từ đó có những biện pháp hữu hiệu hơn để giúp hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập và trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3423 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tế.  Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan. 1.2.3. Quan hệ đầu tư Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam. Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước. Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số ngoại lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những khu vực ngoại lệ nhất định. Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 9 Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó “sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. 1.2.4. Quyền Sở hữu trí tuệ Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng. Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, bảo hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật, bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, sẽ được thực hiện theo giai đoạn là 30 tháng. Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 10 CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐƯỢC KÝ KẾT 2.1.1. Giai đoạn từ tháng 5 – 1964 đến 1994 Chiến tranh Mỹ - Việt Nam chính thức kết thúc từ thời điểm 23 tháng 9 năm 1973 khi Mỹ làm lễ rút quân khỏi miền Nam nước ta, đánh dấu sự thất bại của Mỹ trên đất nước Việt Nam nhỏ bé. Tuy nhiên câu nói của ông Kissinger rằng: “Người Mỹ không giành chiến thắng trong chiến tranh thì sẽ giành chiến thắng trong thời bình” hay nói cách khác hơn là họ sẽ giành chiến thắng trên “chiến trường kinh tế” đã được minh chứng cụ thể khi Mỹ trong giai đoạn này với nhiều thủ đoạn ra sức cấm vận nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ. Thực chất lệnh cấm vận đã được ban bố vào tháng 2 năm 1964 kể từ sau khi Mỹ đơn phương dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1963). Tuy nhiên sự cấm vận càng được siết chặc hơn khi Việt Nam là đồng minh thân cận của Liên Xô – một đối thủ lớn của Mỹ trên lĩnh vực kinh tế lẫn quân sự và trong khoảng thời gian từ năm 1986 – 1989, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ gần như bằng không. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 khi “trật tự hai cực I-an-ta” của thế giới tan rã kèm theo đó là sự sụp đỗ của Liên bang Xô Viết thì đường lối đối ngoại của Mỹ cũng như giao thương có nhiều thay đổi và thông thoáng hơn rất nhiều khi Hoa Kỳ xem các nước Châu Á trong đó có Việt Nam là những đối tác chiến lược trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có cơ hội xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 1990 trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt khoảng 5.000USD, năm 1991 tăng lên 9.000USD, năm 1992 tăng lên 11.000USD và năm 1993 là 58.000USD. Đây là những dấu hiệu lạc quan cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tạo những điều kiện mang tính chất “bản lề” cho việc hàng hóa Việt Nam có mặt tại thị trường Hoa Kỳ và hơn hết là tạo mối quan hệ hòa hảo giữa hai phái đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 11 2.1.2. Giai đoạn 1994 – 2000 Gạt bỏ quá khứ, tiến đến hợp tác cùng nhau phát triển là mục tiêu mà Tổng thống Mỹ Bill Clinton đề ra trong mối quan hệ ban giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống Bill Clinton chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Đây có thể nói là một hành động mang tính chất bản lề cho mối quan hệ giữa hai nước, mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển thương mại song phương và việc Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Cuba) sang nhóm Y – nhóm ít hạn chế về thương mại (gồm Mông Cổ, Lào, Campuchia, Việt Nam, một số nước Đông Âu và Liên Xô cũ) là một minh chứng cụ thể. Bộ vận tải và Thương mại Mỹ cũng bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam được nhập cảnh từ Mỹ. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hoá trị giá 50,5 triệu USD (trong đó hàng nông nghiệp chiếm 38,3 triệu USD tức 76% giá trị xuất khẩu sang hoa kỳ) và hàng phi nông nghiệp chiếm 12,15 triệu USD (24%). 50.5 200 306 372 519.5 601.9 827.4 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1994 1994 1994 1994 1994 1994 1994 Năm K N X K ( tr iệ u U S D ) Kim ngạch xuất khẩu HÌNH 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (KNXK) HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1994 – 2000 (Nguồn: Tồng Cục Hải quan Việt Nam) Qua hình 1 ta nhận thấy KNXK hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng gia tăng theo thời gian với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 66,23%/năm. Đây có thể nói là một dấu hiệu lạc quan cho mối quan hệ thương mại giữa hai nước khi Hoa Kỳ đang chủ động tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt năm 1995 KNXK tăng gấp 4 lần Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 12 so với năm 1994. Năm 1997, Đại sứ Mỹ và Đại sứ Việt Nam nhậm chức tại Thủ Đô mỗi nước, đồng thời hai nước thoả thuận thiết lập quan hệ song phương về bản quyền để tạo điều kiện cho sản phẩm trí tuệ có mặt tại thị trường Việt Nam. Vì vậy xuất khẩu của Việt Nam trong năm này sang Mỹ đạt 372 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp chiếm 46% (106,5 triệu USD) hàng phi nông nghiệp đạt 54% (126,203 triệu USD). Đây cũng chính là nguyên nhân duy trì và không ngừng tăng trưởng trong KNXK của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong cơ cấu các loại hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì các mặt chủ lực như thủy sản, giày dép, dệt may đóng góp một phần quan trọng trong tổng KNXK. Hoa Kỳ là quốc gia có nhu cầu tiêu dùng thủy sản rất cao (lớn thứ hai thế giới sau Nhật Bản) và nhu cầu này không ngừng gia tăng theo các năm. Năm 1992 Mỹ phải nhập đến 4,8 tỷ USD thủy sản, đến năm 1998 con số này đã tăng lên 6,7 tỷ USD tức tăng 40% so với năm 1992 và đỉnh điểm là năm 1999 với 9,3 tỷ USD. Tuy thủy sản là mặt hàng xuất khẩu muộn sang Hoa Kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng. Năm 1998 Việt Nam đứng thứ 10 trong 130 nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ và tới tháng 4 năm 2000 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8. Kể từ năm 1994 Mỹ đã bắt đầu nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhưng với một kim ngạch rất khiêm tốn chỉ đạt khoảng 6 triệu USD. Tuy nhiên Việt Nam gặp được thuận lợi khi thủy sản là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vì trong giai đoạn này Việt Nam chưa được hưởng chế độ MFN (Most Favoured Nation – Thuế quan “tối huệ quốc”) của Hoa Kỳ, hơn nữa mức thuế suất MFN và thuế suất phi MFN chênh lệch không cao. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 13 BẢNG 1: MỨC THUẾ NHẬP KHẨU CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU Đvt: %, cents/kg Tên hàng Thuế suất MFN Thuế suất phi MFN Cá sống 0 0 Tôm các loại 0 0 Nghêu, sò 0 0 Cá tươi, ướp lạnh, ướp đông 0 0 – 5.5 cents/kg Cá sau khi cắt bỏ phi-lê, ướp đông 0 2,2-4,4 cents/kg Thịt cua 7,5 15 Ốc 5 20 Cá khô, ướp muối, xông khói 4-7 25-30 (Nguồn : Bộ Thương mại) Qua bảng 1 ta có thể thấy tuy mức thuế suất phi MFN trong giai đoạn này của Hoa Kỳ được áp theo phương pháp tương đối và tuyệt đối nhưng mức thuế ấy là không cao. Với thuận lợi đó mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Nếu năm 1995 đạt 16,8 triệu USD thì năm 1996 tăng lên 28,5 triệu USD, năm 1997 là 46,3 triệu USD và năm 1998 tăng lên 80,6 triệu USD. Như vậy trong giai đoạn từ năm 1995 đến 1998 tốc độ tăng trưởng của hàng thủy sản đạt trung bình 51,55%/năm và theo tính toán của tổng cục thống kế nước ta cho thấy trong giai đoạn 1995 – 1999 kim ngạch xuất khẩu của thủy sản tăng 6,5 lần và năm 2000 thủy sản vị trí dẫn đầu trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ với kim ngạch 242,9 triệu USD chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự gia tăng không ngừng trong KNXK thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vừa trãi qua một cuộc “chỉnh đốn” và đổi mới mạnh mẽ sau khi nền kinh tế “quan liêu bao cấp” tan rã là một thành tựu rất đáng khích lệ và có tác động tích cực đến việc xuất khẩu các các mặt hàng thủy sản nói riêng và các mặt hàng thế Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 14 mạnh của Việt Nam nói chung cũng như các mặt hàng triển vọng khác. Trong giai đoạn 1994 – 2000, Việt Nam là được biết đến là một quốc gia có lợi thế so sánh (theo lý thuyết lợi thế so sánh giữa các quốc gia của David Ricardo) là nguồn nhân công dồi dào và rẻ tiền hơn so với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy việc phát triển các ngành nghề dựa vào lợi thế ấy luôn được chính phủ chú trọng và dệt may là một trong những ngành được chính phủ quan tâm. Cũng như thủy sản hàng dệt may cũng được xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ năm 1994. Theo thời gian kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ không ngừng gia tăng trong những năm từ năm 1994 đến năm 2000. 0.11 1.78 3.59 5.32 7.1 11.3 16.8 2.45 15.09 20.01 20.6 21.34 25.2 29.9 56 16.87 23.6 25.92 28.44 36.5 46.7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Năm K im n gạ ch x uấ t k hẩ u (tr iệ u U S D ) Hàng dệt Hàng may Tổng cộng HÌNH 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN 1994 – 2000 (Nguồn: USITC trade Database) Tuy nhiên có hai vấn đề mà chúng ta cần nhìn nhận đối với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn 1994 – 2000 khi xem qua hình 2. Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng, nhưng với một mức rất thấp. Tăng cao nhất là năm 2000 nhưng cũng chỉ đạt 46,7 triệu USD còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, có sự chênh lệnh đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu giữa hàng dệt và hàng may. Một vấn đề khác cần được xem xét đó là việc hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là còn quá thấp so với tiềm năng của nước ta và nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may hàng năm của Mỹ mà hình 2 là một minh chứng cụ thể. Điều đó cho thấy việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn gặp nhiều khó khăn do dệt may Việt Nam là một mặt Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 15 hàng còn khá mới mẽ trong mắt người tiêu dùng Hoa Kỳ. Bên cạnh đó thực trạng trên còn phản ánh năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém khi hàng hóa chưa đạt chất lượng cao, thiếu sự đa dạng trong mẫu mã và chưa gầy dựng được thương hiệu. Một vấn đề quan trọng hơn là chính phủ trong giai đoạn này cũng chưa đưa ra được các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa dệt may sang Hoa Kỳ, định hướng cho các doanh nghiệp chưa phát huy tác dụng khi các doanh nghiệp dệt may còn khá mơ hồ về những gì mà người tiêu dùng Hoa Kỳ đang cần hay nói một cách khác các doanh nghiệp dệt may chưa có sự am hiểu một cách cần thiết về thị trường Hoa Kỳ. 43 50 60 0 10 20 30 40 50 60 70 1994 1995 1998-1999 Năm K im n gạ ch n h ập k h ẩu ( tỷ U S D ) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) HÌNH 3: NHU CẦU NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA HOA KỲ QUA MỘT SỐ NĂM (Nguồn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ) Cũng như hàng dệt may, giầy dép cũng là một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Khác so với các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, giày dép có mặt tại Hoa Kỳ từ trước năm 1994 nhưng với một kim ngạch xuất khẩu khá thấp chỉ đạt khoảng 0.069 triệu USD. KNXK của giầy dép trước năm 1994 còn thấp là do mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn trước 1994 chưa được mở rộng và cải thiện. Tuy nhiên từ năm 1994 kim ngạch xuất khẩu của giày dép sang Hoa Kỳ liên tục tăng và từ năm 1996 giày dép vươn lên mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Hoa Kỳ đứng đầu về tỷ trọng trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của giày dép chỉ đứng thứ ba sau Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 16 thủy sản và cà phê với kim ngạch 124,5 triệu USD. Sự tụt giảm thứ hạng trong KNXK giầy dép là do sự vươn lên mạnh mẽ của các mặt hàng xuất khẩu khác như dệt may, thủy sản, cà phê, dầu thô. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam ngày càng có nhiều thêm các loại hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đóng góp một phần quan trọng vào sự đa dạng chủng loại, tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các ngành hàng trong cuộc đua hoàn thiện về chất lượng, chủng loại cũng như thương hiệu để xâm nhập và trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ. 3.3 3.55 39.1 97.6 114.9 145.7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Năm K im n g ạ ch x u ấ t k h ẩ u ( tỷ U S D ) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) HÌNH 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN 1994 – 1999 (Nguồn: Bộ Thương Mại) Dựa vào hình 4, ta thấy kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ không ngừng gia tăng qua các năm. Đỉnh điểm là sự gia tăng mạnh mẽ vào năm 1996 và năm 1997 với 101,4% và 149,4%. Hai con số ấn tượng này đánh dấu những thành công bước đầu và mở ra những triển vọng mới trong tương lai cho giày dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân của sự gia tăng không ngừng này là do từ thời điểm năm 1996 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ngồi vào bàn đàm phán về Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. Và việc Hoa Kỳ tăng cường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam như một động thái tích cực cho cuộc đàm phán trở nên thành công. Trong giai đoạn 1994 – 2000, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ có nhiều dấu hiệu khả quan mà cụ thể là các mặt hàng thế mạnh của ta. Tuy nhiên các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ còn chưa xứng đáng với tiềm năng thương mại của cả hai nước. Mặt khác hàng hóa Việt Nam xuất sang Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 17 Hoa Kỳ trong thời gian này còn có trị giá xuất khẩu thấp do chất lượng hàng hóa của ta còn thấp. Hơn nữa Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước chưa được ký kết nên hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ còn gặp nhiều trở ngại và không được hưởng những ưu đãi của Hoa Kỳ như Hoa Kỳ dành cho các nước khác trong giai đoạn này. 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TỪ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐƯỢC KÝ KẾT Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới cho hàng hóa Việt Nam trên con đường đến với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Hiệp định mang tính chất song phương này có những tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Vào thời điểm năm 2003, tức sau hai năm Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết thì kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gấp 4 lần từ 1,05 tỷ USD vào thời điểm năm 2001 lên 4,55 tỷ USD vào năm 2003. Và kể từ đó cho đến nay Hoa Kỳ luôn là thị trường giành vị trí số một về việc tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam. Đây có thể được xem là thành công lớn mà hiệp định thương mại mang lại cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. 863 982 1,700 2,635 3,006 3539 5,905 7,829 10,089 9,233 11,356 14,784 5,042 6,847 8,389 6,598 8,350 11,245 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm T ri ệu U S D Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân thương mại HÌNH 5: THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Dựa vào hình 5 ta thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển theo thời gian với tốc độ tăng trưởng đạt trung bình đạt 20%/năm. Trong đó Việt Nam luôn xuất siêu so với Hoa Kỳ. Đặc biệt vào năm Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 18 2007 – tức sau 6 năm Hiệp định thương mại được ký kết, KNXK hàng hóa Việt Nam tăng mạnh đạt tốc độ tăng trưởng 28,9%. Cũng trong năm 2007 Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ lớn như Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Cô-lôm-bi-a…để lọt vào top 30 nhà xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, thủy sản…Trong hai năm 2008 và 2009, nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng nhưng KNXK của Việt Nam vẫn ở mức cao mặc dù có sự suy giảm vào năm 2009 nhưng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2007 đến 2008 ít ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể năm 2009 Hoa Kỳ vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Trong năm 2009 kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng 65 lần so với trước khi lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ với Việt Nam được dỡ bỏ. Từ chỗ kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ chỉ dưới 1 tỷ USD vào những năm 1995 – 2000, đến năm 2009 đạt tới 15,4 tỷ USD và kỷ lục 18 tỷ USD vào năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2010 đạt 14,24 tỷ USD, chiếm 19,72% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010, tăng 25,38% so với năm 2009 đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Điều đó cho thấy Hiệp định thương mại đã và đang phát huy tác dụng một cách hiệu quả. Về phía các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình tại thị trường Mỹ về mẫu mã, chất lượng cũng như thương hiệu. Đó là kết quả nỗ lực từ phía Nhà nước và cả về phía các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy dưới sức ép của người tiêu dùng Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nổ lực để ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình khi có ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ như tiêu chuẩn HCCAP, GLOBAL GAP, ISO… Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì hàng hóa Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Từ năm 2006 một số cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại ký kết với Hoa Kỳ có hiệu lực. Trong khi tiềm lực của một số doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để có thể đưa hàng hóa cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều hàng hóa tại Mỹ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó tính đến thời điểm năm 2010 Việt Nam vẫn chưa được hưởng GSP của Hoa Kỳ và phải chịu Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 19 thuế chống bán phá giá ở một số mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra… Trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của KNXK hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể nói sự đóng góp của các mặt hàng chủ lực như thủy sản, dệt may, giày dép là không nhỏ. Kể từ khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết thì nó có những tác động nhất định đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ số lượng, chất lượng, trị giá cho đến cơ cấu các mặt hàng. Nhưng dệt may, giày dép và thủy sản vẫn là những mặt hàng chịu tác động sâu rộng nhất. 2.2.1. Thủy Sản Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt được nhiều thành công. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của thủy sản sang Hoa Kỳ luôn đạt 20%. Nếu như năm 2001 KNXK thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 478,227 triệu USD thì bước sang năm 2002 con số này đã là 616,029 triệu USD tức tăng 28,82%. Bước sang năm 2003 KNXK thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với mức tăng 18,58 %, mức tăng thấp hơn năm 2002 nhưng vẫn đạt kim ngạch khá cao 730,5 triệu USD. Sự tăng trưởng này đánh giá thành công bước đầu và những năm gần đây thủy sản của Việt Nam luôn là lựa chọn số một của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trong số 17 đối tác có thủy sản xuất khẩu sang nước này. BẢNG 2: KHỐI LƯỢNG VÀ TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG HOA KỲ TỪ NĂM 2004 – 2010 Năm Sản lượng (1000 tấn) Giá trị (triệu USD) 2004 85 600 2005 86,5 640 2006 100 670 2007 103 715 2008 110 750 2009 123 713 2010 186 900 (Nguồn: Dựa bảng 2 ta thấy trong các năm từ 2004 – 2008 trị giá xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ đều thấp hơn thời điểm năm 2003. Tuy nhiên xét về lượng xuất các năm trên ta thấy trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 20 có sự cải thiện rõ rệt. Trong hai năm 2008 và 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến sự chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vào các loại hàng hóa nói chung và thủy sản nói riêng. Tuy nhiên trị giá xuất khẩu cũng như khối lượng thủy sản Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đều cao hơn các năm trước đó. Năm 2009, Việt Nam xuất gần 123.000 tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713 triệu USD, tăng 14.6% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. Năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 168.000 tấn, trị giá 900 triệu USD, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2009, nhất là tốc độ tăng giá trị (37,4%) bằng gần gấp rưỡi so với khối lượng (23,7%). Như vậy thủy sản xuất khẩu sang Mỹ đã có cải thiện đáng kể về giá và mức độ chế biến. Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá giá” (CBPG) đối với tôm và philê cá tra đông lạnh. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam gồm tôm, chiếm 26,4% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam; cá tra (11% tổng xuất khẩu cá tra); cá ngừ (45,3%); nhuyễn thể (3,7%). Hiện nay Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ và chiếm một thị phần đáng kể trong kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản hàng năm của Hoa Kỳ. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng vì vậy kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam phải được cải thiện. Từ năm 2000 đến 2007, nhập khẩu thủy sản của Mỹ liên tục tăng, đạt tới giá trị kỷ lục vào năm 2007 với 13,696 tỷ USD. Tuy có sự giảm sút từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nhưng vẫn ở mức cao cụ thể năm 2009 Mỹ vẫn phải nhập 13,1 tỷ USD thủy sản để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Năm 2009 KNXK thủy sản Việt Nam chỉ chiếm 5% tức tương đương 0,655 tỷ USD trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ. Mức xuất khẩu này là rất thấp so với tiềm năng của Việt Nam, và thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á có thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Cụ thể In-đô-nê-xi-a chiếm 6% còn Thái lan đạt mức ấn tượng với 16%. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 21 HÌNH 6: CÁC NƯỚC CUNG CẤP THỦY SẢN CHÍNH CHO MỸ NĂM 2009 (Nguồn: my-9-thang-2010.htm) Có thể nói trong các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì thủy sản gặp nhiều khó khăn nhất khi liên tục phải chịu rất nhiều những điều kiện bất lợi từ thị trường thế giới và Hoa Kỳ. Từ vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Hiệp Hội cá Nheo Mỹ cho đến vụ kiện bán phá giá tôm của Liên minh Tôm miền Nam của Mỹ (SSA) đã gây ra những thiệt hại nhất định cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ từ nhiều năm qua. Thêm vào đó trong những tháng cuối năm 2010 thủy sản Việt Nam lại phải đối phó với các đòn đánh từ bên ngoài, chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, WWF (World wilife fun) tại sáu nước Châu Âu lại tung tin thiếu cơ sở khoa học và có tính vu khống nhằm bôi nhọa hình ảnh con cá tra Việt Nam khi liệt cá tra của Việt Nam vào sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng. Đây là những nguyên nhân khiến thủy sản Việt Nam không đạt được một khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ và hiện tại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn so với tiềm lực trong kim ngạch nhập khẩu thủy sản hàng năm của Hoa Kỳ. Bước sang năm 2011, thủy sản Việt Nam vốn được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. Tính đến hết Quí I năm 2011 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa kỳ đạt 153,3 triệu USD, tăng 5% so với quý I/2010. Tuy nhiên, cách doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn không thể đảm bảo mức lợi nhuận do gặp rất nhiều kho khăn do các loại nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển, xăng dầu, lãi suất ngân hàng tăng mạnh. Điển hình các tra nguyên liệu tăng lên đến 27.000đ – 28.000đ/kg trong khi giá xuất khẩu cá tra phi lê vào thị trường Hoa Kỳ được VASEP điều chỉnh chỉ tăng từ 3,8 USD/kg lên 4 USD/kg. Thêm vào đó lượng nguyên liệu đầu vào thiếu hụt trầm trọng khiến các nhà máy, xí nghiệp chỉ hoạt động từ 40% - 50% Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 22 công suất. Như vậy để hoàn thành những mục tiêu xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2011 thì các doanh nghiệp còn rất nhiều chuyện phải làm. 2.2.2. Dệt may Sau một năm Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt một mức tăng trưởng cao kỷ lục 1954,3% với KNXK đạt 975,8 triệu USD so với 47,5 triệu USD vào năm 2001. Từ đó cho đến nay hàng dệt may liên tục tăng trưởng qua các năm. HÌNH 7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2001 - 2009 (Nguồn: Bộ Thương Mại) Trong giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng trung bình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ là 19%/năm, chiếm 43% tổng KNXK hàng hóa sang Hoa Kỳ. Dệt may của Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Mỹ với tỷ trọng 6% trong tổng KNNK dệt may của Mỹ. Từ năm 2007 KNXK hàng dệt may vào Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ do hạn ngạch đã được xóa bỏ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên năm 2009 KNXK dệt may vào Hoa Kỳ có sự sụt giảm 2,2%, và giảm 0,6% về trị giá so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuối năm 2008 Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ dọa kiện bán phá giá hàng dệt may của Việt Nam gây tâm lý e dè hàng dệt may Việt Nam của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian này cũng phần nào tác động đến nhu cầu chi tiêu của người Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam. Bước sang năm 2010 trên đà phục hồi của nền kinh tế thế giới hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng. KNXK hàng dệt may của Việt Nam đạt một mốc ấn tượng. Khi chúng ta vươn lên thành 0.0482 0.9005 2.514 2.719 2.88 3.396 4.558 5.425 5.392 0 2 4 6 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 NămK im n g ạ ch x u ấ t k h ẩ u Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 23 nhà cung cấp hàng dệt may lớn thư hai cho Hoa Kỳ (chỉ đứng sau Trung Quốc). Nguyên nhân giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có được vị thế như năm các năm gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do những điều khoản trong Hiệp định thương mại giữa hai nước có những tác động nhất định. Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ ngày càng mở rộng đối với hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh nguyên nhân chính trên còn phải kể đến sự nỗ lực khẳng định vị thế về chất lượng cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Quan trọng hơn hết là năng lực các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã được nâng cao trong một sân chơi lớn tại Hoa Kỳ. Đó là một quá trình nổ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong nước và rất đáng khích lệ vì trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi một cách chậm chạp như Hoa Kỳ mà các doanh nghiệp vẫn duy trì và không ngừng phát triển thị phần tại thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Thêm vào đó trong bối cảnh Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các điều kiện với Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) về việc dỡ bỏ trợ cấp của nhà nước cho các doanh nghiệp, thì việc đạt được thành tựu như hiện nay của các doanh nghiệp là rất quan trọng khi hàng dệt may Việt Nam đang có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với “đối thủ” Trung Quốc. Tháng 3/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt 579,23 triệu USD, tăng mạnh 111,98% so với tháng 2/2011 và đứng thứ hai trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 42,97%. Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam trong quí I năm 2011 cũng gặp không ít khó khăn do tình hình tỷ giá giữa VND và USD biến động thất thường. Giá bông nhập khẩu vào Việt Nam đột ngột tăng giá lên đến 300% với mức 5,2USD/kg rồi lại giảm xuống 4,8USD/kg khiến doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào ở mức giá cao bị lỗ nặng. 2.2.3. Giày dép Sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, thuế nhập khẩu giày dép của Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30%. Chính động thái này giúp cho giày dép Việt Nam luôn có chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ. Theo Cục Hải Quan Mỹ năm 2002, Mỹ nhập khẩu giày dép của Việt Nam với trị giá 196,6 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 72,2% có KNXK đứng thứ ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Từ năm 2002 đến nay KNXK giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 24 tăng trưởng mạnh mẽ. KNXK giày dép sang Hoa Kỳ tăng sáu lần từ 125 triệu USD năm 2000 tăng lên 717 triệu USD vào năm 2005 và tăng ở mức cao trong các năm tiếp theo. Năm 2007 giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đứng thứ ba sau Trung Quốc và I-ta-li-a. So với thủy sản và hàng dệt may thì giày dép gặp được thuận lợi khi không phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá vì sản xuất giày dép nội địa của Mỹ chiếm chưa đầy 2% trong tổng giày dép có mặt tại thị trường này. Tuy nhiên đây cũng là một hạn chế của giày dép Việt Nam vì gặp được điều kiện thuận lợi nhưng giày dép Việt Nam chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong nhu cầu nhập khầu giày dép lên đến 17 tỷ USD – 18 tỷ USD hàng năm của Hoa Kỳ. 0.717 0.804 0.9 1.164 1.3 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Năm 2005 2006 2007 2008 Năm K im n g ạ ch x u ấ t k h ẩ u ( tỷ U S D ) Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) HÌNH 8: KNXK GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam Tuy nhiên KNXK giày dép vào Hoa Kỳ không ngừng được cải thiện trong hai tháng đầu năm 2011, KNXK của giày dép vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh 43% so với năm trước, đạt 230 triệu USD. Triển vọng xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ là rất tốt. Trong năm 2010, nhu cầu nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ là 20,335 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm 2009 và đây là năm có tốc độ gia tăng mạnh nhất mặt hàng giày dép. Việt Nam trở thành nhà cung cấp giày dép lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ từ năm 2008, sau Trung Quốc và chiếm 7,9% thị phần tại thị trường này. Tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang thị trường Mỹ trong quý I/2011 nâng lên mức 379,5 triệu USD, tăng mạnh 44% so với quý I/2010, chiếm 28,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước trong quý I/2011. Nguyên Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 25 nhân của sự tăng trưởng trên là do nền kinh tế Hoa Kỳ đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, thu nhập của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã được cải thiện. Bên cạnh đó, giày dép Việt Nam vốn đã có mặt rất sớm tại thị trường Mỹ và đã trở nên rất quen thuộc và là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi có ý muốn mua giày dép. 2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TỪ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ ĐƯỢC KÝ KẾT. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một hiệp định mang tính chất song phương mang lại lợi ích cho cả phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Bằng chứng là quan hệ thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển theo hướng tích cực, KNXK hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên hàng hóa Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn khi thâm nhập và tồn tại tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy Hiệp định thương mại Việt – Mỹ mở ra vô vàng cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào Hoa Kỳ nhưng cũng mang lại cho ta những khó khăn và thách thức nhất định trong việc thâm nhập và tồn tại tại thị trường Hoa Kỳ. Năng lực cung và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, ngoài những yếu kém chung và truyền thống như chủng loại hàng hoá nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam còn có những điểm yếu kém như quy mô doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau nên không có khả năng đáp ứng nhanh các đơn hàng lớn từ phía đối tác Hoa Kỳ. Hơn nữa hầu hết doanh nghiệp giày dép hoạt động xuất khẩu theo phương thức gia công. Tuy Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã phát huy hiệu quả song Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế cao hơn các nước khác do một số nguyên nhân sau. Tuy theo các điều khoản về thuế quan và phi thuế quan trong Hiệp định thương mại giữa hai nươc đã được thực hiện. Nhưng các biện pháp bảo hộ sản xuất của Hoa Kỳ có chiều hướng ngày càng gia tăng, một số mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam đang vấp phải những vấn đề này chẳng hạn như hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ nhiều khi cao quá mức cần thiết. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 26 Đội tàu cũng như các cảng biển của Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu của các chuyến hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Vì vậy cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và lâu hơn từ các nước khác vận chuyển đến Hoa Kỳ do phải quá cảng ở nhiều nước trong khu vực và thế giới. Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ ngày 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu hàng hoá của các nước vào thị trường Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam. Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ quá đa dạng và phức tạp, nhiều bộ luật khác nhau của các bang dẫn đến hàng hoá nhập khẩu chịu điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau. Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nước có nền kinh tế phi thị trường, do vậy phải chịu nhiều bất lợi trong các cuộc tranh chấp thương mại tại thị trường Hoa Kỳ mà điển hình là vụ cá basa và tôm của Việt Nam. Khó khăn gặp phải trong thanh toán do hai bên chưa thực sự tạo được lòng tin với nhau và một phần do thói quen sử dụng các phương thức thanh toán của mỗi bên, một phần do năng lực các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 27 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG HOA KỲ 3.1. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trong quá trình tìm hiểu về thị trường Hoa Kỳ cũng như xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Đây là việc làm vô cùng cần thiết. Vì thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn với nhiều quy định khác nhau lại thay đổi một cách thường xuyên. Việc cập nhật các thông tin về chính sách thuế, quy định hải quan, các hàng rào kỹ thuật – phi thuế quan và các thủ tục nhập khẩu của Hoa Kỳ là các vấn đề cần được lưu tâm. Nhà nước cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, các cuộc hội thảo để nâng cao hiểu biết về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó nhà nước nên đẩy mạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề như luật pháp, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa… Tiếp tục rà soát lại hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động thương mại loại bỏ những quy định đã lỗi thời không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay như các quy định thủ tục hải quan. Hoàn thiện quy chế quản lý xuất nhập khẩu cho rõ ràng phù hợp với những định hướng xuất khẩu của nhà nước đồng thời phù hợp với hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Soạn thảo và ban hành luật chống độc quyền và luật cạnh tranh một cách rõ ràng nhằm tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Soạn thảo, ban hành mới các luật xuất khẩu phù hợp với tiến trình giảm thuế của hiệp định thương mại. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 28 3.1.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ quan phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa thực tiện và hiệu quả hơn. Cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa sang Kỳ như cảng biển đáp ứng yêu cầu của các cảng quốc tế (container hóa), nâng cáo nghiệp vụ và năng lực hoạt động của đội tàu trong nước nhằm giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Một khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc xuất nhập khẩu tốt, thì sẽ tạo cho điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng các điều khoản có lợi nhất cho mình trong Incoterm, tránh tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam luôn “xuất FOB nhập CIF”. Để có được nguồn tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư hiệu quả. Cần xây dựng các cơ quan chuyên biệt nghiên cứu, dự báo hiệu quả về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ theo từng ngành hàng hay mặt hàng. Công tác nghiên cứu dự báo một cách chính xác cao nhất đòi hỏi phải có được nguồn nhân lực chuyên môn vì vậy nhà nước cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên của cơ quan này. 3.1.3. Tích cực giám sát quá trình thực hiện các cam kết trong hiệp định Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một vấn đề khá khó khăn và phức tạp. Vì vậy để tích cực thực hiện các cam kết thì cần phải có sự quan tâm giám sát, chỉ đạo thực hiện của nhà nước. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết vì các doanh nghiệp sẽ gặp các bất lợi rất lớn khi vi phạm các cam kết trong Hiệp định. Ngoài ra khi xảy ra các vấn đề vi phạm của doanh nghiệp sự can thiệp kịp thời của nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được các thiệt hại. Những cam kết trong hiệp định gây không ít khó khăn cho tình hình sản xuất trong nước của các doanh nghiệp. Sự giám sát chỉ đạo thực hiện của nhà nước sẽ giúp giảm bớt các khó khăn trong quá trình thực hiện. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 29 3.1.4. Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu Vấn đề trợ cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp không còn đơn giản như trước đây do vướng phải những quy định của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và bảng cam kết với WTO. Vì vậy việc trợ cấp và hỗ trợ các doanh nghiệp cần được thực hiện một cách thận trọng. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi trong việc hỗ trợ đầu tư đầu vào cho các doanh nghiệp như trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến sản phẩm xuất khẩu. Cần có sự hỗ trợ cho các nhà sản xuất về các vấn đề kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ. 3.1.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng hiệu quả hơn Xoá bỏ dần tình trạng độc quyền xuất khẩu của một số doanh nghiệp trước đây việc xuất khẩu hàng hoá do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tuy nhiên hiện nay đã có quy chế cho mọi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu được xuất nhập khẩu trực tiếp xong một số doanh nghiệp lớn có sức mạnh tài chính lại thường hay chèn ép các doanh nghiệp nhỏ và chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Điều chỉnh linh hoạt lãi suất và tỷ giá hối đoái nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá theo hướng vừa có lợi cho xuất khẩu vừa có lợi cho nền kinh tế. Cần có sự phân biệt giữa vai trò của nhà nước, chức năng của các cơ quan quản lý với nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong công tác quản lý xuất khẩu. Thành lập quỹ đề phòng rủi ro trong mỗi ngành hàng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu về vốn sản xuất đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Nhà nước cần định hướng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không cần thiết (bài học từ việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cạnh tranh với nhau trên thị Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 30 trường bằng cách “đua nhau” giảm giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bị kiện bán phá giá tại Mỹ) 3.2. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP 3.2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Một vấn đề lớn đối với hàng hoá Việt Nam là năng lực cạnh tranh thấp vì vậy cần phải giải quyết vấn đề như sau: Ngoài nguồn vốn đầu trong nước cần có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra những sản phẩm tốt cho xuất khẩu, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thực hiện gia công xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài, để xuất khẩu được hiệu quả hơn cần phải đầu tư tự sản xuất để xuất khẩu từ đó sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. Cần có sự phối hợp của các ngành như giáo dục và công nghiệp bằng cách mở những trường đào tạo nghề đáp ứng cho nhu cầu công nhân kỹ thuật đang tăng cao của nền kinh tế nước ta. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm điều này sẽ tạo cho hàng hoá tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp nên áp theo tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ cho các mặt hàng tham gia kinh doanh. Đây là vấn đề rất khó khăn với phần lớn các doanh nghiệp nước ta hiện nay vì các máy móc của nước ta lạc hậu so với thế giới. Nguồn vốn sẽ là vấn đề lớn đối với nước ta do vậy cần thu hút đầu tư vốn và kỹ thuật từ nước ngoài để tận dụng kỹ thuật tiên tiến. Cần quan tâm đến nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước nhằm hạn chế chi phi sản xuất, bên cạnh đó cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Phần lớn hàng hoá nước ta xuất khẩu qua nước trung gian vì chúng ta chưa đăng ký được nhãn hiệu hàng hoá. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá của mình để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ tạo ra mức giá cạnh tranh vì đã giảm được chi phí trung gian. Các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Thực chất đây không phải là vấn đề mới mẽ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi vào quá trình sản xuất thì việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu vẫn là một vấn đề gây cản trở quá trình sản xuất đáp ứng xuất khẩu, mất đi nhiều cơ hội kiếm lời lớn. Vì Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 31 vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào bằng cách “hội nhập dọc về phía sau” để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào một cách hiệu quả hơn như thành lập bao tiêu sản phẩm, hay thực hiện các chu trình sản xuất khép kín để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào hiệu quả hơn. Cần có những điều chỉnh trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu. Muốn thế phải xây dựng thêm nhiều cơ sở chế biến hàng xuất khẩu, tổ chức tốt công tác công nghệ sau thu hoạch để sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý và hiểu biết các nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của các nhân viên đặc biệt là các nhân viên thực hiện việc đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Nhận thức và tìm hiểu một cách đúng đắng về các điều khoản trong việc mua bán quốc tế - Incoterm 2010 để áp dụng vào việc chọn điều kiện thuận lợi và có lợi nhất cho mình. 3.2.2. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký sở hữu công nghiệp tại Mỹ cho hàng hóa Thị trường Mỹ là thị trường đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về sở hữu công nghiệp, về đăng ký bản quyền cũng như các vấn đề bảo vệ thương hiệu, các quy định về vấn đề này cũng rất phức tạp, hơn nữa ở bất kỳ thị trường nào cũng có những vấn đề gian lận thương mại. Nếu hàng hoá không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ lúc xảy ra tranh chấp sẽ gây thiệt hại cho thương hiệu của doanh nghiệp, thiệt hại chi phí khiếu kiện vì vậy cần phải đăng ký bản quyền công nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp. 3.2.3. Ứng dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh Thương mại điện tử tuy là lĩnh vực mới mẻ nhưng đang phát triển rất nhanh và tiềm năng cũng rất lớn, sử dụng công cụ này sẽ tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường và tiết kiệm chi phí quảng cáo và những lợi ích khác. Tuy nhiên khi áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề an ninh mạng, tránh tình trạng bị đánh cấp thông tin, hay bị “hacker” tấn công gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 32 PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một nền tảng cho mối quan hệ ấy. Trong nhiều năm qua hàng hóa của Việt Nam ngày càng xuất khẩu được nhiều hơn sang Hoa Kỳ với quy mô và chủng loại ngày càng được mở rộng. Các quy định trong Hiệp định thương mại giữa hai nước đã tạo những điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong xu thế phát triển hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khăn tại thị trường Hoa Kỳ. Chính vì vậy đề tài này mong muốn đóng góp một phần quan trọng vào việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có một cái nhìn tổng thể hơn về những tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, để từ đó có những biện pháp hữu hiệu hơn để giúp hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập và trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ. 2. KIẾN NGHỊ Về phía nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có được những hiểu biết cần thiết về thị trường Mỹ cũng như những quy định trong hiệp định. Bên cạnh đó nhà nước cần tiếp thu lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để đưa ra các chính sách phù hợp với việc xuất khẩu hàng hóa của các như chính sách về tỷ giá, chính sách thuế, biện pháp phí thuế quan… tạo điều kiện thuận lợi, công bằng giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước cần quản lý chặt chẽ những nội dung trong hiệp định, kiểm soát quá trình thực thị của các doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện những bất cặp khi các quy định đưa vào áp dụng trong thực tế để có hướng giải quyết kịp thời. Về phía các hiệp hội như dệt may, thủy sản, giầy dép… cần nâng cao năng lực quản lý, đồng bộ trong bộ máy hoạt động. Tăng cường khả năng dự báo về lượng cũng như giá các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Về phía các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đặc biệt là thương hiệu để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường Hoa Kỳ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch ản xuất, tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng như hiện nay. Chuyên đề ngoại thương GVHD: Trần Thị Bạch Yến SVTH: LÂM PHƯỚC THUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo Phan Thị Ngọc Khuyên, (2010), Giáo trình Kinh tế đối ngoại, Trường đại học Cần Thơ. Bùi Xuân Lưu, (2002), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Thị Ngọc Oanh, (2006), Kinh tế đối ngoại – những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. Võ Thanh Thu, (1996), Hỏi đáp về kỹ thuật thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống kê. Trương Khánh Vĩnh Xuyên, (2010), Bài giảng Kinh tế đối ngoại, Trường đại học Cần Thơ. Websites tham khảo http:// www.vietnamtextile.org.vn http:// www.lefaso.org.vn http:// www.nciec.gov.vn/downloads/BTA.pdf http:// www.google.com http:// www.chinhphu.vn http:// www.google.com khoi-cua-cuoc-chien

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tac_dong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_viet_my_5139.pdf
Luận văn liên quan